1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vấn đề lãi suất trong tài chính vi mô, giải pháp cho Việt Nam hiện nay.

26 838 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 463,97 KB

Nội dung

Tìm hiểu vấn đề lãi suất trong tài chính vi mô, giải pháp cho Việt Nam hiện nay.

Đề tài: Tìm hiểu vấn đề lãi suất trong tài chính vi mô, giải pháp cho Việt Nam hiện nay. Đặt vấn đề: Tài chính vi mô được F.W Raiffeisen sáng lập và áp dụng đầu tiên ở Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn. Đến cuối thập niên 90, tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, đặc biệt là sau khi mô hình ngân hàng người nghèo Grameen của giáo sư Muhammad Yunus (Bangladesh) ra đời. Mô hình này hiện nay đang phục vụ hàng triệu lượt khách hàng. Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Tin dụng vitại Washington tháng 2 năm 1997: ‘’Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ’’. Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): ‘’Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp rất nhỏ’’. Nó được coi là công cụ hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của các quốc gia. Trên thế giới và tại cả Việt Nam, các tổ chức tài chính vi mô thường áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng ở mức cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, với mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tài chính vi mô đã có tác dụng tăng tính cạnh tranh giữa tổ chức, giảm chi phí vay vốn của khách hàng, thể hiện rõ sự ưu tiên của chính phủ đối với các khu vực ưu tiên. Nhưng đây cũng đang là vấn đề tranh luận của các nhà phân tích. Bài viết này dựa trên các nghiên cứu, số liệu có sẵn sẽ trình bày về các nội dung sau: • Một số chính sách lãi suất của các nước trên thế giới, và bài học cho Việt Nam. • Thực trạng chính sách về lãi suất trong tài chính vi mô ở Việt Nam. • Khuyến nghị một số giải pháp. I. Một số chính sách lãi suất của các nước trên thế giới, và bài học cho Việt Nam. 1 Hiện nay trên thế giới có hai trường phái ủng hộ cho hai chính sách lãi suất khác nhau: Trợ cấp lãi suấtlãi suất thương mại. 1. Trường phái ủng hộ trợ cấp lãi suất Trường phái thực hiện lãi suất bao cấp phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Minh chứng cụ thể cho trường phái này đó là ‘’Cuộc cách mạng xanh’’ ở Ấn Độ. Bối cảnh lúc này, cả ba châu lục đang phải đối mặt với nạn đói hoành hành. Với chính sách trợ cấp lãi suất, cuộc cách mạng xanh là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, theo đó các nước cần cải tiến giống cây trồng, phương pháp canh tác và ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới nhất vào nông nghiệp nhằm thâm canh tăng vụ, nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng. Kết quả, nạn đói đã được đẩy lùi, nhiều hộ gia đình đã tự tạo thu nhập cho mình. . Trong số tiền bơm vào chương trình này , một phần được chuyển thành các khoản vay ưu đãi cho người dân nhằm giúp họ có đủ vốn để mua giống mới và các tràng thiết bị trong nông nghiệp. Số tiền vay khá đa dạng theo mỗi nước nhưng con số trung bình thì số tiền không dưới 100$. Lãi suất áp dụng với những khoản vay này rất nhỏ, chỉ khoảng 1 đến 2% một năm. 2. Trường phái thực hiện lãi suất thương mại Trên thế giới, các tổ chức tài chính vi mô thường áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng ở mức cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của các ngân hàng thương mại, trong khoảng từ 20-40%, tùy từng quốc gia và tùy từng khu vực (Morduch, 2008; Duflos, 2013), nhưng mức lãi suất này thường bằng hoặc thấp hơn một chút mức lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay tiêu dùng, và thấp hơn 10-25% so với mức lãi suất của người cho vay tư nhân (Morduch, 2008; Rosenberg, 2009; Duflos, 2013). Bên cạnh đó, có một số tổ chức lại cho vay với một mức lãi suất rất là cao. dụ, tổ chức Compartamos ở Mexico cho vay với mức lãi suất 85%/năm. Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao các tổ chức tài chính vi mô chủ yếu hỗ trợ cho người nghèo, lại đưa ra mức lãi suất cao như vậy? Một trường hợp khác là Bancosol thành lập vào năm 1992 và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho vay đối với các doanh nghiệp rất nhỏ thuộc khu vực 2 phi chính thức và các hộ gia đình sản xuất. Lãi suất trung bình áp dụng cho các dịch vụ tín dụng là khoảng từ 12% đến 24% một năm, trong năm 2008 mức lãi suất huy động phổ biến nhất được các ngân hàng đưa ra có mức từ 17,2% đến 17,8%/năm. Trên thực tế, lãi suất cho vay trung bình của tổ chức này thương cao hơn lãi suất trung bình của thị trường từ 4 đến 5%. Đối với các khoản tiết kiệm, để thu hút và khuyến khích lượng vốn này, BancoSol thực hiện lãi suất huy động tương đương hoặc cao hơn một chút so với lãi suất huy động trên thị trường. Tính tới cuối năm, BancoSol có khoảng 85.000 tài khoản vay vốn, trong đó, số tài khỏan cho vay với số dư dưới 300USD chiếm khoảng 67%. Tỷ lệ phụ nữ vay vốn chiếm khoảng 48%.Tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng như số lượng các thành viên tham gia vay vốn tăng ổn định qua các năm (bảng 2.2) Số liệu của bảng 2.2 được lấy từ các báo cáo hàng năm của BancoSol qua các năm thuộc giai đoạn 2000 – 2005. Mặc dù luôn duy trì mức lãi suất cao nhưng số lượng khách hàng đến với tổ chức này không hề giảm. Quy mô của các khoản tín dụng và tiết kiệm liên tục tăng và số lượng khách hàng tới với tổ chức ngày càng nhiều là một minh chứng rõ ràng nhất. Tỷ lệ thành viên mới tham gia thường chiếm khoảng 1.2% tổng khách hàng trong năm của tổ chức. Dư nợ qua các năm đều tăng, tuy có hơi chậm trong giai đoạn 2000 – 2002. Cũng trong giai đoạn này, số dư các tài khoản tiết kiệm giảm trong năm 2001. Điều này là tương đối dẽ hiểu bởi trong năm 2001 đến 2003, Bolivia phải trải qua một cuộc khủng hoảnh kinh tế lớn, rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tổ chức vẫn giữ được hoạt động của mình. Đặc biệt là trong năm 2003, năm khó khăn nhất sau cuộc khủng hoảng, tổ chức đã có sự tăng trưởng ấn tượng cả về số dư các tài khoản cho vay và tiết kiệm. Cùng với vịêc thực hiện lãi suất cho vay cao và khả năng mở rộng hoạt động qua các thời kỳ, BancoSol đã có một kết quả kinh doanh ấn tượng. Các số liệu về lợi nhuận của BancoSol trong giai đoạn 2000 – 2005 đều có bước tiến triển tốt. Đặc biệt là trong năm 2003, tổ chức đã có bước đột phá mạnh mẽ (bảng 2.3) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 3 Tài sản 91,894,090 98,076,802 104,341,553 117,736,244 138,355,023 175,651,375 Lợi nhuận ròng 3,491,976 431,538 1,794,675 15,305,711 29,926,192 39,267,598 ROE(%) 3.80 0.44 1.72 13.00 21.63 22.36 0.58 0.07 0.25 1.88 3.04 2.76 * Nguồn : Các báo cáo tài chính của BancoSol qua các thời kỳ Không thể phủ nhận rằng, hệ số ROE cao tới trên 22% thật là một con số ấn tượng BancoSol đã thích nghi và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhanh chóng trong khi rất nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Bolivia phải mất tới hơn 1 năm sau mới phục hồi và phát triển. Sự nhanh nhạy nắm bắt thì trường để tạo ra sự đột phá với