1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số vấn đề xã hội và nhân văn trong quy trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phục vụ việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở việt nam (1)

302 943 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 302
Dung lượng 10,29 MB

Nội dung

trong quá trình phát triển Bản chất của mối quan hệ giữa xã hội và môi trường: triết lý tổng quát Tiến trình phát triển và mối quan hệ giữ xã hội và tự nhiên: những khả năng xung đột Xã

Trang 1

ĐỀ TÀI: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ PHỤC VỤ VIỆC

SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM "

(KHCN 07-14)

Cơ quan chủ trì để tài: VIỆN KINH TẾ HỌC

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN QUOC GIA

Trang 2

trong quá trình phát triển

Bản chất của mối quan hệ giữa xã hội

và môi trường: triết lý tổng quát

Tiến trình phát triển và mối quan hệ giữ

xã hội và tự nhiên: những khả năng xung đột

Xã hội nguyên thuỷ

Lan sống văn minh nông nghiệp Cách mạng công nghiệp và làn sống văn mình công nghiệp

Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá - làn sóng

hậu công nghiệp Sự phát triển hiện tại

Phát triển bền vững, yêu cầu tất yếu của việc tái lập sự cân bằng giữa con người xã hội, phát

triển và môi trường

Những vấn đề xã hội nhân văn trong việc khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường

ở Việt Nam Phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường

Một số vấn đề chung Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Mật số vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế bền

Trang 3

Dân cư các vùng miền núi và dân tộc ít

người và môi trường, tài nguyên Dân cư và môi trường, tài nguyên vùng duyên hải

Phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo và tác động của chúng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

hội và việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường

Luật pháp và việc sử dụng hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường Luật pháp về tài nguyên, môi trường Việt

Nam: các giai đoạn phát triển

'Tổ chức thực hiện pháp luật về môi trường tài

nguyên

Một số vấn đề về đạo đức liên quan đến việc sử

dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đạo đức, đạo đức sinh thái: một số vấn đề cơ

bản Vấn đề xác định các chuẩn mực và hành vi đạo

đức sinh thái cần thiết đối với quá trình tiếp tục khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

và bảo vệ mội trường ở Việt Nam hiện nay

Sự chuyển đổi các giá trị đạo đức sinh thái trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay

và một số giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái

Trang 4

Một số vấn đề văn hoá trong lĩnh vực sử dụng

hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Văn hoá môi trường: khái niệm

Những đặc trưng của văn hoá môi trường Việt Nam truyền thống

Những đặc trưng của văn hoá môi trường hiện

đại

Vấn đề xã hội hoá văn hoá môi trường

Vấn đề thể chế hoá và hiệu lực hoá văn hoá

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Đề tài "nghiên cứu một số uấn đề xã hội vad nhân uăn trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa phục uụ uiệc sử dụng

hợp lý tài nguyên uà bảo uệ môi trường ở Việt Nam " mã số KHƠN

07 -14 thuộc chương trình khoa học công nghệ "Sử dụng hợp lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường" mã số KHƠN 07 có các mục tiêu sau đây:

1 Nghiên cứu một số vấn đề xã hội, nhân văn có tác động (tích cực

và tiêu cực) đến việc khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi

trường ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2 Cung cấp những luận cứ khoa học, những gợi ý chính sách nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của những vấn để xã hội nhân văn trong việc khai tác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Với tư cách một đề tài độc lập và đẩy đủ với ý nghĩa khoa học của

nó thì đây là đề tài mới Điều này không hàm ý rằng các vấn đề xã hội nhân văn trong việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn là "mảnh đất hoang" chưa hề được nghiên cứu Trên thực tế, ở nhiều đề tài thuộc chương trình KHƠN-07 cũng như ở các chương trình khoa học khác, các vấn đề xã hội nhân văn có tác động đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng đã được nghiên cứu ở những mức độ nông sâu khác nhau Điều này hàm ý rằng, đề tài KHƠN 07-14 có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu của các chương trình đề tài nghiên cứu khác đã có

Tuy nhiên, phù hợp với các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra cho đề tài

thì trong tập hợp rộng lớn những vấn đề xã hội nhân văn có tác động

đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói chung đó,

để tài phải xác định những vấn đề có tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất để nghiên cứu hỹ hơn, sâu hơn

Để đạt được những nhiệm vụ mục tiêu nêu trên, để tài đã tiến

hành các bước sau:,

Trang 6

khoa học xã hội nhân văn, các nhà khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường

Tại các cuộc hội thảo đó, các nhà khoa học đã áp dụng cách tiếp

cận lịch sử, cách tiếp cận tổng thể và lôgic để xác định, tổ chức các

vấn đề nghiên cứu

'Từ cách nhìn lịch sử, chúng ta thấy rằng, quá trình tiến hoá của

tự nhiên đã dẫn tới sự xuất hiện con người Con người bước vào lịch sử của mình bằng lao động sản xuất ra của cải vật chất, và trên cơ sở của hoạt động sẵn xuất ra của cải vật chất đó, con người tự tổ chức thành

xã hội loài người Như vậy xã hội loài người đã hình thành trong quá

trình tiến hoá của thế giới vật chất và là một dạng tổ chức đặc thù của

K.Marc đã từng chỉ ra rằng, có 3 nhân tố quyết định sự tồn tại và

phát triển của xã hội loài người: Hoàn cảnh địa ly, dan cư và phương

thức sản xuất Trong điều kiện hiện đại, ba nhân tố này có thể dược xem là môi trường tự nhiên, xã hội và kinh tế

Môi trường mà đề tài xem xét ở đây không phải là thế giới tự nhiên nói chung, bất kỳ mà là thế giới tự nhiên được đặt trong mối quan hệ mật thiết với sinh hoạt sống và phát triển của con người và

xã hội loài người,

Khi đi sâu xem xét kỹ hơn mối quan hệ này - quan hệ giữa môi

trường - tự nhiên, xã hội và kinh tế, đề tài đã áp dụng cách tiếp cận

tổng thể và lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin làm điểm tựa chính Theo quan điểm của Mác-Lênin thì binh tế là yếu tố căn bản

chỉ phối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, xã hội và con người Đến lượt mình, để hiểu và phân tích yếu tế kinh tế theo quan điểm

của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phương thúc sẳn xuất là yếu tố căn ban

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất và tái sản xuất ra của cải Phân tích phương thức sản xuất cho phép chúng ta hiểu rõ bắn chất của xã hội con người Phương thức sản xuất,

là sự thống nhất của mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Lực

Trang 7

lượng sản xuất là yếu tố cấu thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất và thể hiện ra ở mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Do

đó để hiểu được thực chất mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

phải xem xét quá trình sản xuất ô khía cạnh Je lượng sản xuất

Như vậy, để xem xét mối quan hệ giữa con người - xã hội - môi trường, trong cách tiếp cận tổng thể, và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta chọn kinh tế làm yếu tố căn bản, trong kinh tế chúng ta lấy phương thức sản xuất làm yếu tế căn bản, còn trong phương thức sẵn xuất thì yếu tố lực lượng sản xuất là yếu tố căn ban Tuy nhiên để tài không xem đó là những yếu tố duy nhất mà rất chú

trọng hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận khác, ví dụ như cách tiếp cận theo các khía cạnh hoặc là các mặt của mối quan hệ con người xã

hội môi trường như số lượng chất lượng của dân số, phong tục, tập quán, luật pháp, đạo đức, uăn hoá của con người và xã hội loài người trong ứng xử với môi trường tự nhiên

Lịch sử của nhân loại là lịch sử thay đổi các phương thức sản xuất

Thích ứng với phương thức sản xuất khác nhau, trên cơ sở một lực lượng sản xuất và một quan hệ sản xuất nhất định sẽ có một quan hệ

nhất định giữa con người, xã hội và tự nhiên Mối quan hệ giữa con

người, xã hội, môi trường được đề cập ở đây là mối quan hệ giữa con

người, xã hội và môi trường đang diễn ra trong bước chuyển biến cách mạng từ xã hội chậm phát triển sang xã hội phát triển, chuyển xã hội

từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, Nội dung của cuộc cách mạng này là sự thay đổi trong PT8SX với hai quá trình cơ bản: quá trình thị trường hóa và quá trình công nghiệp hóa Hai quá trình

này dẫn tới việc xóc lập PTSX mới: PTSX này được đặc trưng bởi hệ binh tế thị trường - công nghiệp Chủ đề nghiên cứu của công trình này được xem xét trong bối cảnh diễn ra quá trình xác lập hệ kinh tế

thị trường - công nghiệp với hai quá trình thị trường hoá và công

nghiệp hoá Câu hỏi đặt ra 6 day là, trong quá trình thị trường hoá và

công nghiệp hoá mối quan hệ giữa con người, xã hội và môi trường sẽ thay đổi như thế nào? Tài nguyên thiên nhiên, một nội dung chủ yếu

của môi trường và bản thân môi trường chịu sự tác động của quá

trình thị trường và công nghiệp hoá ra sao? Dưới sự tác động của quá

trình thị trường hoá và công nghiệp hoá, để tái lập một môi trường tốt

cho cuộc sống hiện đại và duy tri một nến tảng phát triển bền vững

Trang 8

cân phải giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, nhân văn nào và

trên cơ sở những nguyên lý nào? Nói khác đi, môi trường và việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên ở đây được xem xét, trong tính quyết

định của quá trình thị trường hoá và công nghiệp hoá Bằng hệ kinh

tế thị trường, công nghiệp thực hiện sự phát triển, con người đã mở rộng ngày càng nhanh không gian sống và sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên Tuồng như sự phát triển tất dẫn tới giới hạn cuối cùng của môi trường và con người phải đối mặt với cái giới hạn

_ chật hẹp đó Mối quan hệ giữa con người, xã hội và môi trường, không

chỉ là những vấn đề tăng trưởng sản xuất cho nhanh để tạo ra cho nhiều của cải cho cuộc sống, vấn để rốt cuộc, là ở chỗ quy về việc con người phải đối mặt với môi trường, với giới tự nhiên

Đối mặt với môi trường và giới tự nhiên, con người phải đối mật

với vấn đề nền tảng của cuộc sống, nền tảng cửa sự phát triển lâu dài, bền vững Ở đây vấn đề đã nâng lên tầm triết lý của sự sống, triết lý của sự phát triển Như vậy, mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới

tự nhiên trong quá trình công nghiệp hoá là một chủ đề rộng lớn và

sâu sắc có quan hệ mật thiết với toàn bộ sinh hoạt sống và phát triển

của con người và xã hội Trong giới hạn của chương trình KHCN 07

"Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", đề tài KHƠN 07 - 14 không thể triển khai tất cả các khía cạnh của vấn đề rộng lớn của mối

quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự hiên, mà chỉ giới hạn trong

những nội dung xã hội và nhân văn chủ yếu nảy sinh từ mối quan hệ

giữa con người, xã hội và môi trường trong quá trình CHN,:

Tw cách nhìn lịch sử, tổng thể và lôgic về mối quan hệ con người -

xã hội - môi trường tự nhiên như đã trình bày đề tài đã xác định một

số vấn đề xã hội - nhân văn chủ yếu sau đây là những đối tượng

nghiên cứu của đề tài:

