NGUYỄN THỊ HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2021 ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ) NGUYỄN THỊ HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI[.]
Tính cấp thiết của đề tài luận án
Lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra rằng, luôn tồn tại việc các bên tham gia giao dịch cố tình che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng những thông tin có lợi và cung cấp thông tin không công bằng đối với các đối tượng sử dụng Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích cho rằng, các bên cung cấp thông tin tài chính luôn cân nhắc giữa chi phí chi ra cho việc cung cấp thông tin và lợi ích mà thông tin mang lại Để cung cấp thông tin tài chính minh bạch sẽ làm tăng thêm chi phí và đôi khi còn dẫn đến sự bất lợi làm giảm lợi ích của bên cung cấp thông tin Thông tin bất cân xứng và mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là những rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính cung cấp cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng thông tin tài chính rất quan trọng đối với phản ứng của thị trường do mức độ lan tỏa của thông tin ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra quyết định của nhiều đối tượng trong nền kinh tế Bởi vậy, cần phải có một bên thứ ba có chuyên môn, được pháp luật thừa nhận, độc lập với bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin, thực hiện kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin tài chính do các đơn vị cung cấp KTĐL ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của các đối tượng trong nền kinh tế và là hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế nhằm đảm bảo minh bạch thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, các DNKiT hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên sẽ tồn tại những xung đột lợi ích giữa DNKiT, KTV hành nghề với đơn vị được kiểm toán và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán Vì vậy, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm tác động, giảm xung đột và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan Để thực hiện QLNN đối với KTĐL mỗi quốc gia sẽ có những mô hình quản lý khác nhau Tại Hoa Kỳ, KTĐL được quản lý theo mô hình tự quản, theo đó, Nhà nước giao cho Hiệp hội kế toán công chứng Hoa kỳ thực hiện quản lý Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Nhà nước thực hiện quản lý KTĐL cùng với sự tư vấn của một hội đồng độc lập hoặc ủy ban giám sát và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán Nhưng từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng Enron cùng với sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, Nhà nước nhận thấy những thất bại khi trao quyền cho tổ chức nghề nghiệp bởi lợi ích của những người hành nghề được bảo vệ hơn là lợi ích xã hội Do vậy, từ sau thất bại này, các quốc gia đều nhận thấy cần phải có sự can thiệp sâu của Nhà nước vào hoạt động quản lý và giám sát KTĐL.
Từ các mô hình quản lý KTĐL thành công của các quốc gia, cho thấy, KTĐL là hoạt động kinh doanh có điều kiện không thể để thị trường tự do điều tiết mà cần phải có sự can thiệp và quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu quản lý tổng thể nền kinh tế Thực tế đến nay, chưa có một nghiên cứu lý luận đầy đủ và toàn diện nào về QLNN đối với KTĐL, đây chính là khoảng trống nghiên cứu và cũng là động cơ cho việc thực hiện luận án.
Tại Việt Nam, KTĐL đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trong nền kinh tế QLNN đối với KTĐL đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Quá trình quản lý chưa bắt kịp tốc độ phát triển của KTĐL; Hệ thống khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ; Tính chủ động và phối hợp giữa các cơ quan QLNN chưa cao; Hoạt động kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định về KTĐL chưa đi sâu vào kiểm tra, giám sát chuyên môn và kiểm soát chất lượng kiểm toán Chính phủ cũng đã nhận thấy cần thiết phải có chiến lược phát triển KTĐL ở Việt Nam để hòa nhập vào thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế.
Với 30 năm hoạt động, là khoảng thời gian đủ dài để thực hiện các nghiên cứu mang tính tổng kết về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam Song, theo hiểu biết của tác giả đến thời điểm thực hiện luận án, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về QLNN đối với KTĐL ở Việt nam Điều này cho thấy, cần phải có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và sử dụng mô hình mang tính định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam về nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá, từ đó rút ra các kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong QLNN đối với KTĐL ở Việt nam.
Xuất phát từ sự cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam” cho luận án tiến sỹ của mình nhằm bổ sung thêm những lý luận cơ bản về QLNN đối với KTĐL, đồng thời cung cấp những bằng chứng thực tiễn quan trọng giúp các cơ quan QLNN có cách nhìn tổng thể và những gợi mở cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển KTĐL ở Việt Nam cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong một nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về QLNN đối với KTĐL;
Hai là, khảo sát và đánh giá thực trạng về nội dung QLNN, thực trạng theo các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam;
Ba là, nhận xét những thành công, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam;
Bốn là, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần giải quyết trong luận án bao gồm:
Câu hỏi 1: QLNN đối với KTĐL ở Việt nam có những khác biệt gì so với các quốc gia khác?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL? Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá QLNN đối với KTĐL?
Câu hỏi 3: Thực trạng về nội dung QLNN, thực trạng theo các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam?
Câu hỏi 4: QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đã đạt được những thành công và còn những tồn tại, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại đó?
Câu hỏi 5: Để hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, Nhà nước nên cải thiện những khâu quản lý nào? Và nên sử dụng những biện pháp nào để hỗ trợ KTĐL ở Việt nam phát triển?
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu :
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với KTĐL: nội dung QLNN; tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu nội dung QLNN đối với KTĐL theo hướng tiếp cận quá trình quản lý: (i) Xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL; (ii) Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL; (iii) Kiểm tra, giám sát KTĐL Để đảm bảo tính chuyên sâu, luận án tập trung nghiên cứu các dịch vụ đảm bảo do KTĐL cung cấp, các dịch vụ phi đảm bảo không thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
Phạm vi về chủ thể quản lý:
Tham gia quản lý KTĐL bao gồm nhiều chủ thể: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Các bộ, ngành có liên quan, Ngoài mô hình quản lý chung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp hoạch định và tổ chức thực hiên chính sách và pháp luật về KTĐL.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4 Những đóng góp mới của đề tài luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về QLNN đối với KTĐL. Đặc biệt, dựa trên lý thuyết “Quản trị nhà nước tốt”, luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL (State governance of external audit Indicators – SGEAI), gồm 4 tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Bằng kết quả khảo sát và phân tích định lượng, luận án cung cấp các bằng chứng cho thấy, còn có khoảng cách trong việc đề ra chính sách với việc tổ chức thực hiện các chính sách về QLNN đối với KTĐL Các nhận định này được thể hiện qua mô hình IPA và ma trận tích hợp Kano – IPA.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, trong đó luận án nhấn mạnh vào nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL Một số đề xuất mang tính đột phá được đề cập là: ban hành Luật Kế toán viên hành nghề (Luật CPA); xây dựng Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs); thực hiện quản lý và giám sát KTĐL theo mô hình luật định có sự tham gia của các ủy ban độc lập, … Đây là những gợi mở có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn cao để các nhà quản lý và hoạch định chính sách hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt NamChương 4: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về kiểm toán độc lập
Các nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập
Parasuraman (A conceptual model of service quality and its implications for future research, 1985), cho rằng, đơn vị được kiểm toán là người đầu tiên sử dụng dịch vụ do KTĐL cung cấp Thông qua kiểm toán, đơn vị được kiểm toán sẽ có được sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ và mong muốn nhận được ý kiến về sự trung thực, khách quan của các thông tin tài chính đã được kiểm toán, có được sự đảm bảo rằng mọi sai phạm (bao gồm sai sót và gian lận) trọng yếu trên BCTC đều được phát hiện và báo cáo cho Ban lãnh đạo Các kiến nghị, các bút toán điều chỉnh mà KTV đưa ra sẽ giúp khách hàng có thể hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động.
Với đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán sẽ có được thông tin đáng tin cậy, trung thực và hợp lý Tiêu biểu cho quan điểm này là Krishnan và Schauer (Differences in quality among audit firms, 2001); Canning, M., & Gwilliam, D. (Non-audit services and auditor independence: some evidence from Ireland, 1999). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, vai trò của KTĐL được xem xét trên các khía cạnh: (1) Khả năng mà kiểm toán viên sẽ (a) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo các khiếm khuyết này, DeAngelo (Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation, 1981); Warming- Rasmussen, B and L Jensen (Quality dimensions in external audit services - an external user perspective, 1998) (2) Khả năng kiểm toán viên sẽ không phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho các BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu, Lee, T., & Stone, M (Competence and dependence: the congenial twins of auditing, 1995); (3) Sự chính xác của thông tin được báo cáo bởi kiểm toán viên, Beatty, R.
P (Auditor reputation and the pricing of initial public offerings, 1989), Davidson,
R A., & Neu, D (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993); (4) Thang đo của khả năng KTV có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính trung thực của BCTC, Wallace, W (The economic role of the audit in free and regulated markets: a review, 1987) Như vậy, dưới góc độ người sử dụng kết quả kiểm toán, vai trò của KTĐL được đo lường bởi sự phát hiện ra các khiếm khuyết trên BCTC, phát hành báo cáo thích hợp nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về tính trung thực hợp lý của thông tin để họ có thể ra quyết định thích hợp.
Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), đã chỉ rõ, KTĐL có vai trò và vị trí như là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội KTĐL đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy được những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý tài chính, trong việc thực hiện chế độ kế toán của nhà nước, qua đó đưa ra các biện pháp tư vấn nhằm giúp cho đơn vị khắc phục những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, ngăn ngừa các hành vi gian lận, tham ô, tham nhũng, lãng phí các nguồn lực phát triển nhằm thực thi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình; thông qua các kết luận trên các báo cáo kiểm toán KTĐL cũng đã cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp trên những thông tin, dữ liệu tin cậy làm cơ sở cho việc thống kê, hoạch định các chính sách và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế. Để nâng cao vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, Trần Thị Kim Anh (Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán – Thực trạng và giải pháp, 2008), chỉ rõ, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định song phương, đa phương về thương mại dịch vụ Đồng thời cũng đánh giá thực trạng hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán trước yêu cầu của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Đề tài đã làm rõ vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán nói chung và các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trên cơ sở các phân tích và đánh giá, tác giả cho rằng, để hội nhập thành công cần thực hiện đồng bộ các giải pháp điển hình như: Tiếp tục rà soát để hoàn thiện khung pháp luật về kế toán, kiểm toán theo hướng phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong GATS; Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm quản lý kế toán, kiểm toán của các hội nghề nghiệp; Các DNKiT cần phải thực hiện chiến lược quốc tế hóa đội ngũ nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV; Cần xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán trong nội bộ các DNKiT, tăng cường công tác tuyên truyền lợi ích của KTĐL đối với khách hàng; Nâng cao hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho ngành kế toán, kiểm toán ngay từ các cơ sở giáo dục đào tạo.
Các nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán và hiệu quả hoạt động KTĐL
Những đóng góp mới của đề tài luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về QLNN đối với KTĐL. Đặc biệt, dựa trên lý thuyết “Quản trị nhà nước tốt”, luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL (State governance of external audit Indicators – SGEAI), gồm 4 tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Bằng kết quả khảo sát và phân tích định lượng, luận án cung cấp các bằng chứng cho thấy, còn có khoảng cách trong việc đề ra chính sách với việc tổ chức thực hiện các chính sách về QLNN đối với KTĐL Các nhận định này được thể hiện qua mô hình IPA và ma trận tích hợp Kano – IPA.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, trong đó luận án nhấn mạnh vào nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL Một số đề xuất mang tính đột phá được đề cập là: ban hành Luật Kế toán viên hành nghề (Luật CPA); xây dựng Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs); thực hiện quản lý và giám sát KTĐL theo mô hình luật định có sự tham gia của các ủy ban độc lập, … Đây là những gợi mở có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn cao để các nhà quản lý và hoạch định chính sách hoàn thiệnQLNN đối với KTĐL ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt NamChương 4: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về kiểm toán độc lập
Các nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập
Parasuraman (A conceptual model of service quality and its implications for future research, 1985), cho rằng, đơn vị được kiểm toán là người đầu tiên sử dụng dịch vụ do KTĐL cung cấp Thông qua kiểm toán, đơn vị được kiểm toán sẽ có được sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ và mong muốn nhận được ý kiến về sự trung thực, khách quan của các thông tin tài chính đã được kiểm toán, có được sự đảm bảo rằng mọi sai phạm (bao gồm sai sót và gian lận) trọng yếu trên BCTC đều được phát hiện và báo cáo cho Ban lãnh đạo Các kiến nghị, các bút toán điều chỉnh mà KTV đưa ra sẽ giúp khách hàng có thể hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đạt được mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động.
Với đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán sẽ có được thông tin đáng tin cậy, trung thực và hợp lý Tiêu biểu cho quan điểm này là Krishnan và Schauer (Differences in quality among audit firms, 2001); Canning, M., & Gwilliam, D. (Non-audit services and auditor independence: some evidence from Ireland, 1999). Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, vai trò của KTĐL được xem xét trên các khía cạnh: (1) Khả năng mà kiểm toán viên sẽ (a) phát hiện ra khiếm khuyết của hệ thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo các khiếm khuyết này, DeAngelo (Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation, 1981); Warming- Rasmussen, B and L Jensen (Quality dimensions in external audit services - an external user perspective, 1998) (2) Khả năng kiểm toán viên sẽ không phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho các BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu, Lee, T., & Stone, M (Competence and dependence: the congenial twins of auditing, 1995); (3) Sự chính xác của thông tin được báo cáo bởi kiểm toán viên, Beatty, R.
P (Auditor reputation and the pricing of initial public offerings, 1989), Davidson,
R A., & Neu, D (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993); (4) Thang đo của khả năng KTV có thể làm giảm các sai sót và nâng cao tính trung thực của BCTC, Wallace, W (The economic role of the audit in free and regulated markets: a review, 1987) Như vậy, dưới góc độ người sử dụng kết quả kiểm toán, vai trò của KTĐL được đo lường bởi sự phát hiện ra các khiếm khuyết trên BCTC, phát hành báo cáo thích hợp nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về tính trung thực hợp lý của thông tin để họ có thể ra quyết định thích hợp.
Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), đã chỉ rõ, KTĐL có vai trò và vị trí như là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế xã hội KTĐL đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy được những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý tài chính, trong việc thực hiện chế độ kế toán của nhà nước, qua đó đưa ra các biện pháp tư vấn nhằm giúp cho đơn vị khắc phục những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, ngăn ngừa các hành vi gian lận, tham ô, tham nhũng, lãng phí các nguồn lực phát triển nhằm thực thi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình; thông qua các kết luận trên các báo cáo kiểm toán KTĐL cũng đã cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp trên những thông tin, dữ liệu tin cậy làm cơ sở cho việc thống kê, hoạch định các chính sách và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế. Để nâng cao vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, Trần Thị Kim Anh (Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán – Thực trạng và giải pháp, 2008), chỉ rõ, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định song phương, đa phương về thương mại dịch vụ Đồng thời cũng đánh giá thực trạng hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán trước yêu cầu của tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Đề tài đã làm rõ vai trò của KTĐL trong xu thế hội nhập, những cơ hội và thách thức đối với dịch vụ kế toán, kiểm toán nói chung và các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Trên cơ sở các phân tích và đánh giá, tác giả cho rằng, để hội nhập thành công cần thực hiện đồng bộ các giải pháp điển hình như: Tiếp tục rà soát để hoàn thiện khung pháp luật về kế toán, kiểm toán theo hướng phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong GATS; Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm quản lý kế toán, kiểm toán của các hội nghề nghiệp; Các DNKiT cần phải thực hiện chiến lược quốc tế hóa đội ngũ nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV; Cần xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán trong nội bộ các DNKiT, tăng cường công tác tuyên truyền lợi ích của KTĐL đối với khách hàng; Nâng cao hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho ngành kế toán, kiểm toán ngay từ các cơ sở giáo dục đào tạo.
Các nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán và hiệu quả hoạt động KTĐL
Phan Thanh Hải (Xác lập mô hình tổ chức cho hoạt động KTĐL ở Việt Nam để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong xu thế hội nhập, 2013), chỉ rõ, trên cơ sở những đánh giá thực trạng mô hình tổ chức hoạt động KTĐL ở Việt Nam đã đưa ra đề xuất về định hướng và các giải pháp để xác lập và hoàn thiện các yếu tố cụ thể liên quan đến việc ứng dụng một mô hình tổ chức hoạt động KTĐL trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động KTĐL.
Từ năm 1999 trở lại đây, với xu thế mở của và hội nhập nền kinh tế, nhận thức của xã hội (Nhà nước, các đối tượng được kiểm toán, KTV, DNKiT, các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán) về KTĐL trong và yêu cầu chất lượng và hiệu quả KTĐL đã đòi hỏi ở mức độ cao hơn Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đã chú trọng rất nhiều vào chất lượng kiểm toán và hiệu quả của hoạt động KTĐL, tuy nhiên, đánh giá chất lượng kiểm toán lại không hề dễ dàng Do quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán là không thể quan sát được bởi bên thứ ba, Krishnan, J., & Schauer, P C. (Differences in quality among audit firms, 2001), nên trong các nghiên cứu thực nghiệm các nhà nghiên cứu đã lựa chọn hai phương pháp để đo lường chất lượng kiểm toán, đó là: phương pháp trực tiếp và/hoặc phương pháp gián tiếp.
Phương pháp đo lường trực tiếp chất lượng kiểm toán là đánh giá từ chính quá trình kiểm toán của KTV và DNKiT Phương pháp này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào nhóm kiểm toán như các KTV độc lập, hoặc được quyền trực tiếp truy cập vào các giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán của KTV, hoặc được tham gia vào kiểm tra chéo việc thực hiện quá trình kiểm toán có liên quan đến từng hợp đồng kiểm toán cụ thể (Carlin và cộng sự, 2009) Sử dụng phương pháp trực tiếp, chất lượng kiểm toán sẽ được đo lường bởi: kiểm soát chất lượng kiểm toán (Donald &Giroux, 1992), quá trình kiểm toán của KTV (Sutton & Lampe, 1991), chất lượng kiểm tra chéo (Colber &Murray, 1998), chất lượng thực hiện các thủ tục kiểm toán (Blokdijk và cộng sự, 2006), và ý kiến của KTV về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (Geiger và Raghunandan, 2002) Đo lường chất lượng kiểm toán theo phương pháp trực tiếp đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và chi phí cao, đồng thời, chỉ được đánh giá sau khi DNKiT và KTV đã hoàn tất quá trình kiểm toán. Bên cạnh đó, điểm bất lợi nhất của phương pháp trực tiếp là chất lượng kiểm toán chỉ được đánh giá sau khi DNKiT đã hoàn tất quá trình kiểm toán, do vậy các kết luận về chất lượng kiểm toán thường không kịp thời, không giúp DNKiT hoặc người sử dụng thông tin tránh được rủi ro; hậu quả vì thế sẽ không được ngăn chặn.
Ví dụ, chất lượng kiểm toán được cho là kém khi các DNKiT và KTV trước đó đã phát hành ý kiến về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán buộc phải tuyên bố phá sản ở năm tiếp theo; hoặc DNKiT bị kiện do đưa ra các ý kiến chuyên môn sai sót gây thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba (Geiger vàRaghunandan, 2002) Như vậy, việc đo lường trực tiếp chất lượng kiểm toán vừa khó thực hiện do yêu cầu bí mật thông tin khách hàng của KTĐL vừa không kịp thời khi chất lượng kiểm toán chỉ là các đánh giá sau (feedback), khi các „sự cố‟ kiểm toán (nếu có) đã xảy ra mà không được ngăn chặn Vì thế tính dự báo hoặc sự can thiệp của các chủ thể trong quá trình kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán không được kịp thời Đánh giá chất lượng kiểm toán theo phương pháp trực tiếp sẽ rất phù hợp với kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài (KSCL kiểm toán do cơ quan QLNN và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán thực hiện). Đánh giá chất lượng kiểm toán theo phương pháp gián tiếp là thông qua các yếu tố ảnh hưởng (proxy), mà các yếu tố này dễ dàng quan sát và đo lường được, như: quy mô DNKiT, nhiệm kỳ kiểm toán của KTV, mức độ chuyên sâu ngành nghề của KTV, phí kiểm toán, danh tiếng DNKiT, trở nên phổ biến hơn và cũng ưu việt hơn so với phương pháp trực tiếp Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cách đánh giá gián tiếp chất lượng kiểm toán giống như đánh giá trạng thái sức khỏe của một cơ thể sống thông qua một loạt các chỉ số có thể quan sát và đo lường được, như: nhiệt độ, các chỉ số về máu, các chỉ số về nhịp tim, … DeAngelo (Auditor Size and Audit Quality, 1981), đã đề xuất quy mô của công ty kiểm toán là một chỉ số để đo lường chất lượng kiểm toán vì các công ty lớn hơn sẽ có các điều kiện tốt hơn để thực hiện kiểm toán Sau nghiên cứu của DeAngelo, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa quy mô của DNKiT và chất lượng kiểm toán (Krishnan và Schauer, 2001; Ajmi, 2009; Lawrence và cộng sự, 2011) cũng như việc đo lường chất lượng kiểm toán một cách gián tiếp thông qua các yếu tố ảnh hưởng khác đến chất lượng kiểm toán trở nên phổ biến hơn Theo đó các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán theo cách đánh giá gián tiếp được các nghiên cứu chỉ ra như sau:
Các yếu tố thuộc DNKiT, nhóm yếu tố này bao gồm: Quy mô DNKiT (Audit firm size); Chính sách kiểm soát chất lượng của DNKiT (Control processes); Thời kỳ kiểm toán (Audit Tenure); Sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán (Non-audit service); Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (Responsiveness to client needs).
Các nhà nghiên cứu, DeAngelo (Auditor Size and Audit Quality, 1981); Dopuch và Simunic, 1982; Deis và Giroux, 1992; Nichol và Smith, 1983; Wyer và cộng sự,
1988, đã công bố những phát hiện về mối quan hệ giữa quy mô của DNKiT, năng lực kiểm toán và chất lượng kiểm toán Các tác giả đều có chung kết luận là quy mô DNKiT có ảnh hưởng tới năng lực kiểm toán Các DNKiT có quy mô lớn hơn sẽ được coi là có năng lực kiểm toán tốt hơn Các DNKiT quy mô lớn có thể nhận được phí kiểm toán cao hơn các DNKiT có quy mô nhỏ, bởi vậy các DNKiT quy mô lớn có tiềm lực tài chính để thu hút các KTV có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để từ đó thực hiện cuộc kiểm toán tốt hơn Deis, D and Giroux (Determinants of Audit Quality in the Public Sector, 1992), phát hiện có mối quan hệ thuận chiều giữa kiểm soát chất lượng và chất lượng kiểm toán Một DNKiT có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt sẽ mang lại công việc kiểm toán có chất lượng cao Malone, C F., & Roberts, R W (Factors Associated with the Incidence of Reduced Audit Quality Behaviors, 1996), kết luận rằng DNKiT với một hệ thống kiểm soát chất lượng mạnh sẽ ít có khả năng thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp Davidson, R A., & Neu, D (A note on the association between audit firm size and audit quality, 1993), kết luận rằng thời kỳ kiểm toán dài sẽ làm tăng phần lợi nhuận điều chỉnh do vận dụng các phương pháp kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (discretionary accruals) Farmer, T A., L E Rittenberg, and G M. Trompeter (An investigation of the impact of economic and organizational factors on auditor independence, 1987), phát hiện rằng các KTV nhiều khả năng sẽ đồng ý với ban quản trị đơn vị được kiểm toán trong những quyết định quan trọng khi mà thời gian của hợp đồng kiểm toán được kéo dài Mối quan hệ lâu dài giữa mộtDNKiT và khách hàng của họ sẽ làm tăng khả năng KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, và làm giảm sự sẵn sàng của KTV trong việc sửa đổi các báo cáo kiểm toán, Vanstraelen, A (Impact of renewable long- term audit mandates on audit quality, 2000) Thời gian kiểm toán dài dẫn đến việc làm giả chất lượng kiểm toán, mối quan hệ lâu dài sẽ tạo ra sự tự mãn, làm giảm sự nghiêm ngặt của các chương trình kiểm toán và công việc kiểm toán sẽ dựa nhiều trên sự trình bày của ban quản trị khách hàng, Shockley, R.A (Perceptions of audit independence: a conceptual model, 1982) Các KTV sẽ trở nên thoải mái với khách hàng, giảm sự hoài nghi nghề nghiệp cũng như giảm sự chuyên cần trong việc tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán, Wooten, T.C.(Research about audit quality, 2003).Bởi vậy, một giới hạn bắt buộc về thời kỳ kiểm toán được yêu cầu để giảm ảnh hưởng của khách hàng lên ý kiến của KTV, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán.Trong QLNN, việc quy định bắt buộc về giới hạn nhiệm kỳ KTV được xem là biện pháp cải thiện chất lượng kiểm toán đang được một số quốc gia theo đuổi trong chính sách quản lý của mình Ngược lại, trường phái có quan điểm phản đối việc phải luân chuyển KTV, cho rằng DNKiT có thể có được sự sáng suốt và quen thuộc hơn với tổ chức của đơn vị được kiểm toán thông qua việc lặp lại công việc kiểm toán, và do đó chất lượng kiểm toán sẽ tăng lên khi thời kỳ kiểm toán dài hơn,(St Pierre và Anderson, 1984; Stice, 1991) Quan hệ giữa khách hàng và KTV sẽ cho phép KTV dựa ít hơn vào các ước tính quản lý và trở nên độc lập với ban quản trị khách hàng (Solomon và cộng sự, 1999) Các nghiên cứu của Sisumic (1984),Beck cùng các cộng sự (1988) chỉ ra rằng việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo có thể gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa KTV và khách hàng Mối quan hệ này càng chặt chẽ thì tính khách quan của DNKiT càng bị tổn hại do đó dẫn đến chất lượng kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực Các nghiên cứu của Mautz & Sharaf
(1961), cũng đề cập đến việc dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn thuế của DNKiT cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của DNKiT Ngoài ra, theo Simunic,D (The pricing of audit services:theory and evidence, 1980), mối quan hệ kinh tế giữa khách hàng và DNKiT có thể gia tăng do sự kết hợp cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ kiểm toán Lý do này đã làm cho DNKiT có xu hướng nhượng bộ với khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến trong quá trình kiểm toán nhằm mục đích giữ được khách hàng Nghiên cứu của Carcello, J.V., Hermanson, R.H and McGrath, N.T (Audit quality attributes: the perceptions of audit partners, preparers and financial statement users, 1992), Behn và cộng sự (1997) đều chỉ ra khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán.
Các yếu tố thuộc về KTV, nhóm yếu tố này bao gồm: Trình độ chuyên môn (Auditor qualifications and proficiency); Mức độ chuyên sâu ngành nghề của khách hàng (Industry Expertise); Kinh nghiệm (Experience); Thái độ thận trọng nghề nghiệp của KTV (Professional Due Care); Tính độc lập của KTV (auditor’s independence) Điển hình của những nghiên cứu này, Philip Law (2008), và các nghiên cứu của DeAngelo (Auditor Independence, “Lowballing” and Disclosure Regulation, 1981), George A.Boyne (Public Service Performance 2009), Bonner
(1990), Frederick và Libby (1986), Bonner và Lewis (1990), chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán và có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán Low (2004); Hammersley (2006); Maroney và Simnett (2009) cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa kiến thức và trình độ chuyên môn với việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm toán chung được thừa nhận (GAAPs) Trong khi đó nghiên cứu của David O‟Regan
(2003) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán Cụ thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năng đối đầu với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung khi bất thường, hoặc nhận thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tưởng vào khách hàng, và nhiều khả năng phải nỗ lực ở mức độ cao trong quá trình kiểm toán.
