1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

155 1,3K 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Các cơ quan, tổ chức có thấm quyền đã nhanh chóng có biện pháp xử lý tuy nhiên phải thừa nhận rằng pháp luật bảo vệ quyển lợi NTD Việt Nam chưa cho phép có cơ chế để giải quyết triệt để

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG © CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HQC CAP BO ©

Mã số Đề tài: 2006 — 78 — 013

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYẾN LỢI

NGƯỜI TIỂU DÙNG Ở VIỆT NAM TRONG BÓI CANH

HOI NHAP KINH TE QUOC TE

Chủ nhiệm đề tài :TS Dinh Thị Mỹ Loan

Thư ký đề tài :TS Vũ Thị Bạch Nga

Hà Nội, 9⁄2007

Trang 2

MUC LUC

BANG CHT CAI VIET TAT S110 1 0 1 0 m1 8

0980077101027 11 CHUONG I: TONG QUAN VE PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI

) 99/9) 09i34001)00/ 620025277 16

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO BẢO VỆ QUYÊN LỢI NGƯỜI TIÊU

0/0077 .ôÔ 16

1 Khái niệm NTD và sự cần thiết của việc bảo vệ quyển lợi NTD - 16

2 Mục đích và vai trò của pháp luật và chính sách về bảo vệ quyền lợi

) II 18 2.1 Pháp luật bảo vệ NTD đối với NTD i2 5:5 55 2S 2 22 c2 crereyrrret 18 2.2 Pháp luật bảo vệ NTD đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh 19 2.3 Pháp luật bảo vệ NTD đối với sự phát trin kinh tế-xã hội 21

3 Một số quy định của Quốc tế vé bao V6 NTD oi esscesscescseeceeeseteseeceneseseesnsensnes 22 3.1 Hướng dẫn của LHQ về bảo vệ NTD - 22 nong re 22

3.3 Hợp tác quốc tế về bảo vệ NTD 222 2220222222112151151112 xe 26 3.3.1 Ủy ban của OECD về chỉnh sách NTD (OECD CPP) ccc.ce, 26 3.3.2 Mạng lưới thực thi bảo vệ NTD quốc tế (ICPEN) à soi 27

3.3.3 Hệ thống cảnh báo sớm sản phẩm không an toàn cho NTD của

Châu Âu (RAP.EY) TH HH HH HH HH tin 28

3.3.4 Hợp tác quốc tế về bảo vệ NTD ở Đông Nam Á ằ So ằccnerrei 29

Trang 3

II TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SÓ NƯỚC VẺ XÂY DỰNG

VÀ THỰC THI PHAP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU DUNG - BAI

HỌC KINH NGHIỆM ĐÓI VỚI VIỆT NAM 5< -se<csssescsesree 31

1 Pháp luật bảo vệ NTD của một số quốc gia đang phát triển 3]

LoL Thai Lan oo ằằằ 31

1.1.1 Các Luật liên quan đến bảo vệ NTD ở Thái Lan - -:5 , 31 1.1.2 Hệ thông bảo vệ NTD hiện hành của Thái Lan . -5 5c: 33

1.2 InđồnÊSia - - - QLQc c9 TH TK 0 nh TH Tu cv cà 36 1.2 1L Các Luật liên quan đến bảo vệ NTD ở Inđônêsia ¬— 3ó

1.2.2 Các cơ quan, tô chức bảo vệ người tiêu dùng và cơ chế giải

quyết tranh chấp của inđônêsia TH H2 1112111111211111121 re 37

I8), 0 — - 41

1.3.1 Các Luật liên quan đến bảo vệ NTTD à à SHnHnnaeg 4]

1.3.2 Cơ quan bảo vệ NTD Malaysia - Hội đồng Tư vấn NTD quốc

1.5.3 Tổ chức bảo vệ NTD ở Trung Quốc t1 T1 1 KT ĐT 1 1 kg 71) 47

2 Pháp luật bảo vệ NTD của một số nước, lãnh thô phát triỀn -c 49

2.1, Canada -.- co HH nu HH nu nh Họ gi vn 49

Trang 4

VN (G7 14.8 1/0 a14 49

2.1.2 Hội người tiêu dùng (Option Consormtndf€MFS) coi 5]

VY.) NHH:aiiaiẰẰẮẰẰÁẰẰAÁẰÁAÁẮÁẮÁẮẶẮẶẮẶẮẶẮẶẮẶẶ 52 2.2.1 Về cơ quan bảo vệ NTD 0c He 52 2.2.2 Những quy định của pháp luật Anh về bảo vệ NTD cccce 53

2.3 Hoa Kỳ «LH nh Tu T1 kg H051 E9 cv vê 55

2.3.1 Vé co quan bdo VE NTD.accccecccccccccssvscscesvesesessssssssessesessecsssesusissteeseesesees 55 2.3.2 Những quy định về bảo vệ NTD ở Hoa KJ) c.cc.c.ccccscccscssccseecstescssveneees 56

2.4 AUStralia 0.0 e1 60 2.4.1 Cơ quan bảo vệ NT] ÁHSHdÌÌd Gv ưu ó0

2.4.2 Quy định phap ludt vé bdo v6 NTD ccccccccccccssssssssssssssssssssssessessesseessecee 61

2.4.3 Một số hoạt động thyc aM ooccececcccccccccccceccscsecsecessessssssseeesesestevsescessenees 63 _ 2.5 Đài Loan ch HH HH 65

3 Đánh giá pháp luật bảo vệ người tiêu đùng của các nước và bài học |

kinh nghiệm đối với Việt Nam . - +21 tàn HH T721 111111 c1 re 67

CHƯƠNG II: THỰC TRANG PHAP LUAT VA THUC THI PHAP

LUẬT BẢO VỆ QUYÈN LỢI NGƯỜI TIỂU DÙNG VIỆT NAM 73

I THUC TRANG PHAP LUAT BAO VE QUYEN LỢI NGƯỜI

(113)9890016A4150/.), 001037 73

1 Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam ¿ 73

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ quyên lợi

NTD Việt Nam . -5 - Cà HT 1.1111.111 gtrkrveg 73 1.2 Các nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD ở Việt

1.2.1 Tổng quan các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ quyên lợi

Trang 5

1.2.2 Các nội dung cơ bản trong Pháp lệnh Bảo vệ guyen loi NTD

VIEL NGI Nn7087Ẽ58Ẽ<« Ả .ằ ằ 73

1.3 Những ưu điểm và hạn chế trong các quy định của pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu đùng 2S cà Làn HH 121111101111 ngà cư 80 1.3.1 Những ưu đỈỄM n n2 rra 80 1.4.2 Những mặt hạn chế Sát na HH1 tớ 82

II THỰC TRẠNG THỰC THỊ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI

TIÊU DÙNG VIỆT NAM c5 oc nh v32 1119615 1s keEssexessere 91

1 Công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về bảo vệ NTD chi 9]

2 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTTD -. -ca Sexy, 93

3 Công tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ NTD 95

4 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ NTTD neo 97

5 Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước khác - «<2 99

II TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐÓI VỚI NGƯỜI TIEU DUNG

VIET NAM VA NHUNG VAN DE MOI NAY SINH coi 100

1 Những tác động tích CỰC - - kì TY Hà HH nọ nh re 100

1.1 Thu nhập của NTD tăng một cách đáng kẺ Ặ-cccscccceccreccveo 101

1.2 NTD có nhiều cơ hội để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ cccs- 102

1.3 Giá cả hàng hoá, dịch vụ phủ hợp, dịch vụ hậu mãi ngảy càng được

CHú frỌng che nreệ .ä 103

1.4 NTD có nhiều thông tin hơn để lựa chọn hàng hoá, địch vụ 104

1.5 NTD có nhiều cơ hội được giáo đục, nâng cao nhận thức về tiêu

500 0 194

2 Những tác vấn đề mới nảy "" 105

2.1 Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà vi phạm các quyền

và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng - HH ngiớ, 105

Trang 6

2.2 Nhận thức của NTD Việt Nam chưa theo kịp tốc độ hội nhập 107 2.3 Văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam còn chưa kịp thay đổi theo yêu cầu

của hội nhập Quoc tẾ - ¿5° + 2t t21211 1191211131171 117121 111.11 E111 ke 110

2.4 Tốc độ hoàn thiện bộ máy bảo vệ quyền lợi NTD chưa theo kịp

được tốc độ hội nhập - 555552 ¬ 111

CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG VIET

NAM TRONG BOI CANH HOI NHẬP KINH TẾ QUÓC TẾ 114

I QUAN DIEM HOAN CHINH PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI

NGƯỜI TIỂU DUNG VIET NAM usscscsccscsssscsscssssscnsesssessscesernsesesssesssensossnee 114

1 Bảo vệ NTD phải sử dụng cả một “hệ thống pháp luật” cccsss<eeses 114 |

2 NTD là trung tâm của pháp luật về bảo vệ quyên lợi NTD - - 115 2.1 Nhiệm vụ trung tâm của pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD 115

2.2 Bảo vệ quyền lợi của NTD Việt Nam S2n non 116 2.3 Cơ chế nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD -.5ccccscccrre 116

