1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

239 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 7,06 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (24)
    • 1.1. Tính cấp thết của đề tài (24)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (26)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (26)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (26)
      • 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu (27)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (27)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (27)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận án (28)
      • 1.4.1. Về lý luận nghiên cứu (28)
      • 1.4.2. Về thực tiễn nghiên cứu (29)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (29)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (30)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất xoài bền vững (30)
      • 2.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu (30)
      • 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của phát triển sản xuất xoài bền vững (35)
      • 2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất xoài bền vững (42)
      • 2.1.4. Chỉ số đánh giá phát triển bền vững (51)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xoài bền vững (57)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất xoài bền vững (62)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xoài bền vững trên thế giới (62)
      • 2.2.2. Thực tiễn về phát triển sản xuất xoài bền vững ở Việt Nam (66)
    • 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan (70)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất xoài bền vững (70)
      • 2.3.2. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án (72)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (73)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (73)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (73)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (75)
      • 3.1.3. Đánh giá chung thuận lợi khó khăn đối với phát triển sản xuất xoài bền vững của tỉnh Sơn La (79)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (82)
      • 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (82)
      • 3.2.2. Khung phân tích nghiên cứu (84)
      • 3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu (84)
      • 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu (86)
      • 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin (89)
      • 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (94)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (98)
    • 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (98)
      • 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La (98)
      • 4.1.2. Đánh giá chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (108)
    • 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (146)
      • 4.2.1. Điều kiện tự nhiên, thời tiết và biến đổi khí hậu (146)
      • 4.2.2. Nguồn lực của hộ trong phát triển sản xuất xoài bền vững (148)
      • 4.2.3. Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (150)
      • 4.2.4. Chất lượng giống và nguồn vật tư đầu vào (152)
      • 4.2.5. Liên kết trong phát triển sản xuất xoài bền vững (154)
      • 4.2.6. Quy trình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao (155)
      • 4.2.7. Năng lực tiếp cận thị trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm (157)
      • 4.2.8. Ảnh hưởng của những rủi ro khác (158)
    • 4.3. Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (159)
      • 4.3.1. Định hướng phát triển sản xuất xoài của tỉnh Sơn La đến năm 2025 (159)
      • 4.3.2. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (160)
      • 4.3.3. Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (163)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (180)
    • 5.1. Kết luận (180)
    • 5.2. Kiến nghị (181)
  • Tài liệu tham khảo (184)
  • Phụ lục (189)

Nội dung

Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng

20 0 39" – 22 0 02" vĩ độ Bắc và 103 0 11" – 105 0 02" kinh độ Đông Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 Thành phố với diện tích tự nhiên 14.125 km 2 (chiếm 4,27% diện tích cả nước), đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố trong cả nước Vị trí địa lý cụ thể của tỉnh Sơn La:

Phía Bắc giáp hai tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu

Phía Đông giáp hai tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ

Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.

Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Sơn La có 250 km đường biên giới với nước Lào và có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

Sơn La có độ cao trung bình 600 – 800 m so với mặt nước biển Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: Vùng dọc trục Quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m) Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm Địa hình Sơn La cũng có độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang mạnh, trên 87% diện tích đất có độ dốc từ 25 o trở lên, làm cho địa bộ phận ruộng đất của tỉnh đều nhỏ hẹp, manh mún Cùng với đó, diện tích đất trống, đồi trọc còn khá lớn, chiếm gần 50% diện tích đất tự nhiên của tỉnh (Đặng Văn Thuần, 2014) Sơn La có địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã.

Tỉnh Sơn La nằm trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách HàNội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, Lóng Sập) vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của miền Bắc, với diện tích gần một triệu ha đất rừng.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, (2020)

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ, se lạnh vào mùa thu và lạnh buốt vào mùa đông Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú.

Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn Sơn La dao động trong khoảng 21,7 o C, cao điểm nóng nhất vào tháng 6, tháng 7 hàng năm Số giờ nắng trung bình

2000 giờ Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,5 o C - 0,6 o C; độ ẩm không khí trung bình năm dao động quanh ngưỡng 78 - 80% Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện là 1,41 triệu ha, trong đó đất đang được sử dụng là 1,04 triệu ha (chiếm 73,86% đất tự nhiên Đất chưa sử dụng và sông suối có 0,39 triệu ha (chiếm 26,14% diện tích tự nhiên), trong đó có 337.820 ha là đất đồi núi Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, hiện đang sử dụng bình quân đầu người 0,2 ha Dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, CĂQ vẫn còn 22.600 ha.

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La

Nội dung DT CC DT CC DT CC

Tổng số 1412349 100,00 1412349 100,00 1412350 100,00 Đất nông nghiệp 991675 70,21 1007321 71,32 974968 69,03 Đất sản xuất nông nghiệp 364731 25,82 367875 36,52 371333 38,09 Đất trồng cây hàng năm 307074 21,74 305529 83,05 290085 78,12 Đất trồng cây lâu năm 57657 4,08 62346 16,95 81248 21,88 Đất lâm nghiệp có rừng 623556 44,15 636010 63,14 600185 61,56 Đất nuôi trồng thủy sản 3227 0,23 3249 0,32 3218 0,33 Đất nông nghiệp khác 161 0,01 187 0,02 232 0,02 Đất phi nông nghiệp 66182 4,69 67120 4,75 68237 4,83 Đất chưa sử dụng 354512 25,10 337908 23,93 369145 26,14

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, (2019)Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao Diện tích rừng của tỉnh có357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp 27.700 ha, Copia(Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha Về trữ lượng, toàn tỉnh có87,053 triệu m 3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên;rừng trồng chỉ có 154 nghìn m 3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa.

3.1.2.2 Tình hình dân số, xã hội

Dân số ở Sơn La tính đến năm 2019 là khoảng 1,3 triệu người, mật độ dân số 80 người/km 2 Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó người Thái chiếm 54% số dân toàn tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, đã và đang giữ vị trí trung tâm đoàn kết các thành phần dân tộc khác, tập trung đông nhất ở Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La (70%) Tiếp đến là người Kinh (18%), người Mông (12%), người Mường (8,4%), người Dao (2,5%), người Khơ

Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh.

