1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc các ngân hàng thương mại ở việt nam

188 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Tác giả Tô Thanh Hương
Người hướng dẫn GS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 477,11 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án (18)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng (18)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng (20)
      • 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu (29)
    • 1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án (31)
      • 1.2.1. Quy trình nghiên cứu (31)
      • 1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (31)
      • 1.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin (34)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (35)
    • 2.1. Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 25 (35)
      • 2.1.1. Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt động chủ yếu (35)
      • 2.1.2. Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (39)
      • 2.1.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (45)
      • 2.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (48)
    • 2.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (50)
      • 2.1.2. Nội dung phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (51)
      • 2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (59)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (62)
    • 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho Việt Nam (71)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng (71)
      • 2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam (75)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (78)
    • 3.1. Tổng quan về các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 68 1. Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam (78)
      • 3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (80)
    • 3.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (82)
      • 3.2.1. Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (82)
      • 3.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (95)
      • 3.2.3. Kết quả phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (101)
    • 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (108)
      • 3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân (108)
      • 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (115)
    • 4.1. Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (130)
      • 4.1.1. Phân tích SWOT của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại (130)
      • 4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2020-2025 và định hướng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc (138)
    • 4.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam (141)
      • 4.2.1. Nhóm giải pháp chuyển dịch kinh doanh số (141)
      • 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng TDTD (150)
      • 4.2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ uy tín và thương hiệu của CTTC trực thuộc và NHTM 147 4.3. Một số kiến nghị (158)
      • 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cho vay và đi vay có trách nhiệm (162)
      • 4.3.2. Điều hành cơ chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng có điều kiện (162)
      • 4.3.3. Triển khai dữ liệu lớn trong Chính phủ điện tử (163)
  • KẾT LUẬN (166)

Nội dung

TÔ THANH HƯƠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2020 ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI )[.]

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các nghiên cứu về tín dụng tiêu dùng

- Tác giả Gottfried Haberler (1942) đã nghiên cứu về tín dụng trả góp trong đề tài “Consumer Installement Credit and Econimic Fluctuations -Tín dụng tiêu dùng trả góp và biến động kinh tế”, phân chia tín dụng trả góp thành tín dụng tiền mặt và tín dụng mua hàng Tín dụng tiền mặt hay tín dụng trực tiếp trong đó người đi vay sẽ nhận được tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản từ người cho vay để chi tiêu vào nhu cầu tiêu dùng cá nhân Tín dụng mua hàng hay tín dụng gián tiếp trong đó người cho vay sẽ giải ngân gián tiếp vào tài khoản của người bán hàng và người đi vay sẽ nhận được hàng hóa từ người bán hàng So với tín dụng tiền mặt thì tín dụng mua hàng có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các nguyên nhân: hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động mua hàng đã thúc đẩy tổ chức cho vay gắn kết với trung gian phân phối sản phẩm để tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua hàng được dễ dàng thông qua các khoản vay được cấp nhanh chóng và thuận tiện Khách hàng thường ra quyết định vay nhanh chóng nhờ sự tham gia kịp thời của bên cho vay trong quá trình mua hàng. Các chương trình xúc tiến bán hàng do chính trung gian phân phối triển khai kèm theo chương trình ưu đãi về lãi suất, tặng quà và hoàn tiền cũng là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tín dụng hàng hóa Ban đầu, các khoản cho vay được cung cấp bởi chính các trung gian phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ Nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các TCTD và phi tín dụng như NHTM, CTTC đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng, dẫn tới tín dụng mua hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng.

- Theo tác giả Gloria M.Soto (2009) trong nghiên cứu “Study on the application of the annual percentage rate of charge for consumer credit agreements - Nghiên cứu về việc áp dụng tỷ lệ phần trăm phí hàng năm cho các hợp đồng tín dụng tiêu dùng”, có hai loại hình TDTD cơ bản được sử dụng bao gồm tín dụng trả góp và tín dụng tuần hoàn (xoay vòng) Theo tác giả, tín dụng trả góp là phương thức cấp tín dụng trong đó số nợ gốc được chia ra làm nhiều kỳ để trả nợ chứ không trả hết một lần Gốc có thể được chia đều để trả trong các phân kỳ trả nợ trong suốt thời gian vay vốn hoặc có thể trả nhiều hơn hoặc ít hơn trong các phân kỳ trả nợ tùy thuộc vào năng lực trả nợ của khách hàng và chấp nhận của tổ chức tín dụng Gốc và lãi được khách hàng thanh toán định kỳ với thời gian thanh toán được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn Hình thức TDTD trả góp thường được tổ chức cho vay cung ứng cho khách hàng như cho vay tiền mặt, cho vay mua hàng, các hình thức thuê mua có phương thức trả gốc và lãi đề cập ở trên Tín dụng tuần hoàn là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng theo hạn mức tín dụng, người vay có thể sử dụng tối đa số tiền trong hạn mức đã được phê duyệt Hình thức tín dụng này khác biệt với tín dụng trả góp ở phương thức sử dụng khoản vay và trả nợ, cụ thể: người vay có thể giải ngân nhiều lần miễn là số tiền giải ngân mới và dư nợ tín dụng đang không vượt quá hạn mức tín dụng Khách hàng được phép trả nợ khoản vay tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian của hạn mức tín dụng mà không chịu lãi suất phạt trả nợ trước hạn Các sản phẩm chủ yếu được các tổ chức tín dụng và phi tín dụng cung ứng theo loại hình tín dụng này là thẻ tín dụng Nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm sản phẩm TDTD theo từng loại hình TDTD trên thị trường và các rủi ro gắn liền với TDTD Nghiên cứu có giá trị khoa học để tham khảo về các loại hình TDTD, các sản phẩm TDTD, đặc trưng của TDTD khi thực hiện nghiên cứu luận án.

- PWC (2014), nghiên cứu “Personal Loan market in Poland -Thị trường cho vay cá nhân Ba Lan” tập trung vào việc nghiên cứu hoạt động của các CTTC tiêu dùng tại Ba Lan Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, hoạt động TDTD có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công cụ tài chính tiếp cận nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các KHCN trong khi các NHTM tại Ba Lan còn đang hạn chế về mặt hoạt động và các sản phẩm tín dụng cá nhân Trong nghiên cứu, PWC thực hiện sự phân tích đa dạng nhiều loại hình CTTC đang hoạt động tại Ba Lan để có các kết luận chính xác và đánh giá được tác động của các yếu tố bên ngoài đến các nhóm CTTC này, đặc biệt là yếu tố môi trường pháp lý.

- Ralph A Young and Cộng sự (2018), nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu

“Personal Finance Companies and Their Credit Practices -Công ty tài chính cá nhân và thực tiễn hoạt động tín dụng” rằng hoạt động cho vay tiêu dùng trả góp thường tập trung vào hai nhóm cho vay tiền mặt và cho vay tài trợ mua hàng Mặc dù đa phần việc cho vay tiền mặt đều dẫn tới người vay chi trả cho một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó và có liên hệ mật thiết với cho vay tài trợ mua hàng nhưng cần phải phân biệt rõ hai hình thức cho vay này và xây dựng các cơ sở luật để quy định rõ hoạt động cho vay của các CTTC tiêu dùng đối với 2 nhóm cho vay này Ngoài ra,nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc trưng của loại hình TDTD của CTTC so với các tổ chức tín dụng ở một số khía cạnh: khoản vay có giá trị nhỏ, lãi suất cho vay cao so với NHTM, khách hàng chủ yếu là cá nhân và có mức thu nhập trung bình trong xã hội, nội dung vay vốn để thanh toán các khoản mua hàng hóa dịch vụ như nội thất, đồ gia dụng, đồ điện máy, phương tiện đi lại và các chi tiêu phục vụ đời sống tinh thần như du lịch, y tế, giáo dục…

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển tín dụng tiêu dùng

- Luisa Anderloni (2010), “The Profitability of the Consumer Credit Industry:

Evidence from Europe -Lợi nhuận của ngành tín dụng tiêu dùng: Minh chứng từ các nước Châu Âu” Bài viết tập trung vào lợi nhuận của ngành TDTD ở châu Âu Sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty TDTD, nghiên cứu thực hiện điều tra ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù của thị trường và cụ thể đến lợi nhuận của một mẫu các công ty TDTD của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2005-2007 Kết quả nhấn mạnh rằng, trong số các yếu tố quyết định ở cấp độ doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong việc cho vay đối với các hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận Liên quan đến các yếu tố đặc thù của thị trường, lợi nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thị trường và được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của hộ gia đình.

- Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thực (2014) “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank” Theo nghiên cứu của tác giả, hoạt động cho vay tiêu dùng của

Agribank chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh sẵn có Phát triển cho vay tiêu dùng sẽ giúp Agribank khai thác hết tiềm năng nhằm ở rộng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận Trong phần cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng, tác giả cho rằng “phát triển cho vay tiêu dùng được hiểu là gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay” Tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn 2011-2013 về mặt lượng và chất như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu Kết hợp cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của Agribank, tác giả đã đánh giá các nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển cho vay tiêu dùng của Agribank trong giai đoạn tiếp theo Tuy công trình chưa đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển TDTD dưới góc độ CTTC và đối tượng khách hàng dưới chuẩn nhưng có giá trị tham khảo về phương thức phát triển TDTD về mặt lượng và chất.

- Sharron Worton and Asssociates (2014), trong nghiên cứu “Consumer credit research: low income consumers - Nghiên cứu tín dụng tiêu dùng: người tiêu dùng thu nhập thấp” đã chỉ ra người tiêu dùng có thu nhập thấp đặc biệt dễ bị nợ nần do tình trạng tài chính hộ gia đình và hiểu biết hạn chế đối với các sản phẩm tài chính Điều này đã được thúc đẩy bởi nhiều nhân tố xuất phát từ chính người tiêu dùng như áp lực trả nợ lên ngân sách gia đình, thiếu kinh nghiệm về tài chính cá nhân, thiếu nhận thức về nghĩa vụ thanh toán Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng an toàn, hiệu quả.

- Tác giả Nguyễn Thùy Chi (2014), trong đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại

CTTC tài chính Dệt may”, tác giả đã tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân, dấu hiệu và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các CTTC Đồng thời công trình đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về CTTC và các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng tại CTTC, trên cơ sở đó đưa ra các mô hình quản trị rủi ro và điều kiện áp dụng Công trình cũng phân tích khá rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn tín dụng ở các CTTC, đó là môi trường kinh tế, chính sách tín dụng, lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất, năng lực kinh doanh của khách hàng và định hướng quản lý rủi ro của CTTC Nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ được mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng của các CTTC và mô hình quản trị rủi ro phù hợp với năng lực và từng loại hình CTTC tại Việt Nam.

- Tác giả Nguyễn Hồng Thảo (2014) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại

Tổng CTTC Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)”, cho rằng biểu hiện quan trọng nhất tình hình rủi ro tín dụng của của TCTD nói chung và của PVFC nói riêng là chất lượng tín dụng Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Tổng CTTC Cổ phần Dầu khí Việt Nam, nghiên cứu nêu lên được những dấu hiệu để sớm nhận biết các khoản vay có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi Bên cạnh việc tìm các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì tác giả cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của PVFC để tìm ra được giải pháp khắc phục Nhìn chung, tác giả mới tập trung nghiên cứu về các nguyên nhân và các nhân tố tác động chính yếu tới quản trị rủi ro tín dụng PVFC, chưa có sự nghiên cứu sâu để lượng hóa được rủi ro và chưa đề xuất được mô hình quản trị rủi ro hiệu quả cho các CTTC ở Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Phùng Việt Hà (2015) “Phát triển dịch vụ tín dụng tại công ty tài chính ở Việt Nam” Luận án đã khái quát được những lý luận cơ bản về công ty tài chính, tín dụng và dịch vụ tín dụng của CTTC, phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC: khái niệm, phân loại CTTC, các hoạt động chính, các dịch vụ tín dụng, đặc điểm dịch vụ của CTTC Trong lý luận về phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC, phương thức phát triển dịch vụ tín dụng được thể hiện qua các nội dung phát triển về dịch vụ mới, thị trường mới về mặt địa lý và khách hàng Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng (số lượng dịch vụ và kênh phân phối, sự gia tăng thị phần tín dụng, tốc độ tăng trưởng dư nợ dịch vụ tín dụng, chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, mức độ an toàn vốn, tỷ trọng thu nhập lãi thuần, tốc độ tăng trưởng lãi thuần) Các nhân tố ảnh hưởng từ nội tại CTTC và bên ngoài như khách hàng, môi trường kinh doanh…được xác lập đầy đủ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này tới phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng tại các CTTC trực thuộc TĐKT trên thế giới đã được phân tích, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam Thông qua đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng của các CTTC giai đoạn nghiên cứu 2010-2013 (nghiên cứu điển hình tại 05 CTTC ở Việt Nam trong đó có 4 CTTC thuộc TĐKT và 01 CTTC 100% vốn nước ngoài), tác giả đã khẳng định bên cạnh thành công thu được, hoạt động phát triển dịch vụ của CTTC còn nhiều hạn chế ở khía cạnh chất lượng dịch vụ, cơ cấu danh mục dịch vụ tín dụng chưa hợp lý do các CTTC tập trung tài trợ lĩnh vực có rủi ro cao, an toàn của hoạt động phát triển dịch vụ tín dụng không được đảm bảo… Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân kết hợp với kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng của CTTC trên thế giới, phân tích SWOT, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng của các CTTC ở Việt Nam, bao gồm cá nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng, nguồn vốn, công tác quản trị rủi ro, giải pháp tổ chức quản lý phát triển thị trường và giải pháp về tổ chức quản lý kênh phân phối Tuy luận án chưa đi sâu nghiên cứu về TDTD và phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc, nhưng NCS có thể tham khảo để tiếp tục nghiên cứu phát triển lý luận về nội hàm của sự phát triển TDTD, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hương Lan (2015) về “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam” Luận án đã tổng kết được cơ sở lý luận về CTTC, mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC Mô hình tổ chức của CTTC được áp dụng phổ biến bao gồm: mô hình tổ chức theo bộ phận chức năng độc lập, mô hình tổ chức theo sản phẩm-khách hàng-địa bàn, mô hình tổ chức theo ma trận Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của CTTC bao gồm các nhân tố khách quan (Chính trị, luật pháp; Văn hoá, xã hội; Công nghệ, kỹ thuật; Kinh tế; Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Quan hệ kinh tế) Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả của CTTC bao gồm nhóm chỉ tiêu từ báo cáo kết quả kinh doanh(Thu nhập lãi thuần, Chi phí hoạt động, Tổng thu nhập trước thuế, Tổng lợi nhuận sau thuế), nhóm chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán, nhóm chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (EPS, BVPS, ROEE, ROAE), nhóm chỉ tiêu phản ánh giới hạn an toàn đối với TCTD (CAR, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn) Công trình đã tổng hợp kinh nghiệm từ các CTTC trên thế giới như CTTC thuộc tập đoàn Samsung, CTTC GM Acceptance, CTTC Quốc tế Sony Tuy nhiên các kinh nghiệm không làm rõ được mô hình tổ chức mà các CTTC này đang triển khai Khi đi sâu nghiên cứu thực trạng của CTTC tại Việt Nam, tác giả đã đánh giá tổng quan các loại hình CTTC bao gồm Công ty TNHH MTV, CTTC TNHH hai thành viên trở lên và CTTC cổ phần Tác giả khẳng định các CTTC đều có mô hình tổ chức khá giống nhau gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ chia thành hai nhóm Khối kinh doanh và Khối quản lý Tác giả đã kết luận một số hạn chế chính như năng lực cung cấp dịch vụ của CTTC nói chung còn hạn chế, tỷ lệ an toàn vốn không được đảm bảo, vốn chủ sở hữu thâm hụt, nợ xấu và trích lập dự phòng lớn Theo quan điểm của tác giả mô hình CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty không phù hợp với điều kiện Việt Nam, và đề xuất mô hình mô hình hợp nhất/sáp nhập với NHTM là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và tính khả thi khi triển khai mô hình CTTC do NHTM sở hữu trong giai đoạn tiếp theo, các đề xuất đang lấy căn cứ từ đề án của các NHTM về việc mua lại CTTC Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích về loại hình CTTC, mô hình tổ chức, tiêu chí đánh giá hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của CTTC Ngoài ra, các đề xuất của tác giả về việc NHTM mua lại CTTC sẽ được nhìn nhận khách quan thông qua kết quả nghiên cứu về phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM trong luận án này.

- Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2015) “Bản chất và xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động cho vay tiêu dùng” Xu hướng cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu và đã được chứng minh tại các quốc gia đã phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… Do vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng và trở thành một trong các tiền đề quan trọng phát triển thị trường cho vay tiêu dùng trong nước Tác giả đã làm rõ được đặc trưng của hoạt động cho vay tiêu dùng với các hoạt động cho vay khác đang được các tổ chức tín dụng cung ứng tới khách hàng Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng bền vững bao gồm các tiêu chí về quy mô và tiêu chí về chất lượng kết hợp với hiệu quả Để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng được bền vững, an toàn và có hiệu quả, cần ban hành khung pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng đầy đủ Nghiên cứu của tác giả đang đề cập chung tới cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, chưa làm rõ khác biệt giữa cho vay tiêu dùng của NHTM và CTTC Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo về các phương thức phát triển và chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

- PWC (2015), nghiên cứu “Consumer lending, undertanding the empowered borrower - Cho vay tiêu dùng, thấu hiểu người đi vay” được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sự kỳ vọng của người tiêu dùng đối với các khoản vay tiêu dùng và chỉ ra rằng kỳ vọng của người đi vay bị định hình bởi sự phát triển của công nghệ Nghiên cứu cho thấy đang có nhiều đối thủ gia nhập thị trường TDTD với công nghệ tốt hơn bao gồm ứng dụng điện thoại di động và công cụ quản lý tài chính cá nhân, đơn giản hóa quy trình cho vay và cung cấp trải nghiệm cho vay nhanh chóng mà khách hàng mong muốn Để đi trước, người cho vay cần phải thay đổi thích nghi với kỳ vọng của khách hàng và xu hướng công nghệ mới trước khi các người cho vay mới xuất hiện.

- PWC (2015), “Getting a bang for your digital buck -Chuyển đổi công nghệ số của bạn” Nghiên cứu này cho thấy, nhiều tổ chức cho vay tiêu dùng đã đầu tư đáng kể vào các sáng kiến chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật số - cả bên trong và bên ngoài, nhưng rất ít người đã xoay sở để phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững, lâu dài từ các khoản đầu tư này Nghiên cứu đề xuất khung chiến lược cho vay nền tảng số nhằm giúp tổ chức cho vay tiêu dùng có sự chuyển đổi số thành công.

Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

1.2.1 Quy trình nghiên cứu Để nghiên cứu về phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam, quy trình nghiên cứu được thể hiện như hình 1.1:

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng 1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ việc thu thập thông tin nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu sau:

- Nghiên cứu tại bàn: Để có thể đánh giá được thực trạng phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM, tác giả thu thập và tổng hợp số liệu trong giai đoạn 2014-2018 từ báo cáo Vietnam Consumer Finance Report 2018 của Công ty Cổ phần Stoxplus, báo cáo Full-year 2018 Consumer Finance Report của FiinGroup, số liệu

2019 do tác giả tự tổng hợp, dự đoán từ cơ sở dữ liệu giai đoạn 2014-2018, các dự báo tăng trưởng TDTD và số liệu đạt được đến 30/6 hoặc 30/9 đăng trên các tạp chí, website Tác giả cũng tham khảo một số văn bản luật, các định hướng phát triển TDTD của các cơ quan luật pháp liên quan tới hoạt động TDTD Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các thông tin thu thập từ internet, báo chí, các ấn phẩm của FE Credit, Mcredit, HD Saison, SHB Finance để phục vụ công tác nghiên cứu tại bàn.

- Phương pháp chuyên gia: Để đánh giá được mức độ phát triển TDTD và một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các cán bộ chuyên môn của các CTTC trực thuộc trong đó tập trung vào 6 nhóm vấn đề sau: sản phẩm TDTD, kênh phân phối và marketing, mô hình quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược kinh doanh, nhân sự, và công nghệ thông tin. Tương ứng với 6 nhóm vấn đề trên, tác giả đã thực hiện phỏng vấn 6 nhóm với số lượng người mỗi nhóm là 8 người (tối thiểu tại 3 CTTC trực thuộc NHTM) Để thiết kế bộ câu hỏi dành cho nhóm cán bộ chuyên môn, tác giả đã tham vấn ý kiến của lãnh đạo các bộ phận chuyên môn tại các CTTC trực thuộc về các nội dung cần phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn thử và hoàn thành Bộ câu hỏi phỏng vấn chính thức Bộ câu hỏi phỏng vấn bao gồm toàn bộ các câu hỏi dành cho các bộ phận chuyên môn trong CTTC trực thuộc nhưng khi phỏng vấn chính thức, tác giả sử dụng bộ câu hỏi tương ứng với chuyên môn của nhóm phỏng vấn chứ không phỏng vấn toàn bộ câu hỏi Ví dụ: Nhóm câu hỏi về sản phẩm TDTD chỉ áp dụng cho nhóm cán bộ chuyên môn về sản phẩm hoặc ban lãnh đạo Khối Kinh doanh của CTTC và không phỏng vấn các câu hỏi khác Cách thức phỏng vấn bao gồm 2 phương thức: i) Phỏng vấn qua điện thoại: tác giả gọi điện thoại tới cán bộ chuyên môn, giới thiệu mục đích gọi điện, thời gian mong muốn phỏng vấn và hỏi thứ tự từng câu hỏi dành cho từng nhóm chuyên môn; ii) Phỏng vấn trực tiếp: tác giả thực hiện phỏng vấn tại trụ sở làm việc của cán bộ chuyên môn hoặc tại địa điểm đã được cán bộ chuyên môn đồng ý Tổng thời gian phỏng vấn dự kiến tối đa: 30 phút và được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 3/2020 Mẫu câu hỏi phỏng vấn xem Phụ lục 03: Bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ chuyên môn của CTTC trực thuộc Theo yêu cầu của người cung cấp thông tin, tác giả không thể cung cấp danh tính người cung cấp trong luận án, thông tin cụ thể tác giả sẽ lập báo cáo riêng nộp cho cơ sở đào tạo để phục vụ công tác thanh kiểm tra (nếu có).

- Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá được tác động của một số yếu tố (chất lượng dịch vụ, hiểu biết của khách hàng ) tới sự phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của KHCN đang sử dụng sản phẩm TDTD của 4 CTTC trực thuộc NHTM trên các địa bàn lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội Theo nghiên cứu của Hair, Anderrson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu cần gấp 5 lần tổng số biến quan sát Công thức xác định số lượng mẫu dự kiến: N=5*m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong khảo sát Trong phiếu khảo sát ý kiến khách hàng của CTTC trực thuộc, tổng số câu hỏi là

20 câu, do vậy số lượng mẫu cần phải khảo sát theo chuẩn cần đạt được là 5*20 = 100 mẫu Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger (2006) thực hiện cho thấy số lượng mẫu tối thiểu trong các công trình nghiên cứu thực hành phải đảm bảo từ 150-200 mẫu Để đảm bảo việc khảo sát có tính khách quan và bao phủ các khách hàng của các CTTC trực thuộc, tác giả đã triển khai số lượng mẫu gấp 3 gần số lượng mẫu chuẩn theo công thức: 3 x 5*2000 mẫu, vượt 200 mẫu so với số lượng mẫu cần khảo sát tối thiểu.

300 mẫu được phân bổ đều cho khách hàng của CTTC trực thuộc (75 mẫu/CTTC trực thuộc) Tác giả tiến hành khảo sát khách hàng trong tháng 2/2020, có tổng cộng 300 phiếu được phát ra và thu về 293 phiếu đạt yêu cầu Do đó, có thể khẳng định số lượng mẫu nghiên cứu đủ điều kiện đại diện cho tổng thể. Để triển khai khảo sát KHCN, tác giả tiến hành xây dựng thang đo Likert. Thang đo Likert thường sử dụng để hỏi những câu hỏi nhằm đánh giá một cách tổng quát về một chủ để nghiên cứu mà mức đánh giá phụ thuộc vào một phạm vi rộng các khía cạnh và có tính phức tạp cao Cách mã hóa câu trả lời là ngược nhau giữa câu hỏi tích cực và câu hỏi tiêu cực Mức đánh giá bằng tổng cộng số điểm của các câu trả lời thu được Thang đo Likert là một dạng đặc biệt của thang đo ngang vì nó cho biết khoảng cách giữa các thứ bậc Thông thường, thang đo ngang là một dãy chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hoặc từ 1 đến 10 Dãy số này có 2 cực ở hai đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau Tại luận án này, tác giả sử dụng thang đo từ 1 đến 5, cụ thể 1: hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: bình thường, 4: đồng ý, 5:hoàn toàn đồng ý Như vậy, mức độ phân cấp sẽ dịch chuyển từ trạng thái hoàn toàn không đồng ý tiếp lên trạng thái hoàn toàn đồng ý. Trên kết quả khảo sát, tác giả sẽ đánh giá được mức độ đồng ý của KHCN về các câu hỏi khảo sát mà tác giả đưa ra. Để xây dựng các câu hỏi trong Phiếu khảo sát, tác giả dựa trên Bộ tiêu chí chất lượng dịch vụ của MB trong đó lựa chọn bộ tiêu chí về chuẩn mực và chuyên nghiệp của nhân viên, dịch vụ chăm sóc sau vay để phỏng vấn khách hàng Đối với các nhóm câu hỏi liên quan tới hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, quản lý tài chính cá nhân và đánh giá về trách nhiệm khi vay vốn CTTC trực thuộc, tác giả lấy ý kiến của một số chuyên gia thuộc Khối Quản lý mạng lưới và Khối KHCN của một số NHTM Sau khi hình thành mẫu khảo sát, tác giả đã phát thử phiếu khảo sát ở quy mô nhỏ (10 phiếu) và có điều chỉnh để hoàn thành Phiếu khảo sát chính thức Mẫu phiếu khảo sát xem tạiPhụ lục 01: Phiếu khảo sát ý kiến của KHCN của CTTC trực thuộc Đối với phỏng vấnKHCN, tác giả đã thực hiện xây dựng nhóm điều tra xã hội học gồm 20 người, mỗi người phụ trách 15 phiếu, thời gian khảo sát diễn ra trong 2 tuần Sau khi đã được huấn luyện về bộ câu hỏi khảo sát, nhóm điều tra đã thực hiện phát phiếu tới các khách hàng tại các điểm POS của các CTTC trực thuộc đặt tại các quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh sau khi khách hàng đã hoàn thành vay vốn CTTC trực thuộc Các phiếu khảo sát không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại khi tác giả tiến hành tổng hợp kết quả.

1.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Đối với các thông tin thứ cấp như số liệu tài chính của các CTTC trực thuộc NHTM bao gồm dư nợ TDTD, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn qua các năm, tác giả xử lý dữ liệu đưa vào nghiên cứu dưới dạng bảng biểu và thực hiện phân tích so sánh dữ liệu giữa các năm để thấy được mức độ tăng trưởng TDTD trong suốt giai đoạn 2014-2019 Ngoài ra, còn có sự thống kê về các loại kênh phân phối, số lượng điểm giới thiệu dịch vụ, số lượng thị trường về mặt địa lý phục vụ cho việc phân tích các phương thức phát triển TDTD về mặt lượng của CTTC trực thuộc NHTM qua các năm. Đối với các thông tin thu thập từ phương pháp phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học, tác giả phân tích, so sánh và suy luận để đánh giá mức độ phát triển TDTD và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM.

Nội dung Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Về tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả phân tích, bình luận một số kết quả nghiên cứu đã công bố về loại hình TDTD, các phương thức phát triển TDTD, quản trị rủi ro trong hoạt động TDTD.

Tác giả cũng đã kết luận được khoảng trống nghiên cứu và tập trung giải quyết một số khoảng trống tại luận án.

Về phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn của CTTC trực thuộc và sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để khảo sát khách hàng của các CTTC trực thuộc Đối với các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp,phân tích dữ liệu qua bảng biểu, thực hiện so sánh, suy luận để đánh giá mức độ phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM qua các giai đoạn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại 25

2.1.1 Công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại, phân loại và các hoạt động chủ yếu

2.1.1.1 Khái niệm công ty tài chính trực thuộc NHTM

CTTC xuất hiện cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu tài trợ tiêu dùng của cá nhân Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2013) với đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng kinh nghiệm quốc tế thực trạng và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” cho thấy: Trong lịch sử hình thành hoạt động TDTD của Mỹ, những năm 1920 là giai đoạn có những sự thay đổi căn bản trong đời sống của người dân ở mỹ với số dân thành thị và số lượng lao động trong các nhà máy đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân số nông thôn và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Giai đoạn này, các trung tâm bán lẻ tăng trưởng mạnh với số lượng lên đến hơn 1000 vào năm 1922 Các mặt hàng tiêu dùng hiện đại và sản xuất với số lượng lớn như lò nướng, máy giặt, tủ lạnh, điện thoại, ô tô mặc dù có giá cả phải chăng nhưng vẫn còn ngoài tầm với của đa số người tiêu dùng Người dân Mỹ đã được chứng kiến một bước ngoặt lớn khi Công ty General Motors Acceptance Corporation (GMAC) trở thành công ty đầu tiên cung cấp các khoản tín dụng tài trợ cho người mua xe của họ Thay vì phải trả toàn bộ tiền, người mua xe chỉ phải trả một phần giá trị của xe, phần còn lại được GMAC cho nợ và được người mua xe trả góp trong một khoảng thời gian nhất định, miễn sao họ có đủ thu nhập để trả một khoản trả góp hàng tháng Xu thế này lan rộng sang các nhà sản xuất khác và hình thành nên một phương thức tài trợ mới cho các khách hàng tiêu dùng Cùng với nhu cầu tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ của người dân, các tổ chức cho vay chuyên nghiệp gồm NHTM và CTTC tham gia và trở thành lực lượng cho vay quan trọng trên thị trường cho vay tiêu dùng.

Theo Frederic S.Mishkin (2003), CTTC thực hiện vai trò trung gian tài chính,huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu và cho người tiêu dùng vay vốn đối với các mục đích như mua sắm đồ đạc, xe hơi, sửa chữa nhà cửa và cho vay các doanh nghiệp nhỏ Một số các CTTC được các tổ chức kinh tế thành lập nhằm mục đích duy nhất là cho vay khách hàng mua sản phẩm của công ty mẹ, điển hình như Công ty tín dụng Ford Motors cho khách hàng vay vốn để mua xe hơi do hãng Ford Motors sản xuất.

Theo Christophe Viney (2012) trong cuốn “Financial Institution, Instruments &

Markets- Các công cụ và tổ chức tài chính” đã xếp CTTC vào các tổ chức tài chính phi ngân hàng và khẳng định các CTTC xuất hiện rộng rãi xuất phát từ nguyên nhân các cơ quản quản lý áp trần lãi suất cho vay và kiểm soát ngày càng chặt chẽ hoạt động cho vay của các NHTM Chính sức ép đối với NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh ngoài hàng rào pháp lý của NHTM, trong đó có CTTC.

Theo Khoản 4, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (2010, trang

3) quy định “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm CTTC, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác”.

Theo Nghị định số 09/2019/VBHN-NHNN ngày 22/2/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính hợp nhất Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CTTC được chia thành:

- Công ty tài chính tổng hợp: là CTTC được thực hiện một số hoặc đầy đủ các dịch vụ ngân hàng sau nếu đáp ứng được các điều kiện của Chính phủ thực hiện các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi của tổ chức, phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ chức, cho vay bao gồm cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá….

