tiểu luận nhịp điệu trong tranh vẽ

64 2.5K 37
tiểu luận  nhịp điệu trong tranh  vẽ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu tiểu luận

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mái trường đã cho tôi hành trang vững chắc để bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Nghệ thuật đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Tuyết Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành tiểu luận. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Yến Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài tiểu luận tốt nghiệp này là bài nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành. Những ý kiến khoa học được nêu trong bài tiểu luận không phải sao chép từ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Yến Ngọc A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, là một hình thái ý thức luôn phản ánh chân thực những giá trị của cuộc sống, có tính thẩm mĩ sinh động. Trong nghệ thuật tạo hình, mỗi loại có một ngôn ngữ riêng, có những điểm chuyên biệt song mục tiêu chính là cái đẹp, thế cân bằng và tính nhịp điệu được xem như động lực khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác. Ai cũng có khả năng cảm nhận cuộc sống của riêng mình do vậy việc truyền tải những ý tưởng và hiện thực cuộc sống cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Nếu như trong âm nhạc nhịp điệu của cuộc sống khởi đầu là tiết tấu, là sự rung ngân của những cung bậc khác nhau trong sự phối hợp nhịp nhàng của giai điệu, thì với hội họa là sự kết hợp nhịp nhàng của đường nét, hài hòa của màu sắc, cân xứng của hình khối, thuận lý của bố cục trong sự tổng hòa của một chỉnh thể gọi là tranh hay tác phẩm hội họa. Yếu tố nhịp điệu lúc thì tàng ẩn kín sâu, khi lại rõ ràng cụ thể, thế nên ở mỗi loại hình nghệ thuật nó đều mang ý vị riêng biệt. Nhịp điệu đã mặc nhiên đi vào đời sống nghệ thuật như là sự vận động tự thân của chính cuộc sống, dù tĩnh hay động, dù ẩn hay hiện thì nó vẫn biểu lộ một cách tinh tế khiến chúng ta phải để tâm tìm hiểu mới có thể nhìn nhận thấu đáo. Hội họa là một loại hình nghệ thuật thị giác, sáng tạo trên cơ sở những kết cấu tạo hình (hình khối, màu sắc, ánh sáng, đường nét, chất cảm, động tĩnh…). Thể hiện trên mặt phẳng, nằm phản ánh môi trường không gian với ý tưởng có chiều sâu. Hội họa xử lý nhịp điệu riêng trong việc tổ chức đường nét, màu sắc, sắc độ đó (sao cho tất cả cùng tương tác thành một chỉnh thể hài hòa). Điều hấp dẫn người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên trước một bức tranh, là mối tương quan chung của các tổ chức tạo hình ăn nhịp. Sự lôi cuốn của các đường nét, hình mảng, màu sắc… là ở chỗ thu hút mắt người xem vào phần trọng tâm của bức tranh. Người xem sẽ tự cảm nhận được tâm tư tình cảm của họa sĩ qua tranh của họ. Để có được mối rung cảm này, trước hội họa ta không thể khước từ vẻ đẹp đặc thù của yếu tố nhịp điệu được xây dựng trong tranh trên tinh thần định hướng cho sự nhìn và tạo tác mối đồng cảm giữa người thưởng thức và người sáng tạo. Tiếp cận ngôn ngữ hội họa từ qui luật nhịp điệu chúng ta nhận thấy hình và màu là tiếng nói đặc trưng: Hình được coi như cốt cách màu là nước men. Sự vang lên của màu