6. Bố cục
2.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1947
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với nhân dân cả nƣớc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên bƣớc vào thời kì xây dựng chế độ mới, đồng thời phải đối phó với nhiều khó khăn, trở ngại.
Dƣới danh nghĩa đại diện lực lƣợng Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, các thế lực đế quốc và phản động đã dồn dập kéo vào Việt Nam. Sau khi tràn qua một số tỉnh biên giới phía Bắc, khoảng 50.000 nghìn quân Trung Hoa Dân quốc trong Quân đoàn 93 thuộc Phƣơng diện quân thứ nhất kéo vào địa phận tỉnh Thái Nguyên. Chúng chiếm đóng nhiều vị trí quan
trọng trong thị xã Thái Nguyên và dọc đƣờng số 3 từ cầu Đa Phúc đến thị xã. Đi tới đâu, chúng cũng đều cƣớp bóc, tàn phá, chiếm nhà dân, quán chợ, bắt chúng ta tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ đã mất giá trị. Chúng tập hợp bọn tay
chân, thành lập “Nam Dương Hoa kiều hiệp hội” ở nhiều nơi, nhất là những
nơi có đồng bào Hoa sinh sống. Chúng xúi giục ngƣời Việt gốc Hoa lấy quốc tịch Trung Quốc và không thực hiện nghĩa vụ công dân của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Lợi dụng danh nghĩa Đồng minh, quân Trung Hoa Dân quốc đòi ta phải cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, phƣơng tiện vận tải, đi lại cho chúng.
Nhân lúc tình hình có khó khăn, phức tạp, các thế lực phản cách mạng nổi dậy chống phá. Một số tên đặc vụ Trung Hoa Dân quốc ở thị xã Thái Nguyên nằm vùng từ những năm 40, bắt đầu lộ diện. Một số phần tử phản động lợi dụng đạo Thiên chúa ở xứ Nhã Lộng (Phú Bình) đứng ra tổ chức “Liên đoàn thanh niên chống cộng”. Bọn “Đại Việt quốc gia liên minh” tích cực hoạt động, lôi kéo quần chúng, giành ảnh hƣởng với Việt Minh.
Từ sau ngày giành đƣợc chính quyền về tay nhân dân, bên cạnh sự hoạt động chống phá của kẻ thù, nhân dân tỉnh Thái Nguyên còn đứng trƣớc nhiều khó khăn về kinh tế, văn hoá.
Ruộng đất phần lớn nằm trong tay giai cấp địa chủ. Tình hình này cùng với hậu quả của những năm chiến tranh và chính sách vơ vét, bóc lột của đế quốc, phát xít Pháp - Nhật làm cho đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh vốn đã cực khổ, lại càng cực khổ hơn. Thêm vào đó, trận lụt lớn xảy ra trong tháng 8-1945 và tiếp theo là hạn hán kéo dài đã dẫn đến tình trạng đồng ruộng phải bỏ hoang. Thƣơng nghiệp ngừng trệ, hàng hoá trên thị trƣờng khan hiếm. Tài chính cạn kiệt: Ngân khố tỉnh chỉ có 20.000 đồng Đông Dƣơng. Nạn đói
Chế độ thực dân – phong kiến còn để lại một di sản văn hoá – giáo dục hết sức tai hại: Hơn 90% dân số không biết chữ, hạn chế nhiều đến công việc tham gia xây dựng chính quyền và đoàn thể; các tệ nạn xã hội cũ cùng với các phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại rất phổ biến.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới đƣợc thành lập, chƣa có nhiều kinh nghiệm quản lí. Lực lƣợng vũ trang cách mạng còn nhỏ bé, trang bị vũ khí rất thô sơ và thiếu thốn.
Bên cạnh những khó khăn, trở ngại sau ngày thành lập chính quyền, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cũng có nhiều thuận lợi rất cơ bản.
