Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

97 2.4K 47
Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾ T TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼLỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ

BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 1

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty 1

1.1.1 Tổng quan về công ty 1

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2

1.1.3 Sứ mệnh hoạt động của công ty hiện nay 4

1.2 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 5

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 7

1.2.3 Nguồn nhân lực 9

1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 14

1.2.5 Các quy trình hoạt động và quy trình công nghệ 16

1.2.6 Vốn 19

1.2.7 Một số hoạt động quản trị 20

1.3 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn2004 – 2009 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ,NHÂN VIÊN TẠI CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 272.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tạiCTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 27

2.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại công ty KinhĐô miền Bắc 33

2.2.1 Tạo động lực thông qua các công cụ tài chính 33

2.2.2 Tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính 50

2.3 Đánh giá công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên trong công ty 63

2.3.1 Ưu điểm 63

2.3.2 Những hạn chế 67

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 68

Trang 2

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TẠI CTCP CHẾ BIẾN

THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 70

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 70

3.1.1 Định hướng phát triển chung của công ty 70

3.1.2 Định hướng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên 71

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhânviên tại công ty 72

3.2.1 Hoàn thiện công tác trả lương 72

3.2.2 Đổi mới công tác trả thưởng 74

3.2.3 Hoàn thiện và đa dạng hóa các chế độ phúc lợi và các dịch vụ 76

3.2.4 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 77

3.2.5 Cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả 83

3.2.6 Hoàn thiện và phát triển văn hóa công ty 84

3.2.7 Tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 85

LỜI KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắtNội dung đầy đủ

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 - 2009 10

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009 11

Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009 12

Bảng 1.4: Cơ cấu nhân lực theo cấp bậc chức vụ giai đoạn 2004 – 2009 13

Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004 - 2009 13

Bảng 1.6: Kết quả hoạt động của công ty Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004 – 2009 23

Bảng 1.7: Số lượng lao động của CTCP Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004 – 2009 26

Bảng 1.8: Thu nhập bình quân trên một lao động qua các năm 26

Bảng 2.1: Quỹ lương, thưởng và quỹ khen thưởng phúc lợi giai đoạn 2004 – 2009 28

Bảng 2.2: Quỹ tiền lương của công ty giai đoạn 2004 – 2009 35

Bảng 2.3: Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 - 2009 36

Bảng 2.4: Mức phụ cấp về cước phí sử dụng điện thoại của công ty hiện nay 37

Bảng 2.5: Chỉ tiêu về thưởng của công ty giai đoạn 2004 – 2009 39

Bảng 2.6: % Quỹ thưởng trong tổng quỹ lương, thưởng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009 40

Bảng 2.7: Quỹ đóng BHXH của công ty giai đoạn 2004 - 2009 42

Bảng 2.8: Mức trợ cấp kết hôn 43

Bảng 2.9: Mức trợ cấp tang chế 44

Bảng 2.10: Tình hình đào tạo bên ngoài công ty năm 2009 59

Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2004 – 2009 66

Bảng 3.1: Bảng tiêu chí đánh giá thực hiện công việc 79

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 7

Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm 9

Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý 10

Hình 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 – 2009 11

Hình 1.5: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009 12

Hình 1.6: Cơ cấu về trình độ nhân lực của công ty năm 2009 14

Hình 1.7: Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án 15

Hình 1.8: Sơ đồ các quá trình 18

Hình 1.9: Tình hình vốn điều lệ qua các năm 19

Hình 1.10: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2004-2009 24

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 27

Hình 2.2: Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 – 2009 36

Hình 2.3: Thưởng bình quân 1 lao động/năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009 40

Hình 2.4: Quy trình cấp thuốc hàng ngày cho cán bộ công nhân viên có nhu cầu 46

Hình 2.5: Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên công ty 47

Hình 2.6: Quy trình đào tạo 61

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

“Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý giá nhất của tổ chức” – đây là câu nói của Soichiro Honda, ông là người đã lập lên công ty số một thế giới về sản xuất moto Trải qua các thời đại kinh tế khác nhau, nhưng nguồn nhân lực vẫn luôn là nhân tố trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các tổ chức Đặc biệt là trong môi trường đầy thách thức, cạnh tranh như hiện nay, khi mà khoảng cách về địa lý không còn là quan trọng Xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế trong thời đại ngày nay càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của con người

Việt Nam cũng đang đi cùng với sự phát triển của thời đại kinh tế toàn cầu, gia nhập vào các tổ chức quốc tế, vấn đề nhân lực cũng đang rất được quan tâm Do các tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực trong sự tồn tại và phát triển của mình Hiện nay, nguồn nhân lực của nước ta đang trong tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa Các tổ chức, doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau về vấn đề nguồn nhân lực, đặc biệt là tại các khu công nghiệp Để có thể đứng vững trên thị trường trong nước cũng như có thể cạnh tranh được với các tổ chức nước ngoài với đầy kinh nghiệm, các tổ chức trong nước luôn phải quan tâm đến vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài Họ là những người thật sự quyết định đến sự phát triển của một tổ chức.

Thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện đang rất phát triển, do những nhu cầu tiêu dùng mới Đặc biệt, trong những năm gần đây những mặt hàng bánh kẹo nội đang dần lên ngôi Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng sản phẩm các bánh kẹo nội Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là một trong những công ty chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bánh kẹo phía Bắc và cũng là một thương hiệu mạnh trên thị trường bánh kẹo miền Bắc Những sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ trên thị trường trong nước, mà nó còn được tiêu thụ trên thị trường các nước như: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc,… Để có thể tiếp tục phát triển hơn nữa thương hiệu của công ty, Kinh Đô miền Bắc rất quan tâm đến vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài, đội ngũ nhân sự chủ chốt của công ty Đặc biệt là vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động, để họ cống hiến và gắn bó hơn nữa với công ty, đi cùng với sự phát triển của công ty Vấn đề tạo động lực lao động tại công ty Kinh Đô miền Bắc đã được quan tâm, nhưng còn những hạn chế trong việc

Trang 7

triển khai, thực hiện vấn đề này Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiệncông tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thựcphẩm Kinh Đô miền Bắc” Nội dung chính mà tôi trình bày trong đề tài này bao

gồm 3 chương:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc;

Chương II: Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc;

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Thị Đông, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban lãnh đạo công ty, phòng phát triển nguồn nhân lực và các phòng ban của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Phượng

Trang 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾBIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty

1.1.1 Tổng quan về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company

Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc

Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28 Fax: +84-(0)321-94.31.46

Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô): http://www.kinhdo.vn Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000

- Sản xuất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại Mua bán lương thực, thực phẩm, rượi bia các loại, sản xuất trong nước và cho thuê nhà xưởng.

- Các sản phẩm chính: bánh kẹo cao cấp các loại gồm: bánh Bakery, bánh Snack, bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là công ty thành viên của Tập đoàn Kinh Đô (Kinh Đô Group).

Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa chỉ tại 534-536 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Trong đó công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc chiếm 75.73% quyền sở hữu.

Trang 9

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tính đến nay, công ty đã có mặt trên thị trường được gần 10 năm Thương hiệu Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước biết đến Nhắc đến Kinh Đô người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm bánh kẹo cao cấp, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý, hệ thống kênh tiêu thụ rộng khắp.

Công ty cổ phần (CTCP) Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô (hiện nay là CTCP Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc lộ 13 phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

Thương hiệu Kinh Đô hiện đang được đánh giá là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngày sản xuất bánh kẹo Việt Nam, với nhiều năm liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn Vào trung tuần tháng 8 năm 2009, Kinh Đô tự hào tham dự đêm Gala Thương Hiệu Nổi Tiếng tại Hà Nội để đón nhận danh hiệu Thương Hiệu Nổi Tiếng Nhất ngành hàng thực phẩm Theo cuộc bình chọn, thương hiệu Kinh Đô xếp hạng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, chỉ sau HonDa, Omo và Nokia.