1 Phát triển kinh tế và việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ

Trang 9

Bước hai, song song với việc nghiên cứu lý thuyết về những vấn đề

xã hội nhân văn đã lựa chọn đề tài đã tổ chức một số cuộc khảo sát

thực tế ở một số vùng kinh tế sinh thái tiêu biểu Một là vùng Tây Nguyên đại điện cho khu vực miền núi và vùng đồng bào các dân tộc, nơi có sự phát triển kinh tế khá tốt, nhưng cũng là nơi có nhiều vấn

để về khai thác tài nguyên rừng, nơi có sự xung đột khá gay gắt giữa

vấn đề di dân và khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường v.v Hai

là vùng Quảng Ninh Móng Cái, đại diện cho vùng công nghiệp khai thác khoáng sản và thương mại biên giới khá sôi nổi Ba là vùng ven

biển và đầm phá của tỉnh Thừa - Thiên - Huế nơi có sự xung đột khá

gay gắt giữa kinh tế, xã hội và tự nhiên môi trường

Mục tiêu của các cuộc khảo sát thực tế này là kiểm nghiệm trên thực tế sự tác động (tích cực, tiêu cực) của những vấn đề xã hội nhân văn đã lựa chọn đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở các vùng khác nhau của đất nước Kết quả khảo sát cho thấy

sự lựa chọn của để tài là đúng đắn

Bước ba: Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học rộng rãi để góp ý, bổ

sung, sửa đổi nội dung, số liệu v.v của các chuyên để - theo các vấn

đề đã lựa chon - do các thành viên chính tham gia đề tài chuẩn bị Bước bốn: Ban Chủ nhiệm để tài đã viết báo cáo tổng hợp dé tài trên cơ sổ các báo cáo chuyên đề

Báo cáo tổng hợp này đã được bổ sung, sửa đổi một số nội dung theo

yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu cấp eơ sở và có kết cấu như sau:

Chương I Quan hệ giữa xã hội và môi trường trong quá trình

phát triển Chương ïI Phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường

Chương III Tiến trình dân số và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường

Chương IV, Một số vấn đề về phong tục, tập quán, về luật pháp, về

đạo đức sinh thái và văn hoá môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Vài lời kết luận và kiến nghị

Trang 10

CHUONG I

QUAN HỆ GIUA XA HOI VA MOI TRƯỜNG TRONG

QUA TRINH PHAT TRIEN

1.1 BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG:

TRIẾT LÝ TÔNG QUÁT

s Quá trình tiến hoá của tự nhiên đã dẫn tới sự xuất hiện con người Con người bước vào lịch sử của mình bằng hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất và trên cơ sở của hoạt động sản xuất ra của cải vật chất đó, con người tự tổ chức thành xã hội loài người Vậy là, xã hội loài người đã hình thành trong tiến trình tiến hoá của thế giới vật chất và là một dụng tổ chức đặc thà của thế giới vật chất đó F Anghen trong tác phẩm “phép biện chứng của tự nhiên” đã xếp xã hội vào hình thức vận động thứ năm

của vật chất

Là sản phẩm của sự tiến hoá của thế giới vật chất và là một hình thái

tổ chức đặc thù của thế giới vật chất, xã hội tồn tại và vận động trong thế

giới tự nhiên Mối quan hệ giữa con người và xã hội loài người với giới tự nhiên do vậy là nền tẳng của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

K Marx đã chỉ ra rằng, có ba yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người: Hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất

Trong điều kiện hiện đại, ba nhân tố này có thể được xem là các nhân tố

môi trường tự nhiên, xã hội và kinh tế

Môi trường là khái niện: dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất tư

nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có quan hệ mật tuết đến sinh hoạt

sống và phát triển của con người và xã hội loài người Khái niệm môi

trường ở đây không phải là thế giới tự nhiên nói chung, bất kỳ mà là thế

giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ mật thiết với sinh hoạt sống và phát triển của con người và xã hội loài người

Trang 11

Nếu hiểu môi trường tự nhiên từ chức năng của nó, trong quan hệ với sinh hoạt sống và phát triển của con người và xã hội loài người thì môi

trường là một hệ thống tự nhiên có các chức năng sau đây:

e©- Môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của

Con người

e_ Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối

tượng của lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người, trong số này mot

số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được Trong quá

trình khai thác, nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tao thi gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng môi trường

® Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của quá trình sinh hoạt sống của con người và của quá trình sản xuất

e_ Môi trường là không gian sống bao quanh là không gian tổ chức sinh hoạt của các cộng đồng dân cư

Từ những khía cạnh chức năng trên của môi trường, ta thấy khái niệm môi trường là bao gồm cả yếu tố tài nguyên trong đó và môi trường là nền

tảng trên đó xã hội loài người được sinh thành và phát triển

a Để hiểu sâu sắc vai trò to lớn của môi trường thiên nhiên và bản

chất của mối quan hệ giữa con người, xã hội loài người và môi trường, chúng ta cần phân tích bản chất của hình thái đặc thù của thế giới vật chất

là xã hội loài người Để hiểu bản chất của xã hội, chúng ta tiếp cận từ khía

Trang 12

xuất gồm ba yếu tố giản đơn: lao động, đối tượng lao động và tư liện lao

động

Về lao động sản xuất; K.Marx viết: “lao động, trước hết là một quá trình điển ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình, trong đó bằng hoại động của chính mình con người làm trung gian điều tiết, kiểm tra xự trao

đổi chất giữa họ và tự nhiên Bản thân con người đối diện với tự nhiều với

oad

tính cách là một lực lượng của tự nhién’' Qua dinh nghia nay về lao động

sản xuất, hoạt động quyết định trong hệ thống kinh tế, ta thấy hoạt động lao động sản xuất và tự nhiên ở một ý nghĩa nào đó, là hai lực lượng tự

nhiên quan hệ với nhau, tác động đến nhau Nhưng lao động sản xuất không chỉ đơn thuần là một hành vi tự nhiên Đó là hành vi xã hội, hành vi

có ý thức của con người K.Marx đã chỉ ra rằng: “chúng ta giả định lao động dưới một hình thức mà chỉ con người mới có được mà thôi Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây nên những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc

phải hổ thẹn Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tổi nhất với

con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà

kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu của mình rồi”?, Như vậy, lao động

là hoạt động có ý thức của con người tác động vào thiên nhiên nhằm cải biến những đối tượng trong tự nhiên thành những giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình Ở đây, lao động là hoạt động sản xuất riêng có của

con người, của xã hội loài người Hoạt động này tạo ra một phương thức

thân hoàn vật chất đặc thà không có trong tí nhiên: quá trình khai thác,

cải biến tự nhiên, chuyển hoá tự nhiên thành những giá trị sử dụng cho con người- xự tuần hoàn có tính chất sản xuất

Đối tượng lao động là cái con người tác động vào nhằm chiếm hữu những giá trị sử dụng mong muốn, hoặc làm biến đổi nó theo những mục đích nhất định Có hai loại đối tượng lao động: Mộ là, những đối tượng lao động chưa

trải qua lao động Những đối tượng lao động này là tài nguyên thiên nhiên, điển hình là đất, rừng, cá ở trong nước, khoáng sản "đất đai (theo quan điểm kinh tế danh từ này bao gồm cả nước nữa), lúc ban đầu đảm bảo cho con

Trang 13

người thức ăn, những tư liệu sinh hoạt có sẵn, tổn tại với tư cách là một đối

tượng lao động phổ biến của con người mà không cần có một sự tác động

của con người Tất cả những vật mà lao động chỉ việc bứt ra khỏi mối quan

hệ trực tiếp giữa chúng với đất đai đều là những đối tượng lao động do tự nhiên cung cấp ” Hai là: Những đối tượng lao động đã trải qua lao động nến như bản thân đối tượng lao động đã được lọc qua một lần lao động trước rồi, thì chúng ta gọi là nguyên liệu, ví dụ như quặng đã khai thác rồi

và đang nằm trong quá trình rửa Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng đều là nguyên liệu Đối tượng lao động chỉ trở thành nguyên liệu sau khi đã qua một sự biến đổi nào đó do

lao động gây ra :

Như vậy, đối tượng lao động, một yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất, chính là giới tự nhiên Nếu không có giới tự nhiên lập thành đối tượng của lao động sản xuất, thì cố nhiên, nhìn tổng quát sẽ không có bất

kỳ quá trình lao động sẵn xuất nào Giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ với con người làm thành đối tượng của lao động sản xuất, nói khác đi một yêu

tố quyết định của môi trường, tài nguyên thiên nhiên chính là cái cấu tạo nên đốt tượng của lao động sản xuất,

“Tư liệu lao động là một vật hay là toàn bộ những vật mà con người

đặt giữa họ và đối tượng lao động và họ dùng làm vật truyền dẫn hoạt động

lao động của họ vào đối tượng ấy” Tư liệu lao động có ba ý nghĩa quan trọng, có tầm quyết định đến chất lượng hay phương thức hoạt động lao

Thứ hai, kết cấu hạ tầng “Ngoài những vật dùng trung gian để lao động tác động vào đối tượng lao động và vì vậy, bằng cách này hay cách khác được dùng làm vật truyền dẫn sự hoạt động lao động, thì thuộc về quá

Trang 14

trình lao động còn có tất cả những điều kiện vật chất cần thiết nói chung dé cho quá trình lao động diễn ra Những điều kiện đó tuy không trực tiếp gia

nhập vào quá trình lao động nhưng nếu không có chúng thì hoặc giả quá

trình lao động không thể diễn ra được, hoặc giả diễn ra dưới một dạng

không hoàn hảo mà thôi”

Thứ ba, không gian của quá trình lao động sản xuất, “Một tư liệu lao động phổ biến thuộc loại đó vẫn lại là đất đai Vì đất đai cung cấp cho người lao động một chỗ làm việc và cho quá trình lao động của anh ta một địa bàn hoạt động”9

Tư liệu lao động, kể cả công cụ lao động hay hệ thống cơ khí trong đó

là sản phẩm của lao động đã qua (quá khứ), nhưng xét cho cùng cái cốt vật chất của chúng là từ nguyên liệu và do đó là từ giới tự nhiên mà ra Cái rìu

da thời nguyên thuỷ, cái cày chìa vôi của nên sản xuất nông nghiệp, hệ thống máy móc của cách mạng công nghiệp hay hệ thống tự động hoá, lò phản ứng hạt nhân- thì vật chất tạo ra chúng chính là những nguyên tố của giới tự nhiên, đo lao động khai thác và chế tác từ giới tự nhiên mà có

Tới đây, chúng ta quay trở lại với toàn bộ quá trình lao động "Như vậy, trong quá trình lao động, nhờ những tư liệu lao động, sự hoạt động của

con người làm cho đối tượng lao động phải biến đổi theo những mục đích

đã định trước Quá trình đó chấm dứt trong sản phẩm Sản phẩm của quá

trình lao động là một giá trị sử dụng, một thực thể của tự nhiên đã thách

ứng với những nhu cầu của con người nhờ thay đổi hình thái Lao động đã kết hợp với đối tượng lao động Lao động được vật hoá, còn vật thì được chế biến Nếu đứng từ góc độ kết quả của nó, tức là từ góc độ sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình thì cả tư liệu sản xuất lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất, còn bản thân lao động thì biểu hiện ra là /zø

