Quá trình đô thị hoá ở Thăng Long-Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá-Atlas đô thị hoá Thăng Long-Hà Nội
Trang 1Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ UBND thµnh phè Hµ néi
ch−¬ng tr×nh nckh cÊp nhµ n−íc kx.09 -
ÁT LÁT ĐÔ THỊ HOÁ
THĂNG LONG-HÀ NỘI
THUéC §Ò tµi NCKH cÊp nhµ n−íc:
“QÚA TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ THĂNG LONG – HÀ NỘI, KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”
m∙ sè kx.09.05
CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH: PGS.TS LÊ HỒNG KẾ
7058-7
07/01/2009
Hµ néi, th¸ng 11 n¨m 2008
Trang 2đô thị hoá
Thăng long – Hà Nội
Trang 3Bộ khoa học và công nghệ UBND thành phố Hà nội
chương trình nckh cấp nhà nước kx.09 - Cơ quan thực hiện đề tài:
Trung tâm bảo vệ môi trường
và quy hoạch phát triển bền vững Centre for Environmental Protection and Sustainable
Development planning (CEPSD)
Nhóm nghiên cứu đề tài:
Ban Chủ nhiệm đề tài: 1 PGS TS Lê Hồng Kế, Chủ nhiệm
Trang 4Khái quát về đô thị hóa
• Thế giới • Khu vực • Việt Nam
1
Bối cảnh đô thị hóa thăng long - Hà Nội
Các yếu tố tự nhiên, xã hội
Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số KX.09.05
Quá trình đô thị hóa ở Thăng Long - Hà Nội, Kinh nghiệm lịch sử
và định hướng Quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ CNH - HĐH
Trang: 59 Trang: 36 Trang: 22 Trang: 1
Trang: 76
Trang 5Đề tài khoa học:
Quá trình đô thị hóa ở Thăng Long - Hà Nội,
kinh nghiệm lịch sử và định hướng Quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ CNH - HĐH
Mã số KX.09.05
Atlas đô thị hóa Thăng Long - Hà Nội
khái quát về đô thị hóa
• Thế giới • Khu vực • Việt Nam
Một trong những nét đặc trưng nhất của thời đại hiện nay là hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chưa từng thấy Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội Đô thị hóa là một quá trình lịch sử trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế - xã hội là sự nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển mọi mặt của xã hội Quá trình này bao gồm
sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong sự phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống, văn hóa
Đô thị hóa được xem như một quá trình đa dạng về mặt kinh tế - xã hội, dân số, địa lý dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động xây dựng và phân công lao động theo lãnh thổ
Đó là quá trình tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ lệ số dân thành thị trong các vùng, các quốc gia cũng như trên toàn thế giới Đồng thời, đô thị hóa cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư Đô thị hóa được thể hiện ở một số đặc trưng sau đây:
- Tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ trọng dân thành thị, trong tổng dân số
- Hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị với mật độ dân cư cao (nhà nhiều tầng, trang thiết
bị phong phú)
Trước kia, đô thị hóa chỉ tiến hành trong phạm vi thành phố, ngày nay, quá trình này bắt
đầu phổ biến và xâm nhập vào các vùng nông thôn ở giai đoạn phát triển đô thị hóa hiện nay, một trong những nét tiêu biểu nhất không chỉ là sự phát triển các thành phố nói chung, mà còn
là sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn và cực lớn Chính việc phát triển các thành phố lớn gắn liền với các hình thức quần cư mới và mở rộng lối sống đặc biệt của nó thể hiện rõ nhất quá trình đô thị hóa Các thành phố kiểu này được nghiên cứu cùng với các dải bao quanh Đó không chỉ là một thành phố đơn thuần, mà là cả các cụm thành phố, các “đại đô thị” và “siêu đô thị” Đây là lý do dẫn đến quan niệm cho rằng, đô thị hóa là việc tập trung đời sống kinh tế và văn hóa tại các trung tâm thành phố lớn, các vùng “lãnh thổ đô thị hóa”
Các hình thái phân công lao động đều mang tính lịch sử vì vậy đô thị hóa cũng là một hiện tượng có tính lịch sử và phải được xem xét trong một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể Lịch
1
Trang 6sử của các dân tộc và các quốc gia cổ đại trên thực tế là lịch sử của các thành phố, nhưng thành phố thời ấy đặc trưng bằng hoạt động hành chính, nông nghiệp và buôn bán Ngày nay, quá trình đô thị hóa là bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa và luôn được thúc đẩy bởi những thành tựu mới của công nghệ, của khoa học kỹ thuật trước đây chưa từng có
Đặc điểm
a Số dân đô thị không ngừng gia tăng
Từ khi đô thị xuất hiện đến nay, số dân thành thị liên tục tăng lên với tốc độ nhanh Đầu thế kỷ XIX, toàn thế giới mới có 29,3 triệu dân thành thị, chiếm khoảng 3% số dân toàn cầu Bước sang thế kỷ XX, con số này đã lên tới 224,4 triệu, tức là 13,6% dân số thế giới Vào năm
1950 số dân thành thị đã đạt 706,4 triệu, chiếm 29,2% dân số hành tinh Hai thập kỷ tiếp theo trong các thành phố đã có 1.371 triệu đạt 37,1% (1970) Đến năm 1980, số dân đó là 1.764 triệu, chiếm 39,6% dân cư thế giới Đến năm 1990 dân số ở các thành phố lên tới 2.234 triệu (42,6% dân số thế giới) Sang đầu thế kỷ XXI, người ta dự tính số dân đô thị là 2.854 triệu người chiếm 46,6% dân số trái đất
b Sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn
Trong vòng 50 năm từ đầu đến giữa thế kỷ XX số thành phố (từ 10 vạn dân trở lên) tăng
từ 360 đến 962, số dân ở đó tăng 5,5% lên 16,2% tổng số dân thế giới, còn số thành phố triệu dân mới là 75 Đến năm 1970, số dân của các thành phố trên 10 vạn người chiếm 23,8% toàn
bộ dân thế giới và thành phố triệu dân tăng lên 162 (với tổng số 416 triệu người) chiếm 31% tổng số dân đô thị thế giới Theo dự đoán đến đầu thế kỷ tới sẽ có khoảng 42% dân thành thị sống trong các thành phố triệu dân và 70% tổng số dân thành thị sống ở các khu thành phố lớn
Từ lâu trên toàn thế giới đã xuất hiện nhiều đô thị cực lớn, tính đến năm 1992, số thành phố này (có từ 10 triệu dân trở lên) là 13 Dưới đây là số dân của các thành phố từ 10 triệu dân trở lên (xếp theo thứ tự số dần từ lớn đến nhỏ của năm 1992)
TT Thành phố Thuộc nước Vào năm 1992 Dự báo vào đầu thế kỷ tới
2 Sao Paolo Braxin 19,2 22,6
3 Niu Yooc Hoa Kỳ 16,2 16,6
4 Mêhicô Xiti Mêhicô 15,3 16,2
5 Thượng Hải Trung Quốc 14,1 17,4
7 Lốt Angiơlét Hoa Kỳ 11,9 13,2
8 Buenốt Airét Achentina 11,8 12,8
10 Bắc Kinh Trung Quốc 11,4 14,4
11 Riô đơ Janerô Braxin 11,3 12,2
13 Giacácta Inđônêxia 10,1 13,4
Trang 7c L∙nh thổ đô thị không ngừng mở rộng
Lãnh thổ đô thị còn tăng nhanh hơn cả dân số Trên thế giới, các thành phố chiếm khoảng 3 triệu km2, nghĩa là2% diện tích lục địa ở châu Âu và Hoa Kỳ, thành phố chiếm 5% lãnh thổ ở Anh vào đầu thế kỷ mới có 5% diện tích là thành phố, nay đã tăng lên 11% và dự
đoán đến đầu thế kỷ tới sẽ đạt tới 25% diện tích của nước đó
d Lối sống thành thị ngày càng được phổ biến
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn đang nhích lại gần lối sống của dân cư thành thị Một trong những lý do dẫn tới những thay đổi về lối sống là sự chuyên môn hóa lao
động Mặc dù nông nghiệp vẫn còn là hoạt động cơ bản của dân cư nông thôn, nhưng tỷ lệ công việc đồng áng trong cơ cấu công việc của họ nói chung giảm xuống tỷ lệ công việc phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt Tỷ trọng dân cư nông thôn làm việc hàng ngày tại các thành phố mà không chuyển cư ngày càng tăng
Như vậy, những người dân “nửa đô thị” này tạo thành một “kênh dẫn” đưa lối sống thành thị vào nông thôn Ngoài ra việc nông thôn ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các phương tiện giao thông và các phương tiện thông tin đại chúng cũng làm cho lối sống đô thị có
điều kiện phổ biến rộng hơn
Quá trình đô thị hóa trên thế giới
Lược sử
Nhiều tài liệu cho rằng, các đô thị đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện vào năm
3000-1000 trước Công nguyên ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Xiri, ấn Độ, Tiểu á và châu Phi Trong thế giới
Hy Lạp cổ đại, các đô thị như Aten, Rôma, Cacphagien đã có địa vị quan trọng Tại các thành phố trung cổ và phục hưng, các yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nguyên nhân đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và tăng cường mức độ tập trung dân cư trong các thành phố là nhu cầu bức thiết phải tập trung hóa
và liên kết các hình thức, các dạng hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội
Sự phát triển của quá trình đô thị hóa liên quan chặt chẽ với đặc điểm hình thành cư dân
đô thị và sự phát triển của các thành phố Nhịp độ gia tăng dân số đô thị phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất dân cư của chính số dân đô thị và các dòng người nhập cư Sự phát triển và mở rộng quy mô thành phố đặt ra nhiều vấn đề như nên đưa vào ranh giới thành phố những lãnh thổ nào (bao gồm các khu dân cư, làng mạc ) và việc cải tạo các điểm dân cư nông thôn ra sao để chúng trở thành các điểm dân cư thành phố Trên thực tế, sự phát triển của các thành phố còn diễn ra do việc mở rộng các khu vực ngoại vi và các điểm đô thị, bởi vì các khu vực này ngày càng bị thu vào quỹ đạo của thành phố
Dưới chủ nghĩa tư bản, quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh Một trong những tiêu chuẩn để xác định mức độ đô thị hóa là tỷ lệ dân thành thị so với tổng số dân của lãnh thổ Từ giữa thế kỷ XX, nói chung nhịp độ gia tăng số dân thành thị khá nhanh, tuy có sự khác nhau về mức độ giữa các nhóm nước Điều này được thể hiện qua số liệu ở bảng sau
Trang 8Sự tập trung của dân cư vào các thành phố lớn và cực lớn là nét đặc trưng của quá trình
đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay Từ năm 1860 đến năm 1980 tỷ lệ dân số sống trong các
Số lượng thành phố
% so với
số dân
đô thị thế giới
Số lượng thành phố
% so với
số dân
đô thị thế giới
Số lượng thành phố
% so với
số dân
đô thị thế giới
Số lượng thành phố
% so với
số dân
đô thị thế giới
Về mặt số lượng, mức độ đô thị hóa hiện nay biểu hiện ở tỷ trọng 46% dân số đô thị
trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên sự phân bố đô thị lại rất khác nhau về quy mô, kích cỡ cũng
như hình thái Gần một nửa dân số đô thị nằm trong các đô thị lớn và trung bình, một nửa còn
lại sống ở các đô thị quy mô nhỏ
Cấu trúc đô thị trong các quốc gia hoặc ở các khu vực có thể xem xét ở các loại đô thị
với quy mô dân số khác nhau Có thể xếp thành 5 loại hình đô thị theo quy mô dân số như sau:
dưới 0,5 triệu dân; đô thị từ 0,5 triệu đến 1 triệu; đô thị từ 1 triệu đến 5 triệu, đô thị từ 5 triệu
đến 10 triệu và đô thị trên 10 triệu dân
1 Đô thị dưới 0,5 triệu dân
Hơn nửa số dân đô thị thế giới là chủ nhân của loại đô thị dưới 0,5 triệu dân Vào năm