Sau khi đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường các tỉnh phía Nam, công ty TNHH Kinh Đô đã mở rộng thj trường hoạt động ra các tỉnh phía Bắc qua việc thành lập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/01/2000 Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó công ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập.

Công ty đã xác định ngay từ đầu phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính Công ty đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 – trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đã đầu tư của tỉnh Hưng Yên Để có thể cạnh tranh được với những loại bánh kẹo vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu,… công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá cả, chính sách khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa cũng như các loại bánh kẹo ngoại nhập đang ngày càng tràn lấp trên thị trường trong nước.

CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được thành lập theo quyết định số 139/QĐ – UB ngày 19/08/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế

Trang 10

hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam Ngay sau khi thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt những dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường, xây dựng kênh phân phối, đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động được tiến hành để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/09/2001.

Ngày 31/12/2004, Kinh Đô miền Bắc đã trở thành một trong những công ty tư nhân đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vỡi mã chứng khoán giao dịch là NKD, tổng vốn cổ phần lúc đó alf 5.000.000 cổ phần Tại thời điểm này, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng Việt Nam Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng là một lời khẳng định cho khả năng phát triển của Kinh Đô miền Bắc Sau khi niêm yết, cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý và giá giao dịch liên tục tăng Công ty đã đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 do tổ chức BVQI cấp và năm 2004, và hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp vào năm 2005 Mức trả cổ tức hàng năm ổn định là 18%, được đánh giá là mức trả cổ tức khá cao trên thị trường.

Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ lợi nhuận giữ lại chưa phân phối và các quỹ của công ty Nâng vốn điều lệ của công ty lên 107 tỷ đồng Việt Nam Cũng trong thời gian này công ty cùng với Công ty Tribeco Sài Gòn đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m2.

Vào tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP là phần mềm hàng đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống.

Trong năm 2008, tổng số cửa hàng Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội là 9 cửa hàng Loại hình kinh doanh Bakery này đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển trong thời gian gần đây Đặc biệt là tại các thành phố lớn Việc khai thác và phát triển hệ thống Bakery là rất có tiềm năng.

Năm 2009 là năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “chết” do không có được những bước đi đúng Kinh Đô miền Bắc vẫn giữ được vị thế trên thị trường, với những kết quả vượt bậc: lợi nhuận trước thuế là 109 tỷ đồng, trong khi kế hoạch của năm là 60 tỷ đồng Nhưng đó cũng không phải hoàn toàn là do công ty có những bước đi chiến lược đúng đắn mà là do công ty ăn “xác chết” Nghĩa là khi

Trang 11

các công ty trong ngành thực phẩm không có uy tín trên thị trường trước đây, sản xuất kinh doanh mang tính tự phát, “chộp dật” không thể đứng vững trên thị trường, thì công ty đã hưởng được phần lợi từ đó.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, hiện nay CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía Bắc Các sản phẩm bánh kẹo của công ty chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước Công ty đang có những hướng đi riêng cho mình để phát triển bền vững trên thị trường trong nước cũng như hướng ra thị trường các nước trên Thế Giới.

1.1.3 Sứ mệnh hoạt động của công ty hiện nay

Hiện nay, công ty cũng xác định sứ mệnh hoạt động của mình đó là tiếp tục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường các nước trên Thế Giới.

Tập đoàn Kinh Đô xác định rõ tầm nhìn cũng như sứ mệnh hoạt động chung của cả hệ thống Kinh Đô Tầm nhìn của tập đoàn Kinh Đô: “Cho cuộc sống đẹp hơn mỗi ngày” Sứ mệnh hoạt động của Tập đoàn Kinh Đô: “Tập đoàn Kinh Đô là một hệ thống tích hợp và đồng bộ gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, địa ốc và tài chính nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho cổ đông Sự tin cậy, tầm nhìn, tính sáng tạo, sự năng động, niềm tự hào và sự phát triển không ngừng của đội ngũ nhân viên là những giá trị cốt lõi làm nền tảng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ, góp phần đưa Kinh Đô trở thành tên tuổi hàng đầu trên thị trường”.

Với tầm nhìn và sứ mệnh chung của tập đoàn Kinh Đô như trên, CTCP Kinh Đô miền Bắc cũng xác định riêng cho mình tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động trong thời gian tới phù hợp với định hướng chung của cả Tập đoàn Kinh Đô Tầm nhìn

của Kinh Đô miền Bắc là: “Hương vị cho cuộc sống” (Flavor your Life) Với tầm

nhìn đó Kinh Đô đem hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo Mong ước của công ty là mang những tâm huyết và sáng tạo để tô điểm thêm hương vị cho cuộc sống hạnh phúc của mọi gia đình.

Sứ mệnh hoạt động của CTCP Kinh Đô miền Bắc hiện nay được xác định rõ với từng nhóm đối tượng:

+ Với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống Công

Trang 12

ty cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm;

+ Với cổ đông, sứ mệnh của công ty không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư của họ;

+ Với đối tác, sứ mệnh của công ty là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn mong ước của khách hàng.

Công ty luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên Đồng thời, công ty chủ động tạo ra và mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội.

1.2 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường

Công ty có dòng sản phẩm chủ yếu là bánh, kẹo các loại Một số sản phẩm chủ yếu của công ty:

+ Snack Foods: Bánh snack các loại;

+ Breads, Buns: Bánh mỳ công nghiệp, Sandwich; + Fresh Cakes: Bánh tươi các loại;

+ Cookies: Bánh bơ;

+ Moon Cakes: Bánh trung thu;

+ Superior Cakes: Bánh bông lan công nghiệp; + Chocolate coatingpie: Bánh phủ Chocolate; + Candys: các loại kẹo.

Ngay từ đầu công ty Kinh Đô đã xác định phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính Do vậy đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 - trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh Hưng Yên Để bước vào cuộc cạnh tranh với nhiều loại bánh kẹo vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu Công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá bán, chính sách khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa và nhiều loại bánh kẹo ngoại nhập.

Trang 13

CTCP Kinh Đô miền Bắc không chỉ đáp ứng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc mà đã vươn ra thị trường xuất khẩu bằng các sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, hương vị hấp dẫn và chủng loại phong phú bao gồm các nhóm hàng chính như: bánh bích quy, cracker, snack; kẹo chocolate, kẹo cứng, mềm; bánh mì và bánh bông lan công nghiệp, bánh tươi, bánh trung thu Các hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện định kỳ với mục tiêu nhận biết nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Hoạt động quảng cáo được chú trọng đúng mức nhằm duy trì hình ảnh và phát triển thương hiệu Kinh Đô.

Để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi nhất, công ty đã phát triển hệ thống kênh phân phối sâu rộng, gồm các cửa hàng bakery, các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ tới các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện Công ty áp dụng cả hai hệ thống kênh phân phối đó là: hệ thống kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Hệ thống phân phối trực tiếp của Kinh Đô được thông qua hệ thống các Bakery và các siêu thị Tại kênh phân phối này các sản phẩm của Kinh Đô được đưa trực tiếp từ công ty đến tay người tiêu dùng Hệ thống kênh phân phối gián tiếp hay còn gọi là kênh phân phối truyền thống Tại kênh phân phối này, sản phẩm của công ty qua các trung gian thương mại rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng Công ty thực hiện kênh phân phối này thông qua các nhà phân phối, điểm bán lẻ Tính đến năm 2009, hệ thống phân phối của Kinh Đô miền Bắc đã phủ khắp 28 tỉnh phía Bắc, 53 nhà phân phối, 17.000 điểm bán và 40 siêu thị tại Hà Nội và Hải Dương Cùng với 9 Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội Với công ty, các Bakery không chỉ để phân phối trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng mà nó còn là kênh giới thiệu sản phẩm chuẩn mực và cũng là hình ảnh của Kinh Đô Hiện nay hệ thống Bakery đang rất phát triển cho thấy hướng đi đúng của công ty.

