1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : Thực trạng đô la hóa vàng hóa nền kinh tế

37 740 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 480,19 KB

Nội dung

Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra, một nền kinh tế bị coi là có tình trạng Đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ FCD chiếm từ 30% trởlên trong tổng khối l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Môn học:

THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀNG HÓA NỀN KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS:

Nhóm HVTH 1: Nguyễn Quốc Việt An

Trang 2

Mục lục

Trang 3

Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ramạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính được tự do luânchuyển và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế mỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến độngkinh tế chính trị diễn ra trong toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác độngnày Khi nền kinh tế thế giới biến động, thị trường trong nước ngay lập tức có sự phảnứng và điều này có thể thấy rõ ở hai thị trường đó là thị trường ngoại hối và thị trườngvàng Những biến động ở hai thị trường này có tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên nênkinh tế, gây rất nhiều khó khăn cho Chính phủ trong việc điều hành tỷ giá, ổn định thịtrường và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô Bởi vậy, từ lúc đổi mới đến nay Chínhphủ vẫn rất quan tâm và điều hành chặt chẽ, thực thi nhiều chính sách để chống lại tìnhtrạng “đô la hoá” – “vàng hoá” nhằm ổn định kinh tế quốc gia

Đề tài nghiên cứu “Thực trạng Đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế ” của

nhóm 6 – lớp MBA12B sẽ làm rõ những diễn biến và tác động của Đô la hoá và vànghoá đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó phân tích các nguyên nhân, giải pháp và đánh giáviệc thực thi các chính sách trong việc chống lại thực trạng này

Trang 4

Bảng phân công công việc

1 Khái niệm, phân loại, nguyên nhân chung dẫn đến

4 Nguyên nhân, rủi ro, giải pháp tình trạng Đô la hóa

5 Vai trò của vàng trong nền kinh tế

Ảnh hưởng vàng hóa nền kinh tế

Nguyễn Hoàng Tiên

6 Nét đặc thù của thị trường vàng Việt Nam

Nền kinh tế VN trước sự biến động của giá vàng

Trang 5

I Đô la hóa

1 Khái niệm đô la hóa

Đô la hóa hiểu theo cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được

sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năngtiền tệ: chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phươngtiện tích luỹ… thì nền kinh tế đó bị coi là Đô la hóa toàn bộ hoặc một phần

Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra, một nền kinh tế bị coi là có

tình trạng Đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm từ 30% trởlên trong tổng khối lượng tiền tệ mở rộng (M2), bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đô la hoá là tình trạng một

đồng tiền nước ngoài thực hiện một trong các chức năng cơ bản của đồng tiền nội tệ như:phương tiện thanh toán, phương tiện tích luỹ, thước đo giá trị

2 Phân loại

Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi đồng USD trong nền kinh tế và thái độ của quốc gia

đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận đồng đô la mà Đô la hóa được chia làm

ba mức độ:

- Đô la hóa không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi

trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận Ởnhững nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân

đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giáhàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước Đô

la hóa không chính thức có thể nằm ở các dạng sau:

• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài

• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài

Trang 6

• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.

• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất giữ trong túi

- Đô la hóa bán chính thức là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai

đồng tiền: đồng ngoại tệ và đồng tiền bản tệ Chính phủ các nước này khôngchính thức công nhận Đô la hóa bằng việc dùng đô la Mỹ hoặc một ngoại tệmạnh khác thay cho bản tệ, nhưng cho phép khu vực kinh tế bị đô la hóa tồntại song song với khu vực kinh tế sử dụng bản tệ Biểu hiện của nó là việc dânchúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt, ưathích nắm giữ và thanh toán bằng đô la trong lĩnh vực mua bán hàng ngày Đónhư là một hành động thay thế tài sản vì dân chúng luôn muốn đảm bảo antoàn cho tài sản của mình nhất là trong tình trạng hệ thống tiền tệ chưa ổnđịnh, lạm phát dễ xảy ra với đồng nội tệ Lúc này dân chúng có thể cất trữ tàisản của mình dưới nhiều hình thức: chứng khoán nước ngoài hoặc bất cứ tàisản nào của nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tiềngửi ngoại tệ tại cácngân hàng trong nước hay ngoại tệ mặt Hành động gửi tiền bằng ngoại tệ vàongân hàng là một dạng đô la hóa nền kinh tế Đồng ngoại tệ là đồng tiền lưuhành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngânhàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêuhàng ngày Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiệnchính sách tiền tệ của họ Việt Nam được xếp vào nhóm những nước Đô la hóakhông chính thức