1950 có 64% dân số đô thị thế giới sống ở loại đô thị này nhưng sau đó giảm dần do các loại đô
thị lớn hơn tăng lên nhanh Số lượng loại đô thị này khá đồng đều ở cả hai khu vực các nước
phát triển và kém phát triển
2 Đô thị từ 0,5 triệu đến 1 triệu dân
Loại thành phố từ 0,5 đến 1 triệu dân chiếm số lượng lớn Từ năm 1950 đến năm 1995,
số lượng loại thành phố này đã tăng gấp 3 lần (từ 106 năm 1950 lên 337 năm 1995) Số dân ở
loại đô thị này chiếm khoảng 9% dân số đô thị thế giới Khu vực phát triển và khu vực kém
phát triển khá cân đối về loại hình đô thị này
Trang 93 Đô thị từ 1 đến 5 triệu dân
Năm 1950 số lượng thành phố từ 1 đến 5 triệu dân là 75; năm 1995 đã tăng lên thành
327 Nếu như năm 1950, trong số từ 1 đến 5 triệu dân của thế giới thì 43 là của khu vực phát triển và 32 thuộc khu vực kém phát triển thì năm 1995, đã có 159 trong số 257 thành phố, tức 62% thuộc khu vực kém phát triển Năm 1950 dân số ở loại đô thị từ 1 đến 5 triệu dân chiếm 18,7% dân số đô thị thế giới, năm 1995 đã thành 22% Quy mô dân số bình quân của loại đô thị này là 1,87 triệu (năm 1995)
4 Đô thị từ 5 triệu đến 10 triệu dân
Số lượng các đô thị loại có quy mô từ 5 đến 10 triệu tăng từ 7 (năm 1950) lên 23 (năm 1995) Năm 1950, 5 trong số 7 thành phố loại này thuộc khu vực phát triển và các khu vực kém phát triển chỉ chiếm 2 Năm 1995 khi tổng số loại đô thị này trên thế giới là 23 thì khu vực phát triển chỉ có 6, còn lại 17 thành phố đã thuộc về các quốc gia kém phát triển
Năm 1950, loại hình đô thị này chỉ chiếm 2,8% dân số đô thị thế giới nhưng đến năm
1970 đã đạt 9,6% Năm 1995 do sự tăng mạnh dân số ở các loại hình đô thị khác dân số ở loại thành phố này chỉ chiếm 6,7% Về quy mô dân số của loại đô thị này cũng có nhiều thay đổi Nếu như năm 1950 bình quân mỗi đô thị là khoảng 6 triệu dân thì năm 1975 đã là 7,4 triệu, năm 1995 là 7,5 triệu
5 Các đô thị trên 10 triệu dân
Từ năm 1950 đến năm 1995, loại đô thị có quy mô trên 10 triệu dân đã tăng từ 1 lên thành 14 thành phố Từ 12 triệu dân của 1 thành phố (chiếm 1,6% dân số đô thị thế giới ở năm 1950) đã trở thành 195,2 triệu của 14 thành phố (chiếm 7,6% dân số đô thị toàn thế giới ở năm 1995) Trong số 14 thành phố loại này ở năm 1995 thì 4 thành phố thuộc khu vực phát triển và
10 thành phố thuộc khu vực kém phát triển Quy mô dân số bình quân ở các thành phố này tăng
từ 12,3 triệu (năm 1950) lên 13,9 triệu (năm 1995) Các đô thị co quy mô trên 10 triệu dân cũng thường được coi là các đô thị siêu lớn (mega-cities)
Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc thì đó là những đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu trở lên và có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là ở các khu vực kém phát triển Năm
1950, chỉ có Niu Yoóc và 2 ở châu á (Tôkyô và Thượng Hải) Vào giữa năm 1995, 10 trong số
14 đô thị siêu lớn của thế giới với quy mô dân số trên 10 triệu đã nằm ở khu vực đang phát triển Châu á có 7 (kể cả Tôkyô và Ôsaka của Nhật Bản); châu Mỹ Latinh và Caribê có 4 (Mêxicô City, Sao Paolô, Buênốt Airét và Riô đơ Janêrô); Châu Phi chỉ có một đô thị thuộc loại này, đó là Lagốt của Nigiêria Bắc Mỹ có 2 thành phố, đó là Niu Yoóc và Lốt Angiơlét Dự kiến vào năm 2015 sẽ có 22 trong số 26 đô thị siêu lớn thế giới nằm ở khu vực các nước kém phát triển hiện nay
Cũng dự kiến trong tương lai, châu á sẽ có 18 thành phố siêu lớn, số lượng đô thị siêu lớn của châu á từ tỷ lệ 50% của thế giới ở năm 1995 sẽ thành 69% ở năm 2015 Châu Mỹ Latinh và Caribê lại giảm từ 29% ở năm 1995 xuống 15% ở năm 2005, mặc dù số lượng các đô thị siêu lớn ở khu vực này vẫn như cũ ở châu Phi có thêm 1 thành phố đạt kích cỡ siêu lớn trong giai đoạn 1995-2015, đó là Cairô của Ai Cập ở Bắc Mỹ cũng chỉ có Niu Yoóc và Lốt Angiơlét vẫn giữ danh hiệu đô thị siêu lớn nhất thế giới ở năm 2015 ở châu Âu không có một
tụ điểm đô thị nào đạt quy mô dân số trên 10 triệu ở năm 2015
Trang 10Số l−ợng các đô thị siêu lớn vào các năm 1975, 1995
và dự kiến 2015 Khu vực 1975 1995 Dự kiến 2015
Sự gia tăng dân số của các đô thị siêu lớn
trong giai đoạn 1975-1995
Tụ điểm đô thị Quốc gia 1975 - 1995
1 Khu vực kém phát triển Tỷ lệ gia tăng (%) năm
Bắc Kinh Trung Quốc 1,40
Mêxicô City Mêxicô 1,94
Riô đơ Janerô Braxin 1,30
Trang 11Danh mục 15 đô thị lớn nhất thế giới (xếp thứ tự theo quy mô dân số) qua các thời kỳ
Năm 1950
TT Tên tụ điểm đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
1 Niu Yoóc Hoa Kỳ 12,3
TT Tên tụ điểm đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
1 Niu Yoóc Hoa Kỳ 14,2
14 Mêxicô City Mêxicô 5,4
15 Riô đơ Janerô Braxin 4,9
Năm 1970
TT Tên tụ điểm đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
2 Niu Yoóc Hoa Kỳ 16,2
3 Th−ợng Hải Trung Quốc 11,2
Trang 125 Mªxic« City Mªxic« 9,1
8 Buenèt AirÐt Achentina 8,4
9 Lèt Angi¬lÐt Hoa Kú 8,4
10 B¾c Kinh Trung Quèc 8,1
11 Sao Paol« Braxin 8,1
2 Niu Yoãc Hoa Kú 15,6
3 Mªxic« City Mªxic« 13,9
4 Sao Paol« Braxin 12,5
5 Th−îng H¶i Trung Quèc 11,7
2 Mªxic« City Mªxic« 16,6
3 Sao Paol« Braxin 16,5
4 Niu Yoãc Hoa Kú 16,3
Trang 1314 Riô đơ Janerô Braxin 10,2
Cho đến cuối thế kỷ XX, dân số đô thị thế giới chiếm tỷ trọng 46% dân số toàn cầu và
có sự phân bố rất khác nhau (về quy mô, kích cỡ) giữa các khu vực đô thị Gần một nửa dân số thuộc các đô thị lớn và trung bình, hơn nửa còn lại sống ở các đô thị nhỏ (quy mô dưới 0,5 triệu dân)
Tôkyô của Nhật Bản với 27 triệu dân năm 1995 vẫn tiếp tục dẫn đầu về quy mô dân số trong hệ thống các đô thị lớn nhất thế giới Năm 1970, Tôkyô bắt đầu đoạt giải quán quân về dân số và vị trí ấy được duy trì cho đến đầu thế kỷ tới Niu Yoóc trượt khỏi vị trí đầu bảng từ năm 1965, xuống vị trí thứ 2 vào những năm 1970 cho đến nay
Năm 1995 Niu Yoóc là đô thị thứ 4 của thế giới; năm 2000 chỉ còn giữ vị trí thứ 5 Các thành phố lớn nhất của thế giới ở năm 1995, sau Tôkyô, là Sao Paolô, Niu Yoóc, Bombay Trong danh mục 15 đô thị lớn nhất thế giới gồm có: Thượng Hải, Lốt Angiơlét, Cancútta, Buênốt Airét, Sơun, Bắc Kinh, Ôsaka, Lagốt, Riô đơ Janerô và Đêli Dân số của các đô thị này nằm trong khoảng từ 9,9 triệu đến 27 triệu (năm 1995)
Châu á là nơi có sự tăng tiến về số lượng trong danh mục các đô thị lớn nhất thế giới Vào năm 1995, trong số 15 đô thị lớn nhất thì 8 là của Châu á Dự báo đến năm 2010, Châu á
sẽ có 9 Trong khi đó ở Châu Mỹ Latinh lại mất dần vị trí này Năm 1995 Mêxicô City, Sao Paolô, Buênốt Airét và Riô đơ Janerô không còn ở vị trí đó nữa Cũng theo dự báo ở năm 2015, trong thành phố lớn nhất thế giới thì 2 ở Bắc Mỹ, 2 ở Châu Phi, 9 ở Châu á và 2 ở Nam Mỹ
Sau đây là bảng thống kê các đô thị lớn nhất thế giới vào các năm 1950, 60, 70 và dự báo tới 2015 (theo World Urbanization Prospects: The 1998 Revision):
Vào năm 1950
TT Tên đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
1 Niu Yoóc Hoa Kỳ 12,3
Trang 14Vào năm 1960
TT Tên đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
1 Niu Yoóc Hoa Kỳ 14,2
14 Mêxicô City Mêxicô 5,4
15 Riô đơ Janerô Braxin 4,9
Vào năm 1970
TT Tên tụ điểm đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
2 Niu Yoóc Hoa Kỳ 16,2
3 Th−ợng Hải Trung Quốc 11,2
10 Bắc Kinh Trung Quốc 8,1
11 Sao Paolô Braxin 8,1
2 Niu Yoóc Hoa Kỳ 15,6
3 Mêxicô City Mêxicô 13,9
4 Sao Paolô Braxin 12,5
5 Th−ợng Hải Trung Quốc 11,7
7 Buenốt Airét Achentina 9,0
Trang 154 Sao Paol« Braxin 17,7
5 Niu Yoãc Hoa Kú 16,6
6 Th−îng H¶i Trung Quèc 14,2
4 Sao Paol« Braxin 19,7
5 Mªxic« City Mªxic« 18,7
6 Niu Yoãc Hoa Kú 17,2
Trang 16TT Tên tụ điểm đô thị Quốc gia Quy mô dân số (triệu)
7 Mêxicô City Mêxicô 19,2
8 Thượng Hải Trung Quốc 18,0
9 Niu Yoóc Hoa Kỳ 17,6
ở khu vực các nước đang phát triển trong khi đó các quốc gia phát triển chỉ có 4 thành phố
Trong tương lai Châu á sẽ có 18 thành phố cực lớn, số lượng đô thị này từ tỷ lệ 50% của thế giới ở năm 1995 sẽ thành 69% ở năm 2015 Trong khi đó ở Châu Mỹ Latinh và Caribê lại giảm từ 29% ở năm 1995 xuống 15% ở năm 2005 (tuy số lượng các đô thị cực lớn ở khu vực này vẫn như cũ) ở Châu Phi có thêm 1 thành phố cực lớn trong giai đoạn 1995-2005, đó là Cairô của Ai Cập ở Bắc Mỹ cũng chỉ có Lốt Angiơlét và Niu Yoóc vẫn giữ danh hiệu đô thị cực lớn ở năm 2015 Châu Âu sẽ không có đô thị nào đạt quy mô dân số trên 10 triệu ở năm
Trang 17Các đô thị cực lớn đều có sự tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là ở các giai đoạn
1975-1995 và 1975-1995-2015, thể hiện trong bảng sau:
Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của các đô thị cực lớn thế giới trong các giai đoạn
1975-1995 và 1975-1995-2015
Đô thị Quốc gia 1975-1995 1995-2015
Bắc Kinh Trung Quốc 1,40 1,60
Mêhicô City Mêhicô 1,94 0,73
Riô đơ Janerô Braxin 1,30 0,76
Sao Paolô Braxin 2,94 1,03
Tỷ lệ gia tăng hàng năm ở các đô thị cực lớn của các nước kém phát triển thì cao hơn các nước phát triển, một số đô thị có tỷ lệ gia tăng lên tới 4%/năm ở giai đoạn 1975-1995 hầu hết là các đô thị ở Nam á (Niu Đêli, Đaka, Karachi, Hyđrabát, ítxtanbun và Manila) Bombay
có tỷ lệ gia tăng 4% năm từ 1975 đến 1995; Đaka có tỷ lệ 7,4%, Lagốt 5,7% và Karachi 4,5% năm ở các khu vực khác thường có tỷ lệ dưới 2% năm trong khoảng thời gian này (Mêhicô City, Buênốt Airét, Bắc Kinh, Thượng Hải, Riô đơ Jannêrô )
Trang 18Theo dự báo thì một số đô thị ở Châu á và Châu Phi sẽ có tỷ lệ gia tăng cao cho đến năm 2015, trong đó có đô thị đạt tỷ lệ gia tăng 3%/năm trong giai đoạn 1995-2015, đó là Đaka, Hàng Châu, Hyđrabát, Karachi, Lagốt và Laho Các thành phố như Mêhicô City, Buênốt Airét, Sơun và Riô đơ Jannêrô có tỷ lệ gia tăng dưới 1% ở giai đoạn này
Vào giữa năm 1995 đã có 46% dân số thế giới, tức 2,6 tỉ người là cư dân đô thị Dân số
đô thị tăng nhanh gấp 3 lần, dân số nông thôn trong cùng một lượng thời gian Các số liệu cho thấy khoảng cách về tăng trưởng dân số đô thị ở hai nhóm nước phát triển và đang phát triển là rất đáng kể Từ 1950 đến 1975 sự chênh lệch rất lớn, nhưng từ 1975 trở đi thì khoảng cách này
đã bắt đầu thu hẹp lại Vào đầu những năm 1950, ở các nước kém phát triển, tỷ trọng dân số đô thị chưa đạt được 20%, trong khi đó, các nước phát triển đã có tỷ trọng trên 50% Năm 1975, các nước thuộc khu vực phát triển có tỷ trọng cư dân đô thị 70% và các nước kém phát triển đạt mức 27% Đến năm 1995, tình hình có khác hơn, ở các nước kém phát triển bình quân cứ 3 người dân thì có trên 1 người là cư dân đô thị còn ở các nước phát triển, bình quân cứ 4 người dân thì có 3 cư dân đô thị
