Báo cáo đánh giá tác động dự thảo luật phòng, chống rửa tiền
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2011
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
I GIỚI THIỆU
1 Xác định vấn đề
Rửa tiền được xem là vấn đề toàn cầu, không chỉ đe dọa làm mất ổn định
hệ thống tài chính mà còn ngăn cản sự thịnh vượng của các quốc gia Hoạt động này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, an ninh quốc phòng…
Ngày 7/6/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền Nghị định số 74 là văn bản riêng và toàn diện nhất trong lĩnh vực chống rửa tiền, với Nghị định này, thuật ngữ “rửa tiền” chính thức được thừa nhận và định nghĩa lần đầu tiên
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 37/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ
5 thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã bổ sung, sửa đổi những điều khoản liên quan trực tiếp tới rửa tiền là Điều 251: Tội rửa tiền
Các quy định nói trên đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan
có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân tổ chức, triển khai và quản lý hoạt động phòng, chống rửa tiền
Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, với những biến động tình hình kinh tế xã hội và yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng, Nghị định 74 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định sau:
- Nghị định số 74 chưa phải là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hoạt động phòng, chống rửa tiền
- Đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền (Điều 6 Nghị định số 74) chưa được mở rộng đối với công ty tín thác, công chứng viên, kế toán;…
Trang 2chưa có những quy định về vấn đề ngân hàng vỏ bọc, tài khoản nặc danh, cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEP);…
- Chống rửa tiền là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, phức tạp, với nhiều quy trình và cách thức, biện pháp đặc biệt Bên cạnh đó, lĩnh vực này vẫn được coi là một hiện tượng mới với các khái niệm, thuật ngữ và phương thức chưa được phổ biến trong đại bộ phận người dân Việt Nam
- Các khái niệm, phương thức liên quan đến phòng chống rửa tiền được đưa ra trong Nghị định số 74 và phạm vi triển khai thực hiện việc phòng, chống rửa tiền vẫn còn bó hẹp và chưa được chuẩn hóa so với chuẩn mực quốc tế, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư và cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao
2 Mục tiêu của đề nghị xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền
Xuất phát từ những bất cập cần giải quyết nêu trên, việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản như sau:
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động phòng, chống rửa tiền để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước xã hội trong việc giảm thiểu rủi ro rửa tiền và đấu tranh chống loại tội phạm này
- Bảo đảm duy trì công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và sự
ổn định phát triển các hoạt động kinh tế xã hội và góp phần đấu tranh chống lại hoạt động phạm tội
- Giúp Việt Nam tận dụng những lợi thế trong hội nhập kinh tế quốc tế, tránh bị trừng phạt và hạn chế trong quan hệ với các quốc gia đối tác và các tổ chức quốc tế
- Việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền ban hành nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 74, phù hợp với các cam kết quốc tế, các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền và thực hiện các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm chống rửa tiền (FATF)
- Việc xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho việc phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam, góp phần phòng ngừa tội phạm, làm minh bạch hóa nền tài chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế
Trang 3II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
1 Vấn đề 1: Pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở trung ương
1.1 Xác định vấn đề
Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền còn quy định sơ sài, chưa bao quát được tất cả các lĩnh vực ngành nghề mà các tội phạm dễ dàng lợi dụng để rửa tiền Việc hướng dẫn thi hành Nghị định 74 được giao cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng Tuy nhiên, hiện này chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền
1.2 Thực trạng hiện nay
Các quy định của Nghị định 74 không phải là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hoạt động phòng, chống rửa tiền Các văn bản phối hợp liên ngành chưa được chuẩn hóa và cụ thể nên chưa đáp ứng được về mặt nội dung, thời gian và chất lượng như quy định về cơ chế tịch thu tài sản, quy định về mở và sử dụng tài khoản khác với quy định về nhận biết khách hàng
Nghị định 74 chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1.3 Mục tiêu của chính sách
Việc pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương nhằm ba mục tiêu cơ bản sau đây:
Mục tiêu thứ nhất: Việc pháp điển hoá sẽ tạo ra văn bản pháp lý cao
nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền Việc luật hóa các quy định hiện hành sẽ tạo ra cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động phòng, chống rửa tiền để các cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước xã hội trong việc giảm thiểu rủi ro rửa tiền và đấu tranh chống loại tội phạm này
Mục tiêu thứ hai: Việc pháp điển hóa nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc
tế về phòng, chống rửa tiền, thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các cam kết của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế
Mục tiêu thứ ba: Việc pháp điển hoá sẽ loại bỏ các quy định mâu thuẫn,
chồng chéo, không rõ ràng giữa các văn bản quy phạm pháp luật
1.4 Các phương án để lựa chọn
- Phương án 1A: Giữ nguyên hiện trạng, không cần pháp điển hoá Với
phương án này, các văn bản quy phạm pháp luật được giữ nguyên để áp dụng
Trang 4Không có sự tập hợp hay hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhau
- Phương án 1B: Tăng cường biện pháp thúc đẩy thi hành Nghị định số
74 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền: Thông qua việc ban hành các Thông
tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74 ở tất cả các lĩnh vực theo quy định của Nghị định Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống rửa tiền và triển khai thực hiện Nghị định.Tiến hành triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi Nghị định.Thành lập các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền ở những Bộ, ngành chủ chốt như: Bộ Công an, Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Hải quan,…), tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho đối tượng và bộ phận làm công tác này tại các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan.Tăng cường triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ thi hành pháp luật
- Phương án 1C: Luật hoá các văn bản pháp quy của Chính phủ và các
Bộ ngành Các văn bản dưới luật sẽ được tập hợp, chọn lọc và được trình bày theo từng chủ đề Theo đó, các văn bản dưới luật sẽ được kiểm tra, rà soát, loại
bỏ các văn bản hết hiệu lực mâu thuẫn, chồng chéo
1.5 Đánh giá tác động của phương án
Phương án 1A: Nếu giữ nguyên các quy định hiện hành không thực hiện
việc pháp điển hoá các quy định sẽ không đảm bảo việc thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam Điều này sẽ làm cho Việt Nam không tận dụng được những lợi thế trong hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam có thể bị trừng phạt và hạn chế trong quan hệ với các quốc gia đối tác và các tổ chức quốc tế
Phương án này sẽ không nâng cao được trách nhiệm phòng, chống rửa tiền của cá nhân, tổ chức, gây rủi ro cho nền kinh tế
Phương án 1B: Tăng cường biện pháp thúc đẩy thi hành Nghị định số 74
của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền sẽ không tạo ra khuôn khổ pháp lý toàn diện trong lĩnh vực chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,không bao quát được đầy đủ các lĩnh vực và hành vi có liên quan, không đáp ứng được các chuẩn mực và cam kết quốc tế Phương án này không tạo ra được cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho hoạt động phòng, chống rửa tiền Điều này cũng sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế và không tạo ra nền tài chính minh bạch
Phương án 1C: Việc xây dựng một bộ pháp điển có hiệu lực pháp lý
thông qua việc đưa các quy định hiện hành của Nghị định và các Thông tư của các Bộ làm nâng cao giá trị pháp lý của các quy định hiện hành, tăng tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mọi điểm không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng của pháp luật sẽ dễ dàng được xác định Với việc sắp
Trang 5xếp, tập hợp để luật hoá các quy định trong các văn bản pháp quy sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật của các tổ chức, cá nhân
Việc pháp điển hoá sẽ là cho hệ thống pháp luật trở nên đơn giản, dễ hiểu,
dễ tiếp cận Các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính giảm được các chi phí để tìm hiểu, tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật Thông qua đó, nâng cao ý thức phòng chống rửa tiền của các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính
Việc pháp điển hóa đảm bảo thực thi các cam kết của Việt Nam, giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế
1.6 Kiến nghị và kết luận
Việc tập hợp, hệ thống hoá các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương là vấn đề cần thiết nhằm khắc phục những lỗ hổng của các quy định hiện hành và đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế cũng như việc thực hiện các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế
Nhóm nghiên cứu thấy rằng, Phương án 1C là giải pháp đem lại lợi ích kinh tế cao nhất, đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia, tạo thuận lợi cho việc quản lý các cơ quan nhà nước cũng như việc thực hiện các quy định pháp luật của các tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác
Vì vậy, việc pháp điển hoá các quy định của các cơ quan nhà nước ở trung ương là việc cần thiết khi xây dựng Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền lần này
2 Vấn đề 2: Phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống rửa tiền
2.1 Xác định vấn đề
Việc xác định phạm vi điều chỉnh của một Dự án Luật rất quan trọng vì ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ nội dung của Dự án Luật đó Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền, việc xác định phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật không chỉ là việc xác định phạm vi trách nhiệm của các tổ chức tài chính và các tổ chức, cá nhân khác mà còn liên quan đến năng lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này
2.2 Thực trạng hiện nay
1 Điều 1 Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định: “Nghị định này quy định
về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền” Như vậy, Nghị định 74 chỉ điều chỉnh về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền mà không điều chỉnh các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố
Trang 62 Việt Nam đã phê chuẩn công ước của LHQ 1988 về chống vận chuyển trái phép ma túy và các chất hướng thần (Công ước Viên) nhưng bảo lưu đối với Điều 6 Việt Nam chưa phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước của Liên hợp quốc
về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Pa-léc-mô) Việt Nam
đã gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về việc trấn áp tài trợ cho khủng bố năm 1999 (Công ước CFT)
Theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc năm 1999 về chống tài trợ khủng bố (Việt Nam đã phê chuẩn gia nhập Công ước này từ năm 2002) và với tư cách là thành viên của Công ước này, Việt Nam có trách nhiệm thiết lập các cơ chế nhận dạng, báo cáo đáng ngờ về tài trợ khủng bố
FATF đã đưa ra 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho khủng bố 9 khuyến nghị này kết hợp với 40 Khuyến nghị về chống rửa tiền sẽ tạo thành khuôn khổ cơ bản để phát hiện, ngăn chặn và trấn áp các hành động tài trợ cho khủng bố
3 Đạo luật chủ yếu về chống rửa tiền tại Việt Nam liên quan tới việc hình
sự hóa tội rửa tiền là Điều 250 và 251 của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Điều 3 (5) trong Luật phòng, chống ma túy 2000 Các biện pháp phòng, chống rửa tiền được nêu trong Nghị định số 74 năm 2005 nhưng không có biện pháp chống tài trợ cho khủng bố Cả Bộ luật Hình sự cũng như Nghị định số 74 đều không hình
sự hóa tội tài trợ cho khủng bố như là một tội độc lập
4 Việt Nam không hình sự hóa tội tài trợ cho khủng bố, cướp biển, giao dịch nội gián và lũng đoạn thị trường, tham gia vào nhóm tội phạm có tổ chức
và các mánh khóe làm tiền gian lận, những tội được quy định là tội phạm tiền thân theo “Các nhóm tội phạm được chỉ định” của FATF
Nghị định 74 chỉ quy định các biện pháp phòng, chống rửa tiền mà không quy định về các biện pháp về chống tài trợ khủng bố Như vậy, các biện pháp phòng, chống tài trợ cho khủng bố hiện nay pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ
2.3 Mục tiêu của chính sách
Cần xác định có quy định việc phòng, chống tài trợ cho khủng bố trong
dự thảo Luật hay không Trường hợp quy định chung biện pháp phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật sẽ đảm bảo thực hiện các khuyến nghị của FATF, tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố Tuy nhiên, Việt Nam đang xây dựng Luật phòng, chống khủng bố, do
đó, nếu quy định trong dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền thì có thể sẽ gây nên
sự chồng chéo giữa quy định của 2 Luật
Trang 72.4 Các phương án để lựa chọn
Phương án 2A: Giữ nguyên trạng quy định của Nghị định 74, dự thảo
Luật chỉ quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền mà không quy định về cơ chế và biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố
Phương án 2B: Đưa nội dung chống tài trợ khủng bố vào phạm vi điều
chỉnh của Luật để đảm bảo việc thực hiện các Khuyến nghị của FATF
2.5 Đánh giá tác động của các phương án
Phương án 2A: Việc giữ nguyên phạm vi điều chỉnh như Nghị định 74,
tức là dự thảo Luật chỉ quy định về các biện pháp phòng, chống rửa tiền mà không quy định các biện pháp chống tài trợ khủng bố, biện pháp chống tài trợ khủng bố sẽ được quy định trong dự thảo Luật chống khủng bố do Bộ Công an chủ trì soạn thảo sẽ tránh được sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
Phương án 2B: Việc dự thảo Luật điều chỉnh cả hoạt động phòng, chống
rửa tiền và chống tài trợ khủng bố sẽ có những lợi ích sau:
Thứ nhất, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc năm 1999 về
chống tài trợ khủng bố (Việt Nam đã phê chuẩn gia nhập Công ước này từ năm 2002) và với tư cách là thành viên của Công ước này, Việt Nam có trách nhiệm thiết lập các cơ chế nhận dạng, báo cáo đáng ngờ về tài trợ khủng bố Do vậy, việc đưa nội dung phòng, chống tài trợ khủng bố vào dự án Luật là việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập Công ước 1999 về ngăn chặn tài trợ khủng bố
Thứ hai, FATF đã đưa ra 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ cho
khủng bố 9 Khuyến nghị này kết hợp với 40 Khuyến nghị về chống rửa tiền sẽ tạo thành khuôn khổ cơ bản để phát hiện, ngăn chặn và trấn áp các hành động tài trợ cho khủng bố Theo các khuyến nghị của FATF, việc phòng, chống rửa tiền
và chống tài trợ cho khủng bố có liên quan mật thiết với nhau (rửa tiền và tài trợ khủng bố đều là hành vi tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự); đối tượng thực hiện biện pháp phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đều chủ yếu là các định chế tài chính (gồm các tổ chức tín dụng) và các định chế phi tài chính Đồng thời, việc nhận dạng khách hàng, phát hiện các giao dịch đáng ngờ cũng như việc lưu trữ thông tin, dữ liệu của hai loại tội phạm này là khá giống nhau
Thứ ba, nếu không đưa nội dung chống tài trợ khủng bố vào trong Luật sẽ
tạo ra sự trùng lặp trong công việc của các đối tượng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố Việc quy định các biện pháp chống tài trợ khủng bố tại Luật chống khủng bố sẽ tạo ra nghĩa vụ mới cho
Trang 8các tổ chức tín dụng và các tổ chức phi tài chính có liên quan bên cạnh nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền Đồng thời, do Luật phòng, chống rửa tiền và Luật chống khủng bố được ban hành vào hai thời điểm khác nhau sẽ gây ra sự lúng túng trong việc thực hiện Luật của các đối tượng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố (đặc biệt là các tổ chức tài chính)
Thứ tư, việc chống tài trợ khủng bố là mang tính chất phòng ngừa, không
mang tính điều tra Các quy định của pháp luật về chống tài trợ khủng bố tạo ra khuôn khổ pháp lý về việc ngăn ngừa tội phạm hơn là xử lý tội phạm Vì vậy, không nhất thiết phải đưa nội dung chống tài trợ vào trong dự thảo Luật chống khủng bố
Như vậy, trong trường hợp phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật bao gồm
cả rửa tiền và cả chống tài trợ khủng bố sẽ giảm thiểu chi phí xây dựng quy định nội bộ của các tổ chức báo cáo, tạo nên sự đồng bộ trong việc phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, và phù hợp với thông lệ quốc tế
2.6 Kết luận và kiến nghị
Từ việc đánh giá các phương án nêu trên, Nhóm nghiên cứu nhận thấy phương án 2B có những ưu điểm là giảm chi phí xây dựng quy định nội bộ của các đối tượng báo cáo, giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các đối tượng báo cáo, tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố Điều này tạo nên sự an toàn cho nền tài chính quốc gia.Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn phương án 2B là dự án Luật điều chỉnh cả hoạt động phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố
3 Vấn đề 3: Về việc hình sự hóa pháp nhân
3.1 Xác định vấn đề
Một trong những khuyến nghị được đưa ra là Việt Nam cần hình sự hóa pháp nhân (pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự) Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam không quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự Việc không hình sự hóa pháp nhân sẽ không đảm bảo đáp ứng hoặc thỏa mãn mọi khía cạnh yêu cầu của Công ước Viên liên quan đến rửa tiền
Vì vậy, cần xem xét, nghiên cứu có nên quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền hay không
3.2 Thực trạng hiện nay
Vấn đề hình sự hóa pháp nhân đã được đề cập đến khi Việt Nam tiến hành xây dựng Bộ luật Hình sự năm 1999 Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng Việt Nam chưa thể hình sự hóa pháp nhân vì theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là cá thể hóa trách nhiệm hình sự Nếu muốn quy định trách
Trang 9nhiệm hình sự đối với pháp nhân thì Việt Nam phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp – văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất
Vì vậy, hiện nay Việt nam chưa hình sự hóa pháp nhân Pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hành chính khi vi phạm các quy định của pháp luật
3.3 Mục tiêu chính sách
Cần nghiên cứu có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền hay không Trường hợp quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì dự thảo Luật cần sửa đổi cả Bộ luật hình sự
Việc hình sự hóa pháp nhân sẽ đảm bảo tuân thủ các khuyến nghị của FATF và phù hợp với thông lệ quốc tế
3.4 Các phương án lựa chọn
Phương án 3A: Giữ nguyên quy định hiện hành, không quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân trong dự thảo Luật Vì vậy, dự thảo Luật không có quy định sửa đổi Bộ luật Hình sự
Phương án 3B: Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong dự
thảo Luật Dự thảo Luật đồng thời sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự
3.5 Đánh giá tác động của các phương án
Phương án 3A: Điều 72 Hiến pháp “Không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” Đồng thời Bộ luật Hình sự chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân Như vậy, theo pháp luật hiện hành, pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự Đồng thời, Điều 8 khoản 1 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”
Như vậy, việc không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
dự thảo Luật là phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và nguyên tắc chung của Bộ luật Hình sự
Phương án 3B: Như đã phân tích ở trên, việc quy định trách nhiệm hình
sự của pháp nhân trong dự thảo Luật sẽ đảm bảo tuân thủ các khuyến nghị của FATF, phù hợp với thông lệ quốc tế Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân sẽ khắc phục được tình trạng không xử phạt được pháp nhân khi pháp nhân vi phạm pháp luật hình sự Đặc biệt, trong trường hợp áp dụng hình phạt tiền, vì trách nhiệm đến cùng thuộc về cá nhân nên cá nhân có trách nhiệm nộp phạt lại không có tiền, trong khi pháp nhân có tài sản là không có cơ chế để thu hồi tài sản pháp nhân
Trang 103.6 Kết luận và kiến nghị
Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được quy định trong Hiến pháp Trường hợp muốn quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì Việt Nam cần tiến hành sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Bộ luật Hình sự
Mặt khác, tuy việc hình sự hóa pháp nhân sẽ tuân thủ các khuyến nghị của FATF, tuy nhiên, đây không phải là nội dung bắt buộc phải thực hiện
Hiện nay, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đang tiến hành nghiên cứu có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân hay không để tiến hành sửa đổi Hiến pháp và Bộ luật Hình sự Vì vậy, dự thảo Luật không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
4 Về cơ chế phong tỏa, tịch thu tài sản
4.1 Xác định vấn đề
Theo đánh giá của APG, Việt Nam chưa có khung pháp lý cũng như cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về phong tỏa, tịch thu tài sản liên quan tới rửa tiền và tài trợ khủng bố; đặc biệt, là việc phong tỏa tài khoản, tịch thu tài sản của các cá nhân, tổ chức có tên trong danh sách cấm vận của Liên hợp quốc, ví dụ như Nghị quyết 1267, 1373… Vì vậy, cần thiết phải có những quy định liên quan đến vấn đề này trong Luật phòng, chống rửa tiền
4.2 Thực trạng hiện nay
Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về việc phong tỏa tài khoản, tịch thu tài sản Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm
có thể áp dụng trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính hoặc tố tụng hình sự Hiện nay, Việt Nam đã có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Luật xử lý vi phạm hành chính Việc quy định các biện pháp phong tỏa, tịch thu tài sản trong
dự thảo Luật sẽ gây ra sự chồng chéo giữa các Luật
4.3 Mục tiêu chính sách
Mục tiêu của Luật phòng, chống rửa tiền là phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của tội phạm rửa tiền Vì vậy, việc phong tỏa tài khoản, niêm phong, tịch thu tài sản khi phát hiện các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ là rất cần thiết trong việc đấu tranh, phòng chống rửa tiền
Tuy nhiên, việc niêm phong, tịch thu tài sản, phong tỏa tài khoản được quy định trong dự thảo Luật phải đảm bảo sự thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đặc biệt là Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thi hành án hình sự và Luật thi hành án dân sự…