1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tác động của đổi mới xanh, hiệu suất môi trường đến hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam

338 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 338
Dung lượng 839,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (0)
    • 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU (18)
      • 1.1.1 Từ thực tiễn (18)
      • 1.1.2 Từ lý thuyết (32)
    • 1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (38)
      • 1.2.1 Thực trạng các DN của các nước trên thế giới (38)
      • 1.2.2 Thực trạng các DN Việt Nam (41)
    • 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (46)
      • 1.3.1 Mục tiêu tổng quát (46)
      • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (46)
    • 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (46)
    • 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (47)
      • 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu (47)
      • 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu (47)
    • 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 1.7 ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI (47)
    • 1.8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (50)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (0)
    • 2.1 CÁC KHÁI NIỆM (52)
      • 2.1.1 Các nhân tố tác động đến ĐMX (0)
      • 2.1.2 Đổi mới xanh (54)
      • 2.1.3 Hiệu suất môi trường (56)
      • 2.1.4 Hiệu quả doanh nghiệp (57)
    • 2.2 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN (58)
      • 2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng xanh (Green growth theory) (58)
      • 2.2.2 Lý thuyết phát triển bền vững (Sustainable development theory) (63)
      • 2.2.3 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholder theory) (65)
      • 2.2.4 Lý thuyết hiệu quả của tổ chức (Organizational effectiveness theory) (68)
      • 2.2.5 Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (Resource-based viewed theory) (70)
      • 2.2.6 Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of innovation theory) (73)
    • 2.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI XANH CỦA DNSX (76)
    • 2.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH VÀ HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG CỦA DNSX (92)
    • 2.5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH, HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DNSX (95)
    • 2.6 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (102)
    • 2.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (104)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (108)
    • 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (108)
    • 3.2 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU (109)
    • 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO (112)
    • 3.4 THIẾT KẾ THANG ĐO CHO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU (114)
      • 3.4.1 Thang đo Lợi thế tương đối (LTD) (114)
      • 3.4.2 Thang đo Khả năng tương thích (KTT) (116)
      • 3.4.3. Thang đo Sự dễ dàng (SDD) (117)
      • 3.4.4 Thang đo Hỗ trợ của tổ chức (HTC) (117)
      • 3.4.5 Thang đo Chất lượng nguồn nhân lực (CNL) (120)
      • 3.4.6 Thang đo Áp lực từ khách hàng (AKH) (121)
      • 3.4.7 Thang đo Áp lực của Chính phủ (ACP) (122)
      • 3.4.8 Thang đo Hỗ trợ của Chính phủ (HCP) (123)
      • 3.4.9 Thang đo Sự thay đổi của thị trường (DTT) (124)
      • 3.4.10 Thang đo Đổi mới sản phẩm xanh (DSP) (125)
      • 3.4.11 Thang đo Đổi mới quy trình xanh (DQT) (126)
      • 3.4.12 Thang đo Hiệu suất môi trường (SMT) (127)
      • 3.4.13 Thang đo Hiệu quả tài chính (HQC) (128)
      • 3.4.14 Thang đo Hiệu quả phi tài chính (HQP) (129)
    • 3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (131)
      • 3.5.1 Bảng câu hỏi khảo sát (131)
      • 3.5.2 Quy mô mẫu (133)
      • 3.5.3 Phương pháp chọn mẫu (133)
      • 3.5.4 Phương pháp phân tích dữ liệu (134)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (141)
    • 4.1 THỐNG KÊ MẪU THEO CÁC ĐẶC TÍNH (141)
      • 4.1.1 Giới tính (Gender) (141)
      • 4.1.2 Trình độ học vấn (Education) (141)
      • 4.1.3 Thâm niên công tác (Experience) (142)
      • 4.1.4 Lĩnh vực sản xuất – Kinh doanh của doanh nghiệp (142)
      • 4.1.5 Hình thức sở hữu của cơ quan - đơn vị (143)
      • 4.1.6 Thời gian DN bắt đầu hoạt động (143)
      • 4.1.7 Vốn điều lệ của DN (Registered capital) (144)
      • 4.1.8 Đơn vị/cơ quan có sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường (144)
      • 4.1.9 Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm gần đây (145)
      • 4.1.10 Tổng số lao động làm việc toàn thời gian của đơn vị/cơ quan tính trung bình hàng năm 126 (146)
      • 4.1.11 Tổng doanh thu của doanh nghiệp cuối 02 năm gần đây (146)
      • 4.1.12 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cuối 02 năm gần đây (147)
    • 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT (148)
      • 4.2.1 Biến quan sát Lợi Thế Tương Đối (LTD) (148)
      • 4.2.2 Biến quan sát Khả Năng Tương Thích (KTT) (149)
      • 4.2.3 Biến quan sát Sự Dễ Dàng (SDD) (150)
      • 4.2.4 Biến quan sát Hỗ Trợ Của Tổ Chức (HTC) (150)
      • 4.2.5 Biến quan sát Chất lượng nguồn nhân lực (CNL) (151)
      • 4.2.6 Biến quan sát Áp lực khách hàng (AKH) (152)
      • 4.2.7 Biến quan sát Áp lực từ chính phủ (ACP) (0)
      • 4.2.8 Biến quan sát Hỗ trợ của chính phủ (HCP) (155)
      • 4.2.9 Biến quan sát Thay đổi của thị trường (DTT) (156)
      • 4.2.10 Biến quan sát Đổi mới sản phẩm xanh (DSP) (157)
      • 4.2.11 Biến quan sát Đổi mới quy trình xanh (DQT) (157)
      • 4.2.12 Biến quan sát Hiệu suất môi trường (SMT) (158)
      • 4.2.13 Biến quan sát Hiệu quả tài chính (HQC) (159)
      • 4.2.14 Biến quan sát Hiệu quả phi tài chính (HQP) (160)
    • 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THANG ĐO (162)
      • 4.3.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha (162)
    • 4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) (175)
      • 4.4.1 Phân tích EFA của các biến độc lập (Independent Variables) (175)
      • 4.4.2 Phân tích EFA của các biến phụ thuộc (Dependent Variables) (178)
    • 4.5 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG (Measurement Modeling) (181)
      • 4.5.1 Hệ số outer loadings (0)
      • 4.5.2 Độ tin cậy và giá trị hội tụ (184)
      • 4.5.3 Giá trị phân biệt (Discriminant Validity) (185)
    • 4.6 MÔ HÌNH CẤU TRÚC (Structural Equation Modeling) (186)
      • 4.6.1 Hệ số R bình phương (R 2 ) (189)
      • 4.6.2 Hệ số VIF (Đánh giá đa cộng tuyến) (189)
      • 4.6.3 Hệ số tác động và ý nghĩa các mức tác động của đường dẫn (190)
      • 4.6.4 Giá trị Effect Size (f bình phương) (194)
      • 4.6.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết (195)
    • 4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (196)
      • 4.7.1 Đối với phát triển thang đo Đổi Mới Xanh (DMX) (196)
      • 4.7.2 Đối với thang đo Hiệu Suất Môi Trường (SMT) (199)
      • 4.7.3 Kết quả mô hình nghiên cứu hồi quy (200)
      • 4.7.4 Kết quả của các giả thuyết nghiên cứu (201)
      • 4.7.5 Đề xuất đối với các DN (220)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (224)
    • 5.1 KẾT LUẬN (224)
    • 5.2 ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU (226)
    • 5.3 GỢI Ý CHÍNH SÁCH (230)
      • 5.3.1 Đối với yếu tố công nghệ (230)
      • 5.3.2 Đối với yếu tố tổ chức (0)
      • 5.3.3 Đối với yếu tố môi trường bên ngoài (233)
      • 5.3.4 Đối với yếu tố đổi mới xanh (235)
      • 5.3.5 Đối với hiệu suất môi trường (237)
      • 5.3.6 Đối với hiệu quả doanh nghiệp (238)
    • 5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (239)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (242)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM ANH NGUYÊN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI XANH, HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành QUẢN TRỊ[.]

TỔNG QUAN

SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.1 Từ thực tiễn Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) và quyền được sống trong môi trường trong lành đang là vấn đề lớn không chỉ thách thức đối với nước ta, mà còn đối với nhiều nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển Có thể nói đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như việc thu hút các dự án đầu tư để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, và chính việc đó giúp kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng song song nó cũng kéo theo sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (IUCN, 2012) Cùng lúc đó, Việt Nam đang thực hiện tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các DN được xem là đầu tàu trong việc cung cấp hàng hóa, tạo việc làm, kiếm nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, việc tăng trưởng

“nóng” về kinh tế và sự phát triển ồ ạt của các DN cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh mà thế giới đang phải đối mặt, đồng thời làm giảm tài nguyên, nhiên liệu, Nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính được gây ra bởi các DN đặc biệt là các DNSX, ngoài khí thải ra các DN này cũng là nơi tiêu thụ chính tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và tạo ra các chất thải, khí thải độc hại gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe của cộng đồng, xã hội (Ekins, 1993; Shrivastava & Hart, 1995) Rất nhiều vấn đề môi trường gây bức xúc chưa được giải quyết triệt để thì lại xuất hiện thêm những vấn đề môi trường mới, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường còn chưa cao khi hầu hết các DN chú trọng các lợi ích kinh tế và không quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường Nước thải trong sản xuất không qua xử lý làm cho hầu hết các hồ, ao, kênh, mương, sông… chảy qua các đô thị,khu dân cư bị ô nhiễm, có nơi nghiêm trọng, không những gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng to lớn đến DN đặc biệt là hiệu quả tài chính (Nishant et al., 2012) Ngoài ra, còn do trình độ công nghệ còn lạc hậu của các doanh nghiệp (DN) nước ta, cùng với sự chậm đổi mới và tạo ra hiệu quả kinh tế thấp và ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường sống còn chưa cao, chưa được nhận thức đầy đủ tầm quan trọng Các nước phát triển trên thế giới với xu thế phát triển xanh đã và đang thay đổi công nghệ mới, tập trung hướng tới phát triển DN áp dụng công nghệ sạch và xanh, thân thiện với môi trường, tránh gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời cắt giảm chi phí do chất thải gây ra, đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho DN và phát triển bền vững. Cùng với xu thế đổi mới chung của thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế đổi mới phát triển từ chiều rộng tới chiều sâu, hướng tới đổi mới xanh, trong đó doanh nghiệp sản xuất (DNSX) được xác định là vai trò chủ đạo của quá trình chuyển đổi này nhằm tăng năng suất, tiết kiệm vòng đời sản phẩm, tăng tính bền vững và hưởng những ưu đãi từ chính phủ để đáp ứng nhu cầu xã hội và các qui định của chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trường Chính vì thế, DN thực hiện đổi mới trình độ công nghệ để sản xuất xanh sẽ chủ động trong việc kiểm soát các tác động môi trường trong quá trình sản xuất, nếu DN ngày nay thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT) sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, hướng tới phát triển xanh đang là mục tiếu và sự cấp thiết đối với toàn bộ DN ở nước ta.

Sự cần thiết phải đổi mới xanh thể hiện qua các nghiên cứu trong nước và cả nước ngoài cho thấy rằng ĐMX là một mấu chốt quan trọng có thể giúp Việt Nam hướng tới phát triển nền kinh tế xanh và bền vững Việc thực hiện đổi mới sản xuất xanh còn đặt ra cho các DN nhiều yêu cầu để phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời còn giúp nâng cao tiềm năng, lợi thế và sức cạnh tranh các thị trường trong và ngoài nước Cụ thể, có tới 80% người tham gia khảo sát lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu có chất phụ gia hoặc chất độc hại (Bộ Công Thương, 2017) Người tiêu dùng hiện nay ngày càng ưu tiên chọn lựa các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ ràng Do đó, DN có thể chiếm lĩnh thị phần tốt hơn với các sản phẩm chất lượng “xanh” tạo thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việc hướng tới nâng tầm thương hiệu gắn với yếu tố xanh sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện với môi trường, đưa ra các sản phẩm sạch hạn chế tối đa tác hạn đến môi trường ngày càng có vai trò quan trọng trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp ngày nay Thực vậy, đổi mới xanh được các nhà nghiên cứu tuyên bố có thể giúp DN đạt được nhiều lợi ích đáng kể trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh Đổi mới xanh không chỉ giúp DN cải thiện chất lượng tổng thể về hoạt động kinh doanh, sinh ra nhiều lợi nhuận, mà còn đạt được hiệu quả cùng với việc tăng nhu cầu về sản phẩm thân thiện môi trường của các khách hàng quan tâm đến môi trường (King & Lenox, 2002; Marcus & Fremeth, 2009; Li et al., 2016; Wong et al., 2020; Shahzad et al., 2020; Guo et al., 2021) Trước tiên, đổi mới xanh có thể tăng cường sự phòng ngừa ô nhiễm môi trường, cho phép DN giảm bớt chi phí vận hành và có thể sử dụng vật liệu tái chế nhằm giảm chi phí, tuân thủ môi trường, xử lý chất thải (Porter & Van der Linde, 1995) Tiếp theo, một DN thể hiện các sáng kiến tốt về môi trường nhiều hơn có khả năng có được danh tiếng tích cực hơn và được hưởng lợi từ giá cao và tăng doanh số do sự chấp thuận xã hội lớn hơn (Christmann, 2004; Bansal, 2005) Ưu thế này cho phép các DN tạo ra các sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh (Rivera,

2002) Do đó, việc đổi mới xanh trong hoạt động kinh doanh của DN có tác động tích cực đến lợi nhuận, danh tiếng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả tài chính của DN trong thời buổi hiện nay (Gurlek & Tuna, 2017; Lin et al., 2019; Asadi et al., 2020; Zhang & Ma, 2021; Muangmee et al., 2021) Ngoài ra, ứng dụng của công nghệ thông tin vào sản xuất đã tác động to lớn đến môi trường; công nghiệp hóa phát triển theo hướng thế hệ thứ tư (Công nghiệp 4.0) thông qua sản xuất số hóa và thông minh, nhằm đạt được mức hiệu quả và năng suất cao hơn với ít nguyên vật liệu đầu vào hơn và chi phí thấp hơn (Chen et al.,

2020) Công nghiệp 4.0 được hỗ trợ bằng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và lưu trữ dữ liệu (Nascimento et al., 2019) Theo nghĩa này, Công nghiệp 4.0 có thể được tóm tắt như một mạng lưới hợp tác với tám công nghệ cho phép chính: Hệ thống vật lý mạng (CPS), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, Thực tế ảo (VR) / Thực tế tăng cường (AR), rô bốt thông minh, Trí tuệ nhân tạo công nghiệp (IAI) và Sản xuất phụ gia (AM) Mặc dù, cuộc cách mạng công nghiệp mới này có một số tác động tiêu cực như tạo ra một lượng lớn chất thải điện tử, tăng tốc độ nhanh cạn kiệt của tài nguyên hay tạo ra lượng khí thải do tiêu thụ năng lượng của các công nghệ (de Sousa Jabbour et al., 2018; Berkhout et al., 2004; Kopp & Lange, 2019); công nghiệp 4.0 có thể mang lại nhiều cơ hội bền vững cho môi trường ngoài các lợi ích kinh tế (de Sousa Jabbour et al., 2018) IoT cho phép giám sát thời gian thực và thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng, do đó tối ưu hóa và sử dụng tiết kiệm rất nhiều năng lượng khi sản xuất (Ang et al., 2017; Lins & Rabelo Oliveira, 2017) AM cho phép thiết kế và sản xuất theo yêu cầu, góp phần giảm thiểu tài nguyên và chất thải (Mehrpouya et al., 2019; Ford & Despeisse, 2016) CPS cho phép một mạng lưới sản xuất minh bạch với thông tin liên lạc hiệu quả, do đó giảm lượng khí thải do vận chuyển tiết kiệm (Song & Moon, 2017; Thiede, 2018) Kỹ thuật số hóa cho phép các quy trình sản xuất được tích hợp hoàn toàn, tự động hóa và quy trình sản xuất được tối ưu hóa, cũng như đem lại lợi ích cho các DN sản xuất về năng suất, tăng trưởng doanh thu, việc làm và đầu tư (Rỹòmann et al., 2015) Đồng thời, sự phỏt triển theo hướng số húa mang lại cơ hội cho sản xuất bền vững hơn với môi trường (Stock & Seliger, 2016) Ngoài, ra số hoá có thể mở ra tiềm năng đầy đủ của sản xuất xanh, thông qua số hóa toàn diện để cung cấp dữ liệu chính xác hơn, chất lượng cao hơn và quản lý sự kiện theo thời gian thực (Oláh et al.,

2020) Stock và Seliger (2016) tuyên bố rằng việc phân bổ vật liệu, năng lượng và nước mang lại hiệu quả triệt để dựa trên các mô-đun tạo giá trị liên kết chéo thông minh Theo thống kê của Hiệp hội Kỹ sư Đức, số hóa có thể làm tăng 25% năng suất tài nguyên sử dụng (Kopp & Lange, 2019); nó cũng khẳng định rằng số hóa có khả năng giảm lượng khí thải carbon xuống 20% CPS và IoT cho phép tính minh bạch trong sản xuất thông qua giám sát quá trình tiêu thụ tài nguyên theo thời gian thực, do đó cung cấp cho việc quản lý sản xuất một cơ sở vững chắc để cải thiện khả năng đáp ứng (Oláh et al., 2020; Song & Moon, 2017) Robot thông minh giúp tăng năng suất và ổn định chất lượng trong sản xuất, dẫn đến hiệu quả sử dụng tài nguyên cao hơn đồng thời hạn chế chất thải được ít hơn (Ghobakhloo, 2020) AM cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua sản xuất đúng lúc gần hơn với người dùng cuối và giảm lãng phí thông qua sản xuất theo yêu cầu (Ford & Despeisse, 2016) Theo đề xuất của Chang và cộng sự (2017), các nền tảng hỗ trợ VR hoặc AR có thể được sử dụng để tạo mẫu ở giai đoạn thiết kế, loại bỏ các nguồn lực và năng lượng của việc sản xuất các nguyên mẫu vật lý Lee (2020) và Junior và cộng sự (2018) đã nêu tiềm năng to lớn về lợi ích môi trường do “hoạt động vô tư” mang lại thông qua nền tảng bao gồm IAI, điện toán đám mây và dữ liệu lớn, chẳng hạn như giảm thiểu sự cố, cung cấp phụ tùng thay thế “đúng lúc” và phân phối tài nguyên và năng lượng thông minh Do đó, các DN thực hiện đổi mới các công nghệ xanh đặc biệt là các công nghệ số trong qui trình sản xuất sẽ đạt được hiệu quả cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận cũng như góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Với những mặt tích cực trên, việc đổi mới xanh của DN là một trong những tiêu chí phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời nâng cao vị thế của DN, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước Nhưng để thực hiện việc ĐMX, các DNSX cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn và đang rất nổ lực trong vấn đề sản xuất tinh gọn, cắt giảm chi phí và lãng phí trong sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn trên thị trường (Brigham & Houston, 2012; Tortorella et al., 2018) Nhiều nhà sản xuất lớn đã áp dụng cách tiếp cận tinh gọn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thế giới (Anand & Kodali 2008) Rodriguez và cộng sự (2017) cho biết rằng sản xuất theo tinh gọn là một hệ thống kỹ thuật xã hội tích hợp có mục tiêu chính là loại bỏ lãng phí bằng cách giảm đồng thời hoặc giảm thiểu những yêu cầu từ nhà cung cấp, người tiêu dùng và nội bộ hay còn được định nghĩa là cách tiếp cận giúp loại bỏ hết những hoạt động không mang lại giá trị gia tăng của qui trình sản xuất (Womack & Jones, 1994) Các công nghệ tiên tiến trong sản xuất trong các cuộc cách mạng công nghiệp khiến nó trở nên khả thi mà không cần giảm bớt số lượng công nhân và thực hiện bất kỳ biện pháp cắt giảm chi phí quyết liệt nào Các phương pháp ước tính chi phí truyền thống chỉ xem xét các chi phí trong giai đoạn sản xuất và bỏ qua nhiều loại chi phí khác như chi phí vào việc sản xuất lại cũng như loại bỏ các lãng phí khác Các chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh (Schaltegger & Wagner, 2017). Giá của quy trình sản xuất có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các kỹ thuật như công nghệ đúng lúc (JIT), dựa vào các hoạt động chi phí (ABC), thẻ điểm cân bằng, quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và cấu trúc quy trình kinh doanh được tái cấu trúc (Blocher et al., 2002) Theo Patxi (2018), để duy trì hoạt động sản xuất tinh gọn đảm bảo hiệu quả về chi phí, đã phải nhấn mạnh vào dòng nguyên liệu từ bắt đầu sản xuất cho đến khi hoàn thành Theo dõi chi phí biến đổi nhỏ theo thời gian thực của doanh nghiệp và các công cụ kiểm soát chất lượng có thể giúp bất kỳ ngành nào trong việc giảm chi phí biến đổi về vật tư tiêu hao, nguồn năng lượng và loại bỏ sản phẩm (Farooq et al., 2017) Thêm vào đó, khi chất thải sản phẩm có thể được giảm thiểu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua những đổi mới trong quy trình và sản phẩm (Jaumandreu & Mairesse, 2017). Chhabra và cộng sự (2017) đã quan sát thấy rằng các DN có thể cạnh tranh bằng cách khám phá các quy trình sản xuất bền vững và sử dụng vật tư tiêu hao như bao bì các bon. Qui mô để đạt được sự sản xuất tối ưu cũng được xem như một cách để giảm bớt sự thay đổi trong quy trình sản xuất để giảm thiểu chi phí hệ thống sản xuất (Tayyab & Sarkar,

2016) Ngoài ra, Chen và Liu (2019) đã chứng tỏ rằng đổi mới được coi như là giải pháp hữu hiệu mà các DN đang quan tâm để có thể giúp DNSX có thể cắt giảm chi phí trong sản xuất, DN với các sản phẩm riêng biệt sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh bằng việc giám sát và kiểm tra chặt chẽ các nguyên liệu đầu vào, sử dụng năng lượng cũng như các hao phí trong qui trình sản xuất của mình Trong khi sản xuất theo hướng tinh họn tập trung vào khía cạnh hoạt động, khía cạnh môi trường được biểu tượng bằng sản xuất xanh Sản xuất xanh tượng trưng cho sinh thái tính bền vững và bao gồm nhiều mối quan tâm khác nhau bao gồm tạo ra và tái chế chất thải, không khí, nước và đất ô nhiễm, sử dụng năng lượng và hiệu quả (Bhattacharya et al., 2011) Ủy ban Châu Âu đã tuyên bố rằng việc mở rộng ứng dụng xanh sang các lĩnh vực liên quan khác như nền kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn với việc sử dụng ít nguyên liệu bằng việc thay thế các nguồn tài nguyên khác thân thiện với môi trường nếu có thể (European Commission, 2014) Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nêu rõ rằng nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hạnh phúc nhân loại và xã hội khi có thể giảm thiểu rủi ro cho môi trường và sự khan hiếm sinh thái (UNEP, 2011) Nền kinh tế xanh được biết đến như một con đường mới để giúp tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự đổi mới của các công nghệ và sản phẩm carbon thấp mới (Yatim et al., 2017) Sức mạnh tổng hợp với phương pháp tiếp cận tinh gọn và xanh có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất đời sống bằng việc tạo ra giá trị và giảm thiểu chất thải (Leong et al., 2019) Ngành sản xuất được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường; do đó, ngành công nghiệp cần có khả năng thích ứng nhanh chóng và áp dụng các công nghệ mới và các phương pháp tiếp cận thúc đẩy hiệu suất để cải thiện hiệu suất của nó Nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu về giải pháp có thể giúp DNSX cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả

DN đồng thời bảo vệ môi trường bằng việc kết hợp giữa phương pháp tiếp cận tinh gọn và xanh đó là việc thực hiện đổi mới xanh Các DN thường không chú trọng đến các vấn đề bảo vệ và duy trì môi trường bền vững do tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN Trên thực tế, lợi ích cộng đồng, xã hội và môi trường không được các DN quan tâm đến mà đa phần DN tập trung vào lợi nhuận của tổ chức là chủ yếu (Nham, 2012), họ còn ngại đầu tư vào thiết bị, công nghệ sản xuất để bảo vệ môi trường vì tiêu tốn chi phí khá lớn cũng như gây thiệt hại về lợi nhuận kinh doanh của DN Naila (2013) đã lập luận rằng, việc các DN phải thực thi các quy định để bảo vệ môi trường thì các DN đã phải chịu thêm chi phí khi so sánh với những DN không tuân thủ Sau một thời gian tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Việt Nam đã phải đối mặt với một thách thức to lớn của việc đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường (O’Rourke, 2004).

Chính phủ với những nỗ lực ngày càng tăng, rất nhiều kết quả cho thấy việc thực thi quy định về bảo vệ môi trường ở Việt Nam không mấy thành công liên quan đến việc tuân thủ kinh doanh, mức độ tuân thủ thấp được tìm thấy ở các ngành công nghiệp quan trọng như thức ăn, da hay giấy (Ho, 2015) Đối với việc tuân thủ các quy định môi trường, vì năng lực tài chính không đủ và thiếu thực thi nghiêm ngặt của cơ quan chức năng người Việt. Các doanh nghiệp VN vừa và nhỏ được khảo sát thường đầu tư tạm thời các trạm xử lý chất thải-nước thải mang tính tạm thời do không đủ nguồn lực và do chi phí vận hành và bảo trì cao, hầu hết của các cơ sở xử lý chất thải chỉ được vận hành tạm thời bất cứ khi nào chính quyền tiến hành kiểm tra (Nham, 2012) Tuy nhiên, sự cải thiện trong hoạt động sản xuất sản phẩm xanh sẽ liên quan đến sự cải thiện trong danh tiếng DN và sự nhạy bén chính trị; danh tiếng tốt hơn giúp các DN thu hút các khách mà có ý thức về môi trường và do đó cải thiện được doanh số đáng kể (Russo & Fouts, 1997); DN với quy trình sản xuất bình thường sẽ có chi phí thấp hơn và giá thành thấp hơn trong khi các

DN đầu tư vào qui trình sản xuất xanh sẽ tốn chi phí cao hơn nhưng sẽ có khách hàng trả giá cao hơn cho sản phẩm của họ (McWilliams & Siegel, 2001).

Thực tế, ở Việt Nam, phần lớn các DN sản xuất vẫn chưa thực sự chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường mà chỉ quan tâm đến việc nâng cao lợi nhuận Thực trạng ở Việt Nam cho thấy rằng, các DN hiếm khi xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tự nguyện mà không cần có sức ép bên ngoài, riêng đối với DN vừa và nhỏ do năng lực tài chính và khả năng của con người bị hạn chế nên rất khó để thực hiện việc đổi mới các hoạt động sản xuất bảo vệ và thân thiện với môi trường (Tran, 2003; Le, 2020) Theo thống kê cho thấy mặc dù ảnh hưởng cá nhân của các DN sản xuất nhỏ tác hại môi trường không đáng kể,nhưng tập thể của các DN sản xuất nhỏ lại tác động rất là đáng kể, ước tính khoảng hai phần ba tổng ô nhiễm trong các ngành công nghiệp (Leonidou et al, 2014) Khó khăn lớn nhất của DN ở Việt Nam là sự lưỡng lự mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lợi nhuận và tăng trưởng xanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đều không đủ kinh phí cho việc đầu tư vào phát triển sản phẩm xanh Bên cạnh đó, cũng theo kết quả khảo sát trên có đến 89% DN được khảo sát đã trả lời không nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trong quá trình đổi mới xanh; chỉ có 26% DN cho biết họ nhận được sự ủng hộ của các nhà sản xuất, các nhà phân phối đối với sản phẩm xanh Hầu hết các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng cần có sự thống nhất và nỗ lực của tất cả các thực thể tham gia vào nền kinh tế: Quán triệt thống nhất từ ý thức tới hành động để hướng tới sự phát triển kinh tế xanh một cách bền vững.

Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của nhiều tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận trên thế giới là sống sót và phát triển với cách thức nguyên thủy nhưng hiện thực cho mục tiêu này là tiết kiệm và cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất nhằm để đạt được mục tiêu lợi nhuận bền vững trên thị trường toàn cầu hiện nay Với thực trạng hiện nay, Brigham và Houston (2012) cho rằng các công ty đang cố gắng tìm mọi cách để cắt giảm chi tiêu trong quá trình sản xuất Đồng thời, các số liệu phân tích từ các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy sự rõ rệt về việc các công ty hạn chế chi phí như thế nào trong các hoạt động sản xuất, cũng như kinh doanh của mình sau đại dịch Covid-19 (Chen & Biswas, 2021). Paul và cộng sự (2014) cho biết chi phí năng lượng và tài nguyên không ngừng tăng lên do nhu cầu tăng cao và nguồn cung hạn chế Tính không ổn định về hàng hóa trong khi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và chi phí điều hành có thể gây nguyên nhân rất lớn về sự thay đổi trong lợi nhuận của DN Nguyên nhân bởi vì giá cả của nguyên liệu thô cũng có thể không dự báo trước được, điều này làm cho các DNSX có lợi nhất là tìm cách tăng năng suất và hiệu quả trong khi vẫn phải cắt giảm chi phí Có thể đạt được mục tiêu này sẽ giúp các DN duy trì lợi nhuận bất chấp sự tăng giảm của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu (Shivajee et al., 2019) Trong thời đại mà sự nhận thức về môi trường ngày càng được nâng cao, yếu tố về tái chế và tái sử dụng nguyên liệu sản xuất là một trong những cách tốt nhất để cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất Các cơ sở sản xuất được trang bị tốt có thể phân loại hiệu quả số lượng lớn chất thải nguyên liệu thành số lượng có thể dùng được mà có thể tái chế và tái sử dụng cho sản xuất Những nguyên vật liệu này có thể bao gồm từ những chất liệu sản xuất còn thừa tới những mãnh vụn của nguyên liệu thô mà có thể mang vào lại quy trình sản xuất Bằng việc chuyển đổi những nguyên vật liệu thừa và bỏ đi này thành những sản phẩm có thể dùng được, DNSX có thể tăng hiệu suất và lợi nhuận của mình Qua việc xem xét cẩn thận và sắp xếp hợp lý qui trình sản xuất, nhiều DNSX có thể cải thiện hiệu suất chung trong khi vẫn thực hiện cắt giảm chi phí (Shivajee et al., 2019).

Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới xanh của DN được xem là vấn đề đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Lin & Ho, 2011) Số lượng công ty ngày càng tăng trên toàn thế giới liên tục chịu áp lực để phát triển các hoạt động có trách nhiệm và thân thiện với môi trường do đó là một đều quan trọng có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành hiện nay để tiến tới việc phát triển bền vững (Weng & Lin, 2011) Các công ty ngày càng chú ý đến khái niệm nâng cao khả năng cạnh tranh của họ thông qua các cải tiến về môi trường, giải quyết các mối quan tâm về môi trường của khách hàng của họ, và giảm thiểu tác hại đến môi trường qua các hoạt động sản xuất của họ Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất các phương pháp, giải pháp khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự áp dụng đổi mới xanh của các công ty (Lin & Ho, 2011; Weng & Lin, 2011) Áp lực các bên liên quan, quy định môi trường, quy mô công ty, nhà quản lý, đặc điểm, nguồn nhân lực và khu vực công nghiệp có liên quan các biến nhân tố thường xuyên xuất hiện trong nghiên cứu liên quan (Etzion, 2007; Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2006; Gurlek & Tuna, 2017; Zhang & Zhu, 2019; Zhang et al., 2019; Rehman et al., 2020; Qi et al., 2021) Bruce và Ken (2012) đã quan sát thấy rằng sự hưng thịnh chung của một quốc gia liên quan đến giữ vững môi trường trong sạch, sự quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các ngành công nghiệp chính gây ảnh hưởng môi trường để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững Để đạt được điều này cần có sự kiểm soát và điều chỉnh các khía cạnh có rủi ro ảnh hưởng lớn đến môi trường Một số DN sẽ tuân thủ một cách tự nguyện và một số sẽ chỉ tuân thủ nếu họ nhận thấy hình phạt cho những hành vi không tuân thủ có sức ảnh hưởng đến lợi ích của họ (Salihu et al., 2016) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ môi trường bao gồm kinh tế, xã hội, cá nhân và quản lý công nghệ sản xuất; ngoài ra, các yếu tố kỹ thuật và mức độ nhận thức của các nhà phát triển cũng là các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đổi mới xanh (Mohamud, 2013) Mặc dù vậy, rất ít nghiên cứu phân tích đồng thời cả ba yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới xanh và hiệu quả của DNSX Ví dụ như, nghiên cứu của Ruslan và đồng nghiệp (2014) và nghiên cứu của Kousar và đồng nghiệp (2017) chỉ tập trung nghiên cứu vào các yếu tố công nghệ, nghiên cứu của Weng và Lin (2011) và Lin và Ho (2011) nghiên cứu đồng thời cả ba yếu tổ trên nhưng chỉ dừng lại ở việc xem tác động của ba yếu tố đó đến việc áp dụng đổi mới xanh ở các DN vừa và nhỏ và các DN vận tải ở Trung Quốc, hay nghiên cứu của Weng và Lin (2011) chỉ xem xét ở khía cạnh các bên liên quan tác động đến việc áp dụng đổi mới xanh mà chưa xem xét các yếu tố về công nghệ đồng thời Ngoài ra, thang đo và kết quả của các nghiên cứu trên vẫn chưa có sự thống nhất với nhau Do đó, nghiên cứu này sẽ đồng thời đi tìm hiểu ba yếu tố trên tác động đến việc đổi mới xanh, hiệu quả DN ở các DNSX trong bối cảnh ở Việt Nam để có cái nhìn tổng thể hơn về các nhân tố tác động đến đổi mới xanh và làm rõ các khái niệm, thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và tìm ra nhân tố có sức ảnh hưởng đến việc đổi mới xanh và hiệu quả DN của DNSX từ đó góp phần giúp DN có các định hướng và phương pháp phù hợp nhằm phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh. Đồng hành với việc ĐMX của DN, việc hỗ trợ của Chính phủ ban hành đồng thời các chính sách nhằm khuyến khích việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xanh - thân thiện với môi trường, cũng như kích thích nhu cầu sử dụng và tiêu dùng sản phẩm xanh. Việc kích cầu DN thay đổi phương thức sản xuất xanh và giảm thải vào môi trường cũng có nghĩa là hướng DN chuyển ý tưởng nhân sinh thái vào sản phẩm của mình để bảo vệ môi trường và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội ở nước ta Bên cạnh đó, tiêu dùng xanh được các chuyên gia môi trường xem như là một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của khí hậu và môi trường lên toàn cầu Ở các nước phát triển, việc thực hiện tiêu dùng xanh đã trở nên khá phổ biến trong khi ở các nước đang phát triển như Việt Nam đã có những bước tiến ban đầu khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng được nâng cao Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kinh tế Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá cao, đồng thời mức tiêu dùng của người dân được cải thiện đáng kể kéo theo ý thức tiêu dùng ngày càng nâng lên. Người tiêu dùng ngày nay càng quan tâm đến môi trường, và coi trọng hành vi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường Vì thế các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng và thân thiện với môi trường dần trở thành nhu cầu thiết thực của người dân Công ty Nielsen Việt Nam đã công bố kết quả điều tra của mình tại Hội thảo

“Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh và sạch” cũng như sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh và sạch” Nghiên cứu này với mục tiêu tìm hiểu hành vi thực hiện đổi mới xanh trong quá trình sản xuất của DNSX nhằm giúp DN đưa ra các quyết định, chính sách, chiến lược quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào trong việc duy trì, phát triển và giúp tối đa hóa hiệu suất hoạt động sản xuất, danh tiếng, lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tương lai trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tìm hiểu các DNSX do lĩnh vực sản xuất được xem là một trong những ngành sản xuất chất thải công nghiệp hàng đầu và góp phần gây ô nhiễm môi trường, đe dọa đến tính bền vững của môi trường so với các ngành khác trong nền kinh tế (Wang & Yang, 2021).

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Thực trạng các DN của các nước trên thế giới

Các DN thường quan tâm đến thương hiệu của DN trong nhận thức của khách hàng, cũng như luôn gia tăng mối quan hệ với quan chức Chính phủ Bên cạnh đó, DN hoạt động kém hiệu quả thường được đánh giá bởi người dân địa phương và các khách hàng sử dụng hàng hóa và dịch vụ của DN vì nó gắn liền với các tiêu cực bên ngoài Sự không tuân thủ các quy định môi trường làm tăng áp lực cưỡng chế dưới hình thức phạt do các cơ quan quản lý của chính phủ áp đặt (Lombardo, 2009) Theo Heal (2007), các công ty làm giảm khả năng xung đột giữa bản thân và cộng đồng với phương pháp giảm thải ra môi trường bên ngoài thì có thể tăng danh tiếng Các DN có ý thức bảo vệ môi trường phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, quy trình sản xuất, công cụ và nguyên liệu so với trường hợp không quan tâm đến môi trường Tuy nhiên, người ta cũng tuyên bố rằng các chi phí cho môi trường sẽ mang lại lợi nhuận theo một số cách, dẫn đến lợi nhuận tăng lên dẫn đến việc sáng tạo công nghệ mang lại lợi thế cho các công ty cũng như xã hội (Cetindamar & Husoy, 2007).

Các DN mà thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, họ sẽ tồn tại và phát triển bền vững trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay Trước đây, khi kinh doanh vì tính bền vững, các DN tập trung vào các yếu tố thông thường trong kinh doanh như tiết kiệm chi phí, danh tiếng, thuê người giỏi nhất,quản lý rủi ro và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường và việc phát triển khoa học công nghệ như vũ bão những DN mà kinh doanh như thường lệ sẽ không thể đối phó với những thách thức liên tục mà thế giới phải đối mặt trong đó có yếu tố bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu như hiện nay Các công ty hàng đầu đã nhận ra rằng trong những thách thức bền vững này là cơ hội để phát minh lại các sản phẩm và dịch vụ để đạt được lợi thế thị trường lớn, tạo ra các sản phẩm xanh nhất, đổi mới các giải pháp mới trong chuỗi cung ứng để loại bỏ rủi ro và tác động tại nguồn, cắt giảm được nhiều chi phí, và tìm kiếm cơ hội lớn hơn thông qua hợp tác và tìm nguồn cung ứng đám đông.

Theo Aguilera-Caracuel và Ortiz-de-Mandojana (2013), các DN phải thể hiện tính trách nhiệm với môi trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần xây dựng cộng đồng cũng như thành công tài chính ở cấp độ DN Các nhà quản lý ngày càng gặp áp lực với vấn đề về môi trường trong các quyết định của họ, không chỉ trong việc xem xét đạo đức và xã hội các giá trị cần được thúc đẩy bởi các công ty của họ mà còn trong việc đảm bảo thành công kinh tế bền vững (Molina-Azorín et al., 2009) Dangelico và Pujari (2010) lập luận rằng DN hoạt động có trách nhiệm với môi trường sẽ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển bền vững của DN, môi trường và cả chất lượng cuộc sống.

Việc thực hiện đổi mới xanh được xem là xu thế tất yếu và được nghiên cứu nhiều nhất ngay cả trong nước và quốc tế Xác định được các nhân tố tác động đến sự đổi mới xanh và mức độ ảnh hưởng của việc đổi mới đó lên hiệu quả tài chính của DN trong các ngành công nghiệp là rất quan trọng để để việc tuân thủ môi trường có hiệu quả đến lợi ích của các DN sản xuất và phát triển DN và môi trường một cách bền vững (Salihu et al., 2016) Đổi mới xanh của DN đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và đã đề xuất nhiều cách giải thích khác nhau về yếu tố nào ảnh hưởng đến các DN áp dụng sự đổi mới xanh Với áp lực môi trường ngày càng tăng từ Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp kinh doanh tìm kiếm phương tiện để giảm thiểu tác động môi trường của họ thông qua việc nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm ô nhiễm và khuyến khích tái sử dụng và tái chế (Porter et al., 2007) Để làm dễ việc chấp thuận đổi mới xanh, các DN nên cân nhắc yếu tố dẫn dắt quan trọng và dự báo trước trong việc kinh doanh của mình Những yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến khách hàng, sự hỗ trợ của chủ DN, khả năng của nhà cung cấp, qui định của chính phủ, và các yếu tố quyết định về môi trường, tổ chức, và yếu tố kỹ thuật của việc thực hiện đổi mới xanh (Lin et al., 2018) Cohen và đồng nghiệp (1995) cho rằng đầu tư vào các hoạt động sản xuất bảo vệ môi trường thường làm tăng chi phí mà không dẫn đến lợi ích tài chính của

DN Do đó, câu hỏi quan trọng mà các nhà quản lý doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt là làm thế nào để giảm thiểu tác động môi trường mà không làm giảm hiệu quả tài chính của DN (Lee & Min, 2014) Việc thực thi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN đòi hỏi phải thay thế các tổ hợp tài nguyên mới và triển khai các tài nguyên hiện có theo những cách mới (Hart, 1995; Lin &

Ho, 2011) Thực hiện đổi mới xanh liên quan đến việc thực hiện các quy trình, kỹ thuật và hệ thống mới hoặc sửa đổi để giảm tác hại môi trường Một số nhà nghiên cứu (Henriques & Sadorsky, 2007; Lin & Ho, 2011; Rothenberg & Zyglidopoulos, 2007) phân tích các vấn đề môi trường từ quan điểm đổi mới Hầu hết trong số họ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức và môi trường nhất định đối với đổi mới xanh Ví dụ: Del Brio và Junquera (2003) cho rằng nguồn tài chính, phong cách quản lý, nguồn nhân lực, hoạt động sản xuất, cách tiếp cận công nghệ, năng lực đổi mới và hợp tác bên ngoài là những yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới xanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Rothenberg và Zyglidopoulos (2007) phát hiện ra rằng việc áp dụng các đổi mới xanh có liên quan tích cực với sự năng động của nhiệm vụ của công ty đối với môi trường Tuy nhiên, ít có nghiên cứu thực nghiệm phân tích làm thế nào các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường đồng thời ảnh hưởng đến việc áp dụng các đổi mới xanh.

Các công ty sản xuất cố gắng phát triển các sản phẩm xanh hoặc công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường thì sẽ tăng hiệu quả hoạt động, tăng hiệu suất môi trường và giảm tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, và đổi mới công nghệ sản xuất là một chiến lược môi trường phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường vượt trội một cách đồng thời (Dangelico & Pujari, 2010; Triguero et al., 2013). Các nhà quản lý ngày càng đối mặt với các vấn đề môi trường trong các quyết định của họ, không chỉ trong việc xem xét các giá trị đạo đức và xã hội cần được thúc đẩy bởi các công ty của họ mà còn trong việc đảm bảo thành công kinh tế bền vững Agle và cộng sự

(2008) lập luận rằng các công ty không thể kiếm được lợi nhuận hợp pháp, có đạo đức và có trách nhiệm thì không xứng đáng để tồn tại và hành tinh của chúng ta không thể đủ khả năng cho các doanh nghiệp tiếp tục coi các bên liên quan của họ như là một yếu tố môi trường khác; do đó, việc kinh doanh và đạo đức của DN phải được xem xét cùng nhau Tuy nhiên, việc áp dụng đồng thời các nguyên tắc môi trường, kinh tế và công bằng đôi khi đã gặp phải sự hoài nghi, vì nó thách thức sự giả định rằng sự toàn vẹn môi trường và xã hội công bằng đang mâu thuẫn với sự thịnh vượng kinh tế (Bansal, 2005).Một số nghiên cứu cho rằng đổi mới xanh chỉ đóng góp một chút vào danh mục đầu tư đổi mới của công ty (Hull & Rothenberg, 2008) Việc không đổi mới xanh có thể là do các rào cản đối với loại đổi mới này, bao gồm sự tồn tại của lỗ hổng kiến thức, ác cảm với rủi ro trên thị trường vốn và hỗ trợ chính phủ không đầy đủ (Runhaar et al., 2008).Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho rằng đổi mới xanh có thể giúp các công ty cải thiện chất lượng tổng thể về cuộc sống và rất có lợi nhuận, không chỉ về hiệu quả (Hart, 1995; King & Lenox, 2002) mà còn tăng nhu cầu về việc sử dụng sản phẩm có lợi cho môi trường của những khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường (Marcus & Fremeth, 2009) Ở khía cạnh khác, các kết quả từ các nghiên cứu trước cho rằng mối liên kết giữa hiệu suất môi trường đến hiệu quả tài chính là một phần được thúc đẩy bởi việc tìm kiếm việc đôi bên đều có lợi (win-win), theo đó một doanh nghiệp có thể đạt được cả hiệu suất môi trường tốt và hiệu quả tài chính thành công (Earnhart & Lizal, 2007) Tuy nhiên, tác động hiệu suất môi trường của DN vẫn còn rất mơ hồ về mặt khái niệm Ngay cả lý thuyết kinh tế tân cổ điển đặt ra về khả năng của cả mối quan hệ hai chiều từ hiệu suất môi trường đến hiệu quả tài chính (Earnhart, 2018).

1.2.2 Thực trạng các DN Việt Nam

Nước ta đã và đang tham gia vào các chương trình phát triển và bảo vệ môi trường của các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp ước chung với thế giới Việt Nam đã tập trung theo hướng “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của chiến lược”, “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững”, xem nhiệm vụ phát triển kinh tế là tâm điểm nhưng phải gắn liền với phát triển tri thức cũng như bảo vệ môi trường sống Vì thế, nhiệm vụ chung của các DN và Nhà nước là phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (IUCN, 2012).

Bình quân giai đoạn 2016-2020, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước, sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2016-2020, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm Năm 2019 trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế,khu vực công nghiệp tăng 8,86% so với năm 2018 Tính đến cuối năm 2020, trên phạm vi cả nước có 369 KCN được thành lập (bao gồm 329 khu công nghiệp (KCN) nằm ngoài các khu kinh tế (KTT), 34 KCN nằm trong các KKT ven biển, 06 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 114 nghìn ha.

Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN, khu chế xuất cũng tương đối đảm bảo, số lượng các KCN được đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục và hệ thống xử lý nước thải, khí thải gia tăng hàng năm, với mức tăng trung bình 1,08%/năm cho giai đoạn 2016-2020 Nhiều tỉnh, thành đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn; bước đầu ch ủ độ ng thực hiện việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư thông qua việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch Tuy nhiên, theo Báo cáo của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tỷ lệ KCN có hệ thống XLNT tập trung tăng hàng năm, tuy nhiên công suất xử lý nhà máy ước khoảng 60% lượng nước thải phát sinh Lượng nước thải còn lại, một phần do các cơ sở đã được miễn trừ đầu nối và tự xử lý, một phần không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường.

Tại các Khu, cụm công nghiệp, hiện đang được đầu tư, vận hành nhiều dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: luyện kim, khai thác khoáng sản, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc hoá dầu, nhiệt điện, sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến tinh bột sắn; chế biến mía đường; chế biến thuỷ sản, giết mổ gia súc, gia cầm, công tác BVMT tại các CCN thời gian qua đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao Hệ thống XLNT của các cơ sở trong CCN hầu hết không đầu tư đầy đủ hoặc vận hành không thường xuyên, do đó nước thải tại các CCN chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đáp ứng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về nước thải Như vậy kiểm soát môi trường tại các khu , cụm công nghiệp vẫn là vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Trong 10 năm từ năm 1994 đến 2014, tổng lượng khí nhà kính đã tăng khoảng 2,7 lần,từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 283 triệu tấn CO2 tương đương Trong đó, lượng khí thải trong lĩnh vực năng lượng có lượng tăng đáng kể, gấp khoảng 6 lần so với năm 1994 do nhu cầu về năng lượng tăng nhanh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018). Việt Nam đã xem xét và xác định các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm

2030 so với kịch bản phát triển thông thường quốc gia nhằm góp phần sớm đạt được Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới sau 2020 cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình trái đất không vượt quá 2 o C vào năm

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là phân tích các nhân tố công nghệ, tổ chức, môi trường tác động đến việc đổi mới xanh và phân tích mối liên giữa đổi mới xanh lên hiệu quả DN sản xuất thông qua biến trung gian là hiệu suất môi trường.

Nghiên cứu này có các mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Xác định các nhân tố về công nghệ, tổ chức, môi trường tác động đến việc đổi mới xanh của DN sản xuất tại Việt Nam

(2) Tác động của đổi mới xanh đến hiệu suất môi trường của DN sản xuất tại Việt Nam

(3) Tác động của hiệu suất môi trường đến hiệu quả DN sản xuất tại Việt Nam

(4) Tác động của đổi mới xanh đến hiệu quả của DN thông qua vai trò trung gian của hiệu suất môi trường

(5) Gợi ý các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả của DN sản xuất thông qua đổi mới xanh và hiệu suất môi trường.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Các nhân tố công nghệ, tổ chức, môi trường tác động như thế nào đến đổi mới xanh của DN sản xuất tại Việt Nam?

(2) Đổi mới xanh tác động như thế nào đến hiệu suất môi trường của DN sản xuất tại Việt Nam?

(3) Hiệu suất môi trường tác động như thế nào đến hiệu quả DN sản xuất tại Việt Nam?

(4) Đổi mới xanh tác động như thế đến hiệu quả của DN sản xuất tại Việt Nam thông qua vai trò trung gian của hiệu suất môi trường?

(5) Những kiến nghị và giải pháp nào để có thể giúp DN sản xuất tại Việt Nam thúc đẩy đổi mới xanh để phát triển DN đạt hiệu quả và đạt về hiệu suất môi trường.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các nhân tố tác động đến đổi mới xanh của các DN sản xuất tại Việt Nam.

- Mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu suất môi trường của các DN sản xuất tại Việt Nam.

- Mối liên hệ giữa hiệu suất môi trường và hiệu quả DN sản xuất tại Việt Nam.

- Mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DN sản xuất tại Việt Nam thông qua vai trò trung gian của hiệu suất môi trường.

Các DNSX tại các KCN trọng điểm ở các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Khảo sát vào tháng 5 – tháng 6 năm 2021

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm cùng các chuyên gia nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc của các thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Kết hợp với phương pháp định lượng, nghiên cứu sẽ dùng bảng câu hỏi khảo sát (xây dựng và phát triển thang đo, sơ bộ và chính thức) và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 cho thống kê theo mẫu đặc tính và kiểm định thang đo, và phần mềm PLS-Smart 3.3.2 để kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, thực hiện phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá(EFA), mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) Nghiên cứu sẽ thực hiện khảo sát chính thức trong quá trình phát triển và xác nhận thang đo với cỡ mẫu là 400 bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện.

ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Các nhà khoa học và nhiều học giả đã thực hiện rát nhiều nghiên cứu để xác định các nhân tố có thể tác động đến việc thực hiện đổi mới xanh như các nhân tố về tổ chức(Kimberly & Evanisko, 1981; Aragon-Correa & Sharma, 2003), các nhân tố về công nghệ (Tornatzky & Klein, 1982), áp lực các bên liên quan (Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2006; Lee, 2008), các nhân tố môi trường bên ngoài (Lin & Ho, 2011; Lin &Weng, 2011) ở rất nhiều các ngành công nghiệp như và ở các nước khác nhau như công ty sản xuất ở Canada (Henriques & Sadorsky, 1999), công ty du lịch ở Hàn Quốc (Lee et al., 2005), công ty giày ở Brazil (Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2006), công ty vận tải ở Trung Quốc (Lin & Ho, 2011) để có thể tìm ra nhân tố có ảnh hưởng tới việc đổi mới xanh Tuy nhiên, các nhân tố tác động đến đổi mới xanh ở các bối cảnh khác nhau ở các ngành công nghiệp khác nhau cho kết quả khác nhau và chưa có sự khẳng định giữa các nghiên cứu Ví dụ, cùng nghiên cứu về các nhân tố môi trường bên ngoài thì Zhu và Weyant (2003) tìm ra được Sự không ổn định của thị trường có quan hệ tích cực đến đổi mới xanh; trong khi đó, nghiên cứu của Lin và Ho (2011) tìm ra được tác động ngược lại và nghiên cứu của Weng và Lin (2011) thì không có tác động Tương tự, nghiên cứu của Guoyou và đồng nghiệp (2011) cho kết quả không giống nhau với nghiên cứu của Henriques và Sadorsky (2007), Lee (2008) và Guo và đồng nghiệp (2018) khi cùng nghiên cứu về mối liên hệ giữa đổi mới xanh và sự không ổn định của thị trường.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đổi mới xanh, hiệu suất môi trường và hiệu quả

DN cũng được nghiên cứu trong nhiều năm qua để có thể khẳng định cơ chế tác động giữa chúng Tuy nhiên, mối liên hệ giữa ba biến trên vẫn còn cho kết quả mâu thuẫn, trái ngược nhau chẳng hạn như nghiên cứu của Aguilera-Caracuel và Ortiz-de-Mandojana

(2013) và nghiên cứu của Chen (2006) khi nghiên cứu về tác động của đổi mới xanh lên hiệu quả DN và nghiên cứu của Horváthová (2010) và Haninun và Lindrianasari (2018) khi nghiên cứu về hiệu suất môi trường ảnh hưởng như thế nào lên hiệu quả DN.

Qua đó có thể rút ra kết luận rằng trong bối cảnh các nước khác nhau và ngành công nghiệp khác nhau thì các nhân tố tác động lên đổi mới xanh cho các kết quả khác nhau; và mối liên hệ giữa đổi mới xanh, hiệu suất môi trường, hiệu quả doanh nghiệp vẫn còn chưa cho kết quả thống nhất Các nghiên cứu về đổi mới xanh và hiệu quả doanh nghiệp trước đây chỉ tập trung vào nghiên cứu tác động của đổi mới xanh đến hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả phi tài chính của doanh nghiệp (lợi thế cạnh tranh, hình ảnh công ty,

…) từ trước đến giờ chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình với nhiều thang đo về hiệu quả của DN bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính khi thực hiện việc đổi mới xanh qua biến trung gian (hiệu suất môi trường) trong khi đa số các nghiên cứu trước đây chỉ thực hiện các biến độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến biến phụ thuộc Bên cạnh đó, các tác giả nghiên cứu về đổi mới xanh trong thời gian qua vẫn chưa quan tâm tìm hiểu vai trò trung gian của hiệu suất môi trường đối với mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả

DN (tài chính và phi tài chính) để giúp các DN hiểu được việc đổi mới xanh của DN mình phải đạt được hiệu suất môi trường như thế nào thì DN sẽ đạt được hiệu quả và thành công trên thị trường Ngoài ra, nghiên cứu này với mục tiêu tìm hiểu hành vi thực hiện đổi mới xanh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhằm giúp DN đưa ra các quyết định, chính sách, chiến lược quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào trong việc duy trì, phát triển và giúp tối đa hóa hiệu suất hoạt động sản xuất, danh tiếng, lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tương lai trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tìm hiểu các DNSX do lĩnh vực sản xuất được xem là một trong những ngành sản xuất chất thải công nghiệp hàng đầu và góp phần gây ô nhiễm môi trường, đe dọa đến tính bền vững của môi trường (Wang & Yang, 2021) Nghiên cứu này kế thừa cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu trước đây, sử dụng các thang đo cảm nhận để đo lường, tìm hiểu mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu (Chen

& Lai, 2006; Lee, 2008; Lin & Ho, 2011; Ehrgott et al., 2011; Weng et al., 2015; Guo et al., 2020; Asadi et al., 2020; Habib et al., 2021).

Do đó, kết quả của nghiên cứu này có các điểm mới như sau: i) Đóng góp về mặt lý thuyết:

- Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới xanh (các yếu tổ về công nghệ, tổ chức và môi trường bên ngoài), đổi mới xanh, hiệu suất môi trường, hiệu quả

DN (hiệu quả tài chính và phi tài chính) chưa được nghiên cứu đồng thời Do đó, việc nghiên cứu đồng thời các khía cạnh này là điểm mới của Luận án Luận án sẽ làm rõ các khái niệm, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến quan sát được đưa ra.

- Với các nhân tố trong mô hình, nghiên cứu sẽ xây dựng và bổ sung thang đo mới trên cơ sở tích hợp các thang đo của các nhà nghiên cứu trước để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.

- Nghiên cứu về vai trò trung gian của hiệu suất môi trường đối với mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DNSX bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về vai trò trung gian của hiệu suất môi trường và là điểm mới của luận án. ii) Đóng góp về mặt quản trị:

Phát triển xanh, phát triển bền vững không chỉ ở các nước tiên tiến trên thế giới màViệt Nam hiện nay đang rất chú trọng đến việc này Do đó, đề tài góp phần giúp các nhà quản lý nhận thức được nhân tố quan trọng tác động to lớn đến sự đổi mới xanh và mức độ ảnh hưởng mà sự đổi mới xanh tác động lên hiệu quả của DNSX để các DN hoạch định được chính sách, chiến lược đúng đắn phù hợp với tình hình của DN mình để đạt được mục tiêu phát triển được DN bền vững và tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay. iii) Ứng dụng của đề tài

Nước ta chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện về thể chế, chính sách, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện, cũng như cách nâng cao nhận thức cho cộng đồng DN và người dân về hiệu quả của việc bảo vệ môi trường hướng tới tăng trưởng xanh Trong điều kiện hiện tại, nhận thức của nhiều địa phương và doanh nghiệp còn tập trung nhiều vào phát triển kinh tế theo chiều rộng, chưa thấy được lợi ích và tác động tích cực của tăng trưởng xanh Thực hiện đổi mới xanh hướng tới tăng trưởng xanh sẽ gây khó khăn trong tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới về công nghệ và qui trình sản xuất, nhưng về lâu dài doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội trong tiếp cận, thâm nhập thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tiếp thị để nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy đây là hướng đi thách thức nhưng sẽ bảo đảm

DN phát triển bền vững và có trách nhiệm với xã hội.

