1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

30 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 349,65 KB

Nội dung

Tiểu luận: Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

Tiểu luận Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại LỜI MỞ Đ ẦU Thế giới ngày nay ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế m ở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc t ế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các N gân hàng thương mại hiện nay là vô cùng cần thiết. CHƯƠNG I. Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế Quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các Quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng. Xét về mặt kinh tế, thanh toán quốc tế bao gồm 2 lĩnh vực: - Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá cả quốc tế. Trong thanh toán mậu dịch, các bên liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo các hợp đồng đã ký kết hoặc cam kết thương mại. Nếu 2 bên không ký hợp đồng chỉ có đơn đặt hàng thì sẽ căn cứ vào các đại diện giao dịch. - Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hóa, không mang tính chất thương mại. Đó là thanh toán các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước sở tại, các chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, các tổ chức, cá nhân. 1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế Khác với thanh toán trong nước, TTQT có các đặc điểm riêng: - Chủ thể tham gia và hoạt động TTQT ở các quốc gia khác nhau, mỗi giao dịch TTQT liên quan tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba quốc gia - Hoạt động thanh toán liên quan đến luật pháp của các quốc gia khác nhau thậm chí đối nghịch nhau. Do tính phức t ạp đó, các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế. - Đồng tiền dùng trong TTQT thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản,…) có thể là đồng tiền của nước người mua, người bán hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba nhưng thường là ngoại tệ được tự do chuyển đổi. - Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT phổ biến là tiếng Anh - TTQT đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn, trình độ công nghệ tương xứng với trình độ quốc tế 1.3. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua NHTM Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các nước. Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác t hanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên tham gia. Công t ác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp nhưng thanh toán quốc tế càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham gia hợp đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội,…). Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán thương mại khác. Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có sự tham gia của Ngân hàng, lúc này Ngân hàng đóng vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán quốc tế. N gân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời N gân hàng có mạng lưới và quan hệ đại lý với các N gân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân hàng là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên có thể sử dụng vào các hoạt động thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra cần có sự tham gia của các N gân hàng. 1.4. Ý nghĩa của việc phát triển nghiệ p vụ TTQT Có t hể nói, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam buộc các NHTM phải phát triển hoạt động TTQT - một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với quốc gia và các tác nhân trong xã hội. 1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại Việc mở rộng và phát triển hoạt động TTQT có một vai trò hết sức quan trọng. Đó là một kênh lợi nhuận rất hấp dẫn đối với các ngân hàng, nó đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng không những về số luợng mà cả về tỷ trọng. Hoạt động này được xem là hoạt động trung tâm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và là dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động dịch vụ ngân hàng. Điều đó được thể hiện: - Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, giúp ngân hàng t ăng thu nhập, đa dạng hóa các dịch vụ như dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, mở rộng và tăng cường các mối quan hệ với các ngân hàng các nước qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán cũng như các lĩnh vực khác. - Hoạt động TTQT giúp ngân hàng gia t ăng vốn huy động nhàn rỗi ngoại tệ thông qua việc mở tài khoản ngoại tệ t ại ngân hàng, qua việc ký quỹ tại ngân hàng. - Hoạt động TTQT còn tạo điều kiện các NHTM học hỏi kinh nghiệm các ngân hàng các nước tiên tiến, tạo điều kiện để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, giúp cho hoạt động Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ thống N gân hàng thế giới. 1.4.2. Đối với khách hàng Khách hàng của ngân hàng trong hoạt động TTQT chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Đối với các doanh nghiệp XNK thì TTQT là khâu cuối cùng của hợp đồng ngoại thương. Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời thu hồi vốn nhanh. Thông qua hoạt động thanh toán quốc t ế, các doanh nghiệp có cơ hội nhận sự tài trợ về vốn từ các ngân hàng hoặc sẽ được ngân hàng cấp tín dụng giúp doanh nghiệp tiếp tục quá trình tái sản xuất kinh doanh của mình, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán, tư vấn giúp các doanh nghiệp lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp, các sản phẩm phái sinh nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thanh toán với doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương và TTQT với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp XNK có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước cũng như hiểu biết thêm về đối tác của mình. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cân đối lại tiềm lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất. 1.4.3. Đối với nền kinh tế Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc t ế hóa, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, TTQT nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động TTQT được nhanh chóng, an toàn, chính xác s ẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Như vậy, xét trên toàn bộ nền kinh tế, thực hiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. TTQT giúp chính phủ các nước tập trung, quản lý nguồn ngoại tệ một cách hiệu quả. 1.5. Các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay Hoạt động thương mại quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến việc nhận trả tiền hàng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, đó là hoạt động thanh toán quốc tế, người ta có thể thực hiện hoạt động này bằng nhiều cách thức, được gọi là phương thức thanh toán quốc tế. Hiện nay trên thế giới, có nhiều phương thức thanh toán như : Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ…,. Mỗi phương thức thanh toán có những ưu nhược điểm khác nhau, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào quan hệ của họ và phải được ghi rõ vào hợp đồng mua bán ngoại thương. 1.5.1 Phương thức chuyển tiền: 1.5.1.1 Khái niệm : Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình , chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng t ại một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. 1.5.1.2 Các hình thức chuyển tiền: Phương thức thanh toán chuyển tiền được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu: - Chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer: M /T ) Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hang này gởi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện. Đặc điểm chuyển tiền bằng thư : phí rẻ nhưng thanh toán chậm . - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer: T/T ) :Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gởi cho ngân hàng thanh toán, thông qua mạng liên lạc viễn thông như SWIFT ( Society for Wordwide Interbank Financial Telecommunication: Hiệp hội liên lạc viễn thông liên ngân hàng toàn thế giới), có thể thông qua mạng lưới thanh toán khác như : điện tín , fax Đặc điểm của chuyển tiền bằng điện: nhanh. 1.5.1.3 Các mốc thời gian thanh toán trong phương thức thanh toán chuyển tiền: thực tế việc chuyển tiền có thể được thực hiện với những t hoả thuận khác nhau về thời gian và số tiền được chuyển, theo đó các bên có thể thoả thuận trả trước, trả sau, trả ngay hoặc phối hợp cả ba giai đoạn với những khoản chuyển trả khác nhau cho từng thời điểm. Tùy theo t ính chất của giao dịch mà các bên có thể thoả thuận hoặc đàm phán về thời gian, số tiền thanh toán sao cho có lợi và an toàn. - Trả trước toàn bộ giá trị hợp đồng (hoặc 100% giá trị một lần giao hàng) : Bên mua sẽ phải chuyển trả cho bên bán trước khi bên bán giao hàng 100% giá trị hàng hoá được giao dịch vào tài khoản được bên bán chỉ định, khi bên bán kiểm tra với ngân hàng phục vụ mình và thấy tiền đã chính thức về tài khoản của mình thì họ mới thực hiện việc giao hàng. Đối với điều kiện thanh toán này quyền lợi bên bán được bảo đảm rất cao trong khi bên mua rất bấp bênh - Trả ngay 100% giá trị lô hàng: Thuật ngữ trả ngay trong thanh toán quốc tế và ngoại thương thường được hiểu và lấy mốc thời gian giao hàng làm chuẩn “ngay” trong thanh toán. Thời gian giao hàng thường được các bên chấp nhận là ngày ký B/L(vận đơn hàng hải) hoặc vận đơn của một phương tiện chuy ên chở cụ thể khác liên quan đến việc nhận và vận chuyển lô hàng ngoại thương. Ngay khi vận đơn được ký, về nguyên tắc chính là khi bên bán đã chính thức thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình lên phương tiên vận chuyển và đây cũng chính là cơ sở để bên mua chấp nhận thanh toán. Trong hoàn