Các phương pháp được triển khai như: nghiên cứu thực nghiệm; điều tra đánh giá thực trạng cộng đồng nuôi và khai thác tôm hùm bằng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của ngư
Trang 1BỘ THỦY SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN III
33 Đặng Tất, Nha Trang, Khánh Hòa
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI
TÔM HÙM Chủ nhiệm đề tài: ThS Võ Văn Nha
7055
07/01/2009
NHA TRANG, 07/2007
Bản quyền 2007 thuộc VNCNTTS III
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng VNCNTTS III trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu
Trang 2Danh sách các thành viên tham gia & phối hợp
thực hiện đề tài
họ và tên Chức danh & đơn vị công tác
1 ThS Võ Văn Nha Chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Quốc gia QTCB
Môi trường & Phòng ngừa dịch Bệnh thuỷ sản khu vực miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III
2 CN Lê Quốc Phong Cộng tác viên, Trung tâm Quốc gia QTCB Môi
trường & Phòng ngừa dịch Bệnh Thuỷ sản khu vực miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III
3 KS Nguyễn Ngọc Anh Cộng tác viên, Trung tâm Quốc gia QTCB Môi
trường & Phòng ngừa dịch Bệnh Thuỷ sản khu vực miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III
4 KS Nguyễn Thị Chi Cộng tác viên, Trung tâm Quốc gia QTCB Môi
trường & Phòng ngừa dịch Bệnh Thuỷ sản khu vực miền Trung - Viện Nghiên cứu NTTS III
5 KS Nguyễn Ngọc Tú Cộng tác viên, Sở Thủy sản Bình Định
6 KS Nguyễn Duy Lâm Cộng tác viên, Sở Thủy sản Bình Định
7 ThS Nguyễn Hữu Huân Cộng tác viên, Viện Hải Dương học
8 KS Nguyễn Phi Uy Vũ Cộng tác viên, Viện Hải Dương học
9 CN Lê Trọng Dũng Cộng tác viên, Viện Hải Dương học
10 CN Phạm Bá Trung Cộng tác viên, Viện Hải Dương học
11 TS Nguyễn Đình Mão Cộng tác viên, Trường Đại học Nha Trang
12 TS Đỗ Thị Hoà Cộng tác viên, Trường Đại học Nha Trang
13 KS Chế Bá Hùng Cộng tác viên, Sở Thuỷ sản Phú Yên
Trang 3Bài Tóm tắt
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm
hùm” thực hiện nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ; giải pháp quản lý
nhằm đề xuất một số phương thức, công nghệ phù hợp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm, đồng thời tạo ra mô hình ứng dụng cho những địa phương khác Ngoài
ra, đề tài còn điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng khai thác, nuôi và nguồn lợi tôm hùm tự nhiên vùng biển Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa Các phương pháp được triển khai như: nghiên cứu thực nghiệm; điều tra đánh giá thực trạng cộng đồng nuôi
và khai thác tôm hùm bằng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) tại vùng điều tra; nghiên cứu điều tra các chỉ tiêu sinh học thông thường qua việc sử dụng lưới, khung, sàng, lặn bắt… để thu thập mẫu và đánh giá hiện trạng nguồn lợi; kỹ thuật phân tích bệnh thủy sản và các yếu tố môi trường nước Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1 Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển tập trung ở một số vùng chính như Cam Ranh, Vạn Ninh, Nha Trang (Khánh Hòa); Sông Cầu (Phú Yên); Nhơn Hải (Bình Định) với hai loài nuôi chủ yếu là tôm Hùm Bông và tôm Hùm Đá, tạo thu nhập đáng kể cho một bộ phận ngư dân sống ven biển Hoạt động nuôi tôm hùm tác
động đến môi trường sinh thái, nơi cư trú và tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp giống tôm hùm Việc ương nuôi tôm hùm giống cho tỷ lệ sống không được ổn định làm tăng sức ép về nhu cầu con giống thả nuôi Ngoài ra, do sự gia tăng về số lượng lồng/ bè nuôi nên đã làm mất dần các thảm cỏ biển, thu hẹp vùng sinh thái tự nhiên nơi tôm hùm con phân bố, bệnh tôm hùm thường xuyên xảy ra
2 Vùng phân bố, khai thác tôm hùm giống tập trung và không tập trung được xác định Tôm giống khai thác đa phần ở kích cỡ W=0,23 - 0,3 gam/con; CL = 6,6 - 6,8 mm được đánh bắt bằng lưới mành, đặt bẫy và một số ít bằng lặn bắt Mùa vụ
Trang 4khai thác đỉnh cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 Hoạt động khai thác tôm hùm giống có sự gia tăng mạnh về số hộ tham gia khai thác, thời gian khai thác trong tháng (nhịp khai thác) và có tác động đến nguồn lợi tôm hùm tự nhiên
3 Vùng phân bố, khai thác tôm hùm thương phẩm ít gặp, tập trung quanh các rạn đá, san hô thuộc Hòn Con Trâu, Hòn Cỏ, Hòn Cân, Hòn Nhọn (Bình Định); mũi thôn 6- An Ninh Đông (Phú Yên) và Hòn Câu, Hòn Dung, Hòn Nọc (Khánh Hòa) Hình thức khai thác là lưới 3 mành, lưới giã cào và lặn bắt Sản lượng các loài tôm hùm khai thác được tại vùng trọng điểm tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa bình quân trên mỗi chuyến khảo sát thấp (đạt 1-7 con tôm hùm các loại/chuyến, sản lượng từ 1309,6±88,8 - 2352,1±86,7 g/chuyến) Hầu như hiếm gặp tôm Hùm Bông, tôm Hùm Đá, tôm Hùm Sỏi, tôm Hùm Đỏ, tôm Hùm Ma đực và cái đạt kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu tại các vùng phân bố và khai thác tôm hùm tự nhiên
4 Một số giải pháp Khoa học công nghệ và giải pháp quản lý phù hợp về khai thác và nuôi tôm hùm như: nguồn giống thả nuôi, phương pháp lưu giữ vận chuyển thích hợp; kích cỡ, mật độ thả giống; mật độ và tỷ lệ đực/cái trong nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm đã được nghiên cứu và triển khai mô hình có kết quả nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm
5 Xây dựng thành công mô hình “tăng cường nguồn bổ sung bằng nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng người nuôi”; mô hình “ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ về khai thác và nuôi tôm hùm trong cộng đồng ngư dân” tại Khánh Hòa và mô hình “thả tôm ra khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng người nuôi và chính quyền địa phương” tại Phú Yên
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho hoạt động nuôi, khai thác bền vững và bảo vệ, phát triển nguồn lợi tôm hùm trong tương lai
Trang 5MụC LụC
Trang
Những người tham gia & phối hợp thực hiện đề tài……… ……… i
Tóm tắt……… ii
Mục lục ……… iv
Mở ĐầU ……… 1
Chương 1: TổNG QUAN tài liệu… ………. 3
1.1 Nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn lợi và khai thác tôm hùm 3
1.1.1 Sản lượng và loài tôm hùm khai thác… ….………. 3
1.1.2 Tình hình khai thác tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới 4
1.1.3 Những nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn lợi tôm hùm 7
1.2 tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới 8
1.2.1.1 Hình thức nuôi ……… ……… 8
1.2.1.2 Loài tôm nuôi……… ……… 8
1.2.1.3 Tình hình nuôi tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới 9
1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm ở Việt Nam 12
1.3 Nghiên cứu về giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 14
1.3.1 Trên thế giới ……… 14
1.3.1.1 Các biện pháp quản lý khai thác 14
1.3.1.2 Xây dựng các vùng cư trú 15
1.3.1.3 Bảo vệ vùng sinh thái tự nhiên 16
1.3.1.4 Nghiên cứu bổ sung nguồn giống tôm hùm hàng năm 16
1.3.2 Việt Nam……… ……… 17
Chương 2 PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU ………. 21
2.1 đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 21
Trang 62.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội các tỉnh có nghề nuôi và khai thác tôm hùm trọng điểm vùng ven biển miền Trung (Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) 21
2.2.2 Nghiên cứu điều tra hiện trường để đánh giá hiện trạng nguồn lợi, khai thác và nuôi tôm hùm ở một số vùng trọng điểm khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà … ……… 23
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các giải pháp khoa học cộng nghệ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm ……… 24 2.2.3.1 Khai thác tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao ……… 24 2.2.3.2 Biện pháp lưu giữ và vận chuyển tôm hùm giống hợp lý ……… 24 2.2.3.3 Kích cỡ và mật độ ương nuôi tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao 25 2.2.3.4 Mật độ và tỷ lệ tôm đực/tôm cái trong nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên ……… 26
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các mô hình ứng dụng trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm tự nhiên ……… 28 2.2.4.1 Mô hình ứng dụng các giải pháp tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương 28 2.2.4.2 Mô hình tăng cường nguồn bổ sung bằng nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng người nuôi tôm 28
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường (nước, trầm tích) và xác định lượng chất hữu cơ thải ra môi trường từ lồng nuôi tôm hùm 29 2.2.5.1 Thu mẫu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường 29 2.2.5.2 Phương pháp xác định lượng chất hữu cơ thải ra môi trường từ lồng nuôi tôm hùm 30
2.2.6 Phương pháp thu và phân tích tác nhân gây bệnh trên mẫu tôm hùm bệnh đục thân, mẫu thức ăn tươi, mẫu nước từ lồng nuôi tôm hùm 30
