Từ năm 1947 đến năm 1950

Một phần của tài liệu Luận văn: CÔNG CUỘC XOÁ NẠN MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN (1945 - 1954) doc (Trang 54 - 66)

6. Bố cục

2.2.2. Từ năm 1947 đến năm 1950

Từ cuối năm 1947, tình hình có nhiều chuyển biến quan trọng. Thƣợng tuần tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Sau khi quân Pháp nhảy dù đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới và huyện lị Chợ Đồn mở đầu cho cuộc hành Lêa (bƣớc I của chiến dịch tấn công lên Việt Bắc), Tỉnh ủy, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái

Nguyên đã lãnh đạo nhân dân làm công tác “phá hoại – tiêu thổ kháng chiến”,

vận động nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống”, vận chuyển cơ quan,

kho tàng, gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Về phía địch, sau hơn một tháng mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc không đạt đƣợc kết quả mong muốn, chúng quyết định sử dụng lực lƣợng tham gia cuộc hành quân Lêa cùng với Trung đoàn bộ binh Ma rốc số 5 và Trung đoàn Côxtơ mở cuộc hành quân Xanh tuya để bao vây, càn quét khu tứ giác Thái Nguyên – Tuyên Quang - Việt Trì - Phủ Lạng Thƣơng rộng hơn

tiêu diệt chủ lực Việt Minh, phá hoại Căn cứ địa”. Hƣớng bao vây, càn quét chính của cuộc hành quân Xanh tuya là Thái Nguyên.

Đêm 24-11-1947, từ thị trấn Chợ Mới, địch cho một trung đoàn xuống chiếm đóng các khu vực Phố Ngữ, Quán Vuông (thuộc huyện Định Hoá). Ngày hôm sau, từ Quán Vuông, địch hành quân càn quét lên chiếm đóng thị trấn Chợ Chu và làm sân bay dã chiến ở cánh đồng Chợ Chu. Cùng ngày, địch cho một tiểu đoàn tấn công qua Đồng Danh, làng Muồng càn vào các xã Tân Dƣơng, Tân Thịnh (thuộc vùng Đông Bắc huyện Định Hoá).

Ngày 26-11-1947, tại huyện Võ Nhai, địch cho máy bay ném bom bắn phá rồi cho quân chiếm đóng thị trấn La Hiên, xã Tràng Xá. Tại huyện Đại Từ, địch cũng cho máy bay bắn phá rồi cho quân chiếm đóng các khu vực làng Ngò (xã An Khánh) và Ba Gò (xã Cù Vân).

Cùng thời gian trên, từ Cầu Đuống (Hà Nội), một binh đoàn bộ binh do Ghi rô chỉ huy chia làm hai mũi: Một mũi theo Đƣờng số 3 qua cầu Đa Phúc lên đánh chiếm Phù Lôi (Thuận Thành), Thanh Xuyên (Trung Thành), Sơn Cốt (Đắc Sơn)…thuộc huyện Phổ Yên; một mũi qua Phúc Yên, men theo sƣờn núi Tam Đảo lên đánh chiếm vùng Tây Nam huyện Đại Từ. Với đợt tấn công mới này, hàng nghìn quân Pháp đã toả ra chiếm đóng 32 điểm trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Thái Nguyên. Tại các địa bàn chiếm đóng, quân Pháp tổ chức các cuộc hành quân càn quét tàn sát nhân dân, cƣớp bóc của cải, đốt phá nhà cửa…

Trong suốt thời gian chiến sự diễn ra trên địa bàn, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên phải trực tiếp làm nhiệm vụ chống quân xâm lƣợc. Nhiều nam nữ giáo viên và học viên các lớp bình dân học vụ phải xếp bút nghiên lên đƣờng chiến đấu hoặc tham gia phục vụ chiến đấu. Phong trào bình dân học vụ vì vậy bị giảm sút, thậm chí ở nhiều nơi phong trào gần nhƣ tan rã.