Với vùng sâu, vùng xa, công ty hỗ trợ giá vận chuyển để người tiêu dùng ở mọi nơi được hưởng giá mua như nhau Hiện nay, các sản phẩm bánh kẹo thương hiệu Kinh Đô chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước Năm 2006, số điểm bán lẻ của công ty tăng hơn 30% Đây chính là cơ sở để công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn tới.

Trên thị trường bánh kẹo phía Bắc hiện nay có một số công ty bánh kẹo là đối thủ cạnh tranh của công ty như: CTCP bánh kẹo Hải Hà, CTCP bánh kẹo Hải Châu, CTCP Bibica, công ty bánh kẹo Hữu Bình, CTCP bánh mứt kẹo Hà Nội, CTCP thực phẩm Hữu Nghị,… Đó là những công ty bánh kẹo là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường miền Bắc Trong đó, nhìn chung công ty Kinh Đô vẫn là

Trang 14

công ty chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,3% Sau đó là đến những công ty như: Hải Hà, Hữu Nghị, Bibica, công ty bánh mứt kẹo Hà Nội Công ty Kinh Đô cần có những chiến lược, những kế hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường để giữ vững được vị trí hiện tại.

Như vậy, công ty đã tạo ra một hệ thống kênh phân phối sâu rộng và hiệu quả Điều đó dự báo khả năng phát triển công ty là lớn.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty cổ phần Bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám Đốc.

Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8, thông qua vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006.

Các hoạt động của công ty được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông của Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt động của công ty.

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Trang 15

Trước đây, cơ cấu tổ chức của Kinh Đô là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, nhưng do mô hình này thể hiện nhiều nhược điểm trong vấn đề quản lý Mô hình này có ưu điểm là: hiệu quả tác nghiệp cao với những nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày; phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề; đơn giảm hóa việc đào tạo; tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất Nhưng mô hình trực tuyến – chức năng này cũng có những ưu điểm không phù hợp với nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của công ty hiện nay đó là: thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng; hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung; trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung gánh lên vai cấp lãnh đạo cao nhất; thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các dơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược Vì vậy, để phù hợp với những hướng đi mới cũng như những mục tiêu mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Kinh Đô miền Bắc đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình ma trận Mô hình cơ cấu tổ chức này đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn hẳn cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng đó là: định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng; tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu; tạo điều kiện đáp ứng nhanh với những sự thay đổi của môi trường; kết hợp năng lực của các phòng ban một cách hiệu quả hơn Nhưng mô hình tổ chức ma trận này cũng có những nhược điểm mà công ty cần hạn chế một cách tối đa như: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh; tốn kém hơn.

Theo mô hình cơ cấu tổ chức này, công ty quản lý bằng việc phân ra từng ngành hàng chuyên biệt, mỗi một ngành hàng được coi là một SBU Từ đó tạo ra tính năng động cho việc giải quyết các vấn đề có phát sinh của từng ngành hàng Theo mô hình này, từng phòng ban chức năng sẽ có những nhân sự chuyên về một hoặc một vài ngành hàng, giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành hàng đó.

Mỗi một ngành hàng lại có một người làm Trưởng ngành hàng, quản lý và chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan trực tiếp tới ngành hàng đó Hiện nay công ty có hai Trưởng ngành hàng.

Uỷ ban điều hành (EMC) bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cung ứng vật tư, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc Bakery, Phó Tổng Giám đốc sản xuất, Phó Tổng Giám đốc tài chính Riêng ngành hàng Bakery, do nó hoạt động mang tính chất độc lập, chuyên biệt hơn những ngành hàng kia nên có một Phó Tổng Giám đốc riêng để điều hành trực tiếp ngành hàng này Sơ đồ tổ chức này đảm bảo sự phát triển của từng ngành hàng, đảm bảo cho các ngành hàng phát triển một cách hiệu quả hơn Nếu khi có sự cố, sự cố này

Trang 16

chỉ có ở một hay một vài ngành hàng, khi đó với cơ cấu tổ chức này sẽ đảm bảo đi sâu vào giải quyết vấn đề của ngành hàng đó, chứ không áp đặt cho những ngành hàng khác Như vậy, tính hiệu quả sẽ cao hơn Các phòng ban cũng vừa độc lập trong việc giải quyết vấn đề hơn và cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong nội bộ công ty hơn.

1.2.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chủ yếu là nhân lực trẻ, với độ tuổi chủ yếu trong khoảng từ 21 tuổi đến 35 tuổi Vì vậy, nguồn nhân lực công ty nhiệt tình, năng động với tuổi trẻ, nhiệt huyết Nguồn nhân lực của công ty ngày càng được đảm bảo cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm

(Đvt: Người)

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của CTCP Kinh Đô miền Bắc)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được số lượng lao động của công ty qua các năm liên tục tăng Do công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu của công ty Năm 2001 nhân lực của công ty chỉ có 422 nhân lực, đến năm 2003 nguồn nhân lực của công ty đã tăng lên hơn gấp đôi Hai năm sau, tức là năm 2005 tổng nhân lực của công ty là 1494 nhân lực, đến năm 2007 là 1840 nhân lực và đến năm 2009 thì tổng nhân lực của công ty đã tăng lên 2.200 nhân lực Như vậy, sau 8 năm, từ năm 2001 đến năm 2009 tổng nhân lực của công ty đã tăng gấp hơn 5 lần.

Trang 17

Mức tăng bình quân là gần 53%/năm Đây là mức tăng khá cao, cho thấy công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL củaCTCP Kinh Đô miền Bắc)

Xét về mặt cơ cấu lao động theo khu vực địa lý ta thấy, tuy trụ sở chính của Kinh Đô miền Bắc nằm ở Hưng Yên Nhưng tỷ lệ lao động ở Hưng Yên cũng chỉ chiếm quá nửa (chiếm 56,5%), còn tỷ lệ lao động từ các tỉnh khác cũng chiếm tới 43,5% Vì công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp, nên sẽ có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực tại khu vực đó Dẫn đến công ty phải tuyển lao động từ khu vực khác Điều này cũng làm tăng chi phí của công ty, do phải tổ chức đưa đón cán bộ nhân viên đi làm Do đó, công ty cũng gặp phải một vài cản trở từ vấn đề này

Cơ cấu lao động theo giới tính nhìn chung số lao động nữ nhiều hơn lao động nam qua các năm Mức chênh lệch này là không lớn Vì công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực ngành thực phẩm nên cơ cấu lao động theo giới tính cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 - 2009

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại P.PTNNL củaCTCP Kinh Đô miền Bắc)

Trang 18

Hình 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004 – 2009

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại P.PTNNL củaCTCP Kinh Đô miền Bắc)

Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Kinh Đô Miền Bắc luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tư tưởng cầu tiến, công ty đã có những chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm phát huy khả năng, tính sáng tạo, giúp họ đạt được những thành công và tính chuyên nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cho công ty cũng như chính bản thân mỗi nhân viên.

Theo loại hình lao động, cơ cấu lao động của công ty được chia thành: trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất.

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009

Trang 19

Hình 1.5: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004 - 2009

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL củaCTCP Kinh Đô miền Bắc)

Nhìn vào bảng và hình trên ta thấy rằng lực lượng lao động gián tiếp tương đối ổn định Còn lao động trực tiếp sản xuất thì tăng qua các năm, mức tăng cao hơn mức tăng của lao động gián tiếp sản xuất.

Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009

(Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc)

Kể từ khi thành lập và phát triển, tỉ lệ về số lượng nhân lực trong các khối kinh doanh, khối hỗ trợ, khối sản xuất và quản lý tương đối ổn định Đó là do cơ cấu tổ chức quyết định mối tương quan giữa những bộ phận trên chuỗi giá trị của sản phẩm và sự phân công lao động hiệu quả.

Trang 20

Hiện nay, cơ cấu nhân sự theo cấp bậc chức vụ của công ty cũng đã có

(Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc)

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy được, các cấp bậc chức vụ cùng tăng lên với sự tăng lên của tổng lao động.

Cơ cấu nhân sự theo trình độ lao động của công ty trong những năm qua đã có sự thay đổi nhưng chưa có sự thay đổi lớn:

Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004 - 2009

(Nguồn: Phòng PTNNL CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, trình độ của người lao động trong công ty đã có sự thay đổi qua các năm, nhưng sự thay đổi này chưa lớn Đến năm 2009 trình độ Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng cũng chỉ chiếm có 7% tổng số nhân lực trong công ty, tăng 263 nhân lực tức là tăng khoảng 4% so với năm 2004; trình độ

Trang 21

trung cấp và bằng nghề chiếm 16% tổng nhân lực trong công ty, giảm 145 nhân lực tức là giảm khoảng 20% so với năm 2004; và trình độ Trung học phổ thông (THPT), Trung học cơ sở (THCS) chiếm lớn nhất 77% (chủ yếu là công nhân) tăng khoảng 16% so với năm 2004 Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với công ty hiện nay.

Hình 1.6: Cơ cấu về trình độ nhân lực của công ty năm 2009

(Nguồn: Thống kê cơ cấu lao động năm 2009 tại phòng PTNNL củaCTCP Kinh Đô miền Bắc)

1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, Kinh Đô Miền Bắc đã rất chú trọng đến việc đầu tư trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty.

Kinh Đô miền Bắc đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practies) là quy phạm sản xuất và SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure) là quy phạm vệ sinh

Công ty đã thực hiện rất nhiều những dự án nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng những mục tiêu mà công ty đã đề ra Trong những năm qua công ty không ngừng đầu tư để mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất Tính đến năm 2009, diện tích nhà xưởng của công ty đã lên đến gần 16ha So với diện tích nhà xưởng của công ty vào năm 1999 khi bắt đầu có dự án là 2,5ha đã lớn hơn rất nhiều.

Trang 22

Hình 1.7: Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án

Đvt: Vốn đầu tư (tỷ đồng); Diện tích (nghìn m2)

Dự án năm 1999 Dự án năm 2006 Dự án năm 2009 Dự án năm 2011

(Nguồn: Tài liệu dùng chung tại CTCP Kinh Đô miền Bắc)

Năm 1999: Dự án sản xuất bánh kẹo;

Năm 2006: Dự án mở rộng sản xuất bánh kẹo, nước giải khát; Năm 2009: Dự án mở rộng sản xuất kem Kidos;

Năm 2011: Dự án tổ hợp các nhà máy sản xuất thực phẩm.

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy rằng công ty đã liên tục mở rộng, phát triển các dự án sản xuất, nhằm mở rộng quy mô sản xuất Như vậy, trong các năm qua công ty không ngừng đầu tư cơ sở vật chất Tổng vốn đầu tư năm 1999 là 119 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 mức đầu tư cho dự án đã lên tới 310 tỷ đồng (gấp hơn 2,5 lần năm 1999) Ước tính sang đến năm 2011, công ty có mức vốn đầu tư cho dự án là 1510 tỷ đồng Đây là con số không phải nhỏ Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được đầu tư cao, nhằm mở rộng quy mô sản xuất cũng như tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Với hệ thống máy đánh bột, định hình sản phẩm, lò nướng và máy đóng gói của công ty được nhiều chuyên gia đánh giá là hiện đại và linh hoạt cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau Đặc điểm nổi bật của hệ thống máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng là đồng bộ, khép kín và được ứng dụng

Trang 23

những tiến bộ của công nghệ tin học, đó là việc cài đặt những thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm bằng phần mềm và khả năng điều chỉnh bằng màn hình tinh thể lỏng Hệ thống máy móc thiết bị được bảo trì thường xuyên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất của công ty với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài luôn có những cải tiến kỹ thuật cho phù hợp hơn nữa với thực tế hoạt động của công ty.

Một số dây chuyền sản xuất của công ty: + Dây chuyền sản xuất bánh cracker;

+ Dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm các loại; + Dây chuyền sản xuất kẹo chocolate.

Công ty có hệ thống các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại.

1.2.5 Các quy trình hoạt động và quy trình công nghệ

Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên thị trường Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám Đốc của CTCP Kinh Đô miền Bắc nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu lập kế hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư Quyết định đầu tư chỉ được đưa ra sau khi các kế hoạch đầu tư phải thỏa mãn đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng phải dựa trên cơ sơ năng lực tài chính của công ty.

Công ty rất chú trọng đến công nghệ chế biến các sản phẩm bánh kẹo Khác với nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác trên thị trường Việt Nam là công ty tiến hành tự pha trộn các loại phụ gia và nguyên vật liệu được kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt Quá trình sản xuất sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ theo từng điểm nút của quy trình chế biến, từ sơ chế nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói cho đến lưu kho, vận chuyển… Do đó mà chất lượng sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc luôn có độ ổn định cao, không bị biến động bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Đội ngũ công nhân của công ty cũng luôn được đào tạo nâng cao tay nghề, đảm bảo làm chủ công nghệ và máy móc sản xuất với phương châm “mỗi công nhân là một người kiểm soát chất lượng đối với vị trí công việc của mình”.

Các quá trình tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, giải quyết các yêu cầu đó cũng như các quá trình mua sắm vật tư, dịch vụ, lên kế hoạch sản xuất,… đều được công ty làm theo một quy trình Nhằm nâng cao tính hiệu quả của các quá trình cũng như tính thống nhất của nó Ví dụ: khách hàng có những yêu cầu, công ty tiếp nhận những yêu cầu đó Sau đó những yêu cầu này sẽ được xem xét Khi yêu cầu

Trang 24

nào được chấp nhận, thì công ty sẽ tiến hành sản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng Sau đó, sản phẩm được đưa đến cho khách hàng Quá trình không chỉ dừng lại ở đó, mà sau khi khách hàng nhận sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp, công ty tiến hành tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu Sau đó là đánh giá chất lượng nội bộ.

Trang 25

Hình 1.8: Sơ đồ các quá trình

Các yêu cầu

Yêu cầu được chấp nhận

Xem xét của lãnh đạo QT.LD.02.05

Cải tiến, khắc phục, phòng ngừa QT.LD.02.04

Quy trình tuyển dụng nhân sự QT.NS.02.01

Đào tạo nguồn nhân lực QT.NS.02.02

Kiểm soát tài liệu QT.LD.02.01

Kiểm soát chất lượng QT.LD.02.02

(Nguồn: Phòng Phát triển nguồn nhân lực CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miềnBắc)

1.2.6 Vốn

Từ năm 2000 đến năm 2008 công ty đã trải qua 8 lần điều chỉnh vốn như sau:

+ Lần 1: 11/08/2000 Tăng vốn điều lệ lên 13.000.000.000 đ; + Lần 2: 30/01/2002 Tăng vốn điều lệ lên 23.700.000.000 đ; + Lần 3: 28/01/2003 Tăng vốn điều lệ lên 28.440.000.000 đ; + Lần 4: 08/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đ;

SẢN XUẤT, KIỂM TRA SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Lập kế hoạch điều độSản xuất bánh SoliteSản xuất Snacks Sản xuất bánh mì và sandwich Sản xuất CookiesSản xuất bánh bông lan

Bánh trung thu Sản xuất bánh tươi cácloại Bánh First PieNghiên cứuKiểm tra, thử nghiệmLưu kho

Quản lý thiết bịTriển khai sản xuấtQuản lý thiết bị đo

Trang 26

+ Lần 5: năm 2005 Tăng vốn điều lệ lên 70.000.000.000 đ; + Lần 6: năm 2006 Tăng vốn điều lệ lên 84.000.000.000 đ; + Lần 7: năm 2007 Tăng vốn điều lệ lên 107.000.000.000 đ; + Lần 8: năm 2008 Tăng vốn điều lệ lên 130.000.000.000 đ.