- Đô la hóa chính thức: xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy

nhất được lưuhành Nếu một quốc gia thực hiện Đô la hóa chính thức có nghĩa

là quốc gia đó đơn phươnglấy đô la Mỹ hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó làmphương tiện thanh toán, tích trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho đồng bản

tệ Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợpđồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán củaChính phủ Theo đó, toàn bộ tài sản có, tài sản nợ, các hợp đồng giao dịch, giá

cả hàng hóa và dịch vụ, tiền lương sẽ hoàn toàn hoặc một phần, được niêm yếtbằng đô la một cách công khai hoặc ngầm định Thông thường các nước chỉ áp

Trang 7

dụng đô la hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chươngtrình ổn định kinh tế và thường chỉ chọn 1 ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.

3 Nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng đô la hoá ở các quốc gia

Trước hết, đô la hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các

nước chậm phát triển Một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận là do nhucầu phòng chống rủi ro các loại, trong đó có rủi ro do lạm phát và bản tệ bị mất giá sovới ngoại tệ, rủi ro sụp đổ một thể chế tiền tệ, rủi ro gắn với sự yếu kém của các cơ quanchức năng của chính phủ mà vì đó, chính phủ không thể đưa ra những cam kết về ổnđịnh và an toàn của hệ thống và thể chế kinh tế Đô la hóa thường gặp khi một nền kinh

tế có tỷ lệ lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá thì người dân phải tìm các công cụ dự trữgiá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín Với chức năng ban đầu làm phươngtiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức nănglàm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị

Thứ hai, đô la hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ

của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tếlàm vai trò của "tiền tệ thế giới" Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, được tự

do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng.Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được quốc tếhóa như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thụy Sỹ, euro của EU nhưng vị thế củacác đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọngcao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới) Vì thế mà người tathường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là “đô la hóa”

Trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thịtrường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tếngàycàng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nướcxuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chứcnăng của tiền tệ Đô la hóa ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở cácnước

Thứ ba, quốc gia có mức độ đô la hóa cao là do trình độ phát triển nền kinh tế còn

thấp, đồng nội tệ không có sức mạnh và hàm chứa nhiều rủi ro, trình độ dân trí và tâm lý

Trang 8

người dâncòn hạn chế, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và

cơ chế quản lý ngoại hối chưa được ổn định, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc giacòn khó khăn

4 Tác động của Đô lá hóa

Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là tự do hóa tài chính với tốc độ nhanh như vũ bãohiện nay, tình trạng Đô la hóa là không thể tránh khỏi đối với các quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, Đô la hóa có tác động hai mặt:tác động tích cực và tác động tiêu cực Trong đó, những ảnh hưởng tiêu cực là rất rõ và

là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính ở các mức độ khácnhau Do đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích của từng quốc gia trong từng giai đoạn

cụ thể để cân nhắc điều chỉnh mức độ Đô la hóa sao cho tối ưu nhất

Ngày nay, Đô la hoá đã được nhìn nhận khách quan hơn Nhiều quốc gia đã chủ động Đô

la hoá nền kinh tế của nước mình để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô Các nước thuộc khốiCộng đồng chung Châu Âu đã từ bỏ đồng bản tệ của mình để cùng sử dụng một đồngtiền chung Một số nước nhỏ như Panama, El Salvador, Ecuador, và gần đây làZimbabwe đã từ bỏ đồng bản tệ.Họ sử dụng USD làm phương tiện thanh toán Hay ởkhu vực Đông Nam Á, Campuchia là quốc gia chủ động Đô la hoá nền kinh tế để thu hútđầu tư nước ngoài, chống lạm phát và thu hút du lịch Tuy nhiên sau khủng hoảng kinh tếtoàn cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008, khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland vàviệc đồng USD ngày càng có xu hướng mất giá trên thị trường khiến các quốc gia ngàycàng quan tâm hơn đến vấn đề kiểm soát Đô la hoá trong nền kinh tế