2.2.7 Phương pháp khảo sát và xác định vùng phân bố tôm hùm, mật
Trang 73.1.1 Các đối tượng tôm hùm nuôi chủ yếu hiện nay, những loài đã
được quan tâm bảo vệ và các biện pháp bảo vệ đã được thực hiện 33
3.1.2 Kết quả tổng hợp những nghiên cứu về nguồn lợi và hiện trạng khai thác tôm hùm ở vùng biển Việt Nam … ……… 34 3.1.2.1 Nghiên cứu về hiện trạng nguồn lợi tôm hùm……… 34 3.1.2.2 Nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm hùm……… 36
3.1.3 Kết quả điều tra bổ sung về nguồn lợi và hiện trạng khai thác các loài tôm hùm nuôi chủ yếu hiện nay ở những vùng trọng điểm tỉnh Bình Định-Phú Yên-Khánh Hòa……….……… 37 3.1.3.1 Hiện trạng kinh tế-xã hội cộng đồng ngư dân khai thác tôm hùm tại vùng ven biển tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 37 3.1.3.2 Kết quả điều tra bổ sung về thực trạng khai thác các loài tôm hùm nuôi chủ yếu ở một số vùng biển trọng điểm tỉnh Bình Định, Phú
3.2.1 Hiện trạng kinh tế-xã hội cộng đồng người nuôi tôm hùm lồng tại vùng ven biển tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 78
Trang 83.2.2 Vùng nuôi tôm hùm lồng 80
3.2.3 Loài tôm nuôi và số lượng con giống thả nuôi 81
3.2.4 Nguồn gốc tôm hùm giống thả nuôi tại những vùng trọng điểm 84
3.2.5 Hiện trạng kỹ thuật nuôi 84
3.2.6 Một số yếu tố môi trường và tình hình bệnh tôm hùm nuôi lồng tại những vùng nuôi trọng điểm ……… 86
3.2.6.1 Một số yếu tố sinh thái môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng 86
3.2.6.2 Tình hình bệnh tôm hùm nuôi lồng tại những vùng nuôi trọng điểm 91
3.2.7 Tác động tiêu cực của hoạt động nuôi tôm hùm lồng đến nguồn lợi tôm hùm tự nhiên……… 96
3.2.7.1 Tác động đến môi trường sinh thái……… 96
3.2.7.2 Tác động đến vùng cư trú do tăng số lượng lồng bè nuôi…… 98
3.2.7.3 Tác động trực tiếp đến nguồn giống tôm hùm……… 98
3.3 Các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm 100
3.3.1 Giải pháp Khoa học cộng nghệ về khai thác và nuôi tôm hùm…. 100 3.3.1.1 Kết quả nghiên cứu hình thức khai thác tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao ……… 100
3.3.1.2 Kết quả nghiên cứu biện pháp lưu giữ và vận chuyển tôm hùm giống hợp lý ……… 102
3.3.1.3 Kết quả nghiên cứu kích cỡ và mật độ ương nuôi tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao……… 103
3.3.1.4 Kết quả nghiên cứu mật độ và tỷ lệ tôm đực/tôm cái trong nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm để tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên 107
3.3.2 Giải pháp quản lý ……… 110
3.3.2.1 Về quản lý khai thác ……… 110
3.3.2.2 Về quản lý đa ngành 112
3.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ vốn cho cộng đồng người nuôi và khai thác tôm hùm ……… 113
Trang 93.4 Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm mộ số mô hình bảo vệ
và phát triển nguồn lợi tôm hùm 114
3.4.1 Mô hình tăng cường nguồn bổ sung bằng nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng người nuôi tôm ……… 114
3.4.1.1 Một số yếu tố sinh thái vùng triển khai mô hình……… 114
3.4.1.2 Kết quả triển khai mô hình ……….… 114
3.4.2 Mô hình ứng dụng các giải pháp tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương……… 118
3.4.2.1 Kết quả triển khai các giải pháp khoa học công nghệ về khai thác và nuôi tôm hùm trong cộng đồng ngư dân tại Khánh Hòa……… 118
3.4.2.2 Mô hình thả tôm ra khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng người nuôi và chính quyền địa phương tại Phú Yên……… 121
3.4.3 Đề xuất mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương ………. 123
KếT LUận và kiến nghị……… 125
Lời cảm ơn 134
TàI LIệU THAM KHảO ……… 135
PHụ LụC………
Trang 10Mở ĐầU
Biển miền Trung là nơi tôm hùm phân bố chủ yếu, với 8 loài thuộc họ Palinuridae, 8 loài thuộc họ Scyllaridae và 1 loài trong họ Synaxidae, trải dài từ đèo Ngang (Quảng Bình) đến mũi Kỳ Vân (Vũng Tàu) (H.T.Cúc, 1991; N.V.Chung & P.T.Dự, 1995; N.T.B.Thúy, 1998)
Gần đây, khi nghề khai thác tôm hùm thương phẩm cho tỷ lệ tôm nhỏ chưa
đạt kích cỡ khai thác tăng dần, nghề nuôi tôm hùm đã hình thành và phát triển, kéo theo sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống cung cấp cho các vùng nuôi Những loài tôm là đối tượng nuôi như tôm Hùm Bông, tôm Hùm Đá càng được gia tăng cường độ đánh bắt, khai thác tôm con Nguồn giống tôm hùm nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên, và sự phát triển nghề nuôi tôm hùm còn mang tính
tự phát, tỷ lệ tôm chết do bệnh dịch khá lớn làm cho nhu cầu con giống ngày một tăng, dẫn đến việc khai thác tôm hùm giống quá mức
Mặt khác, việc nuôi tôm hùm lồng hiện vẫn đang sử dụng nguồn thức ăn tươi sống, là các loài cá tạp, tôm và nhuyễn thể nhỏ làm cho chất lượng môi trường vùng nuôi suy giảm
Những năm qua, việc quản lý nguồn lợi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế và môi trường vùng ven bờ biển thể hiện trong pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (năm 1989), thông tư số 04/TS-TT ngày 30/8/1990 và số 01/2000/TT-BTS hướng dẫn thực hiện pháp lệnh này và luật thủy sản (10/12/2003) đã được thực thi Tuy nhiên, áp dụng vào thực tế còn hạn chế
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm tự nhiên ở vùng biển miền Trung - Việt Nam hiện nay là thực sự cần thiết nhằm đề xuất một số giải pháp khoa học - công nghệ, quản lý phù hợp có tính đồng bộ và hài hoà giữa kinh tế cộng đồng ngư dân với việc khai thác - nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm; đồng thời tạo ra mô hình ứng dụng cho một số vùng nuôi và khai thác tôm hùm thuộc các tỉnh miền Trung Đây cũng
chính là mục tiêu mang tính cấp thiết hiện nay của đề tài ”Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm” Để thực hiện mục tiêu này, đề
Trang 11tài triển khai với các nội dung chính đã được hội đồng xét duyệt đề cương đề tài cấp
Bộ thông qua ngày 8/8/2004 như sau:
1 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và điều tra bổ sung về nguồn lợi và hiện trạng khai thác các loài tôm hùm nuôi chủ yếu hiện nay ở những vùng biển trọng
điểm (Khánh Hoà - Phú Yên - Bình Định)
2 Nghiên cứu điều tra hiện trạng nuôi tôm hùm tại các vùng nuôi trọng điểm của các tỉnh ven biển miền Trung
3 Đề xuất một số giải pháp tổng hợp (Khoa học-công nghệ, quản lý) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm
4 Nghiên cứu thử nghiệm và lựa chọn các mô hình ứng dụng nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm
Trang 12Chương 1
TổNG QUAN TàI LIệU
1.1 Nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn lợi và khai thác tôm hùm
1.1.1 Sản lượng và loài tôm hùm khai thác
Theo số liệu thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) năm 1997, sản lượng khai thác tôm hùm chiếm 212.290 tấn xấp xỉ 4% tổng sản lương khai thác giáp xác trên thế giới Sản lượng tôm hùm trên thế giới tăng từ 157.000 tấn vào năm 1980 đến hơn 233.000 tấn vào năm 1997 và ổn định đến năm
2004 đạt khoảng 239.000 tấn (FAO, 2006)
Hình 1.1: Sản lượng các loài tôm khai thác tôm hùm trên thế giới từ năm 1992-2004
(Nguồn FAO, 2006)
Tính từ năm 1989 đến năm 2001 sản lượng khai thác tôm hùm chỉ dao động trong khoảng 207.000 tấn đến 233.000 tấn (Lipcius & cs, 2000) Cũng theo thống kê của FAO trong các năm từ 1992 đến 2004, loài tôm hùm khai thác được nhiều nhất trên thế giới là tôm hùm Mỹ (American lobster) với sản lượng trung bình đạt trên
Trang 1377.000 tấn/năm Đứng thứ hai là loài tôm hùm gai (Spiny lobster) với sản lượng trung bình sắp xỉ 66.000 tấn/năm, tôm hùm đá (Rock lobster) khoảng 10.800 tấn/năm, tôm hùm châu Âu (European lobster) 2.700 tấn/năm và các loài khác khoảng 65.000 tấn/năm (hình 1.1)
1.1.2 Tình hình khai thác tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới
Sản lượng khai thác tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới qua các năm
được trình bày ở bảng 1.1
* Ca-na-da: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm hùm lớn nhất trên thế
giới hơn 10 năm qua, sản lượng tôm hùm khai thác được từ năm 1998 đến 2004 bình quân 45.800 tấn/năm, loài tôm hùm khai thác được ở đây chủ yếu là tôm hùm Mỹ
(Homarus americanus), vùng khai thác chủ yếu là giữa vùng biển Niuphaolen thuộc Ca-na-da và Carolin thuộc Mỹ
* Mỹ: Sản lượng khai thác tôm hùm ở Mỹ đứng thứ 2 trên thế giới, bình quân
39.000 tấn/năm từ năm 1998 đến 2004 Loài tôm hùm khai thác ở đây chủ yếu là
tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) và loài tôm hùm gai Panulirus argus Hai loài
này phân bố ở phía bắc Ca-rô-li-na (Mỹ) đến Đi-ô-đơ-dan-ni-ô (Bra-xin) Hình thức khai thác chủ yếu dùng bẫy
* Anh: Là quốc gia có sản lượng khai thác tôm hùm đứng thứ 3 trên thế giới
với sản lượng tôm hùm khai thác trung bình hàng năm xấp xỉ 30.000 tấn (từ
1998-2004), loài tôm hùm khai thác chủ yếu là loài Neprops norvegicus và Homarus
gammarus
* Một số quốc gia Đông Nam á:
- In-đô-nê-xi-a: Có sản lượng khai thác tôm hùm lớn nhất khu vực Đông