trường hợp mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, hàng hoá đúng, đủ và đạt chất lượng như hợp đồng… các bên đều nắm mức độ an toàn như nhau nhưng cơ bản bên mua vẫn bất lợi hơn về mặt thời gian vì thường thời gian vận chuyển hàng hoá luôn chậm hơn việc chuyển khoản tiền; Trong trường hợp xấu hơn bên mua bị động đối với việc kiểm tra hàng hoá vì bên bán đã nhận hết tiền trong khi bên mua chưa thực sự kiểm tra được hàng ngay khi bên bán giao hàng. - Thanh toán sau khi giao hàng: mốc thời gian được tính “sau” thường cũng hay được căn cứ vào ngaỳ ký B/L. Đối với điều kiện thanh toán này tùy theo độ dài của “sau” kể từ ngày ký B/L dài hay ngắn mà thuận lợi sẽ nằm về phía bên mua nhiều hay ít. - Thanh toán chuyển tiền nhiều lần (mix): Các bên có thể thoảthuận để việc thoanh toán cho một lô hàng có thể diễn ra nhiều lần vào những khoảng thời gian khác nhau với những phần giá trị thanh toán khác nhau (trước x%,ngay y%,sau z%. Tổng giá trị=x+y+z), qua đó có thể mỗi bên sẽ có một phần lợi nhất định đối với từng khoản chuyển trả và ngược lại cũng phải chấp nhận một vài bất lợi. * Nhận xét : Phương thức chuyển tiền là phương t hức thanh toán đơn giản về thủ tục và thanh toán tương đối nhanh .Tuy nhiên trong phương thức này ngân hàng chỉ làm trung gian, việc có nhận được tiền thanh toán hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên và những thoả thuận về mốc thời gian giá trị thanh toán…vì vậy quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hưởng khi có những trục trặc trong giao dịch hoặc xảy ra tranh chấp. Chỉ nên sử dụng phương thức này khi các bên hiểu biết nhau khá tốt, uy tín của các bên cao, đã có mối quan hệ làm ăn với nhau lâu dài, tốt đẹp. 1.5.2 Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of payment ). 1.5.2.1 Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua, uỷ thác cho ngân hàng mình thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu được người bán ký phát . 1.5.2.2 Các bên tham gia giao dịch thanh toán : - Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu ( Princip al) : Người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ ( gọi chung là bên bán ) ,. - Ngân hàng nhận uỷ thác thu hay còn gọi là ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank ) : Ngân hàng phục vụ bên bán . - Người trả tiền (Pay er ) : N gười nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng ( gọi chung là bên mua ). - Ngân hàng thu hộ (Collecting bank ), hay ngân hàng xuất trình (Presenting bank) Thườngngân hàng đại lý hay ngân hàng chi nhánh của ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu ở nước người mua. 1.5.2.3 Các hình thức nhờ thu : Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán , có thể phân biệt hai hình thức nhờ thu sau đây: - Nhờ thu trơn ( Clean Collection ) : Là phương thức thanh toán , trong đó bên bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ lập bộ chứng từ thương mại gởi cho bên mua và uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua, chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra .  Nhận xét : Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quy ền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong t hanh toán. Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không N gân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán . Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ…. - Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collect ion ): Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó bên xuất khẩu sau khi giao hàng hóa sẽ lập chứng từ gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu gởi ngân hàng nhờ thu hộ, với điều kiện nếu bên nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu thì Ngân hàng mới trao chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu đi nhận hàng . Như vậy trong trường hợp bên nhập khẩu không đồng ý trả tiền, thì Ngân hàng không giao bộ chứng từ tức là hàng hóa đã chuyển qua nước nhập khẩu nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của bên xuất khẩu. + Nếu là nhờ thu trả tiền ngay ( D/P: Document against payment ) thì người nhập khẩu phải trả tiền ngay, ngân hàng mới trao bộchứng từ. + Nếu là nhờ thu chấp nhận trao chứng từ ( D/A Document against acceptance ), thì người nhập khẩu phải ký chấp nhận lên hối phiếu Ngân hàng mới trao chứng từ.  Nhận xét : So với phương thức nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn, vì đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàngthanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm. 1.5.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CAD: Cash against documents, hay COD: Cash on delivery). 