3 Đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ l6

4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan bảo vệ quyên lợi

NTD tiễn tới xã hội hóa công tác bảo vệ quyên lợi NTD -s-ccsscccre 117

5 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 2- SE Hi na re 118

H PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHAP LUAT

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIỂU DÙNG VIỆT NAM 119

1 Phương hướng hoàn thiện «N4 KH TH KT H10 10 6 1 c8 19 vn 119

2 Giải pháp hoàn thiện -cccc-c ¬ 120

2.1 Xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTTD L- n HH Hs erea 120

2.1.1 Quy định liên quan đến quyên và trách nhiệm của NTD 120

Trang 7

2.1.2 Quy định liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cả nhân sản

xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ằĂằessee ¬

2.1.3 Quy định liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi

2.1.6 Các quy định khác T221 2 ceeeg 2.2 Kiến nghị giải pháp tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ

2.2.1 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh

2.2.3 Đôi mới công tác quản lý nhà nước và nâng cao năng lực bộ

máy về bảo vệ quyên lợi NTÌD con HH na

2.2.4 Nâng cao nhận thức về quyên và trách nhiệm cho NTD

2.2.5 Nghiên cứu nội dụng, yêu cầu bảo vệ quyên lợi NTD trong qua

= -

KET LUẠẬNN cuc nu HH th R00 6155 0800066945100 n800090001905010497905020809070

PHU LUC 1: SO LUGNG THANH VIEN VAN PHONG UY BAN BAO

2539400892780.) 611007

PHU LUC 2: BIEU DO CO CAU TO CHUC VAN PHONG UY BAN BAO VE NTD THAI LAN ciccsscssscososssecsecscessonsssesssccscescnsesesenevcvasscersestseceesenearsene PHY LUC 3: BIEU ĐỒ ỦY BẠN BẢO VỆ NTD THÁI LAN ee<cee

Trang 8

PHU LUC 4: BIEU DO BAN TIEP TH] VA BAN HANG TRUC TIEP

PHU LUC 5: VỊ TRÍ CÁC THÀNH VIÊN CUA UY BAN BAO VE )/)»5y: 107.) — ôÔỎ

PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC NƯỚC CÓ CƠ QUAN BẢO VỆ

NGƯỜI TIÊU DỪNG LA THÀNH VIÊN CỦA CÍŨ 5 s<ss cessseesev<s PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA ICPEN 55-s< s2 PHỤ LỤC §: KÉT QUÁ KHẢO SÁT VẺ BẢO VỆ NGƯỜI TIEU DUNG DO CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH THỰC HIỆN -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO e-ccceseresroeree

Trang 9

BANG CHU CAI VIET TAT

ACCCP (Asean Co-operation Committee Consumer Protection)

Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

AFTA

(Asean Free Trade Area)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Asian Nations)

Hội Người tiêu dùng Trung Quốc

(China Consumer Association)

CI Quốc tế Người tiêu ding (Consumer International)

cpc Uy ban bao vệ người tiêu dùng Đài Loan

CUTS Quỹ tín thác thống nhất vì lợi ích người tiêu dùng

(Consumer Unity & Trust Society) DGCCRF Tong cục cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp thương mại

của Cộng hoà Pháp

Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu

EFTA

(European Free Trade Area)

EU Liên minh Châu Âu (The European Union)

Mạng lưới thực thi bảo vệ người tiêu dùng quốc tế

ICPEN Network) (International Consumer Protection Enforcement

Trang 10

Liên hiệp các tô chức người tiêu dùng quốc tế

Uy ban cha OECD về chính sách bảo vệ người tiêu dùng

OECD CPP | (Oganisation Economic Co-operation Development

Consumer Protection Policies)

Hệ thống cảnh báo sớm sản phẩm không an toàn cho

người tiêu dùng của Châu Au RAPEX

(The European Rapid Alert System for non-food consumer

SAIC Uy ban quan ly Céng nghiép va Thuong mai

(State Administration for Industry and Commerce)

| Hội đồng Người tiêu dùng Đông Nam Á

(South East Asia Consumer Committee)

Mạng lưới các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Đông Nam

SEA-CPAN | Á (South East Asia Consumer Protection Agencies

Network)

Trang 11

SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Small and Medium Enterprises) TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỷ

(United State Federal Trade Commission)

Tổ chức Thương mại thế giới

WTO (World Trade Oganisation)

Trang 12

LOI MO DAU

1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong những năm qua, kể từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở cửa và chuyên đổi nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế Việt Nam

đã liên tục khởi sắc Chúng ta đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với sự kiện chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia vào nhiều tô chức, diễn đàn quốc tế khác,

tham gia vào các khu vực tự do hoá thương mại cũng như mở rộng thêm

nhiều lĩnh vực hợp tác với các nước Điều đó đồng nghĩa với việc hàng hoá,

sản phẩm nước ngoài sẽ dễ đàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng

cũng chính vì thế mà làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường Xét về mặt

tích cực, người tiêu dùng sẽ được lợi khi có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn sản

phẩm chất lượng tốt và phù hợp với túi tiền của mình nhưng cái gì cũng có

tính hai mặt của nó Để có lợi nhuận cao, duy trì sự tỒn tại trên thị trường

nhiều nhà sản xuất, kinh doanh đã và đang sử dụng các chiêu thức quảng cáo không trung thực, kinh doanh gian dối, tiến hành các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như sẵn sàng cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất -

Có một thực tế mà chúng ta có thể dễ dảng nhận ra là chưa khi nào vấn

dé NTD lai duoc dat ra cap thiết như hiện nay Những vụ việc gần đây như

vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3- MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối NTD đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng

đồng xã hội Các cơ quan, tổ chức có thấm quyền đã nhanh chóng có biện

pháp xử lý tuy nhiên phải thừa nhận rằng pháp luật bảo vệ quyển lợi NTD Việt Nam chưa cho phép có cơ chế để giải quyết triệt để vụ việc, đặc biệt là

cơ chế xác định thiệt bại và bồi thường cho NT bị hại trong các vụ việc nêu

trên Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng,

qua điện thoại giao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước

khác cũng đang phát triển Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận

tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi ví phạm quyền lợi NTD ngày một tỉnh vi và

Trang 13

phức tạp hơn Mặc dù năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành

Pháp lệnh Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng: ngày 02/10/2001, Chính phủ đã_ ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnh

Bảo vệ quyên lợi NTD Tuy nhiên quá trình thực thi Pháp lệnh Bảo vệ quyên lợi NTD đã cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập:

Thứ nhất, Pháp lệnh cũng như Nghị định hướng dẫn thi hành còn quy

định khá chung chung, điều này phần nào đã gây khó khăn cho quá trình thực thi Chăng hạn, liên quan đến vẫn để giải quyết khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh

mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung về quyền khiếu nại, tố cáo của NTD

mà không đưa ra các quy định cụ thể về thâm quyên cho cơ quan giải quyết,

trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, các chế tải và mức phạt đối với các hành

vi vi phạm

Thứ hai, quy định hiện nay còn thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan Chẳng hạn, liên quan đến vấn để chất lượng sản phẩm, cần có một cơ chế để khi cơ quan thống nhất quản lý nhà nước tiến hành giám định,

có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành công việc này Những vẫn đề đó

cần được cụ thể hoá trong các quy định pháp lý

Thứ ba, trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta và

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Pháp lệnh Bảo vệ NTD năm 1999 đã

không còn cập nhật Những phương thức kinh doanh mới đang phát triển ở

Việt Nam như bán hàng đa cấp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng tại nhà, bán hàng qua mạng Bên cạnh những mặt tích cực, các phương thức mới

này cũng là những phương tiện tinh vi dé lira gat NTD; tình trạng hàng nhập lậu, hàng kém phẩm chất, hàng giả, thiếu độ an toàn, các chiêu thức quảng cáo không trung thực, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến NTD cũng đang ngày càng gia tăng

_ Thứ tư, nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ NTD đã

được chuyển giao cho Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), trong đó

Cục Quản lý cạnh tranh được giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ thương mại thực hiện nhiệm vụ này Tuy nhiên, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

(ban hành năm 2001) vẫn tổn tại các quy định cũ, điều này đã phần nào gây khó khăn và nhằm lẫn cho một số tổ chức cá nhân và gầy khó khăn cho quá

trình triển khai

Trang 14

Do vậy, việc nghiên cứu dé tai: “Hoan thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức

thiết thực cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam mới chỉ có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường (mã số 2001-78-028)” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam chủ trì Tuy nhiên đề tài này cũng mới chỉ

đề cập đến các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam Thực tế chưa có một tài liệu nào nghiên cứu những bất cập trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất phát từ những nhận định trên và kết hợp với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, đẻ tài nghiên cứu khoa học về “Hoàn thiện pháp luật bảo

vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức thời sự và có giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao

2.2 Tình hình nghiÊnH CỨuH ở ngoài nước

Trên thế giới đã có nhiêu nước đã và đang nghiên cứu về pháp luật bảo

vệ NTD Những nước đi đầu trong những nghiên cứu và áp dụng pháp luật bảo vệ NTD phải kế đến như Hoa Kỳ, Anh, Australia, Nhật Bán, Pháp, Malaysia Nếu dùng công cụ Google để tìm kiếm trên mạng với từ khoá

“research” + “consumer protection policy” chúng ta cũng tìm được khoảng

25.000 trang web có nội dung về bảo vệ NTD

- Đề xuất các kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp

luật bảo vệ quyên lợi NTD ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 15

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ

thể sau đây:

-_ Làm rõ cơ sở lý thuyết về NTD và sự cân thiết phải bảo vệ quyên

lợi NTD trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- - Đánh giá khách quan thực trạng pháp luật và thực thị pháp luật bảo

vệ quyền lợi NTD, nêu bật những bất cập và nguyên nhân của những bắt cập

này

- Tim hiểu kinh nghiệm xây dựng pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD

một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Để xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

5 Đối tượng nghiên cứu

- Quy định về bảo vệ quyên lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới

- Quy định về bảo vệ quyền lợi NTD trong một số điều ước và quy định của quốc tế

6 Phạm vi nghiên cứu

- _ Về nội dung: Nghiên cứu nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD

của Việt Nam và một số nước Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn

- - Vê không gian: Việt Nam và một số nước điển hình trên thế giới

như Australia , Canada, Hoa Kỳ, Thái Lan ,

- _ Về mặt thời gian: Từ năm 1999 - 2007

7 Phương pháp nghiên cứu -

- _ Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thông như phân

tích, thống kê, luận giải Đặc biệt, phương pháp so sánh luật học được sử dụng để nêu bật những nét đặc trưng riêng biệt trong hệ thống pháp luật của từng nước về bảo vệ quyền lợi NTD

- _ Phương pháp so sánh-đối chiếu được dùng để đánh giá kinh nghiệm

của nước ngoài, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 16

- Ngoài ra, đề tải còn sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát; phương pháp nghiên cứu tại bản

§ Nội dung nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên

cứu của Đề tài được kết cầu thành 3 Chương với nội dung cụ thể các mục như sau:

Chương I: Tổng quan về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD

Chương ]ï: Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD việt nam

Chương HII: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo

vệ quyền lợi NTD Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 17

CHUONG I: TONG QUAN VE PHAP LUAT BAO VE QUYEN LOI

NGUOI TIEU DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO BẢO VỆ QUYỂN LỢI NGƯỜI TIÊU DUNG

1 Khái niệm NTD và sự cần thiết của việc bảo vệ quyên lợi NTD

Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ quyển lợi NTD quy định: “NTD 1a người

mua, sứ dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dung, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” Một cách cụ thể, NTD bao gồm:

- Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính

bản thân minh;

- Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc

cho tổ chức sử dung;

- Cá nhân, gia đỉnh, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác

mua hoặc do được cho, tặng

Ngày 15 tháng 3 năm 1962, tại một cuộc họp của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy đã phát biểu: "N7D (heo định nghĩa, bao gôm toàn thể chúng ta Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hấu hết các quyết định về kinh tế, di là của nhà nước hay tự nhân Vậy mà họ là nhóm người quan trọng độc nhất mà

quan điểm của họ thường không được chú ý tới "| Nhu vay, bao vé quyén lợi NTD là bảo vệ tất cả chúng ta Bảo vệ quyền lợi của NTD là một việc làm có

ý nghĩa thiết thực liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội; đảm bảo quyên

của NTD góp phần vào công cuộc chống bất bình đăng trong xã hội

Bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, quan hệ kinh tế chủ

yếu trong xã hội là quan hệ giữa NTD và nhà sản xuất, kinh doanh, phân phối

hàng hoá, dịch vụ Tuy là số đông, nhưng NTD không được tổ chức lại nên

họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe So với những nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất

định, NTD kém hiểu biết hơn Bởi vậy, trong mỗi quan hệ giữa họ với các

nhà sản xuất kinh doanh, NTD luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thời

Điều này thực sự đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội

' Xem Số tay công tác bảo vệ NTD, Cục Quản lý cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

Trang 18

Từ nhiều năm nay, các nước đều giành ưu tiên cao cho công tác bảo vệ

quyên lợi NTD, tôn trọng các quyền của NTD, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội Đa số các nước trên thế giới đều thiết lập cơ quan chuyên trách phụ trách công tác này Công tác bảo vệ NTD cũng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ với việc Đại hội đồng đã thống nhất thông qua Hướng dẫn của

LHQ về bảo vệ NTD từ năm 1985

Ở Việt Nam, có thể nói răng, cho đến những ngày trước “đổi mới”, hau

như quyền lợi của NTD nói chung và bộ máy bảo vệ quyên lợi của NTD nói

riêng chưa được chú ý một cách thích đáng, kê cả từ góc độ người sản xuất,

kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức của toàn xã hội

Điều này có nguyên nhân sâu xa từ những năm tháng chiến tranh khóc liệt, chúng ta phải tập trung cho sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc cũng

như giai đoạn phục hồi sau đó, mọi nhu cầu tiêu dùng đều ở mức tối thiểu Chính vì vậy, vấn để bảo vệ quyên lợi của NTD chưa được chú trọng trong

thời kỳ này phần nào do những nguyên nhân khách quan nhất định

Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đã chuyên mạnh từ nền kinh tế kế

hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và

dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tô chức

(được gọi chung là NTD) đã được xác lập với vai trò ngày càng được nâng

cao của NTD

Khi nên kinh tế thị trường càng phát triển thi càng làm nấy sinh nhiều vẫn để liên quan đến NTD Với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế

toàn cầu hóa trên thế giới, bên cạnh những cơ hội mới trong việc thoả mãn

những nhu cầu cơ bản như quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo và giá cả thích hợp, NTD Việt Nam cũng đứng trước

những nguy cơ mới Việc kiểm soát an toàn, chất lượng của hàng hoá nhập |

khẩu trở nên khó khăn, thị trường sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hành vi gây ảnh hưởng đến quyên lợi NTD như buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Các hảnh vi vi phạm đến quyền lợi của NTD cũng tinh vi và phức

tạp hơn Nhiều phương thức kinh doanh, hành vi kinh doanh gian dối gây

thiệt hại tới lợi ích NTD Bên cạnh đó là những hành vi gian lận ngày càng

tinh ví và với phạm vi rộng: lạm dụng các hàng hóa xã hội, thỏa thuận ưu tiên

Trang 19

phân phối như trong trường hợp của ngành công nghiệp ô tô châu Âu và trường hợp các thỏa thuận về giá thuốc bổ Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại cho NTD mà còn có thê gây ảnh hưởng tiêu cực đổi với tình

hình kinh tế xã hội nói chung Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường, vẫn đề NTD và bảo vệ NTD càng cân đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc

Tóm lại, tuy vấn đề bảo vệ NTD mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu,

nhưng đây lại là vấn đề cần được sự quan tâm thích đáng Bởi vì trong cơ chế thị trường, NTD có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với mọi chủ trương chính sách về kinh tế nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

2 Mục đích và vai trò của pháp luật và chính sách về bảo vệ quyền lợi NTD

Vấn đề bảo vệ NTD là công việc thuộc về tất cả mọi người với tư cách

là những nhà sản xuất, những nhà nhập khẩu, những người cung cấp, những nhà phân phối, những người sử đụng và NTD hàng hóa, dịch vụ Trên thực

tế, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD có ảnh hưởng không chỉ đến NTD mà

đến cả các nhà sản xuất kinh doanh và rộng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sự

phát triển của toàn bộ nên kinh tế

2.1 Pháp luật bảo vệ NTD dỗi với NTD

NTD là một nhân tố quan trọng trong nên kính tế - xã hội và vấn để bảo vệ quyền lợi NTD được xem là một vấn đề quan trọng trong quyết sách của một quốc gia Tuy nhiên, thực tế cho thấy là NTD lại là nhóm người thường xuyên chịu thiệt thòi

Trong mối quan hệ giao dịch mua bán trên thị trường, NTD thường bị thiếu thông tin Các nhà sản xuất, kinh đoanh hàng hóa và dịch vụ thường chỉ

đem đến cho NTD những thông tin tốt về sản phẩm của họ Do vậy, trong

mối quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh thì NTD thường bị thiệt thòi NTD cũng thường xuyên phải chịu sự bất cân xứng về mặt kinh tế và khả năng

thương lượng trong mua bán Trong khi đó, NTD lại là một nhân tố quan trọng của nên kinh tế thị trường NTD do vậy mà cần phải được pháp luật bảo

vệ

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hướng tới mục đích trước nhất là bảo

vệ NTD chống lại những hành vi xâm hại đến lợi ích của họ Pháp luật bảo vệ

Trang 20

NTD céng nhận các quyền cơ bản của NTD và chính là một công cụ dé dam bảo việc thực thi những quyền đó Chính vì vậy mà pháp luật về bảo vệ NTD

có ý nghĩa rất quan trọng đối với NTD Đó là cơ sở pháp lý quan trọng dé bảo

vệ quyền lợi của NTD, chống lại sự bất bình đẳng trong quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, rất khó để cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD có thể bảo vệ NTD trước tất cả những hành vi ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của NTD được Do vậy, NTD phải biết tự bảo vệ mình, phải

tự nâng cao kiến thức về sản phẩm, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng

hàng hóa và dịch vụ, trở thành những NTD thông thái, thận trọng NTD cần nhận thức rõ về quyên và trách nhiệm của mình và chủ động đấu tranh cho

những quyên lợi hợp pháp đó Việc hiểu biết về pháp luật bảo vệ NTD sẽ

giúp cho NTD không còn bị thiệt thòi trong mối quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh khi tiến hành các giao dịch trên thị trường và có thể giúp họ giải

quyết những khó khăn khi xuất hiện sự tranh chấp trên thị trường

2.2 Pháp luật bảo vệ NTD dối với tô chức, cá nhân sản xuất kinh

thì nhà sản xuất, kinh đoanh cũng phải chú ý nghiên cứu và đáp ứng các nhu

cầu, thị hiếu của NTD Do đó, việc tôn trọng NTD, tôn trọng các quyên NTD

trước tiên là xuất phát từ quyên lợi của nhà sản xuất, kinh doanh và việc thực

thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ góp phần tạo nên ý thức kinh doanh |

lành mạnh cho các doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, NTD có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát

triển của sản xuất, kinh doanh NTD chính là khách hàng của doanh nghiệp

Vi vay, dé phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không

quan tâm đến NTD Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp đã

biết đề cao lợi ích của khách hàng, của lấy khách hàng làm trung tâm để triển

Trang 21

khai moi ké hoach sản xuất kinh doanh của mình Muốn vậy, họ phải biết quan tâm đến NTD, lắng nghe những nhu cầu, mong muốn của NTD, tiến hành những công tác tiếp thị hướng đến NTD, cung cấp cho NTD những dịch

vụ tốt nhat:

Tuy nhién, viéc dam bao quyén lợi của NTD đòi hỏi một sự thay đổi

nhận thức về vai trò của mình từ phía các doanh nghiệp Nhiều chủ doanh nghiệp đã bắt đầu thừa nhận sự cần thiết phải quan tâm đến các lợi ích chung

của NTD trong hoạt động kinh doanh của họ Tuy nhiên, hiện nay, trên thực

tế có rất ít doanh nghiệp hoạt động phù hợp với cách nhìn này Nhìn chung, các doanh nghiệp luôn ưu tiên mục đích tối đa hóa lợi nhuận và cho rằng họ không cần phải có những khung luật pháp để đảm bảo lợi ích và nhu cầu của

NTD Quan niệm nảy là hoàn toàn sai lầm Trên thực tế, lợi ích của NTD và

lợi ích của doanh nghiệp liên quan chặt chế với nhau vì thương mại nhằm phục vụ NTD và thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu của NTD Lý do mà các doanh nghiệp xem NTD như là những trở ngại là vì họ muốn khai thác

NTD cho khoản lợi ích ki của bản thân mình Về ngắn hạn họ có thể thành

công nhưng họ không thể đứng vững vẻ lâu dài |

Hầu hết các bộ luật, cũng như các hướng dẫn chỉ đạo của LHQ đều nhằm một mục đích: bảo vệ NTD chống lại sự bất bình đăng trong quan hệ với các doanh nghiệp là những người luôn mạnh hơn và có đầy đủ thông tin hơn Tuy nhiên, về mặt phát triển kinh tế, các nghiên cứu và các chính sách đều chủ yếu tập trung vào cung, nghĩa là các doanh nghiệp Theo đó thì vấn

để quan trọng của phát triển kinh tế là phải khuyến khích đầu tư đồng thời phải tập trung vào các lĩnh vực hành chính, thuế cũng như các chính sách về

việc làm Tuy vậy, cần phải thừa nhận rằng thị trường hoạt động hiệu quả

không phải chỉ nhờ vào cung mà cỏn nhờ vảo sự cạnh tranh lành mạnh trên

thị trường Trong khi đó, cạnh tranh chỉ tồn tại thật sự khi ma quyền lợi của NTD được đảm bảo, khi NTD có tiếng nói và có khả năng lựa chọn một cách

đúng đắn Các nên kinh tế phát triển đều nhận thức được rõ điều này và thường có những cơ chế quản lý chặt chẽ để bảo vệ NTD cũng như bảo đảm cạnh tranh trên thị trường

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho

NT mà còn bảo vệ một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh của các doanh nghiệp Bảo vệ

NTD là bảo vệ tất cả mọi người trong đó có cả các nhà sản xuất kinh doanh

Trang 22

Để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh và phát triển theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ cho NTD Việc đảm bảo này sự thật

cũng sẽ đem lại lợi ích cho người sản xuất kinh doanh vì khi họ chiếm được lòng tin của NTD thì NTD sẽ tiêu thụ hàng hóa và địch vụ cho họ nhiều hơn

2.3 Pháp luật bảo vệ NTD dối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Bảo vệ NTD góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội Khi NTD không được bảo vệ thì xã hội không thể có công bằng, văn minh Thông qua việc bảo đảm quyên lợi của NTD, Pháp luật bảo vệ NTD góp phần vào việc chống những bất công trong xã hội NTD là tat cả chúng ta, bởi vậy quyên lợi của NTD được bảo đảm sẽ làm cho xã hội công bằng hơn, văn mỉnh hơn Chính sách tiêu dùng hiệu quả là một nhân tố quan trọng để đảm bảo

thị trường hoạt động tốt Bảo vệ NTD dam bao rằng NTD cé thé đưa ra

những quyết định sáng suốt và khiến cho người bán giữ vững những cam kết

về sản phẩm của mình, từ đó bảo vệ NTD góp phân vào sự cạnh tranh có hiệu

Trong nên kính tế thị trường, NTD là động lực phát triển của sản xuất

kinh doanh nói riêng và của cả nền kinh tế xã hội nói chung Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có chủ trương chính sách hướng về đân và phục vụ quyền lợi của nhân dân Pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD là cơ sở pháp lý để kịp

thời ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến NTD, nâng

cao ý thức tuân thủ pháp luật của tô chức, cá nhân kinh doanh và nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD gop phan thúc đây tiêu thụ hang hóa, sử dụng dịch vụ hiệu quả, tiết kiệm nhằm thúc đây kinh tế phat

trién nhanh, bén vitng

_ Bảo vệ quyên lợi NTD không những là bảo vệ lợi ích của số đông ma

còn làm cho xã hội được văn minh, công bằng hơn, chống lại sự lũng đoạn

của những người sản xuất, kinh doanh không chân chính, ủng hộ những

người sản xuất kinh doanh trung thực, chống lại sự cạnh tranh không lành

mạnh, làm cho kinh tế phát triển, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người Bảo vệ quyên lợi NTD chính là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh

xã hội công bằng văn minh

Pháp luật bảo vệ NTD nhằm mục đích bảo đảm mọi quyền và lợi ích

hợp pháp của NTD thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của

Trang 23

sản xuất kinh doanh Khi sản xuất và kinh doanh phát triển, NTD có sức tiêu

thụ cao thì nên kinh tế sẽ đi lên Vì vậy mà Đảng và Nhà nước luôn chủ

trương xây dựng một đất nước không những dân giàu, nước mạnh mà phải có

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong đó không có sự sản xuất kinh

doanh không lành mạnh và mọi quyền của NTD đều được đảm bảo

Bảo vệ NTD không chỉ là công việc có tính chất xã hội mà còn có tính chất kinh tế, chính trị rõ rệt Vì một khi NTD, lực lượng xã hội đông đảo nhất bao gồm toàn thê mọi người được tôn trọng, được bảo vệ, được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, họ sẽ trở thảnh động lực phát triển xã hội rất to lớn, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội

3 Một số quy định của Quốc tế về bảo vệ NTD

3.I Hướng dẫn của LHỌQ về bảo vệ NTD

Quốc tế NTD được thành lập năm 1960 là tiếng nói của NTD hàng hóa

và dịch vụ trên toàn thế giới Cho đến nay, sau 40 năm, van đề quyển của NTD ngày cảng được quan tâm nhưng bảo vệ quyên lợi NTD lại đứng trước nhiều thách thức mới đặc biệt là đối với những vấn đề liên quan đến hành vi của các doanh nghiệp

Xét về một vài khía cạnh thì vấn đề bảo vệ NTD đã đạt được những

thành tựu đáng kề từ 40 năm nay, trong đó đặc biệt phải kê đến một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh không chỉ trong khuôn khô OECD mà còn ở nhiều nước khác

Khái niệm quyền của NTD ngày càng được phổ biến rộng rãi Từ năm

1962, J.F.Kennedy, Tổng thống Hoa Kỳ là người đầu tiên đưa ra khái niệm

về những quyền cơ bản này của NTD Tuy nhiên phải đến năm 1985 thì cộng đồng quốc tế mới khăng định những quyên này bằng việc thông qua Bản hướng dẫn của LHQ về bảo vệ NTD Đây là một tài liệu cơ bản có tính pháp

lý quốc tế về bảo vệ NTD Bản hướng dẫn cung cấp một khuôn khổ cho các

Chính phủ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong việc hoạch định các

chính sách và luật pháp bảo vệ NTD Bản hướng dẫn đã được gửi cho các Chính phủ thành viên LHQ trong đó có Chính phủ Việt Nam

Tuy ra đời từ năm 1985, nhưng với nhiều lần chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, Bản hướng dẫn mang giá trị thực tiễn cao Năm

Trang 24

1996, LHQ đã gửi văn bản chính thức cho các Chính phủ thành viên để nghị

kiểm điểm lại việc thi hành Bản hướng dẫn Sau năm 1999, Bản hướng dẫn được hoàn thiện băng việc bổ sung thêm phân về bảo vệ môi trường Gần đây, trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, LHQ lại trưng cầu ý kiến của các tổ chức NTD trên thế giới để sửa đổi và bổ sung Bản hướng dẫn về bảo vệ NTD trong tình hình mới Đây là một khuôn mẫu quốc tế cho Chính phủ để sử dụng khi xây dựng và tăng cường các chính sách và luật pháp bảo

vệ NTD

Thực hiện sự quan tâm đến quyền lợi NTD trong tất cả các nước, đảm bảo cho NTD quyền được sử dụng các sản phẩm an toàn, cũng như để

khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và

hợp lý, Bản hướng dẫn bảo vệ NTD này nhằm giúp các nước thực biện và

duy trì đầy đủ việc bảo vệ người dân của mình với tư cách là NTD; hạn chế những thủ đoạn lạm dụng của các doanh nghiệp tâm cỡ quốc gia và quốc tế gây thiệt hại cho NTD

Bản hướng dẫn khuyến khích việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho

những người sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ cho NTD; tạo điều kiện

thuận lợi cho các tổ chức sản xuất và phân phối đáp ứng được những nhu câu

và nguyện vọng của NT

Bán hướng dẫn cũng khuyến khích sự phát triển của cơ chế thị trường,

tạo điều kiện cho NTD có nhiều sự lựa chọn hơn với giá cả thấp hơn; khuyến khích tiêu đùng bền vững đồng thời đây mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

bảo vệ NTD Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện của tội _phạm xuyên quốc gia, những cơ sở, cá nhân làm hàng giả hàng nhái đang

tăng cường hoạt động và tìm mọi cách đề tránh sự phát hiện của chính phủ Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn để bảo vệ quyền lợi của NTD là

hết sức cần thiết Việc hợp tác đó không chỉ đừng ở mức giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ mà cần phải được mở rộng đến tận các tổ chức phi chính phủ, các tô chức xã hội Nội dung hợp tác không chỉ dừng ở mức trao đổi, cung cấp thông tin mà cần sự phối hợp chặt chế trong hành động Chỉ có như vậy mới có thê đấu tranh hiệu quả chống lại tệ hàng giá, hàng nhái trên quy mô rộng lớn hiện nay