động sản xuất”,

Như vậy, quá trình lao động sản xuất là quá trình con người tác động vào

tự nhiên, chuyển biến và chuyển đổi tự nhiên thành những giá trị sử dụng thích

hợp với như cầu của mình Đó là sự lưu thông vật chất giữa người và tự Hé,

* Như trên, tr 234

® Như trên, tr, 234

Trang 15

do đó, là mối quan hệ giữa người và tự nhiên Trong quá trình này đã diễn ra cùng một lúc ba nội dung:

Một là, tạo ra nguồn của cải, những tư liệu sinh hoạt cho việc duy trì

và đáp ứng các nhu cầu vật chất của đời sống con người

Hai là, là quá trình khám phá những quy luật của tự nhiên và ứng

dụng những quy luật đó vào việc chế tạo ra công cụ lao động, thay đổi kỹ

thuật và công nghệ sản xuất “Việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, tuy đã có mầm mống ở một vài loài động vật nào đó, nhưng vẫn là một nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người Và vì thế cho nên Franclin đã định nghĩa, con ngudi 1a: “a tool- making anima (mét động vật chế tạo công cụ)”? Có thể nói, trong quá trình lao động sản xuất, con người có được một phương thức phát triển sức sản xuất của mình bằng cách vật chất hoá những năng lực thực tế của mình thông qua việc phát

triển công cụ lao động, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất Đến lượt mình, sự phát triển của công cụ lao động, kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm thành nội dung quyết định và động lực phát triển lực lượng sản xuất

Ba là, sự hoàn thiện chính ngay bản thân con người, với tính cách là chủ thể của quá trình lao động sản xuất “Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng

đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó”

Tổng hợp lại, quá trình lao động sản xuất được K Matx chỉ ra rằng:

“quá trình lao động, như chúng ta đã hình dung né trong những yếu tố giản

đơn và trừu tượng của nó, là một hoạt động có mục đích nhằm tạo ra những

giá trị sử dụng, là sự chiếm đoạt những cái có sẵn trong thiên nhiên để thoả

mãn những nhu cầu của con người, là điều kiện chung của sự trao đổi giữa người và tự nhiên, là điều kiện tự nhiên và vĩnh cửu của con người”!9,

Từ sự phân tích quá trình lao động sản xuất như trên đây, ta thấy: 1) Lao động sản xuất là điều kiện tự nhiên vĩnh cửu của đời sống con người Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hay tái sản xuất là nền tắng của

Trang 16

quá trình tái sẵn xuất ra đời sống của con người F Anghen đã từng chỉ rà

rằng, nếu người ta ngừng lao động sản xuất dù chỉ một tuần, xã hội sẽ bị sụp đổ ngay

2) Quá trình lao động sản xuất là quá trình diễn ra giữa con người và

tự nhiên “Một bên là con người và lao động của con người, bên kia la tr nhiên và vật liệu tự nhiên”, Suy cho cùng, lao động của con người và tự nhiên là hai nguồn của của cải “Với tính cách là kẻ sáng tạo ra giá trị sử dụng là lao động có ích, thì lao động là điều kiện tồn tại của con người, không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội, !à một tất yếu tự nhiên vĩnh

cửu, làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người Mặt khác, “lao động không phải là

nguồn duy nhất của những giá trị sử dụng do nó sáng tạo ra, không phải là

nguồn duy nhất của của cải vật chất” K Marx nhấn mạnh, “các giá trị sử

dụng như áo, vải v.v nói tốm lại là các vật thể hàng hoá đều là sự kết hợp

của hai yếu tố: vật chất của tự nhiên và lao động Nếu ta trừ đị tổng số các

loại lao động có ích trong áo, vải v.v thì bao giờ cũng còn lại một cái nền

vật chất do tu nhién ma có chứ không cần đến sự tác động của con người Trong công việc sản xuất của mình con người chỉ có thể hành động như tự

nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể làm thay đổi hình thái vật chất mà thôi

Hơn thế nữa, ngay trong công việc làm thay đổi hình thái ấy, con người

cũng luôn luôn dựa vào sự giúp sức của các lực lượng tự nhiên” Vậy là, xét cho cùng, tự nhiên và lao động của con người là hai yếu tố nền tảng của

của cải vật chất Nói như Ủy-Ham Petty “Lao động là cha của của cải, còn

đất là mẹ của nó”

Từ nhận xết trên đây, ta nhận thấy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, hay nói chung của tiến trình kinh tế, xết cho cùng là phát triển mối quan hệ của con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải Mối quan hệ này là quan hệ nền tảng Nếu quan hệ này vi phạm cũng có nghĩa

là nền sản xuất xã hội sẽ bị lung lay và sụp đổ

3) Nội dung của mối quan hệ giữa người và tự nhiên trong quá trình

sản xuất, được đặc trưng bởi lực lượng sản xuất Trên kia ta đã thấy đó là toàn bộ năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải

Trang 17

vật chất Đến đây ta thấy rõ thêm, đó là sức sản xuất của quá trình lao động Sức sản xuất này phụ thuộc hay được quy định bởi a) kỹ năng hay năng lực cá nhân của người lao động; b) công cụ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất; c) cách thức tổ chức quá trình lao động; d) tính chất và mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên với tính cách là đối tượng và hoàn cảnh lao động Ba yếu tố đầu thuộc về lực lượng sản xuất Sự tiến hoá, phát triển của quan hệ giữa con người và tự nhiên, do đó là sự phát triển của nền sản xuất, được quyết định bởi sự tiến hoá và phát triển của lực lượng sản xuất Nó làm thành cái trục của sự tiến hoá của văn minh

Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện ở hai khía cạnh Khía cạnh thứ nhất là sức sản xuất hay năng xuất của lao động Khía cạnh thứ hai là quy mô, mức độ tập trung của lực lượng sản xuất Sự phát triển

này cũng có thể thể hiện là sự phát triển theo chiều sâu- mặt chất lượng, và

sự tăng lên về số lượng- phát triển theo chiều rộng

Trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thì lực lượng sản xuất

là yếu tố động, quyết định tính chất, xu hướng của sự tiến hoá, sự phát triển

của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, do đó, sự phát triển của nền

sản xuất Vậy, nói tới sản xuất của con người, tức nói tới nền tắng vật chất của đời sống con người thì tự nhiên cấu tạo nên nội dung vật chất của nền tảng đó Loài vật dựa vào tự nhiên để sinh tồn và tiến hoá Con người khác với loài vật là lao động sản xuất Nhưng lao động sản xuất không phải là sdng tạo ra tự nhiên mà Chỉ là cải biển tự nhiên, chế biến cái nguồn vật chất của tự nhiên để tạo ra những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của minh Nói khác di quá trình xản xuất là quá trừnh trao đổi với tự nhiên, lưu thông với tự nhiên, hùnh thành một đòng tuần hoàn vật chất với tự nhiên

Tự nhiên là nguồn vật chất nuôi sống loài người, còn sẵn xuất là bộ máy tiêu hoá dòng vật chất của tự nhiên, tạo ra nguồn sống thích hợp với xinh

hoạt của con người

Xét cả về tầm vi mô lẫn vĩ mô, cả theo chiều thời gian, # nhiên là vô

tận, vô hạn Nhưng trong mốt quan hệ với con người thì tự nhiên là một

hữu hạn Hữu hạn ở đây là ở phía con người, tuỳ thuộc vào lực lượng sản xuất mà con người tạo ra được Sự phát triển lực lượng sản xuất của con

Trang 18

của con người trong một tự nhiên vô hạn Mỗi bước tiến của lực lượng sẵn xuất, là mỗi bước con người mở rộng cái hữu hạn của mình Sự mở rộng cái hữu hạn trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất đó, bao hàm một nội dung quyết định: sự điều tiết có ý thức sự trao đối vật chất giữa người và tự

nhiên, kiểm soát vòng tuần hoàn vật chất giữa người và tự nhiên

Năng lực và phương thức điều tiết, kiểm soát vòng tuần hoàn vật chất giữa người và tự nhiên thể hiện trình độ văn mình mà loài người đạt được,

mức độ tương thích, hoà hợp giữa con người và tự nhiên

4) Trong vòng tuần hoàn vật chất giữa con người và tự nhiên trên toàn

bộ quá trình sản xuất: khai thác, sử dụng các nguồn lực của tự nhiên- chế

biển tạo ra sản phẩm - tiêu dùng, tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho

sản xuất, có một khâu quan trọng là phế thải, phế thải của sản xuất và phế thải của quá trình tiêu dùng của cá nhân con người và của xã hội Những phế thải này cố nhiên không nằm ngoài vòng tuần hoàn vật chất giữa con

người và tự nhiên Có điều trong sự hữu hạn của con người, do trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra, những phế thải này hoặc có sự chu chuyển chậm hơn tốc độ thải loại, hoặc là có một bộ phận có hạn không

hội nhập vào quá trình tuần hoàn liên tục giữa con người và tự nhiên, chúng

trở thành vật chất cản trở sự tuần hoàn giữa con người và tự nhiên Những

vật chất này không có lợi cho một tự nhiên đã phát triển, cũng như không

có lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người

Do có quá trình chủ chuyển của những vật thải loại vào trong quá trình tuần hoàn vật chất của con người và tự nhiên, gây nên những bất lợi đã phát sinh hai nội dung trong quá trình điều tiết và kiểm soát sự lưu thông giữa

con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất: một là, điều tiết, kiểm soái nửa đầu của vòng tuần hoàn nhằm tăng sức sản xuất của con người, nâng cao hiệu quả trong sản xuất vật chất; hai là, điều tiết, kiểm soát nửa sau của vòng tuần hoàn, tức điều tiết, kiểm soát quá trình chu chuyển nguồn phế thải trở lại với tự nhiên và ngăn cản những phát sinh có hại, gây ô nhiễm,

suy thoái giới tự nhiên

Tổng hợp cả hai quá trình điều tiết và kiểm soát hai nửa vòng tuần hoàn

là nền tảng của sự phát triển bền vững, và là hiệu quả cuối cùng của toàn bộ

Trang 19

Lực lượng sản xuất phát triển được quyết định ở sự tiến bộ, ở sự thay

đổi trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất, ở sự tăng cường mạnh mẽ cúa thiết bị, ở cơ sở hạ tầng và nói chung ở cơ sở vật chất kỹ thuật Sự phát triển

của lực lượng sẵn xuất đố còn được thể hiện ở quá trình phân công lao động

xã hội Đến lượt mình phân công lao động là phương thức phát triển của lực

lượng sản xuất và hệ thống phân công lao động xã hội là nền tắng của nền

sản xuất xã hội Rốt cuộc sự phái triển của kỹ thuật, công nghệ, của cơ sở vật chất kỹ thuật và của hệ thống phân công lao động xã hội làm cho việc sản xuất ra của cải vật chất là sự vận hành tự thân của một bộ máy sản xuất