các khỏan vay nhỏ và thời hạn ngắn, chủ yếu dưới 6 tháng, có lẽ là một nguyên nhân quan trọng giúp BancoSol có sự đột phá thần kỳ trong năm2003, ROE đạt 13% trong khi chỉ số này chỉ là 1.72% trong năm trước đó. Dù thực hiện lãi suất cao nhưng với tỷ lệ hoàn trả lên tới trên 95% cùng với những kết quả kinh doanh ấn tượng như thế này thực sự là một minh chứng cho thành công của chính sách lãi suất thương mại. Rõ ràng là người nghèo cũng là những khách hàng tiềm năm và cần được khai thác. Thị trường các dịch vụ tài chính vicho người nghèo và người có thu nhập thấp thức sự là một khoảng trống hấp dẫn. Từ dụ điển hình của tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo chính sách lãi suất thương mại, ta thấy một minh chứng cho những nhận định mới về người nghèo là rất đúng đắn. Ngừơi nghèo vẫn thoát được nghèo mà không cần tới lãi suất trợ cấp. Chúng ta cũng có thể so sánh chi phí vay vốn của khách hàng từ ngân hàng thương mại với tổ chức tài chính vi mô như sau: 4 Khoản vay Tổ chức Lãi suất Lãi phải trả Chi phí giao dịch Chi phí cơ hội Tổng chi phí Lãi suất thực (%) (triệu VND) (triệu VND) (triệu VND) (triệu VND) (%) 30 triệu/12 tháng NHTM 15 4.5 3 0.48 7.98 27 TCTCVM 23 6.9 0.05 0.12 7.07 24 20 triệu/12 tháng NHTM 15 3 3 0.48 6.48 32 TCTCVM 23 4.6 0.05 0.12 4.77 24 10 triệu/12 tháng NHTM 15 1.5 3 0.48 4.98 50 NHTM 23 2.3 0.05 0.12 2.47 25 Nguồn: (Lê Thanh Tâm, 2013) Như vậy, có thể thấy dù lãi suất của tài chính vi mô đưa ra là cao hơn ngân hàng thương mại nhưng xét cho cùng thì đi vay các tổ chức tài chính vi mô có lợi hơn. I. Thực trạng về chính sách lãi suất trong tài chính vi mô ở Việt Nam. VN là nước có dân số và tỉ lệ hộ nghèo khá cao. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cả nước là 21.75% (2010). Các hộ nghèo thường tập trung ở nông thôn (trên 70% và đang giảm) và rất khó tiếp cận được nguồn vốn. Hình : Các Nhà cung cấp Dịch vụ TCVM 5 Hinh : Phân đoạn thị trường tài chính vi mô ở Việt Nam. là một loại hình TCTD nên lãi suất của các TCTCVM chính thức theo chính sách của NHNN (33/2012/TT–NHNN), cho phép lãi suất trần của các TCTCVM được phép cao hơn lãi suất trần của các TCTD khác 1%. Và hiện theo thông tư 16/2013 tháng 6/2013 các TCTCVM áp dụng mức trần lãi suất ngắn hạn 10% đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên mức 9%. Như vậy lãi suất tối đa cho các TCTCVM là 13,5%. Lãi suất hiện hành của các TCTCVM khoảng 12-14%, theo phương thức trả dần lãi và gốc. Như vậy về danh nghĩa lãi suất cao hơn trần 2% và so với mức 6 mà các NH đang cho vay 1-3%. Các TCTCVM bán chính thức vẫn nằm trong trần cho phép. Với NHCSXH, mức vay thấp nhất là 1 triệu đồng, tổng mức vay cao nhất là 75 triệu đồng, tổng mức vay trung bình khoảng 15,6 triệu đồng. Trong số 345 khách hàng của NHCSXH có 25% vay không quá 8 triệu đồng; 25% vay từ 8 đến 11 triệu; 25% vay từ 11 đến 20 triệu và 25% còn lại vay trên 20 triệu. Mức lãi vay trung bình của NHCSXH thấp nhất trong ba tổ chức khoảng 0,7%/tháng, lãi vay cao nhất lên tới 9%/năm. Với TDND, tổng giá trị vốn vay lớn hơn rất nhiều so với NHCSXH, mức vay cao nhất lên tới 570 triệu, thấp nhất là 2 triệu, mức vay trung bình cũng vào khoảng 98,36 triệu – cao hơn hẳn so với mức vay tối đa tại NHCSXH và TCVM. Và khoảng tứ phân vị cũng cho ta thấy trong số 263 quan sát, có 25% khách hàng vay không quá 25 triệu và có 25% vay trên 120 triệu. Mức lãi vay trung bình tại TDND cũng khá cao, cao nhất trong ba tổ chức, 7 lãi suất thấp nhất là 0,56%/tháng, lãi suất cao nhất là 2.18%/tháng, trung bình là 