Trang 25

Bên cạnh đó, van dé phát triển các hội NTD cũng được đưa vảo Bản

hướng dẫn nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các tổ chức này phát triển, là tiếng nói cho NTD ở các quốc gia trên toàn thế giới

Nói tóm lại, Bản hướng dẫn của LHQ về bảo vệ NTD hướng tới sự bảo

vệ NTD tránh được những nguy hiểm đối với sức khỏe; dam bảo an toàn cho

NTD; nâng cao và bảo vệ được các quyên lợi kinh tế cho NTD Việc thực thi

Bản hướng dẫn sẽ đảm bảo cho NTD có được các thông tin nhằm làm cho họ

có thể có các lựa chọn có thông tín theo những mong muốn và sự cần thiết cá nhân của mỗi người Bản hướng dẫn cũng đề cao tầm quan trọng của công tác

giáo dục, đảo tạo cho NTD; tạo điều kiện tự do để cho NTD và các nhóm

người thích hợp hoặc các tô chức có thể lập ra các tổ chức hoặc các nhóm của

mình nhằm được nói lên được các quan điểm của họ trong quá trình quyết định có liên quan đến họ Những mục đích trên của Bản hướng dẫn thực chất

là nhằm đảm bảo 8 quyền lợi cơ bản của NTD mà LHỌ, cộng động quốc tế

và chính phủ nhiều nước đã thừa nhận

3.2 Tổ chức Quốc tế NTD (CŨ

Phong trào NTD thế giới thực sự bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ

20 khi một số nước phát triển thành lập các hội NTD Tiếp theo đó, năm

1960, Tổ chức Quốc tế NTD được thành lập với tên gọi lúc đó là Liên hiệp các Tổ chức NTD quốc tế (International Organisation of Consumer Unions- gọi tắt là IOCU) bởi một số tổ chức NTD quốc gia với nhận thức rằng phong

trảo NTD từng nước chỉ có thể mạnh lên nhờ sự hoạt động mang tính quốc tế

Tổ chức đã phát triển nhanh chóng và được công nhận là tiếng nói của phong trào NTD quốc tế, đặc biệt trong các vẫn để quan trọng như vấn đề tiêu chuẩn hoá sản phẩm và thực phẩm, y tế và quyền của người bệnh, môi trường và vẫn đề tiêu dùng bền vững, những quy định về buôn bán quốc tế và về các dịch vụ công cộng

Năm 1994, Đại hội Thế giới của Liên hiệp các Tổ chức NTD quốc tế họp ở Montpellier (Pháp) quyết định đổi tên tổ chức thành Quốc tế NTD

(Consumers International, goi tắt là CI) Quốc tế NTD hỗ trợ, tập hợp và đại

diện cho các tô chức NTD trên toàn thế giới Cho đến thời điểm này, Cl đã

có 33 thành viên (Xem Phụ lục 6), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam cũng là một thành viên của CI, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã hoàn thành

Trang 26

mọi thủ tục gia nhập tổ chức này và dự kiến sẽ trở thành thành viên chính thức của CÏ trong thời gian tới

Tổ chức Quốc tế NTD (C]) là một liên minh các tổ chức NTD trên toàn thế giới hoạt động trên nguyên tắc phối hợp với các hội thành viên và là tiếng nói độc lập của NTD trên toàn thế giới Nhiệm vụ chính của CÍ là tạo lập một phong trào NTD trên thế giới đủ lớn mạnh để bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của NTD trên toản thế giới đồng thời củng cố ảnh hưởng của họ ở mọi nơi

Quéc té NTD hướng tới một thé giới trong đó mọi NTD được có

_ những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo an toàn, được hưởng đây đủ mọi

quyền lợi hợp pháp đồng thời tận dụng sức mạnh tập thể của mình để hành

- động vì lợi ích của NTD trên phạm vi toàn thế giới

Quốc tế NTD hướng tới một xã hội công băng, trung thực thông qua

việc bảo vệ quyền của mọi NTD, những NTD nghèo, người bị gạt ra ngoài lẻ

xã hội và những người bị thiệt thòi, thông qua việc hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên và phong trào NTD nói chung và đấu tranh ở phạm vi quốc tế cho những chính sách có liên quan đến NTD

Trong bối cảnh toàn câu hóa như hiện nay, CI nhận thức rõ răng nhu

cầu đứng lên tự bảo vệ mình của NTD trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Chính vì vậy, sự hiện đại hóa phong trào của C[ là hết sức cần thiết dé dam

bảo một tương lai bền vững và cân bằng cho NTD trong hoàn cảnh mà thị

trường thế giới ngày càng bị thống lĩnh bởi các doanh nghiệp quốc tế

Trong thời gian tới, mục tiêu của CI là thực hiện có hiệu quả các chiến

dịch trên một số chủ để quan trọng liên quan đến NTD thế giới trong đó CI

đóng vai trò lãnh đạo và là người phát ngôn chính Vấn để kiểm soát hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia cũng được Cl rất lưu tâm trong giai đoạn này khi mà hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng được đây mạnh, NTD đứng trước nhiêu nguy cơ do quá trình toàn cầu hóa gây ra CÏ đặt mục tiêu theo dõi sát sao hành vi của các tập đoàn này với tư cách là “quan sát

z 11%

CÏ hướng đến mục tiêu thành lập trên thế giới các tổ chức cho NTD đủ lớn mạnh để thông qua CÍ thực hiện các chiến dịch lớn vì lợi ích của NTD

trong nước và trên thế giới từ đó trở thành một hiệp hội lớn mạnh và bên

vững thực hiện nhiệm vụ của mình trên phạm vi toàn thế giới

Trang 27

3.3 Hợp tác quốc t về bảo vệ NTD

Van dé hợp tác quốc tế về bảo vệ NTD đang ngày càng được chú trọng Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, các quốc

gia bắt đầu nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập một cơ chế bảo vệ NTD ở

cấp độ khu vực Ý tưởng thành lập một Uỷ ban bảo vệ NTD mang tính khu

vực đã được hình thành và phát triển ở nhiều khu vực đặc biệt là ở các khu vực kinh tế phát triển Ở nhiều khu vực trên thế giới cũng đã hình thành các

cơ chế cảnh báo về các sản phẩm nguy hiểm cũng như cơ chế chia sẻ thông

tin giữa các quốc gia nhằm đem lại một sự bảo vệ tốt nhất cho NTD,

3.3.1 Ủy ban của OECD về chính sách NTD (OECD CPP)

Ủy ban của OECD về chính sách NTD được thành lập vào 12 tháng 11 năm 1969 nhằm củng có việc hợp tác về bảo vệ NTD giữa các cơ quan bảo

vệ NTD ở các nước thành viên của OECD

Cho đến nay, OECD CPP có 30 thành viên Mục đích của tô chức này

là thúc đây các quốc gia thành viên thông qua và thực thi các tiêu chuẩn quốc

tế và các chính sách khuôn mẫu về báo vệ NTD

OECD CPP đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm bảo vệ NTD chống lại các thế lực trên thị trường như khảo sát và nghiên cứu các chính sách NTD cũng như các công cụ của thương mại quốc tế có tác dụng nâng cao hiệu quá

của việc bảo vệ NTD; nghiên cứu về thương mại điện tử trong thời đại công

nghệ thông tin hiện nay; cung cấp các thông tin để giúp đỡ NTD có những quyết định đúng đắn và đảm bảo rằng các quyết định này cổ động cho cạnh tranh trên thị trường

OECD CPP hướng tới việc đảm bảo việc thực thi các chuẩn mực quốc

tế về an toàn, công bằng, minh bạch trong trao đối thương mại xuyên quốc

gia QECD CPP cũng hướng tới việc nâng cao hiệu quả của thị trường, đảm bảo an toàn cho NTD va đảm bảo sự trung thực trong kinh doanh OECD CPP phối hợp và tham khảo thường xuyên các đại diện của các tổ chức NTD cũng như các cộng đồng doarth nghiệp

Năm 1999, OECD đã thông qua Các nguyên tắc chỉ đạo về bảo vệ

NTD trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ NTD khi thực

hiện các giao dịch qua mạng Các nguyên tắc chỉ đạo này đưa ra các tiêu chí, phạm vi và các nguyên tắc cơ bản để bảo vệ hiệu quả các giao dịch qua mạng

Trang 28

giữa NTD và các doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và

dịch vụ một cách minh bạch, lành mạnh, phải hướng dẫn cho NTD và cung

cấp đầy đủ các thông tin về công ty cũng như các sản phẩm của họ cho NTD Các nguyên tắc chỉ đạo này cũng để cập đến vẫn đề hợp tác toàn diện giữa

các nước thành viên trong việc bảo vệ NTD trong thời đại điện tử

Các nước thành viên phải điều chỉnh và hoàn thiện các quy định pháp

luật của nước mình cho phù hợp với tình hình kinh tế mới khi mà thương mại điện tử đang rất phát triển và phải có đây mạnh việc tuyên truyền, giáo dục đến NTD Đồng thời các nước thành viên cũng cam kết trao đôi thông tin và

thiết lập các thỏa thuận song phương và đa phương đê đây mạnh hợp tác toàn

điện

Tiếp đó, năm 2003, các nguyên tắc chỉ đạo trong bảo vệ NTD đối với các gian lận thương mại xuyên biên giới đã được OECD thông qua Các nguyên tắc này đã tạo ra một khung pháp lý chung giúp cho các nước thành viên của OECD chống lại có hiệu quả các hành vi thương mại gian lận xuyên biên giới thông qua việc hợp tác chặt chế, kịp thời và có hiệu quả giữa các cơ quan bảo vệ NTD của các nước thành viên Bản hướng dẫn đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và các biện pháp để đây mạnh hợp tác về bảo vệ NTD