được ví như sự vang lên của âm thanh trong âm nhạc tùy thuộc vào cung bậc tình cảm của mỗi người. Hơn nữa nhịp điệu trong tranh là sự phản ánh trung thực nhất nhịp điệu của cuộc sống là sụ thể hiện nguyên lý về thẩm mĩ được biểu thị trên các yếu tố về tạo hình nhịp. Do vậy tìm hiểu yếu tố nhịp điệu sẽ thấy được cái thi vị, hấp dẫn của loại hình nghệ thuật thị giác, nghệ thuật không gian này. Chính vì những yếu tố trên tôi chọn đề tài “Nhịp điệu trong tranh” làm nội dung nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Bảo lưu, gìn giữ và truyền thụ cho mọi người hiểu rõ giá trị nghệ thuật thông qua những tác phẩm mỹ thuật. - Nhằm hiểu rõ nhịp điệu của các yếu tố tạo hình trong tranh. - Tìm hiểu và chứng mình tầm quan trọng nhịp điệu của các yếu tố tạo hình trong tranh. - Giúp bản thân hiểu rõ thêm về giá trị, vẻ đẹp và tầm quan trọng của mỗi tác phẩm hội họa. Từ đó vận dụng trong dạy và học trường chuyên nghiệp. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Làm rõ cơ sở lý luận của nhịp điệu và nghiên cứu về nhịp điệu của các yếu tố tạo hình trong mỗi tác phẩm hội họa cụ thể như đường nét, hình dạng, màu sắc… - Cách vận dụng tính nhịp điệu trau dồi kiến thức bản thân vận dụng trong dạy và học mĩ thuật ở trường chuyên nghiệp. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu Nhịp điệu của những yếu tố đường nét, hình khối, không gian, khoảng trống, nhịp điệu, màu sắc… • Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu dựa trên những thành tựu phát triển của nền mĩ thuật thế giới, nền mĩ thuật hội họa phương Đông, nền mĩ thuật Việt Nam. Qua các tác phẩm tiêu biểu của hội họa thế giới, các tác phẩm mĩ thuật Việt Nam từ xưa đến nay. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sưu tầm tài liệu. - Phương pháp so sánh và tổng hợp - Phương pháp phân tích và thuyết trình 4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Khẳng định nhịp điệu là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật hội họa. - Góp thêm kiến thức về nhịp điệu trong việc giảng dạy và sáng tác tranh. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỊP ĐIỆU TRONG CUỘC SỐNG VÀ NGHỆ THUẬT 1.1 QUAN NIỆM NHỊP ĐIỆU 1.1.1 Quan niệm về nhịp điệu của Phương Tây phương Đông Theo quan điểm nghệ thuật phương Tây, nhịp điệu là sự biểu hiện của sự vật trong thế giới tự nhiên. Đặc biệt trong nghệ thuật tạo hình hiện đại, nhịp điệu được coi như yếu tố thẩm mỹ, tạo nên sự sinh động trong tác phẩm nghệ thuật. Theo quan điểm của họa sĩ Paul Signac (1863–1935, họa sĩ Tân Ấn tượng người Pháp) thì những nguyên tắc hội họa gồm có: Sự chỉ đạo: Khi tìm một bố cục, một đường nét hay một màu sắc trong tranh thì họa sĩ cần phải xác định một yếu tố chủ đạo cho bức tranh thì họa sĩ cần phải xác định một yếu tố chủ đạo cho bức họa của mình. Tranh có thể lấy màu sắc làm chủ đạo, hay lấy đường nét, hình mảng… làm chủ đạo. Sự chủ đạo này sẽ giải quyết được rất nhiều sự phức tạp của nhiều vấn đề khó khăn trong hội họa khiến cho yếu tố chủ đạo có hiệu quả cao hơn. Tính liên tục: Liên tục không có nghĩa là sự không ngừng của một đường nét, hay hình khối mà ta có thể vẽ làm nhiều nét đứt đoạn, nhưng nhìn tổng thể ta lại thấy được sự liên tục