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, chất lượng kiểm toán không bị quyết định bởi kỳ vọng của khách hàng mà được xác định bởi DNKiT, bởi các DNKiT sẽ xây dựng quy trình kiểm toán và KSCL nhằm giúp KTV đưa ra ý kiến trung thực, hợp lý Theo Krinsky, I., & Rotenberg, W (The valuation of initial public offerings,
Khung phân tích của luận án
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu và phỏng vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực QLNN về KTĐL, luận án xác định phạm vi nghiên cứu và xây dựng khung phân tích của luận án:
Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL, luận án xây dựng 3 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố thuộc môi trường quản lý; Nhóm yếu tố thuộc chủ thể quản lý;
Nhóm yếu tố thuộc khách thể quản lý.
Nội dung QLNN đối với KTĐL, luận án dựa trên quá trình quản lý xây dựng 3 nội dung: Xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL; Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL (các yếu tố con người và quá trình quản lý: tổ chức bộ máy quản lý, triển khai và phối hợp hoạt động); Kiểm tra, giám sát KTĐL. Đánh giá QLNN đối với KTĐL, luận án dựa trên lý thuyết quản trị nhà nước tốt (Good Governance), hướng đến: Năng lực của Nhà nước; Khả năng ứng phó;
Trách nhiệm, và đưa ra 4 tiêu chí đánh giá: (1) Tính hiệu lực; (2) Tính hiệu quả; (3)
Tính phù hợp; (4) Tính bền vững.
KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án
(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)
Phương pháp nghiên cứu của luận án
1.3.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhìn nhận, phân tích, khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của nó Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nhận diện quy trình QLNN đối với KTĐL trong từng giai đoạn phát triển của KTĐL, quá trình thay đổi quy trình quản lý, kết quả đạt được của từng giai đoạn và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
Luận án đặt việc xử lý những vấn đề nảy sinh tác động đến QLNN đối với KTĐL trong mối quan hệ với KSCL kiểm toán và nghiên cứu nó trong sự vận động, phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của DNKiT.
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm khám phá tìm hiểu sâu nội dung QLNN, thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tập trung tìm kiếm và nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu QLNN đối với KTĐL, thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, đề xuất khung nghiên cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL.
Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện thông qua internet, tại Thư việnTrường Đại học Thương mại, Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích,thống kê, so sánh và tổng hợp thông tin Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm các nội dung: các học thuyết về QLNN, nội dung QLNN đối với KTĐL, kinh nghiệm QLNN đối với KTĐL của một số quốc gia trên thế giới, thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn trong nước và ngoài nước, đó là các nguồn: Bộ Tài chính; Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; Thanh tra Chính phủ,… Ngoài ra, để làm phong phú thêm và bổ sung số liệu tham chiếu, luận án còn thu thập số liệu từ: Niên giám thống kê, Báo cáoPhòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Báo/ tạp chí điện tử/kỷ yếu khoa học liên quan đến QLNN đối với KTĐL của các tác giả Việt Nam và thế giới, các nguồn thông tin đảm bảo sự tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường nhằm hoàn chỉnh khung nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu là QLNN đối với KTĐL.
Việc thu thập thông tin diễn ra độc lập, đảm bảo người được phỏng vấn không bị chi phối bởi suy nghĩ, quan điểm, cảm xúc của người khác Kỹ thuật thực hiện là thảo luận trực tiếp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
Luận án lựa chọn mẫu khảo sát phỏng vấn có chủ đích là các lãnh đạo cấp Bộ trực tiếp quản lý, giám sát KTĐL; chủ tịch Hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán; lãnh đạo DNKiT; và các nhà nghiên cứu là các chuyên gia trong lĩnh vực KTĐL ở Việt Nam Đây là những người hiểu rõ thực trạng KTĐL ở Việt nam, am hiểu về QLNN, trực tiếp quản lý, điều hành, có lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN đối với KTĐL cũng như quản lý hoạt động hành nghề của DNKiT và KTV. Phỏng vấn có chủ đích nhằm thực hiện nghiên cứu đánh giá hướng tiếp cận nội dung QLNN, các yếu tố ảnh hưởng và sự phù hợp của bộ tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.
Mẫu chủ đích bao gồm: 2 lãnh đạo thuộc Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); 1 lãnh đạo thuộc UBCKNN; 1 lãnh đạo thuộc NHNN; 1 lãnh đạo thuộc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 1 lãnh đạo thuộc Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam, 1 lãnh đạo của DNKiT, 2 chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực KTĐL thuộc Trường Đại học, và 1 KTV hành nghề (Phụ lục số 01) Với kích thước mẫu này là đạt đến số lượng phần tử tính đến điểm bão hoà, tức là không thể thu thập thêm được thông tin.
Phỏng vấn được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị phỏng vấn: Liên hệ với các đối tượng phỏng vấn để xác định thời gian và địa điểm phỏng vấn Soạn thảo các câu hỏi sâu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của KTĐL ở Việt Nam; thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam (Phụ lục số 02).
Thực hiện phỏng vấn: Giới thiệu bản thân mình, chủ đề phỏng vấn và mục đích cuộc phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia lần lượt các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn (Phụ lục số 02).
Toàn bộ nội dung câu trả lời của đối tượng phỏng vấn được ghi chép lại và ghi âm (đã được sự cho phép của đáp viên) nhằm lưu lại để phục vụ cho phân tích dữ liệu định tính Nội dung của cuộc phỏng vấn được tác giả “gỡ băng ghi âm” bằng việc nghe và đánh máy toàn bộ cuộc phỏng vấn vào máy tính một cách đầy đủ nhất để làm dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả sau phỏng vấn được gửi lại cho đối tượng phỏng vấn kiểm tra nhằm đảm bảo tính hợp lệ và xác thực.
1.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Do dữ liệu thứ cấp về QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu nên luận án sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá các phát biểu trong bảng hỏi (questionnaire) đã rõ ràng, dễ hiểu chưa, qua đó điều chỉnh cho phù hợp trước khi thực hiện khảo sát cho nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp gửi phiếu trực tuyến thông qua bảng khảo sát chi tiết.
Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 50 đáp viên thuộc 7 đối tượng, bao gồm: Cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát KTĐL; Cơ quan QLNN trong lĩnh vực có liên quan; Tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán; DNKiT; KTV; Đơn vị được kiểm toán; Đối tượng sử dụng thông tin KTĐL cung cấp Đây là những đối tượng trực tiếp quản lý, giám sát KTĐL, đối tượng chịu sự quản lý giám sát và các đối tượng có lợi ích liên quan. Với kích thước mẫu này đảm bảo tính đại diện và bao phủ của mẫu đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy của tài liệu điều tra 50 đáp viên của mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng gồm: 5 lãnh đạo thuộc Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); 2 lãnh đạo thuộc UBCKNN; 2 lãnh đạo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); 2 lãnh đạo thuộc NHNN; 2 lãnh đạo thuộc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2 lãnh đạo thuộc Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam; 15 lãnh đạo của DNKiT; 10 KTV hành nghề thuộc các DNKiT được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2020; 5 lãnh đạo thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần; 5 lãnh đạo thuộc đơn vị, tổ chức được kiểm toán Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành vào tháng 2 năm 2020 tại Hà Nội đảm bảo độ tin cậy cao do chọn đủ đại diện cho nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức thực hiện trên tập dữ liệu mẫu lớn thông qua bảng khảo sát bằng cách gửi trực tiếp và gửi qua thư điện tử (Google doc online) đến các đáp viên thuộc 7 đối tượng đã gửi mẫu nghiên cứu sơ bộ Số phiếu gửi đi là 588, số phiếu hợp lệ nhận về là 308 (Phụ lục số 04) Bảng khảo sát xây dựng trên cơ sở những nội dung cần làm sáng tỏ như: tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến
QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam Các nhận định trong bảng khảo sát được kế thừa các nghiên cứu trước kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Tổng quan về kiểm toán độc lập
2.1.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán độc lập
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, con người luôn quan tâm đến quản lý và điều hành nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động Hoạt động quản lý và điều hành luôn cần có thông tin để ra quyết định Song thông tin cung cấp thường được thu nhận được từ các nguồn khác nhau luôn chứa đựng nhiều rủi ro và sai sót tiền ẩn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ bên cung cấp Trong khi đó, đối tượng sử dụng thông tin luôn mong muốn thông tin cung cấp phải trung thực, tin cậy và đúng thực trạng tài chính của đơn vị Điều này đòi hỏi phải có một bên thứ ba được pháp luật thừa nhận, có năng lực chuyên môn, có thẩm quyền và độc lập với các bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin để thẩm định và đánh giá thông tin tài chính của các đơn vị, tổ chức Kiểm toán chính là bên thứ ba, độc lập và khách quan thực hiện kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của các thông tin cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng.
Có nhiều khái niệm được đưa ra về kiểm toán Theo từ gốc Latin, kiểm toán là
“audit”, có nghĩa là “nghe” Do vậy, kiểm toán ban đầu được hiểu thông qua phương pháp tiến hành: Kiểm toán là hoạt động mà người ghi chép tài sản đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” và chấp nhận thông qua việc chứng thực.
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC, International Auditing and Assurance Standard Board (2013), "Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính" Khái niệm này chỉ đề cập đến chức năng kiểm toán BCTC và chưa đề cập đến các chức năng khác của kiểm toán nên nó chưa thực sự đầy đủ.
Khái niệm kiểm toán được chấp nhận rộng rãi hiện nay, theo các tác giả AlvinA.Aen & James K.Loebbecker (Auditing, 2000), "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập".
Căn cứ vào chủ thể thực hiện, hoạt động kiểm toán được phân thành 3 phân hệ: Kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
KTĐL là hoạt động kinh doanh dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận của các DNKiT và KTV hành nghề KTĐL được thực hiện bởi KTV chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và nền tảng pháp lý do Nhà nước quy định KTĐL là đặc trưng của kinh tế thị trường với chức năng chính là kiểm tra và xác nhận BCTC của các đơn vị và tổ chức, ngoài ra còn thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán, tài chính. Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán”, trình bày ý kiến của KTV và DNKiT về BCTC đã được kiểm toán và không gắn liền với trách nhiệm xử lý các sai phạm của đối tượng được kiểm toán.
KTNN là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi KTV là công chức Nhà nước trong tổ chức KTNN (có quốc gia gọi là cơ quan kiểm toán tối cao) KTNN thực hiện mang tính chất cưỡng chế cao theo luật định và theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, không thu phí kiểm toán, không thực hiện hoạt động kinh doanh Kinh phí cho hoạt động kiểm toán được chi từ nguồn ngân sách Chức năng chính của KTNN là kiểm toán sự tuân thủ pháp luật và các qui định của các đơn vị, tổ chức sử dụng tài chính công và tài sản công, ngoài ra, còn thực hiện kiểm toán hoạt động và kiểm toán BCTC nhằm đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán”, trình bày kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước về việc sử dụng tài chính công, tài sản công và yêu cầu đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai phạm, đồng thời đưa ra các khuyến nghị với cơ quan QLNN có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính và kế toán.
Quốc hội (Luật Kiểm toán nhà nước, 2015) nêu rõ: “Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
KTNB là hoạt động kiểm soát, xác nhận, tư vấn nhằm tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị KTNB là một phận trong đơn vị, trực thuộc cấp cao nhất và độc lập với các bộ phận khác KTNB được thực hiện bởi các KTV nội bộ theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc nhà quản lý Chức năng của KTNB là kiểm toán hoạt động nhằm kiểm soát và quản trị rủi ro cho đơn vị, bên cạnh đó còn thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán” đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, sự tuân thủ pháp luật và các quy định trong thực thi trách nhiệm và các khuyến nghị nhằm giúp đơn vị đạt được các mục tiêu hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro.
Theo chuẩn mực Hành nghề kiểm toán nội bộ do Học viện kiểm toán viên nội bộ (IIA), thì “Kiểm toán nội bộ là hoạt động xác nhận và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra một cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu lực của quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản lý rủi ro”
Kiểm toán với ba phân hệ, KTĐL, KTNN và KTNB luôn có sự khác nhau căn bản về chủ thể kiểm toán nên dẫn đến phân định tương đối về đối tượng kiểm toán, quy trình và phương pháp kiểm toán cũng như sự khác nhau nhất định về mức độ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, ý kiến của KTV và những yêu cầu thực hiện kết quả kiểm toán Mặc dù có sự khác nhau về chủ thể kiểm toán, phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán và địa vị pháp lý, song KTĐL, KTNN, KTNB luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể sử dụng kết quả kiểm toán của nhau và cùng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính Với chức năng là công cụ kiểm soát và là tuyến phòng thủ thứ 3 quan trọng trong quản trị rủi ro của đơn vị, KTNB là cánh tay nối dài của KTNN và KTĐL tại các đơn vị Sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ và chất lượng KTNB luôn ảnh hưởng đến quyết định mở rộng hay thu hẹp phạm vi, quy mô và phương pháp kiểm toán cũng như chất lượng của KTNN và KTĐL.
Ngày nay, kinh tế thị trường càng phát triển, sự mong đợi về độ tin cậy của các thông tin tài chính do tổ chức phát hành càng cao, càng cho thấy vai trò quan trọng của KTĐL trong nền kinh tế Theo WTO, KTĐL là ngành dịch vụ chuyên môn và là dịch vụ hỗ trợ quan trọng không chỉ đem lại lợi ích phát triển kinh tế mà còn mang lại sự đảm bảo an toàn cho nền kinh tế Do vậy đã có nhiều khái niệm được đưa ra về KTĐL được hiểu theo cả nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Theo nghĩa rộng: KTĐL là ngành dịch vụ kinh doanh, nhóm dịch vụ chuyên môn do các tổ chức KTĐL cung cấp mà kết quả của chúng làm thay đổi các điều kiện của đơn vị tiêu dùng, hoặc thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, hoặc tài sản tài chính.