4.1 Tác động tích cực

Lợi ích lớn nhất của đô la hóa có lẽ là nó mang lại sự ổn định kinh tế, tỷ lệ lạmphát cao sẽ được kiềm chế xuống mức kiểm soát được.Với các nước đô la hóa chínhthức, do có một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng nên ngân hàng trung ương

sẽ không còn khả năng phát hành thêm tiền và gây ra lạm phát Đồng thời ngân sách nhànước do không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt nên việc sử dụng ngân sách

sẽ mang tính tích cực hơn Như vậy, tình trạng đô la hóa đã góp phần tạo ra một cái vangiảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kì lạm phát cao hay khi nền kinh tế bịmất cân đối nghiêm trọng, những giai đoạn mà điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định

Trang 9

Lịch sử Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới như: Đức, Nga, các quốc giaChâu Phi… đã từng chứng kiến sự phá hoại khốc liệt của lạm phát cao, đặc biệt là lạmphát phi mã Đó là tình trạng đồng bản tệ bị mất giá nhanh chóng, tiền dường như mất đicác chức năng lưu thông vốn có Người ta không muốn bán hàng hóa để nhận về những

tờ giấy “vô giá trị” Vì thế đời sống xã hội trong thời kỳ lạm phát cao rất hỗn loạn, ngườidân muốn đẩy tiền vào các ngân hàng hoặc chuyển thành hàng hóa

Do đồng USD phổ biến và có giá trị khá ổn định nên nhiều người đã lựa chọnphương thức đối phó với lạm phát là chuyển nội tệ sang USD để cất trữ Nếu hệ thốngngân hàng có một lượng lớn ngoại tệ dự trữ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu đổi ngoại tệcủa người dân thì sẽ góp phần làm dịu sự hỗn loạn trong dân cư Hơn nữa, chính hành viđổi ngoại tệ của người dân đã làm cho nội tệ được hút vào hệ thống ngân hàng, giảmcung nội tệ trên thị trường, góp phần kiềm chế sự gia tăng của lạm phát Còn Nhà nước

sẽ sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa bán rộng rãi trên thị trường trong nước, làmgiảm sự khan hiếm hàng hóa, từ đó làm ổn định tâm lý của người dân xoa dịu sự hỗnloạn trong xã hội do thiếu hàng hóa để tiêu dùng

Mặt khác, Đô la Mỹ là đồng tiền đáng tin cậy trên thế giới, cho nên đô la hóa sẽgiảm thiểu các rủi ro về khả năng mất giá tiền tệ, loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán vàđồng thời sẽ giúp hạ lãi suất khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế Đô la hóa

sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài một khi họ biết là giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽkhông thay đổi, những điều này sẽ đưa đến tốc độ phát triển nhanh và đầu tư tăng.Ở cácnước có hiện tượng đô la hóa chính thức thì chi phí giao dịch sẽ được hạ thấp vì các chiphí như chênh lệch tỷ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiềnkhác được xóa bỏ

Mức độ Đô la hóa càng cao thì càng tăng cường khả năng cho vay và khả nănghội nhập của ngân hàng Nhờ có một lượng lớn ngoại tệ gửi vào ngân hàng, các ngânhàng sẽ có điều kiện cho nền kinh tế vay bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế vay nợ nướcngoài, tăng cường khả năng kiểm soát của Ngân hàng Trung ương đối với luông ngoại tệ.Đặc biệt ngày nay khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng,nhiều doanh nghiệp đã tham gia các giao dịch vượt qua biên giới quốc gia, nhu cầu vayngoại tệ rất lớn Họ vay để thanh toán quốc tế, đầu tư ra nước ngoài, thậm chí để phục vụcác hoạt động kinh doanh trong nước vì lãi suất USD thấp, ổn định mệnh giá USD lớn

Trang 10

Bên cạnh đó, với lượng lớn ngoại tệ tiền gửi tại ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các ngânhàng mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trongnước với thị trường quốc tế Ngày nay, việc các ngân hàng làm trung gian trong các giaodịch quốc tế ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước phát triển - nơi có hệ thống ngânhàng phát triển, dự trữ ngoại tệ lớn.Ngân hàng thay mặt người mua thanh toán cho ngườibán ở các quốc gia khác nhau, vừa đảm bảo thời gian,vừa an toàn, tăng độ tin cậy củagiao dịch, giúp thương mại quốc tế phát triển hơn Ngoài ra ngân hàng còn có điều kiệncho vay quốc tế và thu hút đầu tư quốc tế.