Từ kết quả nghiên cứu này, DNSX và kinh doanh khác cần áp dụng các thang đo mới trong mô hình nghiên cứu để phát triển việc thực thi đổi mới xanh với chính công ty hay tổ chức của mình để giúp DN phát triển bền vững và góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố cũng có thể hiểu rõ thêm về qui trình Đổi mới xanh qua nghiên cứu này để đề ra qui định, chủ trương phù hợp để giúp cho các DNSX và kinh doanh cũng như giám sát và tổ chức lại các khâu quản lý môi trường chặt chẽ hơn, khuyến khích DN tham gia một cách đồng bộ về Đổi Mới Xanh trên diện rộng, vừa phát triển kinh tế địa phương,vừa bảo vệ môi trường và tăng trưởng an sinh cho nhân dân trên địa bàn đang quản lý.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu, chương này nêu lên lý do nghiên cứu,mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp dự kiến của nghiên cứu cũng như kết cấu của đề tài.

Chương 2 Trình bày các cơ sở lý thuyết, cũng như nêu rõ quan điểm và so sánh với các nghiên cứu trước sau đó nghiên cứu hình thành nên các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu, mục đích nhằm trìn bày các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng Việc xây dựng thang đo, cách chọn đối tượng khảo sát, xác định số lượng mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin bằng bản câu hỏi Đưa ra kết quả kiểm định thang đo sơ bộ.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày việc phân tích, xử lý các dữ liệu đã thu thập được từ bản câu hỏi khảo sát bằng phần mềm SPSS, PLS-SEM và trình bày kết quả khảo sát nghiên cứu.

Chương 5 Kết luận và hàm ý quản trị, từ các kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận, nêu lên điểm hạn chế của đề tài Đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp cũng như trình bày hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Các yếu tố tác động đến Đổi mới xanh

Có rất nhiều yếu tố về công nghệ đã được phân tích và chứng minh rằng có ảnh hưởng đến sự đổi mới về kỹ thuật như lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, mức độ quan sát, tính phổ cập khi sử dụng, nhận thấy sự hữu ích, cường độ thông tin và tính không chắc chắn Trong lĩnh vực công nghệ, việc hợp nhất và cho phép vai trò của công nghệ được xem là quyết định then chốt trong việc quản lý khí thải carbon toàn cầu bằng việc thực thi những tính năng đổi mới của ứng dụng công nghệ nhằm mang lại các giải pháp mang tính bền vững cho môi trường Trong nghiên cứu này sẽ phân tích ba yếu tố then chốt đó là lợi thế tương đối, khả năng tương thích và độ phức tạp của công nghệ để xác định mức ảnh hưởng của công nghệ với đổi mới xanh của DN Lợi thế tương đối là phạm vi một sự đổi mới được xem là có lợi thế hơn so với ý tưởng thay thế, có thể được phân tích bằng các thuật ngữ kinh tế hoặc xã hội như hiệu suất, sự hài lòng, danh tiếng và sự thuận tiện (Rogers, 2003) Khả năng tương thích là mức độ mà một đổi mới được coi là phù hợp với giá trị hiện tại, kinh nghiệm và nhu cầu cần thiết cho sự thay đổi trong tương lai của các công ty (Rogers, 2003) Độ phức tạp là mức độ mà một sự đổi mới được coi là khó hiểu và khó sử dụng, nó sẽ tăng độ khó trong chuyển giao kiến thức và phổ biến sự đổi mới (Rogers, 2003) Do đó, có thể hiểu sự dễ dàng trong đổi mới công nghệ là mức độ mà sự đổi mới được xem là dễ hiểu và dễ sử dụng, dễ trong chuyển giao kiến thức và phổ biến sự đổi mới.

Một loạt các biến số đặc trưng của tổ chức như chất lượng nguồn nhân lực, quản lý hàng đầu, kỹ năng lãnh đạo, hỗ trợ tổ chức, văn hóa tổ chức và quy mô tổ chức Trong nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu vào ba yếu tố hỗ trợ tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến sự đổi mới xanh của DN Sự hỗ trợ của tổ chức là mức độ mà một công ty hỗ trợ nhân viên, cung cấp ưu đãi cho việc sử dụng một công nghệ hoặc hệ thống đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới Trong kỉ nguyên phát triển bền vững và nhận thức về môi trường ngày càng nâng cao, các DNSX cần phải chấp nhận định hướng thị trường xanh và thực hiện đổi mới xanh trong qui trình SXKD của mình để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn (Bambang et al, 2020) cũng như đảm bảo sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ thuật để đổi mới có tác động tích cực đến việc áp dụng đổi mới kỹ thuật (Lin & Ho, 2011) Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới xanh bằng cách các công ty có thể tác động và hình thành các kỹ năng, thái độ, và hành vi của các cá nhân để thực hiện công việc của họ nhằm đạt được mục tiêu tổ chức (Collins & Clark, 2003; Martinsons, 1995).

Các yếu tố môi trường bên ngoài liên quan đến môi trường bên ngoài mà một công ty tiến hành việc SXKD của mình Các yếu tố chủ yếu như Áp lực các bên liên quan, sự thay đổi của thị trường, việc hỗ trợ từ chính phủ, và cạnh tranh trên thị trường đã được thảo luận trong các nghiên cứu trước (Frambach & Schillewaert, 2002; Jeyaraj et al., 2006) Các bên liên quan là các nhóm hoặc các cá nhân ảnh hưởng đến hoạt động của DN và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DN đó (Freeman, 1984). Clarkson (1995) phân biệt giữa các bên liên quan chính, những người không có sự tham gia và hỗ trợ của tổ chức không thể tồn tại (ví dụ: khách hàng, nhà phân phối, các cấp chính quyền) và các bên liên quan thứ cấp, có ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi tổ chức nhưng không tham gia vào các giao dịch với nó và không cần thiết cho sự tồn tại của nó. Các DN đưa ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn yêu cầu các bên liên quan chính của họ, trong đó khách hàng và cơ quan chính quyền được coi là quan trọng nhất (Christmann, 2004; Etzion, 2007) Áp lực của khách hàng đề cập đến các yêu cầu của người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp, tức là các bên liên quan quan trọng nhất để

DN cải cách và thay đổi qui trình nhằm bảo tồn môi trường và trách nhiệm với xã hội (Ateş et al., 2011; Ehrgott et al., 2011) Áp lực của chính phủ được định nghĩa là áp lực nhận thức được (đối với đổi mới xanh) mà chính phủ gây ra thông qua các quy định và quy định thực thi (Huang et al 2016) Hỗ trợ của chính phủ là một yếu tố môi trường có liên quan ảnh hưởng đến sự đổi mới xanh do Chính phủ có thể tiến bộ đổi mới thông qua các chính sách khuyến khích như cung cấp khuyến khích tài chính, nguồn lực kỹ thuật, dự án thí điểm, và các chương trình đào tạo (Scupola, 2003; Tornatzky & Fleischer,

1990) Sự thay đổi của thị trường đề cập đến một trạng thái gây ra bởi các sự kiện bên ngoài (Wong et al., 2011), và có thể sự ảnh hưởng trạng thái môi trường trong tương lai không thể lường trước được (Pfeffer & Salancik, 1978) Các học giả nhấn mạnh tính không thể đoán trước và khả năng thay đổi của thị trường, có thể được gọi là sự không chắc chắn của thị trường (Paulraj & Chen, 2007) Nó thường đề cập đến sự thường xuyên và không thể đoán trước việc thay đổi sở thích của khách hàng, công nghệ phát triển, và hành vi cạnh tranh được nhận thức bởi những người quản lý Giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường được xem là công cụ, phương pháp, và thủ tục được sử dụng trong sản xuất, thiết kế sản phẩm và cơ cấu phân phối sản phẩm mà có thể tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các vấn đề về môi trường gây ra bởi các hoạt động trong xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta (Murkarto et al., 2020).

2.1.2 Đổi mới xanh (Green innovation)

Sự đổi mới có thể được định nghĩa đơn giản là tạo ra một thứ mới (Lin, 2006), đổi mới cũng được định nghĩa như một quá trình biến một cơ hội thành những ý tưởng mới và được sử dụng rộng rãi trong thực tế (Tidd et al., 1998) Đổi mới trong SXKD là áp dụng phương thức quản trị mới và kỹ thuật mới để mang lại một sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng (Afuah, 1998), và là bất kỳ thực hành mới đối với các tổ chức, bao gồm cả thiết bị, sản phẩm, dịch vụ, quy trình, chính sách và dự án cộng đồng (Damanpour, 1991) Như vậy, đổi mới của DN có thể được hiểu là hình thức thương mại hóa các cách thức mới trong các hoạt SXKD thành các hình thức liên quan đến sản xuất mà mang về lợi nhuận cho DN Bằng ý tưởng đổi mới, các công ty trở nên khác biệt với nhau bằng cách cung cấp những hình thức, sản phẩm mới so với đối thủ cạnh tranh tạo ra điểm riêng biệt nhằm lôi cuốn khách hàng ưa chuộng sản phẩm của DN đó Bằng sự sáng tạo này, các công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các DN khác.

Mặc dù đổi mới xanh là một lĩnh vực tương đối mới (Klewitz & Hansen, 2014), nó đã có nhiều định nghĩa kể từ khi ra đời (Liao & Liu, 2021) Uỷ ban Châu Âu (2008) định nghĩa Đổi mới xanh là việc sản xuất, đồng hóa hoặc khai thác tính mới trong các sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc trong quản lý và phương pháp kinh doanh, nhằm mục đích để ngăn chặn hoặc giảm thiếu các tác động môi trường, sự ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác của việc sử dụng tài nguyên Đổi mới xanh với các sản phẩm, dịch vụ mới cùng với các quy trình và công nghệ giúp giảm gánh nặng môi trường (Berrone et al., 2013) Đổi mới xanh còn được định nghĩa là các quy trình, kỹ thuật, thực hành, hệ thống và sản phẩm mới hoặc được sửa đổi cho phép các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn duy trì phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, tăng cường năng lực sản xuất và có trách nhiệm đối với xã hội tránh hoặc giảm thiểu tác hại đến môi trường (Kemp et al., 2001; Beise & Rennings,

2005) Định nghĩa này bao gồm tất cả các thay đổi trong danh mục sản phẩm hoặc trong các quy trình sản xuất giải quyết các mục tiêu bền vững, như quản lý chất thải, hiệu quả sinh thái, giảm khí thải, tái chế, thiết kế sinh thái… Bởi vì sự quan tâm của khách hàng với môi trường ngày càng tăng; do đó, đổi mới xanh đã trở thành một phần quan trọng của hoạch định chiến lược ở nhiều DN (Chiou et al., 2011) Thêm vào đó, Chen và cộng sự (2016) định nghĩa đổi mới xanh như là sự đổi mới về phần cứng hay phần mềm liên quan đến các sản phẩm xanh, qui trình xanh bao gồm việc đổi mới về kỹ thuật bao gồm việc tiết kiệm năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm, tái chế chất thải, rác thải, thiết kế sản phẩm xanh hay vấn đề quản lý môi trường của DN Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước đây, đổi mới xanh có thể được chia thành ba loại (Díaz-García et al., 2015) Loại đầu tiên định nghĩa đổi mới xanh là những đổi mới do các công ty thực hiện nhằm giảm lãng phí tài nguyên và tác động tiêu cực tổng thể của chúng đối với môi trường (Yu et al., 2019; Zhang & Zhu, 2019) Loại thứ hai định nghĩa đổi mới xanh là một loạt các biện pháp đổi mới được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững hơn (Rennings, 2000) Loại thứ ba kết hợp động lực và tác động của đổi mới xanh và định nghĩa đổi mới xanh là quá trình các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm tác động tiêu cực của chúng đến môi trường tại mỗi mắt xích trong vòng đời sản phẩm (Li et al., 2019; Ortega-Lapiedra et al., 2019) Ngoài ra, Liao và Liu (2021) định nghĩa đổi mới xanh là các biện pháp đổi mới được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhằm đạt được sự phát triển bền vững và giảm tác động tiêu cực của chúng đến môi trường Như vậy, đổi mới xanh trong nghiên cứu này có thể được định nghĩa là sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc quản lý hoặc phương pháp kinh doanh mới lạ đối với tổ chức để có thể phát triển hoặc áp dụng nó dẫn đến kết quả là, trong suốt vòng đời của nó, giảm rủi ro môi trường, ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác của việc sử dụng tài nguyên, năng lượng so với có các phương pháp khác được thực hiện bởi các công ty để giảm tác động đến môi trường của họ, nâng cao hiệu quả sản xuất, đạt được lợi thế cạnh tranh với đối thủ trên thị trường Có nhiều các loại đổi mới xanh, trong đó đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh là được chấp nhận rộng rãi nhiều nhất (Chen et al., 2006; Chang

2011; Amores-Salvado et al., 2014; Lin et al., 2014) Đổi mới sản phẩm xanh đề cập đến nỗ lực cải thiện chất lượng và an toàn sản phẩm không chỉ để giải quyết các vấn đề môi trường, mà còn để đạt được sự khác biệt của sản phẩm bằng cách thúc đẩy tính bền vững, do đó đảm bảo lợi thế cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận (Chen, 2008) Đổi mới quy trình xanh liên quan đến các sửa đổi được thực hiện cho các quy trình và hệ thống sản xuất nhằm nỗ lực đảm bảo tiết kiệm năng lượng, ngăn ngừa ô nhiễm và lãng phí tái chế (Kammerer, 2009) Nghiên cứu này sẽ dùng đổi mới về sản phẩm xanh và quy trình sản xuất xanh để đo lường đổi mới xanh của DNSX.

2.1.3 Hiệu suất môi trường (Environmental performance)

Hiệu suất môi trường được định nghĩa là mức độ mà các công ty thỏa mãn được kỳ vọng của các bên có liên quan tới họ về các trách nhiệm với môi trường (Ruf et al., 1998; Carroll, 2000) hay một đầu ra chứng minh mức độ mà các công ty cam kết bảo vệ môi trường tự nhiên (Paille et al., 2013) Gilley (2000) định nghĩa Hiệu suất môi trường là bất kỳ nỗ lực nào của tổ chức được thực hiện để giảm tác động của hàng hóa/dịch vụ hoặc quy trình của công ty để giảm thiểu tác động đến môi trường Hiệu suất môi trường được định nghĩa là tác động của các hoạt động và sản phẩm của công ty đối với môi trường tự nhiên (Klassen & Whybark, 1999) Hiệu suất môi trường có thể được phân loại dựa trên ba nhóm bao gồm (1) các tác động môi trường đối với khí thải và việc sử dụng năng lượng, (2) kết quả của việc tuân thủ quy định môi trường như các hoạt động bao gồm lắp đặt một nhà máy xử lý hoặc tái chế và (3) hoạt động môi trường có thể được nhìn thấy từ viễn cảnh của quy trình tổ chức và chi tiêu vốn (Delmas & Blass, 2010).

Hiệu suất môi trường được coi là một cấu trúc đa chiều, không chỉ bao gồm các kết quả và tác động môi trường đối với công ty, các bên liên quan và môi trường mà còn cả các nguyên tắc về trách nhiệm môi trường và các quy trình đáp ứng môi trường quyết định các kết quả và tác động trong tương lai (Schultze & Trommer, 2011) Hiệu suất môi trường thường được phản ánh bởi cường độ carbon của công ty, được đo bằng tỷ lệ giữa tổng phát thải khí nhà kính và doanh số bán hàng của một công ty (Busch & Hoffmann;2011); được đo lường như một sáng kiến môi trường của một công ty (Gilley et al.,2000); hay đo lường bằng hồ sơ tuân thủ, chi tiêu, giảm thiểu chất thải, hỗ trợ của các tổ chức bảo vệ môi trường và các sáng kiến khác (Russo & Fouts, 1997) hoặc một bộ chỉ số chẳng hạn như thải ra môi trường thấp, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và hoạt động tái chế (Lober, 1996) Doanh nghiệp sản xuất (DNSX) là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường hay nói cách khác là các DN chế biến các nguyên liệu thô bằng các loại máy móc, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt giá trị cao hơn và tạo ra lợi nhuận (DeGarmo, 1998) Họ có thể chọn bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng, cho các nhà sản xuất khác, cho các nhà phân phối hoặc các nhà bán sỉ Các DNSX mà khi chỉ tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực kinh doanh, thải gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung từ hoạt động sản xuất của công ty mình Trong nghiên cứu này, hiệu suất môi trường của DNSX sẽ đề cập đến các cách thức tổ chức để đạt được mục tiêu môi trường của công ty là tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm chất thải, khí thải ra bên ngoài môi trường.

2.1.4 Hiệu quả doanh nghiệp (firm performance)

Hiệu quả là mức độ tổ chức đáp ứng được mục tiêu đặt ra (Etzioni, 1964) Hiệu quả tổ chức là một tập hợp các chỉ số tài chính và phi tài chính cung cấp thông tin về mức độ hoàn thành các mục tiêu và kết quả tổ chức đó đặt ra (Lebans & Euske, 2006), và hiệu quả tài chính và phi tài chính thường được dùng để đo lường hiệu quả của tổ chức (Ahmad & Zabri, 2016) Theo kết quả nghiên cứu của Ar (2012), đổi mới sản phẩm xanh có ảnh hưởng tích cực đáng kể lên cả hiệu quả của DN và năng lực cạnh tranh của DN đó Nói cách khác, vấn đề quản lý môi trường chỉ đóng vai trò tiết chế mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DN Hiệu quả tài chính (financial performance) được định nghĩa là một tham số mô tả hoạt động tài chính hoặc định lượng của công ty, sau đó được sử dụng để so sánh dựa trên các chuẩn mực báo cáo tài chính và cho thấy kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn vừa qua về khía cạnh tài chính sẽ được đánh giá làm cơ sở cho các hoạt động khác (Hernando et al., 2020) Hiệu quả tài chính còn được định nghĩa là khả năng quản lý và kiểm soát tài nguyên của công ty (IAI, 2016); và là điều kiện tài chính của công ty trong một giai đoạn nhất định bao gồm việc thu thập và sử dụng vốn được đo lường bằng một số chỉ số về tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản, đòn bẩy, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời (Fatihudin et al., 2018; Mukhzarudfa & Putra,

2020) Hiệu quả tài chính thường được đo lường bằng thị phần, doanh số và lợi nhuận,hiệu quả phi tài chính thì được đo lường bởi danh tiếng của công ty và lợi thế cạnh tranh(Weng et al., 2015) Trong nghiên cứu này sẽ đo lường hiệu quả tài chính bằng tiết kiệm chi phí và lợi nhuận của công ty Hiệu quả phi tài chính (non-financial performance) là một cách tiếp cận xác định mục tiêu và liên quan đến tầm nhìn và chiến lược của tổ chức (Hasanah, 2014), đo lường hiệu quả hoạt động là sự hài lòng của khách hàng, số lượng cải tiến được thực hiện bởi công ty và thời gian chu kỳ sản xuất của công ty (Hernando et al., 2020) Hiệu quả phi tài chính còn được xem là biện pháp định lượng đo lường hiệu quả DN không thể được thể hiện trong các đơn vị tiền tệ có giá trị trong việc đánh giá và thúc đẩy hiệu suất quản lý của DN, hiệu quả phi tài chính thường được các nhà nghiên cứu đo lường bằng các yếu tố như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của nhà cung cấp, danh tiếng công ty hay lợi thế canh tranh (Drury et al., 1993; Amad & Zabri, 2016) Trong nghiên cứu này sẽ đo lường hiệu quả phi tài chính bằng lợi thế cạnh tranh, hình ảnh, uy tín của công ty Lợi thế cạnh tranh có thể định nghĩa là việc cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng và kiếm được lợi nhuận cho chính DN và các đối tác, cũng như lợi thế cạnh tranh có thể bao gồm quyền sử dụng vào tài nguyên thiên, như quặng cao cấp hoặc nguồn năng lượng với chi phí thấp, lao động có kỹ năng cao, vị trí địa lý, rào cản gia nhập cao và tiếp cận công nghệ mới (McGee, 2014).

CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng xanh (Green growth theory)

Muốn DN phát triển bền vững phải chú trọng đến tăng trưởng xanh, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội, để bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường (Nguyen,

2015) Quan niệm tăng trưởng xanh nổi lên như một vấn đề chính Hội nghị Rio +20 về

“Phát triển bền vững năm 2012”, và được nêu rõ trong tài liệu kết quả Thế giới chúng ta muốn, trong đó kêu gọi phát triển cùng lúc “nền kinh tế xanh và kinh tế bền vững” Tăng trưởng xanh từ đó đã trở thành một phản ứng chính đối với những cảnh báo ngày càng nghiêm trọng về biến đổi khí hậu và phá vỡ sinh thái (Dale et al., 2016) Về mặt lý thuyết, tăng trưởng xanh khẳng định rằng sự mở rộng kinh tế liên tục (được đo bằngTổng sản phẩm quốc nội-GDP) mà có thể tương thích với hệ sinh thái của hành tinh chúng ta Mặc dù ý tưởng này đã tiềm ẩn trong những lời hùng biện về phát triển bền vững kể từ sau Ủy ban Brundtland và Hội nghị Rio đầu tiên, với những công thức ban đầu được đưa ra định hình dưới những cái tên như Hiện đại hóa sinh thái (Ayres &Simonis, 1993, Weizsọcker et al., 1998), lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow (1973) hoặc giả thuyết về đường cong Kuznets về môi trường (Dasgupta et al., 2002), lý thuyết tăng trưởng xanh đã được xem như một khẳng định chính thức.

Lý thuyết tăng trưởng xanh hiện được thúc đẩy bởi các tổ chức đa phương hàng đầu và được đưa vào chính sách quốc gia và quốc tế Nó dựa trên giả định rằng sự tách rời tuyệt đối của GDP tăng trưởng từ việc sử dụng tài nguyên và phát thải carbon là khả thi nhằm ngăn chặn sự biến đổi khí hậu nguy hiểm cũng như việc phá vỡ sinh thái Có ba tổ chức chính đề xuất lý thuyết tăng trưởng xanh ở cấp độ quốc tế: OECD, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Thế giới Các tổ chức này đã từng công bố báo cáo hàng đầu về tăng trưởng xanh trong thời gian diễn ra Hội nghị Rio + 20. Năm 2011, OECD đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh với tiêu đề Hướng tới tăng trưởng xanh Cùng năm đó, UNEP đã công bố một báo cáo có tiêu đề Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố Tăng trưởng xanh bao trùm: Con đường dẫn đến phát triển bền vững. Trong Hội nghị Rio + 20, các tổ chức này đã tham gia với Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu để tạo ra Nền tảng Kiến thức Tăng trưởng Xanh như một phương cách mới nhằm thúc đẩy chiến lược kinh tế xanh trên toàn thế giới.

UNEP (2011) định nghĩa tăng trưởng xanh là phương thức tốt nhất nhằm nâng cao cải thiện sức khỏe của con người và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn tài nguyên hữu hạn Đó là khí thải carbon thấp, tài nguyên hiệu quả, và hòa nhập xã hội (UNEP, 2011) World bank (2011) định nghĩa Tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa ô nhiễm và các tác động môi trường, có khả năng thích ứng trước các hiểm họa thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong việc phòng ngừa thiên tai Điều này có nghĩa rằng chính sách tăng trưởng xanh phải được phát triển để tối đa hóa lợi ích đồng thời giảm thiểu chi phí cho nghèo và dễ bị tổn thương nhất, và tránh các tác động tiêu cực không thể đảo ngược OECD (2011) định nghĩa tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài nguyên và môi trường mà cuộc sống của chúng ta dựa vào đó Nghiên cứu củaSmulders và cộng sự (2014) chỉ ra rằng báo cáo của UNEP đưa ra định nghĩa mạnh mẽ nhất trong đó kêu gọi giảm thiểu tác động đến môi trường và sự khan hiếm sinh thái cũng như "xây dựng lại vốn tự nhiên" Bên cạnh đó, khái niệm “tăng trưởng xanh” hiện đã được nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra, như Ủy ban Liên Hợp quốc về kinh tế – xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP) định nghĩa: Tăng trưởng xanh là Chiến lược để đạt được phát triển bền vững Tăng trưởng xanh là chủ trương tăng trưởng GDP mà duy trì hoặc khôi phục lại chất lượng và tính toàn vẹn của môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi người với mức thấp nhất có thể tác động đến môi trường Đó là một chiến lược tìm kiếm tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi giảm thiểu gánh nặng về sinh thái Cách tiếp cận này tìm kiếm sự hài hòa về tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường bằng cách thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ của xã hội Các chính phủ hướng đến phát triển kinh tế xanh làm trọng tâm để bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên cho tương lai sau này Điều hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và giảm nghèo là yếu tố cần thiết để giảm nguy cơ giảm vốn tự nhiên, biến đổi khí hậu bất lợi và bất ổn xã hội (OECD, 2013).

Chiến lược tăng trưởng xanh là một trong những mô hình tăng trưởng mới nổi để phát triển quốc gia Tăng trưởng xanh là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh đề cập đến sự tăng trưởng có thể làm biến đổi một nền kinh tế từ tình trạng phổ biến hiện nay sang nền kinh tế bền vững Nó nâng cao tăng trưởng và phát triển đồng thời giảm thiểu ô nhiễm, chất thải, khí nhà kính phát thải, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, tăng cường hiệu quả năng lượng, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái địa phương Một quốc gia có thể áp dụng chiến lược tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và phát triển các khía cạnh bằng các biện pháp chính sách toàn diện (Dinda, 2013) Chiến lược phát triển tăng trưởng xanh có thể được hình dung như một công cụ tiếp cận để thúc đẩy nền kinh tế mới xuất hiện mô hình bền vững.

Giả thuyết đường cong Kuznets (1955) về môi trường là một trong những cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh.

Hình 2.1 Đường cong Kuznets (1955) về môi trường

Theo Kuznets (1955), trong giai đoạn đầu tiên của quá trình công nghiệp hóa, ô nhiễm thường tăng lên nhanh chóng do các quốc gia thường ưu tiên cho các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế trong khi vấn đề môi trường thường ít được quan tâm Ở giai đoạn này, công nghiệp càng phát triển, các nguồn tài nguyên ngày càng bị khai thác cạn kiệt và các công ty thải nhiều hơn các loại phế thải làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm Tuy nhiên, ở các thời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập được cải thiện, người tiêu dùng có ý thức hơn về chất lượng môi trường xung quanh cũng như các nhà cấp chính quyền có quan tâm hơn đến môi trường của quốc gia, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến vì vậy được ưu tiên nghiên cứu và khuyến khích sử dụng nhằm cải thiện chất lượng môi trường Mặt khác, nhằm phát triển kinh tế hơn nữa, các ngành sản xuất đã không ngừng cải thiện về công nghệ, dây chuyền sản xuất để tăng nâng suất, khắc phục các nhược điểm trong dây chuyền sản xuất, cải tiến, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức, công nghệ, và các nguồn lực tài chính để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nên phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và chịu tác động tích cực của việc thay đổi khí hậu nặng nề Việc thực hiện tăng trưởng xanh là một trong những chính sách đang và được khuyến khích để giúp các dịch vụ phát triển tăng trưởng kinh tế, nhưng song song đó phải đảm bảo bền vững môi trường Phải chuyển đổi mô hình “tăng trưởng trước, làm sạch sau” sang mô hình” bền vững về môi trường”, hay được gọi là mô hình “tăng trưởng xanh”.

