( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NGỌC HUỆ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM LUẬN V[.]
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
Tổng quan về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Thuật ngữ xếp hạng tín dụng (XHTD – Credit Ratings) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi Công ty John Moody’s của Mỹ tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho các trái phiếu đường sắt của 250 công ty tại Mỹ Cho đến ngày nay Moody’s vẫn là một tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Không chỉ có Moody’s, trên thế giới đã ra đời nhiều tổ chức xếp hạng nổi tiếng khác như Standard & Poor, Fitch’s…cho đến năm 1960 thì xếp hạng tín nhiệm đa trở thành một hoạt động phổ biến ở các nước phát triển.
Theo đó, Moody’s định nghĩa “XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ đúng hạn của chủ thể đi vay trong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa đến C”.
Theo Standard & Poor thì “XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn của một chủ thể phát hành, như một doanh nghiệp, một chính phủ hoặc một Ủy ban nhân dân XHTD cũng đề cập đến chất lượng tín dụng của một khoản nợ riêng lẻ, như một trái phiếu doanh nghiệp hoặc một trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương đối mà khoản phát hành đó có thể vỡ nợ”.
Như vậy về định nghĩa, mỗi tổ chức tài chính định nghĩa “XHTD” khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi đều bao hàm ý kiến đánh giá chất lượng tín dụng hay khả năng trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng khi đến hạn trong tương lai dựa vào tình hình tài chính của họ trong quá khứ và hiện tại, tính khả thi của dự án, uy tín trong quan hệ tín dụng, môi trường kinh doanh Hay nói cách khác, XHTD khách hàng cũng chính là xếp hạng mức độ tín nhiệm của khách hàng đó.
Hệ thống XHTD nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính để chấm điểm khách hàng.
1.1.2 Đối tuợng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp.
Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD (Probability of Default) Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được Dữ liệu được phân theo ba nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành; Và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi Các nhóm dữ liệu này được đưa vào một mô hình định sẵn để xử lý Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Xếp hạng khoản vay dựa trên cơ sở xếp hạng người vay và các yếu tố bao gồm tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, tổng mức dư nợ tại các tổ chức tín dụng,năng lực tài chính Rủi ro của khoản vay được đo lường bằng xác suất rủi ro dự kiến EL (Expected Loss) Xác xuất này được tính theo công thức EL = PD xEAD x LGD Trong đó, EAD (Exposure at Default) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ ), LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.
1.1.3 Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.1.3.1 Đối với các doanh nghiệp được xếp hạng
Các doanh nghiệp sử dụng XHTD nhằm biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro có thể gặp phải Trên cơ sở đó, đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh.
Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, cổ phần hóa thì kết quả của XHTD là cơ sở để xây dựng giá trị của doanh nghiệp và giá trị của mỗi cổ phần phát hành Đồng thời, XHTD là cơ sở cho phép các doanh nghiệp so sánh vị thế cạnh tranh của mình và các doanh nghiệp khác.
XHTD giúp DN mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản cấp tín dụng của ngân hàng XHTD là cơ sở để đánh giá năng lực của DN, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh hơn trong hoạt động huy động vốn của DN XHTD cao cũng là các yếu tố giúp các DN duy trì sự ổn định của nguồn vốn tài trợ cho DN, có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hoặc các điều kiện ưu đãi từ ngân hàng…, nguồn vốn cũng được chuyển giao đến DN tốt để thúc đẩy các DN này tiếp tục phát triển
XHTD là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của đối tượng có nhu cầu cấp tín dụng góp phần phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng (Cấp hay không cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay…), từ đó xây dựng chính sách khách hàng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả XHTD (bao gồm chính sách tín dụng, lãi suất, yêu cầu về tài sản đảm bảo, các loại phí…) Đồng thời, XHTD cũng hỗ trợ cho công tác quản lý tín dụng, hạn chế, ngăn ngừa rủi ro tín dụng và làm căn cứ để ngân hàng phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và góp phần bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
1.1.3.3 Đối với chính phủ, thị trường tài chính và nền kinh tế
Thông tin XHTD doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở thông tin để so sánh theo ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt động của các DN Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những giải pháp thích hợp nhất để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế hoạt động lành mạnh.