Bảng 3.2 Thực trạng dân số tỉnh Sơn La

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, (2015-2019)Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh đạt 771,01 nghìn người,tăng 12,44 nghìn người so với năm 2018, trong đó lao động nam 392,47 nghìn người, chiếm 50,90%; lao động nữ 378,54 nghìn người, chiếm 49,10%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị 91,25 nghìn người, chiếm 11,84%; lực lượng lao động ở nông thôn 679,76 nghìn người, chiếm 88,16%.

Năm 2019, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 11,0%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 13,2%; khu vực nông thôn đạt 8,7% Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 0,74% (cao hơn mức 0,23% của năm 2018), trong đó khu vực thành thị là 2,29%; khu vực nông thôn là 0,54%.

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế a) Tổng giá trị sản xuất của tỉnh

Quy mô GRDP năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 50.572 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 40,37 triệu đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,95% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,53%; khu vực dịch vụ chiếm 39,53%.

Bảng 3.3 Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Chia ra Công nghiệp và xây Năm Tổng số

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Tổng số dựng Dịch

Trong đó: vụ công nghiệp

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp Giá trị (1000 tỷ đồng)

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, (2015-2019) b) Thực trạng các ngành sản xuất của tỉnh

*) Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh trồng trọt, trong đó từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp sang trồng CĂQ, cây công nghiệp lâu năm Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 146.154 ha (giảm 11,10% so với năm 2018); Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 581.049 tấn (giảm 11,46% (-75.224 tấn) so với năm 2018).

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong năm nhìn chung ổn định, tổng đàn phát triển do nhu cầu tiêu dùng tăng Đàn trâu 130.095 con (giảm 3,25%); đàn bò 343.723 con (tăng 4,04%); đàn lợn 588.802 con (giảm 16,92%); Đàn gia cầm 6.959 nghìn con (tăng 3,65%) Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 5.145 tấn (tăng 3,42% so với năm 2018); thịt bò 5.577 tấn (tăng 3,66%); thịt lợn 46.565 tấn (giảm 2,04%); thịt gia cầm 12,73 nghìn tấn (tăng 6,63%).

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

3.2.1.1 Tiếp cận theo hệ thống sản xuất Đề tài nghiên cứu tiếp cận dọc theo hệ thống sản xuất, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, giống, chăm sóc khoa học kĩ thuật, phòng trừ sâu bệnh, liên kết cho đến kết quả và hiệu quả Ngoài ra các vấn đề liên quan như môi trường sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được nghiên cứu trong mối quan hệ với quá trình PTSX xoài bền vững.

Nghiên cứu PTSX xoài bền vững, phân tı́ch những nhân tố ảnh hưởng tới PTSX xoài bền vững của người trồng, chuỗi tiêu thụ sản phẩm không giống nhau mà bị điều kiện hóa và định hình bởi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội cũng như các nhân tố lịch sử (Pasteur, 2001; Blaikie & Sadeque, 2000).

Cách tiếp cận hệ thống thường được sử dụng để đánh giá một chuỗi quá trình ban hành, thực thi một chính sách nào đó, cần có số liệu theo chuỗi thời gian và không gian, phân tı́ch quá trı̀nh thưc thi chính sách này sẽ được áp dụng qua xem xét các vấn đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách PTSX xoài trong bối cảnh hiện nay và những năm tới là gì? Chính sách đã thực hiện được đến đâu? tình hình triển khai thực hiện các hoạt động PTSX xoài đã và đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì? Mức độ phù hợp, mức tiêu thụ của sản phẩm so với thực tiễn như thế nào? Khung chính sách mới về phát triển cây ăn quả, PTSX xoài trong thời gian tới cần thay đổi như thế nào cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái và xu hướng phát triển của đất nước? Cách tiếp cận của nghiên cứu sẽ theo trình tự:

(i) Hệ thống hóa lại các khuôn khổ pháp lý liên quan PTSX xoài bền vững đối với các đối tượng liên quan tới sản xuất và kinh doanh nông nghiệp;

(ii) Tìm hiểu kinh nghiệm về PTSX xoài bền vững tại một số địa phương và trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La;

(iii) Đánh giá, phân tı́ch thực trạng PTSX xoài bền vững và môt số ảnh hưở ng chı́nh đến từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La;

(iv) Từ những phân tích đó đề xuất giải pháp PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3.2.1.2 Tiếp cận phát triển bền vững

Tiếp cận PTBV là cách nhìn nhận PTSX xoài dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường Tiếp cận PTBV được sử dụng trong việc đánh giá một cách hệ thống các vấn đề như: chủ trương, chính sách; các tác nhân liên quan; các nội dung phát triến sản xuất xoài; các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và tiếp cận thể chế, chính sách.

3.2.1.3 Tiếp cận theo các tác nhân

Việc nghiên cứu và PTSX xoài bền vững ở tỉnh Sơn La sẽ được xem xét, phân tích và đánh giá theo các tác nhân tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Việc phân tích theo các tác nhân luôn được đặt trong mối liên kết.

Sự tham gia và mức độ tham gia, vai trò và ảnh hưởng của các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phân tích vai trò của các tác nhân trong PTSX xoài bền vững một cách cụ thể Từ đó, có chính sách, tác động cụ thể nhằm khắc phục những điểm yếu, điểm hạn chế của từng tác nhân (doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý, hộ sản xuất,

…) trong chuỗi giá trị PTSX xoài bền vững.

3.2.1.4 Tiếp cận có sự tham gia

Theo World Bank (2008) thì tham gia là một quá trình mà thông qua đó các tác nhân có liên quan sẽ tạo ảnh hưởng và chia sẻ quyền quyết định trong quản lý các nguồn lực, thực hiện các hoạt động hay các sáng kiến được đề xuất từ quá trình tham gia đó Tiếp cận có sự tham gia là phương pháp tiếp cận bán chính quy được tiến hành tại một địa điểm cụ thể nhằm thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đánh giá và đề xuất những giải pháp phát triển có hiệu quả, được xã hội chấp nhận Trong nghiên cứu này, tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động, từ việc điều tra khảo sát; đánh giá thực trạng phát triển; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, và đưa ra các giải pháp nhằm PTSX xoài bền vững cho tỉnh Sơn La

Với sự tham gia của các bên liên quan, một số công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin về các vấn đề nghiên cứu.

