1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biến đổi xã hội ở nông thôn vùng ven đô hà nội trong thời kỳ đổi mới

108 892 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUOC GIA HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN KHOA HỌC

ĐỂ TẢI CẤP CƠ SỞ NĂM 2006

MỘT SỐ BIẾN Đổi XÃ Hội Ủ NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HA NOI TRONG THÙI KỲ Đổi Mới

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Tiêu La

Cơ quan chi tri: VIEN XÃ HỘI HỌC VÀ TÂM LÝ LĐQL

Thư ký đề tài: ThS Đỗ Văn Quân

6586

Trang 2

B&B WwW bà em 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 Trang MỞ ĐẦU 1 Dat van dé 1

Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7

Phương pháp nghiên cứu 8

Chuong 1: MOT SỐ KHÍA CẠNH LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA 10

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Một số khái niệm công cụ 10

Một số lý thuyết tiếp cận về biến đổi xã hội 13

Mối quan hệ giữa đơ thị hố, cơng nghiệp hóa đối với biến đổi xã 25

hội ở vùng nông thôn ven đô

Chương 2: MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VÙNG 30

VEN ĐÔ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ ĐỐI MỚI- THỰC TRANG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Vài nét về kinh tế, văn hoá, xã hội vùng nông thôn ven đô Hà Nội 30

Thực trạng biến đổi về một số khía cạnh xã hội ở nông thôn vùng 34

ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới

Một số nhân tố tác động đến sự biến đổi về xã hội ở nông thôn 59

vùng ven đô Hà Nội

Chương 3: MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI VÀ GIẢI 68

PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI NÔNG THÔN VUNG VEN DO HA NOL

Dự báo một số xu hướng biến đổi về xã hội ở nông thôn venđôHà 68

Nội

Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững xã hội nông 72

thôn vùng ven đô Hà Nội

KẾT LUẬN 79

Trang 4

Họ và tên

1 Thợ Trần Nhật Duật

2 PGS.TS Lê Ngọc Hùng

3 Thể Lê Thuý Hằng

4 ThS Nguyén Ngoc Huy 5 ThS Pham Anh Hing 6 ThS Lé Xuân Kiêu 7 CN Hồng Kim Ngân § PGS.TS Lê Tiêu La 9 ThS Đỗ Văn Quân 10.CN Nguyễn Lê Tâm 11 GS.TS Nguyễn Đình Tấn 12 Thể Đặng Ánh Tuyết 13.Ths Nguyễn Thị Tuyết 14.CN Nguyễn Lệ Thuỷ 15 ThS Nguyén Cảnh Yên

Don vi cong tac

Viện Xã hội học va Tam lý LĐQL Viện Xã hội hoc va Tam ly LDQL Viện Xã hội hoc va Tam ly LDQL

Viện Xã hội hoc va Tam ly LDQL Vién Triét hoc

Viện Văn hoá và Phát triển

Viện Xã hội học va Tam ly LDQL Bộ Thuỷ sản

Viện Xã hội học và Tâm lý LĐQL, Viện Xã hội học va Tam ly LDQL Viện Xã hội học và Tâm lý LĐQL Viện Xã hội học và Tâm lý LĐQL Viện Xã hội học và Tâm ly LDQL

Viện Thông tin Khoa học

Trang 5

1 Đặt vấn đề

Công cuộc đổi mới đất nước đã diễn ra 20 năm, các thành tựu phát triển

của đất nước đang ngày càng định hình rõ trên các lĩnh vực hoạt động: công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, (nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn), đô thị hoá; phát triển nên kinh tế thị trường; thực hiện mở cửa hội

nhập quốc tế Với khoảng thời gian đổi mới quý giá, chúng ta đã tạo ra nhiều

thành tựu quan trọng, đánh dấu mốc son trong lịch sử phát triển của đất nước va dân tộc Đặc biệt trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp, nông dân- một

lĩnh vực đang được coi là có nhiều biến đổi và phát triển có ý nghĩa quan trọng

so với điều kiện đặc thù của đất nước ta Chính khu vực nông thôn, nông dân, nông nghiệp đã khởi xướng công cuộc đổi mới, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước

Trong hàng loạt những biểu hiện biến đổi và phát triển của khu vực

nông thôn, nông nghiệp và nông dân - hay còn gọi là “tam nông” ở nước ta nói chung và nông thôn vùng ven đô nói riêng, chúng tôi nhận thấy một vấn đề khá lý thú cần phải được quan tâm nghiên cứu làm sáng tỏ: công cuộc đổi

mới đất nước đang làm cho xã hội nông thôn biến đổi nhanh chóng về khía

cạnh xã hội, người dân ngày một năng động, tích cực hơn trong tham gia vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội Do vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi

muốn (ập trung nghiên cứu làm rõ: một số biến đổi xã hội tiêu biểu ở nông

thôn vùng ven đô Hà Nội, liệu những biến đổi đó có phải là nhân rố “vừa là

động lực vừa là mục tiêu” của quá trình đổi mới và phát triển ở khu vực nông

thôn ven đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung không)

Trang 6

nông nghiệp thành phi nông nghiệp; sự giao thoa và tác động qua lại giữa văn hóa đô thị và văn hố nơng thơn; cuộc đấu tranh giữa các yếu tố nông thôn - truyền thống và đô thị - hiện đại trong trong đời sống hàng ngày; sự phát triển

của nhóm xã hội đa nghề nghiệp đang đòi hỏi các nghiên cứu khoa học xã

hội làm sáng tỏ

Để có cơ sở chứng minh cho nhận định này, để tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào khảo sát phân tích các biểu hiện cụ thể về một số biến đổi xã hội tiêu biểu của khu vực ven đô Hà Nội hiện nay có mối liên hệ như thế nào đối với đặc điểm cá nhân và gia đình; văn hoá truyền thống của cộng đồng; năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở; quá trình đô thị hố, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế Đề tài sẽ chú ý làm rõ sự tác động của kinh tế thị trường, các quá trình công nghiệp hóa, đô

thị hóa làm cho người dân ven đô Hà Nội có điều kiện để phát huy tính năng

động của mình, thích nghi với điều kiện mới, làm biến đổi điều kiện sống,

việc lao động sản xuất, di động xã hội, cơ may thăng tiến, cơ hội về nâng cao

đời sống vật chất, văn hoá và đang dần hình thành một lối sống văn minh công nghiệp, đô thị của người dân nông thôn ven đô Hà Nội Đặc biệt dé tài nghiên

cứu sẽ đi vào phân tích một số xu hướng biến đổi và gợi mở các khuyến nghị

nhằm hạn chế những khía cạnh tiêu cực của biến đổi xã hội như khoảng cách phân hóa giàu nghèo quá lớn đồng thời thúc đẩy tính tích cực của biến đổi xã hội như: chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tính năng động của người dân;

khôi phục và phát huy văn hóa truyền thống tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội Từ đó tạo nên tư duy, lối sống, giá trị và hành động phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước

2 Tình hình nghiên cứu của Đề tài

Trang 7

Cho đến nay đã có những công trình nghiên cứu về sự biến đổi nông thôn ở nước ta trong thời kỳ đổi mới có thể kể đến:

- "Sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (chương trình khoa học cấp nhà nước KX- 07- 05 của tác giả Đỗ Nguyên Phương chủ biên) được phát hành vào năm 1994

- "Góp phần phát triển bên vững nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004

- "Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH” của Trung

tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACTINA, do Nxb

CTQG phát hành vào năm 1997

- “Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH ở

Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quảng Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội 1999,

- "Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường" của tác giả

Nguyễn Y Na làm chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội 2000

- “Phát triển nông thôn bên vững” của tác giả Nguyễn Xuân Thảo, Nxb KHXH, Ha Noi 2005

- "Xã hội nông thôn và các vấn đề của nông nghiệp trong thời kỳ hiện nay” của tác giả Đào Thế Tuấn, Tạp chí Xã hội học số 2/1999,

- "Đơ thị hố và sự phát triển nông thôn Việt Nam- Một số vấn đề cần

quan tâm nghiên cứu” của tác giả Nguyễn Hữu Minh, Tạp chí Xã hội học số

3/2003

- "Xã hội học và sự phát triển nông thôn Việt Nam- thách thức và triển vọng” của tác giả Tô Duy Hợp, Tạp chí Xã hội học số 3/2003

- "Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới" của tác

Trang 8

- "Nghiên cứu về nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại bóa"của các tác giả Bùi Thái Đức, Lê Đức Thịnh, Vũ Ngọc Bình, Phạm Xuân Đại, Trần Đan Tâm và Nguyễn Vì Nhuận, Tạp chí Xã hội học, số 1/2000

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung đi vào phân tích thực trạng biến đổi và phát triển về nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta

trong quá trình đổi mới dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN; của các quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và quá trình đơ thị hố Những các công trình nghiên cứu này đều có chung nhận định: trong công cuộc đổi mới đất nước khu vực nông thôn, nông nghiệp và nông dân đã có những đóng góp rất lớn vào thành tựu chung của đất nước, dân tộc Trong thời kỳ CNH, HDH nông dân và nông nghiệp và nông thôn giữ một vai trò hết sức quan trọng Trong thực hiện nền kinh tế thị trường và đơ thị hố thì người

dân nông thôn lại đang chịu nhiều thiệt thòi nhất Một vấn đề lớn được đặt ra là cần phải làm gì, làm như thế nào để tiếp tục và tăng cường sự ưu tiên cho phát triển khu vực nông thôn một cách thiết thực hiệu quả hơn?