Đô la hóa thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức Tỷgiá chính thức càng gần với thị trường thi chính thức thì sẽ tạo động cơ để chuyển cáchoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thịtrường hợp pháp)

4.2 Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, nói đến Đô la hoá là người ta thường nghĩ ngay đến những tác động tiêu cựccủa nó tới nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế nền kinh tế đang diễn rangày càng sâu rộng

Hiện tượng Đô la hóa ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô Mộtnền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn sẽ làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt làchính sách tiền tệ bị mất đi tính độc lập mà lại chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh

tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế

Đô la hóa mang lại sự ổn định cho cả nước, cũng đồng thời làm cho nền kinh tế dễ bị tổnthương và nhạy cảm hơn với những thay đổi liên quan đến giá trị của đồng đô la cho dù

sự dao động ấy bắt nguồn từ các thay đổi trong nội bộ nền kinh tế Mỹ Đô la hóa làm chođồng nội tệ trở nên nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, nhất là các loại rủi

ro tài chính tiền tệ mang tính chu kỳ của nền kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầuhoá như hiện nay như: rủi ro thanh khoản ngoại tệ, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro rútvốn đầu tư nước ngoài, rủi ro nợ quốc gia Do đó những cố gắng của nhà nước nhằmđiều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế thông qua việcđiều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả Lúc này, nền kinh tế tồn tại không chỉduy nhất đồng nội tệ mà còn nhiều ngoại tệ khác cho nên khi nhà nước giảm lãi suất tiềngửi nhằm giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng trong dân cư Nhưng Chính phủ có thể không

Trang 11

đạt được mục tiêu một cách hiệu quả vì trong tình hình đó người dân có thể không tiêudùng mà chuyển sang tiết kiệm bằng ngoại tệ, nghĩa là Đô la hóa tăng.

Đô la hóa ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá của Nhànước Nó làm cho cầu tiền cả nội tệ và ngoại tệ không ổn định, người dân có nhiều sự lựachọn hơn cho tài sản của mình Nếu tình hình trong nước không thuận lợi, lạm phát caohay chỉ đơn giản là niềm tin vào sự tăng giá của USD trong tương lai sẽ khuyến khíchngười dân đi mua ngoại tệ để cất trữ của cải hoặc đầu cơ ngoại tệ, làm tăng cầu USD,gây sức ép tăng tỷ giá Ngược lại nếu thấy những yếu tố bất lợi cho việc nắm giữ đô lanhư đô la có xu hướng giảm giá…thì người dân có thể lập tức bán ra ồ ạt đô la, gây sức

ép giảm giá USD, làm tỷ giá giảm Sự biến động thất thường của tỷ giá gây ra nhiều bấtlợi cho đất nước

Nếu tỷ giá quá cao, nghĩa là đồng tiền Việt Nam có giá trị quá nhỏ bé so với các đồngtiền khác, điều này có thể làm giảm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vì mức thunhập tính theo đô la cách xa các quốc gia khác, hoặc tỷ giá quá thấp sẽ làm giảm khảnăng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, do giá hàng xuất khẩu cao hơn Hơn thếnữa, khi tỷ giá luôn luôn biến động sẽ làm cho hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại

tệ chịu nhiều rủi ro hơn, khó dự đoán kết quả tương lai, làm giảm động lực kinh doanh

Để hạn chế sự biến động thất thường của tỷ giá trên thị trường tự do, mỗi Chính phủthường hoạch định một chính sách tỷ giá hối đoái riêng