Theo đó, các quốc gia tăng cường việc tham khảo, tư vấn các nước bạn trong

quá trình xây đựng các quy định pháp luật đồng thời thiết lập các thỏa thuận

giữa các thành viên, nâng cao vai trò của các cơ quan bảo vệ NTD và xây

dựng các văn phòng phối hợp giữa các nước

3.3.2 Mạng lưới thực thi bảo vệ NTD quốc té (ICPEN)

Y tưởng về một mạng lưới quốc tế của các cơ quan giám sát thị trường

xuất hiện từ hội nghị năm 1991 của các cơ quan bảo vệ NTD của EU và Hiệp

hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA) tại Copenhagen theo sáng kiến của cơ quan bảo vệ NTD Đan Mạch

Trên cơ sở sáng kiến này, năm 1992, tại London, mạng lưới giám sát

thị trường thể giới đã được chính thức thành lập Sau đó, tại Hội nghị Sydney năm 2002, mạng lưới này đã được đổi tên thành Mạng lưới thực thi bảo vệ NTD quốc tế (ICPEN) nhằm phản ánh rõ hơn mục đích của tổ chức nay Mạng lưới tập hợp các tổ chức chính phủ có hoạt động liên quan đến việc

thực thi pháp luật thương mại công băng và bảo vệ NTD

Trang 29

Cho đến nay, mạng lưới tập hợp 38 nước thành viên và hai tổ chức

quốc tế (Ban Thư ký của OECD và Ủy ban châu Au) Xem Phụ lục 7)

Mục tiêu chủ yếu của ICPEN là tạo điều kiện ngăn chặn và xử lý các hành vi kinh doanh gian đối có yếu tổ quốc tế đồng thời tạo điều kiện cho các

hoạt động thực tiễn nhăm mục đích bồi thường thiệt hại cho NTD trước

những gian lận trong giao dịch thương mại bằng các thúc đây một cơ chế hợp tác giữa các thành viên của ICPEN

Bên cạnh đó, mạng lưới cũng là nơi để các bên trao đổi thông tin đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng pháp luật bảo vệ NTD cũng

như việc thực thi pháp luật này nhằm mục đích thúc đây sự thông cảm, hiểu

biết giữa các nước thành viên

3.3.3 Hệ thống cảnh báo sớm sản phẩm không an toàn cho NTD của

giao dịch và sử dụng các sản phẩm có dấu hiệu gây nguy hiểm cho sức khỏe

và sự an toàn của NTD trong đó bao gồm cả các biện pháp cưỡng chế của các chính phủ cũng như các biện pháp do các nhà sản xuất và phân phỗi tự

nguyện đưa ra và thực hiện

Khi phát hiện sản phẩm có thế gây nguy hại cho NTD, tổ chức, cá nhân

sản xuất kinh đoanh phải ngay lập tức cung cấp các thông tin đầu tiên về sản

phẩm cho cơ quan chức năng có liên quan Các cơ quan này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn nhà sản xuất kinh doanh hoàn thành đầy đủ việc khuyến cáo đồng thời có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Châu Âu và và các quốc gia thành viên khác thông qua cơ chế trao đổi thông tin về các sản phẩm nguy

hiểm của Liên minh (RAPEX)

Ủy ban châu Âu công bố danh sách các sản phẩm tiêu dùng nguy hiểm

này vào thứ sáu hàng tuần Danh sách này sẽ cung cấp mọi thông tin về sản phẩm có liên quan, những nguy hiểm do sản phẩm mang lại cũng như các

biện pháp khắc phục mà quốc gia gửi khuyến cáo đã thực hiện

Trang 30

3.3.4 Hop tac quéc tế về bảo vệ NTD ở Đông Nam Á

Từ khi ASEAN được thành lập, chưa có một sự hợp tác nào giữa các

nước thành viên về vấn để bảo vệ NTD Điều này được thê hiện trong cơ cầu

tổ chức của Ban thư kí ASEAN không có bất kỳ một cơ quan hay tô chức bảo

vệ NTD nào mang tính khu vực và kết quả là chưa có những nỗ lực về giáo

dục và thông tin cho NTD ở mức độ khu vực ASEAN

Nhận thức rõ rằng mục đích thực sự của hội nhập kinh tế không chỉ là

tự do hoá thương mại và dịch vụ mà còn là nâng cao chất lượng cuộc sống

của mọi công dân thuộc ASEAN, các quốc gia ASEAN đều hướng tới việc đảm bảo cho NTD của mình được đại điện một cách đầy đủ Cách thức hiệu quả nhất để đạt được điều này là thiết lập một Hội đồng hay Uý ban NTD ở

cấp độ khu vực ASEAN nhằm theo đối các vấn đề NTD và đại diện cho NTD

NTD, bảo dam an toàn cho NTD trong khu vực, tại Hội nghị về bảo vệ NTD

các nước Đông A lần thứ 2 tại Indonesia, các nước trong khu vực đã thông

nhất xây dựng đề án thành lập ba tô chức về bảo vệ NTD bao gồm Ủy Ban

hợp tác về bảo vệ NTD ASEAN (ACCCP), mạng lưới các cơ quan bảo vệ

NTD Đông Nam Á (SEA-CPAN) và Hội đồng NTD Đông Nam Á (SEA- CC) Hiện nay các cuộc họp kỹ thuật đang được luân phiên tô chức tại các quốc gia Đông Nam Á nhằm thúc đây tiến trình thành lập các tổ chức nảy

- Ủy Ban hợp tác về bảo vệ NTD ASEAN (ACCCP)

Các nước ASEAN mong muốn thiết lập một Uỷ ban thường trực

ASEAN về Bảo vệ NTD để tăng cường việc tư vấn cho các cơ quan và các tô chức NTD trong các nước thảnh viên ASEAN Uỷ ban này có trách nhiệm hỗ trợ phát triển và triển khai cơ chế và các chương trình bảo vệ NTD cho các

Trang 31

- nước thành viên chưa thực hiện; nghiên cứu ảnh hưởng của khu vực mậu địch

tự do ASEAN (AFTA) đối với NTD, dẫn dắt mạng lưới các cơ quan bảo vệ

NTD để thúc đây trao đổi và chia sẻ thông tin Uỷ ban cũng chịu trách nhiệm thúc đây hợp tác hợp tác để hướng tới sự hoà hợp pháp luật bảo vệ NTD

trong khu vực ASEAN đồng thời chú trọng việc nâng cao năng lực cho các

cán bộ làm công tác bảo vệ NTD thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo

trong khu vực

- Mạng lưới các cơ quan bảo vệ NTD Đông Nam Á (SEA-CPAN)

Các nước thành viên ASEAN đang kêu gọi sự hợp tác về cơ chế bảo vệ

| NTD khu vuc để bảo vệ lợi ích của 500 triệu người dân trong ASEAN Bảo

vệ quyển lợi của NTD cần được thúc đây mạnh mẽ bởi toàn bộ các thành viên ASEAN Việc thiết lập một mạng lưới Các cơ quan bảo vệ NTD ASEAN liên kết chính thức với Ban thư ký ASEAN sẽ cho phép chia sẻ thông tin về chính sách và pháp luật bảo vệ NTD trong các nước

Hai đề xuất quan trọng trong khuôn khổ của SEA-CPAN là cơ chế

cảnh báo sớm đối với các sản phẩm không an toàn và cơ chế giải quyết tranh chấp xuyên quốc gia ASEAN sẽ phải thực thi một hệ thống để cảnh báo cho

nhau khi sản phẩm tiêu dùng là bị cấm, hạn chế hoặc bị thu hồi trong các

nước thành viên ASEAN Một cơ chế chia sẻ thông tin cũng được thiết lập để

đảm bảo rằng sản phẩm bị cắm ở một nước sẽ không tràn vào nước khác và những vấn đề quan trọng khác liên quan đến bảo vệ NTD phải được tuyên

truyền cho 500 triệu NTD Bên cạnh đó, một hệ thống giúp NTD ở nước của mình có thể đòi bồi hoàn đối với tổn thất, hư hỏng xảy ra với hàng hoá và

dịch vụ từ các nước ASEAN cũng sẽ được thiết lập trong khuôn khô của

SEA-CPAN

- Hội đồng NTD (SEA-CC):

Các nước ASEAN cũng nhất trí thành lập Hội đồng NTD ASEAN, liên

kết chính thức với Ban thư ký ASEAN Để bảo vệ NTD, Hội đồng NTD

ASEAN sẽ giữ vai trò tuyên truyền thông tin tới NTD và thúc đây giáo dục

NTD Họ cũng tạo ra một diễn đàn cho tổ chức NTD của các nước thành viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm và thông tin

Hội đồng NTD có nhiệm vụ phát triển thông tin NTD và các chương

trình giáo dục để xác định nhu cầu của NTD liên quan đến Hiệp định tự do

thương mại ASEAN; thể hiện quan điểm của NTD trong tất cả các lĩnh vực

Trang 32

liên quan đến bảo vệ NTD lên Cơ quan bảo vệ NTD ASEAN đông thời hỗ trợ thiết lập và phát triển tổ chức NTD ở những quốc gia thành viên ASEAN mà chưa có tổ chức này