Chỉ hai tháng sau, trƣớc sự phản công mạnh mẽ của quân ta, thực dân Pháp đã phải rút hết quân khỏi Thái Nguyên vào ngày 21-12-1947. Quân Pháp rút đến đâu thì các lớp học bình dân học vụ lại nhanh chóng đƣợc phục hồi đến đó.

Từ sau thất bại trong cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc, địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Quân dân ta tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên mọi lĩnh vực. Trên mặt trận “diệt dốt”, nhân dân Thái Nguyên cũng đạt đƣợc những thành tích to lớn.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu năm 1948, Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên đã phát động phong trào thi yêu nƣớc sâu rộng trong các ngành, các giới. Chƣơng trình thi đua của các xã, các xƣởng máy…gắn liền việc nâng mức sản xuất với việc học bình dân học vụ. Các cơ quan thi đua làm tốt công tác và học tập chính trị, văn hoá. Các gia đình, cá nhân thi đua tăng gia sản xuất, tham gia kháng chiến, mọi ngƣời đều biết chữ. Trong phong trào thi đua ái quốc, xoá nạn mù chữ đƣợc coi là nhiệm vụ chung của mọi ngành, mọi đơn vị, mọi ngƣời trong tỉnh. Tháng 7-1948, ngành Bình dân học vụ cũng đƣa ra chƣơng trình thi đua diệt dốt, khẩu hiệu đƣợc nêu lên là

“Thanh toán nạn mù chữ từng đơn vị huyện và xã”.

Tháng 8-1948, cán bộ, giáo viên bình dân học vụ cả nƣớc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng vui mừng nhận đƣợc thƣ động viên của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Các chiến sĩ nam nữ bình dân học vụ trước đã lập công nhiều.

Tôi mong rằng trong cuộc thi đua ái quốc, các chiến sĩ sẽ hăng hái xung phong diệt cho hết giặc dốt. Anh chị em tiến lên, thắng lợi đang ở trước mắt chúng ta” [36, tr.18].

Đƣợc sự động viên của Ngƣời, phong trào thi đua diệt dốt đƣợc triển khai mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Khẩu hiệu thi đua đƣợc cụ thể hoá qua những lời hứa hẹn, những quyết tâm thƣ:

- Quyết thực hiện chƣơng trình thanh toán nạn mù chữ trƣớc thời hạn! - Quyết thực hiện toàn gia biết chữ!

- Quyết thi đua thanh toán nạn mù chữ toàn xã!

Những khẩu hiệu đã có từ trƣớc, nay tiếp tục đƣợc sử dụng vào mục đích tuyên truyền, vận động:

- Một ngƣời biết chữ là một viên đạn bắn vào quân thù! - Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm!

Công tác tuyên truyền cổ động đã tạo ra khí thế diệt giặc dốt sôi nổi, hào hùng ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh, nhất là các vùng nông thôn.

Trong phong trào thi đua diệt dốt, Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò quan trọng, kịp thời khen ngợi, biểu dƣơng những huyện, xã và cá nhân có thành tích cao, phê phán nhƣng địa phƣơng có phong trào hoạt động yếu kém. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đều có phần ghi về công tác bình dân học vụ và trở thành chƣơng trình, kế hoạch hành động của Uỷ ban kháng chiến hành chính địa phƣơng.

Ở nhiều nơi trong tỉnh, phong trào vận động làm trƣờng công cộng và giúp đỡ giáo viên bình dân học vụ đã đƣợc đông đảo nhân dân và học viên tham gia. Nhiều phòng học lợp ngói hoặc lợp tranh đẹp đẽ, rộng rãi đã đƣợc dựng lên, nhiều tuần lễ “biết ơn giáo viên” đƣợc tổ chức. Vào vụ gặt, vụ cấy, các học viên đến giúp đỡ giáo viên. Tình cảm giữa ngƣời dạy và ngƣời học càng thêm gần gũi và gắn bó, tạo động lực thúc đẩy những đợt mới của chiến dịch thanh toán nạn mù chữ.

