Khái quát chung về phá sản
Trang 1I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
1 Phá sản - hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là một thực thể xã hội và như vậy, cũng
như các thực thể xã hội khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật, hiện tượng
Thứ hai, nền kinh tế thị trường với đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa thành
phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng song song tồn tại Các loại hình doanh nghiệp (trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước) đều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Trong nền kinh tế này, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận Do vậy, cạnh tranh là một quy luật khách quan Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp khác yếu dần đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực chất đã lâm vào tình trạng phá sản
Thứ ba, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp thu được
đó là lợi nhuận nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu những rủi ro là rất lớn Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ rủi ro là 1/4, có nghĩa là cứ đầu tư thành lập 100 doanh nghiệp thì sẽ có khoảng 25 doanh nghiệp bị phá sản Thậm chí có
những doanh nghiệp bị phá sản ngay sau khi mới được thành lập Nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp là hết sức đa dạng Có thể là do sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh; là sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; là sự vi phạm các chế độ thể lệ quản lý… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì bất trắc
và biến động khách quan trong nền kinh tế thị trường đều có thể là nguyên nhân gây
ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định (xem thêm trong vở)
Tích cực
Tiêu cực
- Gíup đào thải doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, quản lý yếu kém
- Bảo vệ các chủ nợ
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Bảo vệ chính các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp bị phá sản
- Là biện pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu lại nền kinh tế
- Sự hao hụt, mất mát tài sản của các chủ nợ
Trang 2- Gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm
và thu nhập của người lao động
- Người lao động bị mất việc làm phát sinh
- Các vấn đề XH mang tính chất tiêu cực phát sinh, tệ nạn xã hội gia tăng
- Sự mất mát của 1 tổ chức kinh tế gây ra xáo trộn thị trường
Tóm lại, phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện
hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể đó là nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2 Khái niệm phá sản doanh nghiệp
Luật phá sản không đưa ra khái niệm trực tiếp về phá sản doanh nghệp, chỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Theo quy định tại điều 3 luật phá
sản: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi
là lâm vào tình trạng phá sản.
Như vậy trên cơ sở khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng theo quy định của luật
phá sản ta có thể thấy: Phá sản doanh nghiệp là việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bị toà án ra quyết định tuyên bố phá sản.
3 Phân loại phá sản
Dựa vào những căn cứ khác nhau, phá sản có thể được phân loại như sau:
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản: phá sản được chia ra: Phá sản trung thực và
phá sản gian trá
Phá sản trung thực là hiện tượng phá sản do những nguyên nhân khách quan hay
những rủi ro trong kinh doanh gây ra Ví dụ: do thiên tai, địch hoạ làm đình trệ quá
trình kinh doanh và từ đó dẫn đến việc mất khả năng thanh toán hoặc do một sự biến động chính trị nào đó làm mất hẳn thị trường tiêu thụ sản phẩm và kéo theo đó là sự
đổ vỡ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó
Phá sản gian trá là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ đoạn gian trá, có sắp
đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác Ví dụ: để chiếm đoạt tài sản của
người khác, con nợ đã gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai… và sau đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật
Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý, phá sản có thể chia ra: Phá sản tự nguyện
và phá sản bắt buộc
Phá sản tự nguyện là phá sản do chính con nợ yêu cầu khi thấy mình lâm vào tình
trạng phá sản Theo Luật phá sản, việc nộp đơn yêu cầu phá sản chính doanh nghiệp của mình là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi nhận thấy lâm vào tình trạng phá sản
Phá sản bắt buộc là phá sản được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ hoặc của đại diện
chủ sở hữu ở một số loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