3.2.2 Khung phân tích nghiên cứu

Dựa trên tổng quan các khung phân tích phát triển bền vững, đặc điểm của PTSX xoài bền vững, khung phân tích PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn

La được mô tả qua sơ đồ 3.1.

Thể chế, chính sách phát triển sản xuất xoài bền vững

PTSX xoài bền vững Đánh giá trạng thực PTSX xoài vững bền trên địa tỉnh bàn Sơn La

Bền vững về kinh tế

Quy mô; Giống, vật tư đầu vào; Đầu tư và vốn;

Bền vững về xã hội

Trình độ văn hoá; Thành phần dân tộc; Lao động;

Tham gia HTX; Tập huấn kỹ thuật; Hội chợ quảng bá.

Bền vững về môi trường Sử dụng phân bón;

Thuốc BVTV; Kỹ thuật chăm sóc; Xử lý rác thải; Sử dụng nước tưới; Rủi ro và thích ứng BĐKH ….

Phân tích chỉ số PTSX xoài vững bền trên địa tỉnh bàn Sơn La pháp Giải PTSX xoài vững bền trên địa tỉnh bàn Sơn La

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới

PTSX xoài bền vững tỉnh Sơn La

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích phát triển sản xuất xoài bền vững tỉnh Sơn La 3.2.3 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu

3.2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tỉnh Sơn La có diện tích xoài năm 2020 đạt gần 20 nghìn ha, trong đó các huyện có diện tích tập trung nhiều nhất, bao gồm: huyện Mai Sơn (chiếm19,23%); huyện Yên Châu (chiếm 15,36%); huyện Mường La (chiếm 12,54%).Dựa trên số liệu thống kê về diện tích và sản lượng xoài của các huyện trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu chọn 4 huyện đại diện để tiến hành khảo sát thực trạng

PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La là huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn và Sông Mã Đây là những huyện đang PTSX xoài chủ lực trên quy mô lớn Những thông tin thứ cấp từ 2015 - 2020 được thu thập và phân tích xu hướng PTSX xoài theo địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại các điểm (huyện) điều tra Tuy nhiên để thuận tiện cho việc phân tổ thống kê thì việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ được định hướng sao cho các tập hợp hộ điều tra bao gồm đủ các loại hình hộ khác nhau về đất đai, lao động, đầu tư, khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất xoài trên địa bàn Số lượng mẫu tính toán theo phương pháp chọn mẫu của Arkin & Cotton (1963) theo bảng tính toán như sau:

Bảng 3.4 Quy mô mẫu điều tra hộ trồng xoài tỉnh Sơn La Quy mô tổng thể Quy mô mẫu theo độ tin cậy (hộ)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

4.1.1 Thực trạng phát triển sản xuất xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La

4.1.1.1 Phát triển quy mô sản xuất xoài tỉnh Sơn La

Xoài là CĂQ chủ lực của tỉnh Sơn La, năm 2020 diện tích xoài toàn tỉnh đạt 18.918 ha (chiếm 15% tổng diện tích xoài cả nước), sản lượng thu hoạch đạt gần 55.000 tấn (chiếm khoảng 5% tổng sản lượng xoài cả nước) Giai đoạn 2015-2020 diện tích trồng xoài toàn tỉnh tăng bình quân 38,63%/năm, sản lượng xoài tăng bình quân 37,54%/năm Sơn La đang PTSX xoài mạnh mẽ trong 5 năm gần đây với tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng nhanh nhất trong số các CĂQ chủ lực Hiện nay, diện tích xoài cho thu hoạch chiếm khoảng 45% tổng diện tích trồng xoài toàn tỉnh Năng suất xoài trên diện tích cho thu hoạch năm 2020 đạt 53,67 tạ/ha Trong đó, các huyện Yên Châu, Mai Sơn và Mộc Châu cho năng suất cao nhất với giá trị bình quân đạt 80 tạ/ha (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, 2020).

Năm 2020, Sơn La là tỉnh sản xuất xoài lớn nhất miền Bắc (chiếm hơn 58% tổng diện tích xoài miền Bắc) Các vùng sản xuất xoài tập trung chủ yếu tại các huyện có thế mạnh như huyện Mai Sơn: 3.637 ha (chiếm 19,23% diện tích toàn tỉnh); huyện Yên Châu: 2.905 ha (chiếm 15,36% diện tích toàn tỉnh); huyện Mường La: 2.373 ha (chiếm 12,54% diện tích toàn tỉnh); huyện Mộc Châu: 1.476 ha (chiếm 7,80% diện tích toàn tỉnh) PTSX xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La đang thực hiện theo hướng hàng hoá, phục vụ xuất khẩu với các giống xoài chính: xoài tròn, xoài hôi, các giống mới (Xoài GL4, GL3, xoài Thái Lan,…) có năng suất cao, chất lượng tốt Xoài Sơn La (bao gồm cả giống xoài truyền thống và giống mới) được người tiêu dùng tại thị trường nội địa và Trung Quốc ưa chuộng, có lợi thế cạnh tranh (Chi cục TT&BVTV tỉnh Sơn La, 2020).

Trong những năm qua, sản lượng xoài không ngừng tăng lên và đạt 54.274 tấn năm 2020 (tăng 4,92 lần so với năm 2015) Sản lượng xoài tăng nhanh từ 2 nguyên nhân chính là (i) diện tích cây trồng tăng nhanh hàng năm, (ii) tuổi cây tăng, diện tích xoài cho thu hoạch tăng Theo phân tích thị trường trái cây tươi của thế giới, thị phần trái cây Việt Nam mới chiếm 1%, điều đó cho thấy Sơn La nói riêng, Việt Nam nói chung còn nhiều tiềm năng phát triển CĂQ (Rabobank, 2018).