Nam á, theo thống kê của FAO sản lượng tôm hùm mà quốc gia này khai thác tăng lên đáng kể, từ 473 tấn (1984) lên 1208 tấn (1993) (Munro, 2000) và đến năm 2004
sản lượng tôm hùm khai thác đã tăng đến 7.720 tấn
- Ma-lay-xi-a: Tôm hùm gai luôn là đối tượng quan trọng của quốc gia này,
vùng khai thác chủ yếu là ở Sabah, với hình thức lặn đèn và dùng lưới mành 3 lớp
Trang 14Có 5 loài tôm hùm được khai thác tại Sabah, trong đó loài Panulirus longipes là loài
được khai thác phổ biến nhất, tiếp theo là loài P versicolor và P ornatus Sản lượng
khai thác được là 392 tấn (1984) và đến năm 1996 là 814 tấn (FAO, 2006)(Lipcius
và cs 2000)
- Phi-líp-pin: Sản lượng khai thác tôm hùm khoảng 840 tấn/năm (năm
1990-1996), nhưng giảm xuống còn xấp xỉ 200 tấn vào năm 1998 và bắt đầu duy trì ổn
định đến năm 2001 sản lượng khai thác chỉ đạt 269 tấn/năm (FAO, 2006) Những
loài tôm hùm khai thác chủ yếu là Panulirus ornatus, P versicolor, P penicillatus,
P longipes longipes, P longipes bispinosus, P femoristriga Ngư cụ khai thác sử
dụng cho hầu hết mọi nơi là súng bắn tên, vợt và lưới rê (Juninio Menez M.A & Gotanco R 2004; Munro J.L 2000)
- Việt Nam: Nghề khai thác tôm hùm thương phẩm phát triển mạnh ở những
năm 1975-1990, chủ yếu đánh bắt các loài tôm hùm thuộc giống Panulirus (P
ornatus, P longipes, P homarus, P stimpsoni…) ở các vùng rạn ven bờ khu vực
miền Trung, với sản lượng đạt khoảng 400 tấn/năm (giai đoạn 1984-1988) Năm 1990-1994, tôm thương phẩm khai thác cho kích thước nhỏ dần và sản lượng đánh bắt hàng năm không đáng kể Tuy nhiên, nghề khai thác tôm hùm giống phát triển
do nghề nuôi tôm hùm bắt đầu hình thành đã mang lại thu nhập đáng kể cho một bộ phận ngư dân sống ven biển miền Trung (Nguyễn Thị Bích Thúy, 1998)
Ngoài ra, một số quốc gia có nghề khai thác tôm hùm phát triển khác như úc (trung bình 17.000 tấn/năm), Ba-ha-ma (8.700 tấn/năm), Cu-ba (7.700 tấn/năm), Bra-xin (6.800 tấn/năm)
Nhìn chung sản lượng tôm hùm khai thác ở một số quốc gia trên thế giới không có sự biến động lớn trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù tại một số nước
có số tàu khai thác tôm hùm tăng mạnh, diện tích vùng khai thác đuợc mở rộng và
kỹ thuật khai thác ngày càng được hoàn thiện hơn
Trang 161.1.3 Những nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn lợi tôm hùm
Những nghiên cứu về thực trạng nguồn lợi được các tác giả tập trung vào từng loài cụ thể ở mỗi vùng biển
Bằng phương pháp tính theo diện tích mặt cắt, Pitcher và cộng tác viên
(1991-1992) đã tính được mức độ tập trung của loài Panulirus ornatus trong khoảng
25.000 km2, mật độ phân bố của chúng dao động từ 2 - 100 con/ ha, ước tính trữ lượng có khoảng 11 - 17 triệu con tại vùng biển Torres Strait, nhưng chỉ khoảng 8 triệu con đạt kích cỡ thị trường Đồng thời, sử dụng phương pháp đánh dấu vào mùa sinh sản, các tác giả cũng đã tính được có tới 5 triệu con di cư ra khỏi vùng biển này
và chỉ có khoảng 7% trở lại nếu chúng không bị đánh bắt (Brown & Phillips, 1994)
Phillips và cộng tác viên (1980) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra các chỉ tiêu sinh học trong hơn 15 năm để đánh giá hiện trạng nguồn lợi của loài
Panulirus argus và P laevicauda ở vùng biển phía Đông-Bắc Braxin Các tác giả đã
xác định kích cỡ khai thác trung bình là 114 - 393 mm với loài P argus và 101 -
335 mm với loài P laevicauda; trọng lượng cá thể lần lượt là 415 và 251 g/con; tuổi
trung bình là 4,22 và 3,84 năm; chiều dài tối đa là 438 và 380 mm/cá thể; trọng lượng tối đa là 3163 và 1805 g/cá thể; hệ số sinh trưởng là 0,163 và 0,171; tốc độ sinh trưởng là 29mm/năm và 27 mm/năm; sức sinh sản tuyệt đối trung bình cá thể
là 294.175 và 166.036 trứng. Nguồn lợi thực tế của P argus ở vùng biển này được
đánh giá vào khoảng 18.795 tấn và mật độ phân bố là 955 con/km2 Mật độ của loài
P laevicauda ước tính chừng 564 con/km2 và trữ lượng hiện có là 7.128 tấn
tìm thấy dưới những lớp đá ngầm, nơi có dòng chảy thủy triều mạnh Kích thước
Trang 17thường lớn, chiều dài cực đại đạt từ 30 cm đến 50 cm (tôm hùm gai), có giá từ 400.000 -700.000 đồng/kg (cả con) nên các loài tôm hùm này không chỉ là đối tượng khai thác mà còn là đối tượng nuôi góp phần vào mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa có giá trị (Hồ Thu Cúc, 1991; Nguyễn Văn Chung & cs, 1995; Nguyễn Thị Bích Thúy, 1998)
1.2 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và việt nam
1.2.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới
1.2.1.1 Hình thức nuôi
Bên cạnh việc khai thác, nghề nuôi tôm hùm trên thế giới có từ cuối thế kỷ XIX, với các hình thức chủ yếu như sản xuất ấu trùng tôm hùm rồi thả xuống biển, nuôi nâng cấp tôm hùm từ nguồn khai thác tự nhiên và nuôi khép kín từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành (Kristiansen & cs, 2004)
Việc sản xuất ấu trùng tôm hùm rồi thả xuống biển đã được chú ý cách đây hơn một thế kỷ Nhiều trại sản xuất giống được xây dựng tại Châu Âu và Bắc Mỹ nhằm mục đích ấp trứng rồi sau đó phóng thích ấu trùng ra tự nhiên (Nicosia & Lavalli, 1999)
Nuôi nâng cấp tôm hùm: bao gồm hình thức nuôi từ nguồn tôm khai thác tự nhiên nhưng chưa đạt kích cỡ thương phẩm và nuôi từ con giống đánh bắt tự nhiên lên kích cỡ thương phẩm Tôm hùm sau khi khai thác được nhốt trong lồng ngoài biển với số lượng lớn và cho ăn đến khi đạt kích cỡ thị trường (Aiken & Waddy, 1995)
Nuôi khép kín là hình thức nuôi hoàn chỉnh từ trứng lên ấu trùng và đến kích
cỡ thương phẩm Hình thức nuôi này hoàn toàn không phụ thuộc vào việc khai thác, tuy nhiên cần phải chăm sóc đầy đủ cho tôm từ giai đoạn trứng lên cỡ thương phẩm Việc nuôi khép kín bắt đầu hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX khi mà chính phủ hai quốc gia Mỹ và Ca-na-đa có những chương trình nghiên cứu phát triển nuôi
thâm canh tôm hùm Homarus spp (Factor, 1995)
1.2.1.2 Loài tôm nuôi
ở các nước bắc Mỹ và Châu Âu, loài tôm hùm đang được nuôi phổ biến là
tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) và tôm hùm châu âu (H gammarus) nuôi ở
Trang 18vùng biển đông bắc Mỹ, Ca-na-đa, Pháp, Anh và Na-uy Các loài thuộc giống
Panulirus như P argus nuôi ở vùng biển Florida-Mỹ, P japonicus nuôi chủ yếu ở
Nhật Bản và các loài P ornatus, P homarus, P longipes, P versicolor đang được nuôi ở Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, ấn Độ và Việt Nam Loài Jasus
edwardsii đang được nuôi ở Niu-zi-lân (Williams K C., 2004) Tuy nhiên, các loài
giống Homarus do tập tính ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn sống đáy nên việc nuôi thương phẩm gặp nhiều khó khăn Còn đối với tôm hùm gai (Panulirus) thì ngược
lại, sự phát triển của giai đoạn ấu trùng dài, từ 6-12 tháng tùy thuộc vào loài, điều này làm cho việc sản xuất giống gặp nhiều khó khăn
1.2.1.3 Tình hình nuôi tôm hùm ở một số quốc gia trên thế giới
* Mỹ : Mỹ là quốc gia đã thực hiện được việc nuôi khép kín loài tôm hùm Homarus americanus từ những năm 70 của thể kỷ XX Tại đây đã sản xuất được
giống và đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm loài tôm hùm này Tuy nhiên, sản lượng tôm hùm nuôi còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với khai thác ngoài tự nhiên Một trong những nguyên nhân chính là do nhu cầu về dinh dưỡng, công nghệ chế biến thức ăn tôm, dịch bệnh và các quy trình nuôi thương phẩm vẫn chưa đáp ứng được
(Kristiansen & cs, 2004; Phillip & cs, 1997; Phillip & cs 2000) Trong suốt thập niên 90, sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá và những công trình nghiên cứu về quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thâm canh đã có đóng
góp rất lớn để thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm ở Mỹ phát triển mạnh mẽ
* Na-uy: Na-uy là quốc gia nuôi tự nhiên tôm hùm châu âu (European
lobster) từ lâu đời Việc cho đẻ và thả cả ấu trùng tôm ra tự nhiên như là một hình thức bảo vệ nguồn lợi ở quốc gia này Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm
từ con giống tự nhiên chưa phát triển do pháp luật của nước này không cho phép thu giữ tôm hùm chưa đạt cỡ khai thác để nuôi Năm 1980, công ty Ti-e-de-man đã xây dựng một trại ương nuôi tôm hùm con nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi trên biển tại Nauy, nhưng do thiếu tính pháp chế nên công ty đã phải chuyển giao trại này cho Trung tâm Nghiên cứu Biển Nauy (IMR) vào năm 1989 Trong thập niên 90, Trung tâm này đã thực hiện chương trình nghiên cứu nuôi tôm hùm trên biển từ nguồn giống tự nhiên và kết quả đã làm thay đổi luật pháp nước này về việc thu giữ tôm
Trang 19hùm giống ngoài tự nhiên để ương nuôi vào năm 2004 Điều này đã làm gia tăng nghề nuôi tôm hùm từ nguồn giống khai thác tại Na-uy Nhiều cá nhân và một số công ty đã đầu tư vào việc nuôi tôm hùm trên biển (Kristiansen & cs, 2004).