Thông tin XHTD doanh nghiệp sẽ giúp chính phủ có thể xác định được hiệu năng quản trị, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Trên cơ sở đó, chính phủ có thể quyết định cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Đối với NHNN, qua thông tin từ XHTD DN, NHNN có thể biết được mức độ rủi ro theo từng ngành, vùng kinh tế, loại hình doanh nghiệp, từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích hợp, thanh tra giám sát các TCTD.
Bên cạnh đó, XHTD làm cho thị trường tài chính minh bạch hơn, tạo điều kiện cho việc huy động vốn trên thị trường tài chính được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn, mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường tín dụng, giảm chi phí tín dụng, giảm nợ quá hạn, nợ xấu…nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và có thể góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
1.1.4 Hệ thống thang đo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Một số mô hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1 Một số mô hình áp dụng trên thế giới
1.2.1.1 Mô hình điểm số tín dụng doanh nghiệp – chỉ số Z của Edward
Các chỉ số tài chính riêng biệt thường được sử dụng trong chấm điểm XHTD không thể dự báo chính xác xu hướng khả năng xảy ra khó khăn về tài chính của doanh nghiệp vì phụ thuộc vào nhận thức riêng của từng người.
Nhằm tăng cường tính dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong các mô hình chấm điểm XHTD, các NHTM có thể sử dụng những mô hình dự báo nhiều biến số Có nhiều phương pháp dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được xây dựng và công bố Tuy nhiên, ít có phương pháp được kiểm tra kỹ lưỡng và chấp nhận rộng rãi như hàm thống kê Z-score của Altman.
Mô hình điểm số tín dụng phân biệt nhiều biến số do Altman (1981) phát triển đầu tiên Sau đó được Steele (1984), Morris (1997) và các nhà nghiên cứu khác phát triển thêm Dạng tổng quát của mô hình là Z=c+ciri (Trong đó : c là hằng số, ri là các tỷ suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số, ci là các hệ số của mỗi biến số trong mô hình).
Mô hình điểm số dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp được Altman xây dựng áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất như sau:
Nếu Z >2,99 là khu vực an toàn; 1,8 < Z < 2,99 là khu vực cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ; Z < 1,8 là khu vực nguy hiểm có nguy cơ vỡ nợ cao Trong đó: X1 Đo lường tỷ trọng tài sản lưu động ròng của doanh nghiệp trong tổng tài sản.
- CA - CL là vốn lưu động.
- X2 = RE : Đo lường khả năng sinh lời.
- X3 = ET+I N TA : Đây là hệ số quan trọng nhất Lợi huận là mục tiêu hàng đầu và là động lực xác định sự sống còn của doanh nghiệp Lãi vay được cộng vào vì chi phí này cũng thể hiện khả năng tạo thu nhập của doanh nghiệp.
- X TL : Cho biết khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đối với những sụt giảm trong giá trị tài sản.
- X5 = SL : Cho biết khả năng tạo doanh thu của tài sản Cần lưu ý rằng các hệ số lớn hơn 3:1 có thể làm sai lệch kết quả dự báo vì doanh nghiệp đang sửTA dụng quá ít vốn chủ sở hữu trong mối tương quan với doanh thu đạt được Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa thuộc ngành sản xuất thì
Z’>2,9 là khu vực an toàn;
1,23 < Z' < 2,9 là khu van toàn; hóa thuộc nơ v23 < Z;
Z' 2,6 là khu vực an toàn;
1,1 < Z" < 2,6 là khu vực cảnh báo có nguy cơ vỡ nợ;
Z"