Lý thuyết tăng trưởng xanh bắt đầu từ quan sát đơn giản rằng tự nhiên môi trường cũng là một yếu tố của sản xuất, nhưng một trong là cả sự tăng trưởng của lý thuyết cổ điển và các mô hình lịch sử của tăng trưởng kinh tế trong thực tế, phần lớn đã bị bỏ qua (Nordhaus, 1974; Solow, 1974; Smulder, 1999; Brock & Taylor, 2005) Các hoạt động môi trường như một hình thức vốn theo ba cách: nó cung cấp tài nguyên, nó đồng hóa chất thải, và nó thực hiện nhiều dịch vụ môi trường khác nhau duy trì cuộc sống, bao gồm cả điều tiết khí hậu và sức khỏe hệ sinh thái Lý thuyết tăng trưởng xanh cho rằng mô hình kinh tế hiện nay dưới mức tăng trưởng tối ưu (Jacobs, 2013) Họ phân bổ tài nguyên sai giữa các yếu tố sản xuất khác nhau, đầu tư ít vào việc bảo vệ nguồn lực tự nhiên và đầu tư quá mức vào các hoạt động gây ra sự xuống cấp của nó Nếu những thất bại về thị trường có hệ thống này được điều chỉnh, tăng trưởng có thể cao hơn Thật vậy, tình hình còn tệ hơn thế này, bởi vì ở nhiều nước, chi phí môi trường của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không chỉ là không được đánh giá cao, mà việc khai thác của họ thực sự được trợ cấp để chế biến và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và cho các hình thức khai thác tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp khác, là ước tính khoảng 1,1 nghìn tỷ đô la mỗi năm (Dobbs, 2011) Trợ cấp như vậy làm sai lệch thêm các quyết định sản xuất và tiêu dùng ra khỏi con đường tối ưu của họ Từ những tiền đề này, những người ủng hộ tăng trưởng xanh cho rằng một loạt các qui định và biện pháp nghiêm ngặt khác nhau về môi trường có thể tạo ra tăng trưởng OECD (2011) tuyên bố rằng, tăng trưởng xanh thúc đẩy việc đầu tư vào đổi mới cũng như tạo cơ hội cho các nền kinh tế mới theo xu thế xanh hóa và củng cố việc phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực bằng việc tuân thủ các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường và giảm thiếu chất thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua các chính sách, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn một khoảng cách lớn để chính sách đi vào đời sống và được chuyển biến ở một tầm mới; cam kết của DN và cộng đồng đối với các hoạt động thúc đẩy xanh hóa sản xuất và lối sống còn rất hạn chế (Hoang, 2017) Các DN Việt Nam lại đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường, lựa chọn công nghệ xanh, chuyển hướng sang sản xuất xanh , cũng như tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường Hiện nay, Việt Nam với hơn 95% DN là nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, công nghệ của DN về cơ bản vẫn đang ở giai đoạn áp dụng, chưa đủ khả năng tự tiến hành nghiên cứu triển khai hoặc đổi mới.

Trong nghiên cứu này, DNSX đổi mới xanh với mục tiêu tạo ra các sản phẩm xanh để đạt được mục tiêu lợi nhuận của DN và cạnh tranh với đối thủ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Các nghiên cứu về đổi mới xanh trước đây chưa vận dụng lý thuyết tăng trưởng xanh vào đánh giá việc đổi mới xanh trong các hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cho DN hướng đến tăng trưởng xanh mà chỉ tập trung vào sử dụng các lý thuyết các bên có liên quan, quan điểm dựa trên nguồn lực để kiểm định các mối liên hệ giữa các nhân tố tác động đến đổi mới xanh, đổi mới xanh và hiệu quả DN Do đó, sử dụng lý thuyết tăng trưởng xanh của UNEP (2011) trong nghiên cứu này để đánh giá việc tăng trưởng sản xuất xanh của các DNSX thông qua việc đổi mới xanh nhằm đạt được hiệu suất môi trường có mang lợi hiệu quả DN như có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hay tăng tỷ số lợi nhuận trên vốn cùng với việc đảm bảo bền vững môi trường tự nhiên, nâng cao đời sống xã hội góp phần vào việc phát triển bền vững của đất nước mà các nghiên cứu trước đây chưa áp dụng Từ đó, DNSX sẽ đưa ra được các đối sách phù hợp với điều kiện thực tế của mình nhằm đạt được hiệu quả và phát triển bền vững, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.

2.2.2 Lý thuyết phát triển bền vững (Sustainable development theory)

Lý thuyết Phát triển bền vững (PTBV) được áp dụng vào đầu thập niên 1980, tập trung vào sự phát triển đồng bộ cơ cấu kinh tế - xã hội, và môi trường, và đã đi vào chương trình nghị sự chính trị cấp cao (Shi et al., 2019) Hiện tại, lý thuyết PTBV có trở thành một phần không thể thiếu tại các cuộc họp cấp cao của các chính phủ và công ty. Mục tiêu PTBV được xem là yếu tố cốt lõi trong sứ mệnh của các cơ quan, DN nghiên cứu trên khắp thế giới (Bettencourt & Kaurt, 2011) Lý thuyết về PTBV đã kinh quan rất nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi được hình thành Dựa trên các quá trình phát triển nhận thức, lý thuyết PTBV đã trải qua ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai (trước năm 1972), giai đoạn hình thành (1972–1987) và giai đoạn phát triển (1987 – nay) (Shi et al., 2019).

Lý thuyết PTBV được hình thành từ những ý tưởng sơ khai cho đến một hành động toàn cầu và chứa đựng sự khôn ngoan thực tế ngày càng tăng đến ngày nay.

Năm 1987, Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, đã định nghĩa Phát triển bền vững là

“sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”, hội đồng đã đưa ra cách nhìn mới về việc hoạch định các chiến lược phát triển lâu bền Lý thuyết PTBV này chú trọng vào việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm

1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 “Phát triển bền vững” được xem là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)(UNCED, 1992; WSSD, 2002) Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người Chiến lượcPTBV đã được thực hiện từ một khái niệm thành một hành động toàn cầu, đã thiết lập tầm quan trọng của PTBV ở cấp độ chính sách quốc tế Mục tiêu chung của PTBV là sự ổn định lâu dài của kinh tế và môi trường; điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc tích hợp và thừa nhận các mối quan tâm về kinh tế, môi trường và xã hội trong suốt quá trình ra quyết định (Emas, 2015) Các mục tiêu của PTBV phải được gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển xã hội Chỉ khi nào kết hợp được cả ba mục tiêu này thì xã hội mới có được sự phát triển bền vững Do vậy, sự phát triển bền vững chính là sự tương tác, sự thỏa hiệp hay sự dung hòa của ba hệ thống con: hệ thống kinh tế (sự phát triển kinh tế-xã hội), hệ thống xã hội - nhân văn (sự phát triển con người) và hệ thống tự nhiên (sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường), nhằm tạo ra sự thống nhất bền vững của hệ thống bao trùm – hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội”.

Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI XANH CỦA DNSX

Từ năm 1986, Việt Nam sau khi áp dụng chính sách mở cửa Kinh tế và đã trở thành một quốc gia phát triển và tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế Khái niệm Đổi mới ở Việt Nam đã được thực hiện và nhanh chóng giúp các DN Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển cũng như hợp tác với các DN khác trong và ngoài nước Với chính sách đổi mới trên, các DN Việt Nam nói chung, đặc biệt là DNSX, phải cải cách phương pháp kinh doanh và sản xuất triệt để khi hội nhập sân chơi quốc tế Môi trường kinh doanh được biết như là các chính sách, cơ cấu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đặc tính địa lý v.v ảnh hưởng đến hiệu quả của các

DN (Eifert et al., 2005) Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của người dân trên khắp toàn cầu ngày càng lớn dẫn đến việc làm suy yếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá hủy nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên (Chen & Chai, 2010) Một số tác động trở lại nghiêm trọng của môi trường là sự nóng dần của trái đất, làm tăng thêm việc ô nhiễm môi trường, làm giảm quần thể thực vật và quần thể động vật Các chính phủ và các tổ chức trên khắp thế giới đã và đang nhận thức mối đe dọa này và đã bắt tay vào việc làm giảm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh doanh sản xuất của DN Chính sự nhân thức và nhận biết này đối với môi trường sống đã đưa đến sự cần thiết về Phát triển bền vững, mà nhấn mạnh về nhu cầu quảng bá tính bền vững và chủ trương ủng hộ các hình thức phát triển sản xuất mà giảm thiểu hóa các tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội Phát triển bền vững còn khuyến khích việc đổi mới xanh và tiêu dùng các sản phẩm xanh Đổi mới xanh tập trung vào việc giảm tác hại lên môi trường tại mỗi công đoạn của sản xuất hàng hóa và dịch vụ (Velena & Ellenbecker, 2001) Chính sự nhân thức và nhận biết này đối với môi trường sống đã đưa đến xu thế “Phát triển bền vững”, mà nhấn mạnh về nhu cầu quảng bá tính bền vững và chủ trương ủng hộ các hình thức phát triển sản xuất mà giảm thiểu hóa tác hại tới môi trường và xã hội Vì thế, một trong những thách thức của giai đoạn này là làm thế nào để đạt được tiêu chuẩn sống sinh thái một cách bền vững Một yếu tố quan trọng trong ý thức đổi mới của nhân loại là các sản phẩm kỹ thuật mới và các qui trình mới nên hiện diện cho những đặc tính xanh hóa hơn Vì vậy, việc đổi mới về môi trường mang lại sắc thái tích cực cho việc phát triển bền vững (Frenken et al, 2012) Nói cách khác, “Tiêu dùng xanh” là việc người tiêu dùng thể hiện tính trách nhiệm với môi trường khi mua sắm hay sử dụng dịch vụ và cân nhắc các tác động của nó đến môi trường sống xung quanh (Moisander, 2007) Chính vì nhu cầu này, các DNSX phải quan tâm đến yếu tố công nghệ đối với việc áp dụng đổi mới xanh để tăng tính cạnh tranh cũng như sự ủng hộ của người tiêu dùng Bên cạnh đó, yếu tố về tổ chức của mỗi doanh nghiệp cũng rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới xanh đối với môi trường và xã hội, vì chỉ có con người hiện đại với năng lực chuyên môn cao mới có thể điều khiển và vận hành máy móc cũng như tổ chức một cách trơn tru và hiệu quả Ngoài ra, DNSX cũng phải đo lường được yếu tố môi trường bên ngoài tác động như thế nào lên việc đổi mới xanh, yếu tố này cũng không kém phần quan trọng dẫn đến việc đổi mới xanh của DN Dựa trên nghiên cứu của Lin và Ho (2011), nghiên cứu này cũng sẽ xem xét đến mối liên hệ của cả ba yếu tố công nghệ, yếu tố tổ chức và yếu tố môi trường đến việc đổi mới xanh của DN vì các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới xanh của DN dựa trên kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây (Tornatzky & Klein, 1982; Scupola, 2003; Lee, 2008; Ruslan, 2014).

Các yếu tố về công nghệ

Khoa học công nghệ không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong bối cảnh, phát triển kinh tế tạo không ít sức ép đến môi trường, ứng dụng công nghệ xanh để bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, người dân. Theo kinh nghiệm của một số nước, để thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở các quốc gia có thể khác nhau nhưng đều hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh; giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính; kích thích với biến đổi khí hậu; phát triển công nghệ xanh và các ngành công nghiệp sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch… nhằm buộc các nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm; khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường.

Giới chuyên gia nhấn mạnh công nghệ xanh là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai Bởi vậy, các quốc gia theo đuổi công nghệ xanh nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu môi trường mà còn nhắm tới một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế Theo tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm phát thải khí nhà kính từ 8 đến 10%, hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2% Theo đó, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020, 50% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo ước tính của Chương trình Công nghệ Thích ứng với Biến đổi Khí hậu.

Yếu tố công nghệ quyết định đến việc đổi mới thường có ảnh hưởng từ đặc tính đổi mới của chính nó, trọng tâm chính của nó là như thế nào mà các đặc tính có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới (Tornatzky et al., 1990) Nhiều đặc tính của đổi mới có thể gây tác động đến việc áp dụng, hoặc có thể các đặc tính phù hợp với tổ chức và mức độ liên quan phụ thuộc vào lợi ích tiềm năng nhận được và khả năng có thể đổi mới (Chau & Tam, 1997) Các yếu tố công nghệ thường được quan tâm đến trong các tài liệu về kỹ thuật đổi mới xanh của DN; tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng đối với việc áp dụng thực hành xanh hiếm khi được phân tích (Lin & Ho, 2011) Một số các yếu tố công nghệ về sự đổi mới đã được phân tích bao gồm lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, đáng tin cậy, dễ quan sát, sự hữu ích, cường độ thông tin, và sự không chắc chắn (Frambach & Schillewaert, 2002; Jeyaraj et al., 2006; Rogers, 2003) Trong lĩnh vực công nghệ, việc hợp nhất và xem công nghệ mới được cho là yếu tố chính trong việc quản lý khí thải carbon toàn cầu bằng việc thực thi những tính năng công nghệ mới nhằm mang lại các giải pháp mang tính bền vững cho môi trường.

Lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (2003) là một khung lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực khuếch tán và áp dụng công nghệ Các nghiên cứu đổi mới xanh đề xuất các yếu tố về công nghệ mới như lợi thế tương đối, tính phức tạp, và khả năng tương thích có thể ảnh hưởng đến đổi mới xanh hơn các nhân tố khác (Rogers, 2003; Sia et al., 2004; Lin & Ho, 2011; Kousar et al., 2017) Theo kết quả nghiên cứu của Sia và cộng sự (2004), Lin và Ho (2011), Kousar và cộng sự (2017), lợi thế tương đối và khả năng tương thích của công nghệ được tìm thấy có tác động tích cực đến việc áp dụng đổi mới xanh; sự phức tạp được các nhà khẳng định là có tác động tiêu cực.

Do đó, trong nghiên cứu này cũng chỉ tập trung 03 thuộc tính của đổi mới trong lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (2003) (1) lợi thế tương đối, (2) tương thích, (3) phức tạp, đã được kiểm định về mức độ tác động đến đổi mới xanh (Lin & Ho, 2011; Weng & Lin, 2011; Kousar et al., 2017), để đưa ra các giả thuyết về sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến khả năng áp dụng đổi mới xanh của DN. i) Lợi thế tương đối

Lợi thế tương đối phản ánh nhận thức của tổ chức về lợi thế của đổi mới so với chi phí của nó, vì vậy nếu công ty nhận thấy rằng lợi ích của đổi mới lớn hơn chi phí và công nghệ hiện có, tổ chức sẽ sẵn sàng áp dụng sự đổi mới hơn (Robertson, 1971) Lợi thế tương đối có thể là về giá cả, chất lượng và việc dễ dàng sử dụng, tuổi thọ và sự thỏa mãn mà công ty có được sau khi sử dụng đổi mới Theo đó, nếu lợi thế tương đối của đổi mới lớn hơn, các công ty sẵn sàng áp dụng đổi mới và tìm kiếm lợi ích kinh tế cao hơn (Lin &

Ho, 2011; Rogers, 2003) Những lợi ích nhận thức có thể được đo lường về mặt kinh tế hoặc xã hội như hiệu suất, sự hài lòng, danh tiếng và thuận tiện Hầu hết các công ty sẽ chấp nhận một công nghệ mới mang lại hiệu suất tốt nhất và hiệu quả kinh tế vượt tội so với cái còn lại Lợi thế tương đối thường có liên quan tích cực đến việc áp dụng đổi mới xanh (Rogers et al., 2012; Tornatzky et al., 2008) Lợi ích tiềm năng tổ chức của đổi mới xanh bao gồm giảm tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nguyên liệu, giảm chất thải ô nhiễm, cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả tài chính cũng như đáp ứng yêu cầu xã hội (Etzion, 2007; Hart, 1995) Trong một nghiên cứu về ngành công nghiệp giấy và bột giấy Tây Ban Nha, Del Rio Gonzalez (2005) cho rằng lợi thế kinh tế và tài chính là đặc điểm công nghệ quan trọng có ảnh hưởng đến việc áp dụng các công nghệ sạch Điều này phù hợp với nghiên cứu của Le và cộng sự (2006) tìm thấy rằng bệnh viện Việt Nam nơi xuất hiện lợi thế tương đối về tiết kiệm chi phí, tăng doanh số bán hàng và uy tín trở thành động lực hiệu quả để áp dụng các thực hành xanh Do vậy, nhận thấy lợi ích ròng mà đổi mới xanh mang lại sẽ phục vụ như là động lực cho DN để sử dụng công nghệ mới cũng như xem lợi thế tương đối của việc đổi mới dự kiến tác động tích cực đến việc áp dụng đổi mới xanh của các DN trong nghiên cứu này. ii) Tính tương thích

Khả năng tương thích phản ánh nhận thức của DN về tính nhất quán của công nghệ với các giá trị, trải nghiệm và nhu cầu hiện có của DN (Rogers, 2003), vì vậy nếu một DN nhận thấy rằng công nghệ tương thích với kiến thức hiện có của công ty, tổ chức sẽ dễ dàng bị thuyết phục để áp dụng đổi mới kỹ thuật đó (Chau & Tam, 1997) Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới Làm thế nào công nghệ mới phù hợp với hoạt động kiến thức mà một công ty đã sở hữu là một Tương tự, nếu các đổi mới xanh chỉ là sự mở rộng kiến thức hiện có của công ty, thì việc phổ biến đổi mới xanh sẽ trở nên thuận tiện và suôn sẻ (Kousar et al., 2017) Theo Etzion (2007), đổi mới phù hợp với kinh nghiệm trước đây và hành động môi trường có thể tạo ra hiệu quả môi trường lớn hơn. Như Dupuy (1997) thực hiện một nghiên cứu về những thay đổi công nghệ và chính sách môi trường về công nghiệp hóa chất hữu cơ ở Ontario và nhận thấy rằng những đổi mới bổ sung cho công nghệ được phổ biến nhanh chóng và dễ dàng hơn trong tổ chức so với những công nghệ không phù hợp với kiến thức và tiến trình sản xuất hiện có của công ty.Kết quả của các nghiên cứu trước đây khẳng định, khả năng tương có tác động tích cực đến việc áp dụng đổi mới xanh (Lin & Ho, 2011; Kousar et al., 2017) Do đó, khả năng tương thích trong nghiên cứu này được hy vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới xanh của các DNSX. iii) Sự dễ dàng

Việc chia sẻ kiến thức hiệu quả trong tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng đổi mới nhằm cải thiện hoạt động tài chính của tổ chức cùng với hiệu quả quản lý môi trường (Etzion, 2007) Sự phức tạp của đổi mới phản ánh mức độ mà một tổ chức nhận thấy rằng công nghệ khó hiểu và khó sử dụng Các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng sự phức tạp của công nghệ tăng lên, nó làm giảm cơ hội áp dụng đổi mới; hơn nữa, khó khăn trong truyền bá đổi mới (Rogers, 2002) và chia sẻ kiến thức (Tornatzky & Klein,

1982) làm tăng mức độ phức tạp trong công nghệ, vì vậy tổ chức sẵn sàng áp dụng một sự đổi mới nếu việc chia sẻ kiến thức về đổi mới dễ dàng trong tổ chức Tương tự Bollinger (2015) nhấn mạnh việc thiếu các khuyến khích tư nhân, quá trình thay thế công nghệ phức tạp và thiếu thông tin về đổi mới xanh là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi của DN trong việc áp dụng đổi mới xanh và kết luận rằng làm giảm đáng kể việc sử dụng công nghệ gây ô nhiễm.

Một công ty có xu hướng cải tiến kỹ thuật khi kiến thức được chia sẻ dễ dàng trong tổ chức Chia sẻ kiến thức hiệu quả có thể dẫn đến khả năng đổi mới liên quan đến việc học cao hơn và do đó, cải thiện hiệu suất tổ chức bao gồm quản lý môi trường hiệu quả (Etzion, 2007) Độ khó trong chuyển giao kiến thức và phổ biến đổi mới (Rogers,

2003), và thường được giả thuyết là phủ định liên quan đến việc áp dụng đổi mới (Tornatzky & Klein, 1982; Lin & Ho, 2011; Weng & Lin, 2011) Một công nghệ có độ phức tạp cao chứa rất nhiều kiến thức ngầm đòi hỏi nỗ lực cần mẫn để học hỏi và lan tỏa (Tornatzky & Fleischer, 1990) Khó khăn trong việc học hỏi và chia sẻ kiến thức công nghệ khiến việc áp dụng tương đối khó khăn công nghệ phức tạp Do đó, sự dễ dàng được mong đợi sẽ ảnh hưởng tích đến áp dụng việc đổi mới xanh trong nghiên cứu này.

Từ các kết quả các nghiên cứu trên và dựa vào lý thuyết khuếch tán đổi mới của Roger (2003), ta đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

H 1 : Lợi thế tương đối tác động tích cực đến việc đổi mới xanh của DNSX.

H 2 : Khả năng tương thích tác động tích cực đến việc đổi mới xanh của DNSX H 3 : Sự dễ dàng tác động tích cực đến việc đổi mới xanh của DNSX.

Các yếu tố về tổ chức

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa là mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lợi nhuận và tăng trưởng xanh Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm xanh Ngoài ra, trên thế giới, mặc dù công nghệ xanh đã rất phát triển, song thực tế áp dụng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế nhất định Doanh nghiệp có thể được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng yếu tố con người, trình độ năng lực còn chưa theo kịp Mâu thuẫn nói trên khiến doanh nghiệp chưa mạnh dạn làm sản phẩm xanh, bền vững mà mới chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận Bên cạnh đó, việc đầu tư, chi phí ban đầu lớn tác động rất nhiều đến việc tiếp cận công nghệ xanh Do đó, lãnh đạo của DN xác định và quyết tâm thực hiện trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sẽ mang lại những lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn với cả cấp độ quốc gia do lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia luôn gắn liền chặt chẽ với nhau Bên cạnh đó, thành công của DN đó sẽ bắt nguồn từ chính thành công của mỗi nhân tố của mình Nhân sự được xem là yếu tố then chốt trong cơ chế vận hành của DN và là nhân tố đóng vai trò then chốt trong sự thành công của các DN Vì thế, nguồn nhân lực chất lượng sẽ thích ứng với sự thay đổi, tiếp thu những kiến thức mới giúp DN trụ vững và cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường đạt mục tiêu của DN đề ra.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH VÀ HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG CỦA DNSX

Trong những thập kỷ gần đây, nhận thức về các vấn đề môi trường đã tăng lên trong xã hội, mọi người nhận thức rõ hơn về sự ảnh hưởng của các hoạt động do người tiêu dùng gây ra đối với tự nhiên môi trường Có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh áp lực bên ngoài và bên trong đang được các công ty đặt ra để thừa nhận, mô tả, phân tích và báo cáo về các vấn đề và tác động môi trường Do đó, các DN ngày nay muốn cạnh tranh được thì cần phải cố gắng phát triển các sản phẩm xanh hay dây chuyền sản xuất hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, đổi mới về công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường là một chiến lược hiệu quả và phổ biến mà nhiều DN sử dụng để hạn chế tối đa hao phí trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và đạt được hiệu quả kinh tế vượt trội (Dangelico & Pujari 2010; Triguero et al., 2013; Zhang et al., 2020; Do & Nguyen,

2021) Đổi mới xanh được định nghĩa là các quy trình, kỹ thuật, thực hành, hệ thống và sản phẩm mới giúp DN tăng hiệu suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như phát triển bền vững và giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, thể hiện được trách nhiệm đối với xã hội (Kemp et al., 2001; Beise & Rennings, 2005) Các quy định nghiêm ngặt về môi trường thường có thể kích thích các công ty chi nhiều hơn cho việc đổi mới xanh cải thiện các quy trình sản xuất De Giovanni (2012) lập luận rằng đối với tác động môi trường lâu dài thì các biện pháp điều tiết của công ty bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải thường có hiệu quả cao hơn các giải pháp về xử lý chất thải Theo Montabon và đồng nghiệp (2007), những cải tiến trong quy trình sản xuất và năng suất xanh sẽ tăng cơ hội cải thiện hiệu suất môi trường, và nghiên cứu của Li và cộng sự (2020) chứng tỏ rằng hầu hết đổi mới môi trường sẽ giảm thiểu khí thải carbon.

Hiệu suất môi trường về cơ bản có thể được định nghĩa như mức độ mà các công ty đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan của họ về trách nhiệm môi trường (Ruf et al., 1998; Carroll, 2000) Hiệu suất môi trường có thể được phân loại dựa trên ba nhóm bao gồm các tác động môi trường đối với khí thải và việc sử dụng năng lượng, kết quả của việc tuân thủ quy định môi trường như các hoạt động bao gồm lắp đặt một nhà máy xử lý hoặc tái chế và hoạt động môi trường có thể được nhìn thấy từ viễn cảnh của quy trình tổ chức và chi tiêu vốn (Delmas & Blass, 2010) Hiệu suất môi trường thường các nhà nghiên cứu đo lường bằng sự giảm khí thải, nước thải, chất thải rắn, sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào, giảm tần suất tai nạn môi trường và tình hình môi trường của DN. Liên quan đến các vấn đề môi trường dài hạn, các biện pháp điều tiết của công ty, bao gồm cả phòng ngừa ô nhiễm cũng như giảm tiêu thụ tài nguyên và chất phát thải, có hiệu quả cao hơn so với các giải pháp cuối cùng là hệ thống xử lý nước thải Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng tỏ rằng những cải tiến trong quy trình sản xuất và năng suất sẽ tăng cơ hội cải thiện hiệu suất môi trường (Weng & Chen, 2015; Costantini et al., 2017; Seman et al., 2019; Muangmee et al., 2021).

Các thiệt hại về môi trường, xuất phát từ các hoạt động công nghiệp kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, là một vấn đề nghiêm trọng trên thế giới Tham khảo các nghiên cứu trước đây, các công ty có thể phân biệt sản phẩm của họ, cải thiện chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất thấp hơn thông qua đổi mới sản phẩm và quy trình xanh (Chiou,

2011) Nghiên cứu cũng đề nghị rằng để vượt khoảng cách này chỉ có thể thực hiện bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm để khuyến khích các công ty thực hiện đổi mới xanh để cải thiện hiệu suất môi trường và để tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu Theo Chen và cộng sự (2006), họ cũng nhận thấy rằng các biến số can thiệp của đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện lợi thế cạnh tranh của họ.