4 Phân biệt phá sản với giải thể (xem kĩ cả phần bảng phía dưới)
Trang 3Nếu chỉ xem xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể doanh nghiệp không có gì khác nhau, bởi vì cả hai thủ tục này đều cơ bản dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công… Tuy nhiên, về bản chất đây là hai thủ tục pháp lý khác nhau
Thứ nhất, lý do giải thể không đồng nhầt đối với các loại hình doanh nghiệp và rộng
hơn nhiều so với lý do phá sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành về giải thể, khi rơi vào những trường hợp pháp luật quy định đối với các loại hình doanh nghịêp đó có thể tự giải thể hoặc bị giải thể Các trường hợp giải thể đối với loại hình được pháp luật quy định không giống nhau
mà tuỳ thuộc vào vị trí vai trò cũng như ảnh hưởng của doanh nghiệp đó trong nền kính tế Tuy nhiên, có thể khái quát lại rằng doanh nghiệp có thể tự chấm dứt hoạt động của mình hoặc bị bắt buộc giải thể: Mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã hoàn toàn xong mục tiêu đó hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm nghiêm trọng pháp luật Trong khi đó, việc phá sản chỉ có thể do một nguyên nhân duy nhất gây ra, đó là sự mất khả năng thanh toán đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
Thứ hai, phá sản khác với giải thể ở bản chất của hai thủ tục pháp lý cũng như cơ
quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đó
Giải thể là một thủ tục hành chính là giải pháp tính chất tổ chức người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định còn thủ tục phá sản lại là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là toà án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản
Thứ ba, giải thể và phá sản còn khác nhau về hậu quả
Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xoá tên doanh nghiệp, hợp tác
xã, trong khí đó, đối với phá sản thì không phải bao giờ cũng đem đến kết quả như
vậy Ví dụ: Một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp phá sản, giữ nguyên tên
thậm chí cả nhãn hiệu hang hoá, tiếp tục duy trì sản xuất Trong trường hợp này chỉ có
sự thay đổi sở hữu của chủ doanh nghiệp chứ không hề có sự chấm dứt hoạt động của nó
Thứ tư, thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu hay ngươi quản lý, điều hành cơ sở
sản xuất kinh doanh trong hai trường hợp trên cũng có sự phân biệt Chẳng hạn, pháp luật nhiều nước quy định cẩm chủ sở hữu bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian nhất định Còn trong trường hợp giải thể, vấn đề hạn chế quyền tự do kinh doanh này không được đặt ra
Phân biệt giải thể với phá sản?
Giống nhau:
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của DN
- Bị thu hồi con dấu và giấy CNĐKKD
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
Khác nhau:
Trang 4Khác nhau
Giaỉ thể
Phá sản
Lý do
Giaỉ thể vì mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc đã hoàn toàn xong mục tiêu đó hết hoạt thời hạn hoạt động mà không gia hạn thêm, vì bị thu hồi giấy CNĐKKD hay đơn giản là do quyết định của chủ DN muốn giải thể
Phá sản khi DN không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ
có yêu cầu thì lâm vào tình trạng phá sản
Thủ tục
Pháp lý
Giải thể là một thủ tục hành chính là giải pháp tính chất tổ chức người chủ doanh nghiệp tự mình quyết định do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định
Là một thủ tục tư pháp, là hoạt động do một cơ quan nhà nước duy nhất là toà án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản
Thời hạn giải quyết tranh chấp
Ngắn hơn phá sản
Dài hơn giải thể
Cách thức thanh toán tài sản
Khi giải thể chủ DN hoặc các DN, HTX tiến hành thanh toán giải quyết mối quan hệ
nợ nần vs chủ nợ
Khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của DN, HTX được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ chức thanh toán tài sản sau khi
có quyết định tuyên bố phá sản
Thái độ của Nhà nước
- DN giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề KD khác nếu có thể
- GĐ DN giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới
- Chủ DN sau khi bị phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của DN
- GĐ, CT HĐQT, TV HĐQT của Cty bị phá sản bị hạn chê quyền tự do kinh doanh, thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1 đến 3 năm ở bất kỳ DN nào
Hậu quả
Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã
phá sản thì không phải bao giờ cũng đem đến kết quả như vậy Ví dụ: Một người nào
đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp phá sản, giữ nguyên tên thậm chí cả nhãn hiệu hang
Trang 5hoá, tiếp tục duy trì sản xuất Trong trường hợp này chỉ có sự thay đổi sở hữu của chủ doanh nghiệp chứ không hề có sự chấm dứt hoạt động của nó
Giải thể, phá sản DN, HTX là yếu tố tích cực hay tiêu cực?
