1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập quản trị sản xuất

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,22 MB

Cấu trúc

  • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (5)
  • 2. Phát triển vùng nguyên liệu (8)
  • 3. Sản xuất chế biến (8)
  • 4. Xuất khẩu và phân phối (8)
  • 5. Cơ cấu bộ máy tổ chức (8)
  • 6. Quy trình sản xuất sản phẩm chọn lọc (11)
  • 7. Những nguồn lực (13)
  • 8. Những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây và phương hướng phát triển trong thời gian tới (17)
  • Phần 1: Dự báo nhu cầu sản phẩm (18)
    • 1.1. Xác định mục tiêu của dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp (0)
    • 1.2. Dự báo bằng các mô hình dự báo sản phẩm (19)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH THIẾT KẾ (HOẶC CẢI TIẾN) HỆ THỐNG SẢN XUẤT (28)
    • 2.1. Phân tích quy trình và cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất sản phẩm được lựa chọn 29 2.2. Phân tích đánh giá về năng lực sản xuất (công suất) hiện tại (28)
      • 2.2.1. Đánh giá nhu cầu sản phẩm cho giai đoạn 3 năm (2021– 2023) (33)
      • 2.2.2. Đánh giá nhu cầu sản phẩm thông qua các chỉ số ngành (34)
      • 2.2.3. Đưa ra phương án công suất phù hợp (38)
    • 2.3. Phân tích đánh giá địa điểm doanh nghiệp (40)
    • 2.4. Phân tích mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp (42)
  • Phần 3:Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng hợp (46)
    • 3.2. Xác định chi phí liên quan cho từng chiến lược thuần túy có thể lựa chọn (48)
    • 3.3. Xây dựng các phương án hoạch định (48)
  • PHẦN 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT (54)
  • PHẦN 5: QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH (62)
    • 5.1. Phân tích cách thức vận hành hệ thống kiểm soát tồn kho có nhu cầu độc lập của (62)
    • 5.3. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư thông qua việc xác định các yếu tố đầu vào cơ bản của hệ thống và lập các kế hoạch tiến độ vật tư cho từng hạng mục vật tư có nhu cầu phụ thuộc (65)
  • KẾT LUẬN (70)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAFOODS 6 1. Lịch sử hình thành và phát triển 6 2. Phát triển vùng nguyên liệu 9 3. Sản xuất chế biến 9 4. Xuất khẩu và phân phối 9 5. Cơ cấu bộ máy tổ chức 9 6. Quy trình sản xuất sản phẩm chọn lọc 12 7. Những nguồn lực 14 8. Những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây và phương hướng phát triển trong thời gian tới 18 Phần 1: Dự báo nhu cầu sản phẩm 19 1.1. Xác định mục tiêu của dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp 19 1.2. Dự báo bằng các mô hình dự báo sản phẩm 21 PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH THIẾT KẾ (HOẶC CẢI TIẾN) HỆ THỐNG SẢN XUẤT 29 2.1. Phân tích quy trình và cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất sản phẩm được lựa chọn 29 2.2. Phân tích đánh giá về năng lực sản xuất (công suất) hiện tại. 35 2.2.1. Đánh giá nhu cầu sản phẩm cho giai đoạn 3 năm (2021– 2023) 35 2.2.2. Đánh giá nhu cầu sản phẩm thông qua các chỉ số ngành 35 2.2.3. Đưa ra phương án công suất phù hợp 39 2.3. Phân tích đánh giá địa điểm doanh nghiệp. 41 2.4. Phân tích mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp. 43 Phần 3:Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng hợp 47

Lịch sử hình thành và phát triển

 Tên : Công ty cổ phần Nafoods Group

 Tên tiếng Anh: NAFOODS GROUP JOINT STOCK

 Đại diện theo pháp luật: Mr Nguyễn Mạnh Hùng

(Chức vụ:Chủ tịch HĐQT)