Theo nghĩa hẹp: KTĐL là sự kiểm tra, xác nhận và đưa ra kết luận củaDNKiT và KTV hành nghề về sự đảm bảo của dịch vụ cung cấp dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và tính độc lập khách quan.
Theo Hội đồng kiểm toán và các dịch vụ xác nhận Vương quốc Anh (The Audit
& Assurance Council –AAC, 2012), "KTĐL là sự kiểm tra độc lập, và bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một đơn vị do KTV được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”.
Từ những phân tích và các định nghĩa trên, luận án đưa ra khái niệm chung nhất về KTĐL như sau:
Kiểm toán độc lập là ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh được thực hiện bởi các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề, dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp nhằm đưa ra kết luận về sự đảm bảo của dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu công khai, minh bạch thông tin tài chính của các đơn vị, tổ chức và làm thay đổi các điều kiện của đơn vị tiêu dùng, hoặc thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa hoặc tài sản tài chính.
2.1.1.2 Phân loại kiểm toán độc lập
Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập
Thuật ngữ quản lý trong hoạt động kinh tế có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra tuỳ theo quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu Quan điểm chung nhất hiện nay cho rằng, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng lên một hệ thống nào đó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Như vậy, quản lý chính là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích và theo ý chí của người quản lý hay là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Trong xã hội có nhà nước, hoạt động QLNN là hoạt động quản lý cao nhất Đó là hoạt động gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, 2005) nêu rõ: “Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra,trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”.
Hiểu theo nghĩa rộng: QLNN đối với nền kinh tế là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp, đến hoạt động tư pháp Bao hàm các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý của Nhà nước QLNN được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song có thể bao gồm cả các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể,… nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp, QLNN đối với nền kinh tế được hiểu là hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế và được thực hiện bởi cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước Sự quản lý, điều hành được thực hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà trong sự phát triển của xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tiếp cận theo nội dung của quá trình QLNN bao gồm: xây dựng hệ thống pháp lý, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật; kiểm tra, giám sát KTĐL Theo đó, khái niệm QLNN đối với KTĐL như sau:
Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập là hoạt động quản lý của Nhà nước về xây dựng hệ thống pháp lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập bằng các phương thức, quy trình quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý và phát triển kiểm toán độc lập.
2.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập
Lịch sử đã chứng minh, các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát và không thể thiếu sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước QLNN nhằm khắc phục những thất bại của kinh tế thị trường và hạn chế những nhược điểm của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu của QLNN đối với KTĐL là kết quả mong đợi, cần có (cần đạt được) của chủ thể quản lý sau một thời kỳ nhất định. Mục tiêu của QLNN đối với KTĐL bao gồm:
Một là, nâng cao nhận thức của xã hội về KTĐL nhằm phát triển KTĐL cả về quy mô, số lượng và chất lượng
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin tài chính do các đơn vị, tổ chức cung cấp luôn chứa đựng nhiều rủi ro bởi sự phát triển nóng và hệ sinh thái phức tạp.Mục tiêu của QLNN là phải tác động có định hướng nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng trong nền kinh tế về KTĐL và hướng tới mở rộng quy mô thị trườngKTĐL xứng tầm với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Kết quả của QLNN là phát triển KTĐL mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng.
Hai là, Quản lý chặt chẽ, kiểm soát sâu rộng KTĐL nhằm đạt được hệ thống thông tin kinh tế, tài chính tin cậy, công khai, minh bạch cho nền kinh tế
KTĐL rất đa dạng về dịch vụ cung cấp và luôn có tính cạnh tranh cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kiểm toán Mặc dù thị trường có thể điều tiết thông qua chất lượng dịch vụ cung cấp, song Nhà nước cần phải tạo lập môi trường quản lý phù hợp và thực hiện kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng KTĐL Kết quả của mục tiêu QLNN là có được một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính tin cậy, công khai, minh bạch cho nền kinh tế Bên cạnh đó, Nhà nước phải hướng tới nhận diện và phát hiện kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo thực thi chống tham nhũng một cách có hiệu quả nhằm tạo ra một thị trường dịch vụ KTĐL rộng mở với các dịch vụ đa dạng và đối tượng sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng.
Ba là, giải quyết xung đột, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan
Trong quá trình thực hiện kiểm toán luôn tồn tại những lợi ích và xung đột lợi ích đa dạng với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau Các đơn vị được kiểm toán vì lợi ích sẽ che dấu những yếu kém trong hoạt động và đưa ra những thông tin tài chính không trung thực, không đúng thực trạng tài chính nhằm khuyếch trương kết quả kinh doanh Ngoài ra, vì muốn cắt giảm chi phí, nhiều đơn vị, tổ chức lựa chọn DNKiT không phù hợp có năng lực và nguồn lực hạn chế với chi phí dịch vụ thấp, chất lượng kém dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro Bên cạnh đó, DNKiT và KTV hành nghề, vì lợi ích sẽ có những thỏa hiệp với đơn vị được kiểm toán để giảm giá phí xuống dưới mức cho phép đảm bảo chất lượng kiểm toán hoặc thực hiện kiểm toán BCTC và cung cấp dịch vụ tư vấn trong cùng một hợp đồng kiểm toán làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng thông tin tài chính cung cấp.
Mục tiêu của QLNN là tạo cơ chế quản lý và quá trình quản lý đa chiều nhằm tác động và giảm xung đột lợi ích, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan Nhà nước xác định lợi ích hợp pháp và buộc các DNKiT phải thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và phát triển thị trường KTĐL.
Thực chất của QLNN là quá trình thiết kế mục tiêu quản lý và căn cứ vào đóNhà nước huy động và sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu và các phương pháp quản lý thích hợp để tác động, điều tiết KTĐL theo đúng quỹ đạo và mục tiêu đã định Các mục tiêu QLNN đối với KTĐL dù chính xác và có tính khả thi đến đâu chăng nữa, nhưng nếu không có công cụ quản lý tương ứng và hữu hiệu thì không thể thực hiện được và chỉ là các mục tiêu quản lý trên lý thuyết, chứ chưa phải là mục tiêu quản lý trong hiện thực Do vậy, Nhà nước nào cũng luôn sử dụng các công cụ như là các phương tiện để tác động vào hoạt động KTĐL.
Công cụ QLNN đối với KTĐL là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Mỗi công cụ QLNN có chức năng và phạm vi tác động nhất định, song chúng luôn liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ pháp luật được nhà nước sử dụng để tạo ra hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định, thực hiện mục tiêu phát triển KTĐL bền vững, đồng thời tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong KTĐL Công cụ kế hoạch được nhà nước sử dụng để lựa chọn hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong lộ trình phát triển KTĐL, đồng thời thực hiện phân chia chiến lược và quy hoạch thành các lộ trình ngắn hơn, xác định nhiệm vụ cần phải đạt được trong từng giai đoạn phát triển của KTĐL Với công cụ chính sách, trên cơ sở những giải pháp và các cơ chế chính sách thích hợp, Nhà nước tác động lên các chủ thể trong nền kinh tế nhằm thực hiện thành công mục tiêu QLNN đối với KTĐL.
Mục tiêu QLNN đối với KTĐL sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý trong từng thời kỳ Phương pháp QLNN đối với KTĐL là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có để thực hiện các mục tiêu quản lý.
Phương pháp hành chính thể hiện tính bắt buộc và tính quyền lực của Nhà nước đối với các DNKiT, KTV hành nghề, đơn vị được kiểm toán đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời và thích đáng Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước vào nhận thức của các DNKiT, KTV hành nghề, đơn vị được kiểm toán để tăng tính chủ động, tích cực và nâng cao nhận thức của các đối tượng về KTĐL nhằm mở rộng và đa dạng đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán góp phần phát triển thị trường lành mạnh và bền vững. Để QLNN đối với KTĐL hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải sử dụng đồng bộ, linh hoạt và kết hợp các phương pháp quản lý, bởi mỗi phương pháp đều có những mặt tích cực và cả mặt hạn chế nhất định.
Kiểm tra, giám sát KTĐL
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với KTĐL
Xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL
Nội dung quản lý nhà nước Công cụ quản lý & Phương pháp QLNN
Mục tiêu quản lý nhà nước
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán Đơn vị được kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề
Các dịch vụ phi đảm bảo
Dịch vụ soát xét và các dịch vụ đảm bảo khác
Dịch vụ kiểm toán BCTC
Khách thể quản lý Đối tƣợng quản lý
Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập CÁC YẾU TỐ TRỤ CỘT TRONG QLNN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố trụ cột trong QLNN đối với kiểm toán độc lập
(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả) 2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập
2.2.3.1 Xây dựng hệ thống pháp lý đối với kiểm toán độc lập
Hệ thống pháp lý đối với KTĐL bao gồm chiến lược phát triển KTĐL, hệ thống chính và pháp luật đối với KTĐL Chiến lược KTĐL sẽ tạo định hướng, chính sách về KTĐL sẽ tạo môi trường vĩ mô cho KTĐL phát triển Song chiến lược và chính sách về KTĐL chỉ mang lại hiệu quả khi nó được thể chế hóa bằng pháp luật Để KTĐL phát triển theo mục tiêu QLNN đòi hỏi hệ thống pháp lý phải ban hành đầy đủ, ổn định, đồng bộ, nhất quán, có thời gian hiệu lực phù hợp và hướng vào những bức xúc đặt ra trong QLNN đối với KTĐL.
Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đối với KTĐL
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập
Kế thừa các nghiên cứu trước về QLNN, Đào Anh Tuấn (Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 2013); Lê Hà Trang (Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, 2019); Mai Thị Dung (Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2019), luận án phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL theo 3 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về khách thể quản lý.
2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường quản lý
Từ các thảo luận về mặt lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, luận án hình thành các giả thuyết yếu tố môi trường quản lý ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL sau đây:
Một là, trình độ phát triển kinh tế và nhận thức của xã hội về KTĐL
Nhận thức của xã hội về KTĐL có tác động tích cực và tạo ra những thách thức đối với nền kinh tế Với trình độ phát triển kinh tế ở mức độ thấp, sự thừa nhận của xã hội về KTĐL ở mức độ nhỏ thì nhu cầu sử dụng thông tin tài chính đã kiểm toán trong nền kinh tế sẽ ở mức độ rất hạn chế Khi đó, nhu cầu công khai, minh bạch thông tin tài chính của các đối tượng trong nền kinh tế không đòi hỏi cao Các đơn vị được kiểm toán luôn coi là “bị kiểm toán” chứ không phải là “được kiểm toán” Nhận thức của xã hội về KTĐL là hoạt động không cần thiết và các doanh nghiệp luôn e ngại về tính bảo mật của thông tin tài chính nên có xu hướng chỉ sử dụng dịch vụ kiểm toán khi thực sự bắt buộc hoặc cần thiết Nhận thức này là rảo cản vô hình rất lớn khiến cho QLNN khó đạt được mục tiêu phát triển KTĐL Khi nền kinh tế phát triển, cùng với mức độ cạnh tranh tăng lên làm tăng nhu cầu sử dụng thông tin tài chính đã kiểm toán Các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán luôn tin tưởng vào thông tin tài chính đã kiểm toán và đòi hỏi các tổ chức, đơn vị phải kiểm toán BCTC trước khi công bố.
Trình độ phát triển kinh tế và nhận thức của xã hội về KTĐL được đánh giá rõ nét nhất thông qua mức độ tham gia và phản hồi trực của các chủ thể trong nền kinh tế vào các chính sách, pháp luật và quản lý hoạt động KTĐL.
Hai là, thể chế chính trị
Thể chế chính trị và khung pháp lý luôn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho KTĐL Nếu như chính trị không ổn định thì sẽ không có một nền kinh tế phát triển bền vững Luật pháp tác động và điều chỉnh trực tiếp đến KTĐL, nên nếu hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và một thể chế chính trị minh bạch và ổn định sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động KTĐL.
KTĐL được thực hiện là do xã hội cho phép, chừng nào xã hội không còn chấp nhận thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi Chính phủ can thiệp bằng các cơ chế, chính sách hoặc hệ thống pháp luật Hành lang pháp lý sẽ cho phép hoặc không cho phép hoặc những ràng buộc, đòi hỏi các bên liên quan trong QLNN đối với KTĐL phải tuân thủ.
Thể chế chính trị và hành lang pháp lý là yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến QLNN đối với KTĐL Sự ảnh hưởng của yếu tố này được đánh giá thông qua tính ổn định, đồng bộ và thích ứng và sự vận dụng linh hoạt của các cơ chế, chính sách, pháp luật với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của KTĐL.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế tất yếu và tạo ra những cơ hội đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế của mỗi quốc gia Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, KTĐL mở cửa không hạn chế và cho phép các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán của các nước thành viên khác được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới Với việc mở cửa và hội nhập các DNKiT sẽ có cơ hội tiếp cận với các thành tựu và kỹ thuật kiểm toán hiện đại của các Hãng kiểm toán quốc tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh Quá trình tự do hóa thương mại sẽ mở rộng các phương thức cung cấp dịch vụ khi đó Nhà nước cũng phải hoàn thiện các quy định và khung pháp lý để phù hợp với tiến trình hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng sâu rộng đến QLNN đối với KTĐL Sự ảnh hưởng này được kiểm định thông qua các chỉ tiêu đánh giá các quy định về QLNN đối với KTĐL phù hợp với thông lệ quốc tế, hài hòa với các quy định và các thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương.