* úc và Niu-zi-lân: úc và Niu-zi-lân là những quốc gia có các chương trình
bảo vệ nguồn lợi tôm hùm rất tốt và việc nuôi tôm hùm theo phương thức dựa vào tự nhiên không phát triển vì những quy chế quản lý chặt chẽ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nguồn lợi của chính phủ Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, tại úc
đã có những chương trình nghiên cứu phát triển nuôi tôm hùm với nguồn giống tự nhiên Năm 2000, tại Bang Tas-ma-ni-a chính quyền đã cho phép khai thác 350.000 con giống tự nhiên với điều kiện sau một năm phải phóng thích 25% lứa đánh bắt
đầu tiên Việc nuôi thương phẩm tôm Hùm Bông (Panulirus ornatus) từ nguồn
giống tự nhiên đang được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng dân bản địa của Bang Eo-tor-res và các phần khác thuộc phía bắc úc (Williams K.C., & cs, 2004)
* Phi-líp-pin: Phi-líp-pin là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm phát
triển mạnh và sớm ở khu vực Tại vùng Guiuan, nhiều trang trại nuôi tôm hùm
được thiết lập từ những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản (Bureau of Fisheries and Aquatic Resources - BFAR) là cơ quan
đã thực hiện nuôi thử nghiệm tôm hùm con đầu tiên với nhiều trang trại được xây dựng tại một số vùng như Guiuan, phía đông của Samar bằng lồng/bè nổi Đến những năm đầu thập niên 90, nghề nuôi tôm hùm đã lan rộng ra các vùng khác như Basilan, phía tây của đảo Mindanao khi mà ngư dân được Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản (BFAR) chuyển giao phổ biến về quy trình công nghệ tiến tiến để thực hiện
ương tôm hùm đạt hiệu quả, đặc biệt tôm hùm con sau khi ương nuôi đạt kích cỡ thị trường (<150g/con) để bán sống sang Đài Loan tiếp tục nuôi thương phẩm Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 1992, nước này đã phải cấm xuất khẩu tôm hùm con sang
Đài Loan vì tình trạng thiếu con giống phục vụ cho nghề nuôi trong nước và đến năm 1993 Phi-líp-pin đã phải nhập con giống từ In-đô-nê-xi-a và một số nước khác
để nuôi Sau đó tình trạng khan hiếm tôm hùm giống đã xảy ra và ảnh hưởng rất lớn
đến nghề nuôi tôm hùm của quốc gia này Gần đây, tại vùng biển Min-đa-nao, tôm hùm được nuôi trong lồng/bè bao xung quanh bằng lưới từ 1-2 lớp, chủ yếu là loài
Trang 20Panulirus ornatus, P longipes, P versicolor; mật độ thả nuôi 8 con/m3 nhưng lại phụ thuộc vào việc cung cấp tôm hùm giống (mùa vụ cung cấp giống từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau ở vùng biển phía tây Min-đa-nao và tháng 3 đến tháng 8 ở vùng biển phía nam Min-đa-nao) Tôm thả nuôi thương phẩm thường có cỡ từ 100-300g/con, sau 6-15 tháng nuôi đạt khối lượng 800- 1.300g Nếu thả cỡ giống này thì sau 18 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt trên 90% Thả tôm cỡ 30-80 g/con thì tỷ lệ sống thấp hơn, chỉ đạt trên 50% Thức ăn sử dụng cho tôm hùm là các loại cá tạp được khai thác từ tự nhiên Với hệ số thức ăn (FCR) là 10 thì việc nuôi tôm hùm ở đây cho lãi rất cao (Junio-Menez & Estrlla, 1995; Junio-Menez & cs, 2004)
* Ma-lay-si-a: Ma-lay-si-a là quốc gia nuôi tôm hùm gai mới chỉ đang phát
triển và không sôi động như một số nước trong khu vực Một số nơi như Bang Sabah
ở trung tâm vịnh Darvel, Kudat và ở Kinarut ương nuôi tôm con trong bè nổi, nuôi giữ tôm lớn trong bè và cả trong bể xi măng Con giống được thu gom từ các đảo và những nước láng giềng như Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a ở vịnh Darvel, lồng nuôi tôm hùm được đặt ở độ sâu 10-20m nước; thức ăn chủ yếu là cá tạp, ngày cho tôm
ăn 1-2 lần; những loài được nuôi chủ yếu là Panulirus longipes, P versicolor và P
ornatus (Azhar, 1999 trích dẫn Biusing & cs, 2004) Năm 2001 xuất khẩu tôm hùm của Sabah đạt 97 tấn (đạt giá trị 1,37 triệu USD) chiếm 0,1% về sản lượng và 0,6%
về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Ma-lay-xi-a Theo thống kê của Tawau & Semporna, việc nuôi tôm hùm đã đóng góp rất lớn vào sản lượng tôm hùm của Sabah, năm 1996 là 30 tấn đã tăng lên 80 tấn năm 2002, trong đó các vùng nuôi đã đóng góp tới 53% sản lượng năm 2002 (Biusing & cs, 2004)
Ngoài ra, Nhật Bản, Xing-ga-po, ấn độ và In-đô-nê-xi-a là những quốc gia châu á nuôi tôm hùm bằng lồng/bè khá phát triển ở qui mô nông hộ Các loài nuôi ở
đây chủ yếu thuộc giống Panulirus như P japonicus ở Nhật Bản, P ornatus, P
homarus, P longipes, P versicolor ở Xing-ga-po, ấn độ và In-đô-nê-xi-a, sản lượng
tôm hùm từ nghề nuôi đóng góp lớn vào tổng sản lượng tôm hùm của các nước này
Việc nghiên cứu sản xuất giống tôm hùm một số loài thuộc họ tôm hùm gai (Panulirdae) để phục vụ nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm trên thế giới hiện
Trang 21nay đã thu được những kết quả nhất định Các nhà nghiên cứu thành công ương nuôi
từ trứng đến tôm con (juvenile) của các loài Panulirus japonicus, P elephas; đối với giống Jasus cũng có hai loài thành công là J edwrdsii, J verreauxi, tuy nhiên kết
quả mới chỉ dừng ở quy mô thí nghiệm Nguồn giống cung cấp cho nuôi thương phẩm hiện tại còn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên Một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong sản xuất giống tôm hùm nhân tạo là thời gian phát triển của ấu trùng tôm hùm gai rất phức tạp và quá dài Những kết quả nghiên cứu điều tra về Phylloma của Saisho (1966), Johnson & Knight (1966), Johnson (1968), Robertson (1969), Inoue (1978) đã chỉ ra rằng, ấu trùng phylloma của các loài tôm hùm gai trải qua 11 giai đoạn phát triển trong thời gian từ 6-11 tháng với ít nhất 25 lần lột vỏ cho
đến khi đạt được chiều dài khoảng 35mm (Phillip & cs, 1997)
Tóm lại, nghề nuôi tôm hùm đã đóng góp đáng kể vào sản lượng tôm hùm của thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước khu vực châu á Một số nước đã và
đang bảo vệ và quản lý nguồn lợi tôm hùm rất tốt cũng đang có xu hướng phát triển nuôi nâng cấp vì tôm hùm có giá trị cao Tuy nhiên, vấn đề nâng cao tỷ lệ sống tôm hùm trong quá trình ương giống; giảm tác động xấu đến môi trường của hoạt động nuôi tôm hùm lồng cũng như việc cải tiến công nghệ nuôi thương phẩm đã được đặt
ra đối với nghề nuôi tôm hùm ở các nước châu á, để từ đó ổn định và đảm bảo bền vững nghề nuôi tôm hùm lồng
1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm ở Việt Nam
ở Việt Nam, việc nghiên cứu nuôi tôm hùm có hệ thống và chi tiết cũng chỉ mới được bắt đầu từ cuối thập niên 80 trở lại đây, khi nghề khai thác tôm hùm có dấu hiệu suy giảm Điểm khởi đầu là việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi nâng cấp một số loài tôm hùm có giá trị kinh tế ở ven biển miền Trung vào năm 1991 của Nguyễn Thị Bích Thúy (N.T.B Thúy, 1993)
Năm 1992, Nguyễn Văn Chung và cộng sự đã nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học của tôm Hùm Sỏi (Panulirus stimpsoni) làm cơ sở để xác định vị trí và kỹ
thuật nuôi đối tượng này ở vùng biển tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (N.V Chung, 1993) Tác giả Hồ Thu Cúc và cs (1993) nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm trong lồng và trong ao đất ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa từ đó làm cơ sở cho việc phát
Trang 22triển nghề nuôi tôm hùm lồng ở đây Từ năm 2000, nghề nuôi tôm hùm lồng đã lan rộng từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, nhiều nhất là tỉnh Khánh Hòa (chiếm gần 60% số
lượng lồng nuôi cả nước) Các đối tượng nuôi gồm: tôm Hùm Bông (P ornatus), tôm Hùm Đá (P homarus) và một ít tôm Hùm Sỏi (P stimpsoni), tôm Hùm Đỏ (P