 Địa chỉ: 47 Nguyễn Cảnh Hoan, Tp Vinh, Tỉnh Nghệ An

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2900326375

 Số lượng cổ phiếu đã phát hành 59,926,785 cổ phiếu

 Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu tại Sơn La

 Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Nghệ An (Naprod)

 Tổ hợp nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu tại Long An (Nasoco)

 Viện nghiên cứu và sản xuất cây giống chanh leo Nafoods tại Quế Phong

 Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên

 Quá trình hình thành và phát triển:

(Nguồn: Báo các thường niên của Nafoods Group 2020)

 Các ngành nghề kinh doanh

Nafoods Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nước ép trái cây, sản phẩm rau củ quả đông lạnh, trái cây tươi, các loại sản phẩm giá trị ra tăng và sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

Các sản phẩm thương mại tổng hợp: trái cây sấy dẻo, hạt dinh dưỡng, dầu dừa…

Ngoài ra công ty còn có:

Nước ép trái cây Juice Smile Cây giống chanh leo

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp từ khâu giống , trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và hoa quả tươi.

Với sự hợp tác của đội ngũ chuyên gia trường Đại học quốc gia Chung Shing – Đài Loan, Nafoods sở hữu Viện giống chanh leo công nghệ cao với diện tích nhà kính 6 ha, công suất 6 – 6.5 triệu cây giống sạch bệnh/năm cung ứng giống cho vùng nguyên liệu chanh leo rộng lớn khắp cả nước và xuất khẩu sang nước bạn Lào.

Viện Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp của Nafoods đang ngày đêm cùng đội ngũ chuyên gia Đài Loan nghiên cứu các giống chanh leo mới mang thương hiệu Nafoods, dự kiến sẽ cho ra đời vào cuối năm 2018, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt nam phục vụ thị trường ăn quả tươi trong và ngoài nước.

Phát triển vùng nguyên liệu

Vùng nguyên liệu được đầu tư với hệ thống tưới tiêu, kỹ thuật canh tác hiện đại, đồng bộ mang đến những sản phẩm rau củ quả sạch đạt chuẩn chất lượng.

Sản xuất chế biến

Với các hệ thống dây chuyền MMTB hiện đại công nghệ của Châu Âu, những sản phẩm trái cây rau củ quả sạch được nhanh chóng vận chuyển về nhà máy, phân loại và đưa vào dây chuyền sản xuất.

Những dòng sản phẩm chính của Nafoods Group: Nước ép cô đặc, Nước ép Puree, Trái cây & rau củ quả đông lạnh ( IQF), Trái cây tươi đạt tiêu chuẩn các chứng chỉ khắt khe nhất như: AIJN, Halal, Kosher, BRC, SGF, ISO 22000:2005,…

Xuất khẩu và phân phối

Sản phẩm sau khi được sản xuất, đóng gói, nhanh chóng được đưa vào hệ thống kho bảo quản và bốc xếp lên Container chở ra cảng biển để xuất khẩu.

Hiện nay, Nafoods đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật,… Và, đang từng bước nghiên cứu dòng sản phẩm tiêu dùng từ nước ép trái cây để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

 Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh theo kế hoach và mục tiêu công ty đề ra.

 Lập các chiến lược kinh doanh để tạo ra một chiến lược hoàn hảo cạnh tranh và đối phó được với các đối thủ cạnh tranh đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học, công nghệ và nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khác hàng đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.

 Xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về các lĩnh vực kinh doanh của công ty.

 Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã kí kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước khác đúng thời gian, tiến độ và hợp lí.

 Kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước, thực hiện chính sách, quản lí và sử dụng tiền vốn, vật tư, nguồn lực, tài sản, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 Quản lí một cách toàn diện, dào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên theo pháp luật, chính sách Nhà nước Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, thực hiện phân phối công bằng vệ sinh môi trường,bảo vệ doanh nghiệp Giữ gin an ninh chính trị pháp luật và phạm vi quản lí của công ty.