Bên cạnh các công trình nghiên cứu mang tinh đại diện cho cả nước còn

có hướng nghiên cứu tập trung về sự biến đổi ở một khu vực nông thôn cụ thể và tiêu biểu- vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới Trong đó cần phải kể đến những công trình sau:

- "Sự biến đổi cơ cấu xã hội-nghê nghiệp của giai cấp nông dân đồng bằng

Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Đỗ Thị Thạch - Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, HVCTQG Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm công bố năm 2003

- "Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Nông" của tác giả Tô Duy Hợp làm chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội 2000

- “Định hướng phát triển làng- xã ở đông bằng sông Hồng ngày nay”

Trang 9

- "Su vận động của nhóm xế hội ẳa nghề nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hông" của tác giả Lê Thị Mai Tạp chí

Xã hội học số 1/ 1999

- "Một số biến đổi kinh tế-xã hội ở nông thôn vàng châu thổ sông Hông

hiện nay” của tác giả Trương Xuân Trường, Tạp chí xã hội học số 3/2003

Từ những công trình nghiên cứu này các tác giả tập trung triển khai cụ

thể hoá, đi sâu và làm rõ vấn để nội dung biến đổi và phát triển về nông

nghiệp, nông thôn và nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng với những đặc

trưng tiêu biểu so với các vùng khác trong cả nước Các phát hiện và đề xuất

vấn đề trong nghiên cứu về nông thôn, nông dân và nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Hồng có thể chia sẽ với những khu vực khác của đất nước

Đặc biệt, trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên

cứu về sự biến đổi của vùng nông thôn ven đô thời kỳ đổi mới, cụ thể là:

- “Đơ thị hố, phân tâng xã hội và nghèo khổ ở vùng ven đô Hà Nội- Nghiên cứu trường hợp ở vùng ven đô Hà Nội" của tác giả Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí Xã hội học số 3/2004

- "Vùng ven đô của Việt Nam: Việc quản lý hành chính sự phát triển đô thị của Hà Nội" của tác giả Michael Leat Tạp chí Xã hội học số 3/2000

- "Những yêu tố xã hội của sự phát triển đô thị bên vững ở Việt Nam" của tác giả Trịnh Duy Luân, Tạp chí Xã hội học số 3/2000

- "Mấy vấn đề xã hội học hàng đâu của việc cải tạo- chỉnh trang đô thị: giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất" của tác giả Nguyễn Quang

Vinh Tạp chí Xã hội học số 1/2001

- “Những biến đổi kinh tế -xã hôi ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình

Trang 10

số1/2000

- “Biến đổi mức sống hộ gia đình nông thôn vùng phụ cận Hà Nội ” của tác giả Đỗ Văn Quân, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Hà Nội 2006

- “Những biến đổi về giá trị văn hóa của các làng ven đô Hà Nội trong thời

kỳ đổi mới ”, của tác giả Ngô Văn Giá thực hiện, Đề tài cấp Bộ , Hà Nội 2006

Thông qua những công trình nghiên cứu như vừa nêu các tác giả đã đặt

ra và giải quyết hàng loạt vấn đề của khu vực trong thời kỳ đổi mới Chẳng

hạn, vai trò của sự phát triển vùng ven đô trong quá trình đơ thị hố đối với sự

phát triển nông thôn và sự phát triển đô thị như thế nào? Những khía cạnh

quản lý nào cần phải lưu ý trong quá trình phát triển vùng ven đô thị để nó trở

thành một yếu tố tích cực trong sự phát triển của nông thôn? Những vấn đề - của đơ thị hố, công nghiệp hóa đang tác động đến sự biến đổi và phát triển của nông thôn ven đô như: nâng cao mức sống về vật chất và tỉnh thần; phân hóa giàu nghèo; vấn đề người nông dân bị thu hồi đất sản xuất; di cư con lắc;

thất nghiệp; nghèo đói; ô nhiễm môi trường; các tệ nạn xã hội; khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống

Tóm lại, từ việc hệ thống các công trình nghiên cứu như vừa trình bày, chúng tôi nhận thấy có điểm chung, nổi bật và xuyên suốt là các nhà khoa học

đã phác hoạ ra sự biến đổi phát triển về kinh tế-xã hội của khu vực nông thôn

Việt Nam nói chung và nông thôn vùng ven đô nói riêng trong thời kỳ đổi mới

có thể cảm nhận qua từng ngày với nhiều góc độ khác nhau Sự biến đổi về xã

hội được các công trình nghiên cứu phác họa ra từng bộ phận, nhóm xã hội hay lĩnh vực riêng lẻ trong từng giai đoạn Trong tất cả các cấp độ nghiên cứu

trên: từ nông thôn nước ta nói chung, cho đến nông thôn vùng đồng bằng sông

Hồng và cụ thể chỉ tiết hơn là nông thôn ven đô Hà Nội, chúng tôi đều nhận thấy

(dù ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp) các nhà khoa học đều có xu hướng đi

đến khẳng định: chính quá trình đổi mới đã làm cho người dân nông thôn nước ta

Trang 11

hóa, tính năng động, tính tích cực của người dân

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, hầu như chưa đi sâu

khảo sát một cách cụ thể và có cái nhìn hệ thống, chỉnh thể dựa trên các giác độ tiếp cận của lý thuyết khi đi sâu nghiên cứu phân tích sự biến đổi về "mặt

xã hội” dưới tác động của các chính sách, quá trình trong thời kỳ đổi mới Do

vậy, chúng tôi thiết nghĩ đây là vấn đề cần phải tiếp tục được làm rõ hơn Đặc

biệt, vấn đề nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, có thể đóng góp phần nào

đó vào quá trình tổng kết 20 năm đổi mới đất nước Do đó, đề tài “Một số biến

đổi về xã hội ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới ” là vấn đề

nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu

- Làm rõ những biến đổi xã hội ở cộng đồng cư dân nông thôn ven đô Hà Nội về cơ cấu xã hội, về môi trường xã hội, về tính năng động của người dân

- Xác định những yếu tố tác động đến sự biến đổi xã hội đó và góp phần đưa ra các giải pháp thúc đầy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi

tiêu cực, vì mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội nông thôn ven đô theo

hướng bền vững

3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ một số khái niệm, lý thuyết và phương pháp tiếp cận liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự biến đổi của một số vấn để xã hội ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội trong thời kỳ

đổi mới

- Dự báo một số xu hướng biến đổi về khía cạnh xã hội, đưa ra một số

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Đề tài tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm với

đối tượng là cán bộ thôn và xã Các dữ liệu này là chất liệu cơ bản để nhóm nghiên cứu thực hiện các phân tích trong đề tài

4.2 Phương pháp phản tích tài liệu thứ cấp

Đề tài đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan: Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương (huyện và xã thuộc vùng ven đô Hà Nội) trong hàng chục năm trở lại đây Đặc biệt đề tài đã chú

trọng việc khai thác sử dụng một số kết quả nghiên cứu đã được công bố: luận văn; kỹ yếu báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học; các ấn phẩm, sách, báo, tạp

chí Đây là nguồn đữ liệu thông tin rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu

phân tích của đề tài

4.3 Phương pháp luận Mác- Lê nín

Các phân tích của để tài luôn quán triệt tỉnh thần phương pháp luận là

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để sử dụng một số

phương pháp tiếp cận: lịch sử và logic; phân tích hệ thống; phân tích so sánh

và phân tích đự báo

5 Một số hạn chế của nghiên cứu:

Mặc dù đẻ tài nghiên cứu đã giới hạn chỉ nghiên cứu khía cạnh biến đổi

về xã hội ở khu vực nông thôn vùng ven đô Tuy nhiên, trong bản thân khía

cạnh xã hội lại có rất nhiều thành tố tạo nên Do điều kiện thời gian và ngân

sách hạn chế, nên đề tài chỉ khảo sát và phân tích 4 nội dung biến đổi vẻ xã hội mà nhóm nghiên cứu nhận thấy là cân thiết và có khả năng triển khai trên thực tế: (Cơ cấu xã hội-nghề nghiệp; phân hóa giàu nghèo; đời sống văn hóa

tinh thần; quan hệ chính trị-xã bội) Hơn thế nữa, ngay trong từng nội dung

Trang 13

đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”, tác giả Ngô Văn Giá tiếp cận ở 3 khía cạnh: giá trị văn hóa cộng đồng; giá trị văn hóa gia đình; giá trị văn hóa của cá

nhân Hay công trình nghiên cứu “Văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành

Hà Nội dưới tác động của nền kinh tế thị trường” của tác giả Trần Đức Ngôn

lại tiếp cận ở giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể Trong

nghiên cứu này, còn khá nhiều nội dung biến đổi về xã hội chưa đề cập đến,

hoặc chưa làm rõ được số lĩnh vực quan trọng trong đời sống người dân khu vực ven đô trước bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, kinh tế thị trường và hội nhập trong thời gian vừa qua Chẳng hạn, vai trò của người nhập cư cũng như những người di cư trở về đối với sự biến đổi xã hội của các địa phương ven đô; mối quan giữa biến đối xã hội ở vùng nông thôn ven đô với khu vực nông thôn thuần túy và khu vực nội thành; hay sự biến đổi trong sự phân công

lao động về giới trong mỗi gia đình và cộng đồng, v.v

Nghiên cứu về biến đối xã hội là một chủ đề hết sức khó khăn của khoa

học xã hội khi tiến hành đo lường, định lượng các chỉ báo Đồng thời, lại được

xác định trong một khoảng thời gian tương đối dài (20 năm thực hiện đường

lối đổi mới đất nước) Thực tế nhóm nghiên cứu chỉ có thể tập trung khảo sát,

phân tích và làm rõ các vấn đề biến đổi về xã hội trong khoảng 10 năm trở lại

đây Đề tài mới chỉ thực hiện được các phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp mà chưa có điều kiện để tiến hành

Trang 14

CHUONG 1:

KHÍA CANH LY LUAN VA THUC TIEN CUA BIEN DOI XA HOI

1.1 Một số khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm biến đổi xã hội

Khi nói đến biến đổi xã hội là nói đến sự vận động xã hội từ một trạng

thái xã hội này sang một trạng thái xã hội khác Trạng thái xã hội fĩnh tại chỉ mang tính chất tương đối với nghĩa là xét trong một khoảng thời gian cụ thể nhất định, thực chất sự biến đổi xã hội là phổ biến Trong khoa học xã hội, cụ thể là xã hội học, trạng thái xã hội tĩnh thường được hiểu thông qua khái niệm:

trật tự xã hội

Để hiểu rõ bản chất và các nội dung của sự biến đổi xã hội cần phải trả

lời những câu hỏi đại loại như sau: đối tượng của sự biến đổi xã hội là gì? Tức

là cái gì bị biến đổi? Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào? Dưới tác động của

các yếu tố và điều kiện nào? Biến đối theo cách nào? tức là cơ chế của sự biến

đổi là gì? Đồng thời cần tìm hiểu xem tác động của sự biến đổi xã hội đối với đời sống của các thành viên xã hội

Có thể hiểu, biến đổi xã hội là quá trình xã hội trong đó cấu trúc và các

yếu tố của nó thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác và ảnh hưởng tới

đời sống của các cá nhân, các nhóm và cộng đồng xã hội

Cách thức hay cơ chế biến đổi xã hội có thể rất khác nhau Về mặt lý

thuyết có thể phân biệt sự biến đổi xã hội mang tính “đột biến”, biến đổi mang

tính cách mạng và biến đổi dần dần, từ từ mang tính chất tiến hoá từng bước

Biến đổi xã hội mang tính cách mạng là sự biến đổi căn bản vẻ thành phần và

cấu trúc của xã hội Ví dụ, sự biến đổi từ xã hội chỉ có hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân sang xã hội có hai giai cấp chính là tư sản và vô sản là sự biến đổi có tính cách mạng Mà sự thật là các cuộc cách mạng tư sản đã hoàn tất quá trình biến đổi như vậy ở các nước phương Tây Sự biến đổi xã hội từ trạng thái xã hội nghèo nàn, lạc hậu lên xã hội giàu có, tiên tiến cũng là sự

Trang 15

Biến đổi xã hội theo con đường tiến hoá là sự biến đổi theo quy luật tự nhiên, diễn ra tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từng giai đoạn chậm chạp đến mức khó có thể quan sát được trong khoảng thời gian ngắn

một vài năm mà diễn ra trong một thời gian dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và hàng ngàn năm

Khái niệm biến đổi xã hội được sử dụng ở đây là chúng tôi muốn thâu

tóm, tổng hợp lại về sự biến đối của một số hiện tượng xã hội dưới lăng kính của xã hội học Có thể nói bất kỳ một sự biến đổi nào ở thành phần và cấu trúc của xã hội đều được gọi là “sự biến đổi xã hội” Biến đổi xã hội diễn ra ở quy mô, cấu trúc và thành phần của xã hội như thiết chế xã hội, văn hoá, giai cấp,

nhóm, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội Ví dụ, trước năm 1986 ở

vùng nông thôn ven đô có rất nhiều các hợp tác xã và đa số nông dân đều là

thành viên của hợp tác xã nông nghiệp và được gọi là “xã viên” Hiện nay,

không những số lượng hợp tác xã đã giảm bớt mà bản chất của hợp tác xã

cũng thay đổi và có rất ít nông dân là “xã viên” Đồng thời, ở vùng nông thôn

ven đô đã xuất hiện những thành phần xã hội mới như các doanh nhân, các

tiểu chủ, các cán bộ công chức và những người làm dịch vụ đặc trưng cho xã

hội thành thị

Sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô là quá trình xã hội trong đó

cấu trúc xã hội và các yếu tố cấu thành của nó thay đổi từ trạng thái đặc trưng cho xã hội nông thôn sang trạng thái đặc trưng cho xã hội thành thị, theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá

Tức là biến đổi xã hội ở vùng nông thôn ven đô đã tạo ra những kết quả gì? tác động ra sao tới đời sống xã hội ở vùng nông thôn ven đô? Các câu hỏi này liên quan tới một vấn đề quan trọng có tính thực tiễn là xu hướng biến đổi

xã hội vùng nông thôn ven đô: sự biến đổi xã hội sẽ đi theo hướng nào? Từ

Trang 16

nông thôn ven đô nói riêng là hệ quả của quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo

của Đảng và sự quản lý của nhà nước Vì vậy, nghiên cứu về sự biến đổi xã

hội cần làm rõ tác động của đường lối, chính sách và cơ chế lãnh đạo, quản lý

và tác động của chính sách tới cấu trúc xã hội và đời sống xã hội

Thực chất, biến đổi với tính cách là một dạng của vận động là phương

thức tồn tại của vạn vật; biến đổi xã hội không tách rời khỏi bất kỳ một hệ

thống xã hội nào Nói cách khác, các thực thể xã hội, các hiện tượng xã hội

luôn ở trong trạng thái biến đổi không ngừng Biến đổi xã hội ở vùng nông

thôn ven đô diễn ra trong khung cảnh đổi mới kinh tế - xã hội ở vùng này, và

rộng hơn, trong khung cảnh đổi mới đất nước theo hướng đổi mới kinh tế kế

hoạch tập trung sang cơ chế thị trường và cơng nghiệp hố, hiện đại hoá 1.1.2 Khái niệm vùng nông thôn ven đô

Trong một số công trình nghiên cứu xã hội học gần đây đã coi khu vực

nông thôn ven đô là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn sang thành thị,

nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với

nông thôn:

Về mặt địa lý: vùng nông thôn ven đô được hiểu là khu vực nông thôn

kề cận với thành phố Vùng nông thôn ven đô là nơi vừa có hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị Vùng nông

thôn ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn - ven đô - đô thị Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn

và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng

di dân từ nông thôn ra thành thị, và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Hữu Minh 2005) Nhiều trường hợp trong quá trình

Trang 17

thôn ven đô thành đô thị và đô thị hố một phần nơng thơn thành vùng ven đô

mới (laquinta và Drescher 2002)

Vì vậy, khó có thể xác định được ranh giới của vùng nông thôn ven đô thông qua các tiêu chuẩn cụ thể Thông thường, người ta xác định ranh giới của vùng nông thôn ven đô dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các

biện pháp quản lý hành chính Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định tất cả

các xã, thị trấn thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội là vùng nông thôn ven đô

1.1.3 Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội và đồng

thời kéo theo sự biến đổi về lối sống của con người Đơ thị hố được hiểu là sự

di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều cư dân cư sống trong những vùng lãnh thổ đô thị Xét về góc độ nhân khẩu học đô thị hóa của một quốc gia được đo lường bằng tỉ lệ cư đân đô thị trong tổng số

dân Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư

trú của con người Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nơng thơn, và tồn bộ xã hội Như vậy, quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng

dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt

chất lượng, nâng cao tiêu chuẩn sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu văn

hóa và nhu cầu xã hội (Nguyễn Hữu Minh 2005)

1.2 Một số lý thuyết tiếp cận về biến đổi xã hội

Mọi sự vật đều biến đổi không ngừng và xã hội với tất cả các thành phần,

các mối liên hệ, quan hệ phức tạp của nó cũng liên tục vận động, biến đổi dưới

tác động của các yếu tố đa chiều và đa cấp độ Trên thực tế sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô gắn liền với quá trình không thể đảo ngược là đơ thị

hố, cơng nghiệp hoá và hiện đại hố nơng thơn đang diễn ra với nhịp độ ngày

Trang 18

thị trường và hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, nếu tập trung vào xem xét một giai đoạn từ năm 1986 đến

nay thì sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô bắt nguồn từ những đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội Cần nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của đường lối, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội

của đất nước nói chung và của nông thôn và đô thị nói riêng Đồng thời, cần chú trọng tới các mối liên hệ, quan hệ nhiều chiều phức tạp của các quá trình

xã hội đang diễn ra ở thành thị, nông thôn và vùng giáp ranh giữa nông thôn và đô thị Do vậy, những biến đổi xã hội ở vùng nông thôn ven đô diễn ra dưới các tác động từ hai phía: một là quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hố nơng thơn và hai là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành thị Cũng

cần tính đến những tác động đặc thù từ sự phát triển của thủ đô Hà Nội - một thành phố trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước

Sự biến đối xã hội ở vùng nông thôn ven đô, cũng như ở các vùng khác

thể hiện đặc biệt rõ trong sự biến đổi cơ cấu kinh tế với hình thức rõ nét nhất

là một số nghề nghiệp mới xuất hiện và một số nghề nghiệp cũ biến mất; trong

cấu trúc xã hội với hình thức rõ rệt nhất là bất bình đẳng xã hội và phân hoá

giàu nghèo; biến đổi xã hội thể hiện trong biến đổi cấu trúc gia đình và quan

hệ giữa các thành viên gia đình và đặc biệt là sự biến đổi trong nhận thức, thái

độ và hành vi của các cá nhân, các nhóm xã hội Ngoài ra có thể quan sát thấy

Trang 19

§ơ đồ 1: Sơ đô biến đối về xã hội ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội Ì———-—————— ITTT "| CNH,HĐH,KTTT,HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nhận thức, | „ _ > thai dd, hanh vi ` ' Giađình |*“—~ ĐIỀU ^ BIEN x NHTẾ A > KINH TE- XA „ị Cấu trúc xã |„ —_ Cơ cấu kinh tế | ®“ ~——_— | ĐƠTHHỐ | ———————————] 1.2.1 Chủ nghĩa duy vát lịch sử

Cách tiếp cận duy vật lịch sử nhấn mạnh vai trò các yếu tố vật chất mà

cụ thể là các yếu tố kinh tế, kỹ thuật đối với sự biến đổi xã hội Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 Karl Marx đã chỉ ra một quy luật cơ bản

của sự biến đổi xã hội trong chế độ tư bản là sự biến đổi lực lượng sản xuất

kéo theo sự biến đổi quan hệ sản xuất và biến đổi xã hội; các cuộc cách mạng

liên tục trong công cụ sản xuất tất yếu dẫn đến sự biến đổi xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng yếu tố kinh tế xét cho cùng là yếu tố quyết định sự tồn tại và biến đổi xã hội Mọi sự biến đổi xã hội đều bắt nguồn

từ mâu thuẫn giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở Sự biến đổi ở hạ

tầng cơ sở là nguồn gốc của sự biến đổi ở thượng tầng kiến trúc Đồng thời, kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại đối với hạ tầng cơ sở Như vậy, học

thuyết của Marx đã nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng trong đó các yếu tố

