Công tác quản lý nợ vay:

Một phần của tài liệu một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp (Trang 50 - 52)

L ập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện ngay sau khi nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

3.6.2. Công tác quản lý nợ vay:

Trong hoạt động tín dụng, quản lý nợ vay là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng. Nếu làm tốt khâu này sẽ làm tăng chất lượng tín dụng, hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vì vậy công tác quản lý nợ cần phải được tổ chức chu đáo, khoa học.

- Căn cứ vào thời hạn trả nợ của từng hợp đồng tín dụng của khách hàng mà định kỳ nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thu hồi nợ đối với khách hàng.

Vào định kỳ đầu mỗi tháng căn cứ vào bảng sao kê nhân viên tín dụng thực hiện việc phân nhóm nợ, và từ cơ sở đó sẽ bố trí công việc thu hồi nợ của mình.

+ Đối với Nợ nhóm 1:

Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Các yếu tố để phân loại nợ nhóm 1:  Thanh toán đúng hạn.

 Thu nhập cao và lợi nhuận kỳ vọng.  Khả năng thanh khoản nhanh.  Dòng lưu chuyển tiền tệ tốt.  Sản phẩm, thị trường tốt.  Khả năng quản lý tốt.

 Có từ 02 nguồn trả nợ trở lên.

Tuy nhiên, nhân viên tín dụng cần chú ý đến thời hạn trả nợ của từng hợp đồng tín dụng cụ thể, để có thể đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong thời gian này, nhân viên tín dụng cũng cần phải theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu nhân viên tín dụng thấy có dấu hiệu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, lập tức nhắc nhở khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhân viên tín dụng có thể đề nghị ngân hàng thu hồi nợ trước hạn, cho dù thời gian đáo hạn trên hợp đồng vẫn còn. Nếu khách hàng không trả được nợ ngân hàng có thể tiến hành phát mãi tài sản của khách hàng nhằm để thu hồi nợ. Đối với các hợp đồng tín dụng có mục đích mua sắm tài sản, thì khách hàng cần phải bổ sung các hóa đơn chứng từ có liên quan đến tài sản đó trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ngân hàng giải ngân.

+ Đối với Nợ nhóm 2:

Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Các yếu tố phân loại nợ nhóm 2:

 Xu hướng phát triển của ngành tốt nhưng vẫn có một số vấn đề phát sinh.  Mức độ cạnh tranh tăng.

 Tăng chi phí hoạt động.

 Có lợi nhuận và khả năng thanh khoản có thể chấp nhận được.  Doanh thu ở mức trung bình.

 Dòng tiền dương (+) nhưng ở mức tối thiểu.  Có đủ nguồn trả nợ.

 Chủ sở hữu công ty (doanh nghiệp) có thể hỗ trợ thêm vốn.  Ngành kinh doanh không có trở ngại gì lớn.

Đối với nhóm nợ này nhân viên tín dụng cần nhanh chóng xử lý, đôn đốc khách hàng trả nợ, gia hạn nợ hoặc thay đổi kỳ hạn trả nợ đối với những khách hàng có đề nghị … Các quy định gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn trả nợ theo quy định cụ thể của ngân hàng.

+ Đối với Nợ nhóm 3:

Là các khoản nợ được tổ chức đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đáo hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Các yếu tố phân loại nợ nhóm 3:  Khả năng tài chính kém.  Kinh doanh lỗ.

 Dòng tiền âm (-), khó có khả năng trả nợ.  Giá trị tài sản không đủ trả nợ.

 Khả năng cạnh tranh kém.  Quản lý yếu kém.

 Chủ công ty (doanh nghiệp) thiếu khả năng tăng vốn.  Hệ thống kế toán lạc hậu.

Đây là khoản nợ có khả năng gây tổn thất cao cho ngân hàng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để xử lý nhóm nợ này là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Nhân viên tín dụng cần phải có các biện pháp hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần tìm hiểu tài sản thế chấp hiện do ai trực tiếp sử dụng, sử dụng dưới hình thức nào, công việc hiện tại của khách hàng, thu nhập hiện tại, trong tương lai … qua đó có những tác động phù thích hợp để thu hồi nợ. Giai đoạn này, nhân viên tín dụng cần tập trung hồ sơ để tiến hàng kiện khách hàng ra tòa nhằm thu hồi nợ. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần tìm hiểu thiện chí hợp tác của khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể trả được nợ.

+ Đối với Nợ nhóm 4:

Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Các yếu tố phân loại nợ nhóm 4:

 Khả năng tài chính rất yếu kém.  Có khả năng phá sản.

 Tài sản thế chấp không đủ để trả nợ.  Điều kiện kinh doanh kém.

 Sản phẩm không có thị trường tiêu thụ.

 Yếu kém trong quản lý và thiếu kỹ năng điều hành kinh doanh.  Không có khả năng trả nợ.

Đây là các khoản nợ mà nhân viên tín dụng cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Nhân viên tín dụng cần phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ.

+ Đối với Nợ nhóm 5:

Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Đây là nhóm nợ khách hàng không trả được nợ có thể tự nguyện giao tài sản thế chấp hoặc do quyết định cơ quan thi hành án giao cho ngân hàng để gán cho món nợ vay. Đây được xem như là tài sản của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng của tài sản này.

+ Nợ ngoại bảng:

Là khoản nợ quá hạn có thời gian trên 02 năm, phải chuyển sang ngoại bảng. Nhân viên tín dụng cần phải có sự quan tâm đặc biệt trong việc thu hồi nợ.

- Thực hiện việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng cũng nhưthông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết có liên quan của khách hàng để có thể giám sát khoản vay một cách chặt chẽ.

- Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng.

3.6.3. Xếp hạng tín dụng: Nhằm hỗ trợ:

Một phần của tài liệu một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)