2.3.2 Các yếu tố thuộc chủ thể quản lý
Từ các thảo luận về mặt lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, luận án hình thành các giả thuyết về các yếu tố chủ thể quản lý ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL sau đây:
Một là, phương thức quản lý của Nhà nước
Một phương thức quản lý theo hướng tạo cơ chế phù hợp sẽ tác động tích cực,hiệu quả đến KTĐL giúp thực hiện tốt các mục tiêu quản lý Ngược lại, nếu phương thức quản lý bó buộc, các thủ tục hành chính phức tạp, chồng chéo sẽ tác động tiêu cực, khi đó, các chính sách ban hành sẽ không sát với thực tế và không đạt được tính hiệu quả và hiệu lực trong quản lý Phương thức quản lý của Nhà nước hữu hiệu sẽ tác động hiệu quả đến quản lý, kiểm tra và giám sát KTĐL, tạo dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quản lý.
Hai là, quan điểm quản lý, kiểm soát của Nhà nước
Nhà nước bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, tác động có chủ đích và kiểm soát chặt chẽ KTĐL nhằm tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thực tế hiện nay có hai quan điểm của Nhà nước về quản lý và kiểm soát KTĐL:
(1) Nhà nước thực hiện quản lý và giám sát, tổ chức nghề nghiệp tham gia theo uỷ quyền, trao quyền của Nhà nước; (2) Tổ chức nghề nghiệp tự quản lý có sự giám sát của Nhà nước Với các quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt trong ban hành và thực thi chính sách về KTĐL.
Bên cạnh đó là quan điểm về kiểm tra, giám sát nên giao cho cơ quan QLNN hay đưa ra cơ chế để các DNKiT thực hiện kiểm tra chéo dưới sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp sẽ tác động đến việc thiết lập bộ máy hành chính và nhân sự của các cơ quan QLNN Điều này không chỉ tác động về mặt tổ chức bộ máy QLNN và nguồn nhân lực mà còn tác động đến kiểm soát chất lượng kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các DNKiT.
Như vậy, quan điểm của Nhà nước sẽ dẫn đến sự khác biệt trong quản lý và là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến QLNN đối với KTĐL Sự ảnh hưởng này được đánh giá thông qua mức độ hiện thực quyền lực của Nhà nước và hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật.
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập và bài học cho Việt Nam
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở một số quốc gia
KTĐL có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới Ở Việt nam, KTĐL đang trong giai đoạn phát triển nên việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn QLNN đối với KTĐL của các quốc gia phát triển sẽ giúp Việt Nam thành công hơn trong quản lý, giám sát và phát triển KTĐL Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với KTĐL ở 3 quốc gia có KTĐL phát triển là Hoa kỳ, Singapore, và Trung Quốc Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia theo đuổi mô hình QLNN đánh giá theo kết quả công việc, quản lý và giám sát KTĐL đạt hiệu quả cao và có thị trường KTĐL phát triển Singapore là quốc gia có hoạt động quản lý và giám sát KTĐL hiện đại, Nhà nước thực hiện quản lý với sự tư vấn của một hội đồng độc lập Sự có mặt của hội đồng tư vấn với nhiều thành phần trong xã hội đã làm cho các quy chế quản lý, giám sát KTĐL của Singapore luôn mềm dẻo và đạt hiệu quả cao Trung Quốc là quốc gia đang phát triển và có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị với Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là bài học tốt cho Việt Nam.
2.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Hoa Kỳ
Hệ thống pháp lý đối với KTĐL
Theo đuổi mô hình QLNN đánh giá theo kết quả công việc, Nhà nước Hoa Kỳ luôn đề cao mức độ giải trình và sự phản hồi của các nhóm lợi ích trong nền kinh tế khi xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL Các nhà hoạch định được trao quyền chủ động, linh hoạt trong quá trình xây dựng, ban hành, sửa đổi, cải cách hệ thống pháp lý Chiến lược KTĐL được xây dựng riêng biệt và luôn gắn kết với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống pháp lý đối với KTĐL được xây dựng ở cấp liên bang dựa trên thực tiễn thực hiện không phụ thuộc vào chương trình làm luật của Quốc hội Văn bản quy phạm pháp luật luôn bám sát thực tiễn và thuận lợi trong tổ chức thực hiện Những chính sách lớn và dài hạn được thể chế hóa bằng các đạo luật như: Luật Kiểm toán độc lập, Luật kế viên công chứng, Đạo luật Sarbanes-Oxley Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán phát triển mạnh nên các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, Nhà nước giới hạn vai trò của mình và giao cho Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), nghiên cứu, soạn thảo, ban hành, công bố và tổ chức thực hiện.
Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán được xây dựng bao gồm các chỉ số thể hiện ở cấp độ DNKiT, cấp độ hợp đồng dịch vụ và một số chỉ số thể hiện cả hai cấp độ.
Mô hình quản lý và giám sát kiểm toán độc lập
Tại Hoa Kỳ, Nhà nước thực hiện phi tập trung hóa quyền lực, áp dụng chế độ cùng quản lý Chức năng quản lý và giám sát được giao cho các cơ quan độc lập, Nhà nước chỉ tập trung thực hiện chức năng định hướng, khuyến khích và quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Trước năm 2002, QLNN đối với KTĐL được thực hiện theo mô hình tự quản lý Nhà nước giao quyền cho Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ thực hiện chức năng quản lý và giám sát KTĐL Sau sự kiện Enron với sự sụp đổ của hãng kiểm toán Arthur Andersen, Nhà nước Hoa Kỳ nhận thấy những thất bại khi trao quyền cho tổ chức nghề nghiệp thực hiện chức năng quản lý KTĐL Các tổ chức nghề nghiệp quan tâm bảo vệ lợi ích của những người hành nghề hơn là bảo vệ các lợi ích xã hội Từ năm 2002, QLNN đối với KTĐL tại Hoa Kỳ được thực hiện theo mô hình tự quản lý có sự giám sát của Nhà nước.
Kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập
Chủ thể và hình thức kiểm tra, giám sát
Chủ thể thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng các dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Hoa Kỳ được thực hiện thông qua sự phối hợp thực hiện của hai tổ chức là Hiệp hội nghề nghiệp (AICPA) và Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán các công ty đại chúng (PCAOB), trong đó PCAOB có chức năng tương tự như cơ quan quản lý Chính phủ PCAOB thực hiện chọn mẫu DNKiT để kiểm tra dựa vào việc đánh giá các rủi ro của từng DNKiT cũng như dựa trên việc đánh giá các sai sót có thể xảy ra của các BCTC đã được kiểm toán PCAOB đặc biệt quan tâm đến các khoản mục rủi ro cao và ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn (như là các khoản vay, cầm cố bằng cổ phiếu, các công cụ tài chính và giao dịch có đòn bẩy tài chính cao, giá của các cổ phiếu và tính thanh khoản của các tài sản) Tùy vào từng hệ thống KSCL bên trong của từng DNKiT mà các thủ tục kiểm tra được xây dựng cho phù hợp Các DNKiT phát hành hơn 100 báo cáo kiểm toán cho các công ty đại chúng sẽ kiểm tra chi tiết và phức tạp hơn các DNKiT nhỏ.
Chương trình kiểm tra chéo giữa các DNKiT được thực dưới sự quản lý và giám sát của Ủy ban Kiểm tra chéo Quốc gia (PRB), Ủy ban Giám sát kiểm toán các công ty đại chúng (PCAOB), Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) nhằm hỗ trợ giám sát thực hành nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán và đưa ra các biện pháp điều chỉnh. Để kiểm soát chất lượng kiểm toán cho các công ty niêm yết, Trung tâm chất lượng kiểm toán Hoa Kỳ (US CAQ) với sự hỗ trợ của Uỷ ban chứng chứng khoán đưa ra Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán với 20 chỉ số (Số giờ đào tạo trung bình tính cho 1 nhân sự kiểm toán; Kết quả soát xét nội bộ chất lượng hợp đồng dịch vụ; Kết quả các cuộc kiểm tra do cơ quan bên ngoài thực hiện; Khối lượng công việc của partner kiểm toán; Kinh nghiệm của nhân sự kiểm toán đối với lĩnh vực kinh doanh của hợp đồng; Khối lượng công việc của nhân viên kiểm toán; Số giờ tham gia hoặc số năm kinh nghiệm của các nhân sự cao cấp trong cuộc kiểm toán; Thời gian đào tạo trung bình cho nhân viên và cho từng thành viên nhóm kiểm toán; …) Để kiểm soát chất lượng kiểm toán cho các công ty đại chúng, Ủy ban giám sát kiểm toán các công ty đại chúng (PCAOB) phát hành Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán với 28 chỉ số Bộ chỉ số bao gồm các chỉ số chất lượng kiểm toán phổ biến trong Bộ chỉ số của tổ chức US CAQ đã ban hành và bổ sung thêm các chỉ số: Tỷ lệ nhân viên kiểm toán trên 1 partner kiểm toán; Số năm kinh nghiệm của nhân sự kiểm toán; Đầu tư cho việc xây dựng phương pháp và công cụ kiểm toán mới; Mức độ thuyên chuyển sang bộ phận khác hoặc doanh nghiệp khác của nhân viên kiểm toán; Tỷ lệ thôi việc của KTV; Kết quả các cuộc kiểm tra nội bộ và bên ngoài cho DNKiT hoặc đối với các thành viên nhóm kiểm toán; Số giờ tham gia của các nhân sự cấp cao trong cuộc kiểm toán; Tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập; ….
Công khai kết quả kiểm tra
Kết thúc kiểm tra, AICPA và PCAOB sẽ lập báo cáo kiểm tra nêu rõ các yếu kém trong hệ thống KSCL của DNKiT Báo cáo sẽ không công bố rộng rãi ra công chúng nếu AICPA và PCAOB nhất trí về việc DNKiT khắc phục các yếu kém trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành báo cáo Nếu kết quả điều tra cho thấy DNKiT hoặc KTV vi phạm, AICPA sẽ tiến hành xử lý vi phạm: Phạt tiền, hủy bỏ tư cách thành viên, thu hồi giấy phép hành nghề kiểm toán; và cấm KTV tham gia kiểm toán cho bất kỳ công ty đại chúng nào từ 1 đến 5 năm, cảnh cáo và bắt buộc tham gia thêm các khóa đào tạo.
Trong quá trình kiểm soát, các sai phạm của KTV và DNKiT thực hiện kiểm toán cho các công ty đại chúng sẽ được AICPA và PCAOB báo cáo trực tiếp cho Ủy ban Điều tra hoặc sẽ báo cáo trực tiếp cho Ủy ban chứng khoán PCAOB sẽ tiến hành thủ tục tố tụng theo luật định và cấm KTV tham gia kiểm toán cho bất kỳ công ty đại chúng nào từ 1 đến 5 năm.
2.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Singapore
Hệ thống pháp lý đối với KTĐL
Singapore là một quốc gia theo đường lối kinh tế tư bản với sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao Nhà nước Singapore ủy quyền cho các cơ quan tác nghiệp trực tiếp thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ, cấp Bộ chỉ giữ lại trách nhiệm hoạch định chính sách.
Hệ thống pháp lý đối với KTĐL tiếp cận theo hướng khách quan, phát triển bền vững dựa trên sự chuyển đổi từ tư duy về “thực hiện theo nhiệm vụ được giao” sang “hợp tác”, từ “cung ứng dịch vụ” sang “kiến tạo giá trị” luôn giúp cho Singapore có những chính sách phát triển KTĐL bền vững Chiến lược KTĐL được xây dựng riêng biệt cùng với chiến lược khu vực dịch vụ Singapore do Hội đồng tiền tệ quốc gia Singapore và Ủy Ban Đánh giá kinh tế Singapore xây dựng. Mục tiêu của chiến lược KTĐL là đưa Singapore trở thành nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng quốc tế hàng đầu ở Châu Á Luật KTĐL, Luật CPA do Quốc hội ban hành Chính phủ xây dựng và công bố chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp với sự tư vấn Hội đồng chuẩn mực kế toán, kiểm toán Singapore. Chuẩn mực kiểm toán của Singapore được ban hành gần như toàn văn chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA).
Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán được ban hành với 8 chỉ số, bao gồm các chỉ số định lượng (Số giờ đào tạo trung binh tính cho nhân sự kiểm toán; Tỷ lệ nhân viên kiểm toán trên 1 partner kiểm toán; Số năm kinh nghiệm của nhân sự kiểm toán; Kết quả các cuộc kiểm tra do cơ quan bên ngoài thực hiện; Khối lượng công việc của partner kiểm toán), và các chỉ số định tính (Kết quả soát xét nội bộ chất lượng hợp đồng dịch vụ; Kinh nghiệm của nhân sự kiểm toán đối với lĩnh vực kinh doanh của hợp đồng; Mức độ thuyên chuyển sang bộ phận khác hoặc doanh nghiệp khác của nhân viên kiểm toán).
Mô hình quản lý và giám sát kiểm toán độc lập
Tại Singapore, quản lý và giám sát KTĐL được thực hiện theo mô hình nhà nước - hội đồng tư vấn Chính phủ giao cho Bộ Tài chính Singapore thực hiện chức năng quản lý Hội đồng giám sát kế toán viên công chứng (The Public AccountantsOversight Committee - PAOC) là cơ quan trực thuộc Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp - Accounting and Corporate Regulatory Authority – ACRA, có trách nhiệm hỗ trợ quản lý, giám sát, hướng dẫn và rà soát các chuẩn mực kiểm toán, phương thức và quy trình kế toán áp dụng đối với các kế toán viên công chứng khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán công, kiểm toán và lập BCTC Hội kế toán công chứng Singapore (ICPAS) là tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được hình thành trên cơ sở tự nguyện.
Kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập
Chủ thể và hình thức kiểm tra, giám sát
Tại Singapore, chủ thể thực hiện kiểm soát, điều tra và đề xuất kỷ luật về các sai phạm của DNKiT và KTV hành nghề là Hội đồng giám sát kế toán viên công chứng (The Public Accountants Oversight Committee - PAOC) Cơ quan quản lý KTV và doanh nghiệp hàng năm tổ chức Chương trình giám sát thực tế (Practice Monitoring Programme – PMP) để kiểm tra chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả đánh giá về việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Singapore (Singapore Standards on Auditing – SSA) và các quy định khác Chương trình giám sát thực tế thực hiện theo hai hình thức kiểm tra: kiểm tra DNKiT và kiểm tra cuộc kiểm toán ACRA thực hiện kiểm tra các DNKiT và cuộc kiểm toán cho các công ty niêm yết; ISCA thực hiện kiểm tra cấp độ cuộc kiểm toán cho các công ty không niêm yết Việc phân bổ này sẽ giúp ACRA tập trung nguồn lực vào việc kiểm toán ảnh hưởng đến lợi ích công chúng nhiều hơn Để KSCL chất lượng kiểm toán, ACRA sẽ kiểm tra, giám sát thông qua Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán.
Công khai, minh bạch kết quả kiểm tra
Với nguyên tắc Chính phủ mở, Singapore là quốc gia thực hiện công khai, minh bạch thông tin Bộ Tài chính Singapore xây dựng ngân hàng dữ liệu để công khai thông tin về hành nghề kế toán, kiểm toán, công bố công khai kết quả kiểm tra và sai phạm của các DNKiT và KTV hành nghề Nhờ công khai và minh bạch trong kiểm soát, Singapore trở thành quốc gia có có hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, các phương tiện quản lý hiệu quả nên phòng ngừa một cách hữu hiệu tham nhũng, đảm bảo trách nhiệm giải trình trong thi hành chính sách và pháp luật về KTĐL.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
Khái quát về kiểm toán độc lập ở Việt Nam
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
3.1.1.1 Lịch sử hình thành kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Vào những năm đầu tiên của của thời kỳ đổi mới, với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát sinh hàng loạt nhu cầu được cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn trong mọi lĩnh vực Với nhu cầu công khai, minh bạch thông tin tài chính, KTĐL trở thành một loại hình dịch vụ không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường Năm 1991, với quyết định cho phép thành lập 2 DNKiT thuộc sở hữu Nhà nước là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) và đã trở thành những DNKiT đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một ngành dịch vụ lần đầu xuất hiện tại Việt nam Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, KTĐL ở Việt nam đã trở thành ngành dịch vụ hỗ trợ quan trọng của nền kinh tế Từ chỗ chỉ có duy nhất dịch vụ kiểm toán BCTC, giờ đây, KTĐL đã phát triển đa dạng dich vụ và cơ cấu doanh thu dịch vụ cũng ngày càng tăng trưởng Bên cạnh đó, chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao đáp ứng kỳ vọng của các đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, KTĐL đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế Trong giai đoạn mới, Việt nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải phát triển KTĐL mạnh cả về số lượng và chất lượng nhằm thúc đẩy cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như thực hiện các cam kết thương mại quốc tế.
3.1.1.2 Quá trình phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Trải qua 30 năm hoạt động và phát triển, KTĐL ở Việt nam đã trở thành một dịch vụ hỗ trợ của nền kinh tế Dựa trên sự phát triển về số lượng DNKiT, quy mô khách hàng, cơ cấu và chất lượng kiểm toán có thể đánh giá quá trình phát triển của KTĐL theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1998 Đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển KTĐL ở Việt nam.Năm 1991, đánh dấu sự ra đời của 02 DNKiT đầu tiên thuộc DNNN Đến cuối giai đoạn này, đã có thêm sự tham gia của các DNKiT có vốn đầu tư nước ngoài và công ty hợp danh Giai đoạn này cũng đánh dấu sự tăng trưởng cơ cấu lao động tham gia vào lĩnh vực KTĐL và số lượng KTV hành nghề Từ chỗ chưa có KTV có chứng chỉ hành nghề, đến cuối giai đoạn này đã có gần 400 KTV có chứng chỉ hành nghề. Đến năm 1998, với sự gia tăng về số lượng khách hàng, số lượng DNKiT và sự có mặt của các DNKiT hàng đầu thế giới cho thấy KTĐL ở Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới với tính chuyên nghiệp hơn.
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010
Trong giai đoạn này với việc mở rộng đối tượng kiểm toán theo luật định (các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các công ty đại chúng) và chính sách bãi bỏ quy định về xét duyệt BCTC, quyết toán thuế của các doanh nghiệp thay vào đó yêu cầu BCTC của các doanh nghiệp phải được kiểm toán trước khi công khai đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán so với giai đoạn trước đó.
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010 là giai đoạn thể hiện sự phát triển lớn mạnh của KTĐL ở Việt nam cả về số lượng DNKiT, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cũng như số lượng khách và sự đa dạng của các loại hình dịch vụ kiểm toán cung cấp Sự phát triển của KTĐL theo hướng mở rộng dịch vụ kiểm toán BCTC và các dịch vụ đảm bảo khác Giai đoạn này, Chính phủ cho phép các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau được tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, đánh dấu bước phát triển của KTĐL không chỉ về cơ cấu dịch vụ mà cả loại hình DNKiT và hình thức sở hữu Trong giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), một tổ chức nghề nghiệp quan trọng trực tiếp quản lý và kiểm soát hoạt động hành nghề của KTV và DNKiT.
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay
Năm 2011 đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của KTĐL ở Việt nam với sự ra đời của Luật KTĐL Luật KTĐL có hiệu lực đã nâng cao vị thế của KTĐL lên tầm cao mới, đặt cơ sở pháp lý bền vững cho sự phát triển của KTĐL Luật KTĐL quy định và mở rộng đối tượng kiểm toán bao gồm: DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán Giai đoạn từ năm 2011 đến nay đánh dấu sự phát triển của KTĐL ởViệt nam cả về quy mô, số lượng và chất lượng kiểm toán Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng, sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kiểm toán và sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận sau thuế, số nộp NSNN Số lượng nhân viên chuyên nghiệp, KTV hành nghề ngày càng tăng.
3.1.2 Thực trạng kiểm toán độc lập ở Việt nam
3.1.2.1 Về số lượng và cơ cấu khách hàng
Bảng 3.1: Bảng cơ cấu và quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 DN có vốn ĐT nước ngoài (FDI) 1.524 59 2.825 58 5.640 49 9.794 34 15.591 37 26.136 42,79
3 DN đơn vị, tổ chức khác 362 14 1.082 23 3.223 28 15.340 53 21.337 51 29.000 47,48
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)
Ra đời vào năm 1991, khi đó KTĐL chưa có một khách hàng nào, nhưng đến năm 1997 số lượng đạt 2.583 khách hàng, song chủ yếu là các đối tượng kiểm toán bắt buộc theo luật định, chưa có khách hàng tự nguyện Từ năm 1999 - 2010, số lượng khách hàng tăng mạnh, đối tượng kiểm toán tự nguyện mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã có xu hướng tăng dần Từ năm 2010 đến nay, số lượng khách hàng tăng đều qua các năm, năm 2020 tăng gấp 2,1 lần so với năm 2010 Cơ cấu khách hàng ngày càng đa dạng, năm 2020, khách hàng là doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài (FDI) chiếm 42,79%, tăng từ 9.794 khách hàng năm 2010 lên 26.136 khách hàng năm 2020, gấp 2,7 lần so với năm 2010.
CƠ CẤU, QUY MÔ KHÁCH HÀNG CỦA KTĐL QUA CÁC NĂM
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu, quy mô khách hàng của KTĐL qua các năm
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)
Sự tăng trưởng về số lượng, cơ cấu khách hàng là minh chứng đánh giá sự phát triển của KTĐL ở Việt nam Song thực trạng cũng cho thấy, quy mô thị trườngKTĐL còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
3.1.2.2 Về số lượng và quy mô các DNKiT
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu số lƣợng và loại hình DNKiT qua các năm
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng cộng DNKiT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1 DN 100% vốn đầu tư NN 6 40 6 17,65 4 5,13 5 3,29 3 1,91 2 1,01
5 DN có vốn đầu tư NN 4 26,67 - 1 1,28 3 1,97 8 5,10 9 4,55
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)
Trong những năm đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã phát sinh nhu cầu được cung cấp dịch vụ kiểm toán nên 02 DNKiT Nhà nước đầu tiên đã được thành lập vào năm
1991, đánh dấu sự ra đời của hoạt động KTĐL ở Việt nam. Để khai thác khả năng tiềm tàng của thị trường kiểm toán trên cơ sở cạnh tranh về chất lượng và giá phí trong môi trường pháp lý bình đẳng, Nhà nước khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài và nhiều DNKiT thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau đã lần lượt ra đời.
Năm 2000 có 34 DNKiT, với các loại hình như: DN 100% vốn đầu tư NN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty hợp danh Nghị định số 133/2005/NĐ-CP của Chính phủ cho phép tiếp tục thành lập công ty TNHH thì số lượng DNKiT tăng rất nhanh, năm 2010 có 152 DNKiT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong đó Công ty TNHH là 141 DNKiT chiếm 92,76% Từ năm 2015 đến nay số lượng và loại hình DNKiT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thay đổi theo từng năm.
Năm 2020 có 198 DNKiT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, với 3 loại hình, trong đó chủ yếu là Công ty TNHH với 187 DNKiT chiếm 94,44%; có 2DNKiT 100% vốn đầu tư nước ngoài (PwC, KPMG); 09 DNKiT có vốn đầu tư nước ngoài (E&Y; E-Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S, Crowe Việt Nam, BDO,Jung IL), trong đó có: 06 DNKiT có thành viên góp vốn là tổ chức (E&Y, E-Jung,Mazars, HSK, Crowe Việt Nam, BDO).
SỐ LƢỢNG DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN QUA CÁC NĂM
Biểu đồ 3.2: Số lƣợng DNKiT qua các năm
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)
Với sự tăng trưởng về số lượng DNKiT với tổng số vốn điều lệ ngày càng tăng và xu hướng các DNKiT nhỏ sáp nhập với nhau để tăng cường năng lực hoạt động cho thấy sự phát triển không ngừng của KTĐL ở Việt nam Bốn DNKiT lớn trên thế giới (big 4) là KPMG, Deloitte, PwC, E&Y vẫn đang tiếp tục hoạt động tại Việt nam là minh chứng cho sự phát triển và dẫn dắt, định hướng KTĐL Việt nam theo hướng chuyên nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng cho thấy, trình độ quản lý của các DNKiT còn hạn chế chưa thực sự thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và phát triển nghề nghiệp.
3.1.2.3 Về số lượng, chất lượng nhân viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên
Bảng 3.3: Bảng cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm
(Trong đó NV chuyên nghiệp) 933 1.735 3.091 7.471 9.705 11.915
2 Tổng số KTV hành nghề 314 487 870 1.264 1.797 2.311
(1) Người Việt Nam 238 449 826 1.180 1.772 2.286 trong đó có CC quốc tế - 16 56 204 305 372
3 Số đƣợc cấp CC KTV 154 494 1.097 2.044 2.837 2.519
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính và VACPA)
Năm 1991 Việt nam chưa có KTV nào có chứng chỉ KTV hành nghề, nhưng đến năm 2000 đã có 487 KTV, năm 2010 là 1.264 KTV, năm 2015 là 1.797 KTV, năm 2020 là 2.311 KTV tăng 128,6% so với năm 2015 Số KTV hành nghề là người Việt Nam có chứng chỉ quốc tế ngày càng tăng (năm 2020 tăng 182,35% so với năm 2010), cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về chất lượng đội ngũ KTV.
CƠ CẤU NHÂN LỰC KTĐL QUA CÁC NĂM
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân lực KTĐL qua các năm
(Nguồn: Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính)
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
3.2.1 Xây dựng hệ thống pháp lý đối với kiểm toán độc lập
Trong 30 năm qua hệ thống pháp lý làm cơ sở cho QLNN đối với KTĐL đã từng bước được hoàn thiện Căn cứ vào nội dung xây dựng, ban hành chính sách và pháp luật đối với KTĐL có thể hệ thống hóa theo 3 giai đoạn sau:
3.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1998 Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng và hình thành các khuôn khổ pháp lý đối với KTĐL ở Việt Nam Trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành
01 Nghị định (NĐ 07-CP); Bộ Tài chính ban hành 01 Thông tư (TT 22-TC/CĐKT) và 01 Quyết định (QĐ 237/TC/QĐ/CĐKT) (Phụ lục số 11) Các chính sách và pháp luật đối với KTĐL trong giai đoạn này còn rất sơ khai Các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm nhẹ rủi ro cho nền kinh tế đều chưa được xây dựng và ban hành Các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về KTĐL giai đoạn này chủ yếu được Bộ Tài chính tự biên dịch và hướng dẫn vận dụng theo. Đến những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX với xu thế mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đứng trước yêu cầu phải kiểm soát các hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước KTĐL cần cải cách để hội nhập sâu rộng và phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế Chính phủ nhận thấy cần phải giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện để soạn thảo và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) Bắt đầu từ đây đánh dấu giai đoạn chuyển biến quan trọng trong quản lý, giám sát của Nhà nước đối với KTĐL ở Việt nam.
3.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã không ngừng bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về KTĐL, đặc biệt là các chính sách về KSCL kiểm toán Hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh và khắc phục những thiếu sót của các văn bản trước đó Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010, chính phủ đã ban hành 03 Nghị đinh, 02 Thông tư và nhiều Quyết định quan trọng nhằm điều chỉnh và quản lý, kiểm soát KTĐL Đây là giai đoạn Nhà nước tập trung nhiều nhất cho việc ban hành hệ thống chính sách và pháp luật đối với KTĐL (Phụ lục số 12) Nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật về KTĐL trong giai đoạn này bao gồm:
Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
QLNN; Các văn bản quy định về điều kiện kinh doanh đối với
Các văn bản quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với DNKiT, KTV hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;
Các văn bản quy định về thi tuyển và cấp chứng chỉ KTV và chứng chỉ hành nghề kế toán;
Các văn bản về quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán; Các văn bản về chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.