Trang 20

nhấn mạnh khả năng của con người có thể ảnh hưởng tới số phận riêng rẽ của họ thông qua hành động chính trị Học thuyết Marx đã chỉ ra quy luật của sự

biến đổi xã hội, theo đó xã hội biến đổi một cách căn bản từ xã hội cộng sản

nguyên thuỷ, sang xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản

chủ nghĩa và tất yếu tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa Sự biến đổi xã hội có

nguyên nhân và điều kiện khách quan: xã hội mới ra đời từ trong lòng xã hội cũ Bên cạnh đó Marx nhấn mạnh vai trò “Bà đỡ” của bạo lực, của cách mạng do những lực lượng xã hội nhất định tiến hành Ví dụ, sự biến đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa được thúc đẩy bởi các cuộc cách mạng tư sản

Trong từng giai đoạn của sự biến đổi xã hội, ví dụ, xã hội tư bản chủ

nghĩa vẫn không ngừng diễn ra các biến đổi ở từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động nhất là lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực thị trường, kỹ thuật và quảng lý San

này nhiều nhà nghiên cứu ví dụ như Kuznets đều nhấn mạnh vai trò động lực của yếu tố kỹ thuật đối với sản xuất và biến đổi xã hội

Vẻ hình thức biến đổi xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng mọi

sự biến đổi trong xã hội đều có nguồn gốc và động lực từ mâu thuẫn xã hội Mâu thuẫn cơ bản và quan trọng nhất là mâu thuẫn giai cấp Tuy nhiên, mâu

thuẫn giai cấp nói riêng và mâu thuẫn xã hội nói chung không nhất thiết trực tiếp và tức thời dẫn đến sự đấu tranh giai cấp Trong không ít trường hợp các giai cấp mâu thuẫn nhau vẫn cùng nhau tồn tại trong thế giằng co, cạnh tranh

của quan hệ đối tác

Biến đổi xã hội có thể diễn ra bằng con đường cách mạng hoặc phản

cách mạng, bạo lực hoặc hoà bình Biến đổi xã hội diễn ra trong những tình

huống xã hội cụ thể dưới tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Vấn đê là mâu thuẫn xã hội vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự biến đổi

xã hội

Trang 21

ven đô hiện nay ở nước ta Có thể thấy nguồn gốc của những biến đổi trong cơ cấu xã hội theo hướng giảm tỉ lệ người làm nông nghiệp và tăng tỉ lệ người làm công nghiệp và dịch vụ là ở sự biến đổi trong lực lượng sản xuất Các

thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ đang được áp dụng ở vùng nông thôn đã làm thay đổi sự phân công lao động Ví dụ, sản xuất nông nghiệp kiểu lạc hậu khó có thể đem lại năng suất và hiệu quả lao động đủ sức cạnh tranh với

các hoạt động dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp Đồng thời các ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, buôn bán cũng thay đổi theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Tất cả những điều này

đã góp phần làm thay đổi cơ cấu xã hội và lối sống ở vùng nông thôn ven đô 1.2.2 Lý thuyết biến đổi xã hội

Lý thuyết này có khởi nguồn nghiên cứu từ triết học và sinh vật học khi

cho rằng, mọi sự vật, mọi hiện tượng xã hội đều tồn tại trong một trạng thái

vận động và phát triển không ngừng Theo thuyết này sự biến đổi xã hội diễn

ra theo con đường tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác

động của các quy luật tiến hoá trong đó có quy luật thích nghi với sự biến đổi trong môi trường xung quanh Như vậy, kết quả của sự biến đổi xã hội là làm cho xã hội trở nên phức tạp hơn, hoàn hảo hơn và có khả năng thích ứng cao

hơn với sự biến đổi trong môi trường bên ngoài Sự biến đổi bên trong xã hội

diễn ra theo quy luật “biến dị”, “di truyền”, bắt chước, cạnh tranh, đấu tranh, chọn lọc, học tập lẫn nhau, chuyên mơn hố và liên kết hoá Biến đổi xã hội là

một quá trình, một thuộc tính tất yếu của tồn tại xã hội

A.Comte (1798-1857) là nhà xã hội học đâu tiên đưa vấn đề biến đổi xã hội vào nghiên cứu trong xã hội học Ông cho rằng, biến đổi xã hội có hai quá

trình có thể xảy ra: sự biến đổi từ từ - tiến hóa và sự biến đổi nhảy vọt - cách

mạng Biến đổi xã hội là tăng trưởng và phát triển xã hội (cả vật chất lẫn trí

tuệ) cùng năng suất lao động xã hội Đó là quá trình tiến hóa tất yếu của mọi

xã hội cùng với quá trình tích lũy tri thức và khoa học công nghệ của con

người Lý thuyết biến đổi xã hội đẻ cập đến sự biến đổi vẻ cấu trúc xã hội hay

Trang 22

nhu câu xã hội chính là động lực cho sự biến đối xã hội Các tác nhân quan

trọng của biến đổi xã hội thường được quan tâm là: môi trường tự nhiên; cách

tân văn hóa; động thái dân số; chính sách và bộ máy quản lý nhà nước; công nghệ; hành động xã hội Do vậy, tất cả các chủ đề nghiên cứu trong khuôn khổ

quá trình thời gian đều cần thiết phải áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào nghiên cứu (nhất là nghiên cứu về biến đổi giá trị và biến đổi văn hóa) Những câu hỏi thường đặt ra để phân tích biến đổi xã hội là: cái gì biến đổi? Biến đổi

như thế nào? Ai gây ra biến đổi? Nó có tác dụng gì? Nó có tầm ảnh hưởng như thế nào? Nó có hậu quả gì? Nó cần thời gian bao lâu? Nó xảy ra theo hướng nào? Biến đổi xã hội vừa diễn ra ở tầm vi mô vừa diễn ra ở tầm vĩ mô

Biến đối xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống

nhau giữa các xã hội Biến đổi xã hội luôn có sự khác biệt về thời gian và hệ

quả xã hội Biến đổi vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch Biến đổi xã hội có quan hệ nhưng hoàn toàn không đồng nhất với biến cố xã hội, tiến

bộ xã hội, tiến hóa xã hội

Hạt nhân hợp lý của lý thuyết biến đổi xã hội chính là việc để cao và

chỉ ra xu hướng tất yếu của tiến bộ xã hội Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào phân tích quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố ở Việt Nam sẽ có giúp chúng ta có cơ sở khoa học trong việc xem xét nhìn nhận sự

biến đổi xã hội ở nông thôn vùng ven đô như là một tất yếu của sự phát triển

xã hội

1.2.3 Phương pháp tiếp cận phát triển

Sự biến đổi xã hội cần được xem xét từ góc độ phương pháp tiếp cận phát

triển Tức là luôn đặt sự vận động biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô trong xu thế của sự phát triển đi lên của toàn xã hội theo hướng kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Đây chính là nhân tố cơ bản và quan

trọng nhất của mọi sự biến đổi đang diễn ra ở vùng nông thôn ven đô nói riêng và toàn 'xã hội nói chung ở Việt Nam hiện nay Vùng nông thôn ven đô có những

Trang 23

nghiệp hoá, hiện đại hoá Với cách tiếp cận phát triển theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, có thể nhận diện một số hình thức và nội dung biến đổi xã hội

cơ bản đang diễn ra ở vùng nông thôn ven đô như sau:

Biến đổi rõ nhất là số lượng dân cư vùng nông thôn ven đô tăng lên mặc dù tỉ lệ sinh không tăng Đó là do sự tăng trưởng dân số về mặt cơ học gồm những người di cư từ nơi khác đến thành phố nhưng rất có thể trong thành phố thiếu chỗ ở và giá nhà ở cao nên những người di cư này đã ra vùng nông thôn ven đô để ở Một tỉ lệ đáng kể người lao động và học sinh, sinh viên nơi khác

về ở vùng nông thôn ven đô cũng làm tăng quy mô và cơ cấu dân số vùng này Ngay trong vùng nông thôn ven đơ, tÍ lệ dân số thành thị cũng tăng lên và ti lệ

dân số nông thôn giảm đi do đô thị hoá Quy hoạch tổng thể và phát triển đô

thị Việt Nam 1997-2000, đã xác định đến năm 2010, dân số đô thị sẽ là 30

triệu người chiếm khoảng 1/3 dân số cả nước, đến năm 2020 sẽ là 46 triệu người chiếm khoảng 45% dân số cả nước (Quy hoạch tổng thể và phát triển đô

thị Việt Nam 1997-2020)

Về cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu dân số biến đổi theo hướng giảm tỉ lệ

người làm nông nghiệp, tăng tỉ lệ người làm công nghiệp và dịch vụ Đã xuất

hiện tầng lớp doanh nhân, tầng lớp cán bộ nhân viên làm việc trong các cơ quan của nước ngoài, tầng lớp kinh doanh và tầng lớp dịch vụ Nhiều nghề nghiệp mới như nghề lập trình, nghề trình dược viên, nghề tư vấn gia đình đã

xuất hiện làm phong phú bảng danh mục các loại thành phần xã hội theo nghề

nghiệp ở thành thị Điều quan trong là, sự phát triển quy mô, tỉ lệ dân số đô thị gắn liền với xu hướng giảm quy mô và tỉ lệ dân cư nông thôn Điều đó có nghĩa là đơ thị hố gắn liền với quá trình phát triển kinh tế thị trường, tồn cầu

hóa và cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong vùng nông thôn đang hình thành và phát triển những điểm, những

khu trung tâm thành thị dưới hình thức các thị tứ, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp Theo xu hướng này các thị xã và thị trấn sẽ được công nhận là thành