Các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu khám phá một cách có hệ thống mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu suất môi trường Theo Chen và Chang (2011), họ thấy rằng hiệu suất môi trường có tác động phi tuyến đến lợi thế cạnh tranh của công ty Vì vậy, họ đề nghị rằng nếu các công ty hy vọng nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ thông qua đổi mới xanh, họ phải kiểm tra hiệu suất môi trường của họ Nghiên cứu của Theyel (2000) tuyên bố rằng việc áp dụng một số môi trường tích hợp đặc biệt là trong đổi mới công ty sẽ cải thiện hiệu suất của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu tương tự của Del Brio và Junquera (2003), họ nhận thấy rằng tập trung vào các hành động đổi mới xanh từ việc biến thành lợi thế cạnh tranh cho công ty và mặt khác, nó sẽ tăng cường hiệu suất môi trường tương tự như của các công ty lớn hơn Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thực hiện đổi mới xanh cho kết quả tích cực, đặc biệt là trong quá trình sản xuất Nói chung, các tác động định tính và định lượng của đổi mới xanh mang lại nhiều lợi ích tiềm năng hơn cho hiệu suất môi trường (Carrion- Flores, 2010) Theo phát hiện của Eiadat và đồng nghiệp (2008) rằng chiến lược đổi mới xanh và hiệu suất môi trường tích cực của công ty liên kết tích cực và do đó nên tiếp tục tìm kiếm các giải pháp cùng có lợi cho các vấn đề môi trường của họ Các nghiên cứu, có thể có hành động đổi mới xanh khác nhau thì có thể và dùng các cách đo lường hiệu suất môi trường khác nhau như môi trường, kinh tế, hoạt động và phương pháp đổi mới khác nhau thì sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau trong việc tăng cường hiệu suất môi trường. Đổi mới xanh có thể được phân thành ba loại chính đổi mới sản phẩm xanh; đổi mới quy trình xanh; và đổi mới quản lý xanh (Chen et al., 2006; Chen, 2008) Tuy nhiên, Reid (2008) cho rằng đổi mới xanh bao gồm ba loại nêu trên và cả việc đổi mới marketing Hiệu suất môi trường hay là mục tiêu của đổi mới xanh nói chung là để giảm ô nhiễm, giảm tiêu hao năng lượng, giảm chất thải, thay thế các nguồn tài nguyên hạn chế bằng các nguồn tài nguyên bền vững hoặc tái chế (Kemp & Arundel, 1998) Đổi mới xanh được có thể phân loại thành ba loại theo phương thức ứng dụng và sự tác động của nó như giảm tác động môi trường của công ty (tái sử dụng và tái chế), giải quyết các vấn đề môi trường của công ty (giảm sử dụng các thành phần nguy hiểm), phát triển các sản phẩm/quy trình thân thiện với môi trường (sử dụng ít tài nguyên/năng lượng) (Ramus,

2002) Chen và các cộng sự (2006) nhận thấy rằng đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình sản xuất xanh có liên quan tích cực với lợi thế cạnh tranh của công ty Tương tự với nghiên cứu của Chen và cộng sự, kết quả của nghiên cứu của Rave và các cộng sự

(2011) chứng minh rằng đổi mới xanh đóng một vai trò quan trọng trong kết quả quản lý môi trường của DN và nhận thức toàn diện về phát triển môi trường bền vững Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã thực hiện để điều tra về mối quan hệ của việc đổi mới xanh của các công ty với hiệu suất môi trường và lợi thế cạnh tranh Theo các nghiên cứu này, sản phẩm xanh và đổi mới quy trình hiệu suất của một công ty có tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh (Chen et al., 2006; Chang, 2011) Hơn thế nữa, đổi mới xanh có mối quan hệ tích cực với hiệu suất xanh; và hiệu quả trong quản lý xanh là một khía cạnh quan trọng của hiệu suất xanh (Conding & Habidin, 2012) Theo một nghiên cứu khác, điều tra sự đổi mới xanh trong quản lý chuỗi cung ứng xanh, ý thức của các nhà cung cấp đối với môi trường ảnh hưởng tích cực đến đổi mới xanh và đổi mới xanh cũng có ảnh hưởng đến hiệu suất môi trường và lợi thế cạnh tranh (Chiou et al., 2011) Tuy nhiên, nghiên cứu của Tariyan (2016) và Chiou và đồng nghiệp (2011) tìm được mối liên hệ giữa đổi mới marketing xanh là có tác động cao nhất đến hiệu suất môi trường trong khi đổi mới quy trình xanh và sản phẩm xanh và đổi mới quản lý xanh có tác động rất ít đến hiệu suất môi trường Mặt khác, nghiên cứu của Lee và Min (2015) cho thấy rằng đổi mới quản lý xanh có tác động không đáng kể đến hiệu suất môi trường của DN nhưng đổi mới quy trình và sản phẩm xanh có tác động tích cực đến hiệu suất môi trường Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực của Barney (1991) đã được sử dụng để tìm hiểu mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu suất môi trường, đổi mới xanh được xem là nguồn lực có thể làm cải thiện hiệu suất của công ty (Fernando & Wah, 2017) Nghiên cứu này sẽ áp dụng lý thuyết tăng trưởng xanh của UNEP (2011), Lý thuyết Phát triển bền vững của WCED

(1987) và lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực của Barney (1991) để tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu suất môi trường Theo đó, nghiên cứu xem xét việc đổi mới xanh làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường như chất thải, khí thải và các chi phí chung liên quan dẫn đến cải thiện hoạt động môi trường góp phần bảo vệ môi trường sống nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và xã hội nhằm giúp DN nâng cao tính cạnh tranh, và mang lại hiệu quả về tài chính, phát triển bền vững Từ các phân tích ở trên, ta đưa ra giả thuyết của nghiên cứu:

H 10 : Đổi mới xanh tác động tích cực đến hiệu suất môi trường của DNSX

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI XANH, HIỆU SUẤT MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DNSX

Ngày nay, Đổi Mới xanh được xem là phương pháp chủ đạo mới cho phép các DN không những nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, mà còn duy trì phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu cũng như góp phần bảo vệ môi trường, và thể hiện tính có trách nhiệm đối với xã hội đồng thời gia tăng giá trị DN Các DN luôn coi hiệu quả kinh doanh vấn đề quan tâm hàng đầu khi thực hiện các hoạt động đổi mới xanh cũng như phát triển môi trường sống bền vững (Bansal, 2002; Bansal, 2005).

Nghiên cứu này áp dụng lý thuyết tăng trưởng xanh của UNEP (2011), Lý thuyết phát triển bền vững của WCED (1987), Lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực của (Barney, 1991) và Lý thuyết hiệu quả của tổ chức của Price (1968) Yuchtman và Seashore (1967) Chelladurai và cộng sự (1987) để đi tìm hiểu mối liên hệ giữa hiệu suất môi trường đến đổi mới xanh và mối liên hệ giữa đổi mới xanh đến hiệu quả của DN.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy các hoạt động đổi mới xanh có thể giúp DN sử dụng hạn chế năng lượng, giảm thải ô nhiễm, hoặc cho phép tái chế chất thải và có thể tạo ra sản phẩm xanh và thực thi trách nhiệm với môi trường của các DN Kiểu đổi mới này cũng góp phần vào sự phát triển bền vững của DN vì nó có khả năng có tác động tích cực đến kết quả tài chính, xã hội và môi trường của DN (Aguilera-Caracuel & Ortiz-de- Mandojana, 2013; Lin et al., 2019; Singh el al., 2020; Asadi et al., 2020; Hoang et al.,

2021) Xét trong phạm vi một DN, hiệu quả tài chính còn được xem là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế của tổ chức Hiệu quả tài chính được thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có nó Nói cách khác, hiệu quả tài chính là một mức độ mà khả năng tài chính của một công ty được đo lường trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một hành động tài chính được sử dụng để tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao hơn và giá trị của một thực thể kinh doanh cho các cổ đông của mình thông qua việc quản lý tài sản hiện tại và không hiện tại của nó, tài chính, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí (Naz et al., 2016) Theo quan điểm của King và Lenox (2002), đổi mới xanh có thể giúp các DN cải thiện chất lượng tổng thể của DN và đạt được lợi nhuận, và cả về các hiệu quả trong hoạt động của DN Thứ nhất, đổi mới xanh có thể tăng cường sự phòng ngừa ô nhiễm, cho phép DN tiết kiệm chi phí vận hành và tái sử dụng vật liệu thông qua tái chế (Porter & Van der Linde, 1995) Thứ hai, một DN thể hiện các sáng kiến môi trường tốt có khả năng gặt hái nhiều danh tiếng tích cực về môi trường hơn (Christmann, 2004) và được hưởng lợi từ sản phẩm xanh có giá cả khác hơn so với các

DN không thực hiện đổi mới xanh và tăng doanh thu do sự chấp thuận của xã hội với các sản phẩm đó (Bansal, 2005).

Hiệu quả phi tài chính là biện pháp định lượng đo lường hiệu quả DN không thể được thể hiện trong các đơn vị tiền tệ có giá trị trong việc đánh giá và thúc đẩy hiệu suất quản lý của DN, hiệu quả phi tài chính thường được các nhà nghiên cứu đo lường bằng các yếu tố như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của nhà cung cấp, danh tiếng công ty, và đặc biệt là lợi thế canh tranh (Drury et al., 1993; Amad & Zabri, 2016) Đổi mới được lập luận là một trong những nhân tố quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty (Porter & Van Der Linde, 1995) Với quy định môi trường ngày càng nhiều hơn, thực sự cần thiết để xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm khi tiền hành tạo ra sản phẩm và quyết định quá trình thiết kế Các sản phẩm và quy trình xanh không chỉ làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường mà còn có thể tăng lợi thế cạnh tranh của công ty (Porter & Van Der Linde, 1995) Quan điểm dựa trên nguồn lực nhấn mạnh rằng các nguồn lực và khả năng độc đáo của công ty là những động lực chính của lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh Về vấn đề này, đổi mới xanh có thể là nhân tố tác động chính đến lợi thế cạnh tranh (Leonidou et al., 2013) Cơ bản nhấn mạnh vào lợi thế cạnh tranh là sự hơn hẳn về vị trí so sánh dẫn đến một công ty để thực hiện một cách vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành trên thị trường (Porter, 1985) Ví dụ, một công ty có thể ở vị trí cao hơn các đối thủ cạnh tranh bằng cách vận hành chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh làm Mặt khác, bằng cách tuân theo các cách tiếp cận sáng tạo trong quy trình sản xuất và sản phẩm, nó có thể tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh (Zhou et al., 2009).

Một số nghiên cứu thực nghiện đã tiến hành để điều tra mối liên hệ giữa đổi mới xanh và lợi thế cạnh tranh của DN Noci và Verganti (1999) đã điều tra điều này thông qua một nghiên cứu định tính và Chen và đồng nghiệp (2006) đã bắt đầu một cuộc khảo sát trong thông tin và ngành công nghiệp điện tử để xem xét làm thế nào sản phẩm xanh và đổi mới quy trình ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh Kết quả cho rằng đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình sản xuất xanh có liên quan tích cực với lợi thế cạnh tranh của công ty Các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu khác cũng ủng hộ kết quả của nghiên cứu trên, đều tìm ra được mối liên hệ tích cực giữa đổi mới xanh và lợi thế cạnh tranh của DN (Chen et al., 2006; Chiou et al., 2011; Gurlek & Tuna, 2017;Khaksar et al., 2015; Ma et al., 2017) Bên cạnh đạt được lợi thế cạnh tranh, đổi mới xanh còn có thể giúp cho DN đạt được mức giá cao hơn cho các sản phẩm xanh, đồng thời, cải thiện hình ảnh công ty, phát triển thị trường mới (Hart, 1995; Peattie, 1992) Tuy nhiên, vẫn cần có them những kết quả thực tiễn khi khảo sát trong các ngành công nghiệp khác nhau và xem xét mối quan hệ của đổi mới xanh lên lợi thế cạnh tranh ở bối cảnh đó.

Hiệu quả tài chính của DN được xem là vấn đề sống còn của các DN SXKD, nó quyết định sự thành công của tổ chức đó Do đó, điều quan trọng là phải có cái nhìn tổng quan về tác động của đổi mới xanh lên hiệu quả tài chính để có thể định hướng cho DN phát triển bền vững Dựa vào các kết quả NC của việc đổi mới xanh cho các DN cho thấy khi thực hiện ĐMX và duy trì môi trường sống bền vững thì hiệu quả tài chính của DN cũng theo chiều hướng thay đổi tích cực và tiêu cực Một số nghiên cứu cho thấy việc ĐMX tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của DN (Li et al., 2020; Shahzad et al., 2020; Guo et al., 2021) Các nghiên cứu cho rằng các quy định về môi trường làm tăng thêm các chi phí của DN (Walley & Whitehead, 1994; Palmer et al., 1995; Lee et al., 2016; Le, 2020); và chi phí tuân thủ các quy định về môi trường và chịu trách nhiệm xã hội sẽ làm giá thành sản phẩm cao hơn, rất bất lợi cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường và đạt lợi nhuận thấp hơn (Aupperle et al., 1985; Guerard, 1997).

Ngoài ra kết quả các nghiên cứu trước đây còn cho rằng việc đổi mới sản phẩm xanh thường mang lại hiệu quả tài chính thấp (Driessen et al., 2013), hiệu quả tài chính của các DN thực hiện đổi mới xanh không tăng so với các DN không đổi mới không xanh (Aguilera-Caracuel & Ortiz-de-Mandojana, 2013) Việc thực hiện đổi mới xanh dẫn đến tăng chi phí nên không tăng hiệu quả tài chính (Liu et al., 2011) Theo nghiên cứu của Crain và Crain (2010) cũng tìm ra được kết quả tương tự biện luận cho các quan điểm trên khi cho rằng chi phí đổi mới xanh thường đặt DN vừa và nhỏ (SMEs) vào thế bất lợi trong cạnh tranh, và SMEs được xem là các tổ chức chịu tổn thất hơn hết bởi các quy định về môi trường nên không thể tăng hiệu quả tài chính nếu thực hiện đổi mới xanh. Một số nghiên cứu lập luận rằng các sáng kiến để đổi mới để phát triển DN có thể phá hủy giá trị doanh nghiệp và tăng rủi ro tài chính và sự không ổn định trong môi trường kinh doanh nếu thay đổi quy trình và tăng các giải pháp bảo vệ môi trường (Kiernan, 2007; Seeger & Hipfel, 2007) Tính bền vững chỉ đáng để theo đuổi khi nó có thể rõ ràng đáp ứng động cơ tối đa hóa lợi nhuận của DN.

Theo các NC trên cho thấy, việc ĐMX và duy trì môi trường bền vững có mối quan hệ tiêu cực và tích cực đến hiệu quả tài chính của DN Các kết quả của nghiên cứu của Horvathova (2010) đã tìm ra rằng có mối liên hệ tiêu cực giữa hiệu suất môi trường và hiệu quả tài chính của DN; các quy định chặt chẽ về môi trường cản trở tính cạnh tranh của DN bởi vì chúng đòi hỏi sự tốn kém trong việc đầu tư cho việc xử lý chất thải, tạo gánh nặng cho các DN về chi phí tuân thủ môi trường hay áp đặt một chi phí khác cho các DN gây ô nhiễm, giảm lợi thế cạnh tranh so với các DN khác và giảm lợi nhuận (Limpaphayom, 2004; Wagner, 2003; Claver, 2006) Nhìn chung các kết quả NC trên chỉ ra rằng việc ĐMX và duy trì bền vững môi trường gây tiêu cực, làm giảm lợi nhuận DN, tạo tạo gánh nặng cho các DN.

Mặt khác, một số NC cho ra các lập luận trái ngược với các nghiên cứu trên, việc thực thi đúng các quy định với môi trường có thể kích thích DN tìm kiếm lợi nhuận áp dụng việc đổi mới xanh nhằm giảm việc dùng nguyên liệu tự nhiên đầu vào, giảm tổn thất lợi nhuận do các quy định mang lại (Altman, 2001) Hơn nữa, tác động của việc đổi mới xanh lên hiệu quả tài chính của DN đã được các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết quả rằng tổ chức có thể đạt được hiệu quả tài chính bằng cách tổ chức đầu tiên giới thiệu sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, cải thiện hiệu suất của tổ chức, giảm chi phí tuân thủ môi trường và làm tăng danh tiếng của DN một cách hiệu quả (Porter & Van Der Line, 1995; King & Lenox 2002; McWilliams & Siegel 2001) Tăng cường lập luận của Porter và Van Der Line (1995), Horbach (2008) chứng tỏ rằng quy định về môi trường, công cụ quản lý môi trường và sự thay đổi của tổ chức đều là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện sự đổi mới về quy trình sản xuất thân thiện với môi trường để tăng hiệu quả tài chính của DN Ngoài ra các phát hiện của Frondel và đồng nghiệp (2010), Banerjee (2001), Chang (2011), Duque-Grisales và cộng sự (2020) cũng cho ra kết quả tương tự với các nghiên cứu nêu trên, kết quả đó là đổi mới xanh có thể dẫn đến tăng cho cả tài chính và lợi ích môi trường thông qua giảm thiểu chi phí sản xuất, cải tiến quy trình và đổi mới sản phẩm xanh, cải thiện danh tiếng và hình ảnh của các DN và tăng hiệu quả kinh tế Ngoài ra, các nghiên cứu của Ameer và Othman (2012) đã xác nhận ảnh hưởng tiêu cực của hiệu suất môi trường đến hiệu quả doanh nghiệp sau 01 năm Horváthová

(2012) mở rộng kết quả này và phát hiện ra rằng hiệu suất môi trường tăng dẫn đến hiệu quả tài chính giảm sau 1 năm, nhưng các công ty lại thu được lợi nhuận từ sau 2 năm.Hart và Ahuja (1996) cho rằng hiệu suất môi trường tăng có tác động tích cực sau 1 năm đối với các hiệu quả doanh nghiệp dựa trên cách tỉnh kế toán và sau 2 năm theo cách đo lường dựa trên thị trường, bởi vì phải mất một thời gian cho đến khi thị trường công nhận hiệu quả về hiệu suất môi trường của DN Sử dụng độ trễ 1 năm, Nakao và cộng sự

(2007) thậm chí còn tìm thấy những ảnh hưởng tích cực giữa hiệu suất môi trường và hiệu quả DN.

Trong nghiên cứu này, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực của Barney (1991) được áp dụng để tìm hiểu tác động của đổi mới xanh đến hiệu quả tài chính và phi tài chính của DN, theo đó đổi mới xanh là nguồn lực có thể cải thiện hình ảnh DN trên thị trường, giảm thiểu chi phí và mang lại lợi nhuận lớn hơn cho DN (Ma et al., 2017) Áp dụng lý thuyết tăng trưởng xanh của UNEP (2011), Lý thuyết Phát triển bền vững của WCED (1987), lý thuyết hiệu quả của tổ chức của Price (1968), Yuchtman và Seashore

(1967) ,Chelladurai và đồng nghiệp (1987) và lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực của Barney (1991) vào nghiên cứu này để tìm hiểu mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DNSX bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính của DN Theo đó, nghiên cứu sẽ xem xét đến việc đổi mới xanh có phải là nguồn lực là yếu tố then chốt giúp nâng cao tính cạnh tranh cho DN và sẽ mang lại hiệu quả về tài chính mang lợi nhuận giúp DN đạt mục tiêu kinh doanh, tăng trưởng xanh, bền vững Từ các phân tích nêu trên, ta có giả thuyết nghiên cứu sau:

H 11 : Đổi mới xanh tác động tích cực đến hiệu quả của DNSX

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc kinh doanh sẽ cho kết quả tốt bằng cách làm tốt, và do đó trường hợp kinh doanh đôi bên đều có lợi là cách để hướng tới sự phát triển bền vững (Schaltegger & Wagner, 2006; Falck & Heblich, 2007), do lợi ích kinh tế của việc quản lý xã hội và hiệu quả môi trường có thể bao gồm giảm chi phí và rủi ro kinh doanh, tăng danh tiếng và phát triển thị trường mới như thị trường sản phẩm xanh để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và tốc độ nhanh chóng của sự toàn cầu hóa của thế giới Tuy nhiên, DN cần phải đầu tư đáng kể để có thể đạt được yêu cầu để tạo ra những lợi ích này Các công trình nghiên cứu trước đó đã thách thức giải pháp của việc đôi bên cùng có lợi, và lập luận rằng trách nhiệm về môi trường làm tốn kém tài sản DN và nó không hề dễ dàng để có thể đổi mới xanh (Aupperle et al., 1985; Walley & Whitehead, 1994).

Mặt khác, Prace (2005) lập luận rằng hiệu quả trong việc quản lý hiệu suất môi trường còn có thể thu lợi nhiều hơn thông qua hình ảnh sản phẩm xanh và sản phẩm hợp lý với môi trường, giảm thiểu tối đa chi phí để đối phó với ô nhiễm và tăng năng suất của

DN, vì quy trình sản xuất không hiệu quả sẽ làm tốn kém năng lượng và tài nguyên mới gây ra ô nhiễm môi trường.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong phần này sẽ lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đổi mới xanh của các nhà nghiên cứu, các tác giả trên thế giới trong thời gian gần đây để có cái nhìn tổng thể về các mối liên hệ, cũng như các kết quả mà các nhà nghiên cứu tìm ra được để tìm ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình của luận án.

Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đổi mới xanh được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều PPNC khác nhau như định tính (Kimberly & Evanisko, 1981; Scupola, 2003; Driessen, 2013) và phần lớn là sử dụng PPNC định lượng (Lee, 2005; Kousar et al., 2017; Guo et al., 2018; Zhang et al., 2020; Do & Nguyen, 2021) để tìm ra nhân tố tác động đến đổi mới xanh ở các DN ở các bối cảnh nhau Kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng có rất nhiều nhân tố tác động đến đổi mới xanh; tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tập trung vào các nhân tố như các nhân tố về tổ chức (Kimberly & Evanisko, 1981; Aragon-Correa & Sharma, 2003; Gurlek & Tuna, 2017; Zhang & Zhu, 2019; Namagembe

& Sridharan, 2019), các nhân tố về công nghệ (Tornatzky & Klein, 1982; Sia et al., 2004; Kousar et al., 2017), áp lực các bên liên quan (Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2006; Lee, 2008; Awan, 2019; Nguyen & Adomako, 2021), các nhân tố môi trường bên ngoài (Lin & Ho, 2011; Weng & Lin, 2011) và tìm ra các kết quả rất đa dạng Kết quả của các nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất, một số nghiên cứu còn tìm được kết quả trái ngược nhau Ví dụ như, cùng nghiên cứu về các nhân tố môi trường bên ngoài thì Zhu và Weyant (2003) tìm ra được Sự thay đổi của thị trường có quan hệ tích cực đến đổi mới xanh; trong khi đó, nghiên cứu của Lin và Ho (2011) tìm ra được tác động ngược lại và nghiên cứu của Weng và Lin (2011) thì không có tác động Tương tự, nghiên cứu của Guoyou và đồng nghiệp (2011) và Chen và cộng sự (2021) cho kết quả không giống nhau với nghiên cứu của Henriques và Sadorsky (2007), Lee (2008), và Guo và đồng nghiệp

(2018), Qi và cộng sự (2021) khi cùng nghiên cứu về mối liên hệ giữa đổi mới xanh và áp lực từ chính phủ Nghiên cứu này, sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố về công nghệ, tổ chức và môi trường bên ngoài tác động lên việc đổi mới xanh của DNXS nhằm tìm ra các nhân tố có tác động đến đổi mới xanh và khẳng định lại kết quả chưa thống nhất so với kết quả của các nghiên cứu trên ở bối cảnh khác là Việt Nam.

Các nghiên cứu về đổi mới xanh, hiệu suất môi trường, hiệu quả DN cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng đa dạng các phương pháp khác nhau để đi tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng (Horváthová, 2010; Hang et al., 2017), định tính (Liu et al., 2011;Driessen, 2013) và đa số là PPNC định lượng (Chen, 2006; Tariyan, 2016; Ar, 2012;Seman et al., 2019; Awan et al., 2020; Qi et al., 2021) và cho ra các kết quả của các mối liên hệ trên rất đa dạng, và khác nhau trên từng bối cảnh và đối tượng nghiên cứu Đối với nghiên cứu về mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DN, đa số các nghiên cứu đều tìm ra tác động tích cực (Chen, 2006; Ar, 2012; Tang et al., 2017; Shashi et al., 2019;

Wong et al., 2020; Zhang & Ma, 2021); tuy nhiên, vẫn còn có các nghiên cứu tìm ra kết quả có tác động tiêu cực (Liu et al., 2011; Duque-Grisales et al., 2020; Le, 2020) Tương tự, cũng có hai trường phái đối lập nhau khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiệu suất môi trường và hiệu quả DN Một số kết quả chứng minh rằng công ty giảm thiểu tối đa chất phát thải ra bên ngoài môi trường đạt được lợi thế cạnh tranh, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững so với các đối thủ (King & Lenox, 2001; Chang, 2015; Haninun & Lindrianasari, 2018), các nghiên cứu của (Jaggi & Freeman, 1992; Horváthová, 2010) thì cho kết quả ngược lại Ngoài ra, các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào các mối liên hệ đơn lẻ, trực tiếp đến nhau, và chưa có nghiên cứu nào đi tìm hiểu liệu hiệu suất môi trường có vai trò trung gian điều chỉnh mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả của DN.

Nghiên cứu này sẽ đưa ra mô hình mới; cụ thể, nghiên cứu sẽ đồng thời tìm hiểu tác động sâu hơn của cả ba yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường để tìm hiểu các nhân tố quyết định tác động đến đổi mới xanh và từ đó tìm hiểu tác động của đổi mới xanh đến hiệu suất môi trường và hiệu quả doanh nghiệp bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính của DNSX mà các nghiên cứu trước đây như Lin và Ho (2011), và Kousar và đồng nghiệp (2017), Shahzad và cộng sự (2020); Zhang et al., 2020; Do và Nguyen (2020); Nguyen và Adomako (2021) chỉ dừng lại ở ở bước tìm hiểu tác động của ba yếu tố trên đến việc đổi mới xanh và mối liên hệ của đổi mới xanh tác động đến hiệu suất môi trường hay hiệu quả tài chính hoặc phi tài chính của DN Đồng thời, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu mới về vai trò trung gian của hiệu suất môi trường lên mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả DN bao gồm hiệu quả tài chính và cả phi tài chính của các DNSX trong bối cảnh Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây vẫn chưa tìm hiểu Từ đó, có thể giúp các DNSX hiểu được việc đổi mới xanh của DN mình đạt được hiệu suất môi trường ở mức độ nào sẽ giúp DN thành công, phát triển đạt lợi nhuận và mục tiêu DN trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.

(Bảng lược khảo các nghiên cứu trước theo Phụ lục C trang 302 đính kèm)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu trước đây đã tập trung nghiên cứu vào các nhân tố tác động đến sự đổi mới của xanh DN (Tornatzky & Klein, 1982; Henryques & Sadorsky, 1999; Jeyaraj et al., 2006; Lin & Ho 2011; Guo et al., 2018, Koursar et al, 2017; Borsatto, 2019; Awan et al., 2020; Qi et al., 2021), nghiên cứu các mối liên hệ đơn lẻ như nghiên đổi mới xanh tác động lên hiệu suất môi trường của DN (Fernando & Wah, 2017; Haninun et al.,

2018), và nghiên cứu mối tác động của đổi mới xanh lên hiệu suất môi trường và hiệu quả tài chính của DN (Chiou et al., 2011; Tariyan, 2016; Raza, 2020; Shahzad et al., 2020; Guo et al., 2021) Bên cạnh đó, nghiên cứu của Weng và đồng nghiệp (2015), Raza

(2020), Shahzad và cộng sự (2020) và Zhang và cộng sự (2021) đã xem xét ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong đến đổi mới xanh và kết quả về mặt hiệu suất về môi trường và cả tài chính; tuy nhiên nghiên cứu này đã không tìm hiểu mối liên hệ của hiệu suất môi trường lên hiệu quả tài chính của DN Long và đồng nghiệp (2017) đã thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động lên hành vi đổi mới về các hoạt động bảo vệ môi trường và tìm hiểu tác động của hành vi đổi mới xanh lên hiệu quả kinh tế và hiệu suất môi trường DN; tuy nhiên, nghiên cứu trên áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) mà nghiên cứu này không áp dụng Nghiên cứu của luận án này sẽ thừa kế mô hình các nhân tố tác động đến đổi mới xanh của Lin và Ho (2011) và các kết quả của các mối liên hệ đơn lẻ từ các nghiên cứu trước đây như đổi mới xanh tác động đến hiệu quả doanh nghiệp (Chen, 2006; Chiou et al., 2011, Raza, 2020; Zhang et al., 2021), đổi mới xanh tác động đến hiệu suất môi trường (Sezen & Cankaya, 2013; Long et al., 2017; Shahzad et al., 2020; Habib et al., 2021), hiệu suất môi trường tác động đến hiệu quả DN (King & Lenox, 2001; Cohen et al., 2001; Haninun & Landrianasari, 2018); từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận án như mô hình dưới đây Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ áp dụng đồng thời các lý thuyết như Lý thuyết tăng trưởng xanh, Lý thuyết phát triển bền vững, Lý thuyết các bên liên quan, Lý thuyết quan điểm dựa trên tài nguyên, Lý thuyết hiệu quả của tổ chức và Lý thuyết khuếch tán đổi mới và để tìm hiểu đồng thời các mối liên hệ (1) các nhân tố công nghệ, tổ chức và môi trường tác động đến đổi mới xanh của DN (2) tác động của sự đổi mới xanh lên hiệu suất môi trường (3) tác động của đổi mới xanh lên hiệu quả DN bao gồm hiệu quả tài chính và phi tài chính (4) tác động của hiệu suất môi trường lên hiệu quả DN bao gồm cả hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính thay vì chỉ áp dụng lý thuyết các bên có liên quan (Lin & Ho, 2011; Weng & Lin, 2011; Weng et al., 2015) hay lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (Hart, 1995; Hang, 2018) Đặc biệt, nghiên cứu này sẽ khám phá vai trò trung gian của hiệu suất môi trường trong mối liên hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả của DN trong bối cảnh các

DN sản xuất ở Việt Nam; từ đó, tìm ra các cơ sở khoa học, hàm ý quản trị từ đó đưa ra cơ chế, chính sách phù hợp với bối cảnh nghiên cứu giúp các DN sản xuất xây dựng chiến lược để phát triển bền vững, đạt hiệu quả lợi nhuận tối ưu, gia tăng danh tiếng, giảm chi phí tuân thủ, cùng với việc bảo vệ môi trường sống giúp nâng cao đời sống cho xã hội.

CÁC YẾU TỐ VỀ CÔNG NGHỆ

Lợi thế tương đối (LTD)

Khả năng tương thích (KTT)

Hiệu suất môi trường (SMT)

CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC H4(+) Đổi mới xanh (DMX)

Sự hỗ trợ của tổ chức (HTC) H5(+)

Chất lượng nguồn nhân lực (CNL)

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

BÊN NGOÀI Áp lực khách hàng (AKH)

H7(+) Áp lực của Chính phủ (ACP) H8(+)

Hỗ trợ của Chính phủ (HCP)

Sự thay đổi của thị trường (DTT)

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khi lựa chọn phương pháp nghiên cứu, hiện nay có ba sự lựa chọn gồm phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, và phương pháp hỗn hợp Về mặt nhận thức luận, phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên chủ nghĩa diễn giải, nghiên cứu định lượng được xem là theo xu thế chủ nghĩa thực chứng (Newman et al., 2013) và nghiên cứu hỗn hợp dựa vào hệ nhận thức thực dụng (Creswell, 2005) Dựa trên cơ sở lý luận khác nhau, các nghiên cứu sẽ đi theo các hướng khác nhau cùng với phương pháp khảo sát khác nhau tùy từng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được dùng dể phân tích dữ liệu nghiên cứu xã hội mà không chuyển hóa chúng thành dạng số Phân tích dữ liệu của định tính là đánh giá các quan sát của đối tượng tham gia, phân tích nội dung, phỏng vấn sâu, và các kỹ thuật nghiên cứu định tính khác (Babbie, 2007) Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái định tính thường phải đến khu vực muốn khảo sát để thu thập, phỏng vấn, và ghi nhận dữ liệu.