- Công ty tài chính chuyên ngành: gồm CTTC bao thanh toán, CTTC tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, trong đó CTTC tín dụng tiêu dùng là CTTC chuyên ngành, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.”

Từ các khái niệm trên, trong phạm vi luận án tiến sĩ này, tác giả sử dụng khái niệm CTTC tín dụng tiêu dùng tại Nghị định số 16/2019/NĐ-CP làm cơ sở đưa ra khái niệm CTTC trực thuộc NHTM (sau đây gọi là CTTC trực thuộc): “ CTTC tiêu dùng trực thuộc là CTTC hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng, được NHTM đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp ”.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, các CTTC được NHTM mua lại để tham gia sâu vào thị trường TDTD nên được phân biệt với các CTTC còn lại trên khía cạnh sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp Cụ thể, công ty tài chính trực thuộc NHTM là CTTC có pháp nhân là NHTM nắm giữ cổ phần chi phối từ 51% vốn điều lệ trở lên; công ty tài chính độc lập hoặc trực thuộc các pháp nhân khác (không phải là NHTM) là CTTC do các cổ đông bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn nhưng các pháp nhân nắm giữ cổ phần chi phối không phải các NHTM.

2.1.1.2 Phân loại CTTC trực thuộc NHTM

Căn cứ theo hình thức pháp lý, CTTC trực thuộc NHTM được phân loại như sau:

- Công ty tài chính TNHH một thành viên: do tối đa 01 cá nhân/pháp nhân góp vốn thành lập, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.

- Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên: do tối đa 02 cá nhân/pháp nhân góp vốn thành lập, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.

- Công ty tài chính cổ phần: do các cổ đông bao gồm pháp nhân và cá nhân góp vốn thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

Như vậy, theo tiêu chí về số lượng cổ đông góp vốn, CTTC trực thuộc NHTM có thể hoạt động dưới hình thức Công ty Tài chính TNHH Một thành viên hoặc Công ty Tài chính TNHH hoặc CTTC cổ phần.

2.1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của CTTC trực thuộc NHTM

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức

Phát hành giấy tờ có giá là một trong các nghiệp vụ huy động vốn tương tự như ngân hàng của CTTC dưới các hình thức như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Khác với ngân hàng, CTTC chỉ được phép huy động vốn qua phương thức phát hành giấy tờ có giá từ các tổ chức, không được phép phát hành cho các cá nhân.

- Tín phiếu thường được các CTTC lựa chọn phát hành nhằm mục đích tài trợ cho các mục đích huy động vốn ngắn hạn dưới 1 năm, trong đó thời gian hoàn trả vốn và lãi suất huy động được ghi rõ trên bề mặt của tín phiếu.

- Kỳ phiếu là một dạng công cụ thị trường tiền tệ do CTTC phát hành để tài trợ cho các cam kết nhận nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, trong đó CTTC cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi trên kỳ phiếu hoặc lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

- Trái phiếu là một loại công cụ nợ vay dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nợ của CTTC phát hành để huy động vốn Thời hạn của trái phiếu thường trên 1 năm CTTC cam kết trả gốc và lãi trái phiếu cho người mua sau một thời gian nhất định Trái phiếu của CTTC có thể phát hành dưới dạng vô danh, ghi sổ hoặc ghi danh.

 Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

2.1.1 Quan niệm về phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển Theo từ điển bách khoa

(2018) cho rằng phát triển được thể hiện qua sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi sự vật từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Quan điểm này chủ yếu đề cập sự phát triển về lượng chưa có sự gắn với yếu tố xã hội hay kinh tế Theo quan điểm của Gerard Crellet (2000), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu cơ bản Quan điểm này lấy xã hội là yếu tố trọng tâm của sự phát triển, chỉ khi nào xã hội thỏa mãn những nhu cầu cơ bản mới coi là phát triển Tuy nhiên, quan điểm này chưa rộng và chưa có tính bao phủ các chủ thể khác nhau Theo triết học Mác Lê Nin (1994) “Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật”. Quan điểm này đã coi phát triển là quá trình biến đổi cả lượng và chất, có thể mở rộng áp dụng cho các chủ thể nghiên cứu khác nhau như xã hội, nền kinh tế…

Những năm gần đây, vấn đề phát triển TDTD đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu Tại Việt Nam, nhiều nhà khoa học kinh tế đã thể hiện quan điểm “Phát triển TDTD là phát triển về quy mô và chất lượng tín dụng tiêu dùng” tại các công trình nghiên cứu của mình như Nguyễn Thị Minh (2019), Nguyễn Thái Hà

(2017) Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Phùng Việt Hà (2015), Vũ Văn Thực (2014).

Vận dụng các quan điểm trên về phát triển và ứng dụng với hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc, tác giả cho rằng: “Phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc NHTM là quá trình tăng trưởng về lượng (quy mô, số lượng), và đảm bảo chất lượng hoạt động TDTD” Đứng trên góc độ tiếp cận từ chuyên ngành kinh doanh thương mại, sự phát triển TDTD về lượng được thực hiện thông qua các phương thức: sản phẩm, kênh phân phối, thị trường, giá cả Đồng thời, để đảm bảo chất lượng TDTD, CTTC trực thuộc cần triển khai mô hình và phương thức tổ chức quản lý rủi ro thích hợp để đảm bảo an toàn tín dụng.

2.1.2 Nội dung phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

2.1.2.1 Phát triển tín dụng tiêu dùng về lượng Để tăng trưởng TDTD về quy mô và số lượng, có nhiều cách thức khác nhau. Dưới góc độ kinh doanh thương mại, năm phương thức trọng tâm thường được các CTTC trực thuộc vận dụng trong phát triển TDTD gồm: sản phẩm TDTD, kênh phân phối, thị trường, xúc tiến bán hàng và lãi suất cho vay Tùy theo điều kiện, đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn phát triển và chiến lược riêng, mỗi CTTC trực thuộc có thể sắp xếp các phương thức trên theo thứ tự ưu tiên khác nhau Việc triển khai các phương thức phát triển TDTD theo đúng chiến lược kinh doanh đảm bảo sự phát triển TDTD, giúp các CTTC trực thuộc thỏa mãn tối đa các nhu cầu tiêu dùng của KHCN, từ đó khai thác sâu các KHCN đang có và mở rộng số lượng KHCN mới, góp phần tăng thị phần của các CTTC trực thuộc trên thị trường, nâng cao hình ảnh và vị thế của các CTTC trực thuộc, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đón đầu các cơ hội đến từ hội nhập quốc tế.

- Phát triển TDTD bằng các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản: tập trung vào các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản đang còn nhiều dư địa phát triển bao gồm cho vay tiền mặt, cho vay phương tiện đi lại, cho vay hàng lâu bền và thẻ tín dụng nhựa Do các sản phẩm cơ bản không yêu cầu nền tảng công nghệ thông tin phức tạp, năng lực tổ chức phát triển sản phẩm có thể kế thừa từ NHTM mẹ CTTC trực thuộc tùy thuộc vào khẩu vị và chiến lược tập trung phân khúc khách hàng để triển khai các gói sản phẩm cơ bản nhưng có sự khác biệt về giá trị cho vay, hồ sơ yêu cầu, tỷ lệ trả trước (áp dụng cho sản phẩm cho vay trả góp), lãi suất cho vay…Dấu hiệu phát triển TDTD qua sản phẩm TDTD cơ bản của CTTC trực thuộc được thể hiện ở năng lực triển khai đầy đủ danh mục sản phẩm TDTD cơ bản.

- Phát triển TDTD bằng các sản phẩm TDTD số: tập trung vào các sản phẩm các sản phẩm TDTD số như thẻ tín dụng ảo, cho vay online, IPS, sản phẩm cho vay ngang hàng P2P… Các CTTC trực thuộc triển khai sản phẩm TDTD số cần có năng lực tổ chức triển khai các sản phẩm TDTD số.

- Phát triển TDTD bằng các sản phẩm TDTD hỗn hợp bao gồm sản phẩm TDTD cơ bản và sản phẩm TDTD số: dấu hiệu phát triển được nhận biết khi các CTTC trực thuộc đã triển khai thành công các sản phẩm TDTD cơ bản và đang chuyển dịch dần sang sản phẩm TDTD số Việc triển khai thành công một đến hai sản phẩm TDTD số chính là kết quả của chiến lược sản phẩm TDTD số trong ngắn hạn.

CTTC trực thuộc có thể đạt được việc tăng quy mô thông qua phát triển các kênh phân phối truyền thống và hiện đại tùy thuộc vào năng lực triển khai và sản phẩm TDTD triển khai.

- Nhóm các kênh phân phối truyền thống: là các kênh phân phối sản phẩm TDTD tới khách hàng của CTTC với sự hỗ trợ của con người bao gồm Điểm giới thiệu dịch vụ (POS), nhân viên tư vấn tín dụng (DSA), telesales,…trong đó quan trọng nhất là Điểm giới thiệu dịch vụ và Nhân viên tư vấn tín dụng.

+ POS: Điểm giới thiệu dịch vụ là một đơn vị phụ thuộc của CTTC được đặt tại các đại lý/đối tác đã ký hợp đồng với CTTC để giới thiệu các sản phẩm TDTD, có nhiệm vụ thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua các sản phẩm do đại lý/đối tác bán Điểm giới thiệu dịch vụ ra đời và phát triển cùng với nhu cầu vay vốn nhằm mục đích mua và sử dụng các hàng hóa dịch vụ có tính lâu bền Tùy thuộc quy định của các CTTC, POS có thể triển khai cho vay các mặt hàng được bán bởi đối tác hoặc cho vay tiền mặt Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, đa số các POS chỉ tập trung cho vay các sản phẩm được phân phối bởi đại lý/đối tác.

+ Nhân viên tư vấn tín dụng (DSA): DSA có nhiệm vụ chủ động tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng, giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ, hướng dẫn khách hàng hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn… DSA có thể thực hiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu dịch vụ vay vốn hoặc tiếp xúc gián tiếp qua điện thoại để giới thiệu khoản vay DSA chủ yếu tập trung triển khai các sản phẩm cho vay tiền mặt và không phụ thuộc vào địa điểm bán hàng cụ thể.

+ Telesales: là hình thức bán hàng qua điện thoại của CTTC Nhân viên Telesales có nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng để tư vấn sản phẩm, giải đáp thắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm, xử lý hồ sơ vay đầu vào Khác biệt giữa Telesales và DSA ở phương thức giao tiếp trong đó Telesales chỉ giao tiếp với khách hàng qua điện thoại từ vị trí làm việc cố định trong khi DSA khá linh hoạt trong giao tiếp với khách hàng DSA có thể giao tiếp với khách hàng gián tiếp thông qua điện thoại cá nhân thay vì sử dụng tổng đài để kết nối với khách hàng.

+ Đối tác: là tổ chức có thỏa thuận hợp tác với CTTC để triển khai giới thiệu sản phẩm TDTD của CTTC tới khách hàng tiềm năng Tùy thuộc phạm vi hợp tác đã thỏa thuận, Đối tác có thể cung cấp một trong các dịch vụ sau cho CTTC: tìm kiếm và phát hiện khách hàng có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng, trực tiếp hoặc kết hợp với nhân viên của CTTC giới thiệu sản phẩm TDTD của CTTC tới khách hàng, hỗ trợ thu thập hồ sơ vay vốn từ khách hàng Theo khía cạnh kênh phân phối, đối tác hoàn thành bán hàng khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục vay vốn và được giải ngân khoản vay từ CTTC.

- Nhóm các kênh phân phối hiện đại: gồm các kênh phân phối sản phẩm TDTD tới khách hàng của CTTC không có hỗ trợ của con người mà dựa trên nền tảng số Một số kênh bán hàng hiện tại được triển khai trên nền tảng Web hoặc APP điện thoại di động Dấu hiệu chuyển dịch thành công kênh phân phối hiện đại của CTTC thể hiện ở năng lực triển khai một hoặc đầy đủ các kênh phân phối hiện đại dưới đây:

+ Phân phối qua kênh Web: kênh tiếp nhận nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng trên nền tảng web, trong đó toàn bộ các công đoạn xử lý khoản vay của khách hàng cho tới lúc giải ngân khoản vay đều được thực hiện tự động mà không có sự can thiệp của con người.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho Việt Nam

2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng

2.3.1.1 Về các phương thức phát triển tín dụng tiêu dùng

 Công ty tài chính Santander thuộc Ngân hàng Banco Santander

Công ty tài chính Santander là CTTC hàng đầu thế giới được thành lập năm

1963, đang hoạt động tại 15 quốc gia tại Châu Âu Công ty tài chính Santander thuộc sở hữu của Ngân hàng Banco Santander, một trong các ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa Cho tới hết năm 2019, Ngân hàng Banco Santander có tổng tài sản đạt 1,523 nghìn tỷ Euro, lợi nhuận 8,116 tỷ Euro, 145 triệu khách hàng (trong đó có 37 triệu khách hàng kênh số), 12.000 chi nhánh và 200.000 nhân sự Công ty tài chính Santander cung cấp đa dạng các sản phẩm TDTD cơ bản như cho vay tiền mặt tín chấp, cho vay mua hàng trả góp và thẻ tín dụng Do Công ty tài chính Santander tập trung mạnh vào các sản phẩm cho vay trả góp nên Công ty chủ yếu sử dụng các kênh phân phối truyền thống để bán hàng bao gồm các điểm giới thiệu dịch vụ, các chi nhánh, trung tâm telesales và tiếp nhận yêu cầu vay vốn qua website Cho tới nay, Công ty tài chính Santander đã và đang phục vụ 20 triệu khách hàng với 130.000 điểm giới thiệu dịch vụ có hợp tác với các đối tác bán lẻ trên nhiều quốc gia và 15.300 nhân viên Tính đến hết niên độ kế toán 2019, Công ty tài chính Santander có tổng tài sản là

109 tỷ euro, thu nhập lãi thuần là 1,7 tỷ euro và đạt lợi nhuận 735 triệu Euro, đóng góp không nhỏ vào tổng tài sản và lợi nhuận của Ngân hàng Banco Santander trong năm.