Ty Bình dân học vụ đã mở các lớp huấn luyện và đào tạo gần 100 giáo viên cho các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ và Định Hoá; tổ chức đƣợc 16 lớp sƣ phạm cho 808 giáo viên nam nữ. Ngoài ra, Ty còn in thơ khuyến khích bình dân học vụ để gửi cho cán bộ bình dân học vụ các cấp trong toàn tỉnh, phổ biến các tài liệu tuyên truyền. Đặc biệt, Ty đã thành lập xong Uỷ ban vận động bình dân học vụ ở hầu hết các xã trong tỉnh.

Tại Võ Nhai, ngay sau khi quân Pháp rút chạy, đƣợc sự quan tâm của các cấp bộ Đảng và chính quyền, phong trào lại nhanh chóng đƣợc khôi phục. Tính đến tháng 2-1948, ngành Bình dân học vụ Võ Nhai đã tổ chức đƣợc 69 lớp (trong đó có 52 lớp công, 17 lớp tƣ gia), với 77 giáo viên và 676 học viên.

Ở huyện Phổ Yên, tháng 3-1948, Ban Bình dân học vụ đã tổ chức đƣợc 3 ngày diệt dốt, sau đó lại tổ chức đƣợc 3 cuộc mít tinh khuyến học. Trong các lớp học có rất nhiều học viên trên 50 tuổi.

Cùng thời gian trên, huyện Đại Từ đã tổ chức đƣợc các chặng hỏi chữ ở tất cả các chợ. Đến tháng 4-1948, số ngƣời mù chữ toàn huyện chỉ còn 10.830 ngƣời trên tổng số 28.400 dân số toàn huyện, bằng 38,1%; trong đó có 4.523 nam và 6.307 nữ [48, tr.1].

Phát huy thắng lợi phong trào “diệt giặc dốt”, khắp nơi trong huyện Phú

Bình dấy lên phong trào “Toàn dân quyết tâm thanh toán nạn mù chữ”. Các

lớp bình dân học vụ đƣợc mở ở khắp các xã, thôn, thu hút nhiều tầng lớp và lứa tuổi tham gia. Đến giữa năm 1948, toàn huyện mở đƣợc 231 lớp học bình dân học vụ, với tổng số 3.432 học viên và 231 giáo viên [48, tr.1].

Ở các huyện miền núi, đồng bào các dân tộc ít ngƣời cũng nhiệt tình hƣởng ứng phong trào bình dân học vụ, tự động mở lớp học, nhƣ ngƣời Dao, Cao Lan ở Định Hoá. Toàn tỉnh đã có 4 xã là Đồng Tiến, Đồng Mỗ, Hoàng

Tình hình lớp học bình dân học vụ ở các huyện tháng 6-1948 [48, tr.1].

Địa Lớp học Giáo Học

phƣơng Công cộng Tƣ gia Tổng cộng viên viên

Đại Từ 220 144 364 337 4.642 Đồng Hỷ 102 171 323 176 2.849 Định Hoá 103 66 189 169 1.659 Phổ Yên 122 22 146 137 2.097 Phú Bình 151 80 231 231 3.432 Phú Lƣơng 122 12 134 127 1.816 Võ Nhai 52 17 69 77 676

Tính chung trong toàn tỉnh, đến cuối năm 1948, ở bậc sơ cấp có 1.708 lớp học, với 1.781 giáo viên. Kết quả có 26.026 ngƣời từ 8 tuổi trở lên đƣợc xoá mù chữ. So với năm 1947, tỉ lệ số ngƣời đƣợc xoá mù chữ tăng lên nhanh chóng từ 29,3%, lên 50,5% (61.977 ngƣời) [22, tr.1].

Đầu năm 1948, Nha Bình dân học vụ đã đề ra tiêu chuẩn phân loại trình độ học viên cần học ở các lớp bình dân học vụ nhƣ sau:

1. Xếp vào loại cần học sơ cấp - Chƣa biết viết

- Đang học vần

- Vừa đọc, viết, vừa đánh vần - Đọc viết ngắc ngứa, còn sai nhiều - Đang tập chép.