Tỷ lệ tăng vốn bình quân của công ty là 45%/năm Đây là một tỷ lệ lớn, cho thấy mức độ đầu tư cũng như sự quan tâm của giới đầu tư vào công ty là rất lớn

Hình 1.9: Tình hình vốn điều lệ qua các năm

(Đvt: tỷ đồng)

(Nguồn: http://www.kinhdo.vn)

Đây là kết quả tốt, vì vậy công ty cần cố gắng phát triển hơn.

1.2.7 Một số hoạt động quản trị

1.2.7.1 Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Hiện nay, thị trường bánh kẹo miền Bắc đang rất phát triển Kinh Đô miền Bắc cũng đã có mặt trên thị trường thế giới Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn được công ty chú trọng.

Hoạt động nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới của công ty trước đây được triển khai chuyên trách và kết hợp bởi một số

Trang 27

phòng bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật, phòng bánh công nghiệp và phòng bánh Bakery Nhưng đến năm 2007 công ty đã chính thức thành lập phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty được xác định là sẽ tập trung vào tất cả các khâu từ sơ chế nguyên vật liệu, chế biến, định hình đến bảo quản chất lượng để tạo ra sự vượt trội so với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác Chiến lược của công ty là đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty trong giai đoạn sắp tới, do đó phòng đã được tăng cường đội ngũ nhân sự lên đến 12 người, được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, những trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu cũng đã được đầu tư tương đối đầy đủ Trong thời gian qua, công ty đã liên tục nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm mới, cùng với việc cải tiến chất lượng, phát triển thêm mùi vị mới, đa dạng quy cách mẫu mã đối với những sản phẩm đã tung ra thị trường và tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm đáp ứng hoạt động xuất khẩu.

Theo đánh giá của người tiêu dùng, một số sản phẩm của Kinh Đô hiện bị đánh giá là ngọt hơn so với sản phẩm cùng loại của các Công ty sản xuất bánh kẹo khác Do đó, phòng nghiên cứu và phát triển cũng thường xuyên phối hợp với những bộ phận nghiên cứu thị hiếu khách hàng để cho ra đời những sản phẩm được ưa chuộng hơn nữa Bên cạnh đó, sản phẩm bánh kẹo của các công ty nước ngoài hiện nay tập trung hơn đến thành phần dinh dưỡng, đáp ứng tốt hơn cho người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và cả những người tiêu dùng đang ở chế độ ăn kiêng Công ty Kinh Đô miền Bắc cần phải tổ chức những hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm hướng tới xu hướng tiêu dùng hiện nay.

1.2.7.2 Quản trị tiêu thụ

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là một hoạt động thụ động, rời rạc mà nó là một quá trình hoạt động xuyên suốt từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức hệ thống kênh phân phối đến người tiêu dùng, hoạt động marketing, hoạt động bán hàng, dịch vụ sau bán hàng, phản hồi của khách hàng… Đặc biệt, công ty muốn mở rộng thị trường, muốn tăng thị phần thì hoạt động quản trị tiêu thụ cần được hết sức quan tâm Để có thể bán được sản phẩm trên thị trường, việc công ty tạo ra sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cũng chưa phải là đủ để công ty có thể phát triển bền vững.

Trang 28

Hoạt động Marketing của công ty được chuyên trách bởi Phòng Marketing Mục tiêu marketing của công ty phải phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược giảm tính mùa vụ trong thời gian trung hạn Các biện pháp để đạt được những mục tiêu trên là công ty áp dụng các chính sách khuyến mại, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, duy trì quan hệ với khách hàng Có thể nói, trong thời gian ngắn hạn các chương trình khuyễn mại luôn phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, việc khuyến mại thường được áp dụng cho người tiêu dùng cuối cùng, vì đây là đầu mối phân phối sản phẩm trực tiếp đến với người tiêu dùng Nhưng trong dài hạn, thì vấn đề khuyến mại không được chú ý đến Mà việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng vì thị trường rất nhạy cảm với các sản phẩm mới Đồng thời, việc đa dạng hoá các sản phẩm và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong từng mùa vụ cũng làm giảm tính thời vụ Việc phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty sẽ làm cho thương hiệu Kinh Đô ngày càng phát triển Vào trung tuần tháng 8 năm 2009, Kinh Đô tự hào tham dự đêm Gala Thương Hiệu Nổi Tiếng tại Hà Nội để đón nhận danh hiệu Thương Hiệu Nổi Tiếng Nhất ngành hàng thực phẩm Theo cuộc bình chọn, thương hiệu Kinh Đô xếp hạng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, chỉ sau HonDa, Omo và Nokia

Hiện nay, công ty có một hệ thống các cửa hàng Kinh Đô Bakery taị Hà Nội và mạng lưới đại lý bán hàng tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Kinh Đô hiện có 9 Bakery đều nằm trên địa bàn Hà Nội Việc mở rộng mạng lưới các đại lý khắp các tỉnh phía Bắc, việc các sản phẩm Kinh Đô tràn ngập khắp các quầy hàng là một cách làm hữu hiệu để phát triển hơn nữa thương hiệu Kinh Đô

Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của công ty Vì vậy, công ty luôn quan tâm đến những chính sách duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng Từ đó Kinh Đô có thể xây dựng hình ảnh của mình đối với thị trường cũ và mở rộng ra những thị trường mới.

1.2.7.3 Quản trị chất lượng

Kinh Đô là công ty chế biến thực phẩm, sản xuất bánh kẹo cao cấp các loại, … Vì vậy, vấn đề chất lượng có vai trò rất quan trọng để công ty có thể hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình Công ty luôn luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý Vào tháng 8 năm 2004, Kinh Đô đã đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI của Vương quốc Anh

Trang 29

cấp Và hệ thống đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp vào năm 2005 Đây là chứng chỉ có giá trị quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm do tổ chức Quacert đánh giá và cấp chứng nhận Việc này đã đánh dấu một bước tiến mới cho các sản phẩm của Kinh Đô trong việc khẳng định chất lượng cao cấp đối với thị trường

Công ty còn áp dụng 8 quy trình vệ sinh chuẩn gọi là 8 SSOP Cũng như áp dụng chương trình 5S cho các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất Nhằm làm hình ảnh công ty ngày càng tốt hơn cũng như nâng cao tinh thần, tính chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên.

Để đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế HACCP, công ty đã triển khai thực hiện tiêu chuẩn này từ đầu năm 2005 Đây là hệ thống mang tính phòng ngừa, áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm quốc tế, đòi hỏi độ an toàn và vệ sinh cao.

Trong năm 2009, công ty đã áp dụng thành công hệ thống phần mềm SAP cho modun bán hàng và modun sản xuất Năm 2010 tới, công ty sẽ tiếp tục triển khai áp dụng phần mềm này vào hệ thống nhân sự SAP là quy trình tạo mã, thống nhất cách thức và thủ tục cần thiết tạo mã mới hoặc mở rộng từ các mã đã tồn tại sẵn Quy trình tạo mã này áp dụng cho các loại hàng hoá gồm: nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ, vật tư,… Phần mềm SAP sẽ được công ty Kinh Đô miền Bắc áp dụng cho các phòng ban liên quan trực tiếp đến việc tạo mã như: phòng R&D, phòng sản xuất, phòng kế hoạch, Bakery,… Tiến trình áp dụng phần mềm SAP là: xác định yêu cầu tạo mã SAP, cung cấp thông tin, tổng hợp thông tin, kiểm tra, tạo mã SAP, thông báo mã, kết thúc Việc áp dụng phần mềm này đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty.