 Công ty tài chính ô tô Capital

Tập đoàn Capital One là công ty sở hữu NHTM có trụ sở tại Mỹ, đã niêm yết trên sàn chứng khoán New York Theo xếp hạng của tạp chí Forbes năm 2017, về hoạt động TDTD hợp nhất, Capital One chỉ đứng vị trí thứ hai sau American Express trong nhóm 10 công ty dịch vụ tài chính tiêu dùng lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí kết hợp bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường Trong năm 2001, Tập đoàn Capital One mua lại PeopleFirst Finance LLC và đổi tên thành Công ty tài chính ô tô Capital One (sau đây gọi tắt là Capital One) trong năm 2003 Đối với mảng cho vay ô tô, Capital One cung cấp các sản phẩm cho vay trả góp mua ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng hoặc tái tài trợ các khoản vay ô tô của khách hàng được cung ứng từ các tổ chức tài chính khác Thay vì cung cấp tín dụng tài trợ mua xe theo kiểu truyền thống là thông qua đại lý bán xe hơi, khách hàng cần phải đến gặp đại lý bán xe hơi rồi mới tiến hành vay vốn thông qua đại lý bán xe, Capital One triển khai hệ thống Auto Navigator, cho phép người vay tiềm năng nộp hồ sơ vay vốn và xem xe chỉ trong cùng một ứng dụng trên website hoặc APP của Capital One Nhờ ứng dụng, người vay tiềm năng hoàn toàn có thể tiếp cận mạng lưới đại lý bán xe hơi hợp tác với Capital One để xác định chiếc xe cần mua, xác định nhu cầu vay vốn và gửi hồ sơ chứng minh thu nhập được hoàn toàn bảo mật Việc xử lý hồ sơ online chỉ diễn ra vài phút sau khi khách hàng hoàn thành nộp hồ sơ nhờ các thuật toán được thiết kế để xác định hạn mức cho vay theo hồ sơ khách hàng nộp và các dữ liệu có sẵn trong hệ thống để lọc các khách hàng đủ điều kiện cho vay Ngay sau đó, khách hàng sẽ nhận được thư xác nhận hạn mức có thể cho vay tối đa và lãi suất tham chiếu có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định qua email hoặc thư qua đường bưu điện, khoản vay sẽ được xác lập khi khách hàng sử dụng thư xác nhận và đàm phán với đại lý xe về giá bán và lãi suất khoản vay, và chính thức ký kết đề nghị vay vốn Capital One sẽ cấp khoản vay theo các điều khoản đã được xác lập trong thư xác nhận hạn mức miễn là các thông tin trong đề nghị vay vốn của khách hàng tương thích với các thông tin đã được xác lập tại thời điểm nộp hồ sơ online Như vậy, Capital One đã tạo ra sự khác biệt với các công ty tài chính khác khi ứng dụng công nghệ để tạo ra một ứng dụng cho vay tiện ích, có sự kết nối với hàng nghìn đại lý xe đang có thỏa thuận hợp tác với công ty để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn, cho phép khách hàng nhận được ngay chủ trương cho vay xe trong vài phút với hạn mức và lãi suất cho vay được xác lập tự động, nộp hồ sơ online với mức độ bảo mật cao Ngoài ra, Capital One còn có thể thu hút các khách hàng đang có khoản vay ô tô từ các CTTC khác nhờ việc cung cấp chủ trương cho vay tái tài trợ khoản vay ô tô online, các khách hàng có thể so sánh lãi suất đang vay vốn với lãi suất mà Capital One chấp nhận và ra quyết định vay tái tài trợ từ Capital One nếu lãi suất cho vay cạnh tranh hơn, toàn bộ hồ sơ cho vay đều được xác lập online và việc thẩm định khoản vay nhanh chóng nhờ hệ thống dữ liệu sẵn có cho phép phân tích và đánh giá, cho phép khách hàng nhận được đề xuất cho vay trong thời gian ngắn.

Như vậy, mặc dù Capital One cung ứng sản phẩm TDTD cơ bản là cho vay trả góp mua ô tô nhưng đã ứng dụng công nghệ để triển khai nhận và xử lý hồ sơ online, kết hợp với kênh phân phối truyền thống là đại lý bán xe để hoàn thành cung ứng khoản vay cho khách hàng.

2.3.1.2 Về chiến lược phát triển

 Công ty Tài chính Alpus thuộc Ngân hàng Shinsei, Nhật bản

Ngân hàng Shinsei là một trong các tổ chức tài chính hàng đầu của Nhật bản,tiền thân là Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật bản thuộc sở hữu của Chính phủ Nhật bản Năm 2000, ngân hàng Shinsei được tư nhân hóa và bán cho một công ty của Mỹ và được đổi tên thành Ngân hàng Shinsei Ngân hàng Shinsei thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2014 và thu về 230 tỷ Yên Hoạt động của Ngân hàng Shinsei tập trung vào 03 mảng hoạt động chính bao gồm hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động ngân hàng bán buôn và tài chính tiêu dùng.

Nhằm tách bạch hoạt động bán lẻ và bán buôn với hoạt động TDTD, trong năm

2004, Ngân hàng Shinsei đã sáp nhập với Aplus, một CTTC tiêu dùng được hình thành từ năm 1956, đã được đổi tên và sáp nhập với một số công ty khác trước thời điểm sáp nhập với Ngân hàng Shinsei Sau sáp nhập, Aplus đóng vai trò là trụ cột chính của Ngân hàng Shinsei trong mảng TDTD Một trong các lợi thế của Aplus khi triển khai hoạt động TDTD tại thị trường Nhật Bản đó là khai thác được tập KHCN rộng lớn và đa dạng của Ngân hàng Shinsei Dựa trên kho dữ liệu KHCN đã có giao dịch thanh toán hoặc vay vốn qua trong nhiều năm, Ngân hàng Shinsei đã bán chéo tập khách hàng hiện hữu có có nhu cầu vay vốn tiêu dùng sang Aplus thông qua nền tảng số Các KHCN đang có tài khoản thanh toán và sử dụng APP (ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên điện thoại di động) tại Ngân hàng Shinsei, khi có nhu cầu vay vốn sẽ đăng nhập vào APP và lựa chọn khoản vay với số tiền, thời hạn và lãi suất cho vay, hệ thống chấm điểm tự động của Ngân hàng Shinsei theo các thông tin khách hàng có sẵn trong hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ Aplus ra các quyết định cho vay ngay trên ứng dụng.Khách hàng chỉ cần hoàn tất hồ sơ vay vốn với Aplus để nhận được khoản tiền cho vay chuyển vào tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng Trong trường hợp khách hàng sử dụng APP nhưng không có nhu cầu vay vốn và hỗ trợ bạn bè hoặc người thân vay vốn trên APP, khách hàng sẽ điền thông tin người thân/bạn bè và nhu cầu vay vốn trên APP, toàn bộ nhu cầu sẽ được chuyển tới Aplus để xử lý khoản vay Lịch sử hoạt động tài khoản của khách hàng cũng là một trong các lợi thế khi CTTC đánh giá và phê duyệt khoản vay của bạn bè/người thân của khách hàng Nhờ chiến lược chia sẻ tập khách hàng hiện hữu đúng quy định pháp luật, Alpus có khả năng khai thác tối đa kho dữ liệu KHCN khổng lồ của Ngân hàng Shinsei và đã có được sự tăng trưởng tín dụng trên 2 con số trong nhiều năm qua Bên cạnh lợi ích CTTC trực thuộc có được nhờ khai thác tập khách hàng hiện hữu của NHTM, Ngân hàng Shinsei cũng thu được phí dịch vụ nhờ việc hợp tác với các công ty trực thuộc Các khách hàng của CTTC trực thuộc khi thực hiện vay vốn CTTC sẽ được khuyến khích sử dụng APP KHCN của NHTM mẹ để theo dõi khoản vay tiêu dùng được chuyển vài tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại NHTM hoặc qua thẻ tín dụng nhận tại các chi nhánh củaNHTM mẹ Như vậy, NHTM mẹ có thêm một lượng khách hàng lớn từ CTTC trực thuộc, có tiềm năng sử dụng các dịch vụ thanh toán và tài khoản của NHTM.

IndiaLends là một công ty Ấn độ thành lập năm 2014 và có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính, bắt đầu hoạt động kinh doanh bằng việc lập ra một hệ thống mạng cho phép nhận và xử lý các hồ sơ vay vốn không có tài sản bảo đảm Trên thực tế, IndiaLends không phải là một ngân hàng hay người cho vay có chức năng TDTD IndiaLends sử dụng công nghệ hiện đại cho phép thu thập thông tin từ nhiều nguồn đa dạng như từ các tổ chức tín dụng, các hồ sơ vay vốn, thông tin từ mạng xã hội…từ đó gắn kết các yêu cầu vay vốn từ các KHCN tới CTTC tiêu dùng Công ty cũng cung cấp các dịch vụ gia tăng cho các CTTC trong nước như phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình đánh giá và phê duyệt khoản vay tự động phục vụ giúp xử lý khoản vay nhanh chóng và hiệu quả Phương thức cho vay online giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu chi phí, tạo ra cơ chế tốt hơn để xác định rủi ro, giảm thời gian xử lý hồ sơ tín dụng và cung cấp tín dụng lần đầu tiên cho nhiều cá nhân không có khả năng tiếp cận các kênh tín dụng truyền thống Chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày đi vào hoạt động, tổng số hồ sơ IndiaLends nhận được là 1800 hồ sơ vay tín chấp.

Tại Ấn Độ, việc vay tiêu dùng chủ yếu dựa vào hệ thống chấm điểm tín dụng. Tuy nhiên, phương thức này làm đa số người dân Ấn Độ khó tiếp cận với các khoản vay có tài sản bảo đảm Hơn nữa, quá trình thẩm định hồ sơ cũng kéo dài, thường kéo dài từ 2 ngày đến 10 ngày Chính vì vậy, dịch vụ của IndiaLends mặc dù mới nhưng lại là một bước đột phá và hỗ trợ các CTTC trong nước đẩy mạnh được TDTD tín chấp đối với một bộ phận KHCN tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng còn đang chiếm đa số trong xã hội Phương thức đánh giá KHCN không chỉ dựa vào các số liệu có trên giấy tờ chứng minh do CTTC chấm điểm còn dựa trên nhiều thông tin đa chiều để ra các quyết định vay vốn giúp cho người cho vay ra các quyết định cho vay chính xác, dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp người vay được vay vốn rẻ hơn và nhanh hơn.

2.3.1.3 Về quản lý nhà nước đối với sự phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính

 Kinh nghiệm của Nhật bản

Hoạt động TDTD ở Nhật Bản đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước Trước năm

2006, thị trường TDTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt đỉnh cao vào năm 1990 với quy mô tín dụng đạt 12.000 tỷ Yên với 14.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay, lãi suất cho vay đạt đỉnh điểm ở mức trần là 109,5% theo Luật đăng ký vốn Đến năm 2007, Chính Phủ Nhật bản quyết định tăng mức phạt cho vay với lãi suất cao đồng thời gia tăng các yêu cầu kiểm soát, yêu cầu tăng tài sản đối với các CTTC tiêu dùng và đặc biệt là quy định các tổ chức cho vay chỉ được cho vay tối đa một phần ba thu nhập hàng năm của người vay Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ này tại Nhật bản đã dẫn tới các tác động tiêu cực tới thị trường TDTD trong nước Các khách hàng khó tiếp cận với khoản vay, hoặc vay ít hơn so với mong muốn theo các quy định cho vay mới Lợi nhuận của các CTTC tiêu dùng đã bị suy giảm dẫn tới giảm sút doanh số cho vay Tình trạng vỡ nợ của khách hàng vay vốn trên thực tế không giảm xuống mà còn bùng phát Kết quả là trong giai đoạn 2007-2009, số lượng các CTTC tiêu dùng trong nước giảm mạnh, nhiều CTTC nước ngoài như Citi Group, GE…lần lượt rút khỏi Nhật bản Việc các CTTC rời bỏ thị trường mang đến cơ hội kinh doanh rất lớn cho tín dụng đen Nhà nước không giải quyết được các vấn đề gây ra cho người tiêu dùng từ các hoạt động cho vay bất hợp pháp, đồng thời còn đối mặt với vấn đề thất nghiệp và nguồn thu thuế suy giảm khi các CTTC rời bỏ thị trường Có thể nói hạn chế tín dụng không phải là giải pháp tốt và đã không được triển khai thành công tại Nhật bản.

2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam

2.3.2.1 Bài học cho các công ty tài chính

Từ kinh nghiệm phát triển TDTD của một số TCTD ngân hàng và phi ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho các CTTC trực thuộc ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất , các CTTC trực thuộc cần khai thác tối đa tập khác hàng cá nhân đang có quan hệ với NHTM mẹ (từ kinh nghiệm của CTTC Alplus) Đây là giải pháp nhanh và hiệu quả để các CTTC giới thiệu và cập nhật liên tục các sản phẩm cho vay tiêu dùng tới các khách hàng đang có giao dịch và sử dụng APP của NHTM mẹ Các khách hàng đang sử dụng APP cũng là kênh giới thiệu sản phẩm TDTD tiềm năng của CTTC trực thuộc khi khách hàng nắm được sản phẩm và giới thiệu sản phẩm tới người thân và bạn bè của mình.

Trên thực tế, giải pháp được các NHTM hoặc CTTC trên thế giới áp dụng để phát triển nhanh hoạt động TDTD thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng nhỏ hơn hoặc CTTC vì các lý do sau đây (i) kế thừa giấy phép hoạt động TDTD (ii) kế thừa tập khách hàng cá nhân mà NHTM mẹ đang có (iii) hoặc kế thừa kinh nghiệm cho vay của NHTM mẹ Các CTTC trực thuộc có thể học hỏi các phương thức phát triển tín dụng của NHTM mẹ khai thác tập khách hàng hiện hữu của NHTM và phát triển tập KHCN mới thông qua các chiến lược sản phẩm, kênh bán hàng, các chương trình xúc tiến…

Mặc dù đối với mảng TDTD, KHCN mục tiêu của CTTC theo truyền thống thường tập trung vào mảng KHCN dưới chuẩn, có ít lịch sử tín dụng với ngân hàng.Tuy nhiên, các CTTC trực thuộc hoàn toàn có thể khai thác các khách hàng đang có quan hệ với NHTM bao gồm khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ mua vé máy bay…Mặc dù bản chất các sản phẩm tín dụng của CTTC đã có sự khác biệt với sản phẩm tín dụng của NHTM, các NHTM thường cho vay các khoản lớn như cho vay nhà thế chấp, sửa chữa nhà, mua ô tô và yêu cầu chứng minh khả năng trả nợ và có tài sản bảo đảm Tuy nhiên, các KHCN của NHTM không chỉ có nhu cầu với các khoản vay lớn, họ cũng có thể phát sinh các nhu cầu tiêu dùng từ các vật dụng hàng ngày như điện thoại, ấm điện, tủ lạnh đến các khoản đóng học phí, du lịch hay mua xe máy Việc khai thác sâu các nhu cầu KHCN của NHTM giúp giảm bớt rủi ro cho CTTC khi mảng hoạt động này đang bị các NHTM bỏ qua Các CTTC trực thuộc hoàn toàn có thể dựa trên dịch vụ scoring của NHTM để cấp thêm các khoản vay tiêu dùng theo nhu cầu của KHCN nhanh chóng Việc khai thác bán chéo khách hàng cho CTTC trực thuộc chỉ có hiệu quả nếu việc bán chéo được thực hiện trên nền tảng số, theo đó các KHCN vào APP để yêu cầu khoản vay cho chính mình và người thân và toàn bộ hồ sơ được chuyển tới CTTC để xử lý ngay lập tức.

Thứ hai , xuất phát từ kinh nghiệm của các CTTC thành công như Santander,

Capital One, các CTTC trực thuộc nên lựa chọn các mô hình kinh doanh các sản phẩm TDTD với kênh phân phối phù hợp, không ngừng nâng cao tiện ích của các sản phẩm TDTD để duy trì khách hàng đang có và thu hút khách hàng mới Bên cạnh chiến lược đa dạng hóa sản phẩm TDTD, CTTC trực thuộc cần đặt trọng tâm vào một số sản phẩm TDTD có lợi thế, tạo ra các giá trị gia tăng trên sản phẩm như tạo khoản vay và nhận hồ sơ online, thông báo kết quả khoản vay về email, truy vấn khoản vay trên ứng dụng điện thoại di động Chiến lược sản phẩm rõ ràng cũng giúp CTTC trực thuộc định hướng phát triển kênh phân phối đúng đắn hiệu quả, góp phần tăng trưởng TDTD bền vững.

Thứ ba , xuất phát từ kinh nghiệm của India Lends, các CTTC cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm cung cấp tín dụng cho KHCN vay thuận tiện và hiệu quả Từ đó cung cấp các sản phẩm tín dụng ứng dụng công nghệ mới nhằm khuyến khích và thu hút KHCN sử dụng.