Nghiên cứu định lượng chú trọng đến kiểm nghiệm các giả thuyết được rút ra từ lý thuyết và chú trọng vào việc lượng hóa dữ liệu thông qua việc áp dụng các phép tính đo lường và thống kê (Saunders et al., 2009) Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu quyết định nghiên cứu cái gì, đặt ra các câu hỏi cụ thể và trong phạm vi hẹp, thu thập dữ liệu đã được số hóa từ các đối tượng tham gia, phân tích các dữ liệu này với các phần mềm chuyên dụng và tạo ra một nghiên cứu mang tính khách quan và không có định kiến(Creswell, 2005) Do đó, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu định hướng kết quả.Phương pháp này sẽ kiểm tra các giả thuyết được tiến hành với các thí nghiệm và một số hình thức điều tra thực nghiệm Các câu hỏi được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu định lượng nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm và nhận xét của người đứng đầu trong DN hay công ty Các cuộc điều tra ít thông tin hơn nhiều trong phỏng vấn sâu của nghiên cứu định tính vì nó dựa trên một bảng câu hỏi có cấu trúc Tuy nhiên, phương pháp điều tra này vẫn có nhiều lợi thế như đạt được một số lượng lớn các dữ liệu trong thời gian ngắn, bảng câu hỏi dễ hiểu đối với nhiều đối tượng tham gia nghiên cứu (từ ngữ đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn), đồng thời dữ liệu được chuẩn hóa, cho phép dễ dàng so sánh và đặc biệt cho phép nhà nghiên cứu kiểm soát được nghiên cứu tốt hơn (Blaxter et al., 2003).

Trong bối cảnh nghiên cứu sự tác động của đổi mới xanh, hiệu suất môi trường đến hiệu quả tài chính của các DNSX tại Việt Nam, có rất nhiều các giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm tra, đánh giá vì thế phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp phù hợp Tuy nhiên, các khái niệm về đổi mới xanh, hiệu suất môi trường trong mô hình còn khá mới mẻ với các DNSX tại Việt Nam, vì vậy các khái niệm này cần được đánh giá và xây dựng để phù hợp hơn với điều kiện cụ thể tại các DNSX tại Việt Nam Vì thế, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được áp dụng là chiến lược phù hợp nhất cho nghiên cứu này: Trong đó, nghiên cứu định tính với mục đích xây dựng, phát triển và điều chỉnh thang đo, còn nghiên cứu định lượng dùng để đánh giá tính hợp lệ, độ tin cậy, và xác nhận thang đo cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ban đầu.

QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nhằm hiện thực hóa các bước đề ra ban đầu, nghiên cứu này sẽ trải qua 03 bước chính sau đây: (1) Tham khảo tài liệu, lý thuyết liên quan, đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, xây dựng và hoàn thiện thang đo – giai đoạn này là nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu định lượng kiểm tra các giả thuyết và mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát với các biến phụ thuộc, (3) Kết luận và nêu hàm ý quản trị Nội dung cụ thể thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, bước đầu tiên là tiến hành tham khảo các tài liệu của các công trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc tính liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các thang đo trong mô hình nghiên cứu Đồng thời xây dựng dàn bài phỏng vấn, nội dung phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm thiết lập mô hình nghiên cứu lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu.

Xem xét và lọc tài liệu là bước rất quan trọng của quá trình nghiên cứu bởi vì lược khảo tài liệu nhằm tìm hiểu những nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ có cái nhìn tổng quan và khái quát về tình hình nghiên cứu cũng như tìm ra những thuộc tính có liên quan đến đề tài đang thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm Thêm vào đó, việc tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các nghiên cứu trước kia cũng để tìm ra khoảng trống lý thuyết nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận án Ngoài ra, khi nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu trước cũng chứng minh rằng những khái niệm dưa vào mô hình của nghiên cứu này đều đã được nghiên cứu và kiểm định trên nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, để kiểm định các khái niệm về đổi mới xanh trong mô hình lý thuyết tại Việt Nam với đặc thù là một đất nước đang phát triển và vấn đề bảo vệ môi trường khi sản xuất đối với các DNSX, đặc biệt là

DN vừa và nhỏ là rất mới và khó khăn trong khi đối mặt với các giải pháp công nghệ, qui định của Chính phủ, cơ quan môi trường…, thì việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm là rất cần thiết và phù hợp Mục đích của bước này là nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp từ lý thuyết và kế thừa từ các nghiên cứu trước có phù hợp với đặc thù của các DNSX ở Việt Nam hay không. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng nhằm giúp cho nghiên cứu khám phá ra các yếu tố mới cho nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức của nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức

Với mục đích nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Mẫu thu thập trước tiên được sàng lọc và loại bỏ những dữ liệu không đạt yêu cầu Tiếp theo, mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Khác với hầu hết nghiên cứu trước đây sử dụng CB- SEM (AMOS), nghiên cứu này thực hiện mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng từng phần PLS-SEM (SMART-PLS) vì phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu ngày nay (Ringle et al., 2012; Hair et al., 2014) PLS-SEM được sử dụng để ước lượng đồng thời mô hình đo lường và mô hình cấu trúc của mô hình nghiên cứu đề xuất Công cụ sử dụng để thực hiện các phân tích là phần mềm SPSS 22.0 cho thống kê mô tả và phần mềm Smart-PLS 3.2.2 cho cả mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Đối tượng khảo sát là những giám đốc có trình độ học vấn, có thâm niên công tác từ nhiều năm trong lĩnh vực quản lý, đã từng sử dụng các sản phẩm có thân thiện với môi trường nên có nhận thức về việc đổi mới xanh Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được đánh giá, kiểm định trên cơ sở dữ liệu điều tra với cỡ mẫu là 400 do tình hình dịch tiêu Mục

Mô hình đo lường & mô hình cấu trúc

Phát triển thang đo Thảo luận nhóm, xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết, so sánh và đánh giá các nghiên cứu trước, đề xuất mô hình nghiên cứu

Tổng hợp ý kiến Hoàn thiện thang đo và các biến quan sát

Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết

Thảo luận kết quả nghiên cứu Đánh giá mô hình nghiên cứu dịch bệnh diễn ra phức tạp nên nghiên cứu chỉ dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho nghiên cứu này Các nội dung chính được thực hiện trong nghiên cứu chính thức như sau:

(1) Phân tích mẫu nghiên cứu chính thức

(3) Đánh giá mô hình đo lường

(4) Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM)

(5) Đánh giá ảnh hưởng của đổi mới xanh đến mô hình nghiên cứu.

Bước 3 : Thảo luận về giả thuyết nghiên cứu, kết luận về kết quả, và hàm ý quản trị.

Qui trình nghiên cứu được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu

Bước 3: Kết luận và hàm ý quản trị

Phân tích nhân tố khám phá Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Bảng câu hỏi phỏng vấn hoàn thiện Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức thang đo cũng như các biến quan sát của đề tài nghiên

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO

Nghiên cứu định tính là phương pháp khảo sát dùng để khai thác suy nghĩ bên trong của đối tượng khảo sát qua các thông tin thu thập được qua quan sát, phỏng vấn chuyên gia hay phỏng vấn nhóm Với đề tài này, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện tượng học bằng cách tạo nhóm thảo luận với 10 người bao gồm các chuyên gia (cán bộ Sở TN-MT, cán bộ Ban Quản lý khu kinh tế, cán bộ Phòng TN-MT), cán bộ thuộc BQL các khu, cụm công nghiệp trọng điểm thường xuyên xử lý các vấn đề về môi trường, cùng đại diện của các DNSX tiêu biểu trú đóng tại các khu, cụm KCN trên địa bàn các tỉnh, thành phố ở Việt Nam (Danh sách theo phụ lục A trang 261 đính kèm) Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 06 chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh - môi trường (Danh sách theo phụ lục A trang 261 Đính kèm) Việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sẽ giúp hoàn thiện mô hình nghiên cứu và hoàn thiện

Thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính là một cuộc thảo luận giữa các đối tượng tham gia nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về một chủ đề, đề tài cụ thể (Thọ, 2011) Những yếu tố được nêu ra thông qua phỏng vấn và thảo luận nhóm sẽ phản hồi được các thông tin một cách cụ thể và rõ ràng (Morgan, 1997) Phương pháp nghiên cứu này thông qua phương pháp thảo luận nhóm để phát hiện một loạt các quan điểm về một chủ đề nào đó, cũng như làm rõ sự khác nhau về quan điểm giữa các thành viên khi thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm có sự linh hoạt và tự do ngôn luận, tranh luận, khi đó cơ hội giải quyết những vấn đề, trở ngại hay khúc mắc sẽ dễ dàng hơn Đồng thời, dữ liệu thu thập từ thảo luận nhóm sẽ phong phú và xúc tích hơn (Rabiee, 2004).

Phỏng vấn sâu giúp cho người nghiên cứu tương tác đối tượng thông qua các buổi trao đổi trò chuyện và phỏng vấn trực tiếp, qua đó thu thập được những ý kiến, quan điểm của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, khi áp dụng phỏng vấn chuyên gia, người nghiên cứu cũng kiểm soát được các phản hồi một cách có hệ thống và rõ ràng (Silverman, 2016).

Các buổi thảo luận nhóm và các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trong thời gian 01 tháng từ 5/2021 đến tháng 06/2021, các buổi thảo luận và phỏng vấn với thời gian từ 90 đến 150 phút, địa điểm thực hiện tại văn phòng tiếp khách của BQL các khu,cụm công nghiệp trọng điểm ở các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước Cách thức tiến hành thông qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp với thời gian thuận tiện cho các chuyên gia và các đáp viên, các tài liệu và câu hỏi phỏng vấn được gửi trước đến các đối tượng thông qua thư điện tử Quy trình phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm bao gồm 7 bước: (1) Chọn đối tượng phỏng vấn, thảo luận nhóm; (2) Lập dàn bài phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm đồng thời chuẩn bị các công cụ hỗ trợ như tài liệu, máy thu âm, ghi hình…(3) Tiếp cận các chuyên gia, đáp viên; (4) Thiết lập sự tin cậy và hợp tác của đáp viên, hẹn thời gian, địa điểm; (5) Tiến hành phỏng vấn/thảo luận; (6) Mã hóa kết quả phỏng vấn/thảo luận; (7) Viết báo cáo, tổng hợp dữ liệu.

Trong luận án này, nghiên cứu định tính được thực hiện qua 3 bước cụ thể như sau:

Bước 1 : Tiến hành xây dựng dàn bài thảo luận nhóm Mục đích của bước này là làm sáng tỏ thêm về lý thuyết, xây dựng, hình thành và phát triển thang đo Do đó, nghiên cứu định tính này thực hiện thảo luận nhóm gồm 02 cán bộ Sở Tài Nguyên và Môi Trường (Sở TN-MT), 02 cán bộ Ban QLKKT, 02 cán bộ Phòng TN-MT, và 04 cán bộ BQL cụm KCN trọng điểm nơi có các DNSX tham gia khảo sát.

Bước 2: Sau khi có được thang đo sơ bộ từ thảo luận nhóm với các chuyên gia, bước kế tiếp tiến hành phỏng vấn sâu nhằm tiếp tục điều chỉnh và phát triển thang đo để đảm bảo giá trị nội dung, hình thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng Ở bước này, tiến hành phỏng vấn các đối tượng khảo sát theo dàn bài phỏng vấn và thang đo sơ bộ (Xem Phụ lục A – trang 263) nhằm điều chỉnh và phát triển các thang đo Kết quả phỏng vấn cũng ghi nhận thêm các ý kiến bổ sung cũng như điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thực tế tại các DNSX Kết thúc các buổi phỏng vấn sâu, không có phát hiện thêm các ý kiến mới về thang đo của các thành phần trong nghiên cứu.

Quá trình thu thập dữ liệu định tính :

- Đối với thảo luận nhóm: Sau khi giới thiệu về mục tiêu và nội dung dự kiến của buổi thảo luận, người chủ trì thảo luận đề nghị các đối tượng tham gia thảo luận tự giới thiệu về nghề nghiệp, chuyên môn, thâm niên công tác Bước tiếp theo, người chủ trì sử dụng dàn bài thảo luận nhóm đã chuẩn bị để đặt các câu hỏi gợi ý thảo luận Mỗi câu hỏi sẽ được thảo luận từ 10-20 phút, và có 10 phút để kết luận cũng như thống nhất ý kiến.Các đáp viên được phép trình bày tự do quan điểm cá nhân và tranh luận với các thành viên khác trong buổi thảo luận những vấn đề chưa rõ ràng hoặc không đồng tình hoặc chưa thuyết phục Người chủ trì thảo luận sẽ lắng nghe, ghi chép, và có sự điều tiết phù hợp như mời đáp viên tham gia ý kiến, đóng góp, tranh luận, hoặc hỏi về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các quan điểm của các đáp viên khác Kết thúc buổi thảo luận, người chủ trì cuộc thảo luận đề cập một lần nữa các quan điểm, các ý kiến, cũng như cám ơn sự tham gia của các đáp viên đã tham gia buổi thảo luận.

- Đối với phỏng vấn sâu: Sau khi giới thiệu về mục tiêu và nội dung dự kiến của buổi phỏng vấn về việc thực hiện đổi mới xanh, người chủ trì buổi phỏng vấn sẽ bắt đầu đặt các câu hỏi dựa trên bài phỏng vấn đã chuẩn bị trước Quá trình phỏng vấn sẽ bắt đầu từ việc đặt câu hỏi cho các đáp viên, lắng nghe quan điểm của các đáp viên, thảo luận với các đáp viên về quan điểm của nghiên cứu, các nội dung của nghiên cứu, rút ra kết luận và cùng thống nhất về quan điểm đối với vấn đề Trong nghiên cứu này, dữ liệu nghiên cứu thu được thông qua cuộc phỏng vấn các đáp viên là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh-môi trường Sau đó dữ liệu được phân nhóm theo mục tiêu nghiên cứu và được phân tích theo trình tự.

Bước 3 : Tổng hợp dữ liệu và viết báo cáo của nghiên cứu định tính

- Phân nhóm dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sẽ được phân theo từng nhóm theo mục tiêu nghiên cứu (Schiling et al., 2006).

- Tổng hợp ý kiến và đề xuất quan trọng: Sau khi phân nhóm dữ liệu phỏng vấn sâu, bước tiếp theo là tổng hợp những ý kiến nổi trội, có nhiều các đáp viên quan tâm, và có tầm quan trọng đối với đề tài nghiên cứu Dựa trên cơ sở đó để đúc kết lại và chỉnh sửa các biến quan sát hay các thang đo của nghiên cứu mà được các chuyên gia và các đáp viên quan tâm, góp ý.

- Kết quả của thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đã đưa ra những ý kiến, quan điểm trùng khớp với nội dung xây dựng thang đo đổi mới xanh, hiệu suất môi trường, và hiệu quả doanh nghiệp Bên cạnh đó, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cũng bổ sung cho thang đo hiệu quả doanh nghiệp với 02 thang đo riêng biệt là Hiệu quả phi tài chính và

Hiệu quả tài chính của DNSX Một số điều chỉnh các biến quan sát và các thang đo sẽ được mô tả ở phần tiếp theo.

THIẾT KẾ THANG ĐO CHO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU

3.4.1 Thang đo Lợi thế tương đối (LTD)

Lợi thế tương đối là mức độ mà một sự đổi mới được coi là có lợi thế hơn so với ý tưởng thay thế, có thể được đo lường bằng các thuật ngữ kinh tế hoặc xã hội học như hiệu suất, sự hài lòng, danh tiếng và sự thuận tiện (Lin & Ho., 2011) Thêm vào đó, nghiên cứu của Rogers (2003) cho rằng Lợi thế tương đối là mức độ mà một sự đổi mới được coi là vượt trội so với kết quả của người thực hiện trước đó Nghiên cứu này sử dụng thang đo lợi thế tương đối gồm 4 biến quan sát của nghiên cứu của Lin và Ho (2011).

Các biến quan sát của Thang đo Lợi thế tương đối (LTD) được điều chỉnh, bổ sung các thang đo định tính được thể hiện trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thang đo Lợi thế tương đối (LTD)

Các biến đo lường Lợi thế tương đối trong bảng 3.1 sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, trong đó các mức độ được chia như sau:

Ký hiệu Nội dung Nguồn

LTD1 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy có thêm lợi thế cạnh tranh so với DN cạnh tranh trực tiếp

LTD2 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy đạt lợi nhuận về sản phẩm cao hơn

LTD3 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy danh tiếng/thương hiệu gia tăng

LTD4 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy khách hàng trung thành/gắn bó hơn với DN

LTD5 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy thu hút được nhiều khách hàng hơn

LTD6 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy chất lượng của sản phẩm DN tăng lên

LTD7 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy tăng khả năng thâm nhập thị trường trong nước

LTD8 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy nhân viên trung thành nhiều hơn với DN

LTD9 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy giảm chi phí sản xuất

LTD10 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy giảm chi phí mua nguyên liệu đầu vào

LTD11 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy dễ tiếp cận nguồn vốn vay

Nghiên cứu định tính LTD12 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy chinh phục thành công các thị trường nước ngoài

LTD13 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy tạo ra sản phẩm sáng tạo hơn

1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường,

4 = Đồng ý, và 5 = Hoàn toàn đồng ý.

3.4.2 Thang đo Khả năng tương thích (KTT)

Khả năng tương thích là mức độ mà một sự đổi mới được coi là phù hợp với giá trị hiện tại, kinh nghiệm và nhu cầu cần thiết cho những thay đổi hữu ích sau này của các công ty (Rogers, 2003) Thêm vào đó, Kousar và cộng sự (2017) cho rằng khả năng tương thích với những hiểu biết và ý tưởng trong quá khứ cũng là mức độ mà sự đổi mới luôn được xem như bất biến với những giá trị hiện hữu, những trải nghiệm trước kia, và những nhu cầu của người sẽ áp dụng sự đổi mới đó Nghiên cứu này sử dụng thang đo khả năng tương thích gồm 3 biến quan sát từ nghiên cứu của Lin và Ho (2011) đối với việc đổi mới xanh.

Các biến quan sát của Thang đo Khả năng tương thích (KTT) sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, các biến đều được chỉnh sửa lại, bổ sung các thang đo được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thang đo Khả năng tương thích (KTT) Ký hiệu

KTT1 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của DN

KTT2 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với các giá trị của

KTT3 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với triết lý/phương châm hành động kinh doanh của DN

KTT4 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với văn hóa của DN

KTT5 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với định hướng của

KTT6 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp qui trình sản xuất hiện có của DN

KTT7 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với phong cách của lãnh đạo cấp cao DN

KTT8 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và quốc gia

KTT9 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

3.4.3 Thang đo Sự dễ dàng (SDD)

Sự dễ dàng là mức độ mà một sự đổi mới được coi là dễ tiếp nhận và sử dụng, nó sẽ làm giảm mức độ phức tạp trong chuyển giao kiến thức và phổ biến sự đổi mới (Rogers, 2003; Lin & Ho, 2011) Những ý tưởng mới càng dễ hiểu thì sẽ dược chấp nhận nhanh hơn sự đổi mới mà yêu cầu người tiếp nhận cần phải phát triển những kỹ năng mới và kiến thức mới (Kousar et al., 2017) Nghiên cứu này sử dụng thang đo khả năng tương thích gồm 4 biến quan sát của nghiên cứu của Rogers (2003), thang đo này cũng được áp dụng trong nghiên cứu của Lin và Ho (2011) và 1 biến quan sát trong nghiên cứu của Kousar và cộng sự (2017) đối với việc đổi mới xanh.

Các biến quan sát của Thang đo Sự dễ dàng (SDD) sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, được điều chỉnh, bổ sung các thang đo định tính được thể hiện trong bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Thang đo Sự dễ dàng (SDD) Ký hiệu

SDD1 Kiến thức về đổi mới công nghệ xanh dễ để học Lin & Ho, 2011

SDD2 Kiến thức về đổi mới công nghệ xanh dễ để hiểu

SDD3 Đổi mới công nghệ xanh rất dễ để thực hành Kousar et al., 2017

SDD4 Kiến thức về đổi mới công nghệ xanh dễ chia sẻ Lin & Ho, 2011

SDD5 Dễ để đánh giá các đổi mới công nghệ xanh Nghiên cứu định tính

SDD6 Đổi mới công nghệ xanh cần thời gian để trở nên quen thuộc

SDD7 Cần tốn ít chi phí để có thể dần quen với đổi mới công nghệ xanh

3.4.4 Thang đo Hỗ trợ của tổ chức (HTC)

Lin và Ho (2011) định nghĩa Hỗ trợ của tổ chức là mức độ mà một công ty hỗ trợ nhân viên, cung cấp ưu đãi cho việc sử dụng một công nghệ hoặc hệ thống đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới, đảm bảo công tý có thừa nguồn lực tài chính, chuyên môn kỹ thuật để đổi mới có tác động tích cực đến việc áp dụng đổi mới kỹ thuật Thêm vào đó,

Le và cộng sự (2006) cho rằng Hỗ trợ của tổ chức được xem là những yếu tố thành công then chốt trong việc nâng cao hiệu quả của bất kỳ tổ chức nào cũng như sự đồng lòng chấp thuận một hệ thống mới Ngoài ra, Rhoades và cộng sự (2002) coi sự hỗ trợ của tổ chức là những yếu tố làm nhân viên hài lòng và đánh giá hiệu quả về những nỗ lực công việc mà nhân viên đóng góp cho tổ chức.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Hỗ trợ của Tổ chức gồm 4 biến quan sát của nghiên cứu của Rogers (2003), thang đo này cũng được áp dụng trong nghiên cứu của Lin và Ho (2011), Lee và cộng sự (2005) đối với việc đổi mới xanh.

Các biến quan sát của Thang đo Hỗ trợ của Tổ chức (HTC) sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, được điều chỉnh, bổ sung các thang đo định tính được thể hiện trong bảng 3.4 như sau

Bảng 3.4: Thang đo Hỗ trợ của Tổ chức (HTC)

Ký hiệu Nội dung Nguồn

HTC1 DN khuyến khích nhân viên học hỏi kiến thức về đổi mới xanh

Lin & Ho, 2011; Lee et al., 2005 HTC2 DN khen thưởng cho hành vi xanh của nhân viên

HTC3 DN cung cấp/hỗ trợ các nguồn lực cho nhân viên học kiến thức về đổi mới xanh

HTC4 DN xem việc áp dụng đổi mới xanh là hoạt động quan trọng mang tính chiến lược của công ty

HTC5 DN hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực bảo vệ môi trường của nhân viên

Lin & Ho, 2011; Lee et al., 2005 HTC6 DN khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng xanh của họ

HTC7 DN quyết tâm đầu tư vào công nghệ xanh

HTC8 DN chấp nhận rủi ro khi thực hiện đổi mới xanh

HTC9 DN quan tâm đến việc áp dụng đổi mới xanh để đạt được lợi thế cạnh tranh

HTC10 DN chuẩn bị nguồn lực đầy đủ để áp dụng đổi mới xanh

HTC11 DN lắng nghe những đề xuất của nhân viên về đổi mới xanh

HTC12 DN khởi xướng các chương trình đổi mới xanh

3.4.5 Thang đo Chất lượng nguồn nhân lực (CNL)

Chất lượng nguồn nhân lực được coi là một yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến đổi mới kỹ thuật bởi vì việc áp dụng đổi mới kỹ thuật đòi hỏi phải nhân viên phải có trình độ, có năng lực học tập và năng lực sáng tạo (Tornatzky et al., 1990) Thêm vào đó, nguyên tắc cơ bản của nhân tố này là giúp các công ty có thể tác động và hình thành các kỹ năng, thái độ, và hành vi của các nhân viên để thực hiện công việc của họ và có thể đạt được mục tiêu của tổ chức (Collins et al., 2003).

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Chất lượng nguồn nhân lực gồm 4 biến quan sát của nghiên cứu của Rogers (2003), thang đo này cũng được áp dụng trong nghiên cứu của Lin và Ho (2011) đối với việc đổi mới xanh.

Các biến quan sát của Thang đo Chất lượng nguồn nhân lực (CNL) sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, được điều chỉnh, bổ sung các thang đo định tính được thể hiện trong bảng 3.5 như sau

Bảng 3.5: Thang đo Chất lượng nguồn nhân lực (CNL)

Ký hiệu Nội dung Nguồn

CNL1 Nhân viên có khả năng học hỏi các công nghệ mới một cách dễ dàng

CNL2 Nhân viên có khả năng chia sẻ kiến thức về đổi mới xanh

CNL3 Nhân viên có khả năng sử dụng công nghệ xanh để dễ dàng tạo ra sản phẩm chất lượng

CNL4 Nhân viên có khả năng cung cấp ý tưởng về đổi mới xanh cho DN

CNL5 Nhân viên thường thảo luận về các vấn đề bảo vệ môi trường trong các cuộc họp

CNL6 Nhân viên được đào tạo về kiến thức xanh

CNL7 Nhân viên được đào tạo về kỹ năng áp dụng đổi mới xanh

CNL8 Nhân viên có tay nghề cao có thể áp dụng đổi mới xanh thuận lợi hơn

CNL9 Nhân viên có động lực để áp dụng đổi mới xanh trong công việc

CNL10 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao có thể áp dụng đổi mới xanh thuận lợi hơn

CNL11 Nhân viên có thái độ tích cực về đổi mới xanh

3.4.6 Thang đo Áp lực từ khách hàng (AKH) Áp lực của khách hàng đề cập đến các yêu cầu của người tiêu dùng và khách hàng của các DN, tức là các nhóm quan trọng của các bên liên quan chính tác động đến việc công ty cải thiện hoạt động môi trường và xã hội (Ateş et al., 2011; Ehrgott et al.,

2011) Theo Etzion (2007), các bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm người ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và họ cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty, các tổ chức thực hiện các hoạt động để đáp ứng các bên liên quan Nghiên cứu này dùng thang đo Áp lực từ khách hàng gồm 02 biến quan sát của nghiên cứu của Lin và Ho (2011) và 2 biến quan sát của nghiên cứu của Ehrgott và cộng sự (2011).

Các biến quan sát của Thang đo Áp lực từ khách hàng (AKH) đã được điều chỉnh và bổ sung từ các thang đo định tính được thể hiện trong bảng 3.6 như sau

Bảng 3.6: Thang đo Áp lực từ khách hàng (AKH)

Ký hiệu Nội dung Nguồn

AKH1 Khách hàng yêu cầu DN cải thiện các hoạt động về môi trường

AKH2 Khách hàng chú trọng về việc bảo vệ môi trường

AKH3 Khách hàng yêu cầu sản phẩm của DN phải thân thiện với môi trường

AKH4 Khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm xanh

AKH5 Khách hàng yêu cầu thông tin chi tiết về bảo vệ môi trường của DN

AKH6 Khách hàng sẽ dừng việc ủng hộ nếu

DN không sản xuất sản phẩm xanh

AKH7 Khách hàng ưa chuộng DN có trách Ehrgott và cộng sự nhiệm bảo vệ môi trường mạnh mẽ (2011)

AKH8 Khách hàng đặt ra áp lực đối với việc

DN đáp ứng các yêu cầu về xã hội

AKH9 Khách hàng đặt ra áp lực đáp ứng các yêu cầu về môi trường

AKH10 Khách hàng thường xuyên chú ý đến hành vi bảo vệ môi trường của DN

AKH11 Khách hàng yêu cầu tổ chức các đợt đánh giá định kỳ trong việc thực hiện các chính sách về môi trường của DN

3.4.7 Thang đo Áp lực của Chính phủ (ACP)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.5.1 Bảng câu hỏi khảo sát

Theo Stevens (1951), khi áp dụng phương pháp thống kê, dữ liệu thường được đo lường qua 03 dạng thang đo như sau: dữ liệu nghiên cứu định tính sử dụng (1) thang đo định danh (Nominal) và (2) thang đo thứ bậc (Ordinal) trong khi dữ liệu nghiên cứu định lượng thường sử dụng (3) thang đo khoảng (Interval).