Sự thay đổi về quy mô dân số nói chung và dân số đô thị của hai khu vực phát triển và kém phát triển cũng rất đáng chú ý Năm 1950 khu vực kém phát triển chiếm 68% dân số thế giới nhưng lại chiếm 40% dân số đô thị Vào cuối những năm 1970, tỷ lệ và số lượng tuyệt đối dân số
đô thị ở khu vực kém phát triển tăng lên Đến năm 1995, khu vực kém phát triển chiếm 79% dân
số thế giới và tỷ lệ dân số đô thị chiếm 66% dân số đô thị toàn cầu Còn ở khu vực phát triển thì
đã giảm từ 26% xuống 21% dân số chung và chỉ còn chiếm 34% dân số đô thị của hành tinh
Dân số đô thị toàn thế giới có tỷ lệ gia tăng bình quân 3,0% năm trong khoảng thời gian
từ 1950 đến 1965 Từ 1965 đến 1975 giảm xuống và từ sau 1975 lại bắt đầu tăng lên nhưng rất chậm Giai đoạn 1960-1995 tỷ lệ gia tăng là 2,4% năm
Trong khu vực kém phát triển thì tỷ lệ gia tăng dân số đã đạt đỉnh cao là 4,2% năm ở giai đoạn 1960-1965 Từ 1965 đến 1975 tỷ lệ gia tăng có giảm nhưng từ 1975-1985 lại tăng nhanh và sau 1985 lại giảm Giai đoạn 1990-1995 tỷ lệ gia tăng đạt 3,4% năm
Số lượng tuyệt đối của dân số đô thị càng ở giai đoạn sau càng lớn hơn Nếu như từ
1950 đến 1975 số lượng tăng tuyệt đối chỉ là 32 triệu/năm thì vào 20 năm tiếp đó, tức là từ 1975
đến 1995, số lượng tăng là 52 triệu người/năm Riêng trong giai đoạn 1990-1995 số lượng cư dân đô thị được bổ sung mới là 59 triệu người mỗi năm
Các số liệu tính toán cho thấy: thời kỳ 25 năm đầu (1950-1975), trong số 32 triệu cư dân đô thị được bổ sung hàng năm thì 64% số đó là từ các nước kém phát triển ở giai đoạn vừa qua (1990-1995) cứ 59 triệu cư dân đô thị mới được sinh ra mỗi năm của thế giới thì 89% số đó thuộc khu vực kém phát triển
Sự phân bố dân số đô thị và nông thôn trên thế giới giữa khu vực phát triển và kém phát triển (1975-1995)
Tổng dân số Dân số đô thị Dân số nông thôn Khu vực
1975 1995 1975 1995 1975 1995 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Khu vực kém phát triển 74,3 79,4 52,5 65,9 87,6 90,5
Khu vực phát triển 25,7 20,6 47,5 34,1 12,4 9,5
Sự tăng trưởng dân số đô thị giữa các khu vực
(1950-1975, 1975-1995)
Trang 191950-1975 1975-1995
Chung toàn thế giới 32 triệu/năm
(100%)
32 triệu/năm (100%)
Khu vực phát triển 11,5 triệu/năm
(36%)
5,72 triệu/năm (11%)
Khu vực kém phát triển 21,5 triệu/năm
(64%)
46,3 triệu/năm (89%)
Sự phát triển theo từng vùng của dân số đô thị và nông thôn
1950 1975 2000 2025Triệu người
vùng kinh tế chậm phát tiển
Dân số đô thị và nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa ở các khu vực (1996)
Dân số (đơn vị 1.000 người)
Trang 21Tỷ lệ dân số đô thị (Tỷ lệ đô thị hóa) của thế giới và theo vùng
Châu á và Châu Phi mới bắt đầu chuyển sang đô thị hóa
Vùng châu Phi
Trung Đông và Bắc Phi Mỹ Latinh
và Caribê Châu Âu
và Trung á Các nước công nghiệp
80%
60
40
20
Trang 22Hầu hết cư dân đô thị sinh sống ở các nước đang phát triển
Dân số đô thị tăng - trước hết ở các nước đang phát triển
Dân số đô thị thế giới
(Tỷ lệ% tổng số dân)
59 47
38
0 10 20 30 40 50 60
1975 2000 2005
Vị trí của 100 thành phố lớn nhất thế giới
(số thành phố)
0 20 40 60 80
Trong các nước đang phát triển
Trong các nước công nghiệp
Trang 23Sự gia răng lớn nhất của dân số đô thị trong thời kỳ 1980-2020 diễn ra ở châu Phi và châu
Vùng châu Phi Nam Xahara
Mỹ Latinh và Caribê
Nam á Đông á và
Thái Bình Dương
Dân số thành thị (tỷ)
1980 2000 2020
Đô thị hóa ở các nước phát triển
ở phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là nhịp độ gia tăng tỷ lệ dân thành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị)
ở các nước này, số dân thành thị chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng số dân (trên 72%) Các khu vực dân cư đô thị trù mật nhất tập trung ở châu Đại Dương (71%), châu Âu (72%) và Bắc
Mỹ (74,3%) Các nước có tỷ lệ dân thành thị cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%), Anh (91%), Tây Ban Nha (84%), Ôxtrâylia (86%), Đan Mạch (84%), Niu Zilân (84%), Thụy
Điển (84%) Nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt
đầu chậm lại
Cuộc bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển Nét
đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và mặt khác người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn
Cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiều quốc gia châu á, Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố Số người đến càng đông nhu cầu việc làm càng tăng Việc quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng đông đã làm tăng đội quân thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở các thành phố
ở khu vực các quốc gia phát triển, tỷ lệ đô thị hóa rất cao và có sự khác nhau giữa các vùng và ở từng nước Trong 38 quốc gia thuộc khu vực phát triển có số dân từ 2 triệu trở lên (năm 1995), có 13 quốc gia đạt tỷ lệ đô thị hóa trên 75%, 22 quốc gia từ 50-75%
ở châu Âu vào năm 1950, quá nửa dân số đã nằm trong các đô thị Năm 1975, tỷ trọng
đã tăng lên 67% và năm 1995 là 73% Trong các vùng của châu Âu, mức độ đô thị hóa cũng khác nhau: vào năm 1950 Đông Âu có tỷ trọng 39% và Nam Âu có tỷ trọng 44%, trong khi đó
Trang 24ở Bắc Âu đã đạt 73% và Tây Âu 68% Vào năm 1975, Nam Âu và Đông Âu đạt trên 60% dân
số đô thị, còn Bắc Âu và Tây Âu đã gần tới 80%
Tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn ở châu Âu là âm kể từ năm 19950-1955, từ -0,19% (1950-1955) xuống -0,90% (1990-1995), vì thế dân số nông thôn đã giảm từ 260 triệu (1950) xuống 193 triệu (1995)
Tại các khu vực phát triển khác của thế giới như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia - Niu Dilân thì mức độ đô thị hóa cũng có nhiều điểm đáng lưu ý Vào năm 1975 tăng lên 85% và ổn
định suốt hàng chục năm
Nhật Bản cũng có mức độ và khuynh hướng đô thị hóa tương tự Năm 1950 tỷ trọng là 50% Năm 1976 tăng lên 76% Năm 1995 là 78% Vào năm 1950 Nhật Bản có 42 triệu người sống ở đô thị và năm 1975 là 84 triệu Năm 1995, 98 triệu người Nhật Bản đã làm chủ nhân ở các thành phố Tỷ lệ gia tăng của Nhật Bản đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn 1950-1955 (3,4% năm) Giai đoạn 1970-1975 giảm xuống 2,6%, và đến giai đoạn 1990-1995 chỉ còn 0,4% năm
Bắc Mỹ với 109 triệu cư dân đô thị ở năm 1950 đã tăng lên thành 226 triệu sau 45 năm (1995) Tỷ lệ gia tăng có chiều hướng giảm dần trong nửa thế kỷ qua Nếu như giai đoạn 1950-
1955 tỷ lệ gia tăng là 2,7% năm thì đến 1970-1975 đã xuống 1,0% năm
Tương tự như Bắc Mỹ, tỷ lệ gia tăng dân số đô thị ở Ôxtrâylia - Niu Dilân nhìn chung
có khuynh hướng giảm trong thời gian qua nhưng sự thuyên giảm không ổn định Năm
1950-1955 đỉnh cao của tỷ lệ gia tăng hàng năm là 2,9%; giai đoạn 1975-1980 xuống 0,8% nhưng 1980-1990 lại lên 1,4% năm Quy mô dân số đô thị tăng từ 7,6 triệu (1950) lên 18,2 triệu (1995)
Sự tăng trưởng dân số nông thôn ở Bắc Mỹ lại diễn biến theo một cách riêng Nếu như
20 năm đầu (1950-1970) tỷ lệ gia tăng hàng năm của dân số nông thôn Bắc Mỹ là âm thì từ 1970-1980, tỷ lệ gia tăng hàng năm của dân số nông thôn Bắc Mỹ là âm thì từ 1970-1980, tỷ lệ trở lại dương (0,9% năm) Giai đoạn này được gọi là “giai đoạn phi đô thị hóa” với dòng người
từ các đô thị đổ về nông thôn Nhưng sau năm 1995 tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn sẽ có thể lại
là âm
Dân số nông thôn Ôxtrâylia - Niu Dilân giữ mức ổn định 2,6 triệu trong suốt 10 năm, từ 1950-1960 và sau đó giảm Năm 1970 chỉ còn 2,4 triệu Từ 1970 trở lại đây do nhiều tác động dân số nông thôn của 2 quốc gia này lại tăng nhẹ, và 1995 đã đạt quy mô 3,2 triệu người Dự báo khuynh hướng gia tăng dân số nông thôn ở đây tiếp tục đến năm 2010 và sau đó bước vào thời kỳ thuyên giảm
Nhật Bản bước vào thời kỳ suy giảm dân số nông thôn rất sớm Từ giữa thế kỷ, giai
đoạn 1950-1955 tỷ lệ gia tăng là -0,8% và giai đoạn 1970-1975 là -2,1% Vì vậy quy mô dân số nông thôn Nhật Bản từ 41 triệu (1950) đã giảm xuống 27 triệu ở năm 1995
Đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Vào năm 1975, trong số 2,5 tỉ cư dân nông thôn thì chỉ có 315 triệu, tức 13% là ở các nước phát triển; còn lại 2,2 tỷ hay 87% là ở các quốc gia kém phát triển Tính đến giữa năm
1995 dân số nông thôn đã giảm xuống còn 294 triệu tức 9% ở các nước phát triển Trong khi đó
ở khu vực kém phát triển thì dân số nông thôn lại tăng lên thành2,8 tỷ và chiếm 91% dân số nông thôn toàn cầu Từ năm 1950, tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn ở các nước phát triển đã là
âm và hiện tượng vẫn tiếp tục
ở châu Mỹ Latinh, quy mô dân số nông thôn vẫn tăng từ 124 triệu ở năm 1975 lên 127 triệu ở năm 1985, nhưng tỷ lệ gia tăng bình quân hàng năm vẫn luôn giảm dần, từ 1,54% ở giai
đoạn 1970-1975 xuống 0,14% ở giai đoạn 1980-1985 Dự báo từ năm 2000 trở đi quy mô dân
số nông thôn khu vực châu Mỹ Latinh - Caribê sẽ bắt đầu giảm
Trang 2521
-Châu á có mức độ đô thị hóa tương tự như ở châu Phi (cứ 3 người dân thì mới có hơn 1 người sống ở đô thị), tuy nhiên, tại các quốc gia này có sự tương phản về mức độ và loại hình
đô thị hóa Trong khi ở Tây á có 68% dân số đô thị thì ở Đông Nam á tỷ lệ này là 33% và ở
Đông á (không kể Nhật Bản) cũng chỉ là 33% Vùng Trung-Nam á là nơi có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất, 29% ở năm 1995 Trong các vùng chủ yếu của khu vực kém phát triển thì châu á
được đặc trưng bởi tính bền vững về tỷ lệ gia tăng dân số đô thị trong nhiều năm ở giai đoạn (1990-1995), tỷ lệ gia tăng dân số đô thị là 3,5% năm Nếu xét ở mức độ khu vực nhỏ thì Tây á
và Đông Nam á có tỷ lệ gia tăng cao nhất 3,6% năm ở giai đoạn 1990-1995 Tính riêng ở khu vực nông thôn thì châu á có sự tăng dân số từ 1,8 tỷ (1975) lên 2,2 tỷ (1995) Tỷ lệ gia tăng dân
số nông thôn các quốc gia kém phát triển ở châu á là khoảng 0,7%/năm trong giai đoạn
1990-1995
Vùng Tây á là nơi có sự thuyên giảm về tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn từ những năm
1950 Trong giai đoạn 1955-1960 tỷ lệ gia tăng là 1,5% năm, nhưng từ 1965 đến 1970 xuống 1,1% năm Tuy sau đó có một số năm tỷ lệ này có tăng lên 1,3% nhưng rồi lại tiếp tục chiều hướng giảm Từ 1995 đến 2000, tỷ lệ gia tăng dân số nông thôn ở Tây á là -0,3%
Tại châu Đại Dương, vào năm 1995 các quốc gia kém phát triển của châu lục này (Mêlannêxia, Pôlinêxia) chỉ có 25% dân số đô thị Quy mô dân số nông thôn các vùng kém phát triển của châu Đại Dương sẽ tăng từ 5,2 triệu năm 1995 lên thành 7,4 triệu vào thế kỷ tới
Tại các nước đang phát triển, các thành phố triệu dân cũng đã và đang mọc lên với tốc