Bảng 4.1 Phát triển quy mô sản xuất xoài tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015-

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, (2015-2020)

STT Địa bàn DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL

(ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)

4.1.1.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất xoài tỉnh Sơn La

Cũng như ở hầu hết các lĩnh vực khác của nông nghiệp, hình thức sản xuất chủ yếu đối với CĂQ nói chung, PTSX xoài nói riêng ở tỉnh Sơn La là các hộ gia đình, trang trại, HTX và doanh nghiệp HTX đang là hình thức tổ chức rất phát triển ở Sơn La trong lĩnh vực sản xuất CĂQ Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Sơn La (2021) tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 301 HTX CĂQ chiếm xấp xỉ 50% tổng số các HTX nông nghiệp toàn tỉnh, tăng 100 HTX so với năm

2019 Số lượng HTX trồng chuyên canh cây xoài, hoặc 1 phần diện tích PTSX xoài chiếm khoảng 30% tổng số HTX CĂQ toàn tỉnh.

Bảng 4.2 Kết quả hoạt động HTX nông nghiệp ở tỉnh Sơn La, 2015-2019

STT Nội dung ĐVT 2015 2019 Tăng, giảm

2 HTX nông nghiệp VietGap HTX 10 100 90

2.1 HTX trồng CĂQ VietGap HTX 5 41 36

3 Tổng diện tích của HTX nông nghiệp ha 920 - -

3.1 Diện tích HTX trồng CĂQ ha 420 4000 3580

3.2 Diện tích HTX nông nghiệp VietGap ha 125 1350 1225

3.3 Diện tích HTX trồng CĂQ VietGap ha 105 549 444

4 Tổng vốn của HTX nông nghiệp Tỷ đồng 92 - -

5 Tổng doanh thu 1 HTX/năm Tỷ đồng 1,0 1,7 0,7

6 Lợi nhuận HTX nông nghiệp/năm Triệu đồng 90 133 43

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Sơn La, (2019)

Số lượng các HTX CĂQ tăng trong mấy năm qua ở Sơn La là do nhu cầu người nông dân muốn liên kết mở rộng, giảm chi phí sản xuất Các HTX CĂQ đang phát triển có hiệu quả ngày càng tăng: Tốc độ tăng doanh thu của các HTXCĂQ là 1,69 lần tương ứng tốc độ tăng lợi nhuận Lợi nhuận bình quân của HTXCĂQ /năm là 250 triệu đồng, cao gần gấp đôi lợi nhuận bình quân của các HTX nông nghiệp (133 triệu đồng/năm) (Liên minh HTX tỉnh Sơn La, 2021).

Các HTX CĂQ của tỉnh phát triển mạnh về số lượng, tiếp tục được củng cố về tổ chức quản lý, năng lực quản trị đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu dịch vụ và đảm bảo lợi ích của các thành viên; hình thành các chuỗi liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa hộ nông dân - HTX - doanh nghiệp xuất khẩu; đóng góp quan trọng vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.1.1.3 Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La

Công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm sản phẩm trái cây trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai đồng bộ và ngày càng hiệu quả Cơ bản đã hoàn thành việc rà soát và được cập nhật vào phần mềm quản lý dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong hoạt động sản xuất, các nhà vườn trồng xoài đã ứng dụng công nghệ vi sinh; công nghệ enzym và protein; công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng Ứ ng dung CNC trong sản xuất bằng hệ thống tưới tiết kiệm nước (nhỏ giọt, phun, tưới nước tiết kiệm,…) cho CĂQ đạt 955 ha, trong đó diện tích cây xoài chiếm khoảng 30% Năm 2020, có 58 tổ chức, cá nhân trồng CĂQ áp dụng tưới tiết kiệm nước Trong đó vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6: 46 tổ chức, cá nhân (bằng 79,3% tổng số tổ chức, cá nhân áp dụng toàn tỉnh); Vùng kinh tế dọc Sông Đà, cao và biên giới: 12 tổ chức, cá nhân (bằng 20,7% tổng số tổ chức, cá nhân áp dụng toàn tỉnh) (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, 2020).

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Sơn La (2020) đã bình tuyển, thẩm định công nhận 185 CĂQ và 04 vườn cây đầu dòng (nhan, xoài) để cung cấp mắt ghép, cành ghép đảm bảo chất lượng phuc vu ̣ chương trı̀nh trồng mới CĂQ Khai thác mắt ghép từ nguồn giống được công nhận là 83.500 mắt ghép giống xoài GL4 Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 cơ sở có vườn ươm sản xuất, kinh doanh giống CĂQ trên 09 huyện, thành phố Tổng số giống CĂQ được sản xuất, kinh doanh trên 3,9 triệu cây giống Cây xoài giống được nhập từ các cơ sở sản xuất giống tỉnh Hưng Yên, Bến Tre và một số Trung tâm sản xuất giống thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Rau Quả,… Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNC trong sản xuất Từ năm 2017, tỉnh đã đưa vào sử dụng thí điểm 250.000 túi bao quả, với diện tích 20 ha; Năm 2018 đã sử dụng 5 triệu túi bao quả, với diện tích 400 ha; Năm 2019 sử dụng 13,5 triệu túi bao quả, với diện tích 1.080 ha Năm 2020 sử dụng trên 20 triệu túi bao quả, với diện tích trên 2.000 ha. Đối với hoạt động chế biến, đã có nhà máy chế biến quả của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc đã đi vào hoạt động với công suất 120 tấn/ngày; Tiếp tuc̣ xây dưng và hoàn thiên Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả CNC với công suất chế biến 160 tấn quả/ngày của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm CNC thuộc Tập đoàn TH Bên cạnh đó, tỉnh đã thu hút Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bình; Công ty cổ phần Lavifood, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T; Công ty cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam; Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng đầu tư phát triển các vùng trồng CĂQ gắn với xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến quả ứng dụng CNC.

4.1.1.4 Phát triển vùng sản xuất an toàn và gắn mã vùng trồng xoài

Nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường khó tính, nhiều hộ/đơn vị trồng CĂQ đã thực hiện quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GAP Toàn tỉnh có khoảng 20% diện tích CĂQ cơ bản đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản sang 1 số nước

EU, Úc, Mỹ và Nhật Bản Tuy nhiên, tỷ lệ so sánh giữa diện tích VietGAP, GAP với tổng diện tích CĂQ cho sản phẩm còn rất nhỏ Cụ thể, diện tích VietGAP xoài chỉ chiếm từ 0,5% tổng diện tích xoài toàn tỉnh Diện tích sản xuất xoài VietGAP của tỉnh còn thấp do địa hình bị chia cắt, trình độ sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được các quy định của tiêu chuẩn GAP. Để thúc đẩy PTSX CĂQ nói chung, sản phẩm xoài nói riêng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang duy trì và phát triển 158 chuỗi cung ứng an toàn sản phẩm cây trồng vớ i diên tıch́ 2.697 ha, sản lương 36.987 tấn được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu (Sở NN&PTNT, 2020). Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, đòi hỏi các nhà vườn phải được cấp mã vùng trồng theo quy chuẩn của nước nhập khẩu Tính đến hết năm 2020, tổng số mã số vùng trồng xoài được cấp để xuất khẩu sang thị trường (khó tính) Úc,Mỹ, là 14 mã với tổng diện tích 103,56 ha Số lượng mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu thị trường Trung Quốc chiếm đa số (57 mã năm 2020 với diện tích 1.543,06 ha) Số lượng diện tích xoài được cấp mã vùng trồng thấp do những quy định chặt chẽ của tiêu chuẩn gắn mã vùng trồng từ các quốc gia nhập khẩu như: diện tích tối thiểu 1 vùng sản xuất 1 chủng loại CĂQ duy nhất là 6,0 ha; các quy định trong chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV, thu hoạch, sơ chế và các quy định khác Nhằm chuẩn hóa sản phẩm theo quy hoạch phát triển, từ năm 2017, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu gắn tem nhãn điện tử thông minh nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm Ngoài ra, toàn tỉnh hiện nay đã có 33 mã số cơ sở đóng gói sản phẩm CĂQ (xoài, nhãn) nhằm phục vụ xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

Bảng 4.3 Thực trạng cấp mã số vùng trồng xoài tỉnh Sơn La

2018 2019 2020 Tốc độ phát triển BQ (%) Địa bàn gia khác

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, (2018-2020)

Phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La hướng tới sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu là chủ đạo Vì vậy, ngay từ đầu trong kế hoạch triển khai phát triển xoài quy mô lớn, tỉnh đã có quy hoạch phát triển vùng tập trung, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hoặc hữu cơ nhằm đảm bảo vùng trồng an toàn, đảm bảo cấp mã vùng trồng theo quy định Bên cạnh đó, nâng cao năng lực các cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm trái cây, đảm bảo tiêu chuẩn cấp mã số cho cơ sở đóng gói, sơ chế phục vụ xuất khẩu ngay tại tỉnh Sơn La.

4.1.1.5 Phát triển thương hiệu và thị trường tiêu thụ xoài Sơn La

Các sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đặc sản vùng miền, đồng thời tăng giá trị sản phẩm Năm 2015, Xoài Tròn Yên Châu được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, đặc biệt thương hiệu “Xoài Yên Châu” là 1 trong 39 sản phẩm nông sản của Việt Nam được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Châu Âu, mở ra tiềm năng phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại được tổ chức tại các địa phương trong và ngoài nước như tuần lễ nông sản an

Số Diện Số Diện Số Diện Số lượng tích lượng tích lượng tích lượng Diện (mã) (ha) (mã) (ha) (mã) (ha) MVT tích Tổng số 6 41,50 44 1086,56 71 1646,62 344,00 629,90

0 0,00 14 103,56 14 103,56 - - toàn từ ngày 14-20/7 tại thành phố Sơn La; Hội chợ nông sản an toàn và xuất khẩu tỉnh Sơn La tại huyện Mộc Châu từ 30/8-8/9; Lễ hội xoài Yên Châu tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm Đây cơ hội các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Sơn La tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng và gia tăng giá trị sản phẩm xoài của tỉnh Sơn La.

Bảng 4.4 Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu xoài tỉnh Sơn La

TT Sản phẩm Hình thức bảo hộ Ghi chú

1 Các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ

Xoài tròn Yên Châu Chỉ dẫn địa lý Cấp năm 2015

2 Các sản phẩm tiến hành xây dựng thương hiệu

Xoài Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Cấp năm 2020

3 Đăng ký bảo hộ sản phẩm sang Trung Quốc

Xoài Sơn La Theo quy định của Trung Quốc Cấp năm 2021

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

4.2.1 Điều kiện tự nhiên, thời tiết và biến đổi khí hậu Đất nông nghiệp chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên Đất trên địa bàn tỉnh có độ dầy tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng khá, độ chua không cao lắm, nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu Đất chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi cao Trong những năm gần đây thời tiết có diễn biến phức tạp, điều kiện tự nhiên có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc PTSX xoài trên địa bàn.

Bảng 4.45 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và biến đổi khí hậu đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

Loại hộ PTSX xoài bền vững

Chỉ tiêu ĐVT Kém bền vững

(*) 1= Rất không tốt; 5= Rất tốt

(**) 1= Rất không thường xuyên; 5= Rất thường xuyên

(***)tỷ lệ thiệt hại/diện tích thu hoạch: 1=0-15%, 2-30%, 30-50%, 4P-75%, 5= trên 75%.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

Phần lớn ý kiến đánh giá của người dân trồng xoài cho thấy, điều kiện đất đai thuận lợi trong PTSX xoài hơn so với các cây trồng lương thực, cây công nghiệp khác (90,18% ý kiến người trồng đánh giá chất lượng đất đai phù hợp). Tuy nhiên, yếu tố về địa hình và nguồn nước tưới tại tỉnh Sơn La tương đối khó khăn (90,52% tổng số hộ đánh giá nguồn nước tưới không thuận lợi, 60,12% hộ trồng đánh giá địa hình khó khăn).

