Đánh giá rủi ro đối với CBDRM
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 1. TÓM TẮT Tên gói thầu: Đánh giá rủi ro đối với CBDRM (Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng)trên toàn quốc Các vị trí: Chuyên gia tư vấn quốc gia (dự tính năm vị trí) Thời hạn: Tối đa 41 ngày làm việc cho mỗi chuyên gia, thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2012. Địa điểm thực hiện dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), Hà Nội, Việt Nam Cơ quan quản lý: Ban quản lý dự án 1 : “Nâng cao năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam, đặc biệt các rủi ro có liên quan đến biến đổi khí hậu” Báo cáo: Giám đốc dự án quốc gia Chỉ đạo: Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai - Tổng cục Thuỷ lợi. Ngày: 07/05/2012 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN Liên Hợp quốc (LHQ) đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết một số thách thức trong quá trình phát triển trong khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ 2 - có sự tham gia phối hợp của 14 tổ chức của LHQ- nhằm tăng cường tính hiệu quả và ảnh hưởng của LHQ tại Việt Nam. Kế hoạch ‘Một LHQ’ (2006-2010) tập trung vào năm mục tiêu bao gồm phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ bảo trợ xã hội, hoàn thiện hệ thống hành pháp và tư pháp và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Theo Kế hoạch Một LHQ, mục tiêu thứ 5 đã nêu: Việt Nam có đầy đủ các chính sách và năng lực để giảm thiểu rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai, bệnh dịch truyền nhiễm và các tình huống khẩn cấp khác một cách có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, một dự án hỗ trợ kỹ thuật 3 năm của LHQ (kéo dài đến tháng 12 năm 2011) “Nâng cao năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam đặc biệt là các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu” được Chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 9 năm 2008. Dự án này, với nguồn kinh phí tài trợ 4.25 triệu Đôla Mỹ từ UNDP và sự đóng góp của Chính phủ, đang được Bộ NN&PTNT thực hiện, với sự phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Cần Thơ và Cao Bằng. Dự án hỗ trợ kỹ thuật trợ giúp việc thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2008-2020 do Bộ NN&PTNT soạn thảo cũng như Chương trình Mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên môi trường (MoNRE) soạn thảocó sự tham vấn của Bộ NN&PTNT. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao năng lực thể chế của Bộ NN&PTNT để thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Trong bối cảnh Tuyên bố Paris và Tuyên bố Hà Nội về hiệu quả hỗ trợ, dự án này phù hợp với Sáng kiến Một LHQ 3 với mục tiêu củng cố tính hiệu quả và ảnh hưởng của LHQ tại Việt Nam. 1Bao gồm Điều phối viên dự án, Giám đốc dự án, Cố vẫn kỹ thuật quốc gia, Cố vấn kỹ thuật cao cấp và các nhân viên dự án 2Tháng 12 năm 2006, Việt Nam được lựa chọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm cải cách của LHQ ở cấp độ quốc gia theo Sáng kiến Một LHQ. Sáng kiến Một LHQ được thực hiện thông qua 3 bên (chính phủ, các nhà tài trợ và LHQ), và đã có những thành tựu đáng khích lệ tại Việt Nam nhờ vào sự làm việc hiệu quả của Nhóm cán bộ quốc gia của LHQ, sự ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ và sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam. Sáng kiến Một LHQ bao gồm 5 bộ phận: Một kế hoạch (với năm mục tiêu), Một Ngân sách, Một bộ thực tiễn quản lý, Một lãnh đạo, và Một ngôi nhà xanh của LHQ. 3Tháng 12 năm 2006, Việt Nam được lựa chọn là một trong 8 quốc gia thực hiện thí điểm cải cách của LHQ ở cấp độ quốc gia theo Sáng kiến Một LHQ. Sáng kiến Một LHQ được thực hiện thông qua 3 bên (chính phủ, các nhà tài trợ và LHQ), và đã có những thành tựu đáng khích lệ tại Việt Nam nhờ vào sự làm việc hiệu quả của Nhóm cán bộ quốc gia của LHQ, sự ủng hộ của cộng đồng các nhà tài trợ và sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam. Sáng kiến Một LHQ bao gồm 5 bộ phận: Một kế hoạch (với năm mục tiêu), Một Ngân sách, Một bộ thực tiễn quản lý, Một lãnh đạo, và Một văn phòng xanh của LHQ. 11 3. NỘI DUNG GÓI THẦU – Xây dựng phương pháp luận và công cụ cũng như những tiêu chí, chỉ số sắp xếp các xã dễ bị tổn thương ở Việt Nam, và có thể được sử dụng trong đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối cùng về tác động của Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào cộng đồng (Sau đây gọi là Đề án CBDRM). – Xác định danh sách 6000 xã dễ bị tổn thương từ 10,500 xã cho Đề án CBDRM của Chính phủ Việt Nam. 4. PHẠM VI CÔNG VIỆC Nhà thầu sẽ thực hiện các công việc được giao trong khoảng thời gian tối đa 44 ngày làm việc từ tháng 05/2012 đến tháng 06/2012. 1. Nhiệm vụ cụ thể: – Thiết kế phương pháp luận để xếp hạng các xã và phương pháp tiếp cận thực hiện được tóm tắt trong báo cáo ngắn gọn (khoảng 5-10 trang), có tham vấn các bên có liên quan bao gồm Bộ NN&PTNT, trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (DMC), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên của CBDRM-TWG, và các đối tác khác. – Chuẩn bị kế hoạch công việc chi tiết để thu thập và phân tích dữ liệu ở cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm xác định các xã dễ bị tổn thương đưa vào Đề ánCBDRM của Chính phủ. – Rà soát các chỉ số có sẵn có liên quan đến đói nghèo (từ Chương trình 135), các chỉ số kinh tế - xã hội và dữ liệu thiệt hại do thiên tai có sẵn từ Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, Ngân hàng Thế giới, và các nguồn khác. – Rà soát dữ liệu cần thiết để lựa chọn các xã như dữ liệu thiên tai (DesInventar), dữ liệu của Tổng cục Thống kê/VietInfo, các bản đồ thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và các dự án do các tổ chức NGOs, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt nam thực hiện, v.v – Tiến hành khảo sát thực địa đến các xã dễ bị tổn thương được đề xuất để thẩm định và kiểm tra làm cơ cở lựa chọn. – Thực hiện báo cáo phân tích tổng kết khoảng 10 trang (không bao gồm phụ lục) với 1-2 trang tóm tắt cho nội dung lựa chọn các xã dễ bị tổn thương cho Đề án CBDRM, danh sách 6000 xã dễ bị tổn thương và 2500 xã cho giai đoạn đến 2015 của Đề án. Báo cáo cũng đưa ra hướng dẫn cho đánh giá giữa kỳ và tổng kết về tác động của Đề án CBDRM. – Trình bày báo cáo thực hiện, báo cáo tổng kết tại các cuộc họp, hội thảo cho các bên có liên quan theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án. Dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng: không quá 5 ngày kể từ khi hợp đồng được ký. 5. THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CÔNG TÁC Công việc của dự án thực hiện trong thời hạn tối đa là 41 ngày bắt đầu từtháng 5 sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2012. Các chuyên gia tư vấn sẽ hoàn thành kế hoạch thực hiện dự án được thông qua và các báo cáo (theo phần 6 và 7 dưới đây ) trong khung thời gian này. 6. SẢN PHẨM CUỐI CÙNG Các kết quả chính đạt được của dự án được hoàn thành bằng tiếng Việt, bao gồm: 1. Danh sách 6000 xã và 2500 xã cho giai đoạn đến năm 2015của Đề án CBDRM. 2. Danh sách các tỉnh dễ bị tổn thương nhất căn cứ trên danh sách các xã lựa chọn. 22 3. Báo cáo tổng kết gồm ít nhất 5 trang (không kể phụ lục) mô tả phương pháp luận, những phát hiện chính, kết luận và đề xuất. 7. QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI TIẾN ĐỘ Sau khi ký hợp đồng, PMU sẽ quyết định và thống nhất với nhóm tư vấn về kế hoạch giám sát chi tiết trong giai đoạn thực hiện dự án với sự theo dõi tiến độ rõ ràng, mẫu chế bản và thời hạn nộp các kết quả dự án. TT Danh mục Đơn vị Số lượng Tiến độ cung cấp Địa điểm cung cấp 1 Điều chỉnh Kế hoạch chi tiết, cụ thể và khả thi cho công việc thực hiện Bộ 01 Chậm nhất là 02ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM 2 Đề xuất phương pháp luận, công cụ cũng như những chỉ số sử dụng để lựa chọn xã. Những chỉ số này sẽ là một căn cứ sử dụng cho đánh giá tác động dự án ở giai đoạn kế tiếp. Bộ 01 02 ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM 3 Hai trang báo cáo ngắn về quá trình tham vấn các bên liên quan Bộ 01 17ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM 4 Danh sách 6.000 xã và 2.500 xã cho giai đoạn đến 2015 của Đề án. Bộ 01 27 ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM 5 Danh sách các tỉnh dễ bị tổn thương nhất căn cứ trên danh sách các xã lựa chọn. Bộ 01 37 ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM 6 Báo cáo tổng kết gồm ít nhất 5 trang (không kể phụ lục) mô tả phương pháp luận, những phát hiện chính, kết luận và đề xuất. Bộ 01 41 ngày sau khi ký hợp đồng Văn phòng ban quản lý dự án SCDM Chế độ báo cáo Nhóm Tư vấn sẽ báo cáo cho Giám đốc Dự án quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ được liệt kê trên đây với sự hỗ trợ và hướng dẫn của PMU. PMU sẽ thống nhất với nhóm tư vấn thông qua Trưởng nhóm, người sẽ chịu trách nhiệm với tất cả các kết quả đạt được của dự án, trách nhiệm chung về dự án và việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ do ToR đề ra. 8. YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM và BẰNG CẤP Có bằng đại học về quản lý tài nguyên nước, QLRRTT, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực có liên quan; Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với các cơ quan của Chính phủ Việt Nam ở trung ương hoặc địa phương trong lĩnh vực QLRRTT hoặc có kinh nghiệm trực tiếp về QLRRTTH tại Việt Nam; Có hiểu biết về QLRRTT, biến đổi khí hậu và các vấn đề khoa học, kỹ thuật, thể chế và luật pháp của Việt Nam; Có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam và có kiến thức 33 sâu về sự tham gia của nhà nước và cộng đồng trong QLRRTT; Kinh nghiệm trong việc thu thập, đánh giá, phân tích dữ liệu thiên tai; Có kinh nghiệm làm việc với cáctổ chức Liên Hợp Quốc, hoặc với các Tổ chức khác trong lĩnh vực QLRRTT sẽ là một lợi thế; Có kỹ năng tốt về, giao tiếp, giao thiệp và kỹ năng làm việc cá nhân với nhau; kỹ năng làm việc nhóm, u thích và có kinh nghiệm làm việc trong mơi trường đa văn hóa và đa lĩnh vực; Có khả năng tổng hợp để đạt được báo cáo tổng hợp cuối cùng; Có kỹ năng viết và nói tiếng Anh thành thạo; Có kỹ năng thành thạo với một số phần mềm tiêu chuẩn (MS Word processing, spreadsheets). 9. HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH và CÁC TÀI LIỆU THAM CHIẾU Nhóm tư vấn sẽ có thể làm việc tại văn phòng UNDP/MARD PMU nhưng dự kiến sẽ làm việc độc lập. PMU và PPOs sẽ cung cấp những trợ giúp sau đây cho nhóm tư vấn: • Trên cơ sở kế hoạch do Tư vấn xây dựng đã được Ban quản lý dự án thơng qua, sẽ thu xếp các dịch vụ hậu cần khi chun gia đi cơng tác các địa phương ngồi Hà Nội, bao gồm:đặt xe, vé máy bay, khách sạn, phòng hội thảo, sao chép và in ấn, thư mời, hẹn gặp với cán bộ chính phủ/ địa phương, người dân địa phương tại các tỉnh thí điểm liên quan đến việc thực hiện các hoạt động đã nêu trong