độ nhanh: Mêhicô City (17,3 triệu), Riô đơ Janêrô (10,37 triệu), Cancútta (10,95 triệu), Buênốt Airet (10,88 triệu), Bombay (10,07 triệu), Giacacta (7,94 triệu), Cairô (7,69 triệu), Têhêran (7,63 triệu), Niu Đêli (7,4 triệu), Manila (7,3 triệu) Tại các nước này quá trình đô thị hóa phát triển với đầy mâu thuẫn: một mặt, nó thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, làm cho hàng triệu người có dịp làm quen với cuộc sống năng động, nhưng mặt khác, lại làm gay gắt thêm nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lực của sự gia tăng dân số
ở nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa Tỷ lệ số dân thành thị so với tổng số dân cả nước không thay đổi nhiều: 20,6% (1976), 19,2% (1979), 19,9 (1985) và 19,8% (1989) Trong các đô thị vừa và nhỏ, nhịp độ tăng dân số hàng năm thường cao hơn ở các thành phố lớn Năm
1979 số dân ở các đô thị vừa và nhỏ (từ 4.000 đến 350.000 người) là 5,8 triệu, đã tăng lên 7,5 triệu năm 1989 Như vậy, tốc độ tăng trung bình năm là 2,7% Cũng thời gian trên, số dân của các thành phố lớn (từ 350.000 dân trở lên) tăng từ 4,4 triệu lên 5,2 triệu với mức gia tăng trung bình năm 1,9% Theo số liệu điều tra dân số 1/4/1999 thì tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta là 23,5%
250
100
50 Triệu người
2000000 1000000
Nhật
Philippin Việt Nam Bănglađét
Miến Điện Nêpan
Lào
Malaysia Thái Lan Campuchia
Trang 26Bối cảnh đô thị hóa thăng long - Hà Nội Các yếu tố tự nhiên, xã hội
Thăng Long - Hà Nội vùng đất thiên nhiên giàu đẹp, di sản phong phú
Nhờ quá trình hình thành dài lâu, Hà Nội có bộ mặt đô thị đô riêng rất đặc sắc Do nằm trong một vùng đất có rất nhiều sông Hồ, Hà Nội thường được mệnh danh là “đô thị của những gương nước” Trong chiếu dời đô năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã nói rõ những điều thuận lợi của vùng đất Thăng Long để có thể trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước: “ở nơi có thế đất rồng cuốn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc, tiện hình thế núi sông sau trước ”
Hà Nội nằm bên sông Hồng, trục giao thông chính nối kinh đô với các vùng lân cận, từ
vùng duyên hải tới vùng đồi núi và rừng rú Từ xa xưa, đây đã là nơi giao lưu trên bến dưới thuyền, hàng hóa buôn bán qua lại tấp nập Sông cũng còn là một tuyến phòng thủ tự nhiên của
kinh thành trước các cuộc xâm lược từ phương Bắc Sông Tô Lịch quanh co uốn khúc ôm lấy
kinh thành, vừa là hào bảo vệ vừa là tuyến đường thủy giao lưu tới khắp trốn kinh thành
Từ xa xưa trong lịch sử, Hà Nội vốn là miền đất trũng nhiều đầm lầy, dần dần được bồi lấp qua các thế kỷ Cho tới gần đây trong địa giới Hà Nội vẫn còn sót lại nhiều hồ ao, một số đã
được san lấp để lấy đất xây dựng nhà cửa Đến nay vẫn còn một số hồ nằm rải rác trong thành phố mà nổi tiếng nhất là Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu Đây thực sự là những lá phổi góp phần làm thông thoáng và điều hòa không khí cho thành phố Khách du lịch có thể thưởng thức vẻ đẹp của Hà Nội bằng cách đi tàu thuyền lướt sóng trên sông Hồng hay đẩy nhẹ mái chèo trên mặt nước Hồ Tây êm ả
Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy xuôi trên chiều dài 1165km
trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ Đoạn sông chảy qua Hà Nội dài khoảng 30km Giữa lòng sông nổi lên nhiều bãi bồi, lớn nhất là bãi Phúc Xá (bãi Giữa) Ba cây cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương, bắc qua sông nối trung tâm thành phố với các quận, huyện bên tả ngạn Cầu Long Biên (tên cũ thời Pháp là cầu Doumer) được xây dựng cách đây gần một thế kỷ (vào năm 1898-1902) vẫn giữ được những đường nét duyên dáng, hiện được dùng cho xe lửa và khách bộ hành qua lại tuy đã bị thương tổn nặng nề trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Gần cầu Long Biên có cầu Chương Dương hoàn thành năm 1985 và dành cho xe cơ giới ở phía thượng nguồn (phía tây bắc thành phố) có cầu Thăng long hoàn thành năm 1987 với hai tầng đường, phía trên cho xe hơi, phía dưới cho xe lửa (ở giữa) và xe thô sơ (hai bên)
Từ hàng nghìn năm nay, nhân dân lao động đã đắp đê dọc hai bờ sông để chống lũ bảo
vệ làng mạc, mùa màng; nay đang được củng cố vững chắc hơn bằng bê tông Bên hữu ngạn có cảng Cầu Đất, Phà Đen với những bến sông Vào mùa lũ (tháng 8, tháng 9) lòng sông rộng và sâu, tàu bè có thể ngược dòng tới biên giới Việt - Trung Bên tả ngạn (phía Gia Lâm) có làng gốm nổi tiếng Bát Tràng
Sông Tô Lịch xưa là một dòng sông đổ vào sông Hồng quãng phố Nguyễn Siêu và Chợ
Gạo ngày nay Giờ đây sông Tô vẫn còn lại nhiều đoạn tuy có những đoạn đã bị lấp Xưa kia sông Tô có tác dụng lớn đối với đô thị: vừa là tuyến giao thông đường thủy nội đô, vừa làm nhiệm vụ điều hòa nước sông Hồng vào mùa lũ đồng thời là hào thiên nhiên bảo vệ kinh thành
2
Trang 27Lịch sử sông Tô Lịch gắn liền với truyền thuyết dân gian Chuyện kể rằng vào thế kỷ thứ IV có ông Tô Lịch là một người rất mực liêm khiết, sau khi chết được thờ làm thần sông
Kể từ khi nhà Lý được định đô ở Thăng Long (thế kỷ XI) Tô Lịch được tôn lên vai trò vị thành hoàng của cả kinh đô và được thờ ở đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm hiện nay) Trong các quy hoạch chỉnh trang của thủ đô Hà Nội, dòng sông Tô với dải cây xanh hai bên bờ luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện vệ sinh môi trường và tăng thêm về mỹ quan cho đô thị
Hồ Tây nằm ở phía bắc của thành phố có diện tích mặt nước hơn 500ha và chu vi tới
17km Hồ là một phần sót lại của dòng cũ sông Hồng (do có sự chuyển dòng mà hồ mới tách riêng ra) từ hàng nghìn năm trước đây Bên cạnh Hồ Tây có Hồ Trúc Bạch vốn trước cũng là một phần của Hồ Tây sau được tách ra bởi đường Cổ Ngư Hồ Tây với mặt nước thoáng rộng xung quanh cây cối xanh tươi thực sự là một lá phổi lớn giúp cho sự điều hòa không khí của đô thị Ngày nay, một khung cảnh xây dựng mới đang hình thành với nhiều khách sạn, các làng du lịch, nhà hàng trên du thuyền Khách du lịch có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản mà nổi tiếng là bánh tôm Hồ Tây
Cảnh đẹp của hồ cũng gắn liền với những truyền thuyết không kém phần hấp dẫn Chuyện xưa kể rằng hồ vốn là nơi chú ẩn của con cáo trắng chín đuôi thường tác oai tác quái trong vùng Vua Lạc Long Quân đã cho dồn nước vào hồ để dìm chết quái vật, từ đó nơi này trở thành “hồ xác cáo” (Hồ còn có tên khác như Lãng Bạc, Dâm Đàng)
Một chuyện khác kể rằng xưa kia trong lòng hồ có con trâu vàng, một lần nhà sư Không
Lộ đi sứ sang Trung Quốc, được vua Trung Quốc ban tặng rất nhiều đồng, ông mang về đúc một quả chuông cực lớn Tiếng chuông vang to đến nỗi trâu vàng tưởng tiếng trâu mẹ gọi nên vùng dậy dẫm đạp xung quanh thành hồ lớn Ngày nay, một nhánh của sông Tô Lịch do chảy vào Hồ Tây mà có tên gọi là sông Kim Ngưu
Vào thời phong kiến, các vua chúa có xây dựng nhiều công trình quanh hồ mà ngày nay còn lại nhiều dấu tích, đặc biệt là các ngôi chùa đẹp như chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc và quanh hồ cũng có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng Nghi Tàm chuyên trồng hoa, cây cảnh, Trích Sài dệt lĩnh, Yên Thái làm giấy, Võng Thị dệt lưới đánh cá, Nhật Tân trồng đào
Hồ Hoàn Kiếm có diện tích 12ha nằm giữa lòng thành phố phân cách hai khu vực: khu
phố cổ ở phía bắc và khu phố “tây” ở phía nam Tên hồ gắn với một truyền thuyết: vị anh hùng
Lê Lợi trước khi tiến hành một cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc, một hôm đi câu trên hồ đã vớt được một thanh kiếm quý Nhờ báu vật đó vua đã đánh đuổi được quân xâm lược nhà Minh giải phóng đất nước, lên ngôi vua Thái Tổ nhà Lê Sau đó một dịp dạo thuyền trên
hồ, nhà vua chợt thấy rùa lớn nổi lên, vua định dùng kiếm gạt đi nhưng bất chợt rùa đớp kiếm lặn xuống nước Vua cho đây chính là rùa thần đã thu lại kiếm báu mà trước đây đã cho vua mượn dùng để đuổi giặc, từ đó hồ mang tên Hoàn Kiếm
Nằm ngay trên mặt hồ, đền Ngọc Sơn được tạo dựng trên một đảo nhỏ có cầu gỗ nối với bờ, đó là cầu Thê Húc Đền Ngọc Sơn thờ vị anh hùng dân tộc có nhiều kỳ tích chống
ngoại xâm đã được tôn vinh là vị thánh: thánh Trần Hưng Đạo cùng với ba vị thần khác: thần Văn Xương coi việc văn chương, thần Quan Vũ coi việc võ nghệ và thần Lã Tổ là vị tổ sư của
nghề thuốc chữa bệnh Mặt trước chùa có Trấn Ba Đình xưa kia là nơi hội họp của các nhà nho để bàn chuyện văn chương, phía cổng đền có tháp đá với hình tượng cây bút đó là Tháp Bút và trên cổng có Đài Nghiên Trên một đảo nhỏ khác ở phần phía nam của hồ có Tháp Rùa
với hình ảnh quen thuộc đôi khi được dùng như một biểu tượng của thành phố Nằm về phía bắc
của Hoàn Kiếm là khu vực phố cổ “36 phố phường”, là khu dân cư hình thành khá sớm của
Trang 28đô thị với những đường phố nhỏ hẹp, hai bên có nhiều cửa hàng bán sản phẩm các nghề thủ công gắn liền với một loại nhà khá đặc trưng mang tên “nhà ống”
Từ thế kỷ XV nghề thủ công đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống ở kinh thành và
được tập trung vào khu vực phía đông của khu Hoàng thành và tiếp giáp với sông Hồng Tại đó
đã hình thành nên nhiều đường phố làm nghề thủ công, chuyên sản xuất và buôn bán từng loại
mặt hàng như các phố Hàng Bạc, Hàng Hòm, Hàng Tiện, Hàng Trống Đó là sự kết hợp
giữa làng thủ công truyền thống với kiểu mua bán ở nông thôn đã được chuyển vào đô thị Những người ở nông thôn đã được chuyển vào đô thị, họ vẫn giữ mối liên hệ trong cộng đồng nghề nghiệp với nhau
Hoạt động sản xuất thủ công đi liền với hoạt động thương nghiệp tạo thành khu vực kinh tế của đô thị, đáp ứng những nhu cầu của triều đình và của cư dân với nhiều mặt hàng: thêu, kim hoàn, chạm khắc, dệt lụa, đúc đồng Sang thế kỷ XIX các mặt hàng thủ công của Hà Nội càng được phát triển hơn với nhiều loại nghề như kéo sợi, đồ gỗ, kim loại, đan lát, gỗ da
Khách đi thăm khu phố cổ bắt đầu từ phố Hàng Đào được mở ra một quảng trường ở phía bắc Hồ Hoàn Kiếm Tiếp theo là phố Hàng Ngang và phố Hàng Đường để đi tới chợ
Đồng Xuân được xây dựng từ năm 1889 và vào năm 1990 đã được xây dựng lại với quy mô lớn
hơn Từ trục chính này có rất nhiều đường nhánh tỏa ra hai bên về phía đông tới sông Hồng và
về phía tây tới khu thành cổ
Một bộ phận quan trọng của di sản kiến trúc ở thủ đô là hệ thống các di tích lịch sử bao
gồm những ngôi chùa, ngôi đền và đình làng Trong cuộc sống tinh thần của xã hội Việt