giữa vật này với vật kia, đường nét này với đường nét khác… Sự nhắc lại: Âm nhạc cũng cần có sự nhắc lại của giai điệu gây một hiệu quả để mang tính kết nối. Trong thơ cũng vậy, cũng là sự nhắc lại của vần điệu, đã tạo ra những cách gieo vần khác nhau mang đến sự thụ cảm sâu lắng mà rất tình người trong thơ. Đối với hội họa cũng không ngoài qui tắc ấy, người họa sĩ vẽ tranh mà không biết lặp lại thì sẽ bị rơi vào trang thái mông lung, lẫn lộn, nhưng nhắc lại không có nghĩa là lặp lại nguyên xi mà cần có sự biến đổi về hình, mảng, nét, khối. Đường lượn: trong tranh đều cần có những đường lượn, đường cong bên cạnh những yếu tố tạo hình khác. Ví dụ như tranh của Mandrian ta chỉ thấy toàn các đường thẳng và hình vuống đan xen vào nhau, nhưng sự kết nối biến lệch đi về khoảng cách, về hình giữa góc này với góc kia đã gợi cho ta thấy những đường cong, cho dù đó không phải là những đường cong thật sự. Đó là cách bố trí sao cho quan hệ giữa các điểm quan trọng có tính liên quan đến nhau. Là sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu, độ, bởi thế trong tranh đen trắng vẫn có ánh sắc, do có sự chuyển độ đậm nhạt trong quan hệ hài hài của sắc độ. Ví dụ như vẽ Tôm của Tề Bạch Thạch, một kỹ thuật vẽ cao siêu sự sống động có sức sống của con Tôm là sự kết hợp hài hào giữa các độ chuyển tinh tế của đậm nhạt hoặc tĩnh vật hoa quả của Matis ảnh hưởng qua lại giữa các vật bằng màu thật là uyển chuyển. Thế vững chãi: một vật thể đều có thế vững trãi nhất định có thể là tương đối, có thể là tuyệt đối. Nhưng trong một tác phẩm hội họa tạo được một sự vững chãi là rất khó bởi sự xác định của mặt phẳng. Sự chuyển hoán: là sự thay đổi vị trí có tác động tương hỗ, tương tác lẫn nhau của các yếu tố. Sự chuyển hoán này đã làm cho các yếu tố tạo hình trong tranh có sự liên kết, tôn vinh lẫn nhau. Sự hài hòa: là tổng hợp của tất cả các nguyên tắc ở trên nhưng đó cũng là một vấn đề cần phải tách riêng ra để thấy tầm quan trọng của nó. Đạt được sự hài hòa là tạo ra được sự thành công rất lớn trong một tác phẩm cho dù là trong bất cứ một bộ môn hoặc trong lĩnh vực nghệ thuật nào đó. Như vậy, thông qua những nguyên tắc đã nếu trên ta có thể thấy trong bất cứ yếu tố nào của mỗi nguyên tắc hội họa thì cũng đều mang bóng dáng của nhịp điệu trong đó. Điều này cho thấy nhịp điệu đóng góp một phần không nhỏ trong việc sáng tạo nên tác phẩm đẹp có giá trị. 1.1.2 Quan niệm về nhịp điệu của Phương Đông Trong truyền thống hội họa phương Đông, nhịp điệu cũng có khái niệm tương tự trong nguyên tắc cơ bản của hội họa cổ điển Trung Quốc. Đó là những khái niệm khá trừu tượng, phức tạp, đôi khi trùng lặp, bắt đầu là các quy tắc: khí, ý, thần rồi đến các quy tắc về hình, tượng, về cách dùng bút, mực và màu sắc. Cuối cùng, là quy tắc về cách bố trí sự vật trong không gian. Khái niệm “ Ý ” trong 6 quy tắc nói trên, thực chất là một sự theo đuổi siêu hình, chứ không phải là một sự mô phỏng hay tái hiện giản đơn sự vật bên ngoài. Người hoạ sĩ cổ điển không chỉ thể hiện hình tượng của sự vật, mà chủ yếu là cái hàm ẩn trong hình tượng, khiến cho hình tượng tràn đầy sức sống. Thể hiện sự biến hoá của vạn vật chưa đủ, mà còn phải thể hiện được cả cái tâm