longipes) (L.A Tuấn & cs, 2000; V.V Nha, 2005) Tuy nhiên, nuôi chủ yếu vẫn là loài tôm Hùm Bông bởi chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu sắc tươi sáng và có giá trị xuất khẩu cao Số lượng lồng nuôi và sản lượng tôm nuôi qua các năm được thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Phân bố số lượng lồng nuôi và sản lượng tôm hùm nuôi lồng tại Việt Nam
qua các năm (Nguồn: Võ Văn Nha, 2005)
phương
(tỉnh) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn như nguồn con giống thả nuôi, thức ăn và bệnh tôm hùm Tất cả những khó khăn này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam Do đó, cần có những nghiên cứu để giải quyết những khó khăn trên, đồng thời phải tăng cường sự quản lý để phát triển bền vững nghề nuôi này nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho bà con ngư dân vùng ven biển
Trang 231.3 Nghiên cứu về giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi
tôm hùm trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
1.3.1.1 Các biện pháp quản lý khai thác
* Quản lý ngư cụ khai thác
Brown và cộng tác viên (1991) đã nghiên cứu về khai thác tôm hùm
Panulirus cygnus và P ornatus ở vùng biển phía tây úc cho thấy, trong suốt một
thời gian dài từ 1930 đến 1962, nhà nước không có bất cứ một biện pháp nào để kiểm soát số lượng ngư dân tham gia khai thác tôm hùm, kết quả là số lượng thuyền
và bẫy đánh bắt tôm hùm tăng lên nhanh chóng, song sản lượng lại giảm so với những năm 50, chỉ đạt khoảng 7.000 – 8.000 tấn/năm Năm 1965 số lượng bẫy được kiểm soát chặt chẽ, và cho đến những năm 90 sản lượng tôm hùm khai thác ở vùng biển này ổn định ở khoảng 10.000 tấn/năm (Brown & Phillips, 1994)
Kết quả nghiên cứu của Polovina (1994) đã khẳng định rằng, sử dụng đồng
bộ cả tầu và bẫy để đánh bắt tôm hùm dưới hình thức quản lý có chỉ tiêu (quota) khai thác cụ thể, là một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát sản lượng khai thác tôm hùm hàng năm; đồng thời thông qua đây để thu thập số liệu làm cơ sở cho những nghiên cứu dự báo sự biến động nguồn lợi năm tiếp theo
Gần đây chính phủ một số nước khu vực Châu á như Ma-lai-xi-a, đã chủ trương không tăng hoạt động khai thác vùng từ bờ ra đến 12 hải lý, bằng các biện pháp kiểm soát nghiêm số lượng, kích thước và máy tàu Ngoài ra còn chủ trương mua lại các tàu đánh cá dư dôi để phá huỷ ấn Độ tăng cường quản lý khai thác tôm hùm như cấp phép, cỡ tàu, quản lý ngư cụ, mắt lưới, lựa chọn thiết bị khai thác.Còn Thái Lan thì giảm đội tàu đánh cá, đặc biệt là tàu lưới kéo và lưới vây, điều chỉnh các loại ngư cụ khai thác Các biện pháp mới được thi hành như trao quyền đánh bắt
và nuôi trồng cho cộng đồng ngư dân để thực thi việc quản lý nghề cá trên cơ sở cộng đồng (Community-Based-Management)
* Qui định vùng khai thác có kỳ hạn - không khai thác vào mùa sinh sản
Trang 24Hầu như ở các nước có nghề khai thác tôm hùm đều áp dụng biện pháp không khai thác vào mùa tôm hùm ôm trứng
Những nghiên cứu của Lamadrid và Blanco (1986), Phillips và Brown (1989),
Vega (1991) cho rằng, các loài của Panulirus đẻ trứng - ôm trứng quanh năm, song
vẫn có đỉnh cao sinh sản nhất định Theo các tác giả việc “đóng cửa biển” theo mùa
là biện pháp có tính nguyên tắc không chỉ sử dụng cho khai thác tôm hùm gai mà còn áp dụng cho các đối tượng khác Hơn nữa, việc “đóng cửa biển” theo mùa trong thời gian khoảng 3 - 5 tháng còn để giảm cường độ khai thác và bảo vệ sự ổn định sinh thái cho quần thể tôm hùm đẻ trứng Tuy nhiên, Vega (1991) đề cập đến mùa
đẻ trứng còn khác nhau theo vĩ độ, nên cũng cần phải “đóng cửa biển” theo vùng trong suốt thời gian đẻ trứng của tôm hùm Tất cả những vấn đề này đều được luật pháp qui định rõ ràng và mọi ngư dân chấp hành theo luật định
Hội nghị nghề cá khu vực Đông Nam á do SEAFDEC và ASEAN phối hợp
tổ chức vào tháng 11/2001 tại Bangkok đã nêu ra kết luận chung cho khu vực, trong
đó giải pháp tăng cường thời gian cấm khai thác nhằm bảo vệ các đàn sinh sản và chủng quần non của những loài có giá trị thương mại cao trong đó có tôm hùm là một nội dung quan trọng Việc này được thực hiện bằng cách thực thi nguyên tắc
quản lý nghề cá trên cơ sở quyền của ngư dân (rights-based fisheries management)
Làm được như vậy sẽ tạo nhiều sự ổn định, sức sản xuất cao và sự đa dạng của hệ sinh thái khu hệ
1.3.1.2 Xây dựng các vùng cư trú
Xây dựng vùng tôm hùm cư trú được bắt đầu từ năm 1935 ở vùng biển Dry Tortugas thuộc bang Florida (Mỹ) Sau đó, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả như Heydorn (1969), Davis (1975), Davis và Dodrill (1980), Anon (1985), Cole và cộng tác viên (1990) đã khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tạo dựng một vùng cư trú rộng lớn cho các loài tôm hùm gai kinh tế Đây là khu vực để các nhà khoa học có điều kiện hiểu được những tác động của khai thác lên trữ lượng tôm hùm gai tự nhiên, và ở đây cũng có những cơ hội tốt để kiểm tra những ảnh hưởng khác nhau lên cấu trúc kích cỡ quần thể khi giảm cường độ khai thác xuống Tuy nhiên, theo các tác giả các vùng cư trú này cần có một chính sách,
Trang 25nội qui quản lý thích hợp của nhà nước, cùng với sự quan tâm thường xuyên của các nhà khoa học và quản lý chuyên ngành thuỷ sản, để các khu vực này thực sự là nơi nghiên cứu, giải trí và thu lợi nhuận
1.3.1.3 Bảo vệ vùng sinh thái tự nhiên
Ngoài việc xây dựng nơi cư trú, việc phục hồi các vùng sinh thái tự nhiên ở ven bờ cũng được đề cập tại Hội nghị nghề cá khu vực Đông Nam á do SEAFDEC
và ASEAN phối hợp tổ chức vào tháng 11/2001 tại Bangkok nhằm lôi cuốn và lưu giữ tạm thời các loài thuỷ sản; thu hút các chủng quần tham gia sinh sản; hạn chế một số hoạt động đánh bắt ở vùng ven bờ và tạo cho ngư dân ý thức quyền sở hữu mặt nước
1.3.1.4 Nghiên cứu bổ sung nguồn giống tôm hùm hàng năm
Các chương trình thả giống thủy sản ra biển hiện nay đã được công nhận là một chiến lược có khả năng để phát triển nguồn lợi biển Nhiều nước đã đánh giá chiến lược này là một chính sách quan trọng cho việc bảo tồn và khôi phục nguồn lợi hải sản ven bờ Chương trình gia tăng nguồn lợi tôm hùm ở Nauy bằng cách cho
đẻ và thả ấu trùng tôm và tôm bột ra môi trường biển (năm 1990) là một ví dụ trong việc bổ sung nguồn giống tôm hùm hàng năm
Để có cơ sở vững chắc dự báo nguồn lợi tôm hùm, các nhà khoa học phải dựa vào chỉ số giàu có của quần thể hậu ấu trùng Phyllosoma (Puerulus) định cư vào các vịnh hàng năm
Công trình của Lewis và cộng tác viên (1952) thực hiện trong 2 năm ở vùng biển vịnh Miami đã kết luận rằng, mùa vụ có số lượng Puerulus cao nhất là từ tháng
1 đến tháng 2, hay kết quả nghiên cứu của Witham (1968) ở vùng vịnh Lucie trong
1 năm thấy có 2 đỉnh cao trong năm từ tháng 2-5 và từ tháng 10 - 11 Peacock (1974) sau 1 năm nghiên cứu ở vịnh Parham Harbor cũng thấy rằng, có 2 đỉnh cao xuất hiện vào tháng 5 và tháng 8 - 9
Theo Phillips (1994), những chương trình nghiên cứu trên đã thu được những kiến thức quý giá về sự biến động số lượng hàng năm của Puerulus; kết hợp với những nghiên cứu về sinh trưởng của chúng ở mỗi vịnh, sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu thủy sản những hiểu biết sâu sắc hơn về sự biến đổi khác nhau trong quá
Trang 26trình bổ sung nguồn lợi tôm hùm ở các vùng vịnh khác nhau Những dự báo đánh bắt phải được xác định trên cơ sở của những số liệu chính xác về mức độ định cư của Puerulus và mật độ thực tế của tôm hùm con Tác giả cũng cho rằng, cả 2 chỉ số Puerulus và tôm con (juvenile) bổ sung lẫn nhau, sẽ đưa ra được một dự báo khai thác chính xác, hơn hẳn những dự báo có một chỉ số hoặc về Puerulus hoặc về juvenile Thông thường, chỉ số Puerulus biểu thị xu hướng khai thác chắc chắn trong một thời kỳ dài khoảng trên 4 năm; còn chỉ số juvenile cung cấp những dự báo khai thác chính xác cho 1 năm kế tiếp