Nam, đạo Phật và đạo Khổng có vai trò quan trọng Đạo Phật được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ VI, có sự phát triển rực rỡ vào thời các vua triều Lý, các vị tu hành đạo Phật đã có vai trò quan trọng trong việc đưa vua Lý lên ngôi ở thế kỷ XI Từ đó các vua triều Lý rất tôn trọng đạo Phật, góp phần nghiên cứu Phật học và thường đàm đạo cùng các vị sư Vì thế vua đã cho xây
dựng nhiều chùa thờ Phật, đúc chuông và cho in nhiều sách kinh Nhiều vị vua đã là người
đứng đầu các môn phái trong đạo Phật, là tấm gương cho các hoàng tử và các gia đình quý tộc Nhiều công trình tín ngưỡng khác cũng đã được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử như những
ngôi đền thờ các vị anh hùng dân tộc và nhiều vị thần khác, rất nhiều ngôi đền còn được bảo tồn tới ngày nay Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều ngôi đình là dấu tích của những trung tâm
sinh hoạt xã hội của cộng đồng làng xã xưa
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm của miền Bắc Việt Nam, trong khoảng 20053’ vĩ độ Bắc và 105044’ - 106002’ kinh độ Đông, được bao quanh bởi 6 tỉnh, Thái Nguyên ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Hà Tây ở phía Tây và Tây Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông
và Đông Nam Năm 1999, diện tích toàn thành phố là 918,06km2 Từ Bắc đến Nam khoảng cách là 50km, và từ Đông sang Tây là 30km Một phần lớn của thành phố nằm trong khu vực
đồng bằng sông Hồng, ở độ cao từ 5 đến 20m Độ cao tối đa từ 20 đến 400m ở phía Bắc thuộc huyện Sóc Sơn, đã nằm vào dãy núi Tam Đảo Năm 1999, thành phố có 2.672.122 dân, trong đó 57,6% là dân thành thị Mật độ trung bình là 2896 người/km2, với các khoảng cách đáng kể: 41.854 người/km2 ở Hoàn Kiếm và chỉ có 799 người/km2 ở Sóc Sơn
Về mặt hành chính, thành phố Hà Nội có 7 quận nội thành trên diện tích 84,06km2 và 5 huyện ngoại thành, với 141 xã phân bố trên 834,4km2
Trang 29Số liệu tổng quát năm 1999
Diện tích (km2)
Dân số (1000 người)
Mật độ (ng/km2) Tỷ lệ sinh (‰) Tỷ lệ tử (‰)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) Sóc Sơn 306.5 245 799 17,01 4,4 1,26
Đông Anh 182 260.1 1.429 16,69 3,92 1,27 Gia Lâm 172.9 340.2 1.825 15,45 4,02 1,14
Từ Liêm 75.1 193.2 2.573 15,50 4,41 1,1 Thanh Trì 98.83 209.5 2.119 16,22 4,51 1,17 Thành phố 918.46 2.711,6 2.952 14,94 4,1 1,08
Đặc điểm địa hình của Hà Nội
Thành phố Hà Nội nằm giữa kinh độ 20053N và 21023N và kinh độ 105043E và
106010E Với diện tích 918,46km2 kéo dài theo hướng Bắc Nam (chiều dài từ 30km đến 50km dọc hướng Bắc Nam, chiều rộng ở nơi hẹp nhất là 10km) ở phía Nam, địa hình Hà Nội chiếm hầu hết phần địa hình tạo nên bởi đới sụt lún kiến tạo sông Hồng Bản thân thành phố nằm gần
kề đỉnh châu thổ nơi chuyển tiếp của hai đơn vị địa hình khác nhau
ở phía Bắc là dải đồi thấp có độ cao từ 10 đến 50m với sườn dốc có hướng Bắc và Tây Nam Mặc dù có các mặt cắt sườn đồi, các đồi này có nguồn gốc từ các bậc thềm, các nón phóng vật bị phân cắt mạnh, đặc biệt là ở Đông Anh và phía Nam huyện Sóc Sơn Tại phía Bắc
là các sườn dốc lớn của dãy Tam Đảo, vách ngăn với hố sụt sông Hồng (độ cao ở đây đạt đến 1.500m ở phía Bắc Phú Thọ, trong khi đó độ cao của vách sông Hồng không quá 630m) Mực
địa hình này chuyển tiếp một cách đột ngột xuống các đồi có nón phóng vật
Tại phía Nam (huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm) và tại phía Đông huyện Đông Anh
là một vùng địa hình thấp (5 đến 10m) xen các vùng trũng dạng hồ (đặc biệt ở Thanh Trì) với
độ cao từ 2 đến 3m (nơi thấp nhất có độ cao 1,6m) Độ dốc của vùng này rất nhỏ, nghiêng về phía Nam với độ dốc khoảng 0,05 phần ngàn Vùng này cấu tạo chủ yếu bởi các phù sa bồi Đệ
tứ (cát, bùn, sét) của sông Hồng và nhánh sông Hồng Địa hình điển hình châu thổ này bao gồm hàng loạt các nhánh sông, các khúc uốn cổ, các gờ cát cổ và các vi địa hình liên quan đến sự phân bố mang tính xen kẽ của các loại thổ nhưỡng có ý nghĩa cho trồng trọt
Ngược lại, chúng ta có thể quan sát thấy các dòng chính (sông Hồng và sông Đuống) trải dài trên các độ cao 20 đến 25m Thực chất, hệ thống đê đã tạo nên sự trầm tích gia tăng dần trong lòng dẫn đạt tới mức cao hơn bề mặt đồng bằng Tại thời điểm nước thấp, mức nước trung bình của sông là 2,8m và thời điểm kiệt mức nước là 1,76m Trong khi đó, độ cao trung bình vào mùa lũ là 9m, mực nước cực đại đạt 14,10m Trong điều kiện độ dốc nhỏ, sự có mặt của hệ thống đê đã làm giảm đáng kể khả năng thoát nước của Hà Nội
Các đặc điểm địa hình này liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và phân bố các loại đất cũng như khả năng trồng trọt của khu vực này
Cấu trúc địa chất thành phố Hà Nội
Địa chất của Hà Nội được phản ánh rất rõ nét trên địa hình Mực địa hình thứ nhất hình thành trên nền đá Triat lộ ra ở phía Bắc, tại huyện Sóc Sơn, tại nơi đã hình thành dãy Tam Đảo
Đó là các vụn bị biến chất có nguồn gốc núi lửa Dãy Tam Đảo như một địa lũy hướng về phía
Đông Ranh giới phía Tây của nó, bên trên của địa hào sông Hồng, là vách đứng của một đứt gãy cao hàng trăm mét Đứt gãy này có tuổi Plioxen, tuy nhiên các tam giác vỉa mới hình thành
ở chân vách cũng minh chứng cho hoạt động trong giai đoạn hiện nay của đứt gãy Đây là khu vực duy nhất hoạt động tân kiến tạo có biểu hiện rõ nét nhất do sự lộ ra của đá gốc Các hệ
Trang 30thống khe nứt chia thành hai hướng: Tây Bắc - Đông Nam, phù hợp với hướng của đứt gãy và hướng Đông Bắc - Tây Nam là hướng của một số đứt gãy vuông góc với đứt gãy sông Hồng và
là ranh giới của phần hạ lún trên đồng bằng
Mực địa hình thứ hai ở ngay chân núi, tương ứng với các thành tạo tích tụ cổ, cấu tạo bởi cuội, sỏi liên quan đến thời kỳ Plioxen - Đệ tứ không phân chia (N2Q1 dưới dạng nón alluvi của sông Hồng Ta chỉ quan sát thấy chúng ta ở rìa châu thổ, phía tả ngạn sông Hồng) Người ta thường gắn sự hình thành của châu thổ sông Hồng với thời kỳ Plioxen Sử dụng đất ở đây rất đa dạng và đất trống bị sói mòn xuất hiện khá phổ biến ở đây
Mực địa hình thứ ba trẻ hơn và nằm ở thấp hơn (độ cao từ 4 đến 10m) Đây là các thành tạo Đệ tứ QIII và QIV-2-3 trên bản đồ địa chất Chúng là ccs tích tụ mịn, cát, sét, đôi khi liên quan đến than bùn và có thể là kết quả tích tụ của các tướng châu thổ của trầm tích sông Hồng Những thành tạo này nhiều khi được nhận biết nhờ các lòng sông cổ ở phía Bắc Hà Nội, gần khu vực Đông Anh
Mực địa hình thứ tư hình thành suốt dọc sông Đáy, nhánh cũ của sông Hồng ở phía Tây của Hà Nội Các thành tạo này không được phân chia trên bản đồ địa chất và là các thành phần mịn, trẻ hơn cả và liên quan đến các tích tụ lòng sông Cần nói rõ là mực địa hình này chiếm toàn bộ phía ngoài đê cao hơn các mực kề đó đến 3 hoặc 5m Đây là kết quả của quá trình hình thành các dải Alluvi dọc theo các nhánh được phân chia trong quá trình hình thành châu thổ và cũng là kết quả của quá trình biến đổi được khuyếch đại lên do sự có mặt của hệ thống đê Vì vậy, mực địa hình này liên quan chủ yếu đến thời kỳ cận đại
Đặc điểm thổ nhưỡng của Hà Nội liên quan chặt chẽ tới lịch sử phát triển địa chất và địa mạo và tạo nên sự phân bố xen kẽ các mảng thổ nhưỡng khác nhau, đặc biệt là các thành tạo Alluvi Chúng tôi gộp các kiểu thổ nhưỡng ở đây thành 7 nhóm, căn cứ vào mức độ phát triển
và mức độ ngậm nước của chúng
Tại khu vực Tam Đảo, phát triển trên các thành tạo quaczit, micmatit và riolit là các đất feralit, mỏng, chua và bị xói mòn mạnh đến tận đá gốc Các đất giàu latelit này đôi khi tạo thành từng khối Dưới chân sườn các tích tụ vật liệu vụ của nón phóng vật là các đất loại A, B, tạo bởi các đất feralit cổ Cao hơn là các đất nâu xám hẩm theo kiểu potzon hoặc các đất laterit hóa mạnh
Các thành tạo colluvi - alluvi ở chân núi là kết quả biến đổi các thành tạo bề mặt ở chân núi Cũng quan sát thấy các bậc thềm cổ với các tầng chứa cuội sỏi xen các mạnh sắt hoặc các cuội sỏi giầu sắt Trên các bậc thêm trẻ hơn là các đất giàu sắt và feralit hóa nhẹ, khá dày Nơi các thấu kính cát lộ ra, có hiện tượng đất bị rửa trôi và potzon hóa Các thung lũng nhỏ chia cắt các bậc thềm là nơi phát triển các đất gley hoặc giả gley, loang lổ Thường các đất đó được sử dụng để trồng lúa
Nếu không kể đến các alluvi hiện đại của lòng sông thì bản thân đồng bằng alluvi này
có một lớp đất alluvi hiện đại, hạt mịn từ cát sét cho đến sét bột Tuy nhiên, đằng sau sự đồng nhất bên ngoài này là các điều kiện hình thành thổ nhưỡng hết sức phức tạp, tùy thuộc vào hình thái dòng chảy liên quan Tương ứng với từng dạng hình thái là một kiểu độ hạt, một chế độ thủy văn đặc thù liên quan đến cao độ Cuối cùng, đồng bằng có vẻ ngoài của một sự xen lẫn vô cùng phức tạp của các loại đất Chúng có các tính chất nông hóa và tiềm năng sử dụng cho nông nghiệp biến đổi rất nhanh trên một khoảng cách nhỏ
Có thể gộp các loại đất ở đây thành hai nhóm chính: Nhóm đất kém phát triển, ngậm nước thường xuyên hoặc không thường xuyên trên các alluvi hiện đại phân bổ trong các vùng trũng bị úng trong mùa mưa Chúng phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm là những nơi tính chất ngậm nước còn mang tính kế thừa Nhóm thứ hai là nhóm đất alluvi không phát
Trang 31triển trên alluvi hiện đại Các đất này được sử dụng để trồng lúa hay trồng màu là tùy thuộc vào
độ cao và điều kiện tưới tiêu Cuối cùng, có thể nhận thấy một số khu vực phát triển đất loang
lổ, trũng phụ thuộc vào sự thay đổi lớn của nước ngầm theo mùa như Thanh Trì
Diện tích các loại thổ nhưỡng, đất thổ cư và mặt nước theo huyện
Đông Anh Sóc Sơn Gia Lâm Từ Liêm Thanh Trì Loại đất
km 2 % km 2 % km 2 % km 2 % km 2 %
Đất xây dựng 79,88 23,34 9,19 2,10 61,90 26,56 40,18 26,84 22,21 18,71 Mạng lưới thủy nông 16,35 4,78 49,73 11,34 21,48 9,22 2,83 1,89 7,65 6,44 Phù sa hiện đại và cận đại 94,21 27,53 58,35 13,31 81,95 35,16 41,76 27,90 49,28 41,52
Đất gley hoặc giả gley 71,84 21,00 239,11 54,55 37,15 15,94 48,90 32,67 34,47 29,04
Đất feralit loang lổ 19,40 5,67 57,98 13,23 1,06 0,45 1,09 0,73 0 0
Đất phù sa loang lổ 54,58 15,95 21,52 4,91 12,66 5,43 12,58 8,40 5,09 4,29
Đất phù sa potzon 0,31 0,09 0,20 0,05 0 0 0,12 0,08 0 0
Đất phù sa hiện đại lòng sông 5,60 1,64 2,27 0,52 16,87 7,24 2,24 1,49 0 0
Tổng số 342,17 100 438,35 100,01 233,07 100 149,7 100 118,7 100
Khí hậu của Hà Nội
Khí hậu miền Bắc Việt Nam rất phức tạp và đáng để chúng ta đặc trưng hóa thành một kiểu khí hậu “Bắc Bộ” Ta thường xếp khí hậu miền Bắc Việt Nam vào kiểu cận nhiệt do vị trí
kề cận của nó với vùng nhiệt đới gió mùa Để mô tả ngắn gọn kiểu khí hậu này chỉ cần nhắc
đến chế độ mưa thất thường, tạo nên các dị thường khô hạn và mưa lũ, với cái rét cộng với độ