Là một trong những địa phƣơng thuộc địa bàn căn cứ địa và khu giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh sớm đƣợc hƣởng những quyền lợi do cách mạng đem lại nên quyết tâm bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ mới. Cùng với những thắng lợi trong công cuộc chống “giặc đói”, Đảng bộ Thái Nguyên tập trung lãnh đạo phong trào thanh toán nạn mù chữ do Nhà nƣớc phát động từ ngày 8-9-1945. Đảng bộ phân công một số cán bộ có năng lực chuyên trách chỉ đạo cuộc vận động to lớn này. Nhiều cán bộ đƣợc phái xuống các thôn xóm làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh
Thái Nguyên đều nhận rõ sự cần thiết “phải có kiến thức mới để tham gia vào
công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc biết viết chữ quốc
ngữ”. Bởi vậy, ngay sau khi Chính phủ lâm thời phát động phong trào thanh
toán nạn mù chữ (8-9-1945), bà con các dân tộc trong tỉnh sôi nổi hƣởng ứng. Phong trào chống nạn thất học phát triển mạnh mẽ cùng với khoá học bình dân học vụ đầu tiên bắt đầu từ tháng 11-1945 đến tháng 2-1946 và tiếp tục với các khoá học sau. Mỗi lần mãn khoá và khai giảng mới là một đợt cổ động
tuyên truyền mới, thúc đẩy phong trào và kéo dài cho đến khi Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc 10-1947.
Chiến dịch diệt dốt đầu tiên đã huy động hàng ngàn học viên và hàng trăm cán bộ, giáo viên bình dân học vụ tham gia. Công tác tuyên truyền cổ động với những khẩu hiệu thật ngắn gọn nhƣng đã khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nƣớc của nhân dân, nhƣ:
Đi học bình dân học vụ là yêu nước! Dạy học bình dân học vụ là yêu nước! Giúp đỡ bình dân học vụ là yêu nước! Giặc dốt diệt, Việt Nam cường!
Chống nạn thất học cũng như chống ngoại xâm!...
Nhiều giáo viên Hội Truyền bá quốc ngữ cũ, nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên, công chức đã sốt sắng ghi tên nhận dạy học và làm các việc tuyên truyền cổ động. Khác với Hội Truyền bá quốc ngữ trƣớc Cách mạng tháng Tám, công tác tuyên truyền vận động đƣợc thuận lợi hơn do đƣợc dựa trực tiếp vào các Uỷ ban hành chính và các Ban chấp hành Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão Cứu quốc…
Sự quan tâm của Uỷ ban hành chính và Mặt trận Việt Minh các cấp đã động viên mạnh mẽ sự tham gia tích cực của quần chúng vào công cuộc chống nạn thất học. Hội viên Thanh niên Cứu quốc và Phụ nữ Cứu quốc là những ngƣời đi đầu trong phong trào diệt dốt. Nhân dân sẵn sàng cho mƣợn nhà cửa, bàn ghế, đèn dầu…để mở lớp học bình dân. Một số nhà hảo tâm còn giúp tiền để mua sách, vở viết, phấn, mực, giấy…
Công cuộc xoá nạn mù chữ đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng. Các lớp bình dân học vụ đƣợc tổ chức ở khắp các địa
Điều đặc biệt là phụ nữ đến học rất đông, nhiều bà, nhiều chị còn mang theo
cả con nhỏ đến lớp học. Do “đã lâu bị kìm hãm” nên chị em đi học với niềm
phấn khởi vì đƣợc giải phóng và quyết tâm học tập. Những ngƣời đã trên 45 tuổi đến học khá đông, có cả các cụ ông, cụ bà đã trên 60 tuổi. Ở nhiều nơi, còn có cả những ngƣời tàn tật, hằng ngày chống nạng đến học, làm cho các giáo viên xúc động, càng tận tình giúp đỡ học viên.
Số học viên rất đông mà số phòng học trong các trƣờng công và tƣ không đáp ứng đủ, nên phải mở ở các đình, chùa, đền miếu và các nhà tƣ tƣơng đối rộng ở rải rác khắp các đƣờng phố, xóm, ngõ để học viên ở đâu thì học ở đấy cho thuận tiện. Trong thực tế, lớp bình dân đã cố gắng tìm đến với ngƣời học.
Ngoài những lớp học chung cho mọi học viên ở các khu phố và xóm làng, Bình dân học vụ còn mở những lớp học riêng cho các đơn vị bộ đội, tự vệ, cảnh vệ, công an, cho công nhân ở các xí nghiệp…
Bình dân học vụ đã tích cực giải quyết vấn đề chỗ ngồi, sách học, học phẩm, học cụ cho các lớp học.
Các lớp học không có đủ bàn, ghế, bảng đen, thì dùng các cánh cửa, có khi mƣợn chiếu trải xuống đất cho học viên ngồi.
Sách Vần quốc ngữ in không đủ, nhiều nơi giáo viên chỉ đƣợc cấp một quyển làm mẫu để viết vào vở cho học viên.
Những lớp học buổi tối ở nông thôn phải dùng đèn dầu, dầu hoả khan hiếm thì phải dùng dầu lạc, hạt bƣởi, nhựa trám…
Giấy viết hiếm, Ty Bình dân học vụ đã xin đƣợc Uỷ ban hành chính, các cơ quan lọc trong kho hồ sơ cũ từ thời thực dân Pháp, chọn những tờ giấy mới dùng một mặt để đóng thành những quyển vở cho học viên. Có khi còn dùng cả những tờ đã in hai mặt và cho học viên viết đè lên bằng bút lông và mực
nho. Ty Bình dân học vụ đã lập ra các tiểu ban học cụ để lo liệu mua sắm hoặc tự làm lấy những học cụ, học phẩm nhƣ bảng đen con, phấn viết, mực…
Lớp Bình dân học vụ không chỉ là lớp xoá nạn mù chữ mà còn là câu lạc bộ chính trị. Ở đó, học viên thƣờng xuyên nghe nói chuyện về thời sự, về tình hình nhiệm vụ cách mạng, do cán bộ thông tin ở địa phƣơng đến nói chuyện trực tiếp hoặc cung cấp tài liệu cho các giáo viên bình dân học vụ nói vào đầu hoặc cuối các buổi học. Các cán bộ Mặt trận Việt Minh cũng đến nói chuyện ở các lớp học bình dân, nơi tập hợp quần chúng sẵn sàng hƣởng ứng, lại đƣợc các giáo viên bình dân học vụ giúp đỡ nhắc lại cho học viên và cùng học viên bàn kế hoạch thi hành những chủ trƣơng của Mặt trận. Giáo viên và học viên bình dân học vụ không phải chỉ dạy và học chính trị ở trong lớp, mà còn thực hành bằng việc tham gia với tƣ cách tổ chức của lớp bình dân học vụ vào những hoạt động chính trị và xã hội ở địa phƣơng, thƣờng xuyên tham gia tuần tra canh gác, luyện tập tự vệ, tích cực tham gia các tổ chức cứu đói, chống đói, tăng gia sản xuất, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở địa phƣơng…
Do những hoạt động chính trị và xã hội, giáo viên và học viên càng thấy gắn bó với lớp học, phong trào càng sôi nổi và phát triển mạnh mẽ có chiều sâu.
Ngoài các lớp học công cộng, các lớp học tƣ gia đƣợc chú ý hơn trƣớc và phát triển mạnh mẽ. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Lời kêu gọi chống nạn thất học” là: “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người làm không biết thì chủ nhà bảo”. Bên cạnh khẩu hiệu “Đi học bình dân học vụ là yêu
nước”, nhiều khẩu hiệu mới đƣợc nêu thêm: “Mỗi gia đình, một lớp học bình
người biết chữ dạy ít nhất 4-5 người chưa biết chữ ở gia đình và làng xóm”; “Mở thật nhiều lớp học tư gia”…
Trong những tháng đầu năm 1946, việc học ở các lớp tƣ gia phát triển mạnh. Một bài ca dao hồi đó ca ngợi phong trào học ở các lớp tƣ gia nhƣ sau:
“Từ ngày mở lớp tư gia Xóm tôi việc học xem ra thịnh hành
Chồng bảo vợ, em bảo anh Con bảo cha mẹ chuyên cần chăm lo
Từ ngày mở lớp tư gia Phố tôi việc học xem ra lên nhiều
Học trưa, học sáng, học chiều
Được tiện sinh hoạt, tiện theo thời giờ…”[15. tr,72]
Cùng với các lớp học tƣ gia, các lớp học ở trong các trại ấp, đồn điền, nhà máy, sở (công, tƣ), đƣợc tổ chức ngay tại nơi làm việc của học viên với
loạt khẩu hiệu cổ động: “Mỗi trại ấp, một lớp bình dân học vụ!”; “Mỗi nhà
máy, một lớp bình dân học vụ!”; “Mỗi công, tư sở, một lớp học bình dân học vụ!”.
Theo quyết định của Bộ Nội vụ, từ nay những ngƣời đƣợc tuyển vào các công sở ít nhất phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Cùng với các lớp học tƣ gia, các lớp học ngoài trời cũng rất phổ biến. Đây là những lớp học đƣợc tổ chức ở những nơi nhân dân thƣờng qua lại hằng ngày, tụ tập làm ăn, hay nghỉ ngơi, vui chơi nhƣ ở các cổng làng, cửa chợ, cửa nhà ga, bến xe, bến đò, dƣới bóng cây ở giữa đồng…Lớp học đƣợc tổ chức đơn giản, chỉ có một bảng đen lớn và một vài giáo viên. Từng đợt một, khi thấy đông ngƣời qua lại, tụ tập, giáo viên mới đọc một số chữ, vần, tiếng hay câu trên bảng, sửa cho nếu đọc sai hoặc thiếu và giảng cho nếu chƣa
biết đọc. Lớp học này có tính chất cơ động, nhằm ôn bài cho những ngƣời đã đi học, nhắc họ tiếp tục đi học và gây hứng thú, vận động những ngƣời chƣa đi học đến ghi tên học ở các lớp học bình dân đặt ở nơi thuận tiện nhất đối với họ.
Đầu tháng 1-1946, Nha Bình dân học vụ đã quy định thể lệ thi mãn khoá để cấp giấy công nhận thoát nạn mù chữ cho những học viên đạt yêu cầu về đọc và viết. Thể lệ quy định: Học viên phải viết đƣợc một bài chính tả gồm từ 40 đến 50 tiếng, không có câu hỏi và đọc đƣợc một bài tập đọc chữ in và chữ số (từ 1 đến 1000), không có hỏi miệng.
Trong tháng 2-1946, Ty Bình dân học vụ Thái Nguyên đã tổ chức trọng thể kì thi mãn khoá đầu tiên, sau đó tổ chức lễ bế giảng khoá học, tuyên bố kết quả kì thi, phát giấy chứng nhận thoát nạn mù chữ và phần thƣởng cho những ai đạt yêu cầu. Đến dự buổi lễ bế giảng có đại biểu Uỷ ban hành chính địa phƣơng, Mặt trận Việt Minh, các ngành, các giới, các đoàn thể. Trong buổi lễ còn tổ chức triển lãm những bản sơ đồ, biểu đồ và tài liệu về giảng dạy và học tập của các lớp học, các khu trƣờng, đồng thời còn biểu diễn những bài hát và vở kịch cổ động cho Bình dân học vụ và tuyên truyền các nhiệm vụ cách mạng khác. Theo báo cáo của Ty Bình dân học vụ Thái Nguyên sau khi kết thúc khoá học đầu tiên có 669 lớp học, 921 giáo viên và hàng ngàn học viên đƣợc công nhận thoát nạn mù chữ.
Khoá học bình dân học vụ đầu tiên đã thu đƣợc thắng lợi lớn. Ty Bình dân học vụ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động nhằm thu hút đông đảo hơn nữa những lớp học viên mới, giáo viên mới, đƣa phong trào bình dân học vụ và công cuộc xoá nạn mù chữ vào một thời kì hoạt động mới.
biện pháp chống đói, chỉ trong một thời gian ngắn, sản lƣợng ngô, khoai sắn và các thứ rau màu khác tăng lên gấp bội, nạn đói bị đẩy lùi. Tình thế nguy hiểm “ngàn cân treo sợi tóc” đã bớt đi phần nào.
Sau khi kết thúc khoá học đầu tiên, các khoá học mới tiếp theo lần lƣợt đƣợc khai giảng. Nhân dịp khai giảng các khoá học mới, công tác tuyên truyền cổ động lại đƣợc đẩy mạnh nhằm thu hút đông đảo hơn nữa học viên và giáo viên mới.
Các hình thức tuyên truyền nhƣ diễu hành, rƣớc đuốc, rƣớc các hình mẫu sách, bút, lọ mực…đƣợc duy trì. Các Ban Bình dân học vụ trong tỉnh kẻ các bài học vần Quốc ngữ ở khắp mọi nơi trên các tấm vải lớn, mặt tƣờng, thân cây…, tạo thành những “rừng chữ” khiến các học viên đi đâu, ở đâu, làm việc gì, bất cứ lúc nào cũng có thể học ôn những chữ, vần mình đã học, chỉ dẫn cho những ngƣời chƣa biết chữ, vận động họ đi học. Ở những tấm vải lớn hay mặt tƣờng dài, có thể viết đƣợc tất cả các bài của sách Vần Quốc ngữ.
Các cơ sở bình dân học vụ còn vẽ những bức tranh cổ động trên các mặt tƣờng hay các tấm vải to đóng khung gỗ, với nhiều màu sắc và thƣờng trƣng bày ở những nơi đông ngƣời qua lại, thành những “rừng tranh”. Dƣới những bức tranh, có chú thích những câu thơ hóm hỉnh làm ngƣời xem thích thú, lôi kéo thêm ngƣời khác đến xem.
“Anh về, em chẳng cho về Em nắm vạt áo, em đề câu thơ
Vì em mới học: i, t (tờ)