Dạng thang đo Định danh (Nominal): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm thuộc tính, dùng để phân loại đối tượng Khi thống kê, nghiên cứu thường sử dụng các mã số để qui ước, giữa các con số này không có quan hệ hơn kém và không ý nghĩa toán học, không có ý nghĩa về lượng Trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác (Thọ, 2011) Mục đích của nghiên cứu sử dụng thang đo này nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, chức vụ, nghề nghiệp…)

Dạng thang đo Thứ bậc (Ordinal): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm thuộc tính, các giá trị được sắp xếp theo trật tự tăng hoặc giảm dần và có mối quan hệ thứ bậc hơn kém, không có ý nghĩa về lượng (Thọ, 2011) Mục đích của nghiên cứu sử dụng thang đo này nhằm sắp xếp đặc điểm của mẫu (thâm niên, số lần sử dụng sản phẩm, thu nhập của DN…).

Dạng thang đo Khoảng (Interval): Là loại thang đo dùng cho các đặc điểm số lượng, là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau và liên tục Đây là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc Thông thường thang đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, hay từ 1 đến 7 (Thọ, 2011) Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm (Likert,

1932) Số đo các khải niệm là tổng điểm của từng phát biểu Về mặt lý thuyết, thang đoLikert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đồng ý của các đối tượng nghiên cứu.Nghĩa là 05 điểm biến thiên từ 1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; đến 5: hoàn toàn đồng ý Các câu hỏi được thiết kế có cấu trúc theo từng nhóm yếu tố cấu thành cảm nhận của các đáp viên với thông tin chung được trình bày ở phần đầu, sau đó chuyển đến từng câu hỏi khảo sát về yếu tố đó.

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 03 phần: Phần đầu giới thiệu về đề tài nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu này cùng một số định nghĩa về thuật ngữ Phần thứ hai nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về mức độ đồng ý về các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới xanh, hiệu suất môi trường và hiệu quả của DN Phần cuối cùng của bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của những người tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết Các câu hỏi được bố trí trong 02 mặt khổ giấy A4, cỡ chữ 12, thang đo khoảng với điểm từ 1 – 5 được tạo khung để dễ nhận diện trả lời (Xem Phụ lục A – trang 276).

Về quy mô mẫu áp dụng cho các nghiên cứu, Hair và cộng sự (2006) cho rằng số mẫu phải đạt gấp 5 lần số lượng các biến quan sát thì kết quả nghiên cứu mới đảm bảo tính chính xác Tabachnick và Fidell (2001) kết luận là số lượng các mẫu khác nhau sẽ cho kết quả nghiên cứu với tỉ lệ như sau: 50 mẫu là rất kém, 100 là kém, 200 là kha khá,

300 là tốt, 500 là rất tốt và từ 1000 mẫu hay trên 1000 là tuyệt vời Thêm vào đó, Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008) cho rằng khi sử dụng mô hình cấu trúc nên sử dụng kích cỡ mẫu giữa khoảng 300 và 500 mẫu cho thuận tiện trong việc xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng 400 mẫu (400 DNXS) trong phân tích sau khi đã loại bỏ các biến quan sát không đúng quy định hay không đủ độ tin cậy và đạt chuẩn của thang đo.

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu này là chọn mẫu phi xác xuất (hay là chọn mẫu phi ngẫu nhiên), kỹ thuật lấy mẫu theo hạn ngạch, mục đích, phát triển mầm Vì nghiên cứu này đi sâu về lĩnh vực nghiên cứu tác động của đổi mới xanh với hiệu suất môi trường và hiệu quả của DNSX nên áp dụng lấy mẫu theo mục đích và phát triển mầm sẽ chọn được các đáp viên hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu và từ đó mở rộng mẫu dễ dàng cho các nghiên cứu khác (Newman, 2002).

Chọn mẫu thuận tiện (Convenience sampling) là cách phù hợp nhất của nghiên cứu vì kỹ thuật lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng để không mất nhiều thời gian và chi phí (Creswell, 2005). Đối tượng khảo sát là các giám đốc của các DNSX tại các KCN trọng điểm tại tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, tuy nhiên do trong thời gian khảo sát tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và cả nước phải sử dụng biện pháp giản cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan với tốc độ rất nhanh của dịch bệnh nên nghiên cứu này chỉ có thể lấy phiếu khảo sát trong phạm vi tỉnh Long An nơi nghiên cứu sinh đang làm việc và sinh sống mới có thể tiếp cận được các giám đốc doanh nghiệp để thực hiện khảo sát để có số liệu cho phân tích của nghiên cứu Việc thu thập số liệu thông qua đầu mối và sự giới thiệu là lãnh đạo và cán bộ của các công ty hạ tầng, ban quản lý khu công nghiệp nơi các

DN thứ cấp đang hoạt động để có thể tiếp cận các DN để thu thập số liệu Lý do thứ nhất cho việc chọn các đối tượng làm mẫu của nghiên cứu này vì các giám đốc hay chủ các

DN này có sự hiểu biết rất rõ về các quy định chính sách và xu thế phát triển của đất nước, tình hình DN hiện tại và đa phần đều thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công – chế biến,

CN nặng, xây dựng nên rất phù hợp với đề tài nghiên cứu về tác động của đổi mới xanh với hiệu suất môi trường và hiệu quả của DNSX Thứ hai là quá trình ra quyết định thực hiện đổi mới sản phẩm xanh, quy trình sản xuất xanh hay sử dụng nguyên vật liệu đầu vào xanh sẽ thể hiện rõ bản chất hơn của nghiên cứu hơn hẳn các đối tượng khác, khách hàng hay đối tác Thứ ba là các đối tượng tham gia khảo sát đều có trình độ học vấn từ đại học và sau đại học, đã từng sử dụng các sản phẩm xanh và nắm rõ các quy định của các cơ quan thẩm quyền, các qui định về an toàn môi trường của các nước sở tại với các sản phẩm xuất khẩu v.v Với các tiêu chí nêu trên, các đối tượng khảo sát có thể đại diện cho các DNSX Việt Nam tham gia thực hiện đổi mới xanh.

Nghiên cứu định lượng tiến hành khảo sát bằng phương pháp là gửi bảng câu hỏi giấy (phiếu khảo sát) trực tiếp đến đối tượng khảo sát Số phiếu gửi khảo sát là 460 phiếu, thu về 460 phiếu Số phiếu hợp lệ là 400 phiếu.

3.5.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS22.0 và PLS-Smart 3.3.2 để xử lý dữ liệu khảo sát thu thập từ nghiên cứu chính thức.Trong khi phân tích số liệu, phần mềm SPSS dùng để thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá của các nhân tố độc lập và phụ thuộc, và phần mềm PLS-Smart sẽ được sử dụng để phân tích mô hình của nghiên cứu và kiểm định giả thuyết.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MẪU THEO CÁC ĐẶC TÍNH

Bảng 4.1: Thống kê về giới tính (Gender)

Giới tính Frequency Percent Valid

Tỉ lệ Giới Tính có sự khác biệt rất lớn khi có đến 92% chủ sở hữu doanh nghiệp trong mẫu khảo sát là nam giới, chỉ có 8% chủ sở hữu doanh nghiệp là nữ giới Đa số các đối tượng tham gia khảo sát làm việc trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến, dịch vụ và lắp đặt điện tử, cơ khí và công nghiệp nặng cũng như xây dựng tại các khu công nghiệp cho nên tỉ lệ nam giới vượt trội so với nữ giới.

4.1.2 Trình độ học vấn (Education)

Bảng 4.2: Trình độ học vấn (Education)

Trình độ Frequency Percent Valid

Dưới đại học 9 2.25% 2.25% 2.25 Đại học 333 83.25% 83.25% 85.5

Từ bảng 4.2 ở trên có thể thấy rằng: Hầu hết các chủ doanh nghiệp (DN) trong mẫu khảo sát đều có trình độ đại học (83.25%), 14.5% chủ DN có trình độ sau đại học và chỉ có 2.25% là tốt nghiệp cao đẳng và THPT Có thể thấy rằng đa số chủ DN có kiến thức và trình độ cao sẽ điều hành DN có hiệu quả và đạt lợi nhuận tốt.

4.1.3 Thâm niên công tác (Experience)

Bảng 4.3: Thâm niên công tác tại DN hiện tại (Experience)

Thâm niên Frequency Percent Valid

Trong bảng 4.3 cho thấy gần 1/2 đối tượng nghiên cứu trong mẫu khảo sát có thâm niên công tác tại DN hiện tại từ 04 đến 06 năm (44.8%) và hơn 1/4 đối tượng tham gia nghiên cứu có thâm niên công tác từ 07 đến 09 năm (28.7%) trong khi chỉ có 1/8 giám đốc DN có từ 01 đến 03 năm công tác tại đơn vị/cơ quan hiện tại, còn lại đều có kinh nghiệm trên 10 năm trở lên vì thế đa số các giám đốc DN đều hiểu rõ và nắm bắt tường tận tất cả các thông tin, chất lượng nhân lực, điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình để tham gia nghiên cứu này.

4.1.4 : Lĩnh vực sản xuất – Kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 4.4: Lĩnh vực sản xuất-kinh doanh chính của DN

Lĩnh vực Frequency Percent Valid

Từ bảng 4.4 ở trên, kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong mẫu khảo sát chủ yếu các

DN tập trung trong lĩnh vực sản xuất (63%), chỉ có 16.75% DN chuyên về gia công/chế biến sản phẩm, 11.15% DN tham gia lĩnh vực cơ khí và công nghiệp nặng, chỉ có 7.75%

DN làm các dịch vụ lắp đặt và sản xuất điện tử trong khi 1.15% còn lại làm ngành xây dựng Vì nước ta là nước đang phát triển nên đa số các DN tham gia vào lĩnh vực sản xuất và gia công/chế biến thành phẩm hoặc công nghệ phụ trợ tại các khu công nghiệp được khảo sát cho nghiên cứu này.

4.1.5 Hình thức sở hữu của cơ quan-đơn vị:

Bảng 4.5: Hình thức sở hữu của DN

Các đối tượng tham gia nghiên cứu trong mẫu khảo sát đều có trụ sở, phân xưởng và cơ sở sản xuất đóng tại các khu công nghiệp, vì thế gần một nửa đều có hình thức sở hữu DN là các DN tư nhân trong nước (47.75%), có đến 21.25% DN là các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, 12.5% là các công ty liên doanh, 12.25% là các công ty cổ phần trong khi chỉ có 6.25% còn lại là các hộ sản xuất gia đình.

4.1.6 : Thời gian DN bắt đầu hoạt động:

Bảng 4.6: Năm DN bắt đầu hoạt động

Từ bảng 4.6, có thể thấy trong mẫu khảo sát chỉ có 4% các DN có thâm niên hoạt động từ 21 năm đến 25 năm trở lên, có đến 18.5% các DN có hoạt động từ 16 năm đến 20 năm trên thị trường, có 27% các DN bắt đầu hoạt động từ 11 năm đến 15 năm trở lên, đa số các DN chỉ mới bắt dầu hoạt động từ 6 đến 10 năm (48%) còn lại là bắt đầu hoạt động dưới 5 năm (2.5%) hoặc vừa mới thành lập trong các năm gần đây.

4.1.7 Vốn điều lệ của DN (Registered capital)

Bảng 4.7: Vốn điều lệ của các DN (Registered capital)

Vốn điều lệ Frequency Percent Valid

Gentrit và các cộng sự (2015) đã phân loại DN vừa và nhỏ theo tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới (WB) như sau: DN siêu nhỏ có số lượng nhân viên dưới 10 người và tổng số vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100,000 USD (≤ 2.3 tỷ VND), DN nhỏ với số lượng nhân viên từ 10 đến 50 người và số vốn điều lệ hơn 100,000 USD và dưới 3,000,000 USD (≤ 69.0 tỷ VND); còn DN vừa phải có số lượng nhân viên từ 51 người đến dưới 300 người và có vốn điều lệ từ 3,000,000 USD đến dưới 15,000,000 USD (≤ 350 tỷ VND).

Từ bảng 4.7, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các DN tham gia trong mẫu khảo sát này là DN siêu nhỏ và DN nhỏ (95%) trong khi chỉ có 5% còn lại là DN vừa.

4.1.8 Đơn vị/cơ quan có sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Bảng 4.8: Số lần DN sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Số lần Frequency Percent Valid

Kết quả trên bảng 4.8 cho thấy rằng có đến 45% số DN chưa bao giờ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, chỉ có 42.5% số DN có sử dụng từ 01 đến 03 lần trong khi có đến 11% DN đã từng sử dụng từ 04 đến 06 lần và chỉ có 1.5% số DN sử dụng trên 6 lần trở nên Chính vì thế cần phải nâng cao nhận thức cho các DN về việc thay đổi hoặc sửa đổi thiết kế sản phẩm bằng cách sử dụng các hợp chất không độc hại hoặc nguyên vật liệu có khả năng phân hủy sinh học trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến để giảm tải tác động đến môi trường, cải thiện hiệu quả năng lượng mà vẫn duy trì được hiệu quả kinh doanh cho DN.

4.1.9 Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm gần đây

Bảng 4.9: Tổng tài sản của DN cuối 02 năm gần đây

Theo như kết quả ghi nhận trong 02 năm gần đây (2019 và 2020), tổng tài sản của các DN vừa và nhỏ trong năm 2020 có giảm đáng kể so với năm 2019 Cụ thể các DN có tổng tài sản từ 1 tỷ VND đến 200 tỷ chỉ còn 81.25% (giàm 1.75%), tổng tài sản từ 401 tỷ đến 600 tỷ VND chỉ còn 2.75% (giảm 1.25%), tỏng giá trị tài sản trên 800 tỷ VND chỉ còn 0.75% (giảm 0.5%) Chỉ có các DN vừa với tài sản từ 201 tỷ đến 400 tỷ VND tăng từ10.5% lên 14% (tăng 3.5%) Có thể thấy rằng dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong 02 đợt trong năm 2020 tại Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và kinh doanh của các DN trong nước Đầu vào cho sản xuất bị thiếu hụt trầm trọng do 95% nguyên vật liệu sản xuất đều phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc (nơi xuất phát dịch bệnhCOVID đầu tiên), kế tiếp là giãn cách xã hội đẻ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và xã hội, cuối cùng là các đơn hàng bị hủy hoặc việc vận chuyển thành phẩm tới các quốc gia dặt hàng bị hoãn vì đại dịch COVID Chính vì thế mà thu nhập và tài sản của các DN bị giảm đi đáng kể so với năm 2019 mặc dù Việt Nam đã khống chế và dập dịch rất tốt trong năm 2020 so với các quốc gia lân cận tong khu vực.

4.1.10 Tổng số lao động làm việc toàn thời gian của đơn vị/cơ quan tính trung bình hàng năm

Bảng 4.10: Tổng số lao động làm việc toàn thời gian của DN

Số lao động Năm 2019 Năm 2020

Tổng số lao động làm việc toàn thời gian tại các DN trong năm 2020 giảm đi 3% so với năm 2019 (70% - 67% = 3%) vì các DN nhỏ khó khăn trong khâu nhập nguyên vật liệu và các đơn hàng giảm sút vì đại dịch Covid-19 Các DN có nhân công từ 101 người đến 200 người có tăng lên 1.75% và các DN lớn hơn có từ 301 đến 400 nhân công cũng tăng lên 1.25% vì các DN này chấp nhận trả lương trợ cấp cho nhân viên trong khi nghỉ việc chờ đợi dịch bệnh qua đi để đảm bảo nhân lực cho việc phục vụ sản xuất và đáp ứng kịp hạn các hợp đồng dang dở Chính sách duy trì ổn định nhân lực cũng giúp cho các

DN giảm chi phí thời gian tuyển dụng, đào tạo, tái đào tạo và hướng dẫn nếu tuyển dụng mới sau đợt dịch bệnh.

4.1.11 Tổng doanh thu của doanh nghiệp cuối năm gần đây:

Bảng 4.11: Tổng doanh thu của DN trong cuối 02 năm gần đây

DT 2019 Tỉ lệ DT 2020 Tỉ lệ

Tổng doanh thu của các DN trong năm 2019 từ 01 đến 100 tỷ VND đạt 82.5% trong khi năm 2020 chỉ đạt 78.5% (giảm 4%); DN có doanh thu từ 101 tỷ đến 200 tỷ năm

2019 đạt 13% trong khi năm 2020 chỉ đạt được 11% (giảm 2%); DN lớn có doanh thu trên 400 tỷ trở lên trong năm 2019 đạt 2% trong khi năm 2020 chỉ đạt 1% (giảm 1%), thậm chí 5% DN không có doanh thu trong năm 2020 Có thể nhận thấy rằng dịch bệnh làm cho các DN không chỉ bị giảm về doanh thu mà còn giảm cả về giá trị tài sản, không chỉ ở Việt Nam mà diễn ra trên toàn thế giới.

4.1.12 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cuối 02 năm gần đây

Bảng 4.12: Kết quả lợi nhuận của DN trong cuối 02 năm gần đây

Khi so sánh về kết quả hoạt động kinh doanh của các DN, ta có thể thấy rằng chỉ có 1.25% DN thua lỗ nhiều trong năm 2019 nhưng trong năm 2020 thua lỗ nhiều lên đến2% (tăng 0.75%) Các DN thua lỗ tương đối trong năm 2019 cũng chỉ có 1.25% nhưng trong 2020 lên tới 2.5% (tăng 1.25%) Đối với các DN trong năm 2019 chỉ thua lỗ chút ít đạt 6.5% nhưng trong năm 2020 là 9.75% (tăng 3.25%) Riêng đối với các DN hòa vốn trong năm 2019 đạt 33% còn các DN hòa vốn trong năm 2020 chỉ có 27.5% (giảm 5.5%).Ngược lại, các DN có lãi chút ít trong năm 2019 đạt được 45% trên tổng số DN tham gia khảo sát thì trong năm 2020 chỉ đạt 38% (-7%), còn các DN lãi tương đối trong năm 2019 chỉ có 10.5% nhưng trong năm 2020 lại đạt mức 15.75% (+5.25%) và các DN có lãi nhiều trong năm 2019 đạt 2.5% thì trong năm 2020 đạt mức 4.5% (+2%) Các DN trên đạt lợi nhuận tương đối trong năm khó khăn của kinh tế thế giới vì các DN này bắt kịp xu hướng thị trường khi sản xuất, cung cấp các nhu yếu phẩm, khẩu trang y tế, mặt nạ chống giọt bắn, bán hàng trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội.

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT

Nghiên cứu định lượng áp dụng các cho thống kê mô tả của các biến quan gồm giá trị Min, Max, Mean và độ lệch chuẩn (Std Deviation) như sau:

4.2.1 Biến quan sát Lợi Thế Tương Đối (LTD)

Bảng 4.13: Kết quả thống kê mô tả của Lợi thế tương đối

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy có thêm lợi thế cạnh tranh so với DN cạnh tranh trực tiếp

LTD1 400 1 5 3.00 1.224 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy đạt lợi nhuận về sản phẩm cao hơn

LTD2 400 1 5 3.32 940 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy danh tiếng/thương hiệu gia tăng

LTD3 400 1 5 3.27 967 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy khách hàng trung thành/gắn bó hơn với DN

LTD4 400 1 5 3.24 987 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy thu hút được nhiều khách hàng hơn

LTD5 400 1 5 3.34 937 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy chất lượng của sản phẩm DN tăng lên

LTD6 400 1 5 3.55 691 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy tăng khả năng thâm nhập thị trường trong nước

LTD7 400 1 5 3.12 1.236 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy nhân viên trung thành nhiều hơn với DN

LTD8 400 1 5 3.32 911 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy giảm chi phí sản xuất

LTD9 400 1 5 3.30 1.244 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy giảm chi phí mua nguyên liệu đầu vào

LTD10 400 1 5 3.13 1.106 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy dễ tiếp cận nguồn vốn vay

LTD11 400 1 5 3.37 930 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy chinh phục thành công các thị trường nước ngoài

LTD12 400 1 5 3.20 1.012 Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy tạo ra sản phẩm sáng tạo hơn

Từ bảng 4.13 cho thấy đa số các biến quan sát trong thang đo về Lợi thế tương đối đều có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng biến quan sát LTD6 về Đổi mới công nghệ xanh giúp DN cảm thấy chất lượng của sản phẩm DN tăng lên có giá trị trung bình là 3.55, cho thấy rằng các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm này.

4.2.2 Biến quan sát Khả Năng Tương Thích (KTT)

Bảng 4.14: Kết quả thống kê mô tả của Khả năng tương thích

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của DN

KTT1 400 1 5 3.33 884 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với các giá trị của DN

KTT2 400 1 5 3.34 887 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với triết lý/phương châm hành động kinh doanh của DN

KTT3 400 1 5 3.33 859 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với văn hóa của DN

KTT4 400 1 5 3.34 918 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với định hướng của DN

KTT5 400 1 5 4.32 770 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp qui trình sản xuất hiện có của DN

KTT6 400 1 5 3.08 1.257 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với phong cách của lãnh đạo cấp cao DN

KTT7 400 1 5 3.00 1.331 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và quốc gia

KTT8 400 1 5 3.05 1.055 Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

Kết quả từ Bảng 4.14 cho thấy các biến quan sát trong thang đo về Khả năng tương thích đều có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3). Riêng chỉ có biến KTT5 về Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với định hướng của DN và KTT9 về Đổi mới công nghệ xanh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế có giá trị trung bình là 4.32 và 4.46 (tức là giá trị gần 5), tức là các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

4.2.3 Biến quan sát Sự Dễ Dàng (SDD)

Bảng 4.15: Kết quả thống kê mô tả của Sự dễ dàng

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Kiến thức về đổi mới công nghệ xanh dễ để học SDD1 400 1 5 3.33 905 Kiến thức về đổi mới công nghệ xanh dễ để hiểu SDD2 400 1 5 3.35 880

Dễ để thực hành các đổi mới công nghệ xanh SDD3 400 1 5 3.39 855

Dễ để chia sẻ kiến thức về các đổi mới công nghệ xanh

Dễ để đánh giá các đổi mới công nghệ xanh SDD5 400 1 5 3.37 889 Đổi mới công nghệ xanh cần ít thời gian để trở nên quen thuộc

Cần tốn ít chi phí để có thể dần quen với đổi mới công nghệ xanh

Tất cả các giá trị trung bình của các biến quan sát trong thang đo Sự dễ dàng đều trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Tuy nhiên chi có biến quan sát SDD6 về Đổi mới công nghệ xanh cần có thời gian để quen thuộc có giá trị trung bình là 4.33 (giá trị gần 4), cho thấy các đối tượng khảo sát đồng ý với nhận xét về quan điểm này.

4.2.4 Biến quan sát Hỗ Trợ Của Tổ Chức (HTC)

Bảng 4.16: Kết quả thống kê mô tả của Hỗ trợ của tổ chức

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

DN khuyến khích nhân viên học hỏi kiến thức về đổi mới xanh

DN khen thưởng cho hành vi xanh của nhân viên

DN cung cấp/hỗ trợ các nguồn lực cho nhân viên học kiến thức về đổi mới xanh

DN xem việc áp dụng đổi mới xanh là hoạt động quan trọng mang tính chiến lược của công ty

DN hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực bảo vệ môi trường

DN khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng xanh của họ

DN quyết tâm đầu tư vào công nghệ xanh HTC7 400 1 5 4.91 772

DN chấp nhận rủi ro khi thực hiện đổi mới xanh HTC8 400 1 5 3.38 955

DN quan tâm đến việc áp dụng đổi mới xanh để đạt được lợi thế cạnh tranh

DN chuẩn bị nguồn lực đầy đủ để áp dụng đổi mới xanh

DN lắng nghe những đề xuất của nhân viên về đổi mới xanh và thực hành xanh

DN khởi xướng các chương trình đổi mới xanh HTC12 400 1 5 4.46 692

Kết quả của bảng 4.16 cho thấy các biến quan sát trong thang đo Hỗ trợ của tổ chức có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng biến quan sát HTC5 về việc DN hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực bảo vệ môi trường với giá trị trung bình là 3.45 (giá trị gần 4) thể hiện các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm này Ngoài ra, biến quan sát HTC12 về DN khởi xướng các chương trình đổi mới xanh có giá trị trung bình là 4.46 và HTC7 về việc DN quyết tâm đầu tư vào công nghệ xanh có giá trị trung bình là 4.91cho thấy các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của nghiên cứu.

4.2.5 Biến quan sát Chất lượng nguồn nhân lực (CNL)

Bảng 4.17: Kết quả thống kê mô tả của Chất lượng nguồn nhân lực

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Nhân viên có khả năng học hỏi các công nghệ mới một cách dễ dàng

Nhân viên có khả năng chia sẻ kiến thức về đổi mới xanh

Nhân viên có khả năng sử dụng công nghệ xanh để dễ dàng tạo ra sản phẩm chất lượng

Nhân viên có khả năng cung cấp ý tưởng về đổi mới xanh cho DN

Nhân viên thường thảo luận về các vấn đề bảo vệ môi trường trong các cuộc họp

Nhân viên được đào tạo về kiến thức xanh CNL6 400 1 5 3.44 626 Nhân viên được đào tạo về kỹ năng áp dụng đổi mới xanh

Nhân viên có tay nghề cao có thể áp dụng đổi mới xanh thuận lợi hơn

Nhân viên có động lực để áp dụng đổi mới xanh trong công việc

Nhân viên có trình độ chuyên môn cao có thể áp dụng đổi mới xanh thuận lợi hơn

Nhân viên có thái độ tích cực về đổi mới xanh CNL11 400 1 5 3.07 1.195 Đối với thang đo Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trong Bảng 4.17, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quan sát có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng biến quan sát CNL3 về việc Nhân viên có khả năng sử dụng công nghệ xanh để dễ dàng tạo ra sản phẩm chất lượng và CNL5 về việc Nhân viên có thái độ tích cực về đổi mới xanh với giá trị trung bình lần lượt là 2.13 và 2.26 (tức là giá trị gần

2) thể hiện là các đối tượng khảo sát đều không đồng ý với vấn đề về nêu trên.

4.2.6 Biến quan sát Áp lực khách hàng (AKH)

Bảng 4.18: Kết quả thống kê mô tả của Áp lực khách hàng

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Khách hàng yêu cầu DN cải thiện các hoạt động về môi trường

Khách hàng chú trọng về việc bảo vệ môi trường AKH2 400 1 5 3.41 848 Khách hàng yêu cầu sản phẩm của DN phải thân thiện với môi trường

Khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm xanh

Khách hàng yêu cầu thông tin chi tiết về bảo vệ môi trường của DN

Khách hàng sẽ dừng việc ủng hộ nếu DN không sản xuất sản phẩm xanh

Khách hàng ưa chuộng DN có trách nhiệm bảo vệ môi trường mạnh mẽ

Khách hàng đặt ra áp lực đối với việc DN đáp ứng các yêu cầu về xã hội

Khách hàng đặt ra áp lực đáp ứng các yêu cầu về môi trường

Khách hàng thường xuyên chú ý đến hành vi bảo vệ môi trường của DN

Khách hàng yêu cầu tổ chức các đợt đánh giá định kỳ trong việc thực hiện các chính sách về môi trường của DN

Kết quả từ Bảng 4.18 cho thấy các biến quan sát của thang đo Áp lực khách hàng có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng biến quan sátAKH3 về việc Khách hàng yêu cầu sản phẩm của DN phải thân thiện với môi trường có giá trị trung bình là 4.4 và AKH5 về việc Khách hàng yêu cầu thông tin chi tiết về bảo vệ môi trường của DN với giá trị trung bình là 4.43 (tức là giá trị gần 5) thể hiện các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với các ý kiến này Ngoài ra biến quan sát AKH7 về việc Khách hàng ưa chuộng DN có trách nhiệm bảo vệ môi trường mạnh mẽ và AKH9 về việc Khách hàng đặt ra áp lực đối với việc DN đáp ứng các yêu cầu về xã hội với giá trị trung bình lần lượt là 4.35 và 4.33 trong khoảng đồng ý (tức là giá trị gần 4) thể hiện các đối tượng khảo sát đồng ý với các quan điểm đã nêu trên của nghiên cứu.