1.5.3.1 Khái niệm : CAD là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận. 1.5.3.2 Qui trình thanh toán : 4 Chú thích : (1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khỏan tín thác, số dư tài khỏa bằng 100% trị gía hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (M emorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng . (2) N gân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết . (3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng . (4) Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng. N gân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp thì thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nhà xu ất khẩu (Exp orter) Nhà nh ập khẩu (Importer) Ngân hàng t ại n ư ớc Nhà xuất khẩu (5) 3 2 6 1 [...]... đã tạo điều kiện cho hoạt động thanh to án quốc tế phát triển Bên cạnh đó, thương m ại quốc tế ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng về việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đóng vai trò quan trọng - Tất cả các Ngân hàng Việt Nam đều đã triển khai các s ản phẩm cơ bản của hoạt động thanh toán quốc tế như LC nhập khẩu,... lư ợng thanh toán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của CBNVchuyên trách hoạt động thanh toán quốc t ế Ngoài nhữ ng nghiệp vụ chuyên môn chính của N gân hàng, nhân viên phụ tr ách thanh toán quốc tế cần hiểu biết về lĩnh vự c n goại thư ơng,các luật lệ, tập quán quốc tế chi phối trong hoạt động ngoại thương, ngoại ngữ cần Bởi vì trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế luôn... của ngân hàng này sẽ có thể là : - Ngân hàng đư ợc chỉ định t hanh toán ( Nominated Paying bank ) - Ngân hàng đư ợc chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating bank) - Ngân hàng đư ợc chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting bank) • Ngân hàng bồi hoàn ( Reimbursing bank): Là ngân hàng đư ợc ngân hàng phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán gía trị tín dụng thư cho ngân hàng đư ợc chỉ định thanh toán. .. USD, t ăng 29% so với năm 2010 (155 tỷ USD), trong đó thị phần thanh toán quốc tế vẫn t ấp trung vào một số ngân hàng có truyền thống và thế mạnh trong hoạt động nay như: VCB, CTG, BID V, EIB, ACB… 2.2 Hạn chế của hoạt động thanh toán quốc tế: - Dịch vụ chưa đa dạng, hiện t ại đa số các n gân hàng hiện chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cơ bảnnhư tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiềnm à chư a... tham gia hoạt động ngoại t hương đều bị chi phối không chỉ bởi luật lệ, t ập quán của từng quốc gia riêng biệt mà còn chịu sự qui định bởi các văn bản pháp quy quốc tế - Trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các vấn đề về xử lý các sai sót chứ ng từ và tranh chấp có thể xảy ra 3.3 Tăng cường huy động vốn ngoại tệ Để hoạt động thanh toán quốc t ế phát triển m ạnh thì phải đẩy mạnh hoạt động t... ro trong hoạt động thanh toán quốc t ế của N gân hàng thường bao gồm: - Rủi ro không đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của N gân hàng - Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như đã giao hàng nhưng không đòi được tiền thanh toán, hoặc đã thanh toán nhưng chưa nhận được h àng hoặc hàng nhận được không đủ tư cách phẩm ch ất Loại rủi ro này là do rất nhiều nhân tố như rủi ro về hoạt động chính... càng phát triển mạnh mẽ, các Ngân hàng liên do anh và Ngân hàn g nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều làm mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt Hoạt động thanh toán quốc t ế t ại các Ngân hàng hiện nay còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, nâng cao phát triển hoạt động thanh toán quốc tế là một yêu cầu bứ c thiết đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đề có thể đứng vững trên thị... cho hoạt động TTR - Đối với hoạt động nhờ thu, L/C: Các hoạt động này không bị các quy định về quản lý n goại hối kiểm soát chặt chẽ như hoạt ộng TTR, đồng thời các hoạt ộng này thường tuân theo những quy định khá rõ ràng chặt chẽ Tuy nhiên hạn chế của các hoạt động này, đặc biệt là đối với LC, thư ờng là do chưa nắm vữ ng các thông lệ quốc tế khi thực hiệnvà những thay đổi trong hoạt ộng thương mại. .. quan để cóthểáp dụng linh hoạt và phù hợp với thông lệ quốc tế Đây cũng là hạn chế khá lớn củađội ngũ nhân viên thanh t oán quốc tế của các ngân hàng Việt Nam CHƯƠNG III Gi ải pháp phát triển TTQT của các NHTM 3.1 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của Ngân hàng Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, nhờ có công nghệ thanh t oán hiện đại thì N gân hàng mới nâng cao được ch... định ngân hàng thự c hiện + Hàng hóa (m à bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể đư ợc giao cho (hay theo lệnh của) ngân hàng thực hiện với sự đồng ý trước của ngân hàng này N goài ra, ngân hàng thực hiện không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dỡ hàng hóa + Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa, thì ngân hàng

Ngày đăng: 10/05/2014, 23:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w