Cơ cấu bộ máy tổ chức

(Nguồn: Báo các thường niên của Nafoods Group 2020)

 Hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề liên quan, đến quyền hạn theo quy định của pháp luật, và Điều lệ Công ty.

 Ban kiểm soát: Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

 Hội đồng quản trị: cơ quan quản trị do cổ đông bầu chọn, thực hiện quyền hạn công ty của một doanh nghiệp Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược của công ty và xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như định hướng và kiểm soát công tác quản lý, và đưa ra quyết định về những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

 Tiểu ban nhân sự và lương thưởng: Trong Quy chế hoạt động của HĐQT Công ty, tiểu ban Nhân sự & Lương thưởng có trách nhiệm soạn lập/phê duyệt chính sách đãi ngộ/thu nhập/lương thưởng/thù lao của các thành viên HĐQT để trình HĐQT trước khi HĐQT đề xuất lên ĐHĐCĐ phê duyệt; và giám sát quá trình thực thi và hiệu quả của những chính sách này.

 Tiểu ban kiểm toán: Trong Quy chế hoạt động của HĐQT Công ty, Tiểu ban

Kiểm toán trực thuộc HĐQT có trách nhiệm thiết lập quy chế kiểm soát nội bộ, tuân thủ và quản trị rủi ro của Công ty và các công ty mà Công ty nắm quyền chi phối Đồng thời, thực thi hoạt động kiểm soát, tuân thủ và quản trị rủi ro của Công ty định kỳ và đột xuất theo quy chế hoặc khi có yêu cầu từ Cổ đông/nhóm cổ đông/HĐQT, hoặc khi có những thông tin, tín hiệu bất thường Bên cạnh đó, Tiểu ban kiểm toán còn có trách nhiệm xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến phản ánh, khiếu nại của các nhân viên trong Công ty về các sai phạm, thiếu sót trong việc quản lý, điều hành kinh doanh, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ Cơ chế này đảm bảo bảo mật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phản ánh, khiếu nại…

- Thực hiện các công việc văn phòng, văn thư, thư ký thuộc HĐQT, BKS; ghi chép biên bản và lưu trữ các nghị quyết, quyết định, các văn bản khác của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, BKS.

- Lập, quản lý sổ cổ đông; thực hiện việc quan hệ cổ đông; tiếp nhận và hướng dẫn, giải thích cho các cổ đông những vấn đề cổ đông quan tâm .

- Lập báo cáo về cổ đông để trình người có thẩm quyền ký, gửi các cơ quan Nhà nước theo quy định.

- Đầu mối cung cấp cho các cổ đông, các nhà đầu tư, các thành viên HĐQT, BKS, các bộ phận quản lý của Bảo Minh và các cơ quan Nhà nước những thông tin về tình hình, kết quả hoạt động của Bảo Minh.

- Tham mưu, đề xuất với HĐQT và Chủ tịch HĐQT trong việc đưa ra những đường lối, chính sách, quyết định của HĐQT về những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT và Chủ tịch HĐQT.

 Chánh văn phòng: là Người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối công việc hàng ngày của văn phòng của công ty

 Quan hệ đầu tư: có vai trò trong việc đưa ra các kế hoạch cho các hạng mục đầu tư và tiến hành thực hiện, theo dõi tiến trình kế hoạch đầu tư của công ty và xử lí các công việc liên quan đến quan hệ của cổ đông.

 Thư kí công ty: một vị trí lãnh đạo cấp cao của công ty Thư ký Công ty đóng vai trò thiết yếu trong quản trị và điều hành công ty thông qua việc tích cực hỗ trợ Hội đồng Quản trị và các chủ thể quản trị khác trong công ty để họ thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình Vị trí này có phạm vi trách nhiệm trong bốn lĩnh vực chính: Quản trị,

Cố vấn, Truyền thông, và Tuân thủ.

 Tổng giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành, có thẩm quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Trợ lí tổng giám đốc:

- Thực hiện công việc hỗ trợ tổng giám đốc, giám sát, quản lý theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

- Ghi nhận, triển khai các chỉ đạo từ cấp trên.

- Xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động cho phòng ban Ngoài ra báo cáo với Tổng giám đốc để điều phối, giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

- Lập báo cáo theo định kỳ cho Tổng Giám đốc/phòng ban khác.

- Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu công việc của công ty, các công tác liên quan đến nhân sự, hỗ trợ lập ngân sách và giám sát nguồn ngân sách này.

- Thay mặt Tổng Giám đốc đưa ra các quyết định khi cần thiết, giám sát tiến độ công việc.

 Phó tổng giám đốc: có nhiệm vụ điều hành đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo, vị trí cấp bậc sau Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị, giúp Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công, ủy quyền từ tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước tổng giám đốc và pháp luật.

Quy trình sản xuất sản phẩm chọn lọc

Nafoods có nhiều sản phẩm khác nhau với nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào là 30% nguyên liệu thô tới từ các nông trại của Nafoods và 70% nguyên liệu thu mua của bà con nông dân trên địa bàn Dưới đây là quy trình sản xuất 1 trong các sản phẩm của Nafoods là nước ép chanh leo cô đặc.

Sơ đồ: Quy trình sản xuất nước ép chanh leo cô đặc:

 B1: Quá trình sản xuất chanh leo cô đặc bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận nguyên liệu.

Quả chanh được phân loại, kiểm tra kỹ trước khi vào sản xuất, những quả chanh được đánh giá đủ các tiêu chuẩn được nạp vào bể tuần hoàn rửa sạch dị vật, đất cát, chồi cuống Sau đó, quả được chuyển vào công đoạn rửa cuối để khử trùng.

 B2: Tiếp theo, gầu tải chuyển quả vào máy tách dịch quả ra 2 thành phần vỏ và dịch, vỏ được vận chuyển ra xilo bã, còn dịch được bơm lên hệ thống tách hạt

 B3: Nước quả sau khi tách ra được bơm vào hệ thống gia nhiệt và ly tâm.

 B4: Nước quả sau ly tâm được bơm sang hệ thống cô đặc dạng chân không đảm bảo sản phẩm có được màu sắc, mùi vị đặc trưng tươi nguyên của chanh leo.

 B5: Sau quá trình cô đặc, sản phẩm được bơm vào hệ thống thanh trùng và chiết rót vào bao PE cho vào thùng phuy cấp đông trong kho lạnh tại công đoạn này sẽ có nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ điều chỉnh máyđảm bảo đúng các thông tiêu chuẩn.

 B6: Sau quá trình chiết rót, các sản phẩm sẽ được lấy mẫu để nhân viên QC kiểm tra chất lượng, đảm bảo sản phẩm khi đến tay khách hàng tuân thủ quy trình sản xuất, chất lượng theo tiêu chuẩn đã cam kết.

 B7: Sản phẩm sau chiết rót được vận chuyển vào kho cấp đông theo nhiệt độ quy định.

LA Chanh leo Dịch Tách hạt

Thanh trùng và chiết rót vào bao

Gia nhiệt và ly tâm

Kiểm tra chất lượng Kho đông lạnh

Những nguồn lực

Cơ cấu nhân sự năm 2020:

(Nguồn: Báo các thường niên của Nafoods Group 2020)

Năm 2020, công ty cổ phần Nafoods có 514 thành viên ở các cấp khác nhau.

(Nguồn: Báo các thường niên của Nafoods Group 2020)

Số lao động của công ty cổ phần Nafoods Group 2016-2020 số lao động của công ty cổ phần Nafoods Group

(Nguồn: Báo các thường niên của Nafoods Group 2016-2020)

Nhìn chung thì số lượng lao động qua các năm đều tăng lên chứng tỏ tình hình sản xuất của công ty có những phát triển tích cực qua các năm trừ năm 2017 và năm 2020.