4.2.7 Biến quan sát Áp lực của Chính phủ (ACP)

Bảng 4.19: Kết quả thống kê mô tả của Áp lực từ Chính phủ

Tên biến Quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Chính phủ đặt ra các quy định môi trường để kiểm soát các hoạt động sản xuất tác động đến môi trường của DN

Các hiệp hội trong ngành yêu cầu các DN tuân thủ những quy định về môi trường

DN sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về môi trường

Chính phủ đặt ra tiêu chuẩn về nước thải ACP4 400 1 5 3.20 1.224 Chính phủ đặt ra tiêu chuẩn về khí thải ACP5 400 1 5 3.29 1.243 Chính phủ đặt ra tiêu chuẩn về chất thải rắn ACP6 400 1 5 3.40 921 Chính phủ đặt ra tiêu chuẩn về công nghệ sản xuất

DN cảm thấy áp lực từ chính sách môi trường của

DN cảm thấy áp lực từ việc giám sát các hoạt động môi trường của chính quyền địa phương

DN cảm thấy áp lực từ các nhóm bảo vệ môi trường (được hỗ trợ từ Chính phủ)

Chính phủ yêu cầu DN ký cam kết về bảo vệ môi trường

Từ kết quả thống kê trên Bảng 4.19 của thang đo Áp lực từ Chính phủ, đa số các biến quan sát có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng các biến quan sát ACP3 về việc DN sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về môi trường, ACP7 về việc Chính phủ đặt ra tiêu chuẩn về công nghệ sản xuất, ACP8 về việc

DN cảm thấy áp lực từ chính sách môi trường của Chính phủ, và ACP9 về việc DN cảm thấy áp lực từ việc giám sát các hoạt động môi trường của chính quyền địa phương có giá trị trung bình lần lượt là 4.43, 4.38, 4.40 và 4.41 đều trong khoảng giá trị gần 5, thể hiện các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với các quan điểm đã nêu.

4.2.8 Biến quan sát Hỗ trợ của Chính phủ (HCP)

Bảng 4.20: Kết quả thống kê mô tả của Hỗ trợ của Chính phủ

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

DN được Chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính cho việc áp dụng đổi mới xanh

DN được Chính phủ hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi áp dụng đổi mới xanh

Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo kĩ năng xanh cho người lao động

Chính phủ thường xuyên tổ chức hội thảo về các quy định môi trường dành cho DN

Chính phủ hướng dẫn các qui trình thực hiện bảo vệ môi trường cho DN

Sự cải cách chính sách của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới xanh của DN

Chính phủ ban hành chiến lược về môi trường nhằm tạo điều kiện cho DN thực hiện đổi mới xanh

Chính phủ dự báo xu hướng các vấn đề về môi trường cho DN thực hiện đổi mới xanh

Nhiều sáng kiến được Chính phủ đưa ra nhằm làm gia tăng sự hấp dẫn của đổi mới xanh đối với DN

Chính phủ ưu đãi về thuế suất đối với các DN bảo vệ môi trường tốt

Tương tự như cách phân tích ở trên, thang đo Hỗ trợ của Chính phủ có kết quả như sau: Các biến quan sát hầu hết có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Riêng biến quan sát HCP2 về việc DN được Chính phủ hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi áp dụng đổi mới xanh và HCP5 về Chính phủ hướng dẫn các qui trình thực hiện bảo vệ môi trường cho DN có giá trị trung bình lần lượt là 4.11 và 4.16 (tức là giá trị gần 4) thể hiện các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm nêu trên Đặc biệt biến quan sát HCP4 về việc Chính phủ thường xuyên tổ chức hội thảo về các quy định môi trường dành cho

DN có giá trị trung bình là 4.33 và HCP10 về việc Chính phủ ưu đãi về thuế suất đối với các DN bảo vệ môi trường tốt có giá trị trung bình là 4.36 (tức là giá trị gần 5) thể hiện các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với các quan điểm nêu trên của nghiên cứu.

4.2.9 Biến quan sát Thay đổi của thị trường (DTT)

Bảng 4.21: Kết quả thống kê mô tả của biến Thay đổi của thị trường

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Dự báo thị hiếu của khách hàng là rất khó DTT1 400 1 5 3.44 893

Dự đoán hành vi của đối thủ cạnh tranh là khó khăn

Sự tiến bộ về chất lượng của các sản phẩm xanh phát triển nhanh chóng

Thị hiếu của khách hàng thay đổi thường xuyên DTT4 400 1 5 3.37 883

Không thể dự đoán trước được khối lượng có thể bán hàng ra của DN

Sự tiến bộ về các sản phẩm xanh của các đối thủ cạnh tranh là không thể dự đoán được

Sự tiến bộ về công nghệ sản xuất xanh của các đối thủ cạnh tranh là không thể dự đoán được

Sự kỳ vọng của khách hàng về mức độ bảo vệ môi trường của DN là không thể dự đoán được

Bảng 4.21 về thang đo Thay đổi của thị trường cho thấy các biến quan sát đều có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (giá trị gần 3) Riêng biến quan sát DTT6 về

Sự tiến bộ về các sản phẩm xanh của các đối thủ cạnh tranh là không thể dự đoán được có giá trị trung bình là 4.06 (tức là giá trị gần 4) thể hiện các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm vừa nêu Ngoài ra, các biến quan sát DTT2 về việc Dự đoán hành vi của đối thủ cạnh tranh là khó khăn có giá trị trung bình là 4.42 và DTT5 về việc Không thể dự đoán trước được khối lượng có thể bán hàng ra của DN với giá trị trung bình là 4.36 (tức là giá trị gần 5) thể hiện các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với các quan điểm đã nêu trên của khảo sát.

4.2.10 Biến quan sát Đổi mới sản phẩm xanh (DSP)

Bảng 4.22: Kết quả thống kê mô tả của biến Đổi mới sản phẩm xanh

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

DN ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm DSP1 400 1 5 4.70 665

DN ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu ít tiêu thụ năng lượng

DN sử dụng số lượng nguyên vật liệu ít nhất để tạo ra sản phẩm

DN sẽ cân nhắc về việc tái chế của sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất

DN sẽ cân nhắc về việc tái sử dụng của sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất

DN sẽ cân nhắc về việc phân hủy của sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất

DN thường là công ty đầu tiên đưa sản phẩm xanh ra thị trường

DN cải tiến bao bì thân thiện với môi trường cho sản phẩm

DN sử dụng bao bì có thể tái chế/tái sử dụng DSP9 400 1 5 3.25 693

Từ bảng 4.22, kết quả của thang đo Đổi mới sản phẩm xanh cho thấy đa số các biến quan sát có giá trị trung bình trong khoảng bình thường (tức là giá trị gần 3) Chỉ có biến quan sát DSP1 về việc DN ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm có giá trị trung bình lớn nhất là 4.70 (tức là gần 5) thể hiện các đối tượng khảo sát hoàn toàn đồng ý với quan điểm này Riêng biến quan sát DSP2 về DN ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu ít tiêu thụ năng lượng có giá trị trung bình là 4.17 (tức là giá trị gần 4) thể hiện các đối tượng khảo sát đồng ý với quan điểm vừa nêu.

4.2.11 Biến quan sát Đổi mới quy trình xanh (DQT)

Bảng 4.23: Kết quả thống kê mô tả của biến Đổi mới qui trình xanh

Tên biến quan sát Mã SL

GT trung bình Độ lệch chuẩn

Quy trình sản xuất của DN làm giảm các chất độc hại

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THANG ĐO

4.3.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy của thang đo bởi giá trị Cronbach’s Alpha qua phần mềm chuyên ngành thống kê SPSS 22.0 để tìm ra các biến quan sát cần thiết và loại bỏ các biến không phù hợp trong một nhân tố Công thức để loại bỏ các biến dược qui định như sau: Nghiên cứu sẽ loại các biến với Tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) < 0.3 Tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy của giá trị Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 Thang đo với Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 cũng được chấp nhận nếu nó được sử dụng lần đầu trong nghiên cứu (Nunnally et al., 1994) Theo phương diện lý thuyết, giá trị Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng lớn Cách kiểm định Cronbach’s Alpha được tiến hành theo trình tự sau đây:

4.3.1.1 Nhân tố Lợi Thế Tương Đối (LTD)

Sau khi kiểm định lần thứ nhất đối với LTD, kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.769 – đây là hệ số tốt của Cronbach’s Alpha Tuy nhiên, trong khi xem xét thống kê Biến-Tổng hiệu (Item-Total Statistics), nghiên cứu loại các biến quan sát LTD1, LTD4, LTD7, LTD9, LTD10, LTD12, và LTD13 vì tương quan Biến-Tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và tiếp tục kiểm định lần thứ 2 (Xem Bảng 4.46 - Phụ lục B, trang 285)

Khi chạy kiểm định lần thứ hai cho nhân tố LTD, được kết quả giá trị Cronbach’s Alpha = 0.887, cao hơn 0.118 so với lần chạy kiểm định đầu tiên – là một giá trị rất tốt đối với yêu cầu Vì thế, không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố đều lớn hơn 0.6 Do đó, các biến quan sát LTD2, LTD3, LTD5, LTD6, LTD8, LTD11 được mang vào phân tích trong nhân tố LTD.

Bảng 4.27: Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics) của LTD sau khi kiểm định lần 2 (lần cuối)

Thống kê độ tin cậy (Reliability

Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics)

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả cho thấy 06 biến quan sát gồm LTD2, LTD3, LTD5, LTD6, LTD8 và LTD11 được chấp nhận khi thỏa mãn điều kiện và làm đại diện cho thang đo Lợi thế tương đối (LTD) của nghiên cứu.

4.3.1.2 Nhân tố Khả Năng Tương Thích (KTT)

Nhân tố KTT bao gồm 09 biến quan sát, được mã hóa từ KTT1 đến KTT9 Sau khi kiểm định lần thứ nhất đối với KTT, kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.756 và giá trị Cronbach’s Alpha này là khá tốt Tuy nhiên, trong khi xem xét thống kê Biến-Tổng hiệu (Item-Total Statistics) đã loại các biến quan sát KTT6, KTT7, KTT8 vì tương quan Biến-Tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và tiếp tục tiến hành kiểm định lần thứ 2 cho nhân tố KTT này (Xem Bảng 4.47 - Phụ lục B – trang 285).

Kết quả kiểm định lần thứ hai của nhân tố KTT thể hiện giá trị của Cronbach’s Alpha = 0.857, cao hơn 0.101 so với lần chạy kiểm định thứ nhất và đạt giá trị khá tốt đối với qui định Vì thế, không loại biến quan sát nào do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 như trong bảng 4.28 sau:

Bảng 4.28: Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics) của nhân tố KTT sau khi kiểm định lần 2 (lần cuối)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics)

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Do đó, nhân tố KTT sau khi kiểm định lần hai còn lại 06 biến quan sát là KTT1, KTT2, KTT3, KTT4, KTT5 và KTT9 Các biến này đại diện cho thang đo Khả năng tương thích.

4.3.1.3 Nhân tố Sự Dễ Dàng (SDD)

Nhân tố SDD bao gồm 07 biến quan sát, được mã hóa từ SDD1 đến SDD7 Sau chạy kiểm định đối với SDD, không loại biến quan sát nào do tất cả các Corrected Item- Total Correlation của các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 Do đó các biến này đều được đem vào cho phân tích kế tiếp.

Bảng 4.29: Item-Total Statistics của nhân tố SDD

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics)

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Như vậy, các biến quan sát SDD1, SDD2, SDD3, SDD4, SDD5, SDD6, và SDD7 đều thỏa mãn các điều kiện, được nhóm vào một nhân tố và làm đại diện cho thang đo Sự dễ dàng.

4.3.1.4 Nhân tố Hỗ Trợ Của Tổ Chức (HTC)

Nhân tố HTC có 12 biến quan sát, được mã hóa từ HTC1 đến HTC12 Sau khi chạy kiểm định lần thứ nhất đối với HTC, kết quả giá trị Cronbach’s Alpha là 0.776 và giá trị Cronbach’s Alpha này là khá tốt và đạt yêu cầu Tuy nhiên, trong khi xem xét thống kê Biến-Tổng hiệu (Item-Total Statistics) đã loại 05 biến quan sát sau: HTC3, HTC4, HTC7, HTC9, và HTC10 vì các Tương Quan Biến-Tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) đều nhỏ hơn 0.3 và chạy kiểm định lần thứ 2 cho nhân tố HTC này (Xem Bảng 4.48 - Phụ lục B, trang 286).

Kết quả kiểm định lần thứ hai của HTC có giá trị Cronbach’s Alpha = 0.870, cao hơn 0.094 so với lần chạy kiểm định thứ nhất và đạt giá trị khá tốt Nghiên cứu giữ nguyên các biến quan sát còn lại do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 Do đó, các biến quan sát còn lại này được nhóm vào nhân tố HTC.

Bảng 4.30: Item-Total Statistics của HTC sau khi kiểm định lần 2 (lần cuối)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics) Scale Mean if

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Như vậy, các biến quan sát HC1, HTC2, HTC5, HTC6, HTC8, HTC11 và HTC12 thỏa mãn điều kiện và được chấp nhận làm đại diện cho thang đo Hỗ trợ của tổ chức.

4.3.1.5 Nhân tố Chất Lượng Nguồn Nhân Lực (CNL)

Nhân tố CNL gồm 11 biến quan sát, được mã hóa từ CNL1 đến CNL11 Kết quả chạy kiểm định lần thứ nhất đối với CNL có tổng Cronbach’s Alpha = 0.723 và là khá tốt Tuy nhiên, trong khi xem xét thống kê Biến-Tổng hiệu (Item-Total Statistics), nghiên cứu thấy các biến quan sát CNL3, CNL5, CNL8, CNL10 và CNL11 có các Tương Quan Biến-Tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) đều nhỏ hơn 0.3 vì thế tiến hành loại bỏ 05 biến quan sát này (Xem Bảng 4.49- Phụ lục B, trang 287).

Kết quả kiểm định lần thứ hai (lần cuối) của CNL với giá trị Cronbach’s Alpha 0.853, cao hơn 0.13 so với lần chạy kiểm định đầu thứ nhất và đạt giá trị rất tốt Các biến quan sát còn lại với Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 Do đó, giữ nguyên các biến quan sát còn lại này và tất cả được nhóm vào nhân tố CNL để tiến hành cho các bước phân tich tiếp theo.

Bảng 4.31: Item-Total Statistics của nhân tố CNL sau khi kiểm định lần 2 (lần cuối)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Statistics) Scale Mean if

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Từ bảng 4.31 cho thấy các biến quan sát CNL1, CNL2, CNL4, CNL6, CNL7, và CNL9 thỏa mãn các điều kiện và được dùng làm đại diện cho thang đo Chất lượng nguồn nhân lực.

4.3.1.6 Nhân tố Áp Lực Từ Khách Hàng (AKH)

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)

4.4.1 Phân tích EFA của các biến độc lập (Independent Variables)

Khi phân tích nhân tố khám phá của các biến độc lập, kết quả khảo sát cho thấy KMO = 0.898 thỏa mãn điều kiện để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (05 50 % Điều này chứng tỏ 54.33% sự thay đổi của 09 nhân tố được giải thích bới các biến quan sát Từ các phân tích trên, có thể kết luận rằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) của các biến độc lập là phù hợp với dữ liệu tổng thể.

Bảng 4.42: Tổng phương sai trích của các biến độc lập

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained)

Rotation Sums of Squared Loadings a

Extraction Method: Principal Axis Factoring. a When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

4.4.2 Phân tích EFA của các biến phụ thuộc (Dependent Variables)

Bảng 4.43: Kiểm định KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .957

Khi phân tích nhân tố khám phá của các biến phụ thuộc, kết quả của KMO = 0.957 nên phân tích nhân tố là phù hợp Sig = 0.000 (sig < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Từ đó kết luận rằng những giá trị này đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu Vì thế các biến quan sát của các nhân tố phụ thuộc được phân tích với ma trận xoay trong bảng sau đây:

Bảng 4.44: Bảng ma trận xoay của biến phụ thuộc (Pattern Matrix of Dependent

Ma trận xoay (Pattern Matrix a)

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser

Normalization. a Rotation converged in 5 iterations.

Ma trận xoay các nhân tố thể hiện cho thấy 21 biến quan sát có hệ số tải Factor Loadings đều lớn hơn 0.5 (>0.5), tất cả đều được chấp nhận và được nhóm vào 03 nhóm nhân tố Nhân tố thứ nhất có 08 biến quan sát, những biến này bao gồm: HQC1, HQC4, HQC6, HQC9, HQP1, HQP2, HQP3, và HQP12 Phụ thuộc vào nội dung của các biến quan sát này, nhân tố này được đặt tên là Hiệu quả Doanh Nghiệp, mã hóa là HQD.

Theo Christopher và cộng sự (2003), hầu hết các DN không nỗ lực trong việc xác định các lĩnh vực hiệu quả phi tài chính mà nó có thể thúc đẩy các chiến lược đã chọn lựa của DN cũng như DN chưa thấy rõ mối liên kết giữa nguyên nhân và kết quả của những lĩnh vực hiệu quả phi tài chính và lợi nhuận của DN Ngày nay, có rất nhiều các DN đo

Tổng phương sai trích (Total Variance lường lòng trung thành của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, và các lĩnh vực hiệu quả khác mà không liên quan đến hiệu quả tài chính nhưng các DN tin rằng cuối cùng các lĩnh vực đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang lại lợi nhuận Đó chính là hiệu quả phi tài chính Ngoài ra, Andrea và cộng sự (2010) cũng cho rằng phương pháp kết hợp tạm thời đối với hệ thống đo lường hiệu quả DN nhấn mạnh vai trò của các chỉ số hiệu suất cho việc thực thi chiến lược và ủng hộ sự chấp nhận các chỉ số phi tài chính thêm vào hệ thống đo lường tài chính truyền thống Vì vậy, nghiên cứu này kết hợp giữa các biến quan sát về hiệu quả phi tài chính và hiệu quả tài chính thành thang đo Hiệu quả DN.

Nhân tố thứ hai có 07 biến quan sát, những biến này bao gồm: DSP3, DSP6, DSP7, DSP9, DQT3, DQT6, và DQT7 Dựa vào nội dung của các biến quan sát này, nhân tố này được đặt tên là Đổi Mới Xanh và mã hóa là DMX.

Nghiên cứu của Montabon (2007), Costantina và cộng sự (2017) đều cho rằng những cải tiến xanh trong qui trình sản xuất sẽ tăng năng suất và cơ hội cải thiện môi trường, phát triển DN bền vững và nền kinh tế khí thải carbon thấp Ngoài ra, nghiên cứu của Chen (2008) cho rằng DN đi đầu trong công cuộc đổi mới xanh sẽ giúp DN đạt được những lợi ích đáng kể như giá thành sản phẩm cao hơn, cải thiện hình ảnh của DN Thêm vào đó, Fernando và cộng sự (2007) khẳng định rằng công nghệ xanh tạo ra được các sản phẩm xanh Do đó các biến quan sát đổi mới sản phẩm (DSP) và đổi mới qui trình xanh (DQT) được nhóm chung vào thang đo Đổi mới xanh trong nghiên cứu này.

Nhân tố thứ ba có 06 biến quan sát, những biến này bao gồm: SMT1, SMT2, SMT3, SMT6, SMT8, và SMT13 Dựa vào nội dung của các biến quan sát này, nhân tố này được đặt tên là Hiệu suất môi trường và mã hóa là SMT.

Khi xem xét Tổng Phương Sai Trích, kết quả cho thấy Extraction Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 61.66% > 50 % Điều này chứng tỏ 61.66% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 3 nhóm nhân tố phụ thuộc trên (Xem Bảng 4.60 - Phụ lục B trang 299) Từ các phân tích ở trên, có thể kết luận rằng phân tích nhân tố khám phá(EFA) của các biến phụ thuộc là phù hợp với dữ liệu tổng thể trong nghiên cứu này.Bảng 4.45: Tổng phương sai trích của các biến phụ thuộc

Rotation Sums of Squared Loadings a

Extraction Method: Principal Axis Factoring. a When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.

MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG (Measurement Modeling)

Theo Hair và cộng sự (2009), thông thường mô hình nghiên cứu dược đánh giá qua 02 bước: Đánh giá mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá thông qua việc đánh giá độ tin cậy, giá trị của các khái niệm đo lường trong mô hình và outer loadings được đem ra phân tích là chủ yếu Outer loadings là phân tích quan hệ giữa các biến chỉ báo (indicators) và các biến nghiên cứu (construct) Các chỉ số quan trọng trong mô hình đo lường của PLS-SEM là:

- Giá trị hội tụ (Convergent Validity)

- Giá trị phân biệt (Discriminant validity)

Nói một cách chi tiết, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 thì đạt yêu cầu và có độ tin cậy Hệ số độ tin cậy tổng hợp CR ≥ 0.7 thì đạt độ tin cậy tổng hợp, hệ số AVE ≥ 0.5 đạt giá trị hội tụ, hệ số phải là Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 đảm bảo độ tin cậy (DeVellis, 2012).

4.5.1 Hệ số tải ngoài (Outer loadings)

Bảng 4.46: Hệ số tài ngoài (Outer loadings) của các biến quan sát

ACP AKH CNL DMX DTT HCP HQD HTC KTT LTD SDD SMT

Kết quả cho thấy rằng tất cả Outer Loadings của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 (Hulland, 1999), do đó các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình.

4.5.2 Độ tin cậy và giá trị hội tụ:

Khi xem xét về độ tin cậy và giá trị hội tụ, có kết quả như sau: Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.7, do vậy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy tốt Composite Reliability các thang đo đều lớn hơn 0.7 (>0.7), trung bình phương sai trích-AVE (Average Variance Extracted) đều lớn hơn 0.5 (>0.5), như vậy các thang đo đều đảm bảo tính hội tụ.

Bảng 4.47: Độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo Độ tin cậy và giá trị hội tụ (Construct Reliability and Validity)

4.5.3 Giá trị phân biệt (Discriminant Validity)

Bảng 4.48: Giá trị phân biệt theo tiêu chuẩn của Fornell-Larcker

ACP AKH CNL DMX DTT HCP HQD HTC KTT LTD SDD SMT ACP 0.768

Kết quả cho thấy căn bậc hai của AVE (phần giá trị đầu mỗi cột) lớn hơn các tương quan giữa các biến tiềm ẩn với nhau (hệ số tương quan nằm ở phần dưới giá trị đầu tiên của cột) do vậy tính phân biệt được đảm bảo.

Thêm vào đó, tất cả các giá trị HTMT đều nhỏ hơn 0.85 ( 0.05: Mức ý nghĩa thống kê thấp 4.7.4 Kết quả của các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã kết luận các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9,

H10, H11, và H12 đều được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê.

4.7.4.1 Phân tích mối liên hệ giữa Lợi thế tương đối với Đổi mới xanh (DMX), giả thuyết H 1 :

Với mức độ tác động β = 0.147 và giá trị Sig = 0.000 < 0.05, do đó có thể kết luận

H1 được chấp nhận và cho thấy Lợi thế tương đối có tác động dương đến Đổi mới xanh.

Kết quả này cũng đồng thuận với giả thuyết ban đầu là “Lợi thế tương đối có tác động dương đến đổi mới xanh của DNSX” Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, về khai thác tài nguyên mà còn cần nhấn mạnh hơn trong việc chủ động triển khai các giải pháp về đổi mới sáng tạo, về cải tiến công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo luôn tận dụng và tối ưu hiệu quả việc sử dụng nguyên liệu đầu vào của chu trình sản xuất trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như hiện nay Để đạt được mục tiêu này, DN ở các nước phát triển trên thế giới phải tiêu tốn khoảng chi phí lớn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giảm thiểu tài nguyên, năng lượng tạo ra sản phẩm xanh để đáp ứng đòi hỏi khắc khe của người tiêu dùng và tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu ở các nước khác với mục tiêu tối ưu chi phí và lợi nhuận, vừa bảo vệ môi trường, vừa đưa xã hội tiến sâu hơn và các thực hành phát triển bền vững. Đối với hiện trạng Việt Nam hiện nay, giá trị của lợi thế tương đối đối với đổi mới xanh cũng góp phần quan trọng trong những nhân tố ảnh hưởng của quá trình DNSX thực hiện đổi mới xanh Chẳng hạn như việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn Ngoài ra việc áp dụng các công nghệ xanh không những giúp danh nghiệp hạn chế được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường và đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường quốc tế Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, đẩy mạnh ứng đổi mới, ứng dụng công nghệ xanh giúp DN tạo được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường,phát triển bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh như hiện nay Theo các nghiên cứu của Kousar và cộng sự (2017), Lợi thế tương đối có tác động tích cực đến việc đổi mới xanh của DN vừa và nhỏ tương tự bối cảnh trong nghiên cứu này, DN sẽ thực hiện đổi mới xanh khi họ nhận thấy rằng đổi mới xanh giúp DN có lợi về thế kinh tế và tài chính lớn hơn công nghệ hiện có Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng có quan điểm tương tự với các nghiên cứu trước đây (Damanpor, 1991; Afuah, 1998; Del RioGonzalez; 2005; Le et al 2006), lợi thế tương đối là một trong những đặc điểm công nghệ quan trọng có ảnh hưởng đến việc đổi mới các công nghệ thân thiện với môi trường.Kết quả nghiên cứu vừa phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây và cũng phù hợp với lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (2003), lợi thế tương đối là yếu tố dự đoán mạnh nhất về tỷ lệ chấp nhận một đổi mới Do đó, với các ý tưởng đổi mới xanh, các công ty trở nên khác biệt với nhau bằng cách cung cấp những hình thức, sản phẩm mới so với đối thủ cạnh tranh tạo ra điểm khác biệt để thu hút khách hàng sử dụng và mua sắm các sản phẩm của công ty Bằng sự sáng tạo này, với lợi thế tương đối có được, các công ty có thể đạt được rất nhiều sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề, cùng lãnh vực sản xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các DN phải nhận thấy những lợi ích của đổi mới xanh so với công nghệ hiện có trong khi thực hiện quyết định liên quan đến việc áp dụng các đổi mới vì các tổ chức sẵn sàng lựa chọn hơn những đổi mới có khả năng lấp đầy khoảng cách hiệu suất tài chính của họ (Tornatzky & Klein, 1982) Để đổi mới công nghệ có hiệu quả, cần thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm Việc đầu tư công nghệ xử lý chất thải nên thực hiện theo hai hướng khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo linh hoạt cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường.

4.7.4.2 Phân tích mối liên hệ giữa Khả năng tương thích và đổi mới xanh của DN, giả thuyết H 2 :

Khả năng tương thích có tác động tích cực đến Đổi mới xanh của DNSX, với kết quả β = 0.132 và giá trị Sig = 0.003 < 0.05 Do đó có thể kết luận giả thuyết H2 được chấp nhận Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã đề ra chứng tỏ rằng Khả năng tương thích tác động dương đến Đổi mới xanh của các DN Việc thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đang là xu thế của toàn cầu, tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo với tốc độ nhanh chóng đối với tất cả các quốc gia Riêng đối với các nước đang phát triển, các DN sáng tạo, đổi mới để bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế ô nhiễm trước, xử lý sau - kinh tế nâu.

Trên thực tế, khả năng tương thích luôn có mối quan hệ gắn liền với đổi mới xanh của DN Như hiện nay, tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nghiêm trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, ổn định xã hội, nhất là ảnh hưởng đến sản xuất, ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế Do đó, việc ứng dụng công nghệ chính là tương thích với việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, làm giảm hiêu ứng của quá trình sản xuất tác động đến môi trường xung quanh Vì vậy việc bảo vệ môi trường luôn được Chính phủ xác định là trách nhiệm của mỗi DN, mỗi người dân nhằm hướng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch Ngoài ra, Khả năng tương thích có thể giúp các DN thể hiện mức độ mà một sự đổi mới được coi là phù hợp với giá trị hiện tại, kinh nghiệm và nhu cầu của các công ty (Rogers, 2003) Công nghệ mới được nhìn nhận như thế nào phù hợp với giá trị hiện có của tổ chức dường như đóng vai trò quan trọng đối với việc áp dụng đổi mới xanh (Rogers, 1995) Đổi mới xanh tương thích hơn với công nghệ hiện tại sẽ dễ dàng phổ biến trong tổ chức Kết quả nghiên cứu này làm củng cố hơn kết quả nghiên cứu của Kemp và cộng sự (2001), Beise và cộng sự (2005), Le và cộng sự (2006) và Kousar và cộng sự (2017) cũng như nghiên cứu của

Weng và cộng sự (2011); các DN sẽ có nhiều khả năng áp dụng đổi mới xanh khi họ nhận thấy rằng việc đổi mới tương thích hơn với các hoạt động kinh doanh hiện tại của họ Kết quả nghiên cứu vừa phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây và cũng phù hợp với lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (2003), tính tương thích là yếu tố động lục để dự đoán về khả năng chấp nhận một đổi mới Thực tế, đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh là hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả của nền kinh tế xét trong dài hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh Chính vì thế, các DNSX phải thích nghi với xu hướng mới, áp dụng công nghệ của các nước tiên tiến trong qui trình sản xuất, đảm bảo công nghệ áp dụng tương thích với các điều kiện thực tế của DN để thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng cũng như của xã hội về đổi mới xanh nếu các DN muốn tồn tại và phát triển biền vững Chính phủ cần cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn với DN tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ứng dụng công nghệ xanh để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

4.7.4.3 Phân tích mối liên hệ giữa Sự dễ dàng với Đổi Mới Xanh, giả thuyết H 3 :

Ngày đăng: 15/04/2023, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w