Hoạt động kiểm tra chất lượng tại công ty hiện nay được thực hiện trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất Mọi hoạt động sản xuất bánh kẹo của công ty được cụ thể hoá thành những quy trình sản xuât, được trình bày bằng những văn bản và lưu đồ Nội dung của nó là trình bày chi tiết các bước công việc cần làm, người chịu trách nhiệm thực hiện và người chịu trách nhiệm kiểm tra Với từng bước công việc lại có các tài liệu hướng dẫn cụ thể Tất cả các công nhân vận hành dây chuyền của công ty đều phải được đào tạo cơ bản, phải nắm vững những quy trình sản xuất cũng như bước công việc mà họ phải đảm nhiệm Sản phẩm được bán ra thị trường, không dừng lại ở đấy, công ty còn tiến hành theo dõi chất lượng sản phẩm sau khi bán để sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt, đảm bảo, tạo ra lòng tin từ phía khách hàng.

Trang 30

Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải một số vấn đề về chất lượng Vào tháng 7/2009 trên thị trường đã xuất hiện những thông tin về sản phẩm Solite của Kinh Đô bị mốc xanh trước khi hết hạn sử dụng Sau khi biết được thông tin này, công ty đã cử cán bộ xuống hiện trường xác nhận và mang mẫu về công ty kiểm tra Sau quá trình kiểm tra, cho thấy sản phẩm của công ty bị lỗi, đó là do sản phẩm đó khi sản xuất thì gặp sự cố mất điện Điều này cho thấy hoạt động quản trị chất lượng trong công ty chưa thật sự là tốt, cần phải có những biện pháp điều chỉnh sao cho không còn xảy ra những tình trạng tương tự như trên.

1.3 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tygiai đoạn 2004 – 2009

Trong những năm gần đây, công ty đã liên tục phát triển Được thể hiện thông qua những con số về doanh thu, lợi nhuận, cũng như Thương hiệu Kinh Đô đang ngày càng được khẳng định.

Để có được kết quả như vậy công ty đã có những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển, mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hơn Vì vậy mà thương hiệu Kinh Đô đang ngày càng được khẳng định.

Bảng 1.6: Kết quả hoạt động của công ty Kinh Đô miền Bắcgiai đoạn 2004 – 2009

(Đvt: triệu đồng)

Doanh thu thuần 275.008 354.429 419.429 561.516 689.380 767.700 Lợi nhuận sau thuế 23.715 33.912 60.712 72.307 978,749 88.300

Nộp ngân sách 3.351 5.758 5.094 22.120 316,250 19.700

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của Kinh Đô miền Bắc)

Hình 1.10: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công tygiai đoạn 2004-2009

Trang 31

Doanh thu thuầnLợi nhuận sauthuế

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 của Kinh Đô miền Bắc và khoá đào tạo về“Giới thiệu CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc”)

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được doanh thu của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2004 – 2009 Cụ thể: doanh thu năm 2005 tăng 29% so với năm 2004 (năm 2005 tăng gần 80 tỷ đồng so với năm 2004) Đến năm 2006 thì doanh thu tăng hơn năm 2005 là 18%, thấp hơn mức tăng của năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 tăng gần 65 tỷ đồng so với năm 2005 Năm 2007 là năm có mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2004 – 2008, tăng gần 34% so với năm 2006 (tăng 142 tỷ đồng) Sang đến năm 2008 thì mức tăng này có chiều hướng giảm xuống, mức tăng năm 2008 so với năm 2007 là 23% (về mặt tuyệt đối, năm 2008 tăng 128 tỷ đồng so với năm 2007) Năm 2009, doanh thu tăng khoảng 11% so với năm 2008 (tăng hơn 78 tỷ đồng) Mức tăng trưởng bình quân của doanh thu thuần trong giai đoạn 2004 – 2009 là 38%/năm Đây là một kết quả mà công ty đã phải cố gắng nỗ lực trong những năm qua.

Lợi nhuận sau thuế của công ty có mức biến động khác so với mức biến động của doanh thu trong giai đoạn này Tính từ năm 2004 đến năm 2007 lợi nhuận sau thuế liên tục tăng Cụ thể: năm 2005 tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm 2004 (tăng 43%), năm 2006 tăng 79% so với năm 2005 (tăng gần 27 tỷ đồng) Đến năm 2007 mức độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm xuống, mức tăng là 19% so với năm 2006 (tăng hơn 11 tỷ đồng) Mức tăng lợi nhuận sau thuế của công ty đã khác mức tăng doanh thu Mức tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 lớn hơn mức tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 Nhưng mức tăng lợi nhuận sau thuế lại

Trang 32

khác, năm 2007 so với năm 2006 tăng ít hơn mức tăng của năm 2006 so với năm 2005 Như vậy, doanh thu tăng chưa chắc lợi nhuận cũng tăng cùng do những nguyên nhân về chi phí, về quản lý,… Đến năm 2008, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt có chưa đến 1 tỷ đồng Dẫn đến tình trạng này là do, trong giai đoạn 2004 – 2007 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra tương đối ổn định, các công tác quản lý vẫn còn hợp lý,… Nhưng đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công ty đã tiến hành trích quỹ dự phòng tài chính dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm đã không đạt được như mục tiêu kế hoạch đặt ra Dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn 978 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 cũng lớn hơn rất nhiều so với năm 2008, năm 2009 tăng hơn 87 tỷ so với năm 2008 Như vậy, năm 2009 công ty đã có kết quả khả quan hơn rất nhiều so với năm 2008.

Riêng trong năm 2009 thì: trong quý IV năm 2009, công ty đạt 266 tỷ đồng doanh thu, tăng 37 tỷ đồng so với quý III Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận quý IV lại chỉ đạt 27,62 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 35,54 tỷ đồng của quý III Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 đạt 109 tỷ đồng, vượt 82% so với kế hoạch đầu năm là 60 tỷ đồng Đến tháng 10/2009, công ty đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế lên 100 tỷ đồng Cuối năm 2009, Kinh Đô miền Bắc đã chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% để tăng vốn lên 147,5 tỷ đồng.

Năm 2009 công ty đã đạt được kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau: - Do tiếp tục các hoạt động đầu tư mở rộng thị trường ở phía Bắc và các tỉnh lân cận Hà Nội;

- Tăng giá các dòng sản phẩm bánh: loại bánh lẻ trung bình tăng khoảng 8%, bánh hộp cao cấp tăng 15% so với cùng kỳ năm trước;

- Sự phục hồi của thị trường tài chính giúp Công ty được hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn Khoản hoàn nhập tính tới thời điểm cuối quý II là 15 tỷ.

Theo đánh giá của cấp quản lý công ty thì năm 2009 đạt được kết quả như vậy, một phần là do sự nỗ lực của công ty, mặt khác là do công ty “ăn xác chết”.

Số lao động hàng năm của công ty qua các năm đang tăng dần theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng.

Bảng 1.7: Số lượng lao động của CTCP Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004 – 2009

Trang 33

(Đvt: Người)

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng Phát triển nguồn nhân lực CTCP Kinh Đô miền Bắc)

Bên cạnh đó, đời sống cũng như mức thu nhập của lực lượng lao động trong công ty ngày càng tăng Biểu hiện qua mức thu nhập bình quân của lao động trong công ty tăng qua các năm.