xã hội, bộ máy do con người và xã hội tạo ra Nó che lấp đi một thực chất

cố hữu của việc sẩn xuất ra của cải vật chất là sự luu thong vật chất giữa

con người và tự nhiên, mà lực lượng sản xuất là cái gạch nối giữa con

người và tự nhiên Nếu gạt bỏ những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản,xuất, thì quá trình sản xuất là quá trình lưu thông vật chất giữa con người và tự nhiên "Một bên là con người và lao động của con người, bên kia là tự nhiên và vật chất của tự nhiên"! Chúng ta vẫn thường nhấn mạnh lao động tạo ra cuộc sống của con người Nhưng mọi người cần nhớ rằng "Lao động có ích là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với giới tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người"2.Vậy là, giới tự nhiên không chỉ cho con người

sinh quyển, sinh thái để con người, xã hội loài người tồn tại Nó là nền tảng

vĩnh cửu của toàn bộ sự sản xuất và phát triển sản xuất của con người, của

xã hội loài người - cái quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

Trên đây ta đã thấy mối quan hệ giữa con người, xã hội loài người

thông qua lực lượng sản xuất Trong mối quan hệ này lực lượng sản xuất là yếu tố năng động và luôn phát triển cùng với sự tiến bộ, thăng tiến, phát triển của kỹ thuật, công nghệ và của quá trình phát triển của phân công lao động xã hội Đó là quá trình tăng lên, phát triển của năng lực thực tiễn của con người và do đó của sức sản xuất của con người Nó thể hiện ra ở khối lượng của cải được sản xuất ra và năng lực hiểu biết, nắm vững các quy luật

tự nhiên và khả năng kiểm soát quá trình lưu thông vật chất giữa con người

* Như trên trang 239

Trang 20

và tự nhiên Nói khác đi trong mối quan hệ này, con người là chủ thể, đóng

vai trò chủ động Nhưng cái gì tạo ra động lực VÀ quy định bản chất của lực lượng xản xuất, do đó, chỉ phối đến bản chất mối quan hệ giữa con người

và giới tự nhiên Đó chính là mặt thứ hai của PTSX, tức quan hệ sản xuất Trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất là kết cấu, là hình thái xã hội của sự tồn tại phát triển của lực lượng sản xuất Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, do đó đóng

vai trò quyết định Nó quyết định kết cấu và hình thái xã hội của bản thân

sự tồn tại và phát triển của nó, tức quan hệ sản xuất Nhưng với tính cách là hình thái, kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất quy định mục

đích phát triển của nền sản xuất xã hội và tạo ra động lực, cơ chế và phương

thức vận động, phát triển của bản thân lực lượng sẵn xuất nói riêng và của nền sản xuất nói chung Mặt khác, khi đã là kết cấu, hình thái xã hội của sự tồn tại và phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cấu thành cơ

sở hạ tầng kinh tế của xã hội, hệ thống quan hệ sẵn xuất quy định đến kiến trúc, hệ thống pháp lý và chính trị, đến hình thái ý thức xã hội "K Maix viết": "Trong sự sản xuất xã hội và đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức

quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ

phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất vật chất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức

là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng pháp lý

và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức nhất định Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá

trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tỉnh thần nói chung" Từ sự phân tích trên của K.Masx về mối quan hệ biện chứng của hai mặt cấu thành phương thức sản xuất và của một hình thái kinh tế xã hội, chúng ta thấy rằng: Mộ:

tà, phương thức sản xuất là cái quyết định bản chất và sự phát triển của xã hội, đồng thời là cái quyết định mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự

nhiên #ø¿ là, xã hội là một tổng thể các quan hệ giữa con người với con người hợp thành Trong tổng thể các quan hệ đó, quan hệ sản xuất lập thành

kết cấu hạ tầng kinh tế Kết cấu hạ tầng kinh tế này một mặt trở thành hệ

kinh tế cho lực lượng sản xuất phát triển, mặt khác là nền tảng trên đó, hệ

* K.Marx Ph.Anghen Tuyển tập Tập 2 nxb Sự thật Hà Nội trang 637

Trang 21

thống kiến trúc được xác lập Ba !à, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của toàn bộ PTSX, thực hiện mối quan hệ trực tiếp giữa người và tự nhiên

trong quá trình sản xuất ra đời sống vật chất của con người, nhưng hệ kinh

tế lại là hình thái xã hội của lực lượng sản xuất Thông qua quan hệ sản

xuất và toàn bộ PTSX các nội dung khác hợp thành tổng thể xã hội có quan

hệ với giới tự nhiên ở những mức độ và hình thức khác nhau Nói khác đi,

mối quan hệ giữa giới tự nhiên với con người với xã hội thông qua phương thức sản xuất được phản ánh trong tổng thể các quan hệ xã hội, và đến lượt mình các quan hệ xã hội có tác động ngược lại đối với tự nhiên

Trên kia ta đã đưa ra khái niệm môi trường với ý nghĩ là giới tự nhiên được đặt trong mối quan hệ với con người, với sự tồn tại, phát triển của xã

hội con người Môi trường ở đây với bốn chức năng Những chức năng này thể hiện vai trò và những công dụng của môi trường trong quan hệ với sự

tồn tại và phát triển của con người

ø Để thấy rõ hơn, mối quan hệ giữa con người, và xã hội của con người

và môi trường với tính cách là giới tự nhiên trong sự tổn tại và phát triển

của xã hội con người, ta hãy biểu diễn mối quan hệ nhiều chiều, nhiều tầng này qua những sơ đồ sau:

Sơ đồ trên cho ta hiểu rằng, xã hội loài người sinh ra và tồn tại trên hệ

tự nhiên Xét cho cùng con người và hệ thống xã hội của nó là một bộ phận hữu cơ của hệ thống tự nhiên Song vì, khi con người bước vào lịch sử của mình, bằng lao động và PTSX của mình, nó đã thiết lập một hệ thống riêng - một hệ thống xã hội nhân văn, vận động theo những quy luật xã hội - nhân vấn Trên nền tảng của hệ thống xã hội - nhân văn này, con người tác động vào tự nhiên theo những quy luật riêng của mình và hình thành nên một hệ xã

12

Trang 22

hội nhân văn - tự nhiên Phần giao nhau của sơ đồ trên chính là hệ xã hội,

nhân văn - tự nhiên Tại đây hệ thống tự nhiên đã được cải biến trong mối quan hệ với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người

Vấn đề môi trường và khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên xảy ra tại

đây Ở đây tài nguyên đã trở thành đối tượng khai thác, chế biến theo mục đích và lợi ích của con người, và con người với tính cách là một chủ thể

khai thác tự nhiên vì mục đích sống và phát triển của mình

Sự phát triển của xã hội loài người là quá trình xác lập và phát triển hệ

thống xã hội của mình Sự phát triển này có xu hướng hình thành và phát

triển các lĩnh vực hoạt động đặc thù: a) Hoạt động kinh tế - hình thành nền tảng kinh tế cho sự tồn tại và phát triển xã hội b) Hoạt động xã hội - là toàn bộ sinh hoạt của con người, vì con người Đó là tổng thể các quan hệ

xã hội của con người Do có sự tách biệt trong hệ thống xã hội, mô hình

trên được diễn tả thành một tổng thể với ba hệ thống:

Hệ thống tự nhiên - Hệ thống kinh tế - Hệ thống xã hội

Từ sơ đồ trên ta có thể chuyển thành một sơ đồ đơn giản hơn: Tam

giấc môi trường

Tại sao lại gọi tam giác môi trường? vì hai lý do, một là, nếu không

đặt trong quan hệ với con người, với sự tồn tại và phát triển của con người,

13

Trang 23

xã hội loài người, thì từ bản thân hệ tự nhiên không xuất hiện khái niệm môi trường Ba chức năng về môi trường như nêu ở trên cũng không tồn tại

Hai là, tam giác môi trường, vì môi trường ở đây đã là thứ môi trường trong quan hệ mật thiết với hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội của con người

rồi Một thứ môi trường trong một tổng thể tương tác của ba hệ thống tự

nhiên - kinh tế - xã hội

Vậy môi trường bàn luận ở đây là môi trường và tài nguyên thiên

nhiên được đặt trong quan hệ tác động của con người trong các hoạt động kinh tế, xã hội của nó, tức tam giấc môi trường

Từ tam giác môi trường, ta có thể mô hình hóa thành những vòng tròn đồng tâm để diễn tả mốt quan hệ của chúng

Văn Van minh xã hóa

Hai cách diễn tả trên, cách một diễn tả vị trí nền tảng của tự nhiên

Con người, xã hội loài người sinh thành và phát triển trên nền tảng của tự

nhiên, là một bộ phận phát triển thêm ra của tự nhiên, song vẫn thuộc tự

nhiên Trong mô hình này, văn hoá là cái bao trầm Xuyên qua kinh tế, xã

hội, văn hoá là cái tối thượng và là cái tổng quát của sự phát triển, chính van hoá là nền tảng trên đó người ta giải quyết các mối quan hệ, trong đó

có quan hệ giữa con người, xã hội loài người và môi trường Từ đây hình thành nên khái niệm văn hoá môi trường Văn hoá môi trường là khái tiệm chí tổng thể những trì thức, giá trị, chuấn muực và biểu tượng trong việc khai thác tài nguyên, ứng xử với môi trường của con người, đồng thời là

phương thức ứng xử vì mục đích phát triển bên vững của con người

14

Trang 24

Cách biểu đạt thứ hai, là cách xem xét quan hệ giữa con người và tự

nhiên, trong đó con người là hạt nhân và là chủ thể, là tác nhân gây biến động môi trường và là người khai thác, sử dụng tài nguyên vì mục đích của nó Trong khi đó môi trường lại là cái bao trùm lên toàn bộ sự hoạt động của con người Dù tiến trình kinh tế - xã hội của con người có (tiến triển thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thoát ra ngoài cái "lồng” thiên nhiên Qua cách biểu dat này ta thấy, con người, cùng với sự phát triển của lực lượng sẵn xuất, của tổ chức xã hội, nó càng trở thành nhân tố chủ động, càng cố năng lực

mạnh hơn lên trong tương quan với thiên nhiên, nhờ vào sự phát triển sức sản

xuất, và nói chung của kinh tế - xã hội Nhưng rốt cuộc, sự phát triển đó vẫn

không thể cắt được với thiên nhiên, mà xét rộng ra, sâu sắc hơn lại là tiến trình

phụ thuộc hơn vào thiên nhiên, cần đến tự nhiên hơn Đây không phải là sự vận động Indn quần, mà là tuân theo tính vô cùng tận của thiên nhiên, xét về

tổng quát, nhưng luôn luôn lại ở trong một hữu hạn, bị giới hạn bởi những hoàn cảnh chật hẹp mà năng lực của con người chưa tự phá vỡ được Đó chẳng qua là quá trình mở rộng cái hữu hạn, nới rộng mối quan hệ giữa con người và

tự nhiên trong cái thiên nhiên vô hạn mà thôi Sự phát triển là quá trình tự tăng

cường năng lực của con người theo chiều vô tận của thế giới tự nhiên và là

cách khắc phục những mâu thuẫn giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, hình thành những tương thích trong mối quan hệ giữa năng lực có hạn của con người và

cái vô tận của giới tự nhiên

Trong hai cách biểu đạt trên, ta thấy hệ kinh tế và hệ xã hội hợp thành phương thức phát triển của con người Trong phương thức phát triển, hệ

kinh tế là cái tạo ra nền tẳng của tiến trình phát triển của xã hội, ở một ý

nghĩa nào đó, nó là nhân tố quyết định, có quan hệ trực tiếp chi phối đến sinh hoạt vật chất, hình thái của đời sống con người và của xã hội loài