ẩm của mùa đông, độ ẩm cao gần như quanh năm, với nhiệt độ thay đổi liên tục lúc chuyển mùa Chúng tôi đã có chuỗi số liệu của Hà Nội từ 1886 Trong phần trình bày này, chúng tôi sử dụng khái niệm về các tháng khô theo công thức tính Gaussen: P>/=3t
Lượng mưa trung bình năm được xác định là 1.680mm, lượng bốc hơi là 776mm có nghĩa, có lượng nước dựa theo lý thuyết là 904mm/năm Dựa theo các số liệu này, có thể xác
định mùa khô là 6 tháng, từ tháng 10 đến tháng 3 Trên thực tế, lượng mưa cực tiểu đo được năm 1889 là 961,6mm và năm 1988 là 1.033,1mm Lượng mưa cực đại đo được năm 1926 là 2.356,4mm, năm 1994 là 2.356mm và 2.246mm vào năm 1986 Vẫn căn cứ vào các giá trị trung bình, cứ 4 năm một lần lại quan sát thấy lượng mưa trung bình nhiều năm thấp hơn mức trung bình nhiều năm là 20% Giá trị trung bình của 5 năm một cho phép xác định hàng loạt các năm có lượng mưa vượt quá mức trung bình nhiều năm: (1901-1905, 1906-1930, 1931-
1935, 1941-1945, 1971-1975) và các năm có lượng mưa thấp hơn (1886-1890, 1911-1915, 1936-1940, 1966-1970) Các giá trị trung bình mười năm cho thấy duy nhất một giai đoạn mưa thấp: 1886-1895 (1.482mm) và một giai đoạn vượt quá mức trung bình: 1926-12635 (1.861,1mm)
Lượng mưa này phân bổ không đều trong năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9
và trong những năm mưa lớn nó chiếm khoảng 75% đến 80% tổng lượng mưa của cả năm và vào những năm mưa ít khoảng 60% tổng lượng mưa cả năm Trung bình, lượng mưa của tháng giêng vào khoảng 26,4mm nhưng cứ 4 năm một lần lại quan sát thấy lượng mưa không đáng kể hoặc hoàn toàn không có mưa, P luôn thấp hơn 3t Lượng mưa trung bình của tháng hai là 30,5mm và cứ 5 năm lại chỉ có lượng mưa 10mm Vẫn như vậy, P luôn nhỏ hơn 3t Vào tháng
ba, lượng mưa trung bình là 56,9mm tuy nhiên mưa trong tháng này tương đối đều Lượng mưa 20mm chỉ quan sát trong quãng 10 năm một lần Cứ 5 năm một lại quan sát thấy một tháng ba
ẩm Vào tháng tư, Hà Nội có lượng mưa trung bình 130,8mm với sự biến động lớn Lượng mưa cực tiểu tuyệt đối là 16,5mm (1988) và sau đó là 18,6 (1994), với cực đại tuyệt đối268mm (1986) Lượng mưa của Hà Nội rất không ổn định: cứ 2 năm một lần lại có lượng mưa nhỏ hơn
Trang 3250% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ Tuy nhiên, 60% các năm có tổng lượng vượt ngưỡng P>/3t
Một cách tổng thể, mùa mưa có lượng mưa ổn định hơn Lượng mưa trung bình của tháng năm là 209,9mm mặc dù đã từng có lượng mưa cực tiểu tuyệt đối là 28,9mm (1977) sau
đó là 1903 với 36,9mm và 1926 với lượng mưa là 55,5mm nhưng các hiện tượng này xảy ra không thường xuyên Chúng ta chỉ quan sát thấy 7 năm có lượng mưa dưới 70mm là lượng mưa
có thể gây ra các hậu quả cho nông nghiệp với P<3t vào năm 1986 đã quan sát thấy lượng mưa cực đại tuyệt đối (550,7mm) sau đó là năm 1948 với 477,9mm và 1906 với 406,5mm và chỉ có
7 năm vượt mức 300mm Tháng sáu có lượng mưa trung bình 276,8mm, với lượng mưa cực tiểu tuyệt đối là 23,9mm (1913), 39,8mm vào năm 1988 và 61,4 năm 1908 Trong 115 năm chỉ quan sát thấy 3 năm có lượng mưa có thể gây tổn thất cho nông nghiệp Lượng mưa cực đại tuyệt đối là 614mm (1998) là năm lượng mưa của riêng tháng sáu đã chiếm 45% tổng lượng năm Sau đó là các năm 1923 (529mm), 1998 (614mm) Tuy nhiên, hiện tượng này cũng hiếm xảy ra, chỉ có 7 năm là có lượng mưa vượt quá 50% lượng mưa trung bình Tháng bảy là tháng mưa nhiều nhất với 327mm trung bình Chỉ có 5 năm có lượng mưa thấp: 1889 (61mm), 1954 (73,6mm), 1955 (76,3mm), 1966 (101,7mm) và 1984 (107,4mm) Các cực đại tuyệt đối đã
được ghi nhận vào các năm: 1902 (884,1mm) 1927 (670mm), 1939 (599,9mm), 1941 (561mm) Ngoài các ngoại lệ này ra, 74% tổng lượng tháng dao động trong khoảng 30% so với mức trung bình Tháng tám có lượng mưa trung bình 283mm Các cực tiểu tuyệt đối đã từng quan sát được: 37,8mm (1992), 39,4mm (1990), 40,9mm (1989), 60,1mm (1999) và đã có 8 năm mưa rất thiếu Các cực đại tuyệt đối đã từng quan sát được là: 809mm (1926), 670mm (1927), 608mm (1921), 595,5mm (1994), 591,7mm (1923) Vào tháng này, sự biến động lớn hơn so với tháng bảy với 50% số năm có dao động +/-30% so với lượng mưa trung bình tháng
và 80% có dao động +/-50% hoặc từ 141 đến 424mm Mùa mưa thường kết thúc vào tháng chín với lượng mưa trung bình 180mm Các cực tiểu tuyệt đối dao động từ 6,2mm vào 1902, 39,8 vào 1942, 41,5mm vào 1966 và 46,3mm vào năm 1988 Các cực đại quan sát được vào năm
1905 là 841mm là một năm đặc biệt bởi lẽ nó chiếm 82% tổng lượng mưa cả mùa và 45% tổng lượng mưa cả năm Tiếp đó là 691,1mm năm 1916, 562mm năm 1978 vàd 556,2mm vào năm
1908 Có 11 năm đặc biệt mưa ít: (1987, 1900, 1902, 1911, 1922, 1924, 1925, 1966, 1988,
1991, 1995), chỉ chiếm 34% tổng lượng và năm trong khoảng +/-30% so với lượng mưa trung bình và 50% trong khoảng +/-50%
Trên nguyên tắc, tháng mười có 69,9mm và là tháng đầu tiên của mùa khô Tuy nhiên,
cứ hai năm một lần, tổng lượng mưa lại vượt 100mm là do mùa mưa kéo dài ra Cứ 5 năm một lần lại có lượng mưa trên 200mm vào tháng 10 Các cực đại tuyệt đối là 637mm (1944), 487mm (1896), 406,6 (1941) Tính dị thường của tổng lượng mưa tháng tăng lên rõ ở tháng này
và chúng ta quan sát được 12 năm không có mưa hoặc mưa không đáng kể vào tháng 10: (1887,
1980, 1898, 1901, 1902, 1918, 1921, 1929, 1945, 1959, 1966, 1991) và có tới 40% số năm có P<3t Tháng mười một có lượng mưa 52mm và 80% các năm có tháng mười một có tổng lượng mưa >3t và 25 năm có lượng mưa nhỏ hoặc không có mưa Mặt khác, cứ 8 năm một lần lại có lượng mưa trên 100mm với các cực đại tuyệt đối rất cao: 614mm năm 1984, 302mm năm 1996, 214mm năm 1982 Tháng mười hai là tháng mưa ít nhất với 23,1mm Năm 1963 là một trường hợp ngoại lệ với 103mm cực đại tuyệt đối và các năm còn lại đều có P<3t và cứ 2 năm có một lần lại có tổng lượng tháng không đáng kể hoặc bằng không
Cần nhấn mạnh rằng mưa trong mùa khô thường có dạng mưa phùn, trong khi đó mùa
hè lại có các trận mưa rào lớn, giông bão, đặc biệt là vào tháng tám Ngoài ra, độ ẩm không khí của toàn năm cũng rất cao Độ ẩm trung bình tháng có thể đạt 85% vào tháng ba, tháng tư và
Trang 3375% vào tháng mười một, tháng mười hai Đặc điểm độ ẩm như vậy rất có ý nghĩa với thực vật một khi nó hạn chế bốc hơi Độ ẩm chỉ giảm đi khi xuất hiện gió Lào vào tháng tư (gió phơn)
Nhiệt độ trung bình có sự dao động rất lớn trong năm Nhiệt độ trung bình năm là 230 Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất, tháng giêng là 160 và của tháng nóng nhất là 29,30 Như vậy biên độ dao động là 12,50 Tuy nhiên, cũng có những năm có các dị thường lớn như:
207 vào tháng riêng 1955, 3301 năm 1911, 50 vào tháng hai 1968 và 3501 năm 1950, 805 vào tháng ba năm 1936 và 3608 năm 1919, 908 vào tháng tư năm 1916 và 3805 năm 1919, 1504 vào tháng bảy 1917 và 4208 năm 1926 Đây là ảnh hưởng của vị trí địa lý của Hà Nội trên trục của
đứt gãy sông Hồng là nơi hứng gió của các xoáy nghịch về mùa đông đến từ Sêbêri Dưới ảnh hưởng của các khối không khí lạnh này mà nhiệt độ có thể dao động một cách đột ngột từ 5 đến
100 Nhiệt độ cao quan sát thấy về mùa đông thì ngược lại: do sự vắng mặt của các khối không khí miền Cực Bắc nên các khối không khí nóng ở xích đạo đã vượt lên khỏi khu vực phổ biến thường lệ ở phía Bắc Các thay đổi đột ngột này của nhiệt độ thường bất lợi cho nông nghiệp
Khung cảnh thiên nhiên x∙ hội của quá trình đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội
Thiên nhiên của Hà Nội gắn liền với quá trình hình thành vùng châu thổ Bắc Bộ, kết quả của sự lắng đọng phù sa do sông Hồng vận chuyển từ thượng nguồn về tạo nên sự tiến dần của
đất liền ra biển Châu thổ Bắc Bộ tiến ra biển với một tốc độ hiếm có: khoảng 100 mét một năm Từ khi bắt đầu cấu tạo đến nay, châu thổ này đã tiến ra được 160km trên một diện rộng
đến 150km Cách đây hàng chục vạn năm, miền Hà Nội còn là một vùng thấp trũng mà các nhà
địa lý quen gọi là “vùng trũng Hà Nội” đã được tiếp nhận phù sa do sông Hồng chuyển tới để tạo nên lớp trầm tích có độ dày tới hơn 80 mét
Hà Nội nằm ở vị trí trung gian giữa miền “thượng châu thổ” tức miền đất ngược về thượng nguồn lên tới Sơn Tây, Việt Trì, có địa hình tương đối cao hơn (10-20m so với mặt biển)
và miền “hạ châu thổ” xuôi về Hà Nam, Hải Hưng, phù sa trải ra trên diện rộng, tuy chiều dày lớp trầm tích rất lớn nhưng địa hình thoải dần về phía biển (3-6m so với biển) Sông Hồng ra gần tới tới biển độ dốc càng giảm đi do lòng sông được bồi đắp và nâng cao, sự bồi tụ trong các khu vực bị ngập tăng lên rất nhanh Quá trình nâng cao lên diễn ra phía gần biển rồi lan dần vào phía trong, đó chính là nguyên nhân của những vụ lũ lụt sau này
Vùng châu thổ Bắc Bộ là kết quả của quá trình bồi đắp phù sa (do sông Hồng và một phần là của sông Thái Bình) vì thế thường được gọi là vùng đồng bằng sông Hồng, quá trình hình thành có liên quan đến các đợt biển tiến và biển lùi (gắn với các thời kỳ băng hà phát triển
và các thời kỳ băng tan) cùng với sự khai phá của dân cư sinh sống ở đây Theo các tài liệu địa chất, địa lý thì vào khoảng cách đây 2700 năm bờ biển còn ở vào khoảng Mỹ Đức, Thường Tín, Hải Dương nhưng đến khoảng cách đây 2000 năm thì đã xuống tới Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Bảo và như vậy sự khai phá của cư dân cũng tiến dần, từ vùng đồng bằng cao xuống vùng đồng bằng thấp
Đặc điểm cấu tạo nêu trên đã làm cho đồng bằng sông Hồng có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (0,5-1,0km/km2) bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình và rất nhiều các chi lưu, kể cả các kênh mương tưới tiêu do con người làm ra trong quá trình khai thác vùng đồng bằng này Riêng vùng gần biển mạng lưới sông ngòi, kênh mương còn dày đặc hơn (1,5-3,9km/km2) Độ dốc của sông ngòi nói chung rất nhỏ (chỉ khoảng 2-5cm/km) và phần lớn các dòng sông đều uốn khúc quanh co Cũng do không đủ độ dốc và độ sâu để vận chuyển nước và phù sa, sông Hồng đã phải phân bớt cho các sông nhánh (sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Đuống) để thoát lũ Bản thân những sông nhánh này cũng chịu sự bồi tụ, độ dốc lòng sông không phù hợp với nhu
Trang 34cầu vận chuyển, do không được nạo vét nên đã xảy ra hiện tượng bị bồi tụ và bị tách ra khỏi sông chính hoặc diễn ra sự thay đổi của dòng chảy để lại những vùng trũng, những hồ lớn mà dấu vết để lại đến ngày nay khá phổ biến trên miền đất Hà Nội
Chính tại vùng trung tâm của đồng bằng sông Hồng, nơi châu thổ rộng lớn và giàu có nhất với nhiều thuận lợi cho sự khai phá mà sau này đã phát sinh một trung tâm văn hóa lớn: văn hóa Đại Việt với một trung tâm dân cư tiêu biểu là kinh thành Thăng Long