1,56%/tháng. Với nhóm TCVM, tổng mức vay thấp hơn hẳn. Mức vay thấp nhất cũng là 1 triệu đồng, nhưng cao nhất chỉ đạt 34 triệu đồng, trung bình vào khoảng 6,74 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi quy mô vốn của nhóm TCVM nhỏ, hạn mức của từng khoản vay cũng thấp. mức lãi suất trung bình khoảng 1,14%/tháng. Chủ yếu các khoản vay nhằm mục đích sản xuất là chiếm tỷ lệ cao nhất tới 56,72% trong tổng số khoản vay, tương ứng với tổng nguồn vốn lên tới 13428 triệu đồng – khoảng 40,43% trên tổng giá trị vốn vay. Như vậy, hầu như khách hàng vay vốn cho mục đích tự phát triển sản xuất của gia đình. Họ đều là các khách hàng thu nhập thấp, hoặc hộ kinh doanh siêu nhỏ. Điều này hoàn toàn đúng với giả thuyết H3 đưa ra ở trên, và phù hợp với dữ liệu thứ cấp về khách hàng tài chính vi mô 8 9 Khó khăn trong hoàn trả là điều đáng lo lắng cho NHCSXH. Lý do chính của vấn đề này là: Thứ nhất, các khách hàng của NHCSXH thường trong diện hộ nghèo có sổ, có. “văn hóa”. nhận đồ miễn phí hơn là vay mượn có trả lại do nhiều chương trình tài trợ cho không đã được nhận từ trước. Thứ hai, chính sách lãi suất thấp, gần như cho không, kèm với các chính sách hỗ trợ việc sử dụng vốn hầu như không có, đã khiến cho các khách hàng của NHCSXH sử dụng vốn thường không hiệu quả, dẫn tới sự khó khăn tất yếu khi đến kỳ trả nợ. Thứ ba, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hiện tại còn chưa hợp lý, đôi khi quá dài, dẫn đến khoản thu nợ khi đến hạn thường quá lớn. Điều này không phù hợp với dòng tiền của khách hàng nghèo. Trở lại kết quả một nghiên cứu được công bố mới đây của Nhóm Công tác TCVM về mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam: có tới trên 90% đối tượng khảo sát cho biết họ hài lòng khi vay tại TCTCVM sự thuận tiện và phù hợp; 95,30% người được hỏi cho biết muốn tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức này. Những con số ấy dù có thể chưa nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần nào nhu cầu rất lớn của nhiều người dân nghèo từ nguồn vốn vay của các TCTCVM. Và thường các TCTCVM ở VN có lãi suất cao hơn 2-3 lần so với các tổ chức khác trên thế giới (TS. Lê Thanh Tâm). Trong 15 năm qua, VN là nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (Ajay Chhiber). Tỷ lệ nghèo ở VN (mức sống dưới 1USD/ngày) đã giảm từ 58% 10 [...]... đó, vi c thiếu hiểu biết của các nhà soạn 19 lập chính sách đối với tài chính vi mô là một điều hoàn toàn dễ hiểu Chỉnh phủ nên đưa ra những chính sách có tác dụng gián tiếp tới lãi suất của các tổ chức Điều mà chính phủ Vi t Nam không hài lòng đối với các hoạt động tài chính vihiện đại tại Vi t Namlãi suất Ta có thể thấy rằng lãi suất trần không phải là giải pháp tốt cho vấn đề này Khi đã hiểu. .. có thể hiểu là do những định kiến cố hữu của chính phủ về tài chính vi mô và vi c thiếu hiểu biết về hoạt động tài chính vi mô mới Tại nhiều nước trên thế giới, một số tổ chức đã mở những buổi trao đổi thông tin về tài chính vicho những người tạo lập chính sách Thành công của những chương trình này là vi c tiến lại gần hơn giữa chính phủ và những người họat động tài chính viTại Vi t Nam, chưa... của lãi suất cơ bản Nên tìm ra phương pháp tính mới và mô hình dự báo mới sao cho đưa ra được một mức lãi suất cơ bản hợp lý, phản ánh đúng tình trạng lãi suất thị trường Theo như chúng tôi thấy, lãi suất cơ bản được ban hành hiện nay là mức lãi suấtchính phủ mong muốn chứ không phải lãi suất phản ánhđúng thực trạng thị trường Sự xa rời giữa thực tế và mong muốn của chính phủ khiến cho lãi