linh và sinh mệnh của vũ trụ. Quy tắc này, trong nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, đã có một ảnh hưởng sâu đậm lên nhiều nền nghệ thuật ở phương Đông, đặc biệt là những nền nghệ thuật đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Trung Hoa : Hàn quốc, Nhật Bản, Việt Nam, và một số dân tộc ít người ở Đông Á và Đông Nam Á. Ngay cả nền tiểu hoạ Ấn Độ và Ba Tư, cũng mang đậm dấu tích của ảnh hưởng này. 1.1.2 Quan niệm của Việt Nam Trong cách hiểu thông thường thì “nhịp” là sự nối tiếp và lặp lại một cách đều đặn một hoạt động hay một quá trình nào đấy. “Điệu” là cung cách đặc điểm về hình thức diễn ra của một hoạt động, cách thức riêng. Với cách hiểu này thì “nhịp điệu” là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh, nhẹ sắp xếp theo những trật tự và cách thức nhất định. Còn theo định nghĩa Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông lại cho rằng: Trong điêu khắc nhịp điệu của một pho tượng là đường nét tạo nên sự diễn biến của vật thể trong không gian. Nhịp điệu trong tác phẩm điêu khắc quyết định sự cân bằng về tư thế, động tác và cả nội tâm của tác phẩm. Đối với hội họa nhịp điệu có tác dụng giữ cho bố cục tranh được chặt chẽ hài hòa các yếu tố xây dựng nên nhịp điệu trong tranh là: Các đường chéo, đường nằm ngang, đường cong và khối nổi, độ tối và sáng…, một tác phẩm hội họa đẹp đương nhiên phải có nhịp điệu, tức là sự vận động của các yếu tố đường nét, điểm nhấn, vị trí nhân vật, độ sáng, tối. Trong nghệ thuật hội họa thì nhịp điệu chính là sự chuyển biến bằng các đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục một cách có hệ thống. 1.2 NHỊP ĐIỆU TRONG THIÊN NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG 1.2.1 Nhịp điệu trong thiên nhiên Nhịp điệu tồn tại dưới mọi hình dạng trong thế giới tự nhiên: mỗi loài cây cỏ, mỗi loài động vật, thực vật, từ con chim, con cá, đến hòn đá, đám mây, dòng suối, mỗi vật đều có một hình dạng riêng, một cấu trúc riêng, một nhịp điệu riêng. Song nhịp điệu chỉ toát ra một cách tổng thể tập hợp nhiều vật thể đứng gần bên nhau, có cùng một hình dạng, cùng một cấu trúc, hoặc lặp lại cùng một động tác, cùng một nhịp chuyển động. Một chiếc lá tre đơn độc, chỉ có thể cung cấp cho ta hình dạng của một chiếc lá. Chỉ khi nào ta có cả một cành tre, với cấu trúc đặc biệt của các nhánh, các chẽ của nó, ta mới bắt đầu nhận dạng được cái cấu trúc và cái nhịp điệu của tre. Nhịp điệu của một cây lê khác với nhịp điệu của một cây táo, do sự khác nhau về cấu trúc. Tuy nhiên, cái nhịp điệu này đôi khi cũng khó nắm bắt., nhất là vào mùa cây đầy lá che khuất đi những đường nét của thân cành là cái cấu trúc thể hiện nhịp điệu của từng giống cây. Cuộc sống có quy luật và nhịp điệu cũng là một trong những quy luật của cuộc sống: Bắt đầu từ cái gần gũi với ta nhất là nhịp thở rồi nhịp ngày đêm, nhịp của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông… Đưa con người từ nhịp điệu mông lung đến nhịp điệu nhân sinh (mây bay về ngàn, suối chảy ra sông ra biển, sinh, lão, bệnh, tử…). Nhịp điệu có mặt khắp mọi nơi trong thiên nhiên. Sự sắp xếp của cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa cùng với những màu sắc đã tạo thành