Như vậy, cùng với sự phát triển của xu thế toản cầu hóa, bảo vệ quyền

lợi NTD đang trở thành một vấn đề rất bức xúc và cần sự quan tâm của mọi

đối tượng Nếu như trên thị trường cần có những NTD có khả năng phát huy vai trò của mình thì cũng cần phải có các hành vi thương mại đúng đắn, lành

mạnh và tuân thủ các chuẩn mực về an toàn, trung thực và minh bạch nhắm

đảm bảo một môi trường cạnh tranh thực sự Bên cạnh đó, cũng cần phải có

một hệ thống pháp luật báo vệ quyên lợi NTD hoàn chính và toàn diện đồng thời có một chế tài đủ mạnh nhằm đảm bảo cho việc thực thi những quy định

pháp luật đó thì sự tự do hựa chọn của NTD — động cơ quan trọng nhất của thị

trường- mới được đảm bảo

H TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VẺ XÂY DỰNG VÀ

THỰC THỊ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU DÙNG - BÀI HỌC KINH

NGHIỆM ĐÓI VỚI VIỆT NAM

1 Pháp luật bảo vệ NTD của một số quốc gia đang phát triển

1.1 Thúi Lan

1.1.1 Các Luật liên quan đến bảo vệ NTD ở Thái Lan

Hai Luật trung tâm về bảo vệ NTD ở Thái Lan là Luật Bảo vệ NTD năm 1979 và Luật về tiếp thị và bán hàng trực tiếp năm 2002 Luật Bảo vệ

NTD quy định cụ thể các quyền vả nghĩa vụ của NTD, của chủ thể kinh

doanh và cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ NTD và điều

chỉnh ba lĩnh vực chính: bảo vệ NTD trong lĩnh vực quảng cáo, vấn đề ghi nhãn mác và hợp đồng Luật về tiếp thị và bán hàng trực tiếp nhằm giám sát

và quản lý hoạt động tiếp thị và bán hàng trực tiếp, và bảo vệ NTD trong các

hoạt động kinh doanh đó Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD (Office of the Consumer Protection Board - OCPB) trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ là cơ quan trung ương về bảo vệ NTD Văn phòng thành lập theo quy

định của Luật Bảo vệ NTD và chịu trách nhiệm thực thi 2 nguồn luật này ở Thái Lan

Trang 33

a Luat Bao vé NTD nim 1979

- Mục tiêu của Luật là nhằm bảo vệ NTD đối với vấn đề ghi nhãn, hợp đồng, quảng cáo sai lệch và gây nhằm lẫn Đây là luật cơ bản hỗ trợ việc bảo

vệ các quyền cơ bản của NTD nói chung, trong trường hợp tổn tại luật

chuyên ngành quy định cùng một vấn để thì các luật này cũng sẽ được áp

dụng Các quy định của Luật Bảo vệ NTD chỉ được áp dụng khi nó không có

sự chồng chéohoặc trái với các quy định của luật chuyên ngành Tuy nhiên, khi có sự vi phạm quyên của NTD thì Uý ban Bảo vệ NTD (sẽ trình bày ở phần sau) sẽ tự mình tiến hành khởi kiện hoặc theo yêu cầu của NTD bị xâm hại để bảo vệ NTD Uỷ ban với chức năng là một cơ quan nhà nước có quyền

cử một công tố viên để khởi tố vụ việc hoặc yêu câu bồi thường thiệt hại mà

không phải chịu án phí

Luật Bảo vệ NTD 1979 đưa ra 5 quyền của NTD như sau:

- quyên nhận thông tin chính xác và đây đú về chất lượng của hàng hoá

và dịch vụ

- quyền tự do lựa chọn hàng hoá và dịch vụ

- quyén đòi hỏi an toàn trong tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ

- quyền nhận được hợp đồng công bằng

- quyền được xem xét và bồi thường những thiệt hại theo quy định của

các luật hoặc quy định tại Luật này

b Luật tiếp thị và bán hàng trực tiếp năm 2002

Luật tiếp thị và bán hàng trực tiếp được ban hành nhăm cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho NTD trong hệ thống bán hàng và tiếp thị trực tiếp, hệ

thống mà ở đó NTD dễ bị đối xử không công băng hơn các hệ thống kinh

doanh khác và ảnh hưởng đến trật tự quản lý công

“Up ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp ”có nhiệm kỳ 3 năm được thiết

lập để quán lý các hoạt động nêu trên theo quy định của luật (xem phụ lục 4)

Tất cả những người nào muốn tổ chức kinh doanh theo hình thức bán hàng và tiếp thị trực tiếp sẽ phải đăng ký theo các quy định và các thủ tục mà

Uỷ ban đã đưa ra Không một ai được phép tô chức hoạt động kinh doanh bán hàng hoặc tiếp thị trực tiếp mà chưa đăng ký kinh doanh hoạt động này Nhằm bảo vệ NTD tốt hơn, Luật quy định khi mua hàng hoá và dịch vụ thông

Trang 34

qua bán hàng và tiếp thị trực tiếp, NTD được quyên huỷ, thay đổi quyết định

và chấm dứt hợp đồng bằng việc thể hiện ý định của họ bằng văn bản tới người bán hàng hoặc tiếp thị trực tiếp (cooling-off) trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng hoá và dịch vụ Người bán hàng hoặc tiếp thị trực tiếp phải hoàn lại cho NTD toàn bộ số tiền mua hàng hoá và dịch vụ trong vòng

15 ngày kế từ ngày họ nhận được thông báo

| Ngoài Luật Bảo vệ NTD và Luật tiếp thị và bán hàng trực tiếp, cỏn có

các luật khác có liên quan như: Luật các điều khoán hợp đồng không lành

mạnh A.D.1997, Luật Cạnh tranh Thương mại năm 1999, Luật giao dịch điện

tử A.D.2001, Luật về lương thực, thực phẩm A.D.1979, Luật Dược phẩm A.D.1958, Luật về mỹ phẩm A.D.1992 Bên cạnh đó, dự Luật trách nhiệm

sản phẩm đưới đây hiện đang được Quốc hội Thái lan xem xét và ban hành

1.1.2 Hệ thông bảo vệ NTD hiện hành của Thái Lan

a Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD (OCPB)

Như đã đề cập ở phần I, ở Thái Lan, OCPB thuộc Văn phòng Thủ

tướng Chính phủ là cơ quan chính có chức năng bảo vệ NTD, được thành lập ngày 5/5/1979, hoạt động theo Luật Bảo vệ NTD, chịu sự quản lý và kiểm soát của Thủ tướng Chính phủ Người đứng đầu cơ quan này là “Tổng Thư ký” OCPB có thâm quyên và trách nhiệm như sau:

- tiép nhận khiếu nai của NTD khi quyền lợi của họ bị xâm hại do hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra; -

- theo đõi và giám Sát các hoạt động của những doanh nghiệp vi phạm

quyền của NTD, và sắp xếp để kiểm tra và thâm định chất lượng hàng hóa và

dịch vụ nhằm bảo vệ quyên loi NTD;

- thúc đây hay tiễn hành việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo

vệ NTD cùng các viện nghiên cứu hay các cơ quan khác;

- thúc đây giáo dục cho NTD về an toàn và nguy hại của hàng hóa,

- phô biến thông tin kỹ thuật và thông tin giáo dục tới NTD nhăm tạo thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực

tự nhiên;

Trang 35

- hợp tác với các cơ quan nhả nước và các cơ quan khác có thâm quyền

và trách nhiệm quản lý, thúc đây hoặc xây dựng các tiêu chuẩn của hàng hóa

và dịch vụ;

- thực hiện các hoạt động khác do Ban hoặc các Ủy ban khác giao phó

Số lượng cán bộ của OCPB tính đến ngày 01/04/2007 là 160 người

(Chỉ tiết tại Phụ lục 1)

Như vậy một trong những chức năng chính của OCPB là tiếp nhận

khiếu nại của NTD khi họ bị xâm hại bởi các hành vi của chủ thể kinh doanh Khi nhận được khiếu nại của NTD, OCPB thường có cơ chế để Cung cấp

những hỗ trợ cần thiết cho NTD Hai cơ chế chính dưới đây thường được sử

dụng để giải quyết việc bồi thường cho NTD:

(1) Thương lượng:

- Thương lượng sơ bộ do công chức của OCPB thực hiện

Bước 1: Xem xét các vấn đề từ người khiếu nại (NTD)

Bước 2: Yêu cầu chủ thể kinh doanh và NTD thương lượng, trong đó cán bộ của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD giữ vai trò như là trung gian hoà

giải

- Thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán

về hợp đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của NTD, nếu như thương lượng sơ bộ thất bại, vẫn đề sẽ được chuyển đến Uỷ

ban vụ việc để tiếp tục xem xét

(2) Khởi tố

Luật Bảo vệ NTD trao cho Uỷ ban Bảo vệ NTD quyền tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của NTD khi Uỷ ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu

Trong trường hợp Uỷ ban thấy cần thiết tiến hành khởi kiện đối với

hành vị vi phạm quyền của NTD hoặc khi nhận được khiếu nại của NTD mà

các quyền của họ bị xâm phạm, và Uỷ ban nhận thấy rằng việc khởi tố sẽ có lợi cho NTD xét về tông thể thì Uý ban có quyên chỉ định công tổ viên với sự chấp thuận của Tổng Vụ trưởng Vụ khởi tố công, hoặc một công chức chuyên trách về bảo vệ NTD trong OCPB tiến hành khởi tố vụ án dân sự và hình sự tại toà án đối với những người vi phạm quyền cua NTD

Trang 36

Đối với các khiếu nại hoặc tranh chấp của NTD liên quan đến hợp đồng, ghi nhãn và quảng cáo, hiện nay OCPB đang từng bước xử lý dựa trên thương lượng với sự tham gia của công chức OCPB và thông qua Tiểu ban hoà giải để hoà giải, dàn xếp vụ việc, với các vẫn đề khác như ngân hàng hoặc bảo hiểm, các cơ quan chuyên trách cũng đã quy định các biện pháp để bảo vệ NTD trong phạm vị, lĩnh vực mà họ quản lý

b Uỷ ban Bảo vệ NTD

Bên cạnh đó, Thái lan còn có một cơ quan có tên là Uỷ ban Bảo vệ NTD (các thành viên của Uỷ ban có nhiệm kỳ là 3 năm), (xem phụ lục 3)