Trang 25

chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động gì?."" Ö đây "sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động gì” tức là với kỹ thuật, công nghệ gì Công nghệ, kỹ thuật, nói chung là phương thức nồng cốt thể hiện

về mặt chất lượng của lực lượng sản xuất của con người Chính lực lượng sản xuất mà đặc trưng chất lượng là công nghệ, kỹ thuật sản xuất là cái đặt giữa con người và tự nhiên và là nội dung vật chất của mối quan hệ giữa người và tự nhiên trong cái tam giác môi trường Tuỳ vào lực lượng sản xuất, tuỳ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ, mà người ta có cách thức quan hệ với thiên nhiên thích ứng, do đó có cách thức khai thác, sử dụng tài nguyên trong mối quan hệ với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tác động như thế nào đến môi trường Có thể xem trình độ phát triển của khoa học - công nghệ - là chỉ số của sự phát triển lực lượng sản xuất, do đó của sự phát triển mối quan hệ giữa người và thiên nhiên, cũng như giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải vật chất, từ đó lập thành chiều văn minh của nhân loại K.Masx nhấn mạnh: “Các tư liệu lao động (hình thái vật chất của kỹ thuật công nghệ) không những là cái thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội trong đó lao động được tiến hành." "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay

chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có chủ nghĩa tư bản công nghiệp"”

Sơ đồ có các vòng đồng tâm trên cho ta một cơ sở triết học: ở trong bất

kỳ trạng thái nào của tiến trình văn mình, con người và xã hội loài người

đều sinh hoạt trong một mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, thiên nhiên

là nền tảng trên đó con người tổ chức xã hội của mình với tất cả những sinh

hoạt kinh tế, xã hội trong sự duy trì phát triển chính xã hội loài người Sự phát triển đó là cách thức quan hệ với thiên nhiên, tương thích hoà hợp với

thiên nhiên Không phải trong xã hội nông nghiệp chậm phát triển mới có

sự hoà hợp giữa người và thiên nhiên, đồng thời trong xã hội hiện đại, bằng

sự phát triển lực lượng sản xuất, với công nghệ hiện đại, con người không cần hoà hợp với thiên nhiên nữa Chỉ có điều, với công nghệ hiện đại với

lực lượng sản xuất phát triển, con người có một quan hệ phát triển với thiên

nhiên, một cách hoà hợp tương thích mới với thiên mà thôi Triết lý cổ điển

“K.Marx như trên trang 233

Trang 26

Phương đông, mà đại biểu xuất sắc là Lão Tử cho rằng, vạn vật vận động biến

hoá, rồi cuối cùng trở lại trạng thái ban đầu Quá trình đó Lão Tử gọi là

"phản", tức là "quay trở về” "Quay trở về ấy là hoạt động của đạo” Nhất thiết phải vậy, bất khả kháng Đó là quy luật thép của tự nhiên Lão Tử quan niệm,

đạo không hề can thiệp vào quá trình tự nhiên Ông khuyến cáo, con người cần

hiểu biết đạo, thuận theo đạo mà hành động để tồn tại "Người noi theo đất, đất

noi theo trời, trời noi theo đạo, đạo noi theo tự nhiên” "Tự nhiên như nhiên”

ấy là lẽ căn bản: Từ quy luật này ông đưa ra triết lý: "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" Đối lập với thiên nhiên là trái với bản chất của mối

quan hệ giữa người và thiên nhiên Trong tam giác của môi trường, thì tính hoà hợp, tương thích giữa con người, xã hội loài người với thiên nhiên càng trở nên

rõ nét và gắn bó mật thiết Nghịch thiên, đối lập với thiên nhiên là một triết lý

phi văn hoá, phi môi trường và phi phát triển Điều đầng nhấn mạnh, chính là trong khi tiến hành những hoạt động phát triển, con người và xã hội loài người lại có những hành vi nghịch thiên, hay chưa có những điều kiện và giải pháp

hướng tới sự " thuận thiên" vì thế, đã vô tình phá đi những tiền đề tiên quyết, những nền tâng của chính ngay sự phát triển Thành thử "Nghịch thiên", xét

cho cùng, là phản phát triển

Trong điều kiện phát triển hiện đại, với công nghiệp, với ccsh mạng khoa học-công nghệ, với nền kinh tế thị trường hiện đại, trong tay con người và xã hội đã có một lực lượng sản xuất phát triển Tuồng như con người đã có khả năng chế ngự, chính phục, thậm chí thống trị được thiên nhiên và giải phóng

khỏi thiên nhiên Thực ra đó là cách nhìn quá nhấn mạnh chiều phát triển của

lực lượng sản xuất của xã hội, hơn nữa cách nhìn đó đặt trong khuôn khổ hữu hạn của quanh hệ giữa xã hội và giới tự nhiên Thật vậy, trong khuôn khổ hữu

hạn đó, tuồng như con người đã chỉnh phục được một số lực lượng tự nhiên,

đồng thời tạo ra được những nền tảng để sinh sống ngày càng ít phụ thuộc vào

tự nhiên - con người đã tạo ra những cái máy để sống Nhưng khi mở ra những giới hạn mới, nới rộng cái hữu hạn của con người, ta thấy con người luôn luôn

đứng trước những tháckđố mới, luôn luôn phải đối mặt với lực lượng tự nhiên, Mặt khác trong giới hạn nhất định, tức trong khuôn khổ của cái hữu hạn, trong

khi con người đắc thắng đối với tự nhiên, nó đang phải đối mặt với chính cái

giới hạn mà nó đã đạt tới Đó là giới hạn về tài nguyên và giới hạn về môi

Trang 27

trường Từ đây, đã đặt ra một cách nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa con người,

xã hội và giới tự nhiên Cách nhìn hiện đại này có nền tảng triết lý chung, triết lý

“thuận thiên" "hoà hợp với thiên nhiên" Trong điều kiện hiện đại, trên nền táng của một lực lượng sản xuất hiện đại phải xác lập một mối quan hệ thích ứng trong

quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, với việc đạt được mục tiêu và lợi

ích của xã hội hiện đại, của sự phát triển bền vững

Tiếp cận từ PTSX để thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên Đến lượt mình, từ đây ta thấy - phát triển là cái trục xuyên suốt quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên trong lịch sử của xã hội loài người

I.2 Tiến trình phát triển và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên Những khả năng xung đột ,

Mối quan hệ giữa con người, xã hội với giới tự nhiên, mà ở đây môi trường, là mối quan hệ trong đó, giới tự nhiên là khách thể trở thành nền

tảng, thành một yếu tố của sự phát triển, cồn con người, xã hội đứng đối diện với giới tự nhiên với tính cách là chủ thể tác động vào tự nhiên, khai thác, cải biến giới tự nhiên vì mục tiêu sinh tồn và phát triển của con người

và xã hội loài người Đặc điểm của mối quan hệ này là, xã hội luôn phát triển và cùng với sự phát triển PTSX nói riêng, phương thức sinh hoạt của

xã hội nói chung luôn được thay đổi Đến lượt mình sự thay đối phương thức sản xuất làm thay đổi trong lực lượng sản xuất, trong hình thái tổ chức

xã hội, do đó làm thay đổi phương thức quan hệ giữa con người, xã hội với

tự nhiên Nói khác đi, mối quan hệ giữa con người, xã hội với giới tự nhiên

với môi trường là một quan hệ động, mà sự tiến hoá thay đổi trong phương

thức sản xuất là nhân tố gây ra sự biến động này Vậy để hiểu sâu thêm mối quan hệ giữa con người, xã hội với môi trường cần xem mối quan hệ này trong tiến trình tiến hoá, phát triển của PTSX

Nếu gạt bỏ khía cạnh hình thái chính trị của kết cấu xã hội, thì tiến

trình của xã hội loài người trải qua ba thời đại văn minh: lần sóng nông

nghiệp, lần sóng công nghiệp và lần sóng hậu công nghiệp Tương ứng với

ba lần sống văn minh này là ba hệ kinh tế: kinh tế tự nhiên sinh tồn, tự cung tự cấp; hệ kinh tế thị trường tự do và hệ kinh tế thị trường hiện đại Cùng với sự phát triển của lực lượng sẵn xuất, con người dần tách khỏi

tự nhiên, hay được giải phóng, trở thành tự do Cũng cùng với sự phát triển

Trang 28

của nền sản xuất xã hội, loài người đã tạo cho mình một nền tảng kinh tế ngày một vững chắc Một mặt, bằng sự phát triển của khoa học - công nghệ,

và tăng cường hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, con người tạo ra cho mình

một phương thức ngày càng mạnh mẽ để tăng sức sản xuất, do đó tăng năng

lực điều tiết và kiểm soát sự lưu thông giữa con người và tự nhiên Mặt khác, cùng với quá trình phát triển sức sản xuất, con người ngày càng tạo ra

nhiều thặng dư Đến lượt minh, thang dư được tích luỹ lại, tạo ra nên tang kinh tế để tái sản xuất mở rộng năng lực thực tiễn của mình thông qua việc đầu tư tái sản xuất mở rộng lực lượng sản xuất Bằng sự phát triển của nền

sản xuất, con người đã tạo ra một kiểu tổ chức vật chất mới - tổ chức xã

hội, một thế giới hoàn toàn mới, chưa hề có trong tự nhiên trước đó Để thấy rõ thêm về bản chất của mối quan hệ giữa người và tự nhiên, do đó

thấy được tầm quan trọng ngày càng tăng lên của tự nhiên trong quá trình

phát triển của xã hội loài người, ta điểm qua tiến trình phát triển của các

nền văn minh chủ yến

I.2.1 Xã hội nguyên thuỷ

Xã hội nguyên thuỷ được đặc trưng bởi xã hội cộng sản bầy đàn Cộng

cụ sản xuất thô sơ và nền sản xuất chưa hình thành Xã hội cộng sản

nguyên thủy dựa trên nền kinh tế hái lượm, săn bắn Với phương thức kinh

tế này, con người chưa tách khỏi tự nhiên, họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào tự

nhiên Sự hiểu biết của con người nguyên thuỷ những hoạt động của họ chưa làm thay đổi thế giới tự nhiên, sự lưu thông vật chất giữa người và tự nhiên chưa có sự khác biệt so với bản thân sự tuần hoàn vật chất của chính

bản thân lưu thông vật chất của giới tự nhiên Nó dựa chính ngay trên sự tuần hoàn của giới tự nhiên để sinh tồn Nói khác đi, nó chưa tạo ra nền sản

xuất của mình, do vậy chưa hình thành một sự tuần hoàn vật chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên Chính điều này khiến cho con người và xã hội loài người thời nguyên thuỷ tổn tại trong một thể hoà hợp đồng nhất với giới tự

nhiên Cố nhiên với trạng thái đồng nhất này, vấn để môi trường chưa xuất

hiện

I.2.2 Làn sóng văn mình nông nghiệp

Loài người bước vào đời sống kinh tế của mình bằng việc phát minh ra

nông nghiệp và bằng nông nghiệp, loài người đã tạo ra nền sản xuất của

Trang 29

chính mình Nền sản xuất này có đặc điểm cơ bản: Một là, sản xuất nông

nghiệp có đối tượng của mình là cây trồng và vật nuôi Con người tác động

vào cây trồng vật nuôi để sản xuất ra lương thực thực phẩm duy trì sự sinh

tồn của mình Nó dựa vào quy luật trao đổi chất của bản thân giới tự nhiên

để sản xuất ra của cải cho mình Con người lợi dụng sinh vật để sản xuất ra của cải cho đời sống của mình Sản xuất ở đây là quá trình con người tác động vào cây trồng, thuần hoá và nuôi dưỡng súc vật, qua đó thu về cho

mình những sản phẩm cần thiết để nuôi sống mình Hái lượm và săn bắn là

chiếm hữu trực tiếp từ tự nhiên cũng chính những nguồn lương thực, thực phẩn tồn tại trong tự nhiên Sản xuất nông nghiệp là con người chủ động