Năm 2017 do giá của chanh leo - sản phẩm sản xuất chính của công ty bị tụt giá xuống thấp (Đầu năm 2016, chanh dây trở thành từ khóa “nóng” khi giá loại quả này tăng mạnh từ mức 10.000 đồng/kg lên 40.000-50.000 đồng/kg Vậy nhưng, trong khoảng thời gian tháng 5-6/2017, chanh dây có thời điểm giảm còn 12.000 – 15.000đ/kg dành cho loại trái to, da bóng, còn loại nhỏ chỉ có giá từ 5.000 – 6.000đ/kg) dẫn tới giảm doanh thu và giảm số lượng lao động Tuy nhiên, cuối năm 2017, Nafoods đã chính thức xuất khẩu 2 lô hàng chanh leo tươi đầu tiên sang Pháp và Thụy Sĩ, đây là bước ngoặt lớn của Nafoods Điều đó đã dẫn tới những bước chuyển mình trong công cuộc sản xuất và xuất khẩu chanh leo ra thị trường quốc tế khiến cho doanh thu các năm 2018, năm 2019 tăng vọt khi Nafoods tấn công và phát triển các thị trường các nước Châu Âu Để có thể đáp ứng điều đó Nafoods đã phải tuyển thêm số lượng lao động và đó là lí do năm 2018 và năm 2019 Nafoods có số lượng lao động cao gần 1,85 lần so với năm 2017.

Năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh sản xuất của công ty, tình hình sức khỏe nhân viên và chỉ thị của nhà nước chính phủ dẫn đến số lượng lao động giảm xuống nhiều so với hai năm gần nhất là năm 2018 và năm 2019.

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của Nafoods Group)

 Năm 2015, năm 2016, năm 2017 lưu hành 30.000.000 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ.

 Năm 2018, số cổ phiếu phổ thông lưu hành là 36.299.720 cổ và mua lại 62 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.

 Năm 2019, kêu gọi thành công 8 triệu USD vốn đầu tư vào cổ phiếu từ

IFC – thành viên của ngân hàng Thế giới và gần 500.000 USD vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của Endurance Capital Vietnam I limited.

 Năm 2020, nhận đầu tư 5 triệu USD từ quỹ Finntund (Phần Lan) để đầu tư vào hệ thống sản xuất dây chuyền các sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng tại nhà máy ở tỉnh Long An.

Công ty đã hoàn thành chào bán 905,950 cổ phiếu riêng lẻ cho Endurance

Capital Vietnam I Limited và phát hành 2,221,990 cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP), nâng tổng vốn góp chủ sở hữu của Công ty lên

 Vị trí, mặt bằng sản xuất kinh doanh, nhà xưởng

Trụ sở chính: Công ty Cổ phần Nafoods Group Địa chỉ: 47 Nguyễn Cảnh Hoan, Tp Vinh, Tỉnh Nghệ An

Các cơ sở sản xuất:

- Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu tại Sơn La Sơ chế, đóng gói và bảo quản trái cây xuất khẩu; hệ thống phân loại, đông lạnh và bảo quản Diện tích: 2 ha (mở rộng lên 4 ha trong năm 2020) Địa điểm: Mộc Châu Tiêu thụ: 50,000 tấn nguyên liệu/năm.

- Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Nghệ An (Naprod) Bao gồm 1 dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc, 1 dây chuyền sản xuất IQF (đông lạnh nhanh) & 1 dây chuyền sấy Diện tích: 5 ha Địa điểm: Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An; Công suất: 5,000 tấn nước ép cô đặc/năm; 3,000 tấn sản phẩm IQF/năm & 300 tấn sấy/ năm.

- Viện nghiên cứu và sản xuất cây giống chanh leo Nafoods tại Quế Phong Liên kết với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Chung Hsing - Đài Loan Diện tích: 6 ha nhà kính Địa điểm: Huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An Công suất: 6 triệu cây giống/năm.