Các tài liệu lịch sử khảo cổ cho biết: Vào cuối thời đại đồ đá cũ cách đây trên dưới 2 vạn năm người ta đã tìm thấy dấu tích con người trên miền đất Hà Nội Vào các năm 1971-
1972 các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy ở vùng đất thuộc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) những viên đá cuội có dấu vết bàn tay con người ghè đẽo, gia công và rộng ra trên những thềm gò sót trong khu vực này người ta cũng đã phát hiện thêm nhiều viên đá cuội có gia công
ở vùng đồi gò các xã thuộc Quảng Oai cũ (nay thuộc huyện Ba Vì), các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những viên đá cuội có ghè đẽo, đó là những hòn cuội được ghè đẽo ở một
đầu hay rìa cạnh và trên hai mặt của một hòn đá vẫn giữ lại vỏ tự nhiên Phần lớn đó là những công cụ chặt, nạo hay cắt, cách làm còn thô sơ, hình loại chưa ổn định, được chế tác bàng cuội quaczit có sẵn ở các thềm sông cổ Sau đó người ta còn tìm thấy những công cụ bằng đá cuội ghè đẽo như thể của người nguyên thủy trên một địa bàn rộng lớn của nhiều tỉnh phía Bắc Đấy
là các di tích của nền văn hóa Sơn Vi (lấy tên xã Sơn Vi huyện Lâm Thao, Phú Thọ), thuộc cuối thời đá cũ và chuyển sang thời đá giữa Khi ấy ở đây đã có những tập đoàn người nguyên thủy sống trong các hang động hoặc sống ngoài trời, họ dựng nhà lều bên sườn đồi gò ở miền trung
du Phú Thọ, Bắc Giang, vùng đồi gò chân núi Ba Vì và Cổ Loa (Hà Nội), khi đó còn phổ biến
là rừng Các hang động trong các núi đá vôi rất thuận tiện cho việc tạo dựng nơi cư trú của người dân thời tiền sử giúp họ có điều kiện tránh nắng mưa cũng như những bất lợi của điều kiện khí hậu và tự bảo vệ mình trước những đe dọa của thú dữ Với nguyên liệu chủ yếu là đá cuội được gia công thô sơ để trở thành công cụ ghè đẽo, chặt, nạo mà công tác khảo cổ tìm
được tại các di chỉ đã chứng tỏ một giai đoạn phát triển “văn hóa hang động” với những trung tâm nổi tiếng như văn hóa Hòa Bình (thời đại đồ đá giữa) và văn hóa Bắc Sơn (đầu thời đại đồ
đá mới), cách ngày nay khoảng một vạn năm
Tiếp sau là một thời kỳ khí hậu nóng lên và băng tan, tức một thời kỳ biển tiến ở khoảng gần một vạn đến khoảng 4-5 nghìn năm cách ngày nay (thời kỳ Hôlôxen giữa) Nước biển dâng nhấn chìm cả một vùng lục địa Đông Nam á tạo thành vùng thềm lục địa ngày nay Vịnh Bắc
Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng ở phía Nam Hà Nội Biển dâng, lũ chậm thoát làm đầm lầy phát triển Miền Hà Nội bị nhiễm mặn, rừng cằn, nguồn thực vật ít đi, các đàn
động vật lớn lùi sâu vào lục địa Con người cũng lùi lên miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao, trong các thung lũng và bồn địa giữa núi thuộc các vùng Bắc Sơn, miền núi Tây Bắc và vùng Hòa Bình Vì thế vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó miền Hà Nội không có người ở gần như trong suốt thời đại đá mới Rồi sau đó, vào thời gian cách đây 4000 năm, lại bắt đầu một thời kỳ biển lùi, miền Hà Nội không còn bị ngập nước mà dần dần trở thành vùng
đất với các vũng đọng, sau đó được phù sa các sông bồi đắp để trở thành miền rừng rậm, dầm lầy, từ đó bắt đầu có dân cư đén khai phá Các nhóm dân cư, với những tiếng nói và tập tục khác nhau đã đổ về vùng đồng bằng Bắc Bộ, miền đồi gò trung du và đất cao châu thổ sông Hồng, khiến cho miền Hà Nội có sức phát triển mới Chính vào lúc này, với thời đại đồng thau, lịch sử đã ghi nhận thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, mở đầu một thời kỳ mới của nền văn minh sông Hồng Công tác khảo cổ trong nhiều năm đã tìm thấy những di tích nối tiếp nhau, hình thành một quá trình khảo cổ liên tục từ đầu thời đại đồng đến đầu thời đại sắt, trên
Trang 35chặng đường hai nghìn năm trước Công nguyên Các di tích này được phát triển ở miền đồi gò trung du Phú Thọ và Sơn Tây cũ, ở trên các đồi đất cao ven sông Tích, sông Đáy (hữu ngạn sông Hồng) và ven sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống (tả ngạn sông Hồng)
Cũng từ đó có thể phác họa được một quá trình phát triển văn hóa lịch sử liên tục suốt hai nghìn năm trước Công nguyên ở vùng đồng bằng sông Hồng và ở miền Hà Nội cổ qua một quá trình phát triển từ thấp lên cao:
1 Giai đoạn Phùng Nguyên tức buổi đầu thời đại đồng thau (trong khoảng 4000-3500 cách ngày nay), tại miền Hà Nội và lân cận có các di chỉ Đồng Vông (Đông Anh), Triều Khúc, Văn Điển (Thanh Trì), Gò Hện, Đồng Chỗ (Ba Vì), Bá Nội, Kim Ngọc (Đan Phượng), An Thượng (Hoài Đức), Ngõa Long (Từ Liêm), Yên Tàng (Sóc Sơn), Núi Xây (Mê Linh), Tháp Miếu (Phúc Yên) Ngay trong nội thành cũng tìm được rìu đá mài và gốm thô ở Quần Ngựa (quận Ba Đình) và ở ven hồ Bảy Mẫu bên công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng)
2 Giai đoạn Đồng Đậu hay giữa thời đại đồng thau, (trong khoảng 3500-3000 năm cách ngày nay), ở miền Hà Nội có những di chỉ Tiên Hội, Bãi Mèn, Xuân Kiều, Đình Chàng (Đông Anh), Lũng Hồng, Vườn Chuối (Hoài Đức), Đồi Đà (Ba Vì) ở các năm 1983-1984 cũng đã khai quật được một xưởng đúc đồng lớn ở trại Thành Dền (xã tự Lập, huyện Mê Linh) với rất nhiều xỉ đồng, nồi gốm nấu quặng đồng và hàng trăm khuôn đúc công cụ bằng đúc công cụ bằng đá, đất nung và nhiều vũ khí bằng đồng
3 Giai đoạn Gò Mun tức thời đại đồng thau phát triển (khoảng đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên), ở khu vực Hà Nội tìm được những di chỉ Thành Dền (Mê Linh), Đình Chàng (Đông Anh), Gò Chùa Thông (Thanh Trì), Trung Màu (Gia Lâm), Gò Chùa (Hoài Đức), núi Cả (Phúc Yên), Đồi Đà (Ba Vì)
4 Giai đoạn Đông Sơn tức cuối thời đại đồng thau và đầu thời đại sắt (từ giữa thiên niên
kỷ thứ I trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, tiêu biểu của giai đoạn này ở Hà Nội là các
di tích Hữu Châu, Gò Chùa Thông (Thanh Trì), Trung Màu, Đa Tốn (Gia Lâm), Đình Chàng,
Đường Mây (Đông Anh), Hạ Băng (Thạch Thất), Gò Chiền Vây, Vinh Quang, Chùa Gio (Hoài
Đức), Quay Chè (Phúc Thọ), Tây Đằng (Ba Vì) Ngoài ra còn thấy những mũi giáo đồng ở Hồ Tây, trống đồng ở Ngọc Hà, Cổ Loa
Đến giai đoạn Đông Sơn, tức cuối thời đại đồng thau và đầu thời đại sắt là một thời kỳ hội tụ, kết tinh văn hóa với ba địa vực quan trọng là Văn Lang ở chóp đỉnh tam giác châu Bắc
Bộ (Việt Trì) và hai bờ sông Hồng trên hai sườn Tam Đảo, Ba Vì; Chu Diên ở mé dưới Mê Linh (khoảng Đan Phượng, Hoài Đức trở xuống) trên hai bờ sông Đáy, và Tây Vu với trung tâm ở Cổ Loa (đất đai của vua Thục thế kỷ III trước Công nguyên) Ba vùng này bao gồm hầu hết miền
Hà Nội ngày nay, là nơi chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển và suy thoái của nền văn minh sông Hồng tức là nền văn minh Việt cổ, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn
Nước Văn Lang của các vua Hùng với các thành phần Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân chủ yếu bao gồm người Lạc Việt, còn địa bàn người Âu Việt chủ yếu vẫn là miền Việt Bắc ngày nay, tức ở phía bắc Văn Lang và dần dần phát triển xuống miền đất cao phía bắc châu thổ trên tả ngạn sông Hồng Sau chiến tranh chống Tần (208 trước Công nguyên) nhân uy tín sẵn
có, nhân sự chủ yếu của các vua Hùng Thục Phán đã đem quân bao vây, lật đổ triều Hùng, sát nhập các vùng lãnh thổ Âu và Lạc làm một nước, đặt tên nước là Âu Lạc Đây cũng là một bước phát triển mới của quốc gia Việt Nam cổ đại, tồn tại trong khoảng 30 năm (208-179 trước Công nguyên), là một giai đoạn phát triển tiếp tục của nước Văn Lang, vẫn nằm trong cùng một mô hình Đông Sơn của sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, trên một địa bàn mở rộng từ nam Quảng Tây tới nam Nghệ Tĩnh
Trang 36Vua Thục thay vua Hùng đã đưa trung tâm đất nước Việt cổ từ một miền đồi gò thuần trung du xuống miền Cổ Loa là miền giáp ranh trung du và đồng bằng Vua Thục đã xây dựng
ở đó tòa thành Cổ Loa nổi tiếng trên một diện tích chừng 400 ha và một chu vi khoảng 8km Hệ thống phòng thủ ở Cổ Loa gồm 3 vòng lũy đắp bằng đất dựa trên các đồi có kè đá ở chân với chiều dài tổng cộng 16km, thành mở cửa ra cả 4 hướng: đông, tây, nam, bắc, gồm các cửa
đường bộ và các cửa đường sông
Thành Cổ Loa là một công trình lao động quy mô được xây dựng dưới triều vua Thục,
đòi hỏi sức lao động của hàng vạn nhân công Việc thiết kế quy hoạch thành có nhiều sáng tạo hợp lý trong việc tận dụng địa hình thiên nhiên, lấy các sông ngòi tự nhiên làm hào nước, liên kết các đồi gò làm lũy thành Những đoạn thành phải đắp đi qua vùng ngập nước đều được kè
đá ở chân để thành được gia cố vững chắc và đã tồn tại qua nhiều thế kỷ Phía ngoài các lũy thành đều có hào sâu và rộng, thuyền bè có thể đi lại được Các hào này lại được nối thông với
hệ thống sông ngòi ở xung quanh cũng như với các đầm rộng, tạo thành một thế liên hoàn rất thuận lợi cho sự vận động của thủy quân Cấu trúc thành Cổ Loa với sự phân chia các khu vực theo đẳng cấp xã hội (vua, quan, binh lính, dân thường ) cũng thể hiện xã hội đã có sự phân hóa và mất dần tính cộng đồng nguyên thủy
Hà Nội vào thời kỳ Bắc thuộc nằm trong quận Giao Chỉ, vùng bắc Hà Nội trên lưu vực sông Đuống, là đất huyện Tây Vu (do bộ lạc thời Hùng Vương và Thục An Dương Vương chuyển thành) Miền đất Hà Nội ở tả ngạn sông Hồng cho đến năm 271 nhà Ngô lập quận Vũ Bình với các huyện Phong Khê, Bình Đạo Nội thành và vùng ven đô của Hà Nội hiện nay có những làng quê thuộc huyện Tây Vu và Phong Khê thuộc thời Hán, huyện Vũ An và Nam Định thời thuộc Ngô (thế kỷ III) và thuộc Tần (thế kỷ IV); cho đến thế kỷ V trung tâm Hà Nội cổ bên
bờ sông Tô Lịch vẫn chưa có tầm quan trọng đáng kể Nhưng từ khoảng thế kỷ V, từ vai trò là một làng, trung tâm Hà Nội cổ đã trở thành một huyện thành lập vào đời Hiếu Vũ đế nhà Lưu Tống (454-456), mang tên Tống Bình Lúc đầu là một huyện sau đó được nâng cấp lên thành quận, quận Tống Bình ở thế kỷ V và VI gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở nam sông Hồng (tức Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay) và Xương Quốc ở bắc sông Hồng (kéo dài tới Cổ Loa, Đông Anh)
Lần đầu tiên xuất hiện trên sử sách, miền Hà Nội đã gắn liền với một cuộc khởi nghĩa lớn do Lý Bí lãnh đạo Năm 545, Lý Bí cùng nghĩa quân đánh nhau với giặc xâm lược nhà Lương ở miền Hà Nội và đã dựng thành ở cửa sông Tô Lịch để chống cự với quân địch Thành của Lý Bí lập tại đây chỉ là một thành lũy quân sự, dựng lên tạm thời nhưng nó đã mở đường cho miền Hà Nội trở thành một vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau
Năm 621, đại tổng quản Giao Châu là Khâu Hòa dời phủ trị đô hộ từ Long Biên (Hà Bắc) sang miền Hà Nội và dựng ở đây một thành gọi là Tứ Thành, là một thành lũy quân sự có chu vi 900 bộ (tức 1674m) Sau đó vào năm 767, viên kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi xây dựng tại địa điểm Hà Nội 10 dinh (tả hữu mỗi bên 5 dinh) và đắp một bức tường thành bao quanh Tường thành cao khoảng 8 mét, có 3 cửa thông ra ngoài: cửa đông và cửa tây, mỗi cửa có 3 ngăn, cửa nam 5 ngăn, trên cửa đều có vòm canh Tường thành ấy gọi là La Thành
và đó cũng chỉ là một thành lũy quân sự, chưa có nhân dân sinh hoạt ở trong thành Năm 791, sau khi đánh tan cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng lãnh đạo, viên đô hộ nhà Đường là Triệu Xương lại sửa đắp thêm La Thành cho kiên cố Năm 808, để đề phòng những cuộc khởi nghĩa của nhân dân thường xuyên nổ ra, viên đô hộ Trương Châu lại sửa đắp La Thành của Trương Bá Nghi cho to vững hơn gọi là Đại La Thành, đến năm 866 viên đô hộ Cao Biền cũng đã phải xây
và đắp lại Đại La Thành
Trang 37Theo các tài liệu cũ, thành của Cao Biền có 2 lớp cách nhau khoảng 50m Tường thành ngoài cũng là một con đê dài khoảng 6,5km và tường thành trong khoảng 5,5km Có 55 lầu vọng dịch để quan sát giặc ở bên ngoài, 5 môn lâu, 6 cửa ứng môn (có tường chắn để bảo vệ), 3 hào nước và 34 con đường đi Thành của Cao Biền là ngôi thành cuối cùng mà bọn đô hộ Trung Quốc đã xây dựng ở Việt Nam trong thời Bắc thuộc, thành này cũng như tất cả những thành trước của chúng đã làm đều chỉ là những thành lũy có tính chất quân sự để bảo vệ những cơ quan hành chính và những doanh trại quân lính của bọn xâm lược Nó chưa phải là những thành thị có quần chúng nhân dân ở và cũng chưa có quy mô rộng lớn của một kinh thành có đầy đủ các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa của các tầng lớp nhân dân
Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn nghìn năm được chấm dứt cùng với chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền vào cuối năm 938 và mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Cổ Loa thuộc miền đất Hà Nội, kinh đô cũ của nước Âu Lạc thời An Dương Vương lại được chọn làm kinh đô của vương quốc độc lập vào thế kỷ X
Thời đại đá Di chỉ Đường Cả
(Cổ Loa - Đông Anh) Thời đại đồng Di chỉ Đồng Vông, Đường Mây (Đông Anh)
200-1500TCN Giai đoạn Phùng Nguyên
454-464 Huyện lỵ Tống Bình Bắc thuộc (nhà Lưu-Tống)
545SCN Thành lũy của Lý Bí ở cửa sông Tô Lịch, thủ đô
866 Đại La Thành của Cao Biền (chu vi hơn 6km)
939 Khôi phục Thành Cổ Loa do Ngô Quyền Chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền định đô ở
Thăng Long
Năm 1010, mới lên ngôi được năm tháng, Lý Công Uẩn đã ban chiếu hỏi ý kiến triều
đình về việc dời đô Bài chiếu có đoạn nói về vị thế Thăng Long:
“ Thành Đại La ở vào chính giữa trời đất, có cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tâylại tiện thế nhìn sông tựa núi
Đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa; dân cư không phải cái nạn tối tăm,
ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh đông vui Xem khắp nước Việt, đó là đất danh thắng, thật
là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làmg kinh sư cho muôn đời”
Trang 38Quần thần hoan nghênh và mùa thu năm đó kinh đô được dời ra Đại La và có tên mới
đặt là Thăng Long thành Thực ra, vùng đất Thăng Long đã có mặt cùng các địa phương khác làm nên sự thịnh vượng của đất nước từ những ngày xa xưa, nhưng chỉ từ 1010 trở đi Thăng Long mới tỏ rõ là một đô thành lớn nhất nước Việt Nam thời đó và có một cốt cách văn hóa riêng biệt độc đáo
Đó là một đồng bằng cao ráo, tiện lợi cho việc xây dựng
Đó là một dải đất nằm ở giao điểm một mạng lưới sông ngòi để lên rừng xuống biển, sang Bắc vào Nam đều dễ dàng, trở thành một đầu mối giao thông tiện lợi cho việc phát triển kinh tế
Đó là vùng đất màu mỡ, đủ điều kiện canh tác nuôi sống đông đảo cư dân
Đó là nơi tụ hội nhân tài bốn phương, kết tụ tinh hoa, làm thành nơi đô hội phồn thịnh Con mắt tinh đời của Lý Công Uẩn đã nhìn ra - nói theo thuật ngữ ngày nay - là những
điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch một đô thị Và Hà Nội hiện nay vẫn đang thừa hưởng những thuận lợi đó để phát huy, phát triển xây dựng thành Thủ đô ngàn đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày một phồn vinh Tất nhiên cũng phải ghi nhận là bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn mà bao nhiêu thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã phải chế ngự, khắc phục
Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc,
105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông, Vĩnh Phúc ở phía tây và Hà Tây ở phía tây và phía nam Hà Nội hiện có diện tích 913,8km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam thành phố là trên 50km
và chỗ rộng nhất từ tây sang đông là 30km Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn)
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc
và tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đên trên 400m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim
Địa hình của Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà Nội
Dạng địa hình của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng trũng với những hồ đầm dấu vết của các dòng sông cổ Riêng các bậc thềm chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và phía bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao trong dạng địa hình đồng bằng của Hà Nội
Đó là thực trạng hiện nay Còn nếu giở lại trang sử địa chất thì quá khứ nền đất Hà Nội tóm tắt như sau:
Đầu kỷ đệ tam, cách ngày nay khoảng 50 triệu năm, vùng Hà Nội là một “máng trũng”
Có thời kỳ biển tiến vào, tràn ngập đồng bằng; giới địa chất gọi đó là vịnh Hà Nội
Sang kỷ đệ tứ, khoảng một triệu đến 30 vạn năm cách ngày nay, biển rút khỏi đồng
bằng Trầm tích lục địa thay thế trầm tích biển Hệ thống sông Hồng vận chuyển phù sa đắp lên trên trầm tích biển Do đó, trong các lỗ khoan ở vùng trũng, ta có thể thấy cuội sỏi xen lẫn với
đất đỏ dạng la-tê-rít phủ lên trầm tích biển nằm sâu dưới bề mặt đồng bằng hiện nay khoảng 50m trở xuống
Sau đấy, chừng 30 vạn năm cách ngày nay, biển lại tiến, trùm phủ lên đồng bằng, để lại những tầng sét cao-lanh, sét cát mịn chứa di tích các sinh vật của vùng biển ven bờ (sò, điệp, trùng lỗ ) Biển vào sâu quá nội thành Hà Nội hiện nay Sau đó biển lại rút dần, khoảng từ 4
Trang 39vạn đến 2 vạn năm cách ngày nay, bề mặt đồng bằng Bắc Bộ trải rộng ra đến tận đảo Bạch Long Vĩ
Tới đầu kỷ toàn tân (Hôlôxen) khoảng từ 17 nghìn năm đến trên dưới 12 nghìn năm
cách ngày nay, biển lại tiến vào đất liền, phủ suốt từ Phả Lại đến Thường Tín
Sau rốt, cách đây từ 7 nghìn năm đến 5 nghìn năm biển thoái cũng từ đây địa hình Hà Nội đi dần vào thế ổn định và căn cốt của nó được duy trì đến ngày nay
Do tiếp nối trung du nên Hà Nội cũng có núi non ở ngoại thành thì trước tiên phải kể
tới dãy Sóc Sơn từ mạch Tam Đảo chạy xuống ở dãy này có nhiều ngọn núi cao, nhất là ngọn Chân Chim 462m Rồi núi Don, núi Thanh Lanh, núi Bàn Cờ, núi Cao Tung, núi Trảm Tướng Riêng ngọn núi Sóc (còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh) cao 308m, nổi tiếng vì có đền
đón khách tham quan) Núi Khán vốn ở vào khoảng trước Phủ Chủ tịch bây giờ, đã bị Pháp san
bằng hồi cuối thế kỷ XIX Ngoài ra, trong khu vực của các làng Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Đại Yên, Vạn Phúc (đều thuộc quận Ba Đình) nằm giữa đường Đội Cấn và đường Hoàng Hoa Thám có rải rác dấu tích những núi đất khác: núi Cung, núi Cột Cờ, núi Voi (còn gọi là núi Thái Hòa),
núi Trúc, núi Bò
Có núi lại có sông Chính nhờ có hệ thống sông ngang dọc mà Thăng Long - Hà Nội từ
ngàn xưa đã trở thành nơi “bốn phương sum họp” Chủ lưu là sông Hồng, con sông mà người xưa đã gọi là sông Cái (sông mẹ) chảy cắt ngang đô thành Rồi bên bờ phải là sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô và các nhánh ngang dọc Bên bờ trái là sông Cà Lồ (cửa sông mới bị đắp chặn vào năm 1900), sông Thiếp, sông Đuống và các phụ lưu: sông Bài Tâm, sông Thiên Đức (một khúc của sông Đuống cổ), sông Nghĩa Trụ, sông Cầu Bây Chính các sông này cũng từ ngàn
xưa đã đưa cả miền Bắc cùng khu vực miền Trung về với Thăng Long - Hà Nội một cách thuận tiện Cho nên tới thế kỷ thứ V dải đất này đã ra ngoài ẩn số của lịch sử, lần lượt trở thành lỵ sở của huyện Tống Bình, của quận Tống Châu, rồi cả đô hộ phủ An Nam, để đến thế kỷ thứ IX trở nên thành Đại La, ngày một sầm uất và trăm năm sau thì lọt vào mắt xanh của vị vua khai sáng
ra nhà Lý, ra kỷ nguyên Đại Việt
Trang 40Diễn biến đất đai
• Hành chính • Địa danh
Hiện nay Hà Nội có diện tích toàn thành là 920,97km2, chia ra 9 quận và 5 huyện Đó là các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân Đó là các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì và Từ Liêm
Thực ra chỉ có 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và Tây Hồ là đất
của Kinh thành Thăng Long đời Lê Còn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm đời Lê vốn thuộc
phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và huyện Thanh Trì thuộc phủ Thượng Phúc, trấn Sơn Nam Quận Long Biên và huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc Còn huyện Đông Anh thuộc phủ Từ Sơn, và huyện Sóc Sơn thuộc phủ Bắc Hà đều là trấn Kinh Bắc
Như vậy, chỉ nói về mặt địa lý, thành phố Hà Nội ngày nay ngoài kinh thành cổ còn là nơi quy tụ nhiều vùng đất khác nhau của ba trấn Kinh Bắc, Sơn Tây và Sơn Nam
Đất đã thế thì người cũng vậy Hà Nội hiện nay (2004) với dân số toàn thành là 3.055 triệu, trong đó nội thành có trên 2 triệu người vốn là tứ chiếng quần cư, nhưng biết bảo ban nhau chung đúc tài năng, gạn đục khơi trong, rũ bỏ thói lề quê kiểng, tạo ra văn hóa Thăng Long - Hà Nội Nền văn hóa đó đã tiếp thu mọi tài hoa của các địa phương, nhào nặn lại, nâng cao lên trở thành biểu hiện tập trung nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc và được mệnh danh là văn hóa kinh kỳ, văn hóa của dải đất ngàn năm văn hiến
Về mặt quản lý hành chính và địa danh, Thăng Long - Hà Nội cũng đã trải qua nhiều thời kỳ thay đổi
Thời gian Hành chính, địa danh
1010 Phủ ứng Thiên (Ty Bình Bạc quản lý đô thị)
Gồm “Thăng Long thành” và “Thăng Long ngoại thành”
1014 Phủ Nam Kinh
1230 Trung Kinh (đời Trần)
(Thăng Long 61 phường)
1265 (Kinh sư An phủ sứ quản lý)
1311 (Kinh sư Đại doãn quản lý)
1394 (Trung đô doãn quản lý)
Vĩnh Thuận có 5 tổng, 56 phường, thôn
3