Tóm lại, những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc đánh giá thực trạng nguồn lợi và các biện pháp quản lý khai thác để từ đó dự báo việc khai thác hợp lý nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, sự bổ sung nguồn lợi tôm hùm tự nhiên ở một vùng biển, ngoài nguồn bổ sung tại chỗ (tôm sinh sản tự nhiên ở vùng đó) còn có nguồn bổ sung từ việc di cư Do vậy, nếu chúng ta tăng cường nguồn bổ sung tại chỗ bằng việc nuôi phát dục, cho giao vĩ, đẻ và nở trứng ra ngoài môi trường tự nhiên dựa vào cộng đồng, thì ít nhiều
sẽ bổ sung thêm nguồn tôm hậu ấu trùng Phyllosoma và tôm con tại đó, hoặc chí ít cũng bổ sung cho những vùng biển khác theo hướng gián tiếp thông qua việc di cư,
mà điều này đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu
1.3.2 Việt Nam
Tập hợp các công trình đã công bố về tôm hùm ở Việt Nam có thể thấy: hiện nay nghiên cứu về tôm hùm ở nước ta mới chỉ dùng lại ở phần định loại, các công trình về sinh học và bảo vệ nguồn lợi còn rất ít Đáng chú ý là công trình của Hồ Thu Cúc (1986) Theo đó, việc gia tăng cường độ khai thác, đánh tôm con, tôm mang trứng làm cho nguồn lợi tôm hùm suy giảm rõ rệt Kích thước tôm khai thác ngày một nhỏ dần, tỷ lệ tôm chưa tham gia sinh sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong quần đàn khai thác Điều này ảnh hưởng đến khả năng phục hồi quần đàn trong nhiều năm Tác giả cũng đề xuất qui định về cỡ khai thác ở tôm hùm, nhỏ nhất phải đạt 2 năm tuổi, cỡ khai thác trung bình đạt 4 tuổi Ngoài ra, còn đề xuất đình chỉ khai thác tôm hùm 1-2 năm và nên nuôi vỗ tôm hùm cỡ 100 g/con thành tôm
Trang 27200-250g/con Tuy nhiên, những đề xuất trên lúc đó chưa thật cụ thể và chưa đi vào thực tế cuộc sống người dân
Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thược (1991 –1995) đã đề xuất việc cấm khai thác và thu mua tôm hùm dưới mọi hình thức (kể cả khai thác tôm giống cung cấp cho các trại nuôi), ít nhất từ ngày 1/4 đến 31/7 hàng năm; cấm khai thác từ vùng biển có độ sâu 5m nước vào bờ; cần thiết phải cấm toàn bộ nghề lặn (lặn vo và lặn
có máy nén khí ); bỏ hẳn nghề te, xiệt chuyên đánh tôm con vào các tháng 3-6 Tuy nhiên, việc nghiên cứu nguồn lợi vùng ven biển miền Trung nhằm xác định trữ lượng, khả năng khai thác, tạo điều kiện bãi đẻ, nơi cư trú cho các loài tôm hùm có giá trị kinh tế vẫn chưa được nghiên cứu
Tác giả Nguyễn Thị Bích Thúy (1995-1998) đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi của 4 loài tôm hùm có giá trị kinh tế dựa trên đặc điểm sinh thái
và các đặc điểm sinh học về phân bố, sinh trưởng và sinh sản Theo tác giả mùa vụ không khai thác tôm Hùm Bông, tôm Hùm Đá, tôm Hùm Đỏ nhất thiết phải kéo dài
từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 8 đến tháng 10 ở vùng biển từ nam đèo Hải Vân vào đến Bình Thuận Riêng tôm Hùm Sỏi mùa vụ không khai thác từ tháng 5 đến tháng 7 ở vùng biển từ bắc đèo Hải Vân ra đến Quảng Bình Đồng thời kích cỡ khai thác phù hợp nhất đối với tôm Hùm Bông với chiều dài giáp đầu ngực (CL) từ 127,4-129,3mm; đối với tôm Hùm Đá là 77,8-78,8mm CL; đối với tôm Hùm Đỏ là 75,4-76,5mm CL, và tôm Hùm Sỏi vào khoảng 67,9-69,8 mm CL Ngoài ra, tác giả cũng
đề xuất các vịnh, vũng, đầm “không khai thác” gồm: đầm Đà Di, vịnh Xuân Đài, vịnh Bình Cang-Nha Phu và vịnh Phan Thiết; loại ngư cụ khai thác nên dùng “giỏ bẫy” Tuy nhiên, việc nuôi phục hồi tôm hùm, có sự tham gia của cộng đồng nhằm mục đích: môi trường nuôi không bị ô nhiễm, kiểm soát số lượng lồng và số lượng tôm nuôi, thời gian nuôi, thời gian thu hoạch ; đồng thời phối hợp với các chủ nuôi tôm hùm giữ lại số tôm thành thục có chất lượng tốt để chúng đẻ và nở trứng trước khi bán tôm nhằm phục hồi và gìn giữ loài hải sản có giá trị kinh tế này đến nay vẫn chưa được đề cập
Thông tư số 01/2000/TT-BTS của Bộ thuỷ sản về việc sửa đổi bổ sung một số biểu bảng trong thông tư số 04/TS-TT ngày 30-8-1990 (hướng dẫn thi hành pháp
Trang 28lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản) cũng đã qui định 5 loài tôm hùm: tôm Hùm Ma, tôm Hùm Sỏi, tôm Hùm Đỏ, tôm Hùm Lông, tôm Hùm Bông cấm khai thác có thời hạn từ ngày 1/04 đến ngày 31/07 hàng năm; qui định về kích thước mắt lưới rê nhỏ nhất để khai thác tôm hùm là 2a (mm) = 120 và chiều dài nhỏ nhất (tính
từ hố mắt đến cuối đốt đuôi) của các loài tôm Hùm Ma, tôm Hùm Sỏi, tôm Hùm Đỏ, tôm Hùm Lông, tôm Hùm Bông được phép khai thác lần lượt là: 200, 175, 160, 160,
230 mm Tuy nhiên, những qui định trên đến nay chưa thật sự đi vào cuộc sống thực tiễn, bởi lẽ nghề khai thác tôm hùm là phương kế sinh sống quan trọng của nhiều cộng đồng ngư dân ven biển miền Trung Cộng vào đó, qui định khu vực cấm khai thác có thời hạn (hay cấm hoàn toàn) trong năm với các loài tôm hùm hiện nay tại vùng biển miền Trung và các hình thức khai thác tôm hùm giống vẫn chưa được đề
cập đến
Gần đây, một số tổ chức như ACIAR (Australia Centre for International Agriculture Research), CSIRO Marine Research…cũng quan tâm nghiên cứu về giải pháp bảo vệ nguồn lợi con giống tôm hùm phục vụ cho nuôi thương phẩm và thức ăn nuôi tôm hùm con để đạt tỷ lệ sống cao Nghiên cứu đã quy tụ được nhiều nhà khoa học của các nước có tôm hùm phân bố tự nhiên như Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, úc Điều này chứng tỏ không những các tổ chức chính phủ mà các tổ chức phi chính phủ cũng quan tâm về những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi quí giá này
Tóm lại, những đề xuất mà các tác giả trên đưa ra đến nay vẫn chưa được thực hiện nhiều do chưa thật sự cụ thể, thiếu tính đồng bộ và thường được quản lý theo cách tiếp cận đơn ngành Hơn nữa, người nuôi tôm hùm hiện nay chủ yếu chỉ quan tâm đến kỹ thuật nuôi, sinh trưởng, tỷ lệ sống… tôm hùm mà chưa thấy được việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm dựa vào chính cộng đồng người sử dụng nguồn lợi và người nuôi tôm là cần thiết
Việc nuôi tôm hùm thương phẩm có thể không khó bởi tất cả các hộ nuôi lồng/ bè đều có thể nuôi tôm hùm có kích thước lớn tới 1-2 kg Tuy vậy, việc giữ lại
số tôm thành thục có chất lượng tốt để chúng đẻ trứng trước khi bán vẫn chưa được thực thi, vì người nuôi chưa có phương pháp nuôi phát dục để tôm đẻ ngoài tự nhiên
Trang 29trước khi bán mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi Mặt khác, từ trước đến nay, cộng đồng người khai thác tôm hùm cũng chỉ quan tâm đến việc làm sao họ khai thác được nhiều nhất tôm hùm giống cũng như tôm hùm trưởng thành Do vậy, bằng mọi biện pháp và hình thức khai thác khác nhau họ đánh bắt đủ mọi kích cỡ tôm mà nguy hiểm hơn là việc đánh bắt vào những mùa tôm tham gia sinh sản Vì vậy, trong những năm qua sản lượng tôm hùm thương phẩm khai thác đã suy giảm nghiêm trọng về số lượng cũng như kích cỡ tôm khai thác Điều này ảnh hưởng đến khả năng phục hồi quần đàn trong nhiều năm
Một số mô hình đã được áp dụng và cho những kết quả rất khả quan trong thời gian gần đây Mô hình khu bảo tồn biển Rạn Trào (Vạn Ninh, Khánh Hoà) cho thấy việc lồng ghép các nội dung bảo vệ khu bảo tồn vào các hoạt động của hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Thanh niên giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời tạo cơ hội để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý khu bảo tồn biển đã góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ khu bảo tồn Mô hình khu bảo tồn biển Hòn Mun (Nha Trang, Khánh Hoà) thông qua việc xuất bản các ấn phẩm: lịch, tờ bướm