- Tổ hợp nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu tại Long An (Nasoco) Bao gồm 1 dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc, 1 dây chuyền sản xuất IQF, 1 dây chuyền sấy

& 1 dây chuyền cốt dừa (2 kho cấp đông) Diện tích: 6.5 ha Địa điểm: Huyện Đức Hòa tỉnh Long An Công suất: 7,000 tấn nước ép cô đặc/năm; 5,000 tấn sản phẩm IQF/năm & 300 tấn sấy/ năm Tiêu thụ: 100,000 tấn nguyên liệu/năm.

- Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao Tây Nguyên Diện tích: 10 ha Địa điểm: An phú, Pleiku – Tây Nguyên Bao gồm: Trung tâm nghiên cứu nhân giống cây trồng công nghệ cao (công suất 2 triệu cây giống/năm); Nhà máy sản xuất để phân loại, tách, đóng gói và bảo quản trái cây xuất khẩu; Khu Nông Nghiệp công nghệ cao.

 Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất:

Hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại tiêu chuẩn Châu Âu:

STT Tên loại máy móc Chức năng

1 Thái lát, hạt lựu, cắt Cắt nhỏ trái cây

2 Phay, mài Nghiền nhỏ trái cây

3 Đông lạnh làm trái cây đông lạnh, tăng thời gian bảo quản

4 Lọc Lọc lại cặn bã sau khi nghiền nhỏ để lấy nước ép

5 Ép Ép trái cây thành nước ép

6 Xử lí màu Tiền xử lý giúp giữ cho trái cây sáng màu khỏi bị tối trong quá trình sấy và bảo quản giữ lớp da dẻo dai

7 Khử mùi Sử dụng khí ozone để khử các vi khuẩn gây mùi

8 Sấy Sấy khô trái cây

9 Làm lạnh cân bằng độ ẩm trong thực phẩm, giảm nguy cơ phát triển nấm mốc

Quy trình công nghệ gia nhiệt làm nóng để diệt khuẩn thanh trùng , giữ nhiệt trong thời gian ngắn , làm nguội để chiết rót.

11 Tiệt trùng Gia nhiệt sản phẩm ở nhiệt độ 136-140 độ C trong thời gian ngắn (4-6 giây), sau đó làm nguội nhanh ở 25 độ C, giúp tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, các loại nấm men, nấm mốc… đồng thời, giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm nguyên liệu.

Bảng 1.5: Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất

Những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây và phương hướng phát triển trong thời gian tới

 Những kết quả mà công ty cổ phần Nafoods trong sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây.

Bảng 1.6: Tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Nafoods 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch năm 2019-2018

5 Lợi nhuận kế toán trước thuế

6 Lợi nhuận kế toán sau thuế 40.434.49

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2018-2020 của công ty)

Từ kết quả kinh doanh của Nafoods trong năm 2018-2020 có thể thấy được trong 3 năm gần đây tình hình doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên Đặc biệt là năm

2020 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 mà khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, doanh thu suy giảm thậm chí nhiều công ty phải phá sản nhưng doanh thu và lợi nhuận công ty cổ phần Nafoods Group vẫn tăng 146.310.769.716 VNĐ so với năm 2019, đây là doanh thu lớn nhất của Nafoods từ trước tới nay, lợi nhuận sau thuế tăng 13.396.300.108 VNĐ so với năm 2019 Để có thể tiếp tục gia tăng doanh thu trong tình hình dịch vẫn đang diễn ra phức tạp thì công ty cần tích cực đưa ra kế hoạch, chiến lược trong thời gian sắp tới.

 Phương hướng phát triển trong thời gian tới

Năm 2020 do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid 19 diễn ra khiến nền kinh tế ViệtNam gặp phải nhiều khó khăn nhưng Nafoods vẫn báo doanh thu tăng và dự báo doanh thu năm 2021 sẽ đạt 1500 tỷ VNĐ và đưa ra các mục tiêu phát triển đến năm 2023.