điều khiển và kiểm soát quá trình sinh sản của sinh vật để thu được những sản phẩm cần cho sự sống của mình Đây là bước chuyển cách mạng, hình

thành nền tảng kinh tế mới cho con người: sản xuất nông nghiệp Hai 1a, làn sóng nông nghiệp là làn sóng của kinh tế sinh tổn Sản xuất nông nghiệp bản chất là thuộc lĩnh vực tất yếu Bởi vậy, xét cho cùng nông nghiệp là hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực tất yếu Đại bộ phận hoạt động kinh tế của người ta là xoay quanh vấn đề sinh tồn Trong lần sóng này năng suất thấp, thặng dư ít, vì thế nguồn cho tái sản xuất mở rộng là rất hạn chế Đến lượt mình điều này auy ¢ dinh dac tính của mối quan hệ giữa người

và tự nhiên là:

a) Kinh tế mang nặng tính chất tự nhiên, sinh tồn, tự cung tự cấp Nền kinh tế hay hoạt động sản xuất của nền sản xuất xã hội là quá trình lưu thông trực tiếp giữa người và tự nhiên, sự lưu thông sản xuất của hoạt động

sản xuất, hay các quan hệ trao đổi, quan hệ hàng hoá, tiền tệ, tức quan hệ

thị trường đã phát sinh song chưa phải là quan hệ cơ bản chủ yếu Mục đích san xuất ở đây là nhằm vào nhu cầu sinh tồn và do vậy quy luật kinh tế cơ bản là quy luật sinh tồn

b) Nền nông nghiệp hay, sản xuất nông nghiệp là hoạt động nền tảng của kinh tế Ở đây nông nghiệp là hoạt động bao trầm, thống trị, quyết định bản chất của toàn bộ tiến trình kinh tế - xã hội, tiến trình nông nghiệp - làn

sóng nông nghiệp

Trong nền kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, thương mại đã phát sinh, đã đạt tới dạng chuyên môi hoá, song vẫn là những hoạt động phụ, thứ yếu,

Trang 30

phái sinh của nông nghiệp Những hoạt động phi nông nghiệp vẫn mang bản chất của kinh tế nông nghiệp - kinh tế sinh tổn, là phương thức của đời sống sinh tồn Điều này có nghĩa là, làn sóng nông nghiệp là làn sóng của kinh tế sinh học - sinh thái, nên kinh tế dựa trực tiếp vào các nguồn lực tự nhiên, mà trước hết và cơ bản là đất dai và các nguồn giống cây trồng, vật nuôi được thuần dưỡng từ thiên nhiên Trong nền kinh tế nông nghiệp đất

đai là tư liệu sản xuất cơ bản, là nguồn lực chủ yếu Trong làn sóng nông

nghiệp kỹ thuật là kỹ thuật thủ công, còn công nghệ là công nghệ truyền thống dựa trên những kinh nghiệm cổ truyền, mang nặng tính bảo thủ, trì trệ, do vậy năng suất thấp, là yếu tố ít biến động; vì thế tăng quy mô diện tích canh tác là yếu tố cơ bản và quyết định đối với việc tăng mức sản lượng nông nghiệp Điều này có nghĩa là phương thức tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp là quảng canh, mở rộng quy mô diện tích gieo trồng Đến lượt mình điều này cho thấy phương thức tăng trưởng kinh tế của lần sóng nông nghiệp cơ bản là dưa vào tăng sức khai thấc nguồn lực tự nhiên, mà

chủ yếu là tăng mức khai khẩn đất đai

c) Tính chất tái sẵn xuất giản đơn và tính chất nông nghiệp bao trùm của lần sóng văn minh nông nghiệp là những yếu tố khiến cho lần sóng nông nghiệp là làn sóng phát triển trong sự cân bằng và hoà hợp với giới tự

nhiên Mộứ !à, tái sản xuất giản đơn là kiểu kinh tế tăng trưởng trì trệ Đây

là giới hạn kinh tế chật hẹp đối với việc khai thác sử dụng các nguồn lực tự

nhiên Hai la, k¥ thuat thi công; công nghệ cổ truyền và phân công lao

động xã hội kém phát triển, lực lượng sẵn xuất trong làn sóng nông nghiệp

là yếu kém Với lực lượng sản xuất này, năng lực và quy mô khai thác các nguồn lực tự nhiên cố nhiên là rất hạn chế Có thể nói, trong làn sóng nông nghiệp, sức khai thác các nguồn lực thiên nhiên là thấp xa so với mức tái

tạo của giới tự nhiên Nói khác đi, mức sản xuất của lần sóng nông nghiệp

it gay tổn hại đối với giới tự nhiên Nó nằm trong sự cân bằng với sự tái tạo

của giới tự nhiên 8z /à, công nghiệp trong lần sống nông nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, nó còn gắn chặt với nông nghiệp, do vậy nó còn ở dạng

thủ công nghiệp Ở dạng thủ công nghiệp, công nghiệp có quy mô nhỏ bé

và sự tăng trưởng bị giới hạn bởi sự tăng trưởng của nông nghiệp Tính chất

phụ thuộc vào nông nghiệp, manh mún, phân tấn và tính chất thủ công của

kỹ thuật sản xuất, khiến cho mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên là thấp,

Trang 31

quy mô nhỏ, đồng thời mức phát thải là hạn chế Có thể nói sự hiện hữu của thủ công nghiệp trong làn sóng nông nghiệp là chưa đặt ra vấn dé ô nhiễm môi trường Bốn /à, do giới hạn tăng trưởng kinh tế, mức tăng dân số và quy

mô dân số trong lan sóng nông nghiệp là thấp và nhỏ Đến lượt mình quy

mô dân số nhỏ, mức tăng dân số chậm, khiến cho mức tiêu dùng tài nguyên thấp và mức phát thải những chất thải là thấp Hơn nữa xã hội trong làn sóng nông nghiệp là xã hội nông nghiệp, dựa vào sản xuất nông nghiệp và hình thành lối sống nông nghiệp, phế thấi của sản xuất nông nghiệp và lối sống nông nghiệp chủ yếu là phế thải hữu cơ, hay phế thái sống, vì thế,

chúng nằm trong sự tuần hoàn vật chất tự nhiên, do vay, không có hoặc ít

có khả năng biến thành những nhân tố chống lại môi trường và hoặc có thể đùng những công nghệ sinh học, truyền thống để xử lý những ô nhiễm của những phế thải sống

Từ những phân tích trên, ta có những nhận xét về quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, về môi trường trong lần sóng nông nghiệp: Thứ nhất, xã hội của lần sóng nông nghiệp là xã hội nông nghiệp, nông thôn Toàn bộ sinh hoạt sẵn xuất và sinh hoạt xã hội là dựa trực tiếp vào tự nhiên phụ thuộc vào tự nhiên; /ứ hai, mô phỏng tự nhiên, để sinh tồn và

phát triển; /hZ ba, mặc dù đã xác lập thành xã hội, tức thành dạng vật chât thứ năm, song phương thức tồn tại và phát triển của xã hội là tạo ra một hệ sinh thái mới mang tính nhân tạo, song là một hệ sinh thấi tương đương với

hệ sinh thái tự nhiên Ở đây sản xuất nông nghiệp là sự trao đổi lưu thông vật chất giữa con người và tự nhiên, nhưng bằng chính ngay phương thức

lưu thông vật chất của tự nhiên, Do đó những đặc trưng của phương thức

tồn tại, phát triển của xã hội trong làn sóng nông nghiệp, ta có thể nói; a) Nền kinh tế của làn sóng nôn nghiệp là nền kinh tế sinh thái Nó tiến triển, tiến hoá trong sự cân bằng và bao dung của giới tự nhiên,con người, xã hội hoà hợp với giới tự nhiên; b) Lần sóng nông nghiệp đó đồng thời là lần sóng của kinh tế chậm phát triển

1.2.3 Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn mình công nghiệp

Nhân loại chuyển vào thời đại phát triển bằng cuộc cách mạng công

nghiệp thiết lập hệ phát triển thị trường - công nghiệp và tạo ra làn sóng

công nghiệp

Trang 32

Cuộc cách mạng công nghiệp là nội dung vật chất của sự thay đổi căn

bảng PTSX, chuyển PTSX từ PTSX phong kiến nông nghiệp chậm phát triển

sang PTSX tư bản chủ nghĩa công nghiệp PTSX này được tạo lập trên hệ kinh tế thị trường với bản chất là sản xuất ra giá trị thăng dư PTSX chủ yêu

ra giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị thăng dư tương đối chính việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối đã đặt cách mạng công nghiệp trở thành một tất yếu Nói khác đi động lực của cách mạng công nghiệp là ở quá trình theo đuổi giá trị thặng dư tương đối Có thể nói, bản chất kinh tế của cách mạng công nghiệp là sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối của hệ kinh tế thị trường TBCN Đây là một điểm then chốt để hiểu sự thay đổi trong quan

hệ giữa người, xã hội và môi trường, giới tự nhiên trong thời đại của làn

sóng công nghiệp và hậu công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là một cuộc cách mạng trong sức sản xuất của nhân loại, Nó gắn hai nội dung cơ bản: cách mạng trong kỹ thuật sản xuất,

và cách mạng trong phân công lao động xã hội

© Cách mạng trong kỹ thuật sản xuất: cuộc cách mạng này được đặc

trưng bởi việc thay lao động thủ công bằng mấy móc do đó thay lao động

sử dụng công cụ bằng lao động điều khiển máy móc Có thể nói kỹ thuật

máy móc, hay kỹ thuật cơ khí là trung tâm của cách mạng công nghiệp Với kỹ thuật máy móc, tức quá trình cơ khí hoá,toàn bộ quá trình sản

xuất đã được thay đổi Đó là quá trình con người sử dụng máy móc để sản

xuất ra của cải vật chất

e Từ trọng tâm kỹ thuật mấy móc, một cuộc cách mạng toàn bộ trong

cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất đã được thực hiện Thật vậy, trong nền sản xuất xã hội, công nghiệp chế tạo mấy móc được xác lập và công nghiệp chế tạo máy móc trở thành động lực chủ yếu của toàn bộ cách mạng công nghiệp, từ công nghiệp chế tạo máy móc, một cuộc cách mạng, giây chuyển đã nổ ra: cách mạng (trong năng lượng, cách mạng trong vat

liệu, cách mạng trong các phương tiện giao thông vận tải Các cuộc cách mạng này đã cho ra đời một hệ thống công nghiệp nặng làm nền tảng vật chất kỹ thuật cho toàn nền công nghiệp

se Xuất phát điểm của cách mạng công nghiệp không phải là kỹ thuật

mấy móc và công nghiệp nặng, mà là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế

Trang 33

tạo trong tiêu dùng Nhưng chỉ khi cách mạng công nghiệp nắm lấy công

cụ sản xuất, thiết lập nền công nghiệp chế tạo máy móc và hệ thống công nghiệp nặng, xác lập nền tảng vật chất và kỹ thuật cho nên công nghiệp,

khi đó hệ thống công nghiệp mới đạt tới chỗ hoàn bị Ớ đây ta thấy, cách mạng công nghiệp là một cuộc đại phân công lao động xã hội Đặc trưng

của cuộc phân công lao động xã hội này tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và biến nó thành nền tảng của toàn bộ nền kinh tế, thành phương thức sản xuất thống trị toàn nền kinh tế

Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi bản chất nền kinh

tế Nó chuyển nền kinh tế từ là nền kinh tế tự nhiên sinh tồn, tự cung tự cấp, thành kinh tế thị trường theo đuổi mục tiêu trên sản xuất ra giá trị

thang du và chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp Có thể nói cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong PTSX, xác lập hệ kinh tế thị trường công nghiệp cho sự phát triển

Vậy cuộc cách mạng công nghiệp và lần sóng công nghiệp đã làm thay đổi mối quan hệ giữa con người, xã hội với giới tự nhiên, với môi trường như thế nào?

Thứ nhất, lần sóng công nghiệp được diễn ra trong hệ kinh tế thị trường và được thúc đẩy bởi các quy luật của kinh tế thị trường Nếu” lần

sóng nông nghiệp kinh tế là kinh tế sinh tồn, nhân văn sinh tồn, th lần sóng

công nghiệp, hoạt động kinh tế là nhằm vào việc sản xuất ra giá “tri thang

du G đây quy luat gid tri thang dư là quy luật kinh tế co bản Dưới sự thúc đấy của quy luật giá trị thăng dư, sức sản xuất có một sự bành trướng không giới hạn Đến lượt mình, chính quy luật giá tri thang dư trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên

Thứ hai, kỹ thuật máy mốc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội mot phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động lên vượt khỏi

những giới hạn tự nhiên của con người Cùng với cuộc cách mạng trong

phân công lao động, cách mạng công nghiệp đã tạo ra một sự nhảy vọi trong lực lượng sản xuất, chính đây là cơ sở làm thay đổi sâu sắc và cơ bản

trong mối quan hệ giữa người và tự nhiên Giữa con người và tự nhiên có

một lực lượng sản xuất đồ sộ Bằng cuộc cách mạng công nghiệp con người

đã vật chất hoá năng lực thực tiễn của mình trong hệ thống công nghiệp,

Trang 34

thành những lực lượng sẵn xuất to lớn và bằng lực lượng sản xuất to lớn này, nhân loại đã mở ra một thời đại công nghiệp - thời đại khai thác đại quy mô giới tự nhiên Nó bắt đầu hiểu sâu được các quy luật của tự nhiên

và bằng kỹ thuật,công nghiệp khai thác một cách mạnh mẽ và theo chiều sâu thế giới tự nhiên Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra bộ máy

sản xuất công nghiệp với kỹ thuật mạnh, máy móc cho việc khai thác chê

biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thứ ba, nếu lần sóng nông nghiệp, con người dùng hệ sinh thấi và quy

luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của mình, thì lần sóng công nghiệp lại tạo ra bộ máy công nghiệp khai thác và chế biến các vật chất tự nhiên thành những hàng hoá trong quá trình

theo đuổi giá trị thăng dư Đây là một điểm khác biệt căn bản giữa làn sóng

nông nghiệp và làn sóng công nghiệp trong mối quan hệ giữa con người với

tự nhiên Trong mối quan hệ này, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng ít phụ

thuộc vào nông nghiệp và ngày càng tăng sự phụ thuộc vào sự thăng tiến, phát

triển của bộ máy công nghiệp Đến lượt mình, sự phát triển của nền công

nghiệp là tỷ lệ thuận, hơn nữa, tỷ lệ số nhân với việc khai thấc các nguồn tài nguyên thiên nhiên Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra lần sóng công nghiệp, tạo ra công nghiệp máy móc là tạo ra thời đại công nghiệp

khai thác Chỉ số phát triển kinh tế do vậy được đặc trưng bởi quy mô và

mức sản xuất điện, than, dầu khí, sắt thép, xi măng và mấy móc Một nền công nghiệp phát triển và hùng mạnh do vậy được đo bằng lượng máy móc,

điện, than, sắt, xi măng, sản xuất ra trong một năm và mức sản xuất, thực rà

là mức khai thác tài nguyên tính/đầu người Nước Anh trong thời đại công

nghiệp là một nước công nghiệp phát triển nhất và hùng mạnh, bởi vì sản

lượng thép mà nó sản xuất ra đạt 5 triệu tấn/ năm Đây là một mốc kinh tế

mà các nền công nghiệp của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 rượt đuổi

Thứ tư, cùng với bộ mấy công nghiệp dựa trên kỹ thuật máy móc, lần sóng công nghiệp là lần sóng trong đó kinh tế phát triển dựa trên việc cơ khí hoá, tăng cường sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, và sản phẩm được sản xuất dựa trên tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng Có thể nói hàm sản xuất của lần sống công nghiệp được đặc trưng bởi hai biến chủ yếu: kỹ thuật mấy móc và nguyên liệu thô có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên,

Trang 35

do vậy, nến kinh tế là bộ máy công nghiệp chế biến tài nguyên, và nếu kính

tế của làn xóng công nghiệp là nền kinh tế tài nguyên

Thứ năm, cùng với quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế là quá trình

độ thị hoá phát triển mạnh, hình thành những trung tâm đân cư rộng lớn, từ

đây hình thành văn minh đô thị công nghiệp hoá - một kiểu tổ chức xã hội

và một không gian, một lối sống công nghiệp đô thị mới được xác lập khác hẳn với tổ chức xã hội trong làn sóng nông nghiệp

Thứ xáu, kèm theo với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là quá

trình tăng cường mạnh mẽ, mức phát thải công nghiệp và rác thải tăng lên

thời đạt phát triển, đồng thời cũng tạo ra một phương thức phát triển dựa

trên việc tăng cường mạnh mẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên trở thành mục tiêu tấn công của bộ mấy công,

nghiệp Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thăng dư và với bộ máy công

nghiệp khoẻ mạnh, nền kính tế thị trường như một cơ thể đói khát, bằng mọi cách, mọi phương tiện nó tìm kiếm các nguồn tài nguyên và khai thác

một cách mạnh mẽ những nguồn tài nguyên không tái tạo được Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, hình thành một lực lượng sẵn xuất khổng lồ cho nhân loại, đồng thời

là tạo ra một lực lượng theo tỷ lệ thuận năng lực khai thác tài nguyên thiên nhiên Cùng với quá trình công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, bộ mấy công nghiệp và xã hội công nghiệp đã đụng chạm đến tất cả các chức năng của môi trường Không chỉ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và dẫn đến cạn kiệt, bị suy thoái, mà cả sinh quyển, sinh thái, không

gian sống và nơi chứa phế thải cũng bắt đầu bị tổn thương

Phần trên đây ta đã thấy, giới tự nhiên là cái nôi của loài người, động

thời là nên tảng trên đó con người tổ chức cuộc sống của mình, việc phát mình ra bộ máy sản xuất là bước rẽ ngoạt trong sự tiến hoá của thế giới Nó

Trang 36

tạo ra nền tảng để xác lập hình thái vật chất thứ năm của thế giới Nhưng với bộ máy công nghiệp, việc sản xuất của con người đã tự tạo ra mội mâu thuẫn; trong khi sân xuất công nghiệp đẩy kinh tế thăng tiến, phát triển, thì đồng thời nó tấn công vào giới tự nhiên, làm suy kiệt dần những nguồn tài nguyên và làm tổn thương đến chính cái nôi, cái nền tảng trên đó con người

tổ chức cuộc sống của mình "Máy móc là sự thắng lợi của con người đổi với tự nhiên" là phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của con người, nhưng xét cho cùng, đó cũng là phương thức mạnh mẽ nhất dẫn loài người tới chỗ làm suy kiệt những nguồn tài nguyên có hạn trong giới tự nhiên Bởi vậy bộ máy công nghiệp là bộ máy 'phát triển kinh tế, đồng thời,

đó cũng là bộ máy khai thác, chế biến mạnh mẽ tài nguyên thiên nhiên và làm suy thoái môi trường Bộ máy công nghiệp trong khi phát triển kinh tế

đã làm thay đổi mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên Làm

cạn kiệt tài nguyên và suy giảm môi trường, bộ máy sản xuất công nghiệp

là bộ máy phát triển kinh tế không bền vững Dường như bộ máy công nghiệp và nền văn minh công nghiệp một tay tạo ra những nguồn của cải fo

lớn, đa đạng, ở cấp độ cao cho cuộc sóng con người ngày càng xung túc,

còn tay kia lại đào một cái hố để tự chôn vùi chính ngay bản thân nó và

toàn bộ xã hội.? Nhưng lần sóng công nghiệp đã chưa thể làm được cái mà

tự nó không mong muốn đó Đặc điểm của lần sóng công nghiệp là, sự xác

lập của bộ mấy công nghiệp trong thực tế chỉ mới diễn ra được ở mội số

quốc gia và sự lan toa cia no lai cham chạp và không mạnh mẽ Sau cách mạng công nghiệp của nước Anh cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên

thế giới, cho tới thế kỷ XX, cách mạng công nghiệp mới thắng lợi chủ yếu

ở tây Âu, sau đó truyền sang Bắc Mỹ, và ở châu Á chỉ duy có một nước Nhật Mãi tới cuối những năm 30 của thể kỷ XX, mới thêm một nền công

nghiệp Xô Viết Phần to lớn của thế giới còn lại vẫn còn chìm trong lần

sóng văn minh nông nghiệp truyền thống lạc hậu Chính điều này làm cho

vấn để môi trường bị tổn thương do lần sóng công nghiệp gây ra dừng ở mức cục bộ Mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, vấn đẻ môi trường bị tổn thương mới xẩy ra ở tại những nơi nền công nghiệp được xác lập và phát triển mạnh Cố nhiên những vùng lân cận và những vùng khác của thế giới thông qua chủ nghĩa thực đân, cũng bị lôi cuốn ở chừng mực nhất định vào quá trình phát triển của công nghiệp của các nước chính