Tích cực
Tiêu cực
- Gíup đào thải doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, quản lý yếu kém
- Bảo vệ các chủ nợ
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Bảo vệ chính các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp bị phá sản
- Là biện pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu lại nền kinh tế
- Sự hao hụt, mất mát tài sản của các chủ nợ
- Gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, ổn định đời sống, đến việc làm
và thu nhập của người lao động
- Người lao động bị mất việc làm phát sinh
- Các vấn đề XH mang tính chất tiêu cực phát sinh, tệ nạn xã hội gia tăng
- Sự mất mát của 1 tổ chức kinh tế gây ra xáo trộn thị trường
II THỦ TỤC PHÁ SẢN
1 Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
* Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Chủ nợ của doanh nghiệp: khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì: chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người lao động trong doanh nghiệp: trong trường hợp người lao động không được trả lương và các khoản nợ khác và nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện người lao động có quyền nộp đơn
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: khi nhận thấy doanh nghiệp mình lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước: khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn thì đại diện chủ sở hữu có quyền nộp đơn
Các cổ đông của các công ty cổ phần: khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Thành viên hợp danh: khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn
* Mở thủ tục phá sản:
Trang 6Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản, đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán phải ra quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản Các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp khi mở thủ tục: tẩu tán tài sản, thanh toán nợ không có bảo đảm, cầm cố, thế chấp tài sản…
Tổ chức hội nghị chủ nợ: thẩm phán phụ trách giải quyết ra quyết định triệu tập hội nghị chủ nợ nhằm mục đích thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và
kế hoạch thanh toán nợ của doanh nghiệp
2 Phục hồi hoạt động kinh doanh
Phục hồi hoạt động kinh doanh là một nội dung quan trọng trong thủ tục phá sản Thủ tục phục hồi hoạt động kinh danh có thể đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và điều kiện để tái tổ chức hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua nguy cơ phá sản
Điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh: hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được
tổ chức; hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đã được thông qua giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh
Xem xét thông qua phương án phục hồi:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi thẩm phán phải ra quyết định đưa phương án ra hội nghị chủ nợ xem xét
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ
nợ để xem xét
Hội nghị chủ nợ xem xét thảo luận và đưa ra nghị quyết thông qua hoặc không
Phương án phục hồi sẽ được thông qua khi thoả mãn điều kiện: hội nghị bảo đảm có mặt quá nửa số chủ nợ không bảo đảm đại diện cho 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành
Công nhận nghị quyết về phương án phục hồi: thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết và nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên
Thời hạn thực hiện phương án phục hội: thời hạn tối đa là 3 năm kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của toà án công nhận nghị quyết
Đình chỉ thụ tục phục hồi: thẩm phán ra quyết định đình chì thủ tục phục hồi có một trong các trường hợp sau: doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi; được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không bảo đảm đại diện cho tư 2/3 tổng số nợ không bảo đảm trở lên đồng ý đình chỉ khi có quyết định đình chỉ của toà
án thì doanh nghiệp đó không bị coi là lâm vào tình trạng phá sản
Tại sao nói “Phá sản là thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lí nợ đặc biệt
Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt bởi lẽ:
Trang 7- nó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, bảo vệ lợi ích của người lao động
- ngoài ra, khi tuyên bố phá sản cần trải qua 4 giai đoạn, trong đó có giai đoạn "phục hồi": giai đoạn này có nghĩa là tạo điều kiện cho DN nợ nần có cơ hội phục hồi sản xuất
- góp phần thúc đẩy các hoạt động SXKD, loại bỏ các DN làm ăn ko có hiệu quả
- bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội
- Mục đích của việc tiến hành thủ tục phá sản là nhằm giải thoát con nợ khỏi các khoản nợ không có khả năng chi trả, đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi
- Trong quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các khoản
nợ (kể cả nợ đến hạn và chưa đến hạn) Nói cách khác, phá sản là thủ tục trả nợ tập thể Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được trả trước, còn trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán
- Thủ tục phá sản có sự tham gia của tổ quản ly-thanh lý tài sản và tòa án
- Chủ nợ chỉ có thể nhận được số tiền mà con nợ trả khi có quyết định thanh lý tài sản cảu con nợ của Tòa án
3 Thanh lý tài sản
* Các trường hợp toà án ra quyết định thanh lý tài sản:
Khi hội nghị chủ nợ không thành như: chủ doanh nghiệp… không tham gia hội nghị, không đủ số chủ nợ
Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi của doanh nghiệp
Khi hội nghị chủ nợ lần một thông qua nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh nhưng: doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hội hoạt động kinh doanh đúng thời hạn 30 ngày, hoặc doanh nghiệp không thực hiện đúng phương án
* Tài sản phá sản và thứ tự phân chia
Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản gồm: tài sản và quyền về tài sản; lợi nhuận sẽ có do việc thực hiện giao dịch trước khi toà án thu lý
đơn; giá trị quyền sử dụng đất; các tài sản khác theo quy định của pháp luật Ví
dụ: Tài sản riêng của thành viên hợp danh.
Thứ tự (trật tự) phân chia:
Tài sản phá sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự sau:
Phí tài sản;
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động
Các khoản nợ không có bảo đảm;
Chia cho thành viên của doanh nghiệp theo tỷ lệ % vốn góp
4 Tuyên bố phá sản
Trang 8Đồng thời với quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản thì toà án phải gửi quyết định này cho doanh nghiệp, viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh và phải thông báo cho các chủ nợ, đăng báo…
Khi xử lý khoản nợ mà DN phá sản phải trả mà vẫn còn thừa thì ai hưởng?
Vì sao NN phải áp dụng biện pháp khẩn cấp trong phá sản?
Các trường hợp phá sản được hiểu ntn?
Gỉai thích vì sao khi chưa kịp thụ lý đã phải phá sản?