2.3.2.2 Bài học cho quản lý nhà nước về phát triển TDTD

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Tổng quan về các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam 68 1 Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam

3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam

Giai đoạn 2007-2010 là giai đoạn có sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động TDTD của một loại hình TCTD phi ngân hàng là CTTC Có 3 CTTC nước ngoài và 9 CTTC trong nước được cấp phép thành lập trong giai đoạn này CTTC nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam là Prudential Finance, một công ty 100% vốn của nước ngoài, thực hiện cho vay cá nhân tiêu dùng theo đúng nghĩa Tiếp theo đó là một số CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập như Công ty tài chính Societe Generale Việt, Công ty tài chính PPF Việt Nam, Công ty tài chính quốc tế Việt Nam JACCs, Công ty tài chính Mirae Asset, Công ty tài chính Toyota Hầu hết các CTTC nước ngoài khi thành lập đều có mục tiêu là cung ứng TDTD và triển khai các hoạt động cho vay khá bài bản nhờ kinh nghiệm quốc tế sẵn có Các CTTC trong nước chủ yếu được thành lập bởi các TĐKT nhưng chỉ tập trung cung ứng TDTD đối với các KHCN là cán bộ công nhân viên thuộc tập đoàn Đến 31/12/2019, ở Việt Nam có 16 CTTC trong đó có 4 CTTC 100% vốn nước ngoài, 6 CTTC trực thuộc NHTM và 6 CTTC trực thuộc TĐKT và cổ đông khác.

Bảng 3.1 Số lượng CTTC ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2019

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước thời điểm năm 2013, các NHTM triển khai hoạt động TDTD thông qua các nghiệp vụ cho vay và chưa thành lập các CTTC tiêu dùng trực thuộc Giai đoạn2013-2019 chứng kiến sự xuất hiện của một số CTTC do NHTM sở hữu nhưng đều là các CTTC do NHTM mua lại từ các TĐKT làm ăn yếu kém và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân (không phải là CTTC thành lập mới) Đến hết 2019, hệ thống các CTTC trực thuộc ở Việt Nam có tổng cộng 6 CTTC bao gồm Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng, Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Một số NHTM vẫn đang trong quá trình tìm kiếm mua lại các CTTC để trở thành công ty con và hoạt động trong lĩnh vực TDTD như Ngân hàng TMCP Tiên Phong…Sau đây là quá trình thành lập của các CTTC trực thuộc thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu của luận án.

- Công ty Tài chính TNHH MB - Shinsei

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit) tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV MB thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 04/02/2016, do MB sở hữu 100% vốn điều lệ Ngày 21/11/2016, MB ký kết Hợp đồng liên doanh và Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần MCredit với đối tác Shinsei Bank nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và uy tín của MCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam Theo Quyết định số 1965/QĐ-NHNN ngày 21/09/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty Tài chính TNHH MTV MB chuyển đổi pháp lý thành Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (MCredit) Vốn điều lệ của MCredit tính đến tháng 6/2018 là

800 tỷ đồng MCredit hướng tới trở thành một công ty tài chính tiêu dùng thuận tiện cho mọi người dân, được KHCN ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính tiêu dùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của KHCN có thu nhập khiêm tốn từ thành thị tới nông thôn.

- Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) Được thành lập ngày 2/11/2010, tiền thân Công ty TNHH Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) CMF được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại năm 2014 và chuyển toàn bộ hoạt động TDTD của khối TDTD trực thuộc VPB sang công ty tài chính mới có tên là Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) FE Credit ra đời với mục tiêu cung cấp các giải pháp tài chính đơn giản mà hiệu quả đến KHCN trên toàn lãnh thổ Việt Nam Căn cứ theo Quyết định số 1864/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, FE Credit được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 4.474 tỷ đồng lên 7.328 tỷ đồng.

- Công ty Tài chính TNHH HD Saison

Công ty Tài chính TNHH HD Saison tiền thân là Công ty Tài chính TNHHMTV Ngân hàng Tài chính Việt Societe Generale (SGVF) được NHNN cấp phép hoạt động năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 550 tỷ đồng Vào tháng 10/2013, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM mua lại SGVF và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Finance) Vào tháng 4/2015, HDBank đã bán 49% cổ phần tại HD Finace cho Tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật bản), sau đó đổi tên thành Công ty tài chính TNHH HD Saison (HD Saison) Vào tháng 8/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho HD Saison tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng Ngày 08/01/2020, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc HD Saison tăng mức vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng Trong đó, NHTM cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) sở hữu 50% vốn điều lệ, Credit Saison Co., Ltd (Nhật Bản) sở hữu 49% vốn điều lệ và công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) sở hữu 1% vốn điều lệ HD Saison có chiến lược trở thành công ty tài chính số 1 trong lĩnh vực tài chính bán lẻ trong nước.

- Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội

Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 77/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/12/2016 Tính đến 30/6/2018, SHB Finance có số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà nội (SHB) sở hữu 100% SHB Finance hướng tới trở thành một trong các công ty tài chính tiên phong ứng dụng công nghệ để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tài chính của KHCN, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và sự tiện ích cho KHCN.

3.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

Các CTTC trực thuộc đều có bộ máy tổ chức tương đối giống nhau, bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Khối kinh doanh/Trung tâm kinh doanh, Khối Quản trị rủi ro, Khối/Cơ quan kiểm toán nội bộ, Ban Pháp chế, Khối Vận hành, Khối Nhân sự, Khối/Phòng Tài chính kế toán, Khối/Phòng Nguồn vốn, Khối/Trung tâm công nghệ thông tin Tùy thuộc mô hình của các CTTC trực thuộc và quy mô nhân sự tại từng đơn vị mà sẽ quy định tên các đơn vị chức năng dưới hình thức Khối hoặc Ban hoặc Trung tâm.

Chức năng nhiệm vụ chính của một số đơn vị giữ vai trò quản lý, kinh doanh và quản trị rủi ro tại CTTC cụ thể như sau:

- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh CTTC để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của CTTC, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu là NHTM Về số lượng, Hội đồng thành viên bao gồm từ 5 đến 7 thành viên.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát việc chấp hành tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ của CTTC trong việc quản trị, điều hành hoạt động đồng thời chỉ đạo giám sát hoạt động kiểm toán nội bộ đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và quy định nội bộ Ban kiểm soát đề xuất, tham mưu cho hội đồng thành viên về hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro tại CTTC Về số lượng, Ban kiểm soát gồm tối thiểu 3 thành viên Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát được thực hiện theo quy định của Luật các TCTD 2010.

- Tổng Giám đốc: Chức danh điều hành các hoạt động hàng ngày của CTTC, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã được Hội đồng thành viên thông qua Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật các TCTD 2010 Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Khối kinh doanh hoặc Trung tâm kinh doanh: đơn vị triển khai các nghiệp vụ tín dụng tới KHCN bao gồm các nhiệm vụ chính tiếp thị bán hàng, xây dựng các chương trình ưu đãi, xây dựng sản phẩm theo chiến lược hàng năm nhằm đạt được quy mô và hiệu quả kinh doanh được phân giao trong năm Hầu hết các CTTC trực thuộc đều xây dựng mô hình Khối kinh doanh thay vì trung tâm kinh doanh, gồm nhiều phòng trực thuộc hoặc trung tâm trực thuộc Ví dụ: Khối kinh doanh của FE Credit bao gồm các Trung tâm trung tâm tiếp thị, Trung tâm phát triển kinh doanh, Trung tâm kinh doanh sản phẩm thẻ, Trung tâm sáng kiến.

- Khối/Ban Quản trị rủi ro: đơn vị có chức năng quản trị rủi ro tín dụng thực hiện các công tác quản trị rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường…, phê duyệt tín dụng, xây dựng chính sách và chiến lược rủi ro từng thời kỳ, xây dựng và triển khai các mô hình đo lường rủi ro, báo cáo rủi ro Tại các CTTC lớn như FE Credit và HD Saison, mô hình triển khai dưới dạng Khối quản trị rủi ro và có thêm một số đơn vị đặc biệt như Trung tâm an ninh, Phòng quản trị chính sách và danh mục thẻ tín dụng Tại MCredit và SHB Finance, mô hình triển khai dưới hình thức Ban quản trị rủi ro với các phòng ban trực thuộc như phòng quản trị rủi ro tín dụng, phòng quản trị rủi ro hoạt động…

Các Khối/phòng ban tham gia công tác hỗ trợ như Khối Vận hành, Khối CNTT,Khối Tài chính kế toán, Khối Nhân sự, …

Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.2.1 Thực trạng triển khai các phương thức phát triển TDTD của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

3.2.1.1 Thực trạng phát triển sản phẩm TDTD

Bảng 3.2 Sự phát triển sản phẩm TDTD mới của CTTC trực thuộc

STT Số lượng nhóm SP TDTD 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Mức tăng SL nhóm SP N/A 0 1 1 1 1

Mức tăng SL nhóm SP N/A 0 0 0 0 0

Mức tăng SL nhóm SP N/A N/A N/A N/A 0 0

Mức tăng SL nhóm SP N/A N/A N/A N/A N/A 0

Trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc tập trung triển khai các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn tiêu dùng của KHCN. Trong năm 2014, FE Credit đã triển khai thành công 03 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản bao gồm cho vay tiền mặt, cho vay hàng lâu bền, cho vay phương tiện đi lại Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm TDTD được chú trọng với mục đích triển khai sớm và đầy đủ các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản ra thị trường trong giai đoạn 2014-

2016 Nhờ vậy, ngày 26/12/2016, FE Credit chính thức ra mắt Thẻ tín dụng FE Credit Plus + Master Card, đưa FE Credit trở thành CTTC thứ hai trên thị trường cung ứng thẻ tín dụng tới khách hàng Chỉ sau 01 năm phát triển, FE Credit phát hành 500.000 thẻ tín dụng và chiếm 97% thị phần thẻ tín dụng (về dư nợ thẻ) của CTTC trong năm

2017 Với vị thế số 1 trên thị trường cho vay tiêu dùng trong các CTTC đang hoạt động, FE Credit cũng là CTTC tiên phong triển khai các sản phẩm TDTD số sau khi đã cung ứng đầy đủ 04 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản trên thị trường, các sản phẩmTDTD số lần lượt được phát triển thành công trong năm 2018 và 2019 là sản phẩm cho vay online qua APP điện thoại di thoại và thẻ tín dụng ảo Trong giai đoạn 2014-2019,

HD Saison chỉ tập trung khai thác sâu khách hàng và mở rộng các mục đích cho vay vốn theo 03 nhóm sản phẩm TDTD cơ bản bao gồm: vay tiền mặt, cho vay hàng lâu bền, và cho vay phương tiện đi lại, không triển khai thẻ tín dụng và chưa có sự chuyển dịch sang các sản phẩm TDTD số Mcredit và SHB Finance cũng tập trung vào các nhóm sản phẩm TDTD cơ bản ngay từ giai đoạn hoạt động chính thức và không phát triển thêm, trong đó MCredit triển khai 03 nhóm sản phẩm TDTD tương tự HD Saison trong giai đoạn 2017-2019, SHB Finance chỉ tập trung cho vay tiền mặt trong giai đoạn 2018-2019.

Bảng 3.3 Nhóm sản phẩm TDTD được triển khai năm 2019

STT Sản phẩm TDTD FE

SP cho vay tiền mặt x x x X

SP cho vay phương tiện đi lại x x x N.A

SP cho vay hàng lâu bền x x x N.A

Thẻ tín dụng ảo (Virtual card) x N.A N.A N.A

Cho vay qua ví điện tử (IPS) N.A N.A N.A N.A

Tổng cộng SL nhóm SP 6 3 3 1

Nguồn: Fiingroup và website của CTTC trực thuộc

Như vậy, phát triển TDTD qua phương thức sản phẩm TDTD có sự khác biệt giữa 4 CTTC trực thuộc NHTM trong giai đoạn 2014-2019 như sau: FE Credit thực hiện phát triển TDTD bằng sản phẩm TDTD hỗn hợp bao gồm nhóm sản phẩm TDTD cơ bản và số nhưng đặt trọng tâm vào nhóm sản phẩm TDTD cơ bản Các CTTC trực thuộc còn lại tập trung phát triển TDTD bằng nhóm các sản phẩm TDTD cơ bản, chưa có sự chuyển dịch sang nhóm sản phẩm TDTD số.

Trong số các sản phẩm TDTD được các CTTC trực thuộc triển khai, nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt và cho vay phương tiện đi lại là hai nhóm sản phẩm được cácCTTC trực thuộc xác định là sản phẩm đem lại quy mô TDTD và giúp tăng trưởng thị phần trong giai đoạn 2014-2019.

Bảng 3.4 Tỷ trọng dư nợ theo nhóm sản phẩm TDTD năm 2019

Cho vay tiền mặt tín chấp

Cho vay phương tiện đi lại

Cho vay hàng lâu bền

Theo Bảng 3.4 Tỷ trọng dư nợ theo sản phẩm TDTD năm 2019 cho thấy nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt hiện đang là sản phẩm TDTD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ TDTD của FE Credit, MCredit và SHB Finance Đối với FE Credit, tỷ trọng cho vay tiền mặt chiếm tới 76% tổng dư nợ TDTD và chiếm 41% tổng dư nợ TDTD của toàn ngành (CTTC) Đối với HD Saison, mặc dù nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt không phải là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ TDTD nhưng đang tăng dần tỷ trọng cho vay qua các năm và đạt 33% trong năm 2019.

Các CTTC trực thuộc đều có năng lực triển khai các nhóm sản phẩm cơ bản khá tốt, thể hiện qua số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiền mặt đang triển khai trên thị trường Sản phẩm con là sản phẩm biến thể từ sản phẩm cho vay tiền mặt gốc và được các CTTC điều chỉnh ở một số tiêu chí như đối tượng khách hàng (tự kinh doanh, đi làm hưởng lương hoặc làm nghề tự do), thu nhập, kỳ hạn vay vốn, hồ sơ vay vốn, khu vực địa lý Tùy thuộc khẩu vị rủi ro của từng CTTC trực thuộc, các tiêu chí sẽ được xác định lại trong từng giai đoạn kinh doanh nhằm mục đích thúc đẩy hoặc thu hẹp dư nợ TDTD Trên thực tế, số lượng sản phẩm con phản ánh năng lực may đo của CTTC trực thuộc tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, càng phân nhóm khách hàng càng nhỏ thì càng dễ tập hợp các đặc điểm tương đồng của khách hàng như nghề nghiệp, khu vực địa lý, độ tuổi, tập quán kinh doanh từ đó sản phẩm TDTD sẽ phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng và giúp CTTC tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần cho vay, thậm chí giúp CTTC giảm bớt rủi ro do sản phẩm TDTD phù hợp với năng lực trả nợ của khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm TDTD đối với việc phát triển TDTD theo đúng mục tiêu đề ra, MCredit tuy mới gia nhập thị trường từ năm 2017 nhưng đã nhanh chóng xây dựng và triển khai danh mục sản phẩm cho vay tiền mặt con tương đối đa dạng nhằm rút ngắn khoảng cách với FE Credit và HD Saison Mặc dù MCredit chưa triển khai hết các mảng hoạt động như FE Credit như thẻ tín dụng nhưng số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con đạt 13 sản phẩm trong năm 2018 và đã tăng lên 25 sản phẩm trong năm