Trang 24

trở thành quận, xã trở thành phường đang diễn ra ngày một nhanh chóng

Cùng với quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá trong nội vùng nông thôn là

xu thế bành trướng, mở rộng của các thành phố Dưới áp lực phát triển của thành phố Hà Nội, các vùng nông thôn lân cận trở thành những thành phố vệ

tinh, những khu vành đai phát triển mạnh mẽ theo hướng đô thị hoá Điều này

xây ra theo hai hướng: một là các vùng ngoại vi của thành phố được phát triển mạnh hơn về cơ sở hạ tầng đồng thời các vùng trung tâm thành phố được củng cố, tăng cường phát triển Hai là, một số khu vực của thành phố được nâng cấp

và chuyển đổi mạnh từ nông nghiệp-nông thôn sang công nghiệp - thành thị Ví dụ, một số huyện ở thành phố Hà Nội được đổi thành quận Nhiều khu đất

nông nghiệp được chuyển đổi thành đất ở, đất xây dựng các khu nhà đô thị và

nhà máy, xí nghiệp, công ty Như vậy, vẻ mặt lượng và chất, các vùng nông thôn ven đô đang biến đổi theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hoá

Về cấu trúc sinh thái - xã hội, vùng nông thôn ven đô tuy là ngoại ô của thành phố những cũng có xu hướng phát triển khu trung tâm và khu ngoại vi Theo xu hướng này, mỗi một vùng nông thôn ven đô cũng phát triển một cấu trúc hình sao với những trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế hay những khu

vực với những mũi nhọn về từng lĩnh vực hoạt động kinh tế nhất định

Về cấu trúc văn hoá-xã hội, các vùng nông thôn ven đô có xu hướng

vừa bảo tồn những nét truyền thống văn hoá địa phương vừa phát triển những

nét mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xu hướng này thể hiện rất

rõ ở chỗ một mặt vùng nông thôn ven đô sẽ tập trung xây dựng những khu đô

thị mới hiện đại, mặt khác sẽ tập trung bảo tồn những khu văn hố-nơng

nghiệp- sinh thái mang nhiều giá trị văn hoá truyền thống

Về mặt kiến trúc, các vùng nông thôn sẽ phát triển theo hướng đa dạng hoá và hội nhập quốc tề về các kiến trúc cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông,

liên lạc, nhà ở và hệ thống vệ sinh - môi trường đô thị Kiến trúc đô thị đang

xâm nhập và phát triển mạnh ở vùng nông thôn với nhiều kiểu nhà biệt thự,

Trang 25

trường đồng thời cũng làm thay đổi, biến dạng môi trường nông thôn vốn yên lành nay trở nên sôi động, ồn ào thậm chí là ô nhiễm kiểu thành thị

Về mặt quản lý xã hội, vùng nông thôn ven đô vẫn duy trì cách quản lý

kiểu nông thôn là sống theo từng làng, từng xã Nhưng người dân bắt đầu có nhiều la chọn cư trú, lựa chọn nghề nghiệp và khả năng tiếp cận các dịch vụ

các dịch vụ xã hội do các cơ quan, tổ chức ở đô thị cung cấp Ví dụ, hình thức

và nội dung quản lý hộ khẩu được cải cách mạnh mẽ để vừa đảm bảo quản lý

được đân cư vừa đảm bảo quyền và lợi ích của người dân ở theo hướng công bằng xã hội và bình đẳng xã hội

Đơ thị hố cách quản lý dân cư ở thành thị và nông thôn Theo hướng này, các cấp chính quyền sẽ không quá tập trung vào hạn chế hay ngăn cản sự di cư từ nông thôn vào thành thị mà chuyển sang tạo điều kiện, cơ hội cho mọi

người dân có cơ hội di chuyển và tìm kiếm việc làm, nơi ở phù hợp Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, xu hướng di cư mới sẽ phát triển ở đó người lao động có thể vẫn ở nông thôn nhưng vào thành phố để tìm việc làm và lao động trong những khoảng thời gian phù hợp

Sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô cùng lúc chịu tác động từ hai phía môt là sự biến đổi xã hội ở thành thị và hai là sự biến đổi xã hội ở nông

thôn Đồng thời, sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô diễn ra dưới tác

động của các nhân tố nội tại như cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hoá ngay trong lòng nó So với các vùng nông thôn khác, sự biến đổi xã hội ở vùng nông thôn ven đô diễn ra với nhịp độ nhanh và mạnh hơn nhiều do tác động trực tiếp từ phía thành thị, nếu đó là đô thị thì sức mạnh tác động của đô thị còn được nhân lên gấp bội Mọi chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đều phát đi từ trung tâm là thủ đô đồng thời hầu như mọi nguồn lực cho sự phát triển để

quy về một đầu mối là thủ đô rồi lại toả đi các nơi khác, mà gần nhất là vùng

nông thôn ven đô Do đó, sự biến đổi nhanh mạnh ở vùng nông thôn ven đô là

hệ quả tất yếu của các xu hướng biến đổi trên các phương diện kinh tế - xã hội

Trang 26

kinh tế, cách sản xuất kinh doanh đang biến đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm ở địa phương Đồng thời, cơ cấu dân số thay đổi một cách tương ứng: tỉ lệ dân thành thị tăng lên tỉ lệ dân nông thôn giảm đi, tí lệ lao động công nghiệp và dịch vụ tăng, tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm Bản thân lao động nông nghiệp

cũng biến đổi theo hướng áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc và định

hướng vào sản xuất hàng hoá, sản xuất phụ vục nhu cầu thị trường

Cùng với quá trình này là quá trình mở rộng và nang cấp hệ thống đường giao thông liên lạc, hệ thống thông tin hiện đại làm tăng mật độ giao tiếp xã hội Lối sống đô thị đã xâm nhập vào vùng nông thôn và đang giao lưu, tiếp biến văn hố nơng thơn tạo nên một sự sống động của các mối quan hệ trong cộng đồng, trong các cơ quan, trong các tổ chức và trong từng gia đình

Các thế hệ trẻ ở vùng nông thôn ven đô đang trưởng thành theo hướng

ngày càng ý thức hơn về quyền lợi và trách nhiệm của bản thân và cũng ngày càng hướng về cuộc sống thành thị nơi có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp,

nhiều cơ hội việc làm, nhiều thử thách và cũng nhiều cám dễ Các thế hệ người lớn tuổi nhất là người cao tuổi ở vùng nông thôn ven đô cũng bị cuốn theo dòng xốy của cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hoá khi hàng ngày

vẫn dõi theo tin tức qua đài truyền thanh, đài truyền hình, báo chí và điện

thoại để nắm bát sự biến đổi của xã hội và biến đổi ở thế hệ con cháu

Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội không chỉ tìm hiểu sự thay đổi theo

thời gian ở những tầng bậc vĩ mô là quy mô, cơ cấu kinh tế vùng, cộng đồng

mà còn phải nắm bắt cả những biến đổi xã hội ở cấp vi mô là gia đình và các

cá nhân Với sự biến đổi xã hội biện nay các thước đo cũ với chiều dài hàng thập niên rõ ràng là không phù hợp Cần có những thước đo tính bằng năm,

bằng tháng, bằng tuần thậm chí là thước đo với đơn vị là ngày, giờ

Vùng nông thôn ven đô hôm nay không còn im ắng như những năm

trước đổi mới Mọi thứ đã biến đổi, ồn ào và sôi động lên từ trong tâm tư,

Trang 27

Vùng nông thôn ven đô hôm nay đã khác hôm qua rồi bởi vì tin tức về thị

trường chứng khoán đã tràn về làm khuấy động cả những suy nghĩ của những

người bình thường nhất Những người nông dân hôm qua còn mải ra đồng xem ruộng, còn mải nuôi gà, nuôi lợn; hôm nay đã phải lắng nghe và dò hỏi

cổ phiếu là gì, và làm sao mà nó lại có thể làm người ta giàu nhanh đến thế, nhanh hơn cả bán mấy sào ruộng

Trong kho tàng từ vựng kinh tế ở vùng nông thôn ven đô đang xuất hiện những thuật ngữ mới như: “cổ phiếu”, “thị trường chứng khoán”, “lên sàn”, “đầu tư cổ phiếu” Những việc lớn của ngày xưa như “tậu ruộng, tậu trâu, làm nhà” trở nên đơn giản, thậm chí là “chuyện nhỏ” so với những việc phức tạp

của ngày hôm nay như “đầu tư học hành”, “đầu tư du học” hay “đầu tư chứng

khoán” Thật khó có thể hình dung sự biến đổi vi mô trong tư duy, suy nghĩ

của mỗi người nhưng ngày mai tất cả những biến đổi li ti, ngấm ngầm đó sẽ kết quả thành những đổi thay ở hành vi: những cuộc giao dịch kinh tế sẽ xuất

hiện và hàng núi hàng hoá, dịch vụ đang hiện dần lên với biết bao nhiêu hệ luy xã hội của nó

Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội, do vậy cần hướng vào đo lường

những biến đổi ở tầm vĩ mô như cơ cấu GDP, cơ cấu xã hội dân số, cơ cấu xã

hội nghề nghiệp và cả những biến đổi ở tầm vi mô là nhận thức, thái độ và hành vi của các cá nhân Thực chất, những biến đổi xã hội sâu sắc nhất đang diễn ra trong đời sống xã hội bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân, mỗi gia