Bảng 1.8: Thu nhập bình quân trên một lao động qua các năm

Từ những kết quả trên cho ta thấy rằng, trong những năm qua công ty Kinh Đô miền Bắc đã gặt hái được nhiều kết quả thành công, bên cạnh những khó khăn mà công ty cần trải qua Đó là toàn bộ sự nỗ lực của công ty Nhưng với môi trường kinh doanh hiện nay, công ty cần có những chiến lược cũng như những bước đi đúng đắn, sẵn sàng đối phó với những thay đổi trong môi trường tránh rơi vào thế bị động Nhằm phát triển công ty một cách bền vững.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ,NHÂN VIÊN TẠI CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC

Trang 34

Thị trường lao động hiện tại

Công tác tạo động lực của đối thủ cạnh tranh

Tạo động lực lao

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhânviên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Công tác tạo động lực lao động chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau Nhưng nhìn chung, nó chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính đó là:

+ Nhóm 1: nhóm nhân tố bên trong công ty; + Nhóm 2: nhóm nhân tố bên ngoài công ty.

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhânviên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Như hình trên ta thấy được, yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong công ty chủ yếu là: tình hình tài chính, phong cách của nhà lãnh đạo, sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất và trang thiết bị, quy trình hoạt động và quy trình công nghệ, cơ cấu lao động Nhóm yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác

Trang 35

tạo động lực của công ty gồm: thị trường lao động hiện tại và công tác tạo động lực lao động của đối thủ cạnh tranh Cụ thể:

 Nhóm yếu tố bên trong công ty:

+ Tình hình tài chính:

Để triển khai và thực hiện được các công tác nhằm tạo động lực cho cán bộ, nhân viên công ty cần phải có khả năng về tài chính Một công ty không thể tăng mức lương của người lao động, hay tăng mức thưởng nếu công ty đang gặp phải khó khăn về tài chính Hay khi công ty muốn tổ chức một hoạt động như: tặng quà cho con em người lao động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tặng quà cho chị em phụ nữ trong công ty nhân ngày 08/03,… nếu không có khả năng về tài chính, thì công ty khó có thể thực hiện được các công tác tạo động lực làm việc cho người lao động Như vậy, tình hình tài chính của một công ty không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến công tác tạo động lực cho người lao động, nhưng nó cũng rất quan trọng để có thể thực hiện được công tác này.

Công ty Kinh Đô miền Bắc là công ty có tiềm lực về tài chính khá lớn Với nguồn vốn hiện nay của công ty là 130 tỷ đồng Việt Nam Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của doanh thu, lợi nhuận qua các năm Như ta đã phân tích trong phần “Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 –

(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng nguồn quỹ lương, thưởng và quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty tăng qua các năm Quỹ lương thưởng năm 2009 gấp hơn 2 lần năm 2004 (hơn 31,656 tỷ đồng so với năm 2004) Mức tăng bình quân một năm của quỹ lương, thưởng khoảng 25% Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2009 gấp hơn 12 lần so với năm 2004 (hơn 2,685 tỷ đồng so với năm 2009) Mức tăng

Trang 36

bình quân một năm của quỹ khen thưởng phúc lợi khoảng 228% Từ đó ta có thể thấy rằng mức tăng này khá cao

Với nguồn quỹ như vậy, công ty có đủ khả năng về tài chính để triển khai và thực hiện các biện pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động cả về mặt tài chính cũng như phi tài chính.

+ Phong cách của nhà lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Đó cũng là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ

Phong cách của nhà lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến cách làm việc cũng như cách giải quyết vấn đề của cấp dưới Nếu người lãnh đạo khó tính, lúc nào cũng đăm đăm soi việc cấp dưới, sẽ tạo ra một bầu không khí làm việc căng thẳng, dễ dẫn đến năng suất làm việc tốt Đặc biệt, có thể dẫn đến việc họ chỉ cố gắng làm tốt khi có mặt của người lãnh đạo ở đó Còn nếu nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo gần gũi, luôn sẵn sàng giao việc cho cấp dưới, sẽ khai thác được sự sáng tạo của cấp dưới Dẫn đến năng suất làm việc cao hơn, bầu không khí làm việc cũng thoải mái hơn.

Nhà lãnh đạo CTCP Kinh Đô miền Bắc là nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ Theo cách quản lý này, nhà lãnh đạo biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định Cách quản lý này tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch Đồng thời, tạo ra một bầu không khí tâm lý làm việc tích cực trong quá trình quản lý Đây là cách quản lý tạo ra một bầu không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ Từ đó làm tăng hiệu quả làm việc kể cả khi không có mặt của người lãnh đạo.

Không những chỉ nhà lãnh đạo cấp cao, mà các bậc quản lý cấp trung cũng có xu hướng lãnh đạo như vậy do chịu ảnh hưởng của nhà lãnh đạo cấp cao Đó là, duy trì quan hệ với cấp dưới một cách lịch sự trên cơ sở của lòng tin, sự tôn trọng cũng như một bầu không khí làm việc thoải mái.

+ Sản phẩm và dịch vụ:

Đây là yếu tố cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác tạo động lực lao động Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào bản thân từng cá nhân, mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những sở thích khác nhau trong lựa chọn công ty kinh doanh những sản phẩm, dịch

Trang 37

vụ nào để làm Nhưng với những công ty sản xuất và kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ hữu ích, không có hại cho môi trường, cho con người,… sẽ có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động Với những sản phẩm bị cấm, bị hạn chế, gây độc hại cho con người và môi trường sẽ không tạo được động lực làm việc

Công ty Kinh Đô miền Bắc với dòng sản phẩm chủ yếu là bánh, kẹo là những mặt hàng thiết yếu đối với nhu cầu người tiêu dùng, những sản phẩm này cũng được khuyến khích sản xuất, không thuộc loại mặt hàng cấm hay hạn chế Vì vậy, vấn đề sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường không làm hạn chế động lực làm việc của người lao động.

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của một công ty cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác tạo động lực làm việc cho người lao động Người lao động sẽ thấy có động lực làm việc hơn nếu được làm việc trong một công ty mà cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại Vì được làm việc trong một điều kiện như vậy, họ thấy rằng mình đang được làm việc trong một công ty có tầm, được làm việc trong một môi trường hiện đại, có cơ hội tiếp xúc với những cái mới.

Kinh Đô miền Bắc là công ty có cơ sở vật chất rộng, khang trang Cùng với những trang thiết bị tốt phục vụ cho công việc Vì vậy, cán bộ nhân viên công ty cũng thấy thoải mái làm việc hơn Từ đó làm tăng hiệu quả làm việc cũng như động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên.

+ Cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động của công ty cũng có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động trong công ty Với mỗi công ty có những cơ cấu lao động khác nhau, đặc điểm lao động khác nhau sẽ có những biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy động lực làm việc của người lao động Ví dụ: một công ty kỹ thuật với số lao động nam là chủ yếu sẽ có những biện pháp thúc đẩy động lực làm việc khác so với một công ty mà số lao động nữ chiếm đa số Trình độ của người lao động, cơ cấu nhân lực theo cấp bậc chức vụ khác nhau ở các tổ chức khác nhau thì công tác tạo động lực cũng khác nhau Cơ cấu giới tính của công ty không có ảnh hưởng nhiều đến công tác tạo động lực lao động Cơ cấu theo trình độ nhân lực của công ty có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc Mỗi trình độ nhân lực sẽ có những nhu cầu khác nhau, dẫn đến yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng khác nhau Trong những năm qua cơ cấu lao động theo trình độ của công ty có những thay đổi, nhìn

Trang 38

chung trình độ của người lao động được nâng cao hơn Trình độ Thạc Sỹ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp, bằng nghề tăng qua các năm Vì vậy, công ty cũng cần xác định những hướng tạo động lực khác theo trình độ của người lao động.