2. Xếp vào loại cần học dự bị

- Viết đƣợc chính tả nhƣng còn chậm, không vừa viết vừa đánh vần đƣợc.

- Biết đọc viết số, hoặc đã làm đƣợc tính cộng trừ dễ.

Các đối tƣợng khác, tuỳ theo mức độ đọc thông viết thạo mà có thể xếp vào lớp 1 bổ túc hoặc cao hơn.

Dựa vào các tiêu chuẩn trên, Ty Bình dân học vụ đã chỉ đạo các huyện, xã tiến hành điều tra để phân loại đối tƣợng cần học ở các lớp. Sau đó Ban Bình dân học vụ tổ chức các lớp Dự bị bình dân cho ngƣời mới đƣợc xoá nạn mù chữ biết đọc, biết viết chắc chắn và nâng cao trình độ văn hoá cho họ.

Lớp Dự bị bình dân có mục đích củng cố kết quả xoá mù chữ, cung cấp thêm kiến thức cho học viên, nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thƣ gửi cán bộ giáo viên bình dân học vụ nhân dịp ngày Quốc khánh 2-9-1948: “Vùng nào đã hết nạn mù chữ thì các bạn thi đua để tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào:

1. Thường thức vệ sinh để dân bớt đau ốm.

2. Thường thức khoa học để dân bớt mê tín nhảm. 3. Bốn phép tính để làm ăn quen ngăn nắp.

4. Lịch sử và địa dư nước ta (bằng thơ ca) để nâng cao lòng yêu nước. 5. Đạo đức của công dân để thành người công dân đứng đắn” [36, tr.19] Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hƣớng dẫn việc xây dựng nội dung chƣơng trình lớp Dự bị bình dân. Thời gian hoàn thành chƣơng trình là bốn tháng, mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi học hai giờ. Nha Bình dân học vụ soạn

sách giáo khoa về các môn lớp Dự bị, kèm theo tài liệu huấn luyện và “Cẩm

nang giáo viên Dự bị bình dân” để giúp giáo viên tự bồi dƣỡng về nghiệp vụ. Để chuẩn bị tổ chức bậc học Dự bị bình dân, Ty Bình dân học vụ Thái

biên soạn những sách phổ thông có nội dung về kiến thức Sử, Địa, kháng chiến của địa phƣơng bổ sung vào chƣơng trình bậc Dự bị bình dân.

Bƣớc sang năm 1949, Ty Bình dân học vụ tiếp tục phát động phong trào thi đua diệt dốt. Ty còn tiến hành in và bán đƣợc 2.500 quyển sách giáo khoa các loại nhƣ: Tiểu sử ô ly, Danh từ toán học, Danh từ khoa học, Danh từ pháp ngữ; phát đƣợc 20.000 truyền đơn, 3.000 khẩu hiệu tuyên truyền, 2.000 khẩu hiệu đƣợc kẻ khắp các thôn xóm, tổ chức đƣợc 600 chặng hỏi chữ có 30.000 ngƣời qua lại …Ngoài ra, Ty còn mở đƣợc 200 lớp huấn luyện để đào tạo giáo viên Sơ cấp và Dự bị[50, tr.1].

Năm 1949, ở bậc sơ cấp có 1067 lớp học với 1519 giáo viên. Ở bậc Dự bị, so với đầu năm 1949, số lớp tăng từ 48 lên 117 lớp, giáo viên tăng từ 76 lên 221 ngƣời, số học viên tăng từ 1.121 lên 3.350 ngƣời. Kết quả có 19.703 ngƣời từ 8 tuổi trở lên đƣợc xoá mù chữ. Nhƣ vậy, đến cuối năm 1949, tổng số ngƣời thoát nạn mù chữ trong tỉnh là 81.680 ngƣời, so với số dân trong tỉnh (từ 8 tuổi trở lên) đạt 66,6% [22, tr.1]. Riêng huyện Phổ Yên và Phú Bình đạt tỉ lệ 80%. Đặc biệt, nhiều ngƣời là dân tộc thiểu số sống ở vùng có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nạn mù chữ; xã Tân Thái (Đại Từ) có 220 ngƣời là Mán Sơn đầu, thôn Tân Kim – xã Thƣợng Nung (Võ Nhai) có 108 ngƣời Mán Tiền và thôn Đông Muộn – xã Phúc Thuận (Phổ Yên) có 52 ngƣời Mán Sơn đầu [50, tr.2].