đình, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng xã hội Và tất cả những biến đổi đó đều

diễn ra thông qua sự biến đổi ở nhận thức, thái độ và hành vi dưới tác động

của sự đổi mới đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước và quá trình

phát triển kinh tế thị trường; cơng nghiệp hố, hiện đại hố; đơ thị hố trong

bối cảnh chung của sự hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hố

1.2.4 Tiếp cận biến đổi xã hội theo một số lý thuyết khác

Để có thể hiểu rõ cách tiếp cận biến đổi xã hội cần phải chú ý vận dụng

một số lý thuyết trong xã hội học Bởi nó sẽ cho chúng ta có cái nhìn đa dạng,

Trang 28

Chẳng hạn, thuyết chức năng luận nhấn mạnh vào sự biến đổi cấu trúc xã hội,

phân hoá xã hội và phân tầng xã hội Theo cách tiếp cận của lý thuyết này,

nếu xã hội được xem như một mô hình các chức năng được kết nối lẫn nhau

một cách phức tạp thì các biến đổi có thể được giải thích như là một hiện

tượng thường xuyên đi tìm kiếm kiểu trạng thái trung lập Chẳng hạn, nạn thất

nghiệp hàng loạt có thể tạo ra hệ thống phúc lợi, hoặc xung đột sắc tộc có thể tạo ra các điều chỉnh của pháp luật Những kết quả của biến đổi là rất phức tạp

và khó dự đoán, tuy nhiên tất cả đều được hiểu như là sự điều chỉnh xã hội đối với một số trục trặc hay rối loạn chức năng trong cơ thể xã hội Trong khi đó,

thuyết tương tác xã hội lại quan tâm đến sự biến đổi về hệ giá trị, chuẩn mực

về hệ thống các biểu tượng

Bên cạnh đó, học giả Huntington đã đưa ra Thuyết đụng độ các nền văn

minh và giải thích rằng sự biến đổi sâu sắc nhất của xã hội bất nguồn từ những sự đụng độ của các nền văn hoá Sự biến đổi xã hội vừa là kết quả vừa là động

lực của cuộc giao lưu, tiếp biến và đấu tranh giữa các chuẩn mực văn hoá cũ

và mới, chuẩn mực văn hoá phương Tây và chuẩn mực văn hoá phương đơng, chuẩn mực văn hố nông thôn và chuẩn mực văn hoá thành thị Có thể thấy xu

hướng chung của sự biến đổi xã hội trên phương diện văn hoá là vừa bảo tồn,

phát huy vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu một cách

có chọn lọc các nét văn hoá hiện đại, tiên tiến của nhân loại

Ngoài ra, có thể vận dụng cách tiếp cận văn hoá có thể thấy sự biến đổi

xã hội ở vùng nông thôn ven đô đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh

mẽ với biểu hiện rõ nhất là kiến trúc nhà đã thay đổi một cách căn bản Các mái nhà lợp rạ, lợp ngói về cơ bản đã chuyển thành những ngôi nhà xây nhiều tâng Bản sắc văn hoá làng - xã vẫn còn được giữ lại qua mái nhà lợp bằng loại

vật liệu công nghiệp nhưng hình dáng và kiểu cách, trang trí vẫn có những nét văn hố nơng thơn Đặc biệt là văn hoá ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng làng - xã ở vùng nông thôn cũng đang biến đổi nhanh

mạnh đến mức không ít người dân, nhất là người cao tuổi tỏ ra lo lắng, thậm

Trang 29

thế hệ 8x) và sinh những năm 1990 đang trưởng thành và làm chủ các phương tiện công nghệ thông tin và tự chủ trong lựa chọn nghề nghiệp và lối sống Mặt khác, không ít những thanh thiếu niên đang phải đối mặt với những cám dỗ của

các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, số đề, nghiện rượu bia v.v

Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội vùng nông thôn ven đô không thể bỏ

qua những biểu hiện của sự biến đổi cách ứng xử giữa người với người, giữa

con người với môi trường sống ở vùng giáp ranh giữa nông thôn và thành thị

Cần tìm các nguyên nhân của sự biến đổi xã hội nói chung và sự biến đổi văn hoá nói riêng ở trong cách sản xuất ở vùng nông thôn mà cách sản xuất đó

đang thay đổi trong khuôn khổ của đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế

Mối tương tác giữa kinh tế và văn hoá thể hiện trên các lĩnh vực rất

phức tạp Những cách kinh doanh, những cách ứng xử mới đang hàng ngày thậm chí hàng giờ xâm nhập từ thành thị vào nông thôn qua con đường nông

sản và tiểu thủ công nghiệp từ nông thôn về thành thị Những con đường được

nâng cup, cải tạo liên tục đang làm tăng nhanh số lượng và tốc độ giao dịch kinh tế, đồng thời cũng tăng nhanh sự giao lưu văn hoá vật thể và văn hoá phi

vật thể giữa thành thị và nông thôn Không chỉ phần lớn các hộ gia đình nông

thôn ven đô có tỉ vi để xem các chương trình truyền hình hàng ngày mà rất

nhiều gia đình đã có điện thoại và xe máy Sự biến đổi dần dân từ việc sắm sửa

một cái xe máy, cải tạo cái bếp, mua cái lò vi sóng hay cho con đi học thêm được nhân lên từ nhà này qua nhà khác đã tạo ra sự đổi thay cả bộ mặt vùng nông thôn ven đô Thêm vào đó là các chương trình dự án xây nhà cao tầng khu chung cư, xây dựng các con đường giao thông và nhiều chương trình khác

đang làm cả vùng nông thôn ven đô đang dần trở thành vùng thành thị Đô thị hoá và hiện đại hoá đang diễn ra nhanh chóng đến mức chỉ sau một vài năm trở

lại thăm vùng nông thôn ven đô nhiều người sẽ khó tìm được nhà người quen

1.3 Mối quan hệ giữa đô thị hố, cơng nghiệp hóa đối với biến đổi

xã hội ở vùng nông thôn ven đô

Trang 30

thiết với nội đô Trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa như hiện nay

thì mối quan hệ đó càng trở nên sâu sắc chi phối dàng buộc lẫn nhau, điều này được thể hiện cụ thể theo các nội dung sau:

Trước hết, xét về các tác động kinh tế của công nghiệp hóa và đô thị

hóa đến các vùng nông thôn ven đô Công nghiệp hóa và đô thị hóa không

ngừng được tăng cường dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu việc làm trong các vùng đô thị Điều đó sẽ tạo nên một đòng nhập cư lớn từ nông thôn, nhất là nông thôn ven đô vào nội thành để tìm kiếm việc làm Theo tính toán của

Tổng cục Thống kê, trong những năm 1989-1999, dị cư đóng góp khoảng 32%

cho sự tăng trưởng dân số đô thị (Nguyễn Hữu Minh 2002) Những người di cư chủ yếu là thanh niên, nam giới, có học vấn (so với dân cư ở nông thôn),

đây là lực lượng lao động chủ đạo của khu vực nông thôn nói chung và nông thôn ven đô nói riêng

Vùng nông thôn ven đô là đất đến của những dòng di cư nông thông-đô

thị Sự tăng cường các dòng xuất cư ra khỏi nông thôn và nông thôn ven đô

đến các vùng nội đô có tác động kép đến sự phát triển của chính các khu vực này Một mặt, nó sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc

đẩy nền kinh tế thị trường trong con mắt của người nông dân đối với các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện truyền bá lối sống đô thị về các vùng nông thôn nhanh hơn Đồng thời, làm mất đi một lực lượng lao động tích cực, tỉnh hoa ở

nông thôn và nông thôn ven đố và điều đó sẽ làm giảm khả năng phát triển

của các vùng này vì suy đến cùng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất

cho sự phát triển

Công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng tăng cường mối liên hệ giữa nông thôn, nông thôn ven đô và đô thị, tạo nên những nhu cầu mới trong cuộc sống,

tạo điều kiện để phát triển những ngành nghề mới trong nông thôn Các vùng ngoại vi có thể trở thành những khu vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp

và thủ công nghiệp phục vụ dân cư đô thị Trong chừng mực nhất định, điều

đó sẽ là một sự kích thích đối với sự phát triển của các khu vực nông thôn Như vậy, công nghiệp hóa và đô thị hóa không chỉ bó hẹp ở việc hình

Trang 31

hóa còn có nghĩa là công nghiệp hóa cả địa bàn nông thôn, đưa công nghiệp về nông thôn thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút lao động nông thôn, hạn chế sự di động nguồn nhân lực từ nông thôn vào thành thi

Tuy nhiên, trong điều kiện không có sự thay đổi cơ bản vẻ công nghệ, việc giảm diện tích đất nông nghiệp do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ là một thách thức lớn đối với việc cung cấp lương thực, thực

phẩm cho dân cư nói chung và dân cư đô thị nói riêng Ngoài ra, việc giảm diện

tích đất nông nghiệp cũng đồng nghĩa với giảm nhu cầu lao động ở nông thôn Vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đôi dư ở nông thôn vì thế sẽ trở nên nan giải Chẳng hạn, theo tính toán, khả năng giải quyết lao động

trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội tối đa chỉ cho 15 % số lao động trong nông thôn Đó là một trong những lý do làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội cao hơn thành thị (Nguyễn Hữu Minh 2003)

Những khó khăn chủ yếu trong quá trình chuyển đổi việc làm đối với

người đân ở các vùng đang công nghiệp hóa và đô thị hóa là trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu vốn Điều đó tác động tiêu cực đến sự phát triển nói

chung và ở các vùng nông thôn nói riêng

Xét về mặt xã hội, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa kéo theo những biến đổi tại các vùng nông thôn ven đô Trước hết là đối với những

vùng nông thôn nằm ngay trong chính khu vực đô thị hóa Những vùng này có

thể nhanh chóng trở thành khu vực đô thị nhờ sự đầu tư xây dựng khu công

nghiệp hoặc thông qua một quyết định hành chính Do sự biến đổi quá nhanh kiểu cơ học cho nên cư dân khu vực nông thôn ven đô không chuyển biến kịp

Chính vì vậy nhiều vấn dé xã hội nảy sinh Chẳng hạn, sự chuyển biến quá đột

ngột về hành chính làm cho một bộ phận dân cư chưa kịp chuẩn bị với những đòi hỏi của cuộc sống đô thị, dẫn đến những hãng hụt Nhịp sống, cơ cấu xã

hội và các mối quan hệ xã hội ở nông thôn có thể thay đổi một cách cơ bản

Trang 32

cấu xã hội nông thôn (Nguyễn Hữu Minh 2005)