nhịp điệu hoàn chỉnh của mỗi loài hoa, gió thổi tạo ra những song lúa một cách nhịp nhàng uyển chuyển, trên cơ thể người các bộ phận được cấu tạo duyên dáng cân đối với những đường cong tuyệt mĩ ở phụ nữ, sự chắc khỏe ở nam giới, con rắn chuyển động theo chiều dọc, con cá bơi theo đượng lượn song ngang, chim bay, bướm lượn… tất cả đều là nhịp điệu. Mọi vẻ đẹp tự nhiên đó được hòa vào trong một thể thống nhất. Ví dụ: Trong cơ thể con người mỗi bộ phận có nhịp hoạt động riêng nhưng tất cả đều đồng bộ trong từng nhịp sống cá thể, rồi nhịp đó lại hòa vào cái chung của một cộng đồng. Muôn vật trong thế giới tự nhiên không đồng kích cỡ, không cùng chức năng… nhưng chẳng hề phá nhau mà tương hỗ tùy theo điều kiện thích ứng để đôi khi ta thấy thiếu một trong những thứ đó đều không ổn đối với cuộc sống. Tự nhiên đã tự phá bỏ tính đơn điệu để hợp lại thành nhịp điệu dưới các dạng thức: Lặp lai, uyển chuyển và liên tục của một quy luật nhất định. 1.2.2 Nhịp điệu trong cuộc sống Trong sinh hoạt thường ngày người thành phố khồng dễ dàng quen với những êm ả tĩnh lặng của nông thôn và ngược lại người nông thôn lại không mấy thích nghi với nhịp sống của đô thị. Điều này cho thấy con người luôn luôn đòi hỏi có một nhịp điệu tương ứng, rằng bản thân mỗi con người luôn nhạy cảm với nhịp điệu, với cái đẹp của cuộc sống. Đó là xúc cảm về nhịp điệu của mỗi người. Như vậy cuộc sống có nhịp điệu và nó có một vị trí đặc [...]... thức, nhịp điệu của màu là sự hài hòa của sắc độ nóng lạnh, đậm nhạt Một bức tranh có sắc nghĩa là trong tranh có sự lặp lại của màu sắc, bởi sắc là nhụy của tranh Trong tranh có sự hướng sắc lên là lúc có sự ăn màu nhịp nhàng giữa gam màu chủ đạo với quan hệ màu khác cạnh nó Đó là sự luyến láy của màu, gợi cho ta cảm giác không chỉ xem tranh, ngắm tranh mà còn nghe tranh, để lắng nghe nhịp điệu tâm... một trong các yếu tố: Đường nét, hình, màu…làm chủ đạo song vẫn trên tinh thần hài hòa về nhịp điệu chung của bức tranh Tùy thuộc các kĩ thuật vẽ khác nhau mà có thể biểu hiện cảm xúc của người sĩ và thời đại họa sĩ đang sống Nghệ thuật mang theo tinh thần nhịp điệu Thông qua sự hài hòa và sự vận động không ngừng của đường nét, màu sắc, bố cục để tạo thành cái nhịp trong tranh Do vậy, nhịp điệu trong. .. là bộ môn nghệ thuật mà trong đó yếu tố nhịp điệu được thể hiện rõ ràng nhất Mỗi thể loại âm nhạc có một làn điệu đặc thù giúp ta phân biệt giữa làn điệu âm nhạc này với làn điệu kia Ví dụ như nhạc vàng khác với nhạc thiếu nhi… Trong âm nhạc nhịp lặp lại ở các âm từ tạo ra nhịp điệu âm nhạc: “ Làng tôi xanh bóng tre Từng tiếng chuông ban chiều Tiếng chuông nhà thờ rung…” Nhịp điệu là sự lặp lại một... thanh trong âm nhạc tùy thuộc vào cung bậc tình cảm của mỗi người Hơn nữa nhịp điệu trong tranh là sự phản ánh trung thực nhất nhịp điệu cuộc sống là sự thể hiện nguyên lý về thẩm mĩ được biểu hiện trên các yếu tố về tạo hình trong một tương quan chung Vì thế thưởng thức tranh dưới góc nhìn nhịp điệu sẽ thấy được cái thi vị, hấp dẫn của loại hình nghệ thuật thị giác, nghệ thuật không gian này Trong. .. tả thực trong tranh Đó là thứ nhịp điệu rất riêng trong lối tả thực của Việt Nam Cảm nhận được nhịp sống tưng