Ngoài ra, việc đánh mất khả năng in tiền, một trong những biện pháp tài chính cực kỳquan trọng, nước thực hiện đô la hóa sẽ mất ưu quyền tiền tệ Về cơ bản ưu quyền tiền tệ

là lợi nhuận thu được từ việc phát hành tiền Đây là một hình thức kinh doanh rất có lãi.Chính phủ Mỹ thu được khoảng 25 tỷ USD một năm từ ưu quyền tiền tệ, và khi ngườidân các nước khác giữ tờ USD trong tay thì họ đã góp phần làm giàu cho Bộ Tài chínhMỹ

Một hạn chế nữa của đô la hóa là nỗi lo sợ tiền giả (ngay cả Mỹ cũng khó phân biệt đượctiền giả khi mà công nghệ làm tiền giả hiện nay ngày càng tinh vi và các máy móc có khicòn khó có thể phát hiện ra được)

Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người chovay cuối cùng của các ngân hàng Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hóa

Trang 12

hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song người dân vẫn tin tưởng vào

sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng Nguyên nhân là do có

sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước với các khoản tiền này Điều này chỉ có thể làm đượcđối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ Đối với cácnước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợpngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vaycuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất

5 Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1989 đến 2012

Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch buônbán bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửibằng đồng đô la

Một nền kinh tế bị đôla hóa thì trước hết nền kinh tế phải có nguồn đô la, hiện nay cácngoại tệ được chuyển vào Viêt Nam từ rất nhiều nguồn, có thể kể đến các nguồn chínhnhư sau:

- Thứ nhất, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước thu hút kiều hốilớn thứ 9 thế giới trong năm 2013 Số liệu Tổng cục thống kê nguồn kiều hốichính thức (không kể lượng chuyển lậu, nhập cảnh không khai báo…) chuyển vềmỗi năm một tăng với mức bình quân trên 15%/năm, cụ thể:

Biểu đồ 1.1: Lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam trong khoảng 1991 – 2013

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhờ chính sách thu hút kiều hối hiệu quả đã mang về lượng ngoại tệ khá lớn choViệt Nam ~ 81,025 triệu USD trong 23 năm (1991 – 2013) Các khoản kiều hốisau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thànhnội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ và làm tăng khả năng đô lahóa nền kinh tế

- Thứ hai, lượng ngoại tệ do khách quốc tế mang theo đến Việt Nam

Trang 13

Bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 4trong khu vực ASEAN (sau Thái Lan, Singapore và Malaysia) về thu hút khách

du lịch quốc tế với tốc độ tăng bình quân 10%/năm.Theo số liệu Tổng cục Thống

kê thì từ năm 2000 – 2013, Việt Nam đã đón tiếp gần 60 triệu lượt du khác quốctế

Biểu đồ 1.2: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Đồng ngoại tệ nào thu được chủ yếu còn lệ thuộc vào số lượng khách đến từnhững nước nào Tuy nhiên đồng USD vẫn được nhiều nước sử dụng, và khách

du lịch từ Mỹ đến Việt Nam cũng còn nằm trong con số khá cao

Biểu đồ 1.3: Thống kê lượng khác quốc tế đến Việt Nam năm 2012

(Nguồn: http://cafebiz.vn )

- Thứ ba là, tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự

án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài

ở Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ

- Thứ tư là, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm

ăn, học tập ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuênhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác

- Thứ năm là, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô,

tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài Bên cạnh đó lànguồn vốn tài trợ của các Tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, Chính phủ cácnước Kể từ năm 1993 (hội nghị đầu tiên về tài trợ cam kết cho Việt Nam) đến

Trang 14

năm 2013, tổng số vốn ODA cam kết hỗ trợ đã chạm ngưỡng 80 tỷ USD, trong

đó dự kiến giải ngân được 58 tỷ USD

Biểu đồ 1.3: Thống kê nguồn vốn ODA trong những năm qua

(Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn )

- Thứ sáu là, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua

các hoạt động kinh tế ngầm khác Đây là kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mànhà nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó làchưa kể tới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi phápnước ngoài có thể bơm đôla vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửatiền

- Thứ bảy là, hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam vẫn giữ tỷ

trọng khá cao so với GDP nên cũng đã thu hút một lượng ngoại tệ lớn vào nềnkinh tế