Trang 37

quốc, nơi nền công nghiệp được xác lập và phát triển Trên thực tế, những

nước thuộc địa trở thành nơi cùng cấp nguyên liệu, mà thực chất là tài nguyên thiên nhiên cho các nền công nghiệp của chính quốc Tuy nhiên, do

chỗ so với giới tự nhiên và môi trường của toàn trái đất thì mức khai thác của nền công nghiệp của thế giới là nhỏ và chậm hơn mức tái tạo của bán thân những nguồn (ài nguyên tái tạo được, vì thế, về bản chất, mặc dù sự phát triển của lần sóng công nghiệp là tấn công vào quá trình tự nhiên, gây nguy cơ làm mất cân bằng giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, môi

trường, song do mức độ và quy mô phát triển của làn sóng công nghiệp còn

hạn chế cho nên về căn bản mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, môi trường còn ở thế cân bằng, Nói đúng ra, sự phát triển của làn sóng công nghiệp hãy còn nằm trong phạm vi mức chịu đựng của môi trường tự nhiên của trái đất Những tổn thương cục bộ do su phat triển của lần sống công nghiệp chưa dẫn tới mức trầm trọng gây nguy cơ sụp đồ sự cân bằng giữa giới tự nhiên và con người ở phạm vị toàn cầu vốn là sự cân bằng làm nền tầng cho sự phát triển

I.2.4 Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ

và toàn cầu hoá - Làn sóng hậu công nghiệp Sự phát triển hiện đại

K.Marx viết: "Công nghiệp hiện đại không bao giờ xét và coi hình

thức hiện có của quá trình sản xuất là hình thức dứt khoát, vì vậy cơ sở kỹ thuật của nó là có tính chất cách mạng, còn cơ sở của tất cả các PTSX trước kia về căn bản là bảo thủ Nhờ dùng máy móc, nhờ dùng các quá trình hoá

học và các phương pháp khác nên công nghiệp hiện đại không ngừng đảo

lộn những cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất "'? Như vậy làn sóng công

nghiệp không chỉ dừng ở cuộc cách mạng công nghiệp, trong tiến trình kinh

tế thị trường - công nghiệp, quy luật giá trị thang dư và quy luật tích luỹ tư

bản, đã đặt kỹ thuật sản xuất tồn tại trong một tiến trình đổi mới, tiến bộ phát triển không ngừng

Đến lượt mình sự phát triển của kỹ thuật đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển khoa học Mặt khác chính sự tiến bộ của kỹ thuật và của

sự phát triển của kinh tế đã tạo ra cơ sở kinh tế và kỹ thuật chắc chắn cho

Trang 38

khoa học phát triển Thặng dư kinh tế không chỉ là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật Chính thặng dư được tích luỹ lại

và chuyển thành tư bản là cơ sở kinh tế cho việc phát triển của khoa học và

kỹ thuật Anghen đã từng chỉ ra, nền văn minh nhân loại được xây dựng,

phát triển trên nguồn thăng dư đo chính nhân loại tạo ra Có thể nói bộ máy kinh tế thị trường - công nghiệp, đồng thời là bộ máy tự tiến hoá, phát triển lực lượng sản xuất, mà trọng tâm là khoa học kỹ, thuật

Sự phát triển từ lượng tất dẫn tới sự thay đối về chất Vào giữa thế ký

XX, lại một cuộc đại cách mạng trong lực lượng sản xuất của xã hội xảy ra a) Đó là cách mạng khoa học - công nghệ, gọi là cách mạng khoa học

- công nghệ vì ở đây diễn ra hai cuộc cách mạng nằm trong một tiến trình

chung của cuộc cách mạng lực lượng sản xuất Cuộc cách mạng khoa học

đã đem lại sự đão lộn trong khoa học và cuộc cách mạng này đã đem lại

một cơ sở mới cho con người giải quyết mối quan hệ giữa người và thiên nhiên Nó không chỉ là những nhận thức chung về thế giới, mà nó đi sâu vào những nhận thức mới về quy luật vận động của thế giới vật chất, một bức tranh mới về thế giới vật chất được hình thành Điều quan trọng hơn, những khám phá khoa học về thế giới vật chất đã trực tiếp dẫn tới một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất Cũng phải nói ngay rằng, trong khoa

học xã hội - nhân văn cũng cố một bước tiến đặc biệt Đặc biệt là kinh tế học Nếu trong lần sóng công nghiệp, kinh tế học mới chỉ là sự mô tả và cắt nghĩa về các quá trình kinh tế, thì giờ đây khoa học kinh tế đã trở thành cơ

sở và công cụ để con người điều tiết các quá trình kinh tế Nhờ sự điều tiết này, xã hội đã thúc đấy nền kinh tế phát triển một cách có hiệu quá hơn, với một năng suất cao hơn Có thể nói, đặc trưng của cách mạng khoa học - công nghệ là thông qua công nghệ và quản lý, khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp Từ đặc trưng này ta thấy, PTSX của xã hội đã

được nâng cao, thay đổi về chất Xã hội không chỉ dừng ở bộ máy chế biến tài nguyên thành những giá trị sử dụng cần thiết cho mình Bằng những khám phá về quy luật vận động của thế giới vật chất và bằng những phát minh công nghệ mới, con người đã tạo ra những lực lượng sản xuất bằng con đường hoàn toàn mới, đồng thời sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ

hoàn toàn mới Công nghệ điện tử, công nghệ di truyền là trọng tâm và đột phá của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Với công nghệ này đã mở

Trang 39

ra một thời đại mới - làn sóng hậu công nghiệp, lần sóng của khoa học - công nghệ Công nghệ này đã làm thay đối hoàn toàn xu hướng của lần sóng công nghiệp Nếu bộ máy công nghiệp là bộ máy chế biến tài nguyên, thì lần sóng khoa học - công nghệ hiện đại - công nghệ điện tử hướng sự phát triển vào quá trình làm chủ các bí mật của thế giới vật chất và bằng

công nghệ chuyển những lực lượng mạnh mẽ khổng lồ của thế giới vật chất

thành của cải cho xã hội loài người Nếu mấy móc nối dài cánh tay con người, đúng ra là giải phóng lao động cơ bắp, do đó là sự thắng lợi của con người đối với tự nhiên, thì khoa học công nghệ hiện đại là sự giải phóng

những lực lượng vật chất tiểm ẩn trong những quy luật vận động vật chất và

biến chúng thành những lực lượng sản xuất cho con người Năng lượng

nguyên tử, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học là những thành tựu chí

ra một PTSX hoàn toàn mới Đó là một cuộc đại nhảy vọt dựa trên sự giải

phóng sức sản xuất từ sự khám phá quy luật của thế giới vật chất và công nghệ chuyển những lực lượng vật chất đó thành lực lượng sản xuất cho

nhân loại

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, như vậy là một sự thay đổi

PTSX, do đó thay đối quan hệ giữa người và tự nhiên Nó đi vào sử dụng

theo một phương thức mới những lưu thông vật chất của giới tự nhiên

Phương thức này đem lại một sự nhảy vọt trong năng suất, hiệu quả, đồng

thời tránh được những tổn thương môi trường Mặt khác, cũng chính sự phát

triển của khoa học - công nghệ mới và sự phát triển, trong lòng của kinh tế

đã cung cấp cho xã hội cơ sở khoa học - công nghệ và cơ sở kinh tế để giải

quyết những hiệu ứng xấu trong quá trình sản xuất và trong quá trình sống của xã hội hậu công nghiệp

Có thể nói, cách mạng khoa học - công nghệ là một bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, làm thay đổi quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên Cách mạng khoa học - công nghệ hình thành PTSX mới trong khi

day lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, đồng thời, hình thành một

kiểu quan hệ mới giữa con người, xã hội và tự nhiên theo hướng tái lập sự hoà hợp, sự cân bằng giữa con người và tự nhiên

b) Trong những năm qua, cách mạng khoa học - công nghệ đã đấy nền kinh tế của thế giới vào một thời đại mới: thời đại phát triển hiện đại Thời

Trang 40

đại phát triển hiện đại được tạo lập trên trên ba cơ sở: một là, cách mạng khoa học - công nghệ; bai !à, kinh tế thị trường hiện đại và ba !à, toàn cầu

hoá Kinh tế thị trường hiện đại là một hệ thống kinh tế mới, trong đó nền kinh tế trở thành kinh tế vĩ mô, với các quy luật vi mô làm nền tảng Chính những quan hệ ví mô này dã làm cho nền kinh tế trở thành một cơ cấu chung Trong kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước không đơn thuần là một

bộ máy hành chính, một bộ máy chính trị Nó trở thành một nhân tế quyết định của sự phát triển với chức năng mới - chức năng phát triển Đây là

chức năng đặc biệt và cơ bản của nhà nước hiện đại Nó là người điều tiết

thị trường và duy trì những cơ sở cho sự ổn định và phát triển bền vững Với

vai trò này nhà nước có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giải quyết vấn để môi trường

Toàn cầu hoá là xu thế đặc trưng của thời đại phát triển hiện đại Toàn cầu hoá được thúc đẩy bởi lực lượng sản xuất to lớn và thể hiện một trình

độ phát triển cao của xã hội hoá Nó chứng tỏ hai điểm: một là, thế giới dã

đi tới một hệ thống phát triển chung và hz¿ !à, mọi khu vực, hay toàn bộ thế giới đang được đặt trong sự tác động, khai thác và kiểm soát của hệ thống

phát triển chung của nhân loại Ta biết rằng, trong lần sóng công nghiệp, nhiều khu vực của trái đất cồn nằm ngoài sự tác động, khai thác và kiếm

soát của con người Đó là những kho dự trữ to lớn, giàu có cho một quá trính phát triển trong tương lai, và có thể nói, những dự trữ của trái đất còn

hơn sức khai thấc của con người Toàn cầu hoá, cũng tức là, con người đã

mở rộng phạm vi tác động, khai thác và kiểm soát của mình trên toàn bộ môi trường của trái đất Nó đã mở đến những cái kho dự trữ cuối cùng của

giới tự nhiên

Ba khía cạnh: cách mạng khoa học - công nghệ, hệ kinh tế thị trường

hiện đại và toàn cầu hoá lập thành tổng thể của làn sóng hậu cộng nghiệp,

hay làn sóng phát triển hiện đại cho ta thấy, thế giới đang vận động theo một trật tự mới Trong trật tự đó, con người đã tạo ra một PTSX hoàn toàn khác và xã hội được tổ chức trong một hệ thống cũng hoàn toàn khác Đến lượt mình, chính PTSX, trật tự xã hội mới tạo ra khả năng mới cho xã hội

loài người, kiểm soát và quản lý chính ngay sự phát triển của mình

Ngày đăng: 07/05/2014, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w