bừng của nông thôn mới và những buổi đầu lao động tập thể hăng say, các họa sĩ đã phản ánh thành công xây dựng đất nước bằng tranh * Tiểu kết Ta thấy yếu tố nhịp điệu tồn tại trong mọi hành động của vũ trụ, tạo vật và con người Bởi lẽ nó chính là sự sống, con người tồn tại khi còn nhịp đập... thống chạy khắp bức tranh để tạo nên các nhịp điệu của màu giúp cho bức tranh vui vẻ, hài hước, dí dỏm Có thể nói nhịp điệu màu sắc trong tranh là sự vận động không ngừng của các màu được lặp đi, lặp lại, mảng miếng rõ ràng tạo ra một sự chuyển động trong bức tranh Khi xem một tác phẩm hội họa ta thấy màu sắc vô cùng phong phú, nó là những hòa sắc, những sự kết hợp phức tạp, do đó nhịp điệu của màu sắc... không gian theo quan điểm nhịp điệu, không gian trong hội họa phụ thuộc vào sự vân động của nhịp điệu tạo hình Nhịp điệu tạo hình đặt các yếu tố tạo hình vào một không gian cụ thể, các yếu tố tạo hình sắp xếp rời rạc trên mặt phẳng không theo qui luật nhịp điệu thì sẽ tạo được một ấn tượng không gian Một bức tranh dù có sao chép giống thiên nhiên thậm chí áp dụng cả định luật nhịp điệu lại cho ta ấn tượng... hình nghệ thuật mới đa dạng hơn Yếu tố nhịp điệu được xem như là động lực khơi dậy nguồn cảm hứng ở mỗi người Ai cũng có khả năng cảm nhận cuộc sống của riêng mình Với âm nhạc: “Yếu tố nhịp điệu trong cuộc sống khởi đầu là tiết tấu, là sự rung ngân của những cung bậc khác nhau trong sự phối hợp nhịp nhàng của giai điệu Với thơ ca, nhịp điệu không khác gì hơn là vần điệu với quãng ngắt của câu và sức bay... buộc của nhịp điệu, nếu âm nhạc chỉ với 7 nốt Đồ-Rê-Mi-Fa-Son-La-Si và ở hội họa chỉ có ba màu gốc Đỏ-Vàng-Lam vậy mà đã có biết bao những giai điệu, những dòng nhạc khác nhau ra đời Có biết bao tác phẩm với rất nhiều thể loại Vậy để đạt được sự thành công người nghệ sĩ phải biết kết hợp tài tình yếu tố nhịp điệu 1.3.2 Nhịp điệu trong thơ ca, văn học Nếu như ở âm nhạc và hội họa yếu tố nhịp điệu là... Nếu ai đó ngừng thở trong nửa tiếng, mọi liên kết trong con người sẽ ngừng lại và cái chết chiếm lĩnh tất cả và sự sống còn tồn tại trong con người Người ta đánh giá mọi vật đang sống đều qua yếu tố nhịp điệu Nó là dấu ấn của sựu tồn tại CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THÁI BIỂU ĐẠT CỦA NHỊP ĐIỆU TRONG HỘI HỌA 2.1 THỂ HIỆN QUA ĐƯỜNG NÉT Trong hội họa, đường và nét luôn đi đôi với nhau, khi vẽ một vật thể, một . định nhịp điệu là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật hội họa. - Góp thêm kiến thức về nhịp điệu trong việc giảng dạy và sáng tác tranh. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỊP ĐIỆU TRONG. dáng của nhịp điệu trong đó. Điều này cho thấy nhịp điệu đóng góp một phần không nhỏ trong việc sáng tạo nên tác phẩm đẹp có giá trị. 1.1.2 Quan niệm về nhịp điệu của Phương Đông Trong truyền. màu sắc, bố cục một cách có hệ thống. 1.2 NHỊP ĐIỆU TRONG THIÊN NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG 1.2.1 Nhịp điệu trong thiên nhiên Nhịp điệu tồn tại dưới mọi hình dạng trong thế giới tự nhiên: mỗi loài cây cỏ,

Ngày đăng: 13/05/2014, 15:31

Mục lục

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    • 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan