1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

môi trường địa chất xã quý sơn, lục ngạn, bắc giang

7 818 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 35,96 KB

Nội dung

Mục lục 1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế hội 1.1.Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý và lãnh thổ Qúy Sơn là một miền núi thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 4075 ha gồm 27 thôn. Tọa độ địa lý của xã: 21º22’41”B ÷ 106º30’34”Đ. Phía Đông giáp với Trù Hựu, phía Bắc giáp Kiên Lao, phía tây giáp huyện Lục Nam, phía Nam giáp thị trấn Chũ và Phượng Sơn. b.Địa hình Địa hình chủ yếu của là đồi núi thấp có độ cao từ 80 ÷ 200 m so với mực nước biển. Phần địa hình cao nhất nằm về phía Bắc của với độ cao lên đến m là núi Đẩu có hướng nghiêng chính là Tây - Đông. Còn phần khác chủ yếu là đồi thoải. Ngoài ra còn có hồ nhân tạo là hồ làng Thum có diện tích mặt hồ 126 ha, dung tích 8.334.000m 3 và diện tích lưu vực là 27,5km 2 cùng với một số con lạch, con suối nhỏ. c.Khí hậu, thủy văn Quý Sơn thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa hè nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 10). 1 - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1ºC. nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 39ºC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 5ºC. - Lượng mưa trung bình năm từ 1330-1336 mm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9. Tháng 1, 2 thường hay có mưa phùn. - Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 78%, độ ẩm cao nhất là 92% và thấp nhất là 60%. - Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: gió Đông Bắc (mùa đông) và gió Đông Nam (mùa hè), các tháng 4, 5, 6 có thể xuất hiện gió Tây khô nóng. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10. 1.2.Kinh tế - hội a.Điều kiện về kinh tế Tổng số dân 17.178 người năm 2012 với 6 dân tộc anh em ( Kinh, Hoa, Sán dìu, Tày, Nùng, Sán Chí ) trong đó đồng bào thiểu số chiếm 52%. * Nông nghiệp: Trồng lúa nước (chủ yếu), ngô, khoai, sắn, khoai lang, đỗ, lạc, dưa bao tử, dưa hấu, hành và một số loại rau khác. * Cây ăn quả: Vải thiều diện tích 1690 ha.Một số loại cây ăn quả khác như hồng, nhãn, táo, ổi, na… diện tích 25 ha. * Chăn nuôi: Lợn, trâu, dê, bò, thỏ. * Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng ổn định. * Giao thông- thuỷ lợi - Giao thông: có đường giao thông liên thôn trải nhựa. Đường làng dần thay thế bằng đường bê tông. - Thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương xuống cấp, sạt lở nhiều. b.Văn hoá – hội * Về giáo dục: Trên địa bàn có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở với tổng số: 3.418 học sinh. * Về y tế: Có 1 trạm nhưng đạt kết quả tốt trong các chương trình tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. 2.Đặc điểm môi trường địa chất Hai hệ môi trường địa chất chủ yếu là: - Hệ môi trường nhân tạo với kiểu môi trường hồ nhân tạo. 2 - Hệ môi trường đồi núi với kiểu môi trường đồi núi trên đá sét, đá phiến (chiếm phần lớn). Các lớp đất đá thuộc phân hệ tầng Mẫu Sơn trên và phân hệ tầng Mẫu Sơn giữa. Có thể chia trầm tích thành 16 tập với các đặc điểm thạch học riêng, thứ tự từ dưới lên như sau: - Tập 1: Sét bột kết, bột kết giầu vôi màu xám tím, xám lục hoặc loang lổ phân lớp dày, ép phiến mạnh. Chiều dày của tập này >90m. - Tập 2: Cát kết đa khoáng màu tím, bột kết màu tím đỏphân lớp dày, chiều dày của tập này 70- 100m. - Tập 3: Cát kết ackoz hạt mịn đều màu tím, bột kết đa khoáng tím đỏxen kẹp rất ít các lớp mỏng không duy trì của sét bột kết vôi màu xám lục. - Tập 4: Cát kết xen sét bột kết vôi màu xám lục, ít cát kết ít khoáng hạt mịn màu tím, gặp thấu kính Quặng Đồng chủ yếu malachít vad azurit. Chiều dày của tập này 90-140m. - Tập 5: xen kẽ bột kết, cát kết ít khoáng màu tím, phân lớp trung bình đến dày. Chiều dày của tập này 90-100m. - Tập 6: Sét bột kết vôi màu xám lục, phân lớp dày, ép phiến mạnh kẹp ít cát kết hạt mịn cùng màu. Chiều dày của tập này 50-120m. - Tập 7: Cát kết đa khoáng hạt mịn đến trung bình, cấu tạo vi phân lớp sóng xiên mờ, màu tím đỏ. Cát kết ít khoáng phân lớp dày. Chiều dày của tập này 50- 100m. - Tập 8: Cát kết ít khoáng màu xanh lục chứa ít vôi, ít màu tím lục, sét bột kết vôi màu xám lục. Chiều dày của tập này 50-100m. - Tập 9: Cát kết phân dải màu tím nâu, tím xám phân lớp dày xen kẹp ít bột kết vôi cùng màu, dạng khối. Chiều dày của tập này 90 – 100m. - Tập 10: Sét bột kết giàu vôi màu xám lục kẹp ít tập cát kết giàu vôi cùng màu phân lớp trung bình đến dày. Chiều dày của tập này 90-140m. - Tập 11: Cát kết ackoz hạt mịn đến trung bình phân lớp vùa đến dày, cát bột kết đa khoáng cùng màu tím nâu chứa vôi, phân lớp dày. Chiều dày của tập này 100- 150m. - Tập 12: Sét vôi màu tím phân lớp mỏng, phiến sericit xám lục xám lục, đá vôi chứa sét. Cát kết màu tím phân lớp dày xen cát kết giàu vôi. Chiều dày của tập 140- 160m. - Tập 13: Cát kết ít khoáng phân lớp trung bình màu tím đỏ, cát kết ackoz phân lớp dày vi phân dải mờ, màu tím xen ít sét vôi đỏtím. Chiều dày của tập này 50-140m. - Tập 14: Bột kết giàu vôi màu xám lục, sét vôi chứa bột xám phân lớp mỏng xen ít cát kết màu lục. Chiều dày của tập này 60-90m. 3 - Tập 15:Bột kết đa khoáng màu tím phân lớp dày, ép phiến mạnh, kẹp vài tập mỏng cát kết ít khoáng màu tím nhạt. Chiều dày của tập này 80-100m. - Tập 16: Cát kết ackoz màu xám lục phân lớp trung bình, có cát bột kết ackoz cùng màu phân lớp dày, ép phiến yếu. Chiều dày của tập này trên 110m. 3.Biểu hiện động lực 3.1.Động lực nội sinh - Vận động nâng trồi: Qúy Sơn nằm gần nếp lồi Phượng Hoàng nên địa hình nơi đây đặc trưng bằng địa hình dương là đồi, núi. Do không nằm trong mà chỉ nằm gần nếp lồi Phượng Hoàng nên sườn có độ dốc thấp. Từ đó mà quá trình đổ lở, trượt lở, bóc mòn và rửa trôi sẽ không mạnh mẽ bằng khu vực nằm trong nếp lồi. - Vận động sụt hạ: Địa bàn nằm xa nếp lõm như gần nhất là nếp lõm Cai Lé - Cổng Lầu nên vận động này hầu như không ảnh hưởng đến nơi đây. - Vận động đứt gãy: Trong khu vực không có đới đứt gãy nào nhưng có nằm cách đới đứt gãy An Châu khoảng 40 km về phía Nam. Tuy vậy những ảnh hưởng của hoạt động đứt gãy đã từng xảy ra là rất nhỏ. 3.2.Động lực ngoại sinh - Hoạt động phong hóa: + Phong hóa vật lý: là tác dụng của nhiệt làm thay đổi các khoáng vật ở trong đá bị dãn nở hoặc co lại. Như đã nói ở trên, có 2 mùa nóng lạnh rõ rệt. Sự chênh lệch nhiệt độ khá cao ( 39ºC và 5ºC) nên quá trình này diễn ra khá mạnh mẽ. Nhiệt thâm nhập vào đá chậm nên khi nhiệt độ thay đổi (phần bên ngoài bị ảnh hưởng nhanh hơn), do sự co rút không đồng đều này mà gây ra nứt nẻ của đá và “tróc vẩy” tạo sản phẩm thô phong hóa. Ở đây không có băng tuyết nên không có tác dụng phong hóa cơ học. + Phong hóa hóa học: đi kèm với phong hóa vật lý. Đá càng vỡ vụn bề mặt tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài càng lớn như khí quyển ( Oxy, CO2), thủy quyển (nước), sinh quyển (axit hữu cơ) với các quá trình oxit hóa, hydrat hóa, hòa tan, thủy phân. Kết quả là tạo ra các sản phẩm vụn hơn. - Hoạt động trọng lực: Địa hình đồi núi càng dốc càng tạo điều kiện cho hoạt động này xảy ra mạnh mẽ. Mùa mưa,vật liệu vụn của vỏ phong hóa và thổ nhưỡng bị ngậm nước, trương nở làm cho bề mặt địa hình nhô lên ở sườn cùng với sự tăng lên của khối lượng làm chúng dịch chuyển xuống dưới nhờ tác động của trọng lực. Cùng với sự dịch chuyển, chúng đẩy phân phong hóa phía dưới sườn và kéo phần phong hóa phía trên sườn chuyển dịch theo. - Hoạt động rủa trôi và bóc mòn 4 Xảy ra thường xuyên nhưng với tác động nhẹ. Đa phần đồi núi ở đây đều có thảm thực vật hoặc các cây công nghiệp bao phủ nên thường quá trình này xảy ra mạnh ở những đồi núi trọc tạm thời do chưa kịp trồng cây. Theo đó, vật chất bị rửa trôi từ trên đỉnh đồi núi xuống, chủ yếu xảy ra vào mùa mưa. - Hoạt động của dòng chảy: Dòng chảy ở đây là các con lạch và suối nhỏ nên quá trình vận chuyển vật chất không đáng kể. - Hoạt động của gió: Khí hậu ở đây khá ẩm ướt nên đa phần các thành phần vật chất có tính kết dính nên quá trình này xảy ra rất yếu hoặc không có. - Hoạt động của nước dưới đất: là một loại động lực ngoại sinh đáng chú ý về các mặt rửa rũa, hòa tan, xói ngầm, vận chuyển và tích tụ vật liệu. Ngoài ra còn tham gia vào hoạt động phong hóa hóa học như oxy hóa, hydrat hóa, thủy phân. 3.3.Động lực nhân sinh và tác hại - Đào kênh mương: Để phục vụ cho hoạt động sản xuất tưới tiêu và thoát nước thì tất cả các thôn trong đều đào các kênh mương chứa nước. Tác hại là xới tung hệ đất, bồi xói thất thường. - Đập và hồ nhân tạo: có hồ nhân tạo lớn nhất là hồ làng Thum và một số đập nhỏ hơn ở các thôn. Tuy có lợi nhưng cũng có nhiều hậu quả đến môi trường địa chất: + Bồi tích lòng hồ: Nâng cao gốc xâm thực làm hồ cạn dần. + Xói mòn phía hạ lưu: Vào mùa mưa, nước trong hồ, đập nhiều phải tháo cho chảy xuống kênh mương với tốc độ chảy mạnh có thể xói mòn bờ và lòng trong dòng chảy. + Thay đổi mực nước ngầm. + Có thể xảy ra động đất kích thích. + Vỡ đập hoặc vô hiệu hóa đập. - Chăn thả gia súc quá mức và canh tác không hợp lý: Hoạt động chăn thả gia súc như trâu, bò, dê với số lượng khá lớn cùng với việc người dân càng mở rộng đất trồng vải, nhãn, na, bưởi bằng việc khai phá đất đồi núi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất, làm tăng nguy cơ xói mòn, rửa trôi. - Đường giao thông: Hiện đại hóa đường giao thông như trải nhựa, trải bê tông và mở rộng đường đã xới tung đất lên và nén ép đất xuống làm ảnh hưởng đến độ ổn định của sường dốc và tăng hoạt động xói mòn, trượt lở ở 2 bên đường. Khi mở đường có thể làm lộ các vật có thể dễ dàng bị oxi hóa và hydrat hóa giải phóng H + . 5 - Xả thải: Đây là nguồn ảnh hưởng đến môi trường địa chất nhiều nhất. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại trong quá trình canh tác đặc biệt là phun thuốc cho cây vải thiều quanh năm trên diện tích lớn, các nguồn xả thải sinh hoạt hàng ngày làm ô nhiễm và suy thoái môi trường đất gây biến đổi các thành phần trong đất. 4.Ý kiến của bản thân Phát triển kinh tế - hội và bảo vệ môi trường địa chất là hai vấn đề song hành với nhau. Dưới góc độ nghiên cứu môi trường địa chất, em xin có một số ý kiến để góp phần xây dựng quê hương mình: - Trước hết phải nâng cao ý thức người dân về những hành động của mình. có hơn nửa số dân là người dân tộc thiểu số nên kiến thức vẫn còn hạn hẹp. Vậy nên địa phương cần có những buôi tuyên truyền, giáo dục về những hậu quả của việc tác động không đúng vào môi trường địa chất cùng với giải pháp của nó. Có thể phát thanh hằng ngày trên loa của các thôn là phương pháp tiếp cận dễ dàng và thường xuyên nhất. - Những hoạt động xây dựng nhà ở, trường học, đường giao thông…cần được nghiên cứu kĩ về địa hình, địa chất để tránh tình trạng gây sạt lở, rửa trôi. - Tăng cường công tác trồng rừng bằng cách giao rừng cho dân theo chỉ tiêu số khẩu trong gia đình. Cần có những khen thưởng đối với những hộ dân thực hiện tốt. - Các chất xả thải cần được quy tụ xử lý, đặc biệt là thuốc hóa học độc hại cần thu sau khi sử dụng xong và dùng các biện pháp xử lý hợp lý. - Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Địa phương cần có những công tác nghiên cứu, đánh giá môi trường địa chất định ký để xem xét tình trạng đang ở mức nào và đưa ra các giải pháp kịp thời. 6 Tài liệu tham khảo 1. Kiến tạo miền Bắc Việt Nam và các miền lân cận – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2. Đánh giá tác động môi trường dự án: Khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu Quý Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 3. Địa chất Môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Báo cáo dân số Qúy Sơn năm 2012. 7 . đình. 2.Đặc điểm môi trường địa chất Hai hệ môi trường địa chất chủ yếu là: - Hệ môi trường nhân tạo với kiểu môi trường hồ nhân tạo. 2 - Hệ môi trường đồi núi với kiểu môi trường đồi núi trên. tác động môi trường dự án: Khai thác Quặng Đồng tại Núi Đẩu xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 3. Địa chất Môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Báo cáo dân số xã Qúy Sơn. độ địa lý của xã: 21º22’41”B ÷ 106º30’34”Đ. Phía Đông giáp với xã Trù Hựu, phía Bắc giáp xã Kiên Lao, phía tây giáp huyện Lục Nam, phía Nam giáp thị trấn Chũ và xã Phượng Sơn. b .Địa hình Địa

Ngày đăng: 12/05/2014, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w