và tuyên truyền giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, tổ chức các hoạt
động tham quan, đã giúp cho người dân trong cộng đồng thấy rõ lợi ích của công tác bảo tồn biển (bản tin khu bảo tồn biển Hòn Mun, tháng 12/2003) Những mô hình trên là một trong những cơ sở vững chắc cho việc triển khai mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm dựa vào cộng đồng người sử dụng nguồn lợi, người nuôi tôm hùm và chính quyền địa phương
Trang 30Chương 2:
PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
2.1 đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: các loài tôm hùm kinh tế, thường được nuôi nhiều
thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae) và phân bố ở vùng biển miền Trung Trong đó tập trung 2 loài tôm được nuôi phổ biến hiện nay là tôm Hùm Bông (Panulirus
ornatus) và tôm Hùm Đá (P homarus) Vị trí phân loại loài tôm hùm như sau:
Loài tôm Hùm Bông (Panulirus ornatus)
Loài tôm Hùm Đá (Panulirus homarus) Loài tôm Hùm Đỏ (Panulirus longipes) Loài tôm Hùm Sỏi (Panulirus stimpsoni) Loài tôm Hùm Tre (Panulirus polyphagus)
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài: vùng biển Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa - nơi có nghề khai thác và nuôi tôm hùm phát triển
+ Thời gian: từ tháng 09/2004 đến tháng 05/2007
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội các tỉnh có nghề nuôi và khai thác tôm hùm trọng điểm vùng ven biển miền Trung (Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà)
Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) kết hợp với các công cụ nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực để đánh giá thực trạng cộng đồng nuôi và khai thác tôm hùm tại vùng điều tra, gồm:
- Khảo sát và trao đổi với một số hộ ngư dân đại diện cho nhóm làm nghề khai thác tôm hùm thương phẩm và khai thác tôm hùm giống nhằm tìm kiếm những thành viên tích cực ở cộng đồng tham gia vào đề tài nghiên cứu
Trang 31H×nh 2.1: H×nh th¸i t«m hïm Panulirus spp
chân
bò 1
chân bò 2 chân bò 3
rãnh lưng các đốt
bụng
quạt đuôi
Trang 32- Phỏng vấn theo các nhóm nghề, nhóm lứa tuổi để tìm ra những khó khăn và thuận lợi hiện nay trong cộng đồng nuôi và khai thác
- Xây dựng bộ câu hỏi theo từng nhóm nghề để đánh giá tình hình kinh tế xã hội chung của cộng đồng nuôi và khai thác
- Tổ chức thảo luận về một số chủ đề như kỹ thuật nuôi, kỹ thuật khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm … theo từng nhóm nghề và lứa tuổi để tìm hiểu nguyện vọng của cộng đồng nuôi và khai thác
2.2.2 Điều tra hiện trường để đánh giá hiện trạng nguồn lợi, khai thác và nuôi tôm hùm ở một số vùng trọng điểm khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà
+ Xây dựng bộ câu hỏi để thu các thông tin trực tiếp từ các hộ ngư dân nuôi tôm hùm: số lượng lồng nuôi, số lượng tôm hùm giống các loài được nuôi/năm, sản lượng tôm hùm nuôi được thu hoạch/năm, thông tin về nguồn gốc giống, kỹ thuật nuôi được sử dụng
+ Xây dựng bộ câu hỏi để thu các thông tin trực tiếp các hộ ngư dân khai thác tôm hùm: địa điểm, hình thức, mùa vụ, số lượng tôm và tỷ lệ các loài tôm khai thác…
+ Đánh giá hiện trạng nguồn lợi tôm hùm theo phương pháp nghiên cứu điều
tra các chỉ tiêu sinh học và phương pháp thống kê sinh học
Trên cơ sở kết quả của phương pháp điều tra dựa vào cộng đồng, tiến hành thu các số liệu đồng thời điều tra trực tiếp để đánh giá thực trạng nguồn lợi, khai thác và nuôi tôm hùm như sau:
+ Điều tra tôm hùm giống: 4 đợt vào tháng 12/2005, 3/2006, 12/2006, 3/2007
để định loài, kích cỡ, loại ngư cụ, số lượng giống khai thác tại vùng điều tra
+ Điều tra về tôm hùm trưởng thành 7 chuyến trong 2 năm vào các tháng 2, 4,
8, 9, 11/2005 và 4, 9/2006: xác định một số chỉ tiêu sinh học (chiều dài giáp đầu ngực, trọng lượng, giới tính), sản lượng tôm hùm khai thác tự nhiên
+ Định kỳ điều tra và thu mẫu vào mùa khô (tháng 2, 6) và mùa mưa (tháng 9, 12) năm 2005, 2006 về đối tượng nuôi; một số các chỉ tiêu sinh học; môi trường nước và đáy ở vùng nuôi (độ sâu, nhiệt độ, pH, độ muối, oxy hòa tan, BOD, lơ lửng,
Trang 33Chl-a, NH4+, NH3 , Nitơ hữu cơ hòa tan, Phốtpho hữu cơ hòa tan, hữu cơ trầm tích); tình hình bệnh của tôm nuôi ở mỗi vùng điều tra
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu các giải pháp khoa học cộng nghệ nhằm bảo vệ
và phát triển nguồn lợi tôm hùm
2.2.3.1 Khai thác tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao
Tôm hùm giống thu mua trực tiếp từ người dân khai thác bằng các hình thức khai thác khác nhau như lưới mành, lặn bắt và bằng cách đặt bẫy tại khu vực Lương Sơn, Đường Đệ - Nha Trang - Khánh Hoà Tôm hùm sau khi thu mua được vận chuyển trực tiếp bằng thùng xốp có sục khí về bè nuôi thí nghiệm tại Vũng Me - phường Vĩnh Nguyên - Nha Trang Các lô thí nghiệm được bố trí với số lượng 100 con/m2 lồng nuôi ở các hình thức khai thác khác nhau; lô đối chứng theo dõi từ tôm nuôi của dân được thu mua từ chủ nậu thu gom tôm hùm cùng khu vực (hình 2.2) Các lô tôm thí nghiệm được cho ăn thức ăn cùng loại và cùng liều lượng ở các lần cho ăn (bao gồm: cua, ghẹ, cá tạp… được cắt nhỏ) Thí nghiệm bố trí lặp lại 3 lần Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và khả năng chống chịu bệnh tật được ghi nhận hàng ngày kết hợp với việc thu vớt thức ăn dư thừa và được đánh giá sau mỗi 15 ngày Thí nghiệm kết thúc sau 60 ngày
Hình 2.2: Thí nghiệm lựa chọn biện pháp khai thác tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao
2.2.3.2 Biện pháp lưu giữ và vận chuyển tôm hùm giống hợp lý
Tôm hùm giống được thu mua trực tiếp từ người dân khai thác tại khu vực
Đường Đệ -Vĩnh Hoà - Nha Trang Tôm được vận chuyển bằng thùng xốp có sục
Tôm khai thác
bằng lưới mành
Tôm khai thác bằng hình thức lặn
Tôm khai thác bằng đặt bẫy
Đối chứng: tôm nuôi của dân
Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ sống + Khả năng chống chịu bệnh tật (RPS) Xác định nguồn gốc giống
thả nuôi tôm hợp lý
Trang 34khí và lưu giữ trong bể chứa có sục khí tương ứng với thời gian 12 giờ, 24 giờ và 48 giờ ra vùng nuôi thí nghiệm tại Vũng Me - Vĩnh Nguyên - Nha Trang Số tôm thí nghiệm được bố trí theo hình 2.3 Thí nghiệm lặp lại 3 lần Thức ăn sử dụng là một
số loại hải sản tươi cắt nhỏ như ghẹ, sò, cá tạp Số lượng tôm hùm chết được theo dõi hàng ngày kết hợp với việc thu vớt thức ăn dư thừa và được đánh giá sau 60 ngày thí nghiệm
Hình 2.3: Thí nghiệm đánh giá tỷ lệ sống của tôm hùm giống sau các thời gian vận
chuyển và lưu giữ khác nhau
2.2.3.3 Kích cỡ và mật độ ương nuôi tôm hùm giống cho tỷ lệ sống cao
Trên cơ sở thực tế, giống tôm hùm thả nuôi từ cỡ nhỏ (tôm “trắng” và “ trắng hồng”) mới khai thác từ tự nhiên và con giống đã qua quá trình ương nuôi khoảng 2 tháng ở một số vùng nuôi, thí nghiệm cũng sử dụng tôm hùm giống từ các loại kích
cỡ khác nhau: tôm giống cỡ “trắng” (W=0,23 ± 0,02g; CL=6,8 ± 0,2mm), cỡ “bọ cạp nhỏ” (W=0,35 ± 0,03g; CL=7,2 ± 0,4mm) và tôm giống sau khi nuôi ương (W=1,74 ± 0,10 g, CL=13,1 ± 0,4mm) được sử dụng cho việc thực hiện các thí nghiệm này Các lô thí nghiệm được lặp lại 3 lần, thời gian theo dõi 60 ngày Thức
ăn cho tôm hùm bao gồm các loại sò, ghẹ, cua tươi… được cắt nhỏ và sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm Tỷ lệ tôm hùm chết được ghi nhận hàng ngày cùng với việc thu vớt thức ăn dư thừa (hình 2.4)
Tôm giống lưu giữ và
50 con/m2 50 con/m2 50 con/m2