 Tài chính: Doanh thu của Nafoods Group tăng trưởng trung bình 50%/năm, tỷ suất lợi nhuận gộp hơn 25%, tỷ suất EBITDA hơn 20%, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) hơn 15%.

 Kinh doanh: Tập trung vào 5 nhóm quả chủ lực và hạt dinh dưỡng; Phát triển cân bằng danh mục GTGT/tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp; Phát triển đa kênh bán, cân bằng giữa kênh đại diện thương mại, sales trực tiếp, và hệ thống đại lí trực tuyến.

 Sản xuất hiệu quả: Phát triển hệ thống 20 nhà máy đạt chuẩn chất lượng, áp dụng mô hình 02 nhà máy chính & 18 nhà máy vệ tinh Đồng nhất hệ thống quản lí chất lượng toàn hệ thống.

 Ứng dụng công nghệ: Ứng dụng ERP cho toàn chuỗi cung ứng; Ứng dụng CRM quản lý quan hệ khách hàng; Ứng dụng Nastore quản lí hệ thống đại lí và khách hàng cá nhân; Ứng dụng NaFarm quản lí vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

 Nghiên cứu và phát triển: Cây giống chất lượng cao Các sản phẩm giá trị gia tăng/hàng tiêu dùng (thức uống dinh dưỡng) Hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng chanh leo và thanh long.

Dự báo nhu cầu sản phẩm

Dự báo bằng các mô hình dự báo sản phẩm

Dự báo bằng mô hình san bằng mũ Winters

Bước 1 : Khởi động phần mề SPSS

Nhập các biến Nam , Thang , San Luong

Tham chiếu với các dữ liệu để nhập vào trong bảng Data view năm , tháng cùng với sản lượng tương ứng

Bước 3 : Khai báo chuỗi số thời gian Ở màn hình chính của SPSS ta chọn Data cùng với

Define dates chọn Years và Months Đặt Năm đầu tiên và tháng đầu tiên cần dự báo

Bước 4: dùng đồ thị nhận dạng tính mùa vụ của dữ liệu ‘’ Sản lượng tiêu thụ chanh leo‘’

Từ menu chọn Analyze -> Forcasting -> Sequence Chart

Chuyển biến ‘’ San luong tieu thu ‘’ sang Variables và biến Date Format vào ô Time Alexis Label

Ta được kết quả như sau:

Hình 2.2: Biểu đồ nhận dạng tính mùa vụ

Nhìn vào biểu đồ ta thấy dữ liệu có yếu tố mùa vụ có tính mùa vụ lặp lại theo mỗi năm giảm vào tháng 4 và tháng 12 và tăng ở các tháng sau đó, có xu thế tuyến tính tăng dần : sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group tăng theo thời gian

Vì vậy chúng ta có thể lựa chọn 2 loại dự báo là : Dự báo bằng mô hình xu thế kếp hợp với yếu tố mùa vụ và mô hình xu thế kết hợp với yếu tố mùa vụ

Dự báo bằng mô hình xu thế kết hợp với nhân tố mùa vụ

B1: Chọn công cụ san bằng mũ Analyze – Forcasting – Creates Models Trong hộp thoại

Time series modeler , tại ngăn Variables đưa biến cần dự báo ( san luong tieu thu ) vào ô Dependent Variables , chọn Exponential Smoothing và chọn Winter mupilcative.

B2: Chọn ngăn Statistics, đánh dấu Root mean square error để tính RMSE của mô hình, chọn Display forecasts để thể hiện kết quả dự báo.

B3: Chọn mục Plots, đánh dấu vào Observed values; Forecasts và Fit values để vẽ đường biểu diễn cả giá trị ước lượng và giá trị thực tế lên cùng một đồ thị để đánh giá độ chính xác của mô hình

B4: Chọn Options, nhấn First case after end of estimation period through a specified date và nhập số 2020 vào ô Year, nhập số 12 vào ô Months để dự báo cho 12 tháng của năm

2020, với Confidence Interval Width (Độ tin cậy) 95%

Model ID SANLUONGTIEUTHU Model_1 Winters'

Model Fit statistics Ljung-Box Q(18) Number of

Stationary R-squared RMSE Statistic s DF Sig.