2 Số thửa trồng xoài của hộ Thửa 3,28 3,12 2,15 2,00 2,00

5 Ảnh hưởng của thời tiết xấu (hạn hán, lũ lụt, sương Tần suất (**) 4,45 4,03 4,15 4,23 4,02 muối, mưa đá, bão,…)

6 Diện tích thiệt hại do thời Thang đo

Bên cạnh đó, Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc Nhiệt độ trung bình năm là 22,3 0 C, biên độ nhiệt thay đổi giữa mùa đông với mùa hè, giữa ngày với đêm lớn tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau, phát huy lợi thế so sánh cây trồng đặc sản của từng địa phương Vì vậy, có sự đánh giá tương đối khác nhau về lợi thế thời tiết của các hộ trồng xoài giữa các tiểu vùng Điều kiện thời tiết, BĐKH đang gây ra nhiều khó khăn hơn là những tín hiệu tích cực cho người trồng xoài (79,75% số hộ bị ảnh hưởng tiêu cực) Đây là những hạn chế lớn trong PTSX xoài quy mô lớn, chuyên môn hóa.

Về mặt cơ bản, người dân cần tận dụng những lợi thế để hạn chế những khó khăn do thời tiết mang lại.

Bảng 4.46 Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

- Quỹ đất phát triển CĂQ lớn - Địa hình chia cắt, phân tầng

- Địa hình và thổ nhưỡng phù hợp và có lợi thế PTSX xoài - Lớp đất mặt nghèo dinh dưỡng, dễ bị rửa trôi do dòng chảy

- Chất lượng đất đã và đang được cải tạo - Đất giữ nước thấp, dòng chảy nhanh

- Biên độ nhiệt chênh lệch làm tăng chất lượng một số loại quả

- Nhiệt độ chênh lệch trong năm tạo ra trái cây lệch vụ

- Khí hậu phân thành nhiều tiểu vùng, tạo ra lợi thế đặc sản trái cây của từng huyện/tiểu vùng

- Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên

- Sương muối, băng giá xuất hiện mùa đông hàng năm

- Gió bão, lốc xoáy xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm

- Nguồn nước tưới chưa chủ động

- Biến đổi khí hậu Diễn biến khó dự báo. Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: sương muối, hạn hán, lũ lụt, gió bão,

… tăng về cường độ và mức độ gây ảnh hưởng tiêu cực đến PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Các biểu hiện cụ thể như cây trồng này sinh trưởng, phát triển không theo quy luật, lộc nhiều hơn hoa, đậu quả muộn, sản lượng giảm,…

Diễn biến thời tiết không theo quy luật làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng khó có khả năng phòng, trừ hiệu quả Dự báo về BĐKH tác động trực tiếp tới vùng CĂQ của tỉnh, các hội thảo, hội nghị về PTBV vùng CĂQ ứng phó với BĐKH đã được tổ chức thu hút sự quan tâm của các chuyên gia đầu ngành cả nước và ở tỉnh về lĩnh vực này.

Bảng 4.47 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (*)

1 Những tác động tích cực

- Hình thành và phát triển các kỹ thuật mới trong nông nghiệp (quản lý đất, thảm thực vật)

- Xuất hiện quả trái vụ, giống mới thích ứng BĐKH

- Thay đổi hành vi sản xuất, nâng cao năng lực, giảm thiểu và thích ứng rủi ro

- Đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa hệ sinh thái

2 Những tác động tiêu cực

- Diễn biến thời tiết phức tạp, công tác dự báo khó khăn

- Lũ lụt, hạn hán, gió bão, sương muối, mưa đá,… gây thiệt hại năng suất

- Tăng chi phí phân bón hóa học, thuốc BVTV, lao động, cơ sở hạ tầng…

- Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

(*)(Tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý và các cơ sở/doanh nghiệp/HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi hành vi sản xuất của người trồng cây Hộ dân, nhà vườn sử dụng nhiều thuốc BVTV và phân bón hóa học trong chăm sóc cây trồng Người dân chưa tuân thủ hướng dẫn sử dụng một cách khoa học, phần lớn sử dụng kiểu tự phát, sử dụng theo kinh nghiệm sản xuất Việc tiêu hủy bao bì, phụ - phế phẩm trong chăm sóc xoài chưa khoa học và tuân theo một quy chuẩn nào Ngoài ra, vấn đề bảo vệ nguồn nước tưới, sử dụng kỹ thuật giữ nước tại chỗ chưa được nhiều nông dân áp dụng Phần lớn hộ sản xuất quy mô nhỏ vẫn thuận theo quy luật của tự nhiên Người sản xuất còn bị động đối phó với thiên nhiên Trồng xoài trên đất dốc trong điều kiện biến đổi khí hậu đòi hỏi người dân cần cập nhật thường xuyên và cập nhật trước những dự báo bất thường của thiên nhiên.

4.2.2 Nguồn lực của hộ trong phát triển sản xuất xoài bền vững

Tỉnh Sơn La hiện nay có thế mạnh về phát triển cây Xoài, trình độ sản xuất của người dân ngày càng được nâng lên thông qua học tập kinh nghiệm, mô hình; tập huấn chuyên môn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Tuy nhiên, các địa phương vùng sâu, vùng xa – nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế Điều kiện vật chất, nguồn lực sản xuất khó khăn, bản thân người lao động chậm đổi mới, ít tham gia tập huấn chuyên môn hoặc được tập huấn nhưng triển khai chậm, không đủ nguồn lực triển khai sau tập huấn… Vì vậy, PTSX xoài bền vững còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, lao động PTSX xoài chủ yếu là lao động giản đơn nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập muốn làm giàu từ nông nghiệp không có cách nào khác là sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh.

Vì vậy đòi hỏi trình độ lao động phải được đào tạo bài bản để kịp thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp vào sản xuất Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công cụ phục vụ sản xuất lạc hậu, không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự PTSX của nông nghiệp nói chung và PTSX xoài bền vững nói riêng.