2019 Điều đó đã góp phần giúp MCredit đạt được mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiền mặt khoảng 55%, dư nợ cho vay tiền mặt đạt gần 6.000 tỷ năm 2019 SHB Finance chính thức gia nhập thị trường giữa năm 2018 nhưng đã triển khai khá thành công 9 sản phẩm cho vay tiền mặt con tín chấp dành cho nhiều đối tượng KHCN như sản phẩm cho vay tiền mặt đối với cán bộ nhân viên, sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN trả lương qua tài khoản, sản phẩm cho vay tiền mặt với KHCN có thu nhập tự doanh, sản phẩm cho vay tiền mặt qua hóa đơn điện thoại, sản phẩm cho vay tiền mặt qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế…Việc triển khai nhanh các nhóm sản phẩm TDTD đã giúp SHB Finance đạt được quy mô dư nợ ấn tượng trong các tháng cuối năm 2018, cụ thể chưa đầy 03 tháng kể từ ngày chính thức đã đạt thành tích ấn tượng với hơn 1000 khoản vay được giải ngân Trong năm 2019, nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của KHCN qua các hình thức đơn giản và thuận tiện, SHB Finance chính thức ra mắt 2 sản phẩm con có tính cạnh tranh cao trên thị trường: Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Hộ chiếu và Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Đăng ký xe SHB Finance là CTTC tiêu dùng đầu tiên trên thị trường triển khai Sản phẩm cho vay tiền mặt đối với KHCN cung cấp Hộ chiếu Thủ tục đăng ký khoản vay vô cùng đơn giản, KHCN chỉ cần cung cấp hộ chiếu và giấy tờ chứng minh nhân thân Thông qua sản phẩm này, SHB Finance thể hiện sự quan tâm thiết thực đến nhu cầu tiêu dùng của KHCN, trong đó nhu cầu du lịch đang ngày càng phát triển Đối với sản phẩm cho vay tiền mặt đối với khách hàng cung cấp đăng ký xe, SHB Finance đưa ra hạn mức vay tối đa lên đến 50 triệu đồng kết hợp với điều kiện vay đơn giản, không cần thế chấp giấy tờ gốc sau khi thực hiện thủ tục vay tiền, KHCN sẽ nhận tiền giải ngân trong vòng 24 giờ Việc tiếp cận khoản vay khá dễ dàng và tiện lợi, KHCN chỉ cần sở hữu xe máy và các giấy tờ thể hiện thông tin cá nhân cơ bản Cho tới hết năm 2019, tổng số lượng sản phẩm cho vay tiền mặt con của SHB Finance là 13 sản phẩm, tăng 43% so với năm 2018 và dư nợ cho vay tiền mặt đạt khoảng 3600 tỷ, tăng hơn 400% so với năm liền kề trước đó. Đối với nhóm sản phẩm cho vay phương tiện đi lại và hàng lâu bền, FE Credit và HD Saison cũng đang là các CTTC có thị phần lớn trong ngành với hàng chục các sản phẩm cho vay liên kết với các đối tác bán lẻ Trong đó, HD Saison tập trung nguồn lực nhiều nhất vào sản phẩm này, với dư nợ chiếm 43% trong tổng dư nợ TDTD năm

2019 MCredit cho tới năm 2019 đã triển khai 16 sản phẩm cho vay phương tiện đi lại và hàng lâu bền con theo hình thức mua hàng trả góp, bao phủ hầu hết các nhu cầu vay mua xe máy, mua thiết bị điện tử và sản phẩm công nghệ cao, cụ thể đối với mảng cho vay trả góp mua xe máy, MCredit đã ban hành 8 sản phẩm con như sản phẩm

TW Military 35 và TW Military 43 may đo riêng cho nhóm khách hàng là sỹ quan tại ngũ/quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ/công nhân và viên chức quốc phòng với thời hạn vay từ 6-24 tháng, số tiền trả trước lớn hơn 40% giá trị xe và số tiền vay lớn hơn

50 triệu, sản phẩm TW High Class và TW High Class HR dành cho KH có nhu cầu mua xe máy có trị giá từ 40 triệu trở lên thuộc các nhãn hiệu như Honda, Yamaha, Suzuki, Kymco, SYM, Ducati, BMW, Harley-Davidson, Indian Motorcycle, Kawasaki, KTM, Benelli, Triumph, Brixton với thời hạn vay từ 6-36 tháng, số tiền vay từ 1-100 triệu đồng… Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, FE Credit là đơn vị duy nhất trong số 4 CTTC trực thuộc cung cấp thẻ tín dụng nhựa và thẻ tín dụng ảo (virtual card) ra thị trường. Riêng thẻ tín dụng ảo, khách hàng được FE Credit chấp thuận phát hành thẻ tín dụng có thể thanh toán di động với thẻ tín dụng qua ứng dụng Samsung pay Khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại di động cho tất cả các khoản thanh toán hàng ngày như tiền taxi, mua vé xem phim, mua cà phê mà không cần mang theo ví hay thẻ tín dụng Mặc dù thẻ vitural card không phải là công nghệ mới mẻ trên thế giới mà đã được các CTTC quốc tế cung cấp cho các khách hàng trong nhiều năm qua, FE Credit đang là một trong các CTTC tiên phong cung cấp sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Đối với sản phẩm cho vay online, FE Credit hiện đang là một trong các CTTC tiên phong trên thị trường TDTD và là CTTC trực thuộc duy nhất triển khai thành công sản phẩm cho vay online Nhờ nâng cấp công nghệ, FE Credit mang lại cho KHCN trải nghiệm dịch vụ vượt trội, cho phép giải quyết nhanh chóng các hồ sơ tồn đọng và tăng hiệu quả kinh doanh Cụ thể, trong năm 2018, FE Credit đã triển khai thành công nền tảng cho vay số mang tên “$NAP” trên điện thoại di động, công nghệ này mang tới một quy trình cho vay hoàn chỉnh và khép kín trên điện thoại di động, giúp FE Credit triển khai tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhanh chóng và chính xác, khoản vay của khách hàng được phê duyệt tự động chỉ trong 10-15 phút KHCN chỉ cần tải APP $NAP về điện thoại di động, nhập số điện thoại và chụp ảnh chân dung và chứng minh thư nhân dân tại APP để xác minh danh tính chưa đến 01 phút là có thể hoàn tất đề xuất khoản vay lên tới 70 triệu đồng với thời hạn tối đa 36 tháng chỉ trong 15 phút,toàn bộ hồ sơ vay vốn được ký điện tử trên điện thoại di động và hồ sơ được gửi về địa chỉ email của KHCN nhanh chóng Sản phẩm vay vốn số này rất phù hợp với giới trẻ yêu thích nền tảng CNTT và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn của KHCN Nhờ vậy, chỉ trong vòng 04 tháng triển khai thí điểm (từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2018), số lượng đăng ký khoản vay và số khoản vay được giải ngân của FE Credit tăng trung bình 280% mỗi tháng. Đối với sản phẩm cho vay ví điện tử, hiện tại các CTTC trực thuộc mới chỉ liên kết với các công ty Fintech để triển khai thanh toán qua các cổng thanh toán trung gian của các công ty Fintech chứ chưa triển khai sản phẩm cho vay trên các ví điện tử do mình sở hữu Trong giai đoạn 2017-2019, một số CTTC trực thuộc đã liên kết với các công ty Fintech để triển khai các hoạt động TDTD như: FE Credit, HD Saison và MCredit hợp tác với MoMo để giúp khách hàng vay vốn mua hàng qua ví điện tử Momo.

Như vậy, trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc chủ yếu tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm TDTD cơ bản Ngoại trừ FE Credit, các CTTC trực thuộc đều chưa triển khai đầy đủ danh mục cơ bản Các CTTC trực thuộc chưa đủ năng lực để làm chủ công nghệ số và triển khai các sản phẩm số trong giai đoạn 2014-2019.

3.2.1.2 Thực trạng phát triển kênh phân phối

Bảng 3.5 Sự phát triển kênh phân phối trong giai đoạn 2014-2019

Nguồn: Fiingroup và website của CTTC trực thuộc

Trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc đều đã triển khai các kênh phân phối cơ bản bao gồm POS, Telesales, DSA, Đối tác FE Credit tăng trưởng thêm

01 kênh phân phối trong năm 2018 nhờ triển khai được ứng dụng cho vay và phê duyệt tự động trên APP điện thoại di động Trên thực tế, mặc dù đa phần các kênh phân phối đều được các CTTC trực thuộc triển khai, nhưng sự khác biệt giữa các CTTC trực thuộc được phản ánh qua số lượng POS và DSA mà các CTTC trực thuộc đã phát triển được Phát triển số lượng kênh phân phối POS và DSA về mặt định tính hay định lượng đều có tác động tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng TDTD của CTTC.

 Điểm giới thiệu dịch vụ POS

Bảng 3.6 Mức độ tăng trưởng POS giai đoạn 2014-2019

Nguồn: Fiingroup Điểm giới thiệu dịch vụ (POS) là kênh phân phối truyền thống đặc trưng với của các CTTC trên thị trường xuất phát từ thói quen tiêu dùng hiện tại của người Việt Nam POS được đặt tại các đại lý/đối tác thực hiện phân phối/bán sản phẩm đã có ký kết hợp đồng hợp tác với CTTC để giới thiệu các sản phẩm TDTD, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động TDTD khi khách hàng đến mua các sản phẩm do đại lý/đối tác phân phối/bán Tại mỗi điểm POS sẽ có nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm của CTTC, chịu trách nhiệm tư vấn hợp đồng trả góp, hỗ trợ khách hàng liên quan tới hợp đồng, kiểm soát và theo dõi tỷ lệ nợ của khách hàng. Với vai trò là POS, nhờ hỗ trợ của CNTT, các nhân viên tư vấn tại cửa hàng bán lẻ có thể ngay lập tức tiến hành xử lý hồ sơ tại chỗ để giúp KHCN có thể tiếp cận và giải ngân khoản vay một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai đoạn 2014-2019

Từ phân tích thực trạng phương thức phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc cho thấy các CTTC trực thuộc đều đã phát triển đúng hướng và đạt được hiệu quả tốt trong phát triển TDTD Về khía cạnh sản phẩm TDTD, đối với CTTC như FE Credit và HD Saison, chiến lược chuyên môn hóa vào sản phẩm TDTD trọng tâm và phát triển số lượng sản phẩm trọng tâm theo nhu cầu nhiều nhóm đối tượng KHCN đã giúp các CTTC vươn lên chiếm lĩnh thị phần và đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn hóa Các CTTC mới gia nhập như MCredit và SHB Finance với chiến lược sản phẩm tập trung mạnh vào mảng cho vay tiền mặt vốn còn nhiều tiềm năng phát triển, đã có sự phát triển dư nợ TDTD vượt bậc trong thời gian ngắn Về kênh phân phối,thực trạng phát triển kênh phân phối truyền thống POS dựa trên mô hình kinh doanh liên kết với các đối tác của FE Credit và HD Saison phù hợp với văn hóa và hành vi tiêu dùng của KHCN trong giai đoạn 2014-2019, giúp CTTC tiến gần với nhu cầu khách hàng và đạt được dư nợ kỳ vọng Ngoài ra, phát triển kênh phân phối hiện đại theo xu hướng thị trường và tư duy số ngày càng rõ nét của khách hàng trong giai đoạn 2020-2025 giúp CTTC cập nhật và điều chỉnh mô hình kinh doanh kịp thời, chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển TDTD tiếp theo.

Thứ hai, góp phần tạo ra thu nhập chủ yếu của CTTC trực thuộc

Bảng 3.18 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ TDTD trong giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tự tính trên cơ sở báo cáo của Fiingroup và Virac

Giai đoạn 2011-2014, các CTTC thuộc TĐKT chủ yếu cho vay các công ty thành viên của TĐKT hoặc hợp vốn với các NHTM cho vay vốn trung dài hạn, TDTD hầu như không triển khai Do vậy thu thập của các CTTC trong giai đoạn này không đến từ lãi vay tiêu dùng mà từ lãi vay thu từ các khách hàng doanh nghiệp Giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn các CTTC trực thuộc hoàn toàn bước qua giai đoạn chuyển đổi chủ sở hữu từ TĐKT và chỉ tập trung triển khai các hoạt động TDTD, kết quả thu được hoàn toàn khả quan Số liệu bảng 3.17 cho thấy thu nhập từ lãi vay tiêu dùng là nguồn thu nhập chính yếu của các CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2015-2019 Đối với các CTTC trực thuộc, hầu hết thu thập thuần đến từ thu nhập lãi thuần TDTD, chiếm tới hơn 80% tổng thu nhập trước dự phòng RRTD hàng năm.

Thứ ba, công tác quản trị rủi ro đang dần tiếp cận với thông lệ quốc tế, chất lượng TDTD được duy trì theo hướng an toàn, hiệu quả

Hai trong bốn CTTC trực thuộc bao gồm FE Credit và HD Saison đã thiết lập và triển khai thành công mô hình kiểm soát rủi ro tập trung trong đó mô hình tổ chức có sự phân tách và đủ nhân sự để triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ với 03 tuyến bảo vệ độc lập dù hiệu quả vận hành chưa được kiểm chứng rõ nét do thời gian triển khai còn ngắn Hơn nữa, hoạt động quản lý rủi ro của các CTTC này đều chịu sự giám sát và chỉ đạo của NHTM mẹ với kinh nghiệm áp dụng chuẩn Basel II nên việc vận hành sẽ dần đi đúng quỹ đạo và đem lại lợi ích lâu dài cho các CTTC Các CTTC trực thuộc còn lại cũng đều đang triển khai các dự án tương tự nhằm đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các CTTC trực thuộc sau khi sáp nhập vào các NHTM đã có sự thay đổi rõ nét về chất lượng tín dụng nhờ kinh nghiệm hoạt động và định hướng tốt của các NHTM. Trong giai đoạn 2014-2019, nhóm CTTC gồm FE Credit và HD Saison là các CTTC có tỷ lệ nợ xấu duy trì trong khoảng 5%-6% nhưng vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả.

Thứ tư, nâng cao vị thế của NHTM mẹ, khẳng định hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC

Trong giai đoạn 2014-2019, đối với các NHTM cổ phần, sự phát triển TDTD là chiến lược quan trọng của NHTM nhằm nâng cao vị thế của NHTM trên thị trường.

FE Credit là một trong các động lực tăng trưởng chính được VPBank tập trung triển khai trong các năm qua và đã đóng góp lớn vào vị thế của VPBank trên thị trường về dư nợ, doanh thu trước rủi ro và lợi nhuận Do mô hình TDTD rủi ro hơn cho vay theo chuẩn nên biên cho vay cao hơn NHTM (khoảng 27% so với 3%-4% của khoản vay NHTM), thu thập của FECredit chiếm tới 50% tổng thu nhập hợp nhất dù chỉ đóng góp 23% lợi nhuận, đồng thời góp phần đưa NIM cho vay hợp nhất của VPBank lên top 3 toàn ngành (9,5%) trong năm 2018 Theo thông tin cập nhật từ website vietnambiz.vn ngày 25/6/2019, VPBank đứng thứ 6 trong Top 6 NHTM Việt Nam uy tín và Top 2 NHTM cổ phần uy tín, Top 5 NHTM có lợi nhuận trước thuế, Top 4 NHTM về doanh thu trước rủi ro hợp nhất trong năm 2019.

HD Saison được báo chí đặt tên là “gà đẻ trứng vàng” của HDBank trong suốt giai đoạn 2017-2019, trong đó năm 2018 là năm có bước nhảy vọt về hiệu quả với lợi nhuận sau thuế đạt 719 tỷ, tăng 72.8% so với năm 2017, với ROE 40% khá cao trong ngành tài chính tiêu dùng, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hợp nhất của HDBank trong giai đoạn này.

MCredit và SHB Finance mới gia nhập thị trường nhưng có bước tăng trưởng dư nợ tiêu dùng rất khả quan và đảm bảo hoạt động an toàn vốn cho thấy tiềm năng đóng góp vào thu nhập của NHTM mẹ trong thời gian tới.

Thứ năm, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính phủ

Theo Chỉ thị số 12/CT-Ttg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tín dụng đen ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đã được ban hành trong nhiều năm qua,nhiệm vụ chống tín dụng đen được yêu cầu triển khai bởi các cơ quan chức năng, trong đó có nội dung yêu cầu NHNN “đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình thủ tục vay vốn theo hướng thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay khi có yêu cầu” Trên thực tế, tín dụng đen chủ yếu xảy ra với các đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập thấp, khó tiếp cận nguồn vốn vay NHTM và thiếu hiểu biết về thị trường tài chính Công tác TDTD của các CTTC trực thuộc đang triển khai với chính các đối tượng này Với tổng thị phần chiếm tới 74% dư nợ TDTD toàn thị trường trong năm 2019, các CTTC trực thuộc đã cho vay gần 86.000 tỷ đồng tới hàng triệu KHCN có mức thu nhập từ 2 triệu - 7 triệu, mức cho vay bình quân dưới 20 triệu đồng/món vay để mua sắm các vật dụng gia đình như máy giặt, tủ lạnh, tivi hay phương tiện đi lại như xe máy, xe điện, thậm chí cho các nhu cầu làm đẹp, thanh toán điện, nước Thông qua hoạt động cho vay của CTTC trực thuộc, hoạt động TDTD dưới chuẩn ngày càng có xu hướng minh bạch và được kiểm soát chặt chẽ Các khách hàng dưới chuẩn vốn là đối tượng dễ chịu tổn thương trong xã hội, có cơ hội được tiếp cận khoản vay để cải thiện đời sống thay vì phải vay vốn xã hội đen và chịu hậu quả nặng nề về cả tiền bạc và tinh thần Như vậy, mặt tích cực từ hoạt động phát triển TDTD của CTTC trực thuộc là giúp người dân tránh tín dụng đen, đưa các hoạt động dân sự vào khung khổ pháp lý Đây chính là các thành quả về mặt xã hội mà CTTC nói chung và CTTC trực thuộc nói riêng đem lại.