Từ Mô hình dự báo trên : Ở bảng Model Statistics, RMSE bằng 6196,154 cho thấy trung bình phương sai số lớn Bảng Forecast cho thấy kết quả dự báo điểm và kết quả dự báo khoảng ở độ tin cậy 95%. Sản phẩm nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group sẽ dao động trong khoảng 267273,71-292233,10 đây là con số tương đối chính xác do khoảng dự báo dao động khá ít.

Nhận xét kết quả dự báo từ mô hình Bảng Forecast cho thấy kết quả dự báo điểm và kết quả dự báo khoảng ở độ tin cậy 95% Cụ thể:

Tháng 1 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 279753,40 kg.

Tháng 2 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 283323,78 kg.

Tháng 3 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 289180,45kg

Tháng 4 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 271335,24 kg

Tháng 5 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 292994,58 kg.

Tháng 6 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 299626,55 kg.

Tháng 7 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 305563,86 kg.

Tháng 8 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 315152,05 kg.

Tháng 9 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 323218,43 kg.

Tháng 10 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 329852,07 kg.

Tháng 11 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 337909,03 kg.

Tháng 12 năm 2021 tổng sản lượng tiêu thụ nước ép chanh leo cô đặc của Nafoods Group là 325769,98kg.

Dự báo bằng mô hình xu thế tuyến tính:

Bước 1: Thống kê mô tả các biến

Thao tác: Analyze → Descriptive Statistics → Descriptives;

- Cửa sổ Descriptives xuất hiện, đưa biết “San luong tieu thu (Yt)” từ cửa sổ từ trái sang phải

Bước 2: Nhấp chuột vào lựa chọn Options → Cửa sổ Descriptives Options xuất hiện → chọn các đại lượng thống kê cần thiết → Continue → OK

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bước này giúp hệ thống mô tả được các biến dữ liệu:

Sản lượng tiêu thụ các năm 2017-2020 có giá trị nhỏ nhất Minimum là 90364, giá trị lớn nhất Maximum là 281020

Giá trị trung bình Mean= 188644,3542 Độ lệch chuẩn= 62309,05395

Bước 3: Tìm ước lượng hàm xu thế (hàm hồi quy tuyến tính) Khai thêm biến t (biến thứ tự thời gian – như hình) và nhập dữ liệu vào cửa sổ Data view từ 1 đến 48

Tiếp theo, vào Analyze → Regression → Linear; Cửa sổ Linear Regression xuất hiện:

- Chọn biến phụ thuộc bên trái cửa sổ Linear Regression → Nhấp chuột vào mũi tên ở giữa để chuyển sang ô Dependent - Chọn biến độc lập bên trái cửa sổ Linear Regression

→ Nhấp chuột vào mũi tên ở giữa để chuyển sang ô Independent(s)

- Chọn phương pháp xử lý Method là Enter Ấn vào ô Statics Chọn Continue → trở lại hộp thoại Linear Regression → OK NhấnSave, chọn Predicted values, Residuals, Prediction intervals Nhấn Continue và OK.

1 Thu tu b Enter a Dependent Variable: SANLUONGTIEUTHU b All requested variables entered.

Std Error of the Estimate

1 ,989 a ,978 ,978 9238,88839 a Predictors: (Constant), Thu tu b Dependent Variable: SANLUONGTIEUTHU

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

979 47 a Dependent Variable: SANLUONGTIEUTHU b Predictors: (Constant), Thu tu

Thu tu 4402,502 96,259 ,989 45,736 ,000 a Dependent Variable: SANLUONGTIEUTHU Độ tin cậy = 95%  có ý nghĩa α =0,05

Từ bảng ta thấy, Sig t 1 , t 2 = 0,000

Ngày đăng: 20/04/2023, 10:32

w