Bảng 4.48 Ảnh hưởng nguồn lực của hộ trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn

Loại hộ PTSX xoài bền vững

Chỉ tiêu ĐVT Kém Hơi Tương Khá

Bền dân tộc thiểu số

(*) 1= Không vay; 5 = Vay hoàn toàn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

Tại tỉnh Sơn La, trình độ, nhận thức và kiến thức sản xuất của người dân còn thấp, hoạt động sản xuất còn mang tính truyền thống, dựa trên kinh nghiệm. Đa số là đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu kỹ năng, kiến thức sản xuất, thông tin thị trường Vì vậy, vấn đề chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa người dân tộc thiểu số trồng xoài gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và sản phẩm trái cây tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái thu gom hoặc 1 hay vài đại lý trên địa bền vững bền vững đối bền vững bền vững vững

1 Lao động của hộ Người/hộ 2,78 2,85 2,88 2,86 3,00

2 Chi phí sản xuất/ha/năm Triệu đồng 34,87 36,39 35,77 37,29 34,22

3 Tỷ lệ chủ hộ là người

4 Tỷ lệ cơ giới hoá % 16,17 35,25 40,26 66,37 85,00

5 Vốn vay PTSX xoài Thang đo(*) 3,15 3,55 2,56 2,68 2,55 bàn Hạn chế lớn trong sản xuất thương mại, gắn mã vùng trồng hoặc theo tiêu chuẩn GAP Yếu tố giá bán, so sánh, đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn trái cây của vườn nhà mình với các tiêu chuẩn khác trên thị trường hoàn toàn bị động và bị áp đặt Điều này gây tổn thất lớn tới hiệu quả kinh tế hộ gia đình trồng xoài.

Bảng 4.49 Ảnh hưởng của nguồn lực hộ, trình độ lao động sản xuất trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (*)

1 Trình độ sản xuất của hộ hạn chế, không đồng đều

2 Vùng sản xuất phân tán, chia cắt

3 Nguồn lực sản xuất của hộ hạn chế

- Khó khăn tổ chức tập huấn - Dễ gặp rủi ro thiên tai, dịch bệnh

- Hạn chế đầu tư sản xuất

- Sản phẩm trái cây khác nhau về chủng loại, chất lượng

- Phân tầng nhiều chủng loại CĂQ, tuổi cây, cây tạp…

- Tăng chi phí đầu tư bảo vệ vườn/vùng trồng xoài, thu hoạch, vận chuyển

- Phân tán nguồn lực đầu tư sản xuất

- Dễ bị tổn thương từ rủi ro thiên nhiên, dịch bệnh và thị trường

- Dễ lây lan dịch bệnh

- Thương lái phân khúc thị trường, sản phẩm và ép giá

- Khó áp dụng chuyên môn hóa, ứng dụng tiến bộ KHKT

- Khó khăn cơ giới hóa, hiện đại hóa

- Khó khăn trong cảnh báo sớm thiên tai, dịch họa

- Khó đồng bộ tiêu chuẩn vùng sản xuất chuyên canh

- Khó khăn gắn MVT, áp dụng tiêu chuẩn GAP

- Khó khăn truyền đạt thông tin, kiến thức, tập huấn chuyên môn

- Khó khăn phòng trừ dịch bệnh

- Khó khăn giám sát, quản lý vùng trồng: quy trình sản xuất, thông tin liên hệ…

(*)(Tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý và các cơ sở/doanh nghiệp/HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

4.2.3 Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Nhằm nâng cao năng lực cho hộ sản xuất, trong những năm qua công tác khuyến nông, tập huấn chuyên môn trong PTSX xoài bền vững luôn có tác động tích cực đối với hiệu quả sản xuất Có rất nhiều tổ chức, đơn vị doanh nghiệp đã tham gia tập huấn đa dạng các chuyên môn từ kiến thức đầu vào, vật tư sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thích ứng với BĐKH cho đến kiến thức thị trường cho người trồng xoài Các hoạt động này nhằm tăng cường khả năng

PTBV, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân. Đặc biệt, hiệp hội CĂQ tỉnh Sơn La với các bộ phận tổ, hội nhỏ có chức năng riêng biệt như: tư vấn kỹ thuật chăm sóc; khoa học kỹ thuật; tập huấn; thị trường; để nâng cao giá trị sản phẩm từ nhà vườn đến tận người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, hiện nay chưa ban hành được các quy định, khuyến cáo cụ thể, chi tiết trong việc sử dụng thuốc BVTV, kích thích sinh trưởng, chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ… để sản xuất, bảo quản từng loại quả có lợi thế của tỉnh.

Bảng 4.50 Tập huấn kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020

Bình quân số hộ Nội dung tham gia/lớp Bình quân số lần tham gia của 1 hộ

Mức độ áp dụng của hộ

(hộ) (lần) sau tập huấn (*)

3 Kỹ thuật chăm sóc cây 42 2,61 4,13

4 An toàn vệ sinh lao động 34 0,25 2,25

5 Hướng dẫn thao tác thực hiện vận chuyển, bốc dỡ 33 0,13 2,33

(*)(1 = không áp dụng; 5 = áp dụng hoàn toàn)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2020)

Trong năm 2020, có nhiều lớp/khóa tập huấn cho các đối tượng liên quan tới CĂQ được diễn ra trên địa bàn Đặc biệt, hộ sản xuất được tập trung tập huấn ở tất cả các nội dung từ vận hành máy móc, kỹ thuật chăm sóc đến kiến thức thị trường Bình quân có từ 25- 40 hộ gia đình/lớp và bình quân các hộ tham gia từ 2- 3 lớp/năm Các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và kiến thức thị trường thu hút rất nhiều người dân tham gia Đáng chú ý là người dân áp dụng rất tốt kiến thức tập huấn vào quá trình sản xuất.

4.2.4 Chất lượng giống và nguồn vật tư đầu vào

Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất xoài của tỉnh Sơn La đến năm 2025

Trong định hướng PTSX CĂQ lâu dài thì cây xoài là sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La Sơn La đang trở thành tỉnh đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc Dựa trên tiềm năng

- Trái cây là nhóm sản phẩm thực phẩm, ưu tiên trong tiêu dùng, tiêu thụ… trong điều kiện dịch bệnh nhưng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP sẽ cao hơn Đây là cơ hội cũng là thách thức cho nhà vườn Sơn La Điều kiện xuất khẩu cao sẽ phân nhóm các nhà vườn đủ năng lực và không đủ năng lực để từ đó phân vùng, nhóm sản xuất cho phù hợp.