suất. .. của một tổ chức tài chính vi mô Đây có thể là một hướng cho những tổ chức tài chính vi mô đang, đã và sẽ được 22 thành lập ở Vi t Nam Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân vi n Trên thực tế, chất lượng đội ngũ nhân vi n là một vấn đề lớn đối với nhiều tổ chức họat động tỏng lĩnh vực tài chính vi mô Hầu hết các tổ chức khi tuyển dụng nhân vi n đều phải có những khóa đào tạo chuyên sâu cho họ để họ làm... L2: lãi tiền gửi; L3: lãi cho vay và L4: lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, vi c giữ cho lãi suất thỏa mãn bất phương trình trên không phải là một công vi c dễ dàng, đòi 15 hỏi nhiều giải pháp đồng bộ trong dài hạn bao gồm 2.1.1 Thứ nhất cần hạn chế những biến động quá mức về cung tiền Ở Vi t Nam, mối quan hệ giữa... không thể là lãi suất tham khảo cho các tổ chức tín dụng Nâng cao sự hiểu biết của Chính phủ đối với hoạt động tài chính viTrong quá trình ban hành và soạn thảo luật cũng như các chính sách của chính phủ, mặc dù đã có sự đóng góp ý kíên từ phía những người thực hành tài chính vi mô nhưng các chính sách của chính phủ đưa ra vẫn không thực sự phù hợp với thực tế và mang lại nhiều hạn chế cho hoạt động... vi c mở rộng hoạt động và tham gia vào thị trường của các tổ chức tài chính vi mô Một trong những nguyên nhân khiến cho lãi suất cho vay cao ở các tổ chức trong thời gian qua là thiếu tính cạnh tranh giữa các tổ chức Khi các chính sách được ban hành,tính cạnh tranh trong thị trường tài chính cho người nghèo tăng lên Để đảm bảo giữ chân được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới thì tổ chức tài. .. rõ về hoạt động tài chính vi mô, những nhà soạn lập chính sách của chính phủ sẽ hiểu rằng lãi suất cao cho họat động này phát sinh một phần là do chi phí họat động rất cao Chi phí họat động này bao gồm chi phí cho họat động tiếp cận khách hàng và phục vụ khách hàng (chi phí này đặc biệt cao ở những vùng có nhiều khó khăn); chi phí cho nhân vi n… Do đó, chính phủ nên thực hiện các biện pháp sau: - Mở... dụng hiện nay lại méo mó, không phản ánh quy luật cung cầu thị trường, làm giảm hiệu quả chính sách, dẫn đến nhiều bất cập và hệ luỵ Hơn thế nưã, vi c duy trì trần lãi suất huy động trong bối cảnh kinh tế trước mắt càng đặt ra yêu cầu phải xây dựng được LSCB gắn với thị trường nhằm hài hòa lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh thần 2 Chính sách trong dài hạn 2.1 Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi. .. hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất và cơ cấu lại thị trường tài chính nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế cũng như kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong vi c điều hành CSLS Chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị với NHNN hướng tới mục tiêu nói trên Thứ nhất, cần tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động trong thời điểm hiện nay.CSLS cũng như CSTT nói . Đề tài: Tìm hiểu vấn đề lãi suất trong tài chính vi mô, giải pháp cho Việt Nam hiện nay. Đặt vấn đề: Tài chính vi mô được F.W Raiffeisen sáng lập. thống kê, báo cáo về các vấn đề tài chính công, nhất là kế hoạch về huy động vốn để bù đắp thâm hụt NSNN, biến động tài khoản ngân sách tại NHNN phải được Bộ Tài chính cung cấp kịp thời cho. lãi suất của tài chính vi mô đưa ra là cao hơn ngân hàng thương mại nhưng xét cho cùng thì đi vay các tổ chức tài chính vi mô có lợi hơn. I. Thực trạng về chính sách lãi suất trong tài chính vi

Ngày đăng: 11/05/2014, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w