Trang 15

Biểu đồ 1.4: Thống kê tỷ trọng FDI

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhìn nhận dưới góc độ đô la hóa tiền gửi (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ (FCD)/ tổng khối tiền tệ

mở rộng (M2)), mức độ đô la hóa ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống, từ trên 30% vàocuối những năm 90 xuống dưới 20% hiện nay Tuy nhiên, phân tích theo các giai đoạn,mức độ đô la hóa biến động như sau:

Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ tiền gởi ngoại tệ / Tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 1989 – 2012

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

• Năm 1989 - 1991:tình trạng đô la hóa đã tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiềngửi vào các ngân hàng là bằng đô la Mỹ Nguyên nhân chính la do sau thất bại củacuộc cải cách “giá - lương - tiền” năm 1985, đã làm cho siêu lạm phát xuất hiện(1986-1988 lạm phát phi mã, tỷ lệ lạm phát lên đến 3 chữ số; 1989-1991 lạm phát

có giảm nhưng vẫn ở mức 2 chữ số).Đồng tiền mất giá, niềm tin của công chúng

về đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng

• Trong giai đoạn 1993 – 1996: chính sách của Ngân hàng nhà nước đã phát huyhiệu quả khi giảm mạnh mức độ đô la hóa và ổn định ở mức 20%

• Giai đoạn 1997 – 2001: từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á,lợi tức của VND thấp hơn so với lợi tức của USD, khu vực dân cư và các doanh

Trang 16

nghiệp có xu hướng chuyển sang nắm giữ bằng USD, do đó, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệtrên tổng phương tiện thanh toán tăng lên và ở mức khoảng 30% vào năm 2001.

Về lĩnh vực ngoại hối, ngày 17/8/1998 đánh dấu một mốc quan trọng đối với côngtác quản lý ngoại hối khi Chính Phủ ban hành nghị định 63/1998/NĐ-CP với một

số điểm mới về cơ bản như: đưa ra khái niệm mới về ngoại hối; xác định rõ kháiniệm cư trú, người cư trú để thuận lợi cho quản lý ngoại hối; phân tích các giaodịch liên quan đến quản lý ngoại hối thành giao dịch vãng lai; chính thức quy định

rõ quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân…

• Từ năm 2002 đến 2007: đô la hóa có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tức của VNDhấp dẫn hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉ tăng khoảngtrên 6% trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007 nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nhất là cungngoại tệ từ việc thu hút vốn nước ngoài);

• Giai đoạn 2008 đến 2011:khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, tình trạng lạm pháttăng cao (29.8%) Tâm lý lo ngại đồng nội tệ mất giá tăng lên làm tình trạng đô lahóa ở nước ta có xu hướng gia tăng trở lại năm 2008 Tỷ lệ này xấp xỉ 20% vàkhông có sự thay đổi nhiều cho cuối năm 2011 tỷ lệ FCD/M2 là 19.83%

Từ tháng 11/2009 đến tháng 2/2011, chỉ trong vòng 14 tháng, NHNN đã ra quyếtđịnh 4 lần điều chỉnh tỷ giá, trong đó có những đợt điều chỉnh được coi là đợt phágiá tiền tệ và đồng nội tệ hiện nay đã giảm giá khoảng 20% so với thời điểm trước26/11/2009, cụ thể như sau:

o Ngày 26/09/2009: tỷ giá điều chỉnh tăng 5.4% từ 17,034 đồng lên 17,961

Trang 17

sát hơn cung cầu trên thị trường, đảm bảo tăng tính thanh khoản, góp phần kiềmchế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ.

• Từ cuối năm 2011 – nay: theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tìnhtrạng đô la hóa trong nền kinh tế đã giảm mạnh, cụ thể xuống 15,8% cuối năm

2011 và khoảng 12,3% cuối năm 2012, đến cuối tháng 8/2013 còn khoảng 12%.Ngoài ra, tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hay tổng tín dụngliên tục sụt giảm từ cuối 2012 đến nay Nói cách khác, đồng USD đã trở nên kémhấp dẫn trong mắt người dân

Kết quả trên được lý giải từ loạt chính sách can thiệp mạnh của Ngân hàng Nhà nước,nổi bật từ đầu năm 2011 cho đến nay

Trước hết, với áp lực khan cung ngoại tệ và tỷ giá USD/VND liên tục leo thang, Ngânhàng Nhà nước đã từng có văn bản yêu cầu (như bắt buộc) các tập đoàn, tổng công tynhà nước phải bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại

Nối tiếp, sau lần điều chỉnh tỷ giá USD/VND ngày 11/2/2011 tới 9,3%, nhà điều hành đãthực hiện chính sách áp trần lãi suất huy động USD Liên tiếp sau đó, trần lãi suất được

ép về mức thấp và lần gần nhất, trong tháng 7 vừa qua, là quyết định hạ xuống chỉ còntối đa 1,25%/năm đối với tiền gửi USD của dân cư, và còn 0,25%/năm đối với tổ chức

Trong quá khứ, lãi suất huy động USD tại Việt Nam từng lên tới trên 6%/năm, được xem

là hấp dẫn và càng củng cố tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư Hai năm qua, sựhấp dẫn này đã bị ép mạnh, được xem là một biện pháp phá băng găm giữ hay ép cungngoại tệ Đây là giải pháp nằm trong chủ trương chuyển quan hệ huy động - cho vaybằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán mà Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh trong vàinăm trở lại đây

Dĩ nhiên, để kích thích ngoại tệ chuyển đổi, giá trị của VND phải được khẳng định vàcủng cố Hai năm qua, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD đã có lợi cho việc nắm giữVND, lạm phát đã được kiềm chế và đặc biệt là tỷ giá USD/VND đã được giữ ổn định,cam kết giữ ổn định với biến động chỉ 1 - 2% mỗi năm Cân nhắc lợi ích nắm giữ, việcchuyển đổi từ USD dưới hình thức găm giữ gửi ngân hàng sang VND là dòng chảy nổi

Trang 18

bật, góp phần tạo nên sự giảm mạnh của tình trạng đô la hóa nói trên, cũng như sự giatăng nhanh chóng của dự trữ ngoại hối nhà nước.

Thêm vào đó, cũng từ năm 2011, các cơ quan chức năng đã tỏ rõ quyết tâm hơn trongviệc xử lý những bất cập trên thị trường tự do; xử lý tình trạng giao dịch và niêm yếtngoại tệ trái phép Đặc biệt, Nghị định 95 về xử phạt hành chính liên quan, với cơ chếmạnh là cho phép tịch thu tang vật, đã tạo sức răn đe mạnh hơn…

Bên cạnh những biện pháp mang nặng hành chính trên, kinh tế vĩ mô cũng đã có chuyểnbiến tích cực ở những dòng chảy liên quan Đó là sau nhiều năm triền miên nhập siêulớn, cân đối xuất nhập khẩu đã tương đối cân bằng trong hai năm qua; cán cân tổng thể

đã thặng dư trở lại, đặc biệt lên tới khoảng 10 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến đạt 5 tỷUSD trong năm nay, tạo thuận lợi cho việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND - hạn chế mức

độ hấp dẫn của USD khi nắm giữ

Nhìn chung, tình trạng đô la hóa giảm mạnh trong các năm trở lại đây là diễn biến tíchcực Một mặt nó phản ánh uy tín của đồng nội tệ cao hơn trong dân cư, mặt khác và quantrọng hơn là giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một đồng tiền (ở đây là USD) vàcác chính sách liên quan của quốc gia “đẻ” ra nó Và khi mức độ đô la hóa xuống thấp,tính độc lập và chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam được nâng caohơn Ở một góc độ nào đó, đây là một vấn đề mang tính chủ quyền quốc gia, chứ khôngđơn thuần là một vấn đề kinh tế

6 Nguyên nhân gây ra tình trạng Đô la hóa ở Việt nam - Giải pháp

6.1 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô la hóa ở Việt Nam, có thể tổng kết, đánh giáqua những nguyên nhân sau:

Một là, đô la hóa do nhu cầu thanh toán quốc tế gia tăng và do ảnh hưởng của các

dòng vốn quốc tế Kể từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế, kim ngạch xuất, nhập khẩu

và các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, bởi vậy, các doanhnghiệp có nhu cầu nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ nhu cầu mở rộng thươngmại và đầu tư quốc tế

Ngày đăng: 12/05/2014, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân công công việc - Đề tài : Thực trạng đô la hóa vàng hóa nền kinh tế
Bảng ph ân công công việc (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w