Các chính sách và pháp luật trong giai đoạn 1999 - 2010 chỉ là các văn bản dưới luật bao gồm Nghị định, Thông tư và Quyết định Thực tế cho thấy, chính sách và pháp luật trong giai đoạn này chưa đầy đủ, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong nền kinh tế Một số quy định trong chính sách còn thiếu so với thông lệ quốc tế và đòi hỏi của thị trường Việt Nam Chính sách về xử phạt vi phạm hành chính đối với KTV và DNKiT chưa được ban hành Chính sách chuyển giao quản lý hành nghề cho hội nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp với sự trưởng thành và phát triển về năng lực chuyên môn, đội ngũ quản lý của hội nghề nghiệp Thực trạng này đã ảnh hưởng tới tính hiệu lực, hiệu quả của của hệ thống chính sách và pháp luật đối với KTĐL Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những hạn chế của hệ thống chính sách và pháp luật đòi hỏi phải ban hành Luật KTĐL nhằm điều chỉnh đối tượng, phạm vi, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các DNKiT và KTV, tổ chức nghề nghiệp, cơ quan QLNN cũng như các đối tượng được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện đáp ứng xu thế hội nhập và thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế nhằm tăng cường vai trò của KTĐL trong nền kinh tế.
3.2.1.3.Giai đoạn từ năm 2011 đến nay
Về hình thức biểu hiện chính sách và pháp luật:
Chính sách QLNN được cụ thể hoá thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho KTĐL phát triển Quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành đúng thẩm quyền do pháp luật quy định trong đó bao gồm cả việc đăng website lấy ý kiến rộng rãi Các văn bản quy phạm pháp về cơ bản được cấu trúc chặt chẽ, logic Các chương, điều, khoản được sắp xếp hợp lý; các bộ phận trong văn bản không bị mâu thuẫn.
Về nội dung chính sách và pháp luật:
Dấu mốc quan trọng nhất của giai đoạn này là Quốc hội thông qua LuậtKTĐL quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động KTĐL; quyền,nghĩa vụ của KTV hành nghề, DNKiT, chi nhánh DNKiT nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán Luật KTĐL đã tạo hành lang pháp lý cao nhất và cải cách căn bản khung pháp lý cho KTĐL ở Việt Nam.
Sau 10 năm thực hiện, Luật KTĐL đang bộc lộ nhiều bất cập cần được sửa đổi để đáp ứng những thay đổi trong hoạt động KTĐL Luật có phạm vi quy định quá rộng từ việc quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động KTĐL đến vai trò và nghĩa vụ của KTV hành nghề, DNKiT, cũng như các quy định chi tiết về trình độ của KTV, hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán và quy trình KSCL Ngoài ra, Luật KTĐL và pháp luật có liên quan còn quy định các doanh nghiệp và tổ chức nào phải kiểm toán BCTC Nhiều nội dung trong luật (các quy định về hợp đồng kiểm toán, phí kiểm toán, tài liệu kiểm toán, KSCL và hình thức và nội dung của ý kiến kiểm toán ), quy định quá chi tiết, cụ thể, cứng nhắc dẫn đến việc cập nhật chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn chi tiết phải phụ thuộc vào nội dung thay đổi luật.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của QLNN đối với kế toán, kiểm toán và phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán và Luật KTĐL,
Bộ Tài chính đã xây dựng “Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và Chính phủ đã phê duyệt theo Quyết định số 480/QĐ-TTg/2013 Chiến lược kế toán, kiểm toán là một trong 9 chiến lược nhánh của Chiến lược Tài chính đến năm 2020, có vai trò quan trọng trong điều tiết và phát triển nền kinh tế Mục tiêu của Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030, (i) Tạo lập hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh;( ii) Xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế; (iii) Nâng cao vai trò QLNN về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán, giám sát thực thi pháp luật hoạt động kế toán - kiểm toán cũng như hoạt động hành nghề kế toán - kiểm toán; (iv) Phát triển mạnh nguồn nhân lực trong kế toán, kiểm toán ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực về cả số lượng và chất lượng; (v) Tăng cường quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với các tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán trong khu vực và thế giới Chiến lược kế toán, kiểm toán đặt ra yêu cầu phải thiết lập một hệ thống các giải pháp đồng bộ với 9 nội dung quan trọng để phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam và các thông lệ quốc tế: (i) Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán; (ii) Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; (iii) Phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán; (iv)Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực kế toán và kiểm toán; (v) Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan QLNN về kế toán, kiểm toán; (vi) Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản; (vii) Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam; (viii) Phát triển nguồn nhân lực; (ix) Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý.
Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược kế toán, kiểm toán đã hoàn thiện thêm một bước khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đáp ứng được cơ bản yêu cầu quản lý, tạo điều kiện minh bạch thông tin kinh tế, tài chính phục vụ thương mại và đầu tư; đã tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế, góp phần phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán Song thực tiễn cũng cho thấy, chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng chung cho cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán và xây dựng từ năm 2013 nên nhiều giải pháp của chiến lược không còn phù hợp với mục tiêu phát triển mới của nền kinh tế và không đáp ứng được mục tiêu mở rộng và phát triển KTĐL Thực tế đòi hỏi cần phải xây dựng chiến lược KTĐL riêng cho giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn xa và rộng hơn, nhằm hoạch định các chính sách để mở rộng và phát triển KTĐL.
Tại Việt nam, hệ thống chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được coi là hệ thống văn bản pháp luật Bộ Tài chính đã ra nhiều Thông tư (Phụ lục số 14), ban hành 47 chuẩn mực kiểm toán Quốc hội (Luật KTĐL, 2011) quy định, “chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKiT, chi nhánh DNKiT nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKiT, chi nhánh DNKiT nước ngoài tại Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKiT, chi nhánh DNKiT tại Việt Nam”.
VACPA được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán quốc tế và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Việc giao cho tổ chức nghề nghiệp nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực nghề nghiệp sẽ dẫn tới việc bảo vệ lợi ích của những người hành nghề được ưu tiên hơn là bảo vệ lợi ích của xã hội Thực tế này đòi hỏi cần phải có những thay đổi và nên có một Uỷ ban Chuẩn mực kế toán, kiểm toán (thay thế Ban soạn thảo hiện nay) làm cơ quan thường trực để theo dõi,giám sát thường xuyên việc thực thi chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tổ chức nghiên cứu, cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực quốc tế và làm đại diện cho Việt Nam tham gia các diễn đàn trao đổi về kế toán, kiểm toán trong khu vực và quốc tế đồng thời là cầu nối để trao đổi, quan hệ hợp tác.
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã ban hành 06 Nghị đinh và 19 Thông tư và nhiều Quyết định quan trọng nhằm điều chỉnh và quản lý KTĐL (Phụ lục số 13) Hệ thống văn bản pháp luật đối với KTĐL trong giai đoạn này bao gồm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Kế thừa các nghiên cứu, bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, luận án phát triển và xây dựng bảng hỏi để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam (Phụ lục số 06) Bảng câu hỏi được gửi cho 3 đối tượng khảo sát: Cơ quan QLNN trực tiếp (Cục Quản lý giám sát kế toán kiểm toán - Bộ Tài chính); Cơ quan QLNN có liên quan (UBCKNN, Ngân hàng nhà nước, Cục Giám sát bảo hiểm và Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính); Tổ chức nghề nghiệp (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam) Dữ liệu được thu nhập trên cơ sở phát phiếu trực tiếp và gửi qua thư điện tử Số phiếu khảo sát được phát ra là 153, kết quả thu về 125 phiếu khảo sát hợp lệ được làm sạch dữ liệu và chạy trên phần mềm SPSS làm cơ sở để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.
3.3.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hair, J et al, (Multivaiate Data Analysis Prentical- Hall: Pearson, 2006), chỉ rõ, “để sử dụng mô hình nghiên cứu có độ tin cậy cao, thì kích thước mẫu tối thiểu phải là n
50 8.m, trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; m là số lượng biến độc lập trong mô hình” Với 3 nhóm yếu tố, mỗi nhóm yếu tố là 3 biến quan sát, thì kích cỡ mẫu thối thiểu là: n = 50 + 8 x (3 x 3) = 122 mẫu Dựa vào nguyên tắc này, kính thước mẫu 125 là đảm bảo và phù hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam thông qua bảng phân tích Cronbach‟s Alpha.
Bộ dữ liệu khảo sát được xây dựng theo 3 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về khách thể quản lý Mỗi một yếu tố ảnh hưởng được phát biểu thành các nhận định để các đáp viên trả lời theo mức độ đồng ý với phát biểu đó Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 theo mức độ đồng ý từ thấp đến cao để đánh giá.
Vì giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 nên ý nghĩa các mức điểm trung bình như sau: 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Trung dung; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.
Luận án thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Anpha theo từng nhóm yếu tố để trả lời cho câu hỏi: Bộ dữ liệu thu thập được có độ tin cậy và có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu không? Các yếu tố có sự ảnh hưởng khác biệt như thế nào đến QLNN đối với KTĐL ở Việt nam?
3.3.1.1 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố môi trường quản lý
Yếu tố môi trường quản lý được mã hóa thành biến tổng ký hiệu là YTMT và được gán cho 3 biến quan sát ký là: YTMT1, YTMT2, YTMT3 tương ứng với 3 câu hỏi trong phiếu khảo sát (Phụ lục số 18) Dựa trên bộ dữ liệu khảo sát, luận án kiểm định độ tin cậy và tính hợp lý của yếu tố môi trường ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam thông qua bảng phân tích Cronbach‟s Alpha (Phụ lục số 20).
Kết quả kiểm định cho thấy, độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý có hệ số Cronbach's Alpha từ 87,2% đến 88,3%, đạt giá trị > 0,7, tương ứng hệ số tương quan là 71,2%, 56,7% và 52,0%, với hệ số tương quan các yếu tố lớn hơn 0,3 Có nghĩa là, cả 3 biến quan sát của thang đo đều có được giá trị phân biệt Hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến (Cronbach‟s Alpha if item Deleted) đều nhỏ hơn hệ số Cronbach‟s Alpha tổng nên không có biến nào bị loại.
Các yếu tố thuộc môi trường quản lý có mối quan hệ tương đối chặt chẽ, cụ thể: Trình độ phát triển kinh tế và nhận thức của xã hội về KTĐL ảnh hưởng với mức 71,2%; Thể chế chính trị ảnh hưởng với mức 56,7%; Hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng với mức 52% Như vậy, các yếu tố có sự ảnh hưởng khác biệt đến môi trường quản lý và bộ dữ liệu có độ tin cậy cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
3.3.1.2 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố chủ thể quản lý
Yếu tố chủ thể quản lý được mã hóa thành biến tổng ký hiệu là YTCT và được gán cho 3 biến quan sát YTCT1, YTCT2, YTCT3 tương ứng với 3 câu hỏi trong phiếu khảo sát (Phụ lục số 18) Dựa trên bộ dữ liệu khảo sát, luận án kiểm định độ tin cậy và tính hợp lý của yếu tố chủ thể quản lý ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam thông qua bảng phân tích Cronbach‟s Alpha (Phụ lục số 21).
Kết quả cho thấy, hệ số tương quan của các yếu tố thuộc thuộc chủ thể đều lớn hơn 30% Cụ thể: Phương thức quản lý của Nhà nước, hệ số tương quan là 59,2%; Quan điểm của Nhà nước, hệ số tương quan là 48,9%; Bộ máy QLNN đối với KTĐL, hệ số tương quan là 63,8% Độ lớn hệ số Coronbach‟s - Alpha của các yếu tố tương ứng 0.879, 0.886 và 0.876, cũng lớn hơn 0,7 Điều đó có ý nghĩa, các yếu tố đều có sự ảnh hưởng khác biệt đến chủ thể quản lý và bộ dữ liệu có độ tin cậy cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
3.3.1.3 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố khách thể quản lý
Các yếu tố khách thể quản lý được mã hóa thành biến tổng ký hiệu là YTKT và được gán cho 3 biến quan sát: YTKT1,YTKT2, YTKT3 tương ứng với 3 câu hỏi trong phiếu khảo sát (Phụ lục số 18) Dựa trên bộ dữ liệu, luận án thực hiện kiểm định Cronbach – Alpha.
Kết quả (Phụ lục số 22), cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng khác biệt, cụ thể:Năng lực tổ chức quản lý, điều hành và nguồn lực của các DNKiT ảnh hưởng66,6%; Ý thức chấp hành pháp luật của DNKiT, KTV và đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng
52,0%; Năng lực cạnh tranh của các DNKiT ảnh hưởng 44,7% Mối tương quan của các yếu tố thuộc khách thể quản lý đều lớn hơn 30% Hệ số Coronbach‟s - Alpha tương ứng là 0.875, 0.883 và 0.886 đều lớn hơn 0,7.
Như vậy, kết quả cho thấy, các yếu tố có sự ảnh hưởng khác biệt đến khách thể quản lý và bộ dữ liệu có độ tin cậy cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
3.3.1.4 Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Nhận xét về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam
3.4.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, hệ thống pháp lý từng bước tạo khuôn khổ pháp lý cho KTĐL phát triển
Hệ thống pháp lý đã từng bước hoàn thiện và gắn kết dần với các quy định khác của pháp luật cũng như các cam kết quốc tế, tạo khung pháp lý 3 tầng (Luật -Chuẩn mực - Chế độ, hướng dẫn) cho KTĐL phát triển Quy trình xây dựng khung pháp lý đã dần thu hút được sự tham gia của các đối tượng có liên quan Hệ thống chính sách và pháp luật về KTĐL ban hành đã từng bước gắn kết với các văn bản quy phạm pháp luật, bước đầu đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc nhất định phát sinh trong quá trình thực hiện.