Năm 1950, ngành giáo dục tiến hành một cuộc vận động cải cách giáo dục. Để thực hiện những nội dung của cuộc vận động cải cách giáo dục, bộ máy làm công tác xoá nạn mù chữ đƣợc kiện toàn. Ty Bình dân học vụ đƣợc đổi thành Ty Bổ túc văn hoá. Hệ thống tổ chức ở cơ sở đƣợc khôi phục, kiện toàn và đôn đốc hoạt động.

Thời gian này, công tác vận động những ngƣời chƣa biết chữ đi học bắt đầu có những khó khăn mới. Những ngƣời hăng hái và có điều kiện hơn đã đi

học từ những năm trƣớc, còn lại phần rất đông là những ngƣời thiếu tinh thần, ngƣời cao tuổi, phụ nữ có con mọn, gia đình quá khó khăn, đồng bào ngƣời Dao, Trại…sống rải rác. Vì vậy, phong trào xoá nạn mù chữ không đƣợc sôi nổi, rầm rộ nhƣ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên bình dân học vụ đƣợc Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm, coi đó là một mặt công tác quan trọng của tỉnh. Tính đến giữa năm 1950, ngành Bình dân học vụ đã mở thêm 17 lớp huấn luyện giáo viên; trong đó có 5 lớp huấn luyện 122 giáo viên Sơ cấp trong thời gian 44 ngày, 5 lớp huấn luyện trong 66 ngày cho 146 giáo viên bậc Dự bị, 7 lớp huấn luyện ngắn ngày (từ 7 đến 15 ngày) cho 120 giáo viên Sơ cấp và 192 giáo viên bậc Dự bị [52, tr.3]. Tháng 8-1950, tỉnh đã mở đƣợc một lớp đào tạo 25 anh em thƣơng binh làm giáo viên để thay thế cho giáo viên khoẻ mạnh đi tòng quân. Ty còn vận động các học sinh lớp 4 tiểu học và nhân viên các cơ quan làm giáo viên dạy các lớp dự bị bình dân. Sáng kiến này dần đƣợc áp dụng phổ biến ở các huyện. Hội nghị rèn cán chỉnh cơ do Tỉnh tổ chức trong 5 ngày đã thu hút 300 giáo viên bình dân học vụ và giáo viên các ngành khác đến dự. Qua hội nghị, mọi ngƣời đều nhận rõ khuyết điểm và nhƣợc điểm của mình, thấy sự cần thiết phải học tập để cải tạo tƣ tƣởng và con ngƣời cho hợp với trào lƣu mới.

Trong những tháng cuối năm, mặc dù ảnh hƣởng của tình hình chiến sự, ngành bình dân học vụ đã thành lập các phái đoàn xuống xã, củng cố Ban Bình dân xã và động viên dân chúng đi học. Thành công nhất là đã mở đƣợc một chiến dịch thanh toán nạn mù chữ ở một số xã thuộc hai huyện là Đồng Hỷ và Đại Từ. Huyện Đại Từ đã thành lập đƣợc 10 đoàn trợ lực xuống các xã, đã thanh toán nạn mù chữ cho 3 xã, 2 thôn. Phong trào bình dân học vụ trong

Một phần của tài liệu Luận văn: CÔNG CUỘC XOÁ NẠN MÙ CHỮ Ở THÁI NGUYÊN (1945 - 1954) doc (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)