Trang 35Hình 2.4: Thí nghiệm xác định kích cỡ giống thả nuôi hợp lý
Thí nghiệm xác định mật độ thả nuôi được thiết kế ở hai loại kích cỡ: tôm cỡ
từ 0,35 ± 0,03g/con và tôm hùm đã qua giai đoạn nuôi ương (kích cỡ 1,74±0,1g/con
được bố trí theo hình 2.5
Hình 2.5: Thí nghiệm xác định mật độ thả tôm hùm giống ở các kích cỡ khác nhau
2.2.3.4 Mật độ và tỷ lệ tôm đực/tôm cái trong nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên
Thí nghiệm được thiết kế nhằm xác định tỷ lệ đực/cái và mật độ thích hợp trong nuôi phát dục tôm hùm Tôm hùm trưởng thành có kích thước trung bình W =
470 ± 35 g; CL = 88,9 ± 9,3 mm (đối với tôm cái) và W=490 ± 28g; CL = 90,7 ± 9,8
mm (đối với tôm đực) được thu mua và đưa vào các lồng nuôi thí nghiệm tại Vũng
Me - Vĩnh Nguyên - Nha Trang
Tôm giống cỡ
0,23 ± 0,02g/con
Tôm giống cỡ 0,35 ± 0,03g/con
Tôm giống cỡ 1,74 ± 0,10 g/con
Xác định kích cỡ giống thả hợp lý
con/m2
50 con/m2
50 con/m2
50 con/m2
50 con/m2
50 con/m2
Tôm giống vừa khai thác
300 con/m 2
10 con/m 2
20 con/m 2
30 con/m 2
40 con/m 2
50 con/m 2
Xác định mật độ thả
giống thích hợp
Trang 36Dựa trên thông báo của một số tác giả Emlen et al (1977), MacFarlane & More (1986) và Valerie J Debuse et al (1999) về tỷ lệ tôm hùm đực/tôm hùm cái một số quần đàn tôm hùm tự nhiên ở giai đoạn tôm trưởng thành làm cơ sở để thiết
kế thí nghiệm xác định tỷ lệ đực/cái trong nuôi phát dục tôm hùm Các tỷ lệ tôm hùm đực/cái được bố trí theo hình 2.6 Tổng số tôm hùm ở mỗi lồng là 48 con
Yếu tố mật độ nuôi cũng được thí nghiệm để xem xét sự ảnh hưởng đến khả năng phát dục của tôm hùm Các mật độ lần lượt được bố trí theo hình 2.6 Số lượng tôm đực và cái là bằng nhau ở mỗi lô thí nghiệm Thời gian theo dõi thí nghiệm là 5 tháng, các loại thức ăn tươi như ghẹ, sò, cá tạp, cua được sử trong suốt quá trình thí nghiệm
Hình 2.6: Thí nghiệm xác định tỷ lệ đực/cái và mật độ thích hợp trong nuôi phát
dục thành thục tôm hùm
Xác định số lượng trứng ở mỗi tôm hùm (sức sinh sản): theo phương pháp của Murugan & cs (2005):
x200 M
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ tôm cái mang trứng và tham gia sinh sản
- Tỷ lệ tôm mang “cục nhầy”
- Mùa vụ sinh sản và kích cỡ sinh sản lần đầu
- Quá trình thụ tinh và phát triển trứng
- Sức sinh sản
- Tỷ lệ tử vong trong quá trình bắt cặp, giao vĩ
Xác định tỷ lệ đực/cái và mật độ thích hợp trong nuôi
5 con/m 2 (80 con/16 m 2 )
7 con/m 2 (112 con/16 m 2 )
Trang 37Trong đó: N- Tổng số lượng trứng ở mỗi tôm hùm (sức sinh sản)
m- Trọng lượng buồng trứng (là hiệu số giữa trọng lượng tôm hùm khi kết thúc việc đẻ trứng với trọng lượng tôm hùm khi kết thúc việc phóng thích ấu trùng phyllosoma)
M- Khối lượng của 200 trứng (cân 3 lần, lấy giá trị trung bình)
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu, lựa chọn các mô hình ứng dụng trong bảo vệ
và phát triển nguồn lợi tôm hùm tự nhiên
Tổ chức họp và thảo luận với chính quyền địa phương các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa để chọn vùng áp dụng mô hình Thôn Dân Phú 1, Dân Phú 2 (xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) và thôn Xuân Tự (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) được chọn để triển khai mô hình
2.2.4.1 Mô hình ứng dụng các giải pháp tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng ngư dân và chính quyền địa phương
- Tổ chức họp và thảo luận với thôn để xác định số hộ tham gia mô hình có sự
hỗ trợ của đề tài
- Xây dựng nhóm hạt nhân để triển khai mô hình có sự hỗ trợ của đề tài
- Cùng cộng đồng xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật của mô hình khai thác và các biện pháp lưu giữ, vận chuyển và ương nuôi tôm hùm giống
- Cùng cộng đồng thôn Dân Phú 1, Dân Phú 2 xây dựng tiêu chí và nội quy cho việc thử nghiệm thả tôm hùm ra khu bảo tồn biển
- Tôm được nuôi lớn từ cộng đồng người dân sử dụng nguồn lợi, cùng với nhóm hạt nhân thả tôm ra khu bảo tồn biển Hòn Mun (Nha trang, Khánh Hòa)
2.2.4.2 Mô hình tăng cường nguồn bổ sung bằng nuôi phát dục tôm hùm thương phẩm cho tôm thải ấu trùng ra môi trường tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng người nuôi tôm
- Tổ chức họp và thảo luận với bà con trong thôn Xuân Tự để chọn vùng nuôi
và xác định số hộ tham gia nuôi tôm hùm và thành lập tổ nuôi tôm hùm phát dục cho giao vĩ, đẻ tự nhiên trong lồng nuôi có sự hỗ trợ của đề tài
- Cùng cộng đồng xây dựng các tiêu chí kỹ thuật và nội qui cho mô hình nuôi phát dục thành thục
- Xây dựng nhóm nòng cốt nuôi tôm phát dục có sự hỗ trợ của đề tài
Trang 38- Theo dõi các chỉ tiêu về: tỷ lệ tôm cái ôm trứng trong tổng số tôm cái thả nuôi; tỷ lệ tôm cái đẻ trứng trong tổng tôm cái được thụ tinh; mùa vụ sinh sản của tôm, kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của tôm và sức sinh sản của tôm trong điều kiện nuôi nhốt
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường (nước, trầm tích) và xác định lượng chất hữu cơ thải ra môi trường từ lồng nuôi tôm hùm
2.2.5.1 Thu mẫu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ: đo bằng máy đa yếu tố HORIBA (Japan)
- Độ mặn: đo bằng máy đa yếu tố HORIBA (Japan)
- pH: đo bằng máy đa năng HORIBA (Japan)
- Oxi hòa tan: phương pháp Winkler
- BOD5: phương pháp tính gia số oxy sau 5 ngày ủ mẫu
- Chlorophyll-a: chiết trong dung môi aceton 90% và so màu trên máy quang phổ khả kiến UV- Visible
Trang 392.2.5.2 Phương pháp xác định lượng chất hữu cơ thải ra môi trường từ lồng nuôi tôm hùm
* Xác định hàm lượng Nitơ trong cơ thịt và thức ăn tôm hùm: sử dụng phương
pháp Kjeldahl để xác định hàm lượng Nitơ có trong thịt tôm và trong thức ăn tôm
* Lượng chất hữu cơ thải ra môi trường từ lồng nuôi:
Đánh giá sơ bộ lượng chất hữu cơ thải ra môi trường dưới dạng Nitơ từ các
lồng nuôi tôm hùm thông qua công thức của Wallin & Hakason:
được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng thùng xốp có sục khí
- Mẫu thức ăn tươi (sò vặn, ghẹ, sò lông…): khoảng 250gam mỗi loại được chuyển vào các túi nilông vô trùng và được giữ lạnh, vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích
- Mẫu nước: thu trực tiếp tại đáy lồng /bè nuôi được chứa trong các chai lọ vô trùng có dán nhãn ghi chú; tất cả được giữ lạnh bằng đá khô và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích
* Phân tích các tác nhân gây bệnh:
- Vi khuẩn: Phân lập, nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu tôm hùm bệnh và mẫu thức ăn, sử dụng môi trường TSA (Tryptonesoy agar) và TCBS (Thiosulfat citrate bile saccharose); định danh vi khuẩn dựa vào đặc điểm hình thái và các phản ứng
Trang 40sinh vật hóa học theo khóa phân loại vi khuẩn của Bergey hay sử dụng kít sinh hóa API20
- Nấm: Sử dụng phương pháp nuôi cấy, phân lập nấm trên môi trường Sabouraud agar bổ sung NaCl 2%, kết hợp với một số kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
- Ký sinh trùng: Sử dụng phương pháp của Dogiel và được Hà Ký bổ sung năm 1969 nhằm định danh, xác định tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm trên các mẫu tôm hùm bệnh và mẫu thức ăn tươi sử dụng cho tôm Cụ thể như sau:
- Vi rút WSSV: được xác định bằng kỹ thuật PCR theo tiêu chuẩn ngành Thủy sản 28 TCN202:2004
- Đo sâu: máy đo sâu hồi âm FURUNO F-840
- Khảo sát đặc điểm và đo đạc diện tích nền đáy: áp dụng phương pháp lặn Scuba, quay phim dưới nước, chụp ảnh một số vị trí đặc trưng cho kiểu nền đáy có tôm hùm phân bố Tại mỗi vị trí lặn và quay phim, tiến hành theo mặt cắt vuông góc với bờ từ độ sâu 3-5m ra đến độ sâu 15-20m (tùy theo từng kiểu địa hình khác nhau)