Thứ nhất, chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc gắn kết với chiến lược phát triển chung của NHTM mẹ

Một trong các nguyên nhân góp phần giúp CTTC trực thuộc đạt được các thành công trong hoạt động TDTD là chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc đã được gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của NHTM mẹ Hoạt động của CTTC trực thuộc được NHTM mẹ kiểm soát chặt chẽ thông qua các mục tiêu tăng trưởng được thiết lập, giúp CTTC trực thuộc đạt được sự phát triển TDTD theo kỳ vọng, cụ thể :

- FECredit: Trong chiến lược 5 năm với tầm nhìn trở thành NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam năm 2017 trong đó tập trung phát triển phân khúc trọng tâm làKHCN và tập trung chuyển đổi các hệ thống nền tảng như hệ thống kênh phân phối chuyên môn hóa theo phân khúc khách hàng và nhóm sản phẩm Chiến lược củaVPBank đã có tác động tích cực tới phát triển TDTD của FE Credit trong giai đoạn này Gắn kết với chiến lược của NHTM mẹ, chiến lược FE Credit trong giai đoạn2014-2017 tập trung vào phát triển TDTD theo quy mô với mục tiêu giành thị phần hàng đầu trên thị trường Các phương thức phát triển TDTD đã được FE Credit triển khai thành công bao gồm đa dạng hóa sản phẩm TDTD và phát triển các sản phẩm con nhằm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, phát triển nhanh chóng quy mô POS và DSA, bao phủ thị trường địa lý và triển khai mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng Nhờ vậy, FE Credit đã tăng thị phần từ 11,3% năm 2014 lên 48.9% năm 2017. Theo thông tin công bố trên website: vpb.com.vn, VPBank công bố “đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận” Chiến lược phát triển của VPBank trong giai đoạn mới dẫn tới sự thay đổi chiến lược của FE Credit: từ tập trung vào tăng trưởng quy mô và thị phần trong khi mô hình quản trị rủi ro chưa tương xứng trong giai đoạn 2014-

2017, chuyển sang chiến lược phát triển về quy mô nhưng đảm bảo an toàn (triển khai mô hình kinh doanh sản phẩm số, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ với tiêu chuẩn chất lượng được nâng cấp và phát triển đồng nhất trong giai đoạn tiếp theo) Kết quả trong giai đoạn 2018-2019, FE Credit duy trì thị phần hiện có, giữ chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ở mức 6%, mức độ tăng trưởng lợi nhuận giảm so với các năm trước đó là kết quả của việc tăng chi phí đầu tư CNTT và trích dự phòng nợ xấu nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.

- HD Saison: chiến lược đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay của HD Bank đã có ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của HD Saison Trong giai đoạn 2014-2019, HD Saison không theo đuổi phát triển TDTD về quy mô với mức tăng đột biến như FE Credit mà có sự tăng trưởng ở mức vừa phải Nguồn lực được tập trung để phát triển mảng kinh doanh sản phẩm hàng lâu bền và phương tiện đi lại nhờ lợi thế của NHTM mẹ, phát triển mạnh số lượng POS Mục tiêu an toàn vốn được coi trọng dẫn tới HD Saison mặc dù giữ vững được thị phần ở TOP 3 CTTC về quy mô nhưng khoảng cách ngày càng xa với FE Credit, lợi nhuận có sự tăng trưởng tương đối tốt hơn so với FE Credit trong khi chỉ tiêu nợ xấu được kiểm soát ở mức trên dưới 6%.

- MCredit: Giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021, trong đó MB định hướng tầm nhìn "Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất" với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiệu quả kinh doanh và an toàn Trong giai đoạn 2017-2019, MBBank đã triển khai chiến lược kinh doanh với mục tiêu quy mô và đảm bảo an toàn, các dự án trọng điểm được triển khai như công nghệ thông tin, năng lực quản trị rủi ro, chuyển dịch kinh doanh ngân hàng số.

- SHB Finance: Chiến lược phát triển của SHB Finance gắn kết với chiến lược của SHB với mong muốn xây dựng một công ty tài chính tiêu dùng "thuần Việt", phát triển bền vững, đóng góp cho xã hội và có thứ hạng trên thị trường về hoạt động hiệu quả SHB Finance đã xây dựng mục tiêu 5 năm thuộc nhóm top đầu CTTC tiêu dùng hiệu quả và an toàn tại Việt Nam.

Thứ hai, CTTC trực thuộc có năng lực phát triển sản phẩm TDTD cơ bản

Định hướng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

4.1.1 Phân tích SWOT của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại trong phát triển tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2020-2025

Thứ nhất, sản phẩm TDTD cơ bản đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Trong giai đoạn 2014-2019, các CTTC trực thuộc đã triển khai hầu hết các sản phẩm TDTD tới khách hàng trong đó rất nhiều các sản phẩm con được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng Kết quả này giúp CTTC trực thuộc có năng lực chuyển đổi nhanh các sản phẩm trọng tâm đã có sự bão hòa sang các sản phẩm TDTD đang có xu hướng phát triển trên tập khách hàng hiện hữu và khách hàng mới.

Thứ hai, mạng lưới kênh phân phối truyền thống đa dạng, rộng khắp

Mạng lưới kênh phân phối thường được tạo dựng qua nhiều năm và là thế mạnh khó có thể bắt chước đối với các CTTC không có hỗ trợ từ NHTM Nhờ mạng lưới kênh phân phối sẵn có, các CTTC trực thuộc có thể duy trì được vị thế trên thị trường TDTD và đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối số để khai thác thêm các khách hàng trẻ tuổi có xu hướng sử dụng các sản phẩm số trong thời gian tới.

Thứ ba, thị trường về mặt địa lý đã được bao phủ

Nhờ lợi thế về mặt mạng lưới của NHTM, CTTC trực thuộc thường mở rộng tối đa thị trường mà NHTM mẹ đã có chi nhánh, phòng giao dịch Do vậy, hầu hết các CTTC trực thuộc đã hiện diện trên tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam, cho phép khách hàng vay vốn ở bất cứ đâu trên lãnh thổ đều có khả năng tiếp cận khoản vay.

Thứ tư, lợi thế chuyển dịch sang kinh doanh số

Các CTTC trực thuộc có lợi thế chuyển dịch dần sang kinh doanh số nhờ các chiến lược số đã được NHTM mẹ triển khai Với kinh nghiệm chuyển đổi số củaNHTM mẹ, các CTTC trực thuộc kế thừa nền tảng hạ tầng CNTT chung giữa NHTM mẹ và CTTC hoặc trong trường hợp triển khai riêng hạ tầng CNTT, CTTC xây dựng được lộ trình chuyển đổi phù hợp trong thời gian ngắn.

Thứ năm, hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng bài bản và theo thông lệ quốc tế Điểm mạnh có được nhờ sự hậu thuẫn của NHTM mẹ về kinh nghiệm triển khai Basel II và nền tảng công nghệ được ứng dụng trong quản trị rủi ro giúp CTTC trực thuộc đủ năng lực triển khai hệ thống quản trị rủi ro một cách bài bản và theo thông tệ quốc tế.

Thứ sáu, năng lực huy động vốn tốt hơn so với CTTC độc lập

Nhờ uy tín và thương hiệu của NHTM và hậu thuẫn về vốn kinh doanh cho CTTC trực thuộc, các CTTC trực thuộc có lợi thế hơn so với CTTC độc lập trong hoạt động huy động vốn Huy động vốn của CTTC trực thuộc đến chủ yếu từ các khoản vay từ NHTM mẹ, các khoản gửi tiền từ NHTM, các khoản tiền gửi của tổ chức và từ các đợt phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường Nhờ vào thương hiệu của NHTM mẹ và triển khai xếp hạng tín nhiệm cùng NHTM mẹ, một số CTTC trực thuộc trên thị trường đã huy động được thành công các khoản vốn lớn từ trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua.

Thứ nhất, mức độ linh hoạt trong kinh doanh kém hơn so với các CTTC độc lập Đây là một trong các điểm yếu của CTTC trực thuộc hiện nay Mô hình NHTM mẹ sở hữu vừa là lợi thế vừa là bất lợi do CTTC trực thuộc phải triển khai chiến lược phát triển để đảm bảo mục tiêu an toàn hiệu quả trung dài hạn Do vậy, các điều chỉnh kịp thời về chiến lược và mô hình kinh doanh không thể linh hoạt như các CTTC độc lập Các CTTC trực thuộc không thể ra được các quyết định nhanh về ngân sách đầu tư, con người, sản phẩm… kịp thời để có cơ hội phát triển nhanh trong giai đoạn ngắn.

Thứ hai, nguồn nhân lực không đồng đều và ổn định

Việc mở rộng nguồn nhân sự thông qua đội ngũ cộng tác viên đang được các CTTC triển khai mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô tín dụng và mở rộng địa bàn hoạt động của mình Bên cạnh lợi ích thiết thực từ nguồn cộng tác viên có chi phí thấp, số lượng đông đảo thì CTTC cũng gặp phải nhiều trở ngại từ chất lượng nhân sự và sự ổn định từ nguồn nhân sự này Việc thay đổi nhân sự liên tục dẫn tới CTTC phải tốn nhiều chi phí tuyển dụng và đào tạo, khách hàng cảm thấy không hài lòng do chất lượng nhân viên và phải tiếp xúc với nhân viên mới thường xuyên Đây là điểm yếu của CTTC so với NHTM.

Thứ ba, khẩu vị rủi ro chặt chẽ hơn so với các CTTC độc lập

Xuất phát từ khẩu vị rủi ro từ NHTM mẹ dẫn tới các CTTC trực thuộc cũng xây dựng khẩu vị rủi ro có phần chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo vị thế, thương hiệu của cả NHTM mẹ và CTTC trực thuộc Cùng với khẩu vị rủi ro chặt chẽ và phán quyết tín dụng được phân cấp rõ theo giá trị vay vốn, sự linh hoạt về điều kiện cho vay chắc chắn sẽ hạn chế hơn so với các CTTC độc lập.

Thứ nhất, môi trường chính trị và pháp lý ổn định

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng kể cả trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong khu vực và nền kinh tế các quốc gia mạnh như Thái Lan và Indonesia chao đảo Các chuyên gia cho rằng một trong các lý do mang lại sự tăng trưởng kinh tế như vậy xuất phát từ việc Việt Nam đã kiên trì chính sách kinh tế theo hướng hội nhập dần với nền kinh tế thế giới Trên thực tế, sự ổn định chính trị là một yếu tố rất quan trọng, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có nỗ lực giảm nợ công, giảm lạm phát, đảm bảo cân đối ngân sách và kiểm soát được tiền mặt trong lưu thông Nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho Việt Nam có được hòa bình thịnh vượng, đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế một cách nhất quán Ổn định chính trị chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư gián tiếp và trực tiếp từ nước ngoài.

Thứ hai, môi trường vĩ mô nhiều thử thách nhưng có cơ hội phát triển

Tăng trưởng kinh tế, sự hỗ trợ của Chính phủ đối phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng và gia tăng trưởng tiêu dùng trong nước đều là các yếu tố hỗ trợ của môi trường vĩ mô đối với phát triển TDTD trong nước Trong nhiều năm qua, GDP của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao, đạt bình quân khoảng 7% trong giai đoạn 2010-

2019 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo Nguyễn Minh Phong (2020) trong nghiên cứu

“Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2020 và giai đoạn tới”, tăng trưởng GDP của Việt phục hồi nhanh sau giai đoạn 2011-2016 và đạt được mức tăng trưởng cao trên 7% trong giai đoạn 2018-2019 Với mức tăng trưởng bình quân đạt 6,84% trong giai đoạn 2016- 2019, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng GDP theo đúng kế hoạch 2016-2020 đã đề ra trong khoảng 6,5%-7% Việt Nam tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư (từ vị trí 23 lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hàng).Việt Nam có sự ổn định tích cực về môi trường vĩ mô với các thành tựu: cải thiện dự trữ ngoại hối, nợ xấu, hệ số tín nhiệm quốc gia, kiểm soát lạm phát Trong năm 2019, Việt Nam đạt được nhiều thành công trong xuất siêu, đạt 9,9 tỷ USD, thu nhập của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt khoảng 17,5% Việt Nam đứng vị trí thứ sáu trong 30 quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu Trong giai đoạn tới, các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong nước, một số vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay như xu hướng bảo hộ mậu dịch, cuộc chiến thương mại

Mỹ Trung và ảnh hưởng của Covid đều là các nhân tố mới ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô trong nước Theo nhóm tác giả Phạm Nguyên Minh, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

(2020), xu hướng bảo hộ mậu dịch từ các quốc gia lớn trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật bản nhằm bảo vệ nền kinh tế và người tiêu dùng trong nước ngày càng gia tăng, nhiều công cụ rào cản kỹ thuật trong thương mại được đưa ra như quy định tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, các nguyên tắc về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, bao bì nhãn mác, trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn lao động Các biện pháp bảo hộ này đã tác động tới chuỗi giá trị, tăng giá thành giao dich quốc tế, ảnh hưởng tới mậu dịch đa phương, làm tổn hại tổng thể tới bản thân các nước bảo hộ và các nước trong chuỗi giá trị Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang ngày càng càng căng thẳng, chưa có giải pháp ngắn hạn, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới Theo báo cáo của IMF dự báo, trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ áp đặt thuế quan lên hàng hóa của nhau sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 0,8%, tương đương mức giảm 700 tỷ USD Với các nhân tố mới này, có thể thấy được nền kinh tế thế giới sẽ chịu nhiều ảnh hưởng trong các năm tới.

Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

4.2.1 Nhóm giải pháp chuyển dịch kinh doanh số

4.2.1.1 Hoàn thiện năng lực phát triển sản phẩm TDTD số

Giải pháp về sản phẩm TDTD là một trong các giải pháp trọng tâm cần được các CTTC trực thuộc quan tâm trong quá trình phát triển Sản phẩm là công cụ tạo lợi nhuận cho các CTTC và các chiến lược về sản phẩm hàng năm chính là công cụ cạnh tranh sắc bén với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, là một trong các cơ sở để khách hàng nhận biết sự khác biệt giữa các CTTC Các CTTC có được chiến lược sản phẩm phù hợp và năng lực phát triển và quản lý sản phẩm là điều kiện tiên quyết để mở rộng và phát triển TDTD Vì vậy, các CTTC cần tập trung xây dựng các giải pháp về sản phẩm TDTD như sau:

 Giải pháp hoàn thiện năng lực phát triển tổ chức quản lý sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại công ty tài chính

Công tác tổ chức phát triển sản phẩm tín dụng tại CTTC bao gồm nhiều khâu như mô hình tổ chức các đơn vị phát triển sản phẩm trong CTTC, quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm, công tác đào tạo và truyền thông sản phẩm mới, đánh giá hiệu quả sản phẩm từng thời kỳ Công tác tổ chức phát triển sản phẩm càng mang tính chuyên môn hóa cao và vận hành nhịp nhàng sẽ góp phần rút ngắn thời gian đưa ra sản phẩm ra thị trường, giúp Ban điều hành của CTTC hiểu được mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giúp sản phẩm luôn bám sát nhất với nhu cầu của khách hàng. Các CTTC trực thuộc nên hoàn thiện công tác tổ chức phát triển sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp hóa, cụ thể như sau: a) Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý sản phẩm

- Hiện nay nhiều NHTM đang tổ chức mô hình phát triển sản phẩm theo cácKhối kinh doanh trục dọc và thành lập các Phòng sản phẩm tại các Khối Kinh doanh trong đó Khối Kinh doanh là đơn vị trực tiếp xác định các sản phẩm cần phát triển trong năm để hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao Do CTTC tiêu dùng chủ yếu tập trung vào nhóm KHCN với các sản phẩm TDTD đồng thời các sản phẩm này có vòng đời ngắn, cần điều chỉnh liên tục theo nhu cầu thị trường, phải có hiệu quả với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, Phòng sản phẩm cần được đặt độc lập với Khối kinh doanh và trực thuộc Tổng Giám đốc Có được sự quan tâm sát sao vả chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc giúp sản phẩm ban hành sát với chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh và thực tế kinh doanh của CTTC trong kỳ kinh doanh, góp phần vào kết quả tăng trưởng TDTD của các CTTC trực thuộc.

- Thành lập Hội đồng sản phẩm giúp việc Tổng Giám đốc của CTTC nhằm giúp đẩy nhanh công tác và chất lượng phê duyệt sản phẩm nhờ tổ chức phê duyệt có năng lực và chuyên môn cao Thành viên Hội đồng sản phẩm phải là lãnh đạo cao nhất tại các Đơn vị có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc phê duyệt các sản phẩm Hội đồng sản phẩm cần có lịch họp định kỳ hàng tuần để đánh giá sản phẩm ban hành và rà soát hiệu quả các sản phẩm đã ban hành tối đa 3 tháng/lần nhằm đảm bảo sản phẩm có hiệu quả, phù hợp với thị trường và có tính cạnh tranh Kết quả họp Hội đồng sản phẩm cần được báo cáo thường xuyên lên Tổng Giám đốc để ra các quyết định cần thiết về việc điều chỉnh sản phẩm hay dừng sản phẩm trong kỳ kinh doanh Hội đồng sản phẩm càng thực sự cần thiết khi CTTC áp dụng “Tư duy tinh gọn” để phát triển sản phẩm, được trình bày ở phần tiếp theo của giải pháp.

- Triển khai công tác thiết kế sản phẩm theo nhóm chuyên môn Thay vì Phòng sản phẩm là đơn vị duy nhất hoàn tất toàn bộ các công đoạn từ nghiên cứu thị trường, xây dựng dự thảo sản phẩm, xin ý kiến các đơn vị, hoàn thiện dự thảo sản phẩm rồi mới phối hợp với đơn vị CNTT thực hiện phát triển hệ thống, công tác thiết kế theo nhóm bao gồm các thành viên có chuyên môn về sản phẩm, kinh doanh, quản trị rủi ro, pháp chế, công nghệ thông tin để lên phương án thiết kế và ra được giải pháp thiết kế cuối cùng, giải pháp sẽ được gửi trực tiếp lên Hội đồng sản phẩm để tiến hành họp ngay và đánh giá sản phẩm với đề án kinh doanh rõ ràng và tính khả thi về mặt công nghệ cao, kết quả họp sẽ được báo cáo Tổng Giám đốc để phê duyệt ban hành Như vậy, việc thiết kế sản phẩm theo nhóm giúp giảm bớt được thời gian đi xin ý kiến từng đơn vị chuyên môn, đảm bảo sản phẩm có tính khả thi cao về mặt công nghệ thông tin, góp phần thúc đẩy nhanh việc đưa sản phẩm ra thị trường Giải pháp thiết kế sản phẩm theo nhóm càng hữu ích đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thông tin cao như các sản phẩm cho vay online đòi hỏi hạ tầng công nghệ phải có tính tương thích và đáp ứng được các tính năng riêng biệt của sản phẩm. b) Nguyên tắc, tư duy xây dựng và triển khai sản phẩm

Cần xây dựng và triển khai các sản phẩm TDTD dựa trên các nguyên tắc “Cho vay có trách nhiệm” nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phù hợp và đảm bảo lợi ích của khách hàng Cho vay có trách nhiệm là việc CTTC cung cấp sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời điều chỉnh phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng Đây là nguyên tắc đã được các CTTC tại các nước phương tây áp dụng trong các công ty thuộc ngành tài chính và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng Nguyên tắc này được thực hiện thông qua các quy định, các khuôn khổ được thiết lập nhằm bảo đảm các bên cho vay hành xử công bằng, trung thực, chuyên nghiệp trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau giao dịch cho vay Do vậy, việc thiết kế các sản phẩm TDTD của các CTTC trực thuộc nhằm đáp ứng các nhu cầu của KHCN cũng không nằm ngoài các nguyên tắc này Điều này không chỉ giúp cho các CTTC trực thuộc tiếp cận thành công khách hàng mà còn giúp xây dựng được uy tín thương hiệu lâu dài của mình trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam Các CTTC có thể lựa chọn một số hoặc toàn bộ các nguyên tắc cho vay có trách nhiệm đã khá phổ biến trên thế giới như: nguyên tắc quảng cáo và tiếp thị công bằng nguyên tắc kênh phân phối chuyên nghiệp, nguyên tắc cho vay khách hàng tiềm năng có đầy đủ thông tin, nguyên tắc bên cho vay tiếp cận thông tin hồ sơ tín dụng hợp lý và không có phân biệt đối xử giữa các người vay khác nhau đối với cùng một sản phẩm cho vay, nguyên tắc bảo mật thông tin về người vay vốn, nguyên tắc thủ tục khiếu nại đầy đủ…

CTTC trực thuộc cũng cần ứng dụng “Tư duy tinh gọn” vào công tác phát triển sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm cho vay số Trọng tâm của “Tư duy tinh gọn” đối với công tác sản phẩm nhằm ở Đóng khung thời gian, Học được nhiều nhưng chi phí thấp hơn, Kiểm thử sớm và phản hồi Đóng khung thời gian nghĩa là các sản phẩm TDTD được ấn định thời gian ra đời chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhất định ví dụ như 1 tuần - 2 tuần, đóng khung thường có tác dụng thúc đẩy nhịp làm việc và tăng động lực làm việc Học được nhiều nhưng chi phí thấp hơn xuất phát từ nguyên lý phát triển sản phẩm tinh gọn, các chu trình phát triển ngắn, với những vòng phản hồi sớm từ khách hàng và thị trường, vòng lặp này sẽ giúp CTTC kiểm thử độ hấp thụ của thị trường và có chiến lược cải tiến liên tục Chi phí thấp hơn do CTTC không phải tốn thời gian lên tới nhiều tháng để triển khai nghiên cứu thị trường bài bản ở nhiều khu vực địa lý, không cần thiết kế hệ thống hoàn chỉnh vốn phức tạp tốn kém nhưng lúc triển khai lại không đạt hiệu quả cao Với tư duy này, CTTC sẽ chỉ phát triển các tính năng tối ưu trong thời gian ngắn đã đóng Khung, kiểm định thị trường rồi sau đó tiếp tục phát triển dần với lộ trình đã xác định trước như 3 tháng, 6 tháng Tư duy tinh gọn được kết hợp với mô hình thiết kế sản phẩm đề cập ở trên sẽ đem lại hiệu quả cho CTTC khi chuyển đổi sang kinh doanh số.

 Hoàn thiện các văn bản về tổ chức phát triển và quản lý sản phẩm trong CTTC

- Các CTTC trực thuộc cần xây dựng Quy định về hoạt động phát triển sản phẩm trong đó quy định các nguyên tắc trong hoạt động phát triển sản phẩm, đảm bảo chuẩn hóa và thống nhất cách thức thực hiện bao gồm từ nghiên cứu ý tưởng sản phẩm mới, nội dung thiết kế sản phẩm, triển khai bán sản phẩm và quản lý sản phẩm sau bán hàng Trong quy định nên bao gồm các quy định về xây dựng kế hoạch và xây dựng sản phẩm cụ thể, quy định về nghiên cứu thị trường, quy định về triển khai bán hàng, quy định về hiệu quả của CTTC gắn với lợi ích của khách hàng, quy định về tổ chức phê duyệt sản phẩm, ủy quyền phê duyệt sản phẩm, các quy định về tổ chức quản lý sản phẩm và báo cáo định kỳ, nguyên tắc phối hợp theo nhóm trongquá trình phát triển sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro cho CTTC trực thuộc.

- Cần xây dựng và hoàn thiện Quy trình thiết kế sản phẩm nhằm chuẩn hóa các bước nghiên cứu, thiết kế sản phẩm theo nhóm, triển khai cung ứng sản phẩm cho khách hàng tại CTTC Quy trình thiết kế sản phẩm cần bao trùm toàn bộ quá trình từ lúc nghiên cứu tới khi ban hành và đánh giá sản phẩm, gồm tiến trình thực hiện tại các giai đoạn: xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm hàng năm, phát triển sản phẩm theo kế hoạch đầu năm và có chỉnh sửa trong năm theo yêu cầu kinh doanh và triển khai thí điểm hoặc chính thức sản phẩm đã ban hành.

Chiến lược sản phẩm TDTD hỗn hợp là lựa chọn phù hợp với các CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2020-2025, trong đó các sản phẩm triển khai bao gồm nhóm sản phẩm TDTD cơ bản và có sự chuyển dịch dần sang nhóm sản phẩm TDTD số Ưu tiên triển khai các sản phẩm tín dụng xanh dành cho KHCN.

- Đối với nhóm sản phẩm tiêu dùng cơ bản: các CTTC trực thuộc cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm cơ bản theo các lớp đối tượng khách hàng sâu hơn, trong đó cần chú trọng các đặc điểm của khách hàng về nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống,… để thiết kế các sản phẩm tương thích Việc tiếp tục duy trì các nhóm sản phẩm tiêu dùng cơ bản giúp CTTC trực thuộc giữ chân khách hàng, phát triển mới các khách hàng chưa có xu hướng sử dụng kênh số và tạo lập tập khách hàng tiềm năng khai thác trên kênh số.

- Đối với nhóm sản phẩm tiêu dùng số: việc chuyển dịch từ sản phẩm cơ bản sang các sản phẩm số đòi hỏi CTTC trực thuộc có sự đầu tư khá lớn để xây dựng hạ tầng nhưng lại tiết giảm chi phí vận hành sau đó Đối với các CTTC trực thuộc đã xây dựng thành công nền tảng số, cần nhanh chóng triển khai và ban hành các sản phẩm số nhằm sớm thu hút các khách hàng ưa thích công nghệ và mua sắm/chi tiêu online, tập trung vào các sản phẩm cho vay tiền mặt giải ngân vào ví điện tử Đối với các CTTC trực thuộc chưa triển khai được ngay các sản phẩm cho vay online, cần tận dụng nền tảng cho vay số của NHTM mẹ, từng bước đưa công nghệ vào các sản phẩm cho vay cơ bản làm giảm bước tiếp xúc ban đầu giữa khách hàng và nhân viên tư vấn tín dụng như tiếp nhận hồ sơ online Việc liên kết sớm với các công ty Fintech cho phép các

CTTC trực thuộc sớm gia nhập thị trường tiêu dùng số và ghi dấu ấn trên thị trường này Ngoài ra, các CTTC trực thuộc có năng lực về công nghệ hoàn toàn có thể nghiên cứu việc sáp nhập và trở thành Fintech để có được kho dữ liệu khách hàng riêng, từ đó triển khai các sản phẩm số trực tiếp tới người tiêu dùng.

4.2.1.2 Phát triển kênh phân phối theo định hướng chuyển dịch kinh doanh số

 Giải pháp chung đối với các CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2020-2025

Các CTTC trực thuộc cần chú trọng triển khai đầy đủ và đa dạng 3 kênh phân phối cơ bản quan trọng đã được các CTTC trực thuộc triển khai thành công trong giai đoạn 2014-2019 bao gồm POS, DSA, Telesales (bán hàng qua điện thoại), triển khai mạnh kênh phân phối qua NHTM mẹ, nghiên cứu triển khai các kênh phân phối hiện đại theo chiến lược kinh doanh và năng lực của từng CTTC trực thuộc.

- Đối với phát triển POS: Xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng truyền thống của người dân Việt Nam là xem tận mắt sản phẩm tại các trung tâm thương mại/điện máy hoặc các đại lý bán xe máy… rồi mới quyết định mua, và tiến hành tìm hiểu sản phẩm cho vay từ đại diện bán hàng tại POS hoặc gặp mặt đàm phán trực tiếp với cán bộ của CTTC khi vay tiền mặt/thẻ tín dụng/mua bảo hiểm… Do vậy, hình thức phân phối trực tiếp tại các POS rất hiệu quả trong giai đoạn 2014-2019 và sẽ vẫn còn hiệu quả trong giai đoạn 2020-2025/30 Điển hình cho việc xây dựng mạng lưới phân phối bao phủ rộng khắp là FE Credit với 13.000 POS và HD Saison với 16.000 POS và đây cũng chính là một trong những yếu tố quyết định thành công của các CTTC này trong giai đoạn 2014-2019 và sẽ vẫn là kênh đem lại nguồn thu nhập trọng yếu cho các CTTC này Do vậy, các CTTC trực thuộc cần phải thiết lập sớm mạng lưới các điểm bán ngay từ đầu, nhanh chóng mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối trực tiếp Tuy nhiên, trên thực tế các CTTC mới thành lập rất khó có thể đàm phán với các trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng bán lẻ đã được các CTTC đi trước đặt điểm bán, cần dựa vào thế mạnh của NHTM mẹ để tập trung phát triển quan hệ với đối tác có liên kết chặt chẽ với NHTM mẹ như các tập đoàn viễn thông, các tập đoàn điện máy để tăng sức mạnh đàm phán và đạt mục tiêu phát triển điểm bán từng thời kỳ Các CTTC nên cân nhắc dựa trên nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ của NHTM mẹ để có sự phân bố hợp lý trong việc xây dựng mạng lưới phân phối của mình trong từng giai đoạn phát triển, tránh sự phát triển quá nóng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của công ty.

Ngày đăng: 11/04/2023, 22:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), C.Mác và Ph.Ăng-ghen -Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20, trang 179, 360 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác và Ph.Ăng-ghen -Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăng-ghen
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia
Năm: 1994
3. Chính Phủ (2007), Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2007)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2007
4. Chính Phủ (2014), Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 07/05/2014 về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2014)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2014
5. Chính Phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2015)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2015
6. Chính Phủ (2018), Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2018)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2018
7. Chính Phủ (2019), Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2019)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2019
8. Chính Phủ (2019), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính Phủ (2019)
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2019
9. Bùi Mạnh Cường (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHHMTV Home Credit Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Tác giả: Bùi Mạnh Cường
Năm: 2019
10. Lê Thị Hạnh (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II, Luận án tiến sĩ
Tác giả: Lê Thị Hạnh
Năm: 2019
11. Hoàng Tuấn Linh (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM nhànước Việt Nam
Tác giả: Hoàng Tuấn Linh
Năm: 2009
12. Frederic S. Mishkin (2003), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S. Mishkin
Nhà XB: Nhà xuấtbản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2003
13. Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, các số phát hành trong các năm 2015-2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương
15. Morgan Stanley (2013), Ngành tài chính tiêu dùng toàn cầu: Những quan sát về xu hướng quan trọng, sự phát triển và các triển vọng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Morgan Stanley (2013)
Tác giả: Morgan Stanley
Năm: 2013
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 21/2012/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2012
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2013/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2014
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định về phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2014
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2015
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2015
22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/62016 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2016
23. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016)
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w