- Nền nông nghiệp các quốc gia phát triển: Mỹ, Úc, Nhật, Châu Âu, Trung Quốc… bị đình trệ do lao động bị cắt giảm, chuỗi phân phối gián đoạn… do họ sản xuất công nghiệp hóa Tuy nhiên, quy mô nhà vườn/nông hộ ít bị ảnh hưởng, mở rộng cơ hội xuất khẩu trái cây tỉnh Sơn La Từ đó, nhiều quốc gia, công ty đặt hàng xoài xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc vì nền sản xuất tại các quốc gia này giảm sâu, không đủ khả năng tự cung tự cấp.

HTX nông sản an toàn Chiềng Hặc và HTX nông sản sạch Mộc Châu- Sơn La, và quy hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2025 diện tích xoài toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 20.000 ha, trong đó diện tích xoài theo hướng hữu cơ hoặc sản xuất VietGAP theo tiêu chuẩn an toàn chiếm khoảng 33% tổng diện tích xoài toàn tỉnh. Tổng sản lượng xoài quả an toàn đạt trên 86.000 tấn vào năm 2025, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao của các thị trường xuất khẩu Vì vậy, PTSX xoài bền vững là yêu cầu bắt buộc trong định hướng quy hoạch phát triển toàn tỉnh.

Phát triển sản xuất xoài bền vững cần tập trung vào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu quả sang thị trường Úc,

Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Diện tích vùng nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho các nhà máy chế biến quả khoảng 5.000 - 15.000 ha Tăng cường chế biến sâu để thay đổi hình thái sản phẩm nhằm gia tăng giá trị thặng dư; từ đó cung ứng cho thị trường và mở rộng xuất khẩu sản phẩm xoài trong dài hạn.

Bảng 4.54 Dự kiến phát triển sản xuất xoài toàn tỉnh Sơn La đến năm 2025

STT Huyện/TP Tổng diện tích Diện tích quả an toàn Sản lượng quả an toàn

Nguồn: UBND tỉnh Sơn La, (2020)

4.3.2 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

4.3.2.1 Điểm mạnh trong phát triển sản xuất xoài bền vững

Phát triển sản xuất xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La Điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển, cùng với đó là sự cần cù, chịu khó, tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất, chăm sóc xoài lâu năm của các hộ nông dân cho năng suất và chất lượng rất cao Điều này đã giúp cho sản phẩm xoài tỉnh Sơn La là trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao và thế mạnh trong cạnh tranh.

Xoài Sơn La lệch vụ so với xoài miền nam Việt Nam, xoài Trung Quốc.

Vì vậy, có nhiều lợi thế về thời gian và thị trường tiêu thụ.

4.3.2.2 Điểm yếu trong phát triển sản xuất xoài bền vững

Bên cạnh những điểm mạnh thì trong PTSX xoài của tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm yếu như: Đầu tư chi phí lớn (phân bón, công chăm sóc, thuốc BVTV ); nhiều hộ gặp khó khăn trong huy động vốn đầu tư; cây xoài gặp nhiều sâu bệnh, cần nhiều biện pháp phòng trừ thích hợp, chất lượng giống sản xuất vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể; trình độ dân trí, trình độ sản xuất của lao động còn thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống.

Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm chưa cao; kỹ thuật canh tác còn nhiều bất cập; bón nhiều phân vô cơ, phun nhiều thuốc hóa học; kỹ thuật bón phân, phun thuốc của một số hộ chưa đúng quy trình.

4.3.2.3 Cơ hội trong phát triển sản xuất xoài bền vững

Nhận thấy được những hiệu quả cao từ việc PTSX xoài bền vững, chính quyền địa phương đã có những chính sách và giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho PTSX và tiêu thụ sản phẩm xoài của địa phương Sản phẩm trái cây được nhiều người ưa chuộng, phổ biến, tiêu dùng PTSX xoài bền vững đem lại nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác; Phát huy tiềm năng vốn có về sản xuất xoài tại địa phương; Sản phẩm xoài đã được xuất bán đi nhiều nơi, có cơ hội được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm Đây chính là những cơ hội trong PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sơn La có khoảng cách đường bộ với các cửa khẩu phía Bắc gần, thời gian vận chuyển nhanh, thuận lợi cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Tiết kiệm thời gian vận chuyển sẽ giảm thiểu chi phí bảo quản, lưu kho, bến bãi,logistic,… từ đó tăng khả năng cạnh tranh đáp ứng về thời gian, chất lượng và giá bán sản phẩm.

4.3.2.4 Thách thức trong phát triển sản xuất xoài bền vững

Phát triển sản xuất xoài bền vững phải đối mặt với nhiều rủi ro chủ quan và khách quan như: thiên tai, BĐKH, thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, người sản xuất gặp áp lực khi thị trường biến đổi như cầu, giá cả bất ổn, tâm lý bất an khi sản xuất, chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong thời gian lâu dài, chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến, nhà máy bảo quản nhằm đa dạng hóa sản phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm xoài của tỉnh Sơn La luôn phải cạnh tranh chất lượng, mẫu mã với các sản phẩm của địa phương khác Do vậy, nếu không có các chính sách hợp lý, không bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế mới thì sản phẩm rất khó cạnh tranh với các sản phẩm khác, khó cạnh tranh và đi lên phát triển vững mạnh.

Thị trường thường xuyên biến động về nhu cầu, chất lượng sản phẩm, giá cả Thị trường tiêu dùng nội địa và quốc tế ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, vì vậy thách thức cho người sản xuất xoài Sơn La cần chuyên môn hoá, nâng cao giá trị sản phẩm xoài.

Tư thương nắm giữ chủ yếu quyền quyết định về giá, người sản xuất thường bị “ép” giá trong quá trình mua bán Thu hoạch xoài chính vụ diễn ra trong thời gian ngắn (tháng 7- tháng 9 hàng năm) Vì vậy, sức ép quá lớn về sản lượng nên thường xuyên xoài quả bị ép giá, làm giảm giá trị kinh tế.

Ngày đăng: 11/04/2023, 13:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w