Điều khoản tham chiếu. • Có văn bản giới thiệu nhóm tư vấn làm việc với các đơn vị liên quan để có thể tiếp cận các nguồn dữ liệu sau: Số liệu điều tra dân số Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 và/hoặc các năm trước nếu cần Dữ liệu lịch sử thiệt hại do thiên tai của Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt Bão Trung ương (bao gồm cả dữ liệu bão từ năm 1949-2000) Dữ liệu lượng mưa từ năm 1975-2006 của 172 trạm khí tượng Cơ sở dữ liệu thiên tai của Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt Bão Trung ương, dữ liệu về thiệt hại do thiên tai ở cấp tỉnh từ năm 1990 Bản đồ GIS với danh sách các xã cập nhật nhất dưới định dạng *.shp Các chỉ số kinh tế - xã hội khác từ nguồn số liệu thống kê kinh tế - xã hội của 671 huyện, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh do Tổng cục Thống kê phát hành. Các tài liệu tham chiếu Chiến lược quốc gia về Phòng, chống và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020. Tài liệu Dự án UNDP/MARD: “Tăng cường năng lực thể chế về QLRRTT tại Việt Nam, bao gồm cả các thảm họa có liên quan đến biến đổi khí hậu”. 10. THỜI GIAN CẦN THIẾT CHO VIỆC RÀ SỐT và ĐIỀU KHOẢN THANH TỐN PMU u cầu 7 ngày làm việc để rà sốt/thơng qua các kết quả nghiên cứu trước khi chấp thuận thanh tốn. PMU sẽ thanh tốn cho người ký hợp đồng bằng chuyển khoản ngân hàng đến tài khoản ngân hàng của người ký hợp đồng (chi tiết sẽ được cung cấp trong mẫu thanh tốn được điền trước khi ký hợp đồng) sau khi có sự chấp thuận của PMU về các kết quả đạt được sau đây trong ToR: Hai lần thanh tốn sau khi hồn thành mỗi giai đoạn và được sự chấp thuận của UNDP về kết quả đạt được như sau: Lần thanh tốn thứ 1: 20% của tổng giá trị hợp đồngsau khi nộp Đề xuất phương pháp luận, cơng cụ Lần thanh tốn thứ 2: 80% của tổng giá trị hợp đồng sau khi nộpBáo cáo cuối cùng. 44 11. YÊU CẦU VỀ SỰ CÓ MẶT CỦA TƯ VẤN tại ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC/UNDP KHÔNG BÁN THỜI GIAN THEO CAM KẾT TOÀN BỘ THỜI GIAN 12. NGƯỜI ĐẤU THẦU ĐỦ ĐIỀU KIỆN Người đấu thầu được yêu cầu nộp đề xuất thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến Đánh giá rủi ro đối với CBDRM (Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng) trên toàn quốc bằng tiếngAnh theo quy định của Điều khoản tham chiếu này. Chỉ có tư vấn cá nhân được nộp Đề xuất. Tư vấn viên độc lập có thể nộp đề xuất. Tư vấn viên có thể liên kết với các thành viên khác để làm việc nhằm đạt được kết quả cuối cùng. Trong trường hợp này, tư vấn viên sẽ: Vẫn chịu trách nhiệm hoàn toàn và duy nhất trước PMU về thời hạn và chất lượng của các kết quả đạt được; Nộp Sơ yếu lý lịch của tư vấn và các thành viên được lựa chọn trong đó nêu rõ kinh nghiệm và những công việc tương tự đã thực hiện; Nộp Đề xuất tài chính trong đó nêu các chi phí cần thiết để hoàn thành các kết quả cuối cùng. Lưu ý:Hợp đồng thực hiện sẽ chỉ được ký với những tư vấn viên nộp đề xuất. Đề xuất của người đấu thầu, bao gồm Sơ yếu lý lịch và Đề xuất tài chính, cần nộp đến địa chỉ sau không muộn hơn17:00 giờ Hà Nội (UTC/GMT +7 giờ), ngày 15 tháng 5năm 2012: Ban Quản lý dự án Phòng 304-304, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email: scdm@ccfsc. gov .vn or Fax: + 84 (0) 4 3733 7769 55 . ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU 1. TÓM TẮT Tên gói thầu: Đánh giá rủi ro đối với CBDRM (Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng)trên toàn quốc Các vị. cầu nộp đề xuất thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến Đánh giá rủi ro đối với CBDRM (Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng) trên toàn quốc bằng tiếngAnh