Công nghiệp hóa và đơ thị hố cũng làm biến đổi các mối quan hệ xã hội

của khu vực nông thôn ven đô Chúng không còn đơn giản là các mối quan hệ họ hàng, làng xã mà là các quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp do sự pha trộn

nhiều tầng lớp dân cư và sự chuyển đổi các mô hình cư trú Sự phân hóa xã hội ở nông thôn trở nên sâu sắc hơn Sự phân hóa này có thể thúc đẩy sự phát triển

nông thôn Nhưng nó cũng đặt ra những hệ lụy cần phải giải quyết để nông

thôn có thể phát triển bền vững

Việc mất đất có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội và gia tăng bạo

lực đo đất là nguồn sống chính của nhiều hộ nông dân vùng nông thôn ven đô

Đồng thời, mất đất cho các mục đích xây dựng các khu công nghiệp và khu

dân cư cũng là nguyên nhân làm cho giá đất ở các khu vực nông thôn ven đô

tăng cao không bình thường, tạo ra một sức ép tâm lý cho người dân Hậu quả là người nghèo có thể sẽ bị đẩy ra xa hơn hoặc bị dồn ép vào các khu vực đất đai ít giá trị hay chất lượng sống giảm sút do thiếu các dịch vụ công cộng và ô

nhiễm môi trường

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá cũng dẫn đến những thay đổi

trong sự phân công lao động ở khu vực nông thôn ven đô, đặc biệt là phân

công lao động về giới Phụ nữ có thể sẽ là nhóm dễ bị tổn thương trong quá

trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất do bị hạn chế cơ hội để bất đầu các

hoạt động thay thế, trong khi đó nam giới có thể tham gia vào các hoạt động

đô thị dé dang hon

Xét về khía cạnh văn hóa, chúng ta đang chứng kiến những đổi thay sâu sắc về văn hóa làng -xã trước những tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa Tuy nhiên, những yếu tố của cấu trúc văn hóa làng -xã thay đổi không giống nhau trong quá trình đô thị hóa Một số yếu tố dần biến mất Một số yếu

tố khác được bảo lưu và chuyển hóa để thích ứng với những điều kiện mới Một xu hướng thường được tập trung hiện nay là phê phán những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với văn hóa làng- xã, lo ngại cho sự

Trang 33

đủ ảnh hưởng của các quá trình này đến văn hóa làng- xã còn chưa được quan tâm, đặc biệt là những đổi thay của văn hóa làng xã đóng góp như thế nào cho

sự phát triển xã hội nói chung và sự phát triển nông thôn nói riêng

Việc phân tích cơ cấu các hoạt động văn hóa tỉnh thần ở các vùng nông

thôn ven đô sẽ cho phép thấy được rõ hơn những biến đổi đời sống văn hóa

của đân cư: Những khía cạnh văn hóa nào thực sự được bảo lưu trong quá trình

đô thị hóa và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển nông thôn? Những giá trị văn hóa nào đang thực sự bị công phá và hết vai trò trong sự phát triển nông thôn?

Cuộc đấu tranh giữa các yếu tố đô thị-hiện đại và nông thôn-truyền thống

đang diễn ra như thế nào trong các nhóm xã hội khác nhau ở nông thôn? Chẳng hạn, sự di cư nông thôn-đô thị mang tính chọn lọc (trẻ, nam giới) có thể là một yếu tố tác động làm phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống ở nông

thôn, quan hệ gia đình có tính dân chủ hơn Sự tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị của thế hệ trẻ sẽ tác động những gì đến cuộc sống ở nông thôn?

Môi trường cũng là một vấn đẻ của quá trình công nghiệp hóa và đơ thị

hố Qúa trình này có thể làm suy thối mơi trường sống của con người do sức

ép tăng dân số, sự pha trộn lối sống, thiếu nguồn lực cần thiết đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quản lý đô thị yếu kém, v.v ở các vùng ven đô, vì môi trường sinh

thái có tính lưỡng cư, vừa mang đặc điểm nông thôn vừa mang đặc điểm đô thị nên dưới tác động của công nghiệp hóa và đơ thị hố hệ sinh thái này bị phá

vỡ Chẳng hạn, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, bao gồm cả chất thải rắn và lỏng do không được xử lí hoặc xử lí chưa tốt sẽ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước dẫn đến suy thối và ơ nhiễm mơi trường khu vực ven đô

Trang 34

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI - THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 2.1 Vài nét về kinh tế, văn hoá, xã hội vùng nông thôn ven đô Hà Nội

Nông thôn vùng ven đô Hà Nội được xác định là các xã, thị trấn thuộc 5 huyện ngoại thành Hà Nội Khu vực này có tổng điện tích là 836,67 kmỶ, chiếm hơn 90% diện tích toàn thành phố với 118 xã và 8 thị trấn Tính đến năm 2001 dân số ở khu vực nông thôn ven đô Hà Nội là 1.305.800 người, chiếm 46% dân số của thủ đô Mật độ dân số đạt ở nông thôn ngoại thành Hà Nội là 1.561 người/km? Trong đó số khẩu nông nghiệp là 675.100 người, với 397.647 lao động động và 157.380 hộ nông nghiệp, 296 hợp tác xã dịch vụ và 83 làng tiểu thủ công nghiệp, làng nghề thu hút 30.000 lao động chuyên nghiệp và gần 10.000 lao động thời vụ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực nông thôn ven đô Hà Nội khá

nhanh Năm 2005 cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn ven đô Hà Nội là: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản 60%; dịch vụ 22% và nông lâm thủy sản”: 18% Nếu năm 1990 tổng giá trị của các ngành kinh tế của

nông thôn ven đô Hà Nội chỉ đạt 1.678,95 tỷ đồng thì đến năm 2000 đạt 4.623,20 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,65%/năm Cơ cấu kinh

tế ở nông thôn ven đô Hà Nội có sự chuyển dịch mạnh mẽ là nguyên nhân trực

tiếp và hàng đầu dẫn đến sự biến đổi về xã hội trên địa bàn

Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh nên tốc độ giảm diện tích nông nghiệp ở khu vực nông thôn ven đô hàng năm - khoảng 1000 hecta Tính đến năm 2003 diện tích đất canh tác của nông thôn

ven đô Hà Nội chỉ còn 565m”/khẩu và 957m?/lao động nông nghiệp Dự tính

đến năm 2020 diện tích đất canh tác nông nghiệp của nông thôn ngoại thành Hà Nội chỉ còn 29.500 ha Do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cho nên quy mô đất đai nông nghiệp không những bị thu hẹp mà còn

Trang 35

trung, gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp Đất đai nông nghiệp mất nhanh

trong khi việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động gặp khó khăn nên

dư thừa lao động lớn

Kinh tế nông nghiệp ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội đã và đang cung

cấp cho thị trường thủ đô những sản phẩm thiết yếu với chất lượng cao như:

rau cao cấp, quả đặc sản; sữa tươi, cá, thịt, hoa cây cảnh Tính đến năm 2003 khu vực này đáp ứng được 70% nhu cầu rau xanh; 60% nhu cầu thịt lợn, 43%

nhu cầu thị bò, 50% nhu cầu cá; 80% nhu cầu gia cầm, 30% nhu cầu trứng cho nhân dân thủ đô Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng nông thôn ven đô Hà Nội đến nay đã đạt 1600 tỷ đồng

Hiện nay khu vực nông thôn ven đô Hà Nội có 12 khu công nghiệp trên tổng số 14 khu công nghiệp của thành phố Ngoài ra đây cũng là địa bàn và đã và đang có rất nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ hình thành và phát triển Tiêu biểu là các khu công nghiệp: Vĩnh Tuy, Tả Thanh Oai và Ngọc Hồi của Thanh Trì, Nguyên Khê, Xuân Nộn, Ninh Hiệp và Dương Xá của huyện Gia

Lâm; Minh Khai của Từ Liêm Tính đến năm 2001 vùng nông thôn ven đô

Hà Nội đã có 11.635 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với

khoảng 41.000 lao động

Cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và công nghiệp kinh tế về

buôn bán dịch vụ của nông thôn ven đô Hà Nội đang có sự phát triển đáng khích lệ Tính vào thời điểm năm 2001 trong địa bàn đã có 18.845 hộ với 22.722 lao động tham gia ngành kinh tế buôn bán, dịch vụ Vấn đề lưu thông hàng hóa được Hà Nội xem là khâu quan trọng trong phát triển sản xuất, do vậy buôn bán và dịch vụ ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội đang có cơ hội

phát triển tối đa

Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội của vùng nông thôn ven đô được thành phố Hà Nội quan tâm nên phát triển khá tốt, đời

sống của phần lớn người dân được cải thiện rõ rệt Cho đến nay, các huyện

Trang 36

đến lớp mẫu giáo đạt 80%, trẻ em 6 tuổi đến lớp 1 đạt 100%, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học Từ năm 1998 nông thôn ven đô Hà Nội có 100% số trạm y tế xã có bác sỹ, nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, trung bình một ngàn người dân có 0,49 bác sỹ Không còn trẻ em bị mắc bệnh bại liệt, tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng trẻ em 16%, tỷ lệ sinh giảm còn 1,6% Tính đến năm 2003 đã có 574