Các nội dung về xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, thông tin về quản lý hành nghề đã được công bố một số phần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và đăng lên Website của VACPA, tạo điều kiện cho việc tra cứu và sử dụng.
Thứ hai, tổ chức bộ máy QLNN đối với KTĐL dần được hoàn thiện nhằm tăng cường chức năng giám sát
Mô hình quản lý và giám sát theo luật định là phù hợp với định hướng phát triển thể chế, môi trường pháp lý ở Việt Nam Bộ máy QLNN đối với KTĐL đã được củng cố theo hướng nâng cao vị thế và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc bổ sung chức năng giám sát Bộ máy hành chính và nhân sự của cơ quan QLNN chuyên trách đảm bảo chất lượng và mục tiêu kiến tạo, thúc đẩy KTĐL phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKiT.
Việc xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin thông qua Cổng điện tử của
Bộ Tài chính để công bố thường xuyên và kịp thời danh sách các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ KTĐL và KTV đủ điều kiện, không đủ điều kiện hành nghề góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ công Triển khai thủ tục hành chính 1 cửa đã rút ngắn thời gian xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề và kinh doanh dịch vụ KTĐL của các DNKiT và KTV hành nghề.
Trong tổ chức triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các Bộ, VACPA, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật đến các DNKiT và KTV, các đơn vị được kiểm toán Những quy định mới chưa phù hợp với thực tế hoạt động đã kịp thời tháo gỡ Các điều kiện kinh doanh, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho DNKiT.
Thứ ba, quy trình kiểm tra, giám sát công khai, minh bạch phát huy hiệu quả trong QLNN đối với KTĐL
Việt Nam với đặc điểm là Nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, vì vậy việc kiểm tra, giám sát KTĐL có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp là phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả quản lý.
Hoạt động kiểm tra, giám sát được phân theo 2 nhóm DNKiT: Nhóm DNKiT thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và nhóm DNKiT thực hiện kiểm toán cho các DN, tổ chức khác, là phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng chung của các nước trên thế giới.
3.4.2 Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, hệ thống pháp lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và mở rộng, phát triển KTĐL
Chính sách đối với KTĐL chưa có tầm nhìn và chưa thích ứng với từng giai đoạn phát triển KTĐL và sự phát triển của nền kinh tế Chưa ban hành được Luật kế toán viên hành nghề (Luật CPA) để tăng cường quản lý hoạt động hành nghề của kế toán hành nghề và KTV hành nghề nên còn hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư Chưa xây dựng được chiến lược riêng cho KTĐL.
Các chính sách để mở rộng và phát triển KTĐL hầu như chưa được quan tâm chú ý Các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm chất lượng dịch vụ kiểm toán và cạnh tranh không lành mạnh trong giảm giá phí dịch vụ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được ban hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý. Chưa có các quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro trong kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng không được dựa trên năng lực, nguồn lực của DNKiT và điều kiện về đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán mà hoàn toàn dựa trên những quy định quá chặt chẽ về điều kiện vốn, số lượng KTV, số năm hoạt động của DNKiT, số lượng khách hàng tối thiểu nên các DNKiT khó đáp ứng được trong thực tế triển khai dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNKiT khi thực hiện quy chế lựa chọn DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
Chưa có một cơ chế thường xuyên để đảm bảo chuẩn mực kiểm toán Việt nam, chuẩn mực về KSCL dịch vụ kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chưa được cập nhật phù hợp với sự thay đổi của các chuẩn mực quốc tế Chưa có quy định về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ các DNKiT thuộc nhóm Big 4 mới có Bộ chỉ số đánh giá chất lượng kiểm toán theo quy định của hãng kiểm toán toàn cầu.
Thứ hai, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL còn nhiều hạn chế, bất cập
Mô hình QLNN đối với KTĐL ở Việt nam đề cao vai trò quản lý của Nhà nước, các hoạt động từ thiết lập chuẩn mực kiểm toán, giám sát và tổ chức thực hiện, KSCL kiểm toán, xử lý các sai phạm đều thực hiện thông qua vai trò của BộTài Chính Việc vừa đóng vai trò là cơ quan ban hành các cơ sở pháp lý vừa đóng vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá chất lượng kiểm toán cho thấy có sự chồng chéo, “kiêm nhiệm” trong chức năng, nhiệm vụ Điều này dẫn đến việc giám sát chất lượng kiểm toán chưa cao, không đáp ứng được kỳ vọng về tính độc lập, khách quan của công chúng Bên cạnh đó, bộ máy quản lý và năng lực nhân sự chưa đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát đối với KTĐL.
Tổ chức xắp xếp nhân sự trong bộ máy QLNN chưa khoa học hợp lý Việc phân công nhân sự chỉ chuyên trách từng mảng không có sự thuyên chuyển giữa các bộ phận nên khả năng đáp ứng công việc, sự phối hợp giữa các bộ phận không hiệu quả, khó khăn khi áp dụng các phương thức quản lý, giám sát hiện đại Đặc biệt đối với các cán bộ nòng cốt vì không luân chuyển nên khi xắp xếp vào các vị trí quản lý không phát huy hết hiệu quả trong hoạt động.
Cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan QLNN còn hạn chế, tính chủ động trong thực thi trách nhiệm được giao chưa cao dẫn đến vận hành của các cơ quan QLNN kém chất lượng, không hiệu quả, lúng túng trong phối hợp, không đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với KTĐL.
Thứ ba, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong KTĐL chưa đạt hiệu quả cao
Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm của các DNKiT và KTV chưa đáp ứng yêu cầu quản lý Lực lượng triển khai thực hiện kiểm tra vừa thiếu vừa chưa tinh nhuệ nên phát hiện và xử phạt chậm, chưa nghiêm minh Công tác kiểm tra của cơ quan QLNN chưa đạt được yêu cầu về số lượng đơn vị được kiểm tra và thời gian kiểm tra Các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, quy mô còn nhỏ hẹp, tần suất thấp (3 năm một lần đối với DNKiT, KTV hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác ít nhất 4 năm một lần, các DNKiT còn lại ít nhất 5 năm một lần).
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
4.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội và xu hướng phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Triển vọng kinh tế Việt Nam, theo Standard Chartered dự báo, “Việt Nam nằm trong nhóm 7 nền kinh tế có tăng trưởng 7% tới năm 2030 và GDP bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 10.400 USD”. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra mục tiêu tổng quát, đến năm 2030, “Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Mục tiêu kinh tế, xã hội và cải cách tài chính đã chỉ rõ tầm nhìn đến năm 2035: “(l) GDP nền kinh tế đạt 700 tỉ USD, bình quân đầu người đạt tối thiểu 18.000 USD (tính theo sức mua tương đương bằng đô-la Mỹ) hoặc 7.000USD (theo GDP thực tế); (2) Đa số người dân sống tại khu vực đô thị (trên 50%); (3) Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP và trên 70% lao động nền kinh tế làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; (4) Tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%; (5) Chỉ số phát triển con người đạt trên 0,7”
Với mục tiêu kinh tế, xã hội và cải cách tài chính đề ra, xu hướng phát triển của KTĐL ở Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 sẽ là:
Thứ nhất, thị trường KTĐL ở Việt Nam sẽ có sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài
KTĐL sẽ mở cửa không hạn chế và cho phép các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán của các nước thành viên khác được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới. KTĐL sẽ phát triển theo hướng tự do, mở cửa, theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, các đơn vị, tổ chức được sử dụng dịch vụ kiểm toán của quốc tế Mặt khác các DNKiT và KTV Việt Nam cũng có cơ hội cung cấp dịch vụ ra bên ngoài.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được ứng dụng mạnh mẽ vào KTĐL
Cách mạng công nghiệp 4.0 được định hướng bởi nền tảng công nghệ cốt lõi như: Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy thông minh, công nghệ chuỗi khối, … Những sản phẩm và dịch vụ ứng dụng của các công nghệ này là các phần mềm máy tính hoặc tích hợp trong các máy móc, thiết bị tự động hóa nhằm thay đổi từng phần hoặc toàn bộ các công việc, thao tác của KTV Công nghệ nhận dạng hình ảnh và học máy sẽ giúp cho việc nhập dữ liệu nhanh chóng KTV và các DNKiT sẽ được ứng dụng sâu rộng công nghệ tiên tiến thay cho các kỹ thuật kiểm toán truyền thống vào trong hoạt động kiểm toán Trước đây, khi thực hiện kiểm toán, KTV phải sử dụng các kỹ thuật kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản hoặc sử dụng kỹ thuật chọn mẫu, … để thu thập bằng chứng làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC của đơn vị được kiểm toán trong báo cáo kiểm toán Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cho phép đơn giản hóa việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán Với hàng triệu giao dịch và phải phân tích khối lượng khổng lồ dữ liệu kế toán, với công nghệ tiên tiến giờ đây KTV dễ dàng khoanh vùng khu vực rủi ro có sai sót trọng yếu làm giảm rất nhiều chi phí và thời gian kiểm toán Với ứng dụng trí tuệ nhân tạo giờ đây các DNKiT sử dụng công cụ phân tích dự báo (preditive analytics) sẽ giúp tăng chất lượng và giảm thời gian kiểm toán. Mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào KTĐL chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đối với các DNKiT và tác động nhiều mặt đến xu thế phát triển của KTĐL.
Thứ ba, các DNKiT sẽ mở rộng quy mô, tăng cường năng lực cạnh tranh theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán
Thị trường KTĐL ở Việt Nam là một thị trường tiềm năng do quy mô và tốc độ phát triển của DNKiT ở Việt Nam hiện còn thấp so với các nước trong khu vực.
Xu hướng sẽ phát triển mạnh về số lượng DNKiT và nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Các chi nhánh, văn phòng của DNKiT ở các tỉnh, thành phố sẽ khuyến khích phát triển và tách thành các doanh nghiệp hạch toán độc lập.
Xu hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ kiểm toán, như: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán vì mục đích thuế, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ đạt các tiêu chuẩn chất lượng được khu vực và quốc tế thừa nhận Các DNKiT sẽ hướng tới cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, hạn chế và loại bỏ dần hình thức cạnh tranh giảm giá phí dịch vụ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Các DNKiT sẽ hướng tới cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ kiểm toán bằng cách đảm bảo duy trì thủ tục kiểm soát, quy trình kiểm toán.
4.1.2 Định hướng phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Thứ nhất, phát triển KTĐL phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế, xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ở mỗi một thời kỳ, Nhà nước sẽ có những định hướng phát triển kinh tế nhất định đòi hỏi phát triển KTĐL phải phù hợp với những định hướng đó Giai đoạn
2021 - 2030, bối cảnh kinh tế xã hội đặt ra các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ mới. Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế sẽ làm gia tăng nhu cầu về BCTC chất lượng cao Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu đòi hỏi hài hòa về quy định và áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất Sự phát triển của KTĐL phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và khả năng tham gia tích cực của Việt Nam trong quá trình thay đổi này Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đối với KTĐL đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, tạo thuận lợi phát triển của KTĐL và bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và các hiệp định thương mại quốc tế sẽ ngày càng tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế làm tăng nhu cầu hài hòa các quy định và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế KTĐL phải thể hiện vai trò của mình trong quá trình chuyển biến và đồng nhất chuẩn mực kiểm toán trên toàn cầu KTĐL ở Việt Nam còn rất non trẻ, đi sau các nước phát triển trên thế giới hàng trăm năm nên việc tiếp cận các chuẩn mực được xây dựng và chứng minh trên thực tiễn là rất cần thiết Nhà nước phải tổ chức tốt công tác quản lý, thực hiện giám sát chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển của KTĐL với các quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, mở rộng và phát triển KTĐL trên cả hai phương diện cung và cầu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, để phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia, KTĐL sẽ mở rộng và phát triển trên cả 2 phương diện cung và cầu:
Về phương diện “Cầu”, định hướng phải mở rộng đối tượng kiểm toán theo luật định và tăng cường khuyến khích các đối tượng kiểm toán tự nguyện, đến 2025 đạt 75% đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc diện kiểm toán Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chỉ rõ, “phải mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán, tăng cường sự minh bạch thông tin tài chính trong nền kinh tế để phù hợp với sự phát triển và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh đẩy mạnh sự tăng trưởng về số lượng DNKiT và đội ngũ KTV Trên cơ sở sự lớn mạnh của hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán sẽ mở rộng diện bắt buộc kiểm toán, sau 2020 đạt chỉ tiêu 55% - 60% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc diện kiểm toán”. Định hướng về phương diện “Cung”, phải đẩy mạnh sự tăng trưởng về số lượng và đa dạng hoá các loại hình DNKiT Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, chỉ rõ, “trong giai đoạn 2012 - 2020 phải tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ, tăng số lượng DNKiT cũng như số lượng KTV Phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu 450 doanh nghiệp DNKiT và 5.000 KTV; Trong đó phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 30% (gần 2.000 người) có đủ trình độ được quốc tế (ACCA, CPA Australia,…) công nhận”.
Thực tế năm 2020, số lượng DNKiT mới đạt được 198; số lượng KTV có chứng chỉ là 2.519, số KTV hành nghề là 2.311 với 372 KTV có chứng chỉ quốc tế. Thực trạng cho thấy, số lượng DNKiT và KTV chưa đạt được mục tiêu chiến lược đưa ra do vậy để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, xu hướng trong giai đoạn tới Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ để tăng số lượng DNKiT và KTV.
Thứ ba, phát triển và mở rộng KTĐL theo hướng chuyên nghiệp, khuyến khích các DNKiT mở rộng quy mô, tăng cường năng lực cạnh tranh