Uy ban Bảo vệ NTD có chủ tịch là Thủ tướng Chính phủ, và bao gồm

các thành viên thuộc hầu hết các cơ quan chính phú có liên quan Uý ban giữ một trong những trọng trách quan trọng là đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng những vấn đề liên quan đến chính sách và biện pháp bảo vệ NTD; Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho Uỷ ban giải quyết bất kỳ vấn để quan trọng nào về bảo vệ NTD Uỷ ban có thể để xuất ý kiến của mình lên Hội đồng Bộ trưởng xem xét và triển khai Nếu Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy cần ban hành các

chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ NTD, họ sẽ giao cho Ủy ban Bảo vệ

NTD cùng với sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Uỷ ban Bảo vệ NTD có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây: .~ xem xét các khiếu nại của NTD khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt

hại do hành vị doanh của doanh nghiệp; |

- khởi kiện đối với hàng hóa gây hai cho sttc khée NTD theo Diéu 36 —

Luật Bảo vệ NTD;

- công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của NTD, và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ

hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;

- đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ủy ban vụ việc, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ủy ban vụ việc;

- ban hành các quy định lên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của

Ủy ban vụ việc và tiểu ủy viên;

- giám sát và thúc đây việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của

các cán bộ có thấm quyên, các quan chức chính phủ hay các cơ quan nhà

Trang 37

nước khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán

bộ có thấm quyền đối với vi phạm đến quyền cua NTD;

- xây dựng thủ tục khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyên lợi hợp

pháp của NTD khi Ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu

- đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện

pháp bảo vệ NTD, xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn để nào liên quan

đến bảo vệ NTD khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao

- tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của

Ban

Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Uý ban có thể giao cho OCPB

thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất đẻ trình lên Uỷ ban xem xét

Bên cạnh OCPB, còn có các cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ NTD như: Cục Quản lý lương thực và thuốc (Bộ Y tế); Vụ Thương mại nội địa, Vụ Bảo hiểm (Bộ Thương mại); Vụ Quy hoạch đô thị và việc công, Vụ

Đất đai (Bộ Nội vụ) và các tổ chức NTD tư nhân được OCPB chứng nhận

bao gồm: Hiệp hội sức mạnh NTD Thái Lan, Hiệp hội Bảo vệ lợi ích NTD, Hiệp hội Bảo vệ quyển lợi NTD, Hiệp hội Báo vệ quyền và lợi ích cộng

- đồng: Quỹ tài trợ cho NTD

1.2 Indonésia

1.2.1 Các Luật lién quan dén bao vé NTD ở Inđônêsia

Luat Bao vé NTD Inđônêsia ban hành ngày 20/4/1999, có hiệu lực từ

ngày 21/4/2000 Trước khi ban hành Luật này thì không có một văn bản pháp

lý nào quy định đây đủ một khung pháp lý cho bảo vệ NTD ở Inđônêsia Luật bao gồm 15 Chương và 65 Điều quy định quyên và trách nhiệm của NTD, tổ

chức, cá nhân kinh doanh, các cơ quan, tổ chức về bảo vệ NTD, trách nhiệm

hướng dẫn và giám sát về bảo vệ NTD, cơ chế giải quyết tranh chấp, các chế

tài xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD

Luật Bảo vệ NTD 1999 định nghĩa bảo vệ NTD (Điều 1) là “2oàn bộ những nỗ lực đảm bảo sự chắc chắn về mặt pháp lý để bảo vệ cho NTD”

Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ NTD là khá rộng: bao gồm toàn bộ các loại hàng hóa, hữu hình hoặc vô hình, di động hoặc bất động, có thể tiêu thụ hoặc không thể tiêu thụ, có tính thương mại được NTTD tiêu dùng, sử dụng

Trang 38

hoặc khai thác (Điều 1, khoản 4) và tất cả các loại hình dịch vụ (Điều 1, khoản 5) cũng như các hình thức quảng bá hàng hóa và dịch vụ

Luật Bảo vệ NTD quy định cụ thể về cạnh tranh không lành mạnh, các

điều khoản tiêu chuẩn, trách nhiệm trong bảo hành, quảng cáo và trách nhiệm đối với sản phẩm Ngoài ra, một phạm vi lớn của Luật còn để cập đến các khung pháp lý cho tổ chức bảo vệ người tiêu đùng ở Inđônôêsia

Mặc dù Luật được ban hành gần đây nhưng vấn để bảo vệ NTD còn

được điều chỉnh ở các luật khác nhăm bảo vệ lợi ích NTD như:

- _ Luật số 2 năm 1966 về Vệ sinh

-_ Luật số 15 năm 1985 về Điện lực

- _ Luật số 23 năm 1992 về Sức khỏe

(các khu vực cấp 1) đề hỗ trợ thực thi các trách nhiệm của Uỷ ban Chính phủ

sẽ thành lập Ban Giải quyết tranh chấp người tiêu dùng (Các khu vực cấp 2)

để giúp tòa án giải quyết các tranh chấp về nguời tiêu dùng

1.2.2 Các cơ quan, tô chức bảo vệ người tiêu dùng và cơ chế giải

a Uy ban bao vé ngudi tiéu ding quéc gia (NCPB)

Uy ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia được thành lập tại thủ đô Jakarta và chịu trách nhiệm trước Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêsia Uý ban có trách nhiệm chính là tư vấn cho chính phủ về các chính sách người tiêu dùng, tiễn hành các nghiên cứu các vấn đề và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, nghiên cứu về hàng hóa và dịch vụ liên quan đến an toàn của người tiêu dùng, thúc đây sự phát triển của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và tiếp nhận các khiếu nại về bảo vệ người tiêu dùng Uỷ ban cũng có trách nhiệm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 39

Theo quy định tại Chương 3 Luật Bảo vệ NTD thì NCPB chức năng va

nhiệm vụ như sau:

- tư vấn và đề xuất ý kiến cho Chính phủ trong việc xây dựng chính

sách về bảo vệ NTD;

- nghiên cứu và đánh giá luật và các qui tắc hiện hành về bảo vệ NTD;

- nghiên cứu về hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến sự an toàn của

NTD;

- thúc đây sự phát triển các tô chức bảo vệ NTD;

- phổ biến thông tin liên quan đến bảo vệ NTD trên các phương tiện thông tin đại chúng:

- tiếp nhận khiếu nại về bảo vệ NTD từ mọi người, từ các tổ chức bảo

vệ NTTD hoặc từ các doanh nghiệp;

- khảo sát về nhu cầu của NTD

Để triển khai những nhiệm vụ nêu trên, NCPB có thể hợp tác với các

tô chức NTD quốc tế

NCPB sẽ bao gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch làm việc đồng thời

như một thành viên, và không dưới 15 và không nhiều hơn 25 thành viên đến

từ các khu vực (Chính phủ; doanh nghiệp; các tổ chức bảo vệ NTD; các viện

si (hoc g1ả); các chuyên gia

Các thành viên của NCPB sé được chỉ bố nhiệm và miễn nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị của Bộ trưởng, sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng đại diện nhan dan (People’s Representative Assembly)

Nhiệm kỳ hoạt động của Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên trong

Uỷ ban là 3 năm và có thể được tái bố cho một nhiệm kỳ tiếp theo Chủ tịch

và Phó chủ tịch của NCPB sẽ được bâu bởi các thành viên trong Uỷ ban

b Ban giải quyết tranh chấp NTD

Chính phủ sẽ thiết lập Ban giải quyết tranh chấp NTD ở các khu vực

cấp II cho việc giải quyết các tranh chấp ngoài toà án Các thành viên của Ban này sẽ được tuyển chọn từ chính phủ, NTD và cộng đồng kinh doanh,

mỗi một khu vực (chính phủ, NTD và cộng đồng kinh doanh) sẽ có không ít hơn 3 thành viên và nhiều hơn 5 thành viên thamn gia Việc bổ nhiệm và

miễn nhiệm các thành viên của Ban sẽ được thực hiện theo quyết định của Bộ

Trang 40

trưởng Ban bao gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, đồng thời giữ tư cách

của bộ luật hình sự hoặc việc đệ đơn khiếu nại lên tòa án công nếu một bên

thấy không thể giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp

c Tổ chức bảo vệ NTD -

Chính phủ sẽ công nhận các tô chức bảo vệ NTD đủ điều kiện Trách

nhiệm của các tổ chức bảo vệ NTD bao gồm:

- phố biến thông tin nhằm tăng cường nhận thức về quyền và nghĩa vụ |

của NTD cũng như sự thông thái trong việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ;

- tư vấn cho NTD khi có yêu cầu;

- hợp tác với các cơ quan có liên quan nhằm đây mạnh triển khai công

- giúp đỡ NTD trong việc bảo vệ quyên của họ, bao gồm tiếp nhận khiếu nại và thông báo của NTD; |

- phối hợp cùng các chính phú và cộng đồng tiễn hành giám sát việc

thực thi công tác bảo vệ ND;

Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp, có một số điểm đáng lưu ý được quy định trong Chương V của Luật như sau:

- Bất cứ NTD nào bị xâm hại đều có thể khởi kiện thông qua một cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa NTD và doanh nghiệp

hoặc thông qua toà án;

- Việc giải quyết tranh chấp của NTD có thể được tiến hành trong và

ngoài toà án dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên;

Ngày đăng: 14/05/2014, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w