Câu lạc bộ thể thao thường xuyên hoạt động góp phần nâng cao bảo vệ nâng cao sức khỏe cho người dân, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Đến năm 2000 vùng nông thôn ven đô Hà Nội đã có 310 làng đăng ký xây dựng làng văn hóa, có 73,2% số hộ ở nông thôn đạt tiêu chuẩn gia đình văn

hóa Hệ thống chính trị ngày một được củng cố, đổi mới và phát triển mức độ

dân chủ hóa và tính tích cực về chính trị-xã hội của người dân ngày càng được

thể hiện rõ

Tuy nhiên, xét mức độ chênh lệch về thu nhập va đời sống giữa nông thôn ven đô và nội thành Hà Nội đang có xu hướng ngày càng tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo còn khá lớn: 9,5% (theo chuẩn mới), đặc biệt là ở Sóc Sơn còn 18% hộ nghèo Thu nhập chung giữa khu vực nông thôn ven đô Hà Nội so với khu vực nội đô còn thấp hơn rất nhiều Tính đến thời điểm năm 2000 Hà Nội đạt

bình quân thu nhập là 1000 USD nhưng khu vực nông thôn ven đô mới chỉ đạt

220 USD/năm Khu vực nông thôn ven đô Hà Nội có tốc độ đô thị hóa, công

nghiệp hóa nhanh nhưng hệ thống hạ tầng như giao thông nông thôn, thủy lợi,

nước sạch chưa đồng bộ nên tình trạng úng ngập, ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn rác thải; sự gia tăng các tệ nạn xã hội; tình trạng thất

nghiệp; tranh chấp đất đai đang là những vấn vấn để bức xúc cần phải kịp

thời giải quyết

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Hà Nội đã ban hành hàng loạt chính sách liên quan đến sự phát triển của thủ đô Chẳng hạn, Nghị quyết

số 15-NQ/TW ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ

phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, Pháp lệnh Thú đô Hà Nội

Trang 37

Hà Nội (năm 2000) và Văn kiện Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà

Nội (năm 2005) Nhìn chung xác định, đến năm 2010, gắn với việc chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thủ đô Hà Nội phải phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm xây

dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của thủ đô giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, phấn đấu trở

thành một trung tâm có uy tín trong khu vực Đông Nam Á, xứng đáng với

danh hiệu thành phố hoà bình, là "Thủ đô anh hùng" (Ngô Văn Giá 2006) Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2006-2010 thành phố Hà Nội sẽ nâng mức đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn ven đô Hà Nội

lên 9000 tỷ đồng Trong đó, nông thôn vùng ven đô Hà Nội đang triển khai

hướng tăng mạnh tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, đồng thời

phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, ứng dụng công nghệ sinh

học và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến nhằm đạt chất lượng và giá trị kinh tế

cao của sảm phẩm nông nghiệp

Tuy tồn tại trong một miền liên thông nông thôn-ven đô-đô thị, nhưng

vùng nông thôn ven đô Hà Nội vẫn có những đặc trưng kinh tế, văn hoá và xã hội riêng của nó Cụ thể là:

Về kinh tế: Khác với khu vực nông thôn thuần túy, nông thôn vùng ven

đô Hà Nội bao gồm toàn diện hơn các hoạt động kinh tế, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ gắn chặt theo hướng phục vụ đô thị Hà Nội Do vậy, đời sống kinh tế, mức thu nhập của các hộ gia đình cũng cao hơn so với mặt bằng chung của nông thôn thuần túy và nhưng vẫn còn thấp hơn so với đô thị Hà Nội Nông thôn vùng ven đô Hà Nội là nơi chịu tác động mạnh mẽ của q trình đơ thị hố, công

nghiệp hóa, hiện đại hố của thủ đơ Cách thức lựa chọn sản xuất ra các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp có khả năng thoả mãn các nhu cầu của đô thị và đưa nhanh sản phẩm vào thị trường

Về xã hội: Nông thôn vùng ven đô Hà Nội là nơi không thuần nhất về

Trang 38

vùng ven đô Hà Nội); trình độ đân trí và nhận thức của người dân cao hơn so

với nông thôn thuần tuý vì được tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố hiện đại và

được cung cấp thông tin thường xuyên từ nhiều kênh khác nhau Quan hệ xã

hội đa chiều và phức tạp hơn, do vậy dễ nảy sinh những xung đột về lợi ích

giữa các nhóm dân cư (đặc biệt trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường ) trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đơ thị

Về văn hố: Lối sống của cư dân nông thôn vùng ven đô Hà Nội là sự pha trộn lối sống nông thôn - đô thị do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong

đó chịu tác động mạnh của lối sống đô thị Tuy vẫn thuộc là vùng nông thôn nhưng trong sinh hoạt, thói quen, lối sống của người dân mang dáng dấp của đô thị, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá, văn minh và lối sống đô thị Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau thay đối nhanh theo xu hướng

đô thị hóa Các giá trị, chuẩn mực văn hoá và lối sống đang biến đổi rất mạnh trong mỗi gia đình và ngoài xã hội Các chiều hướng xung đột và hợp tác để phát huy giữa giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại đang hàng ngày diễn ra

mạnh mẽ

2.2 Thực trạng biến đổi về một số khía cạnh xã hội ở nông thôn

vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới

2.2.1 Biến đổi về cấu xã hội- nghề nghiệp ở nông thôn ven đô Hà Nội

Cơ cấu xã hội- nghề nghiệp ở nông thôn ven đô Hà Nội là một hình thức cụ thể của cơ cấu xã hội trên một địa bàn cụ thể, nó chịu sự quy định cuả

những điều kiện khách quan và chủ quan chung của cả đất nước Đó là sự

nghiệp đổi mới đất nước một cách toàn diện, đồng thời là sự lựa chọn của mỗi địa phương, nhóm xã hội, gia đình và cá nhân ở khu vực nông thôn ven đô Hà Nội phù hợp với bối cảnh chung của đất nước và điều kiện đặc thù của mình

Trong 20 năm qua cùng với cả nước khu vực nông thôn ven đô Hà Nội

Trang 39

với một số ít làng nghề truyền thống với chủ yếu là nông dân sinh sống lao động theo mô hình hợp tác xã Từ năm 1986 đến nay dưới tác động của các

chính sách và quá trình: chính sách khoán 10 trong nông nghiệp, chính sách

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị

hóa đã làm cho cơ cấu xã hội- nghề nghiệp ở khu vực nông thôn ven đô có

sự biến đổi nhanh chóng Biểu hiện cụ thể là sự phân công lại lao động xã hội-

nghề nghiệp trong từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư theo hướng chuyên

môn hóa theo các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc là tiến hành sản xuất

kinh doanh tổng hợp, kết hợp với nông nghiệp và phi nông nghiệp Khảo sát

tại các làng-xã thuộc khu vực nông thôn ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới chúng tôi thấy có xu hướng vận động theo 2 loại hình làng-xã:

1/ Loại bình làng - xã đang giảm mạnh hoạt động thuần nông nghiệp, tăng nhanh hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăng mạnh lao động kết hợp với

nghề chính với một hoặc nhiều việc phụ: tiểu thủ công nghiệp với buôn bán, dịch

vụ; nông nghiệp với buôn bán dịch vụ; công nghiệp với nông nghiệp

2/ Loại hình làng- xã chuyển mạnh sang kinh doanh tổng hợp dịch vụ,

dịch vụ và lao động công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp Số liệu điều tra của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2005 cho thấy, tại 4 địa bàn nghiên cứu ở nông thôn ven đô Hà Nội (Cự Khối, Minh Khai(của từ Liêm}; Lĩnh Nam và Phú Thượng) trong 10 năm

qua có tỷ lệ có chuyển đổi nghề chính khoảng 10% Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù đều là vùng nông thôn ven đô nhưng mức độ

chuyển đổi nghề chính ở 4 địa bàn: Cự Khối, Minh Khai, Lĩnh Nam và Phú

Thượng khá khác nhau Số người chuyển đổi nghề chính tập trung nhiều nhất ở phường Minh Khai và Lĩnh Nam Tỉ lệ dân cư chuyển đổi nghẻ ở hai địa

phương này đạt cao nhất là 14,5% và 9,9% Ở Cự Khối và Phú Thượng, số

người có chuyển đổi nghẻ chính không nhiều, khoảng 8%

Bên cạnh việc chuyển đổi nghề chính, quá trình chuyển đổi nghề

Trang 40

môn cao, của phần đông thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động cũng là những yếu tố quan trọng phản ánh quá trình chuyển đổi nghề ở các vùng nông

thôn ven đô Hà Nội Có thể nói rằng trong các năm gần đây, việc phát triển và chuyển đổi nghề phụ và đặc biệt là sự di động nghề nghiệp giữa cha mẹ và con cái thực sự là những chuyển đổi đáng kể Điều này làm cho cơ cấu xã hội -

nghề nghiệp ở khu vực nông thôn ven đô Hà Nội đang có những chuyển biến mạnh mẽ

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Xã hội học cho thấy hình thức

chuyển đổi nghề ở các địa phương ven đô Hà Nội chủ yếu theo hướng chuyển

sang phi nông nghiệp (88,7%) Điều đặc biệt cần lưu ý là vẫn còn một số ít trường hợp chuyển đổi theo hướng ngược lại là từ phi nông nghiệp sang nông nghiệp nhưng không nhiều (11,4%) Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập cho gia

đình, hầu hết các hộ gia đình đều tích cực tìm kiếm thêm các công việc phi nông khác để tăng thu nhập cho gia đình

Vẻ chuyển đổi sang nghề phi nông ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội

trong thời gian qua vận động theo hai xu hướng: (1) Nhóm dân làm nông nghiệp (59,1%); (2) nhóm dân cư hoạt động phi nông (29,6%) Điều này cho

thấy tính đa dạng và phức tạp trong chuyển đổi nghề của người dân vùng ven

đô Hà Nội Không chỉ có những người làm nông nghiệp, vốn là những người có thu nhập thấp hơn, phải lao động vất vả hơn và hiện nay đang buộc phải

chuyển đổi nghề do việc mở rộng và phát triển đô thị, mới chuyển đổi nghề

mà ngay cả những người làm các công việc phi nông khác cũng đã và đang có sự chuyển đổi nghề Các nghề phi nông được lựa chọn bao gồm cả các công

việc giản đơn như là “Buôn bán/dịch vụ” (bao gồm cho thuê nhà, mở cửa hàng

kinh doanh, bán rau hay hoa quả tại các chợ) và “Làm thuê/lao động tự do” cũng như các công việc đòi hỏi có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp (bao gồm cán bộ, công nhân, công an, bộ đội)

Kết quả điều tra của Viện Xã hội còn cho thấy trong các nghề phi

Ngày đăng: 13/05/2014, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w