 Nhóm yếu tố bên ngoài của công ty:

+ Thị trường lao động hiện tại:

Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp mới - khoảng 30.000 doanh nghiệp mỗi năm - đã làm giảm đáng kể số người thất nghiệp Một điều dễ nhận thấy là lực lượng lao động nước ta đông đảo nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (khoảng 35% năm 2008) Một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23 (khoảng 50%) bước vào thị trường lao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề Lao động phổ thông dư thừa lớn, song thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao Hiện nay, ngay chính lao động phổ thông cũng thiếu trong các khu công nghiệp Nhiều doanh nghiệp phải thu hút lao động phổ thông từ các tỉnh khác, do ở trong khu vực không đáp ứng đủ.

Chạy đua với các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã khởi động kế hoạch thu hút nhân tài, nhân viên giỏi vào làm việc, giữ chân những nhân viên giỏi, làm giảm tâm lý nhảy việc sang những doanh nghiệp khác Cuộc đua giành giật nguồn nhân lực càng tăng tốc ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng thương hiệu, tăng thị phần trong nước lẫn ngoài nước, các doanh nghiệp đều coi trọng việc đầu tư cho đội ngũ quản trị viên cao cấp, nhân viên chuyên nghiệp hóa Nhu cầu tuyển lao động cao cấp, nhất là các vị trí quản trị, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tăng vọt trong những năm qua kể từ 2006 Thế nhưng, trong khi cầu tăng đột ngột thì chỉ có khoảng 30% ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển lao động chất lượng cao trên thị trường lao động hiện nay Các vị trí quản trị viên trung cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân lực, trưởng phó phòng các bộ phận chuyên môn…thêm vào đó sắp tới, sẽ có nhiều quỹ đầu tư của nước ngoài, tập đoàn dịch vụ bán lẻ, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm… đổ bộ vào Việt Nam Vì thế nhu cầu tuyển nhân lực trung, cao cấp của lĩnh vực này rất lớn Do vậy cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngày một gay gắt hơn khi có nhiều công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam Trước thực tế đó, một số

Trang 39

công ty có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả công ty trong nước phải chọn giải pháp nhập khẩu lao động là người nước ngoài, kể cả công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc.

+ Công tác tạo động lực lao động của các đối thủ cạnh tranh:

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong thị trường bánh kẹo tại Việt Nam đều là đối thủ trực tiếp của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi như: Kinh Đô miền Bắc, HaiHaCo, Bibica, Hải Châu, Hữu Nghị, Hải Hà Kotobuki,… Mỗi doanh nghiệp có những thế mạnh khác nhau về sản phẩm của mình.

HaiHaCo là đối thủ cạnh tranh mạnh của Kinh Đô miền Bắc HaiHaCo có những chính sách riêng thu hút nhân lực, cũng như tạo động lực lao động cho người lao động công ty:

+ Về tuyển dụng và đào tạo: do nhập khẩu dây chuyền mới, công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hóa Công ty rất chú trọng đến việc cử cán bộ, nhân viên đi học nâng cao tại các trường Đại học, trung tâm đào tạo để cập nhật kiến thức.

+ Về lương: công ty cũng xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng theo ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước Cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng và gián tiếp được hưởng lương thời gian, công nhân sản xuất trực tiếp được hưởng lương theo sản phẩm.

+ Về thưởng: nhằm khuyến khích động viên người lao động trong công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, công ty có những chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể.

+ Bảo hiểm và phúc lợi: được công ty áp dụng theo đúng quy định của pháp luật Nhìn chung, công tác tạo động lực của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam đang được quan tâm Mỗi công ty lại có những chiến lược cũng như hướng đi riêng cho mình.

2.2 Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại công tyKinh Đô miền Bắc

2.2.1 Tạo động lực thông qua các công cụ tài chính

2.2.2.1 Thông qua chế độ tiền lương

Trang 40

Việc sử dụng tiền lương phải đảm bảo công bằng giữa hao phí bỏ ra của người lao động với thu nhập của họ, đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, đảm bảo tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và phải trở thành động lực của người lao động Tiền lương đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, người lao động có quyền được hưởng thành quả mà họ làm ra.

Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, nó tác động rất lớn đến động lực làm việc của người lao động Cần sử dụng tiền lương như một công cụ cơ bản để tạo động lực vật chất đối với người lao động.

Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở thỏa thuận.

Bản chất của tiền lương trả cho người lao động chính là giá cả sức lao động Đối với người lao động thì tiền lương là một khoản tiền để tái sản xuất ra sức lao động, là khoản thu nhập chính và trực tiếp ảnh hưởng đến mức sống của họ.

Trong các học thuyết tạo động lực thì nhu cầu vật chất luôn được ưu tiên hàng đầu Để tạo động lực thì tiền lương phải đảm bảo tính công bằng, đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau của nền kinh tế.

Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt và dịch vụ cần thiết Đồng thời tiền lương cũng ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội Khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức.

Công ty Kinh Đô miền Bắc là công ty cổ phần, nên lương của người lao động được trả theo hợp đồng thỏa thuận khi làm hợp đồng lao động Quy chế về lương được xây dựng cụ thể cho từng khối như: quy chế lương khối kinh doanh, quy chế lương Bakery, quy chế lương hành chính,… Từng quy chế lương ở các khối cụ thể sẽ có những mức lương ở từng vị trí khác nhau Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, tức là tiền lương cán bộ, nhân viên nhận được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền lương đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày) thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách tối thiểu đã được xây dựng trước.

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:05

Hình ảnh liên quan

Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty cổ phần - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty cổ phần Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.2.

Tổng số lao động việc làm qua các năm Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.3.

Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004-2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 1.1.

Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2004-2009 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004-2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 1.2.

Cơ cấu lao động theo loại hình lao động giai đoạn 2004-2009 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Theo loại hình lao động, cơ cấu lao động của công ty được chia thành: trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

heo.

loại hình lao động, cơ cấu lao động của công ty được chia thành: trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất Xem tại trang 16 của tài liệu.
Nhìn vào bảng và hình trên ta thấy rằng lực lượng lao động gián tiếp tương đối ổn định - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ìn vào bảng và hình trên ta thấy rằng lực lượng lao động gián tiếp tương đối ổn định Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 1.3.

Cơ cấu tổ chức nhân lực trong công ty năm 2009 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy được, các cấp bậc chức vụ cùng tăng lên với sự tăng lên của tổng lao động. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ìn vào bảng trên chúng ta thấy được, các cấp bậc chức vụ cùng tăng lên với sự tăng lên của tổng lao động Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004-2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 1.5.

Cơ cấu lao động theo trình độ nhân lực giai đoạn 2004-2009 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 1.6: Cơ cấu về trình độ nhân lực của công ty năm 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.6.

Cơ cấu về trình độ nhân lực của công ty năm 2009 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.7: Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.7.

Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.8: Sơ đồ các quá trình - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.8.

Sơ đồ các quá trình Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 1.9: Tình hình vốn điều lệ qua các năm - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 1.9.

Tình hình vốn điều lệ qua các năm Xem tại trang 24 của tài liệu.
1.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

1.3..

Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2009 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được doanh thu của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2004 – 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

a.

vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được doanh thu của công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2004 – 2009 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 1.8: Thu nhập bình quân trên một lao động qua các năm - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 1.8.

Thu nhập bình quân trên một lao động qua các năm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc Xem tại trang 32 của tài liệu.
Như hình trên ta thấy được, yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong công ty chủ yếu là: tình hình tài chính, phong cách của nhà lãnh đạo, sản  phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất và trang thiết bị, quy trình hoạt động và quy trình  công ngh - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ư hình trên ta thấy được, yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong công ty chủ yếu là: tình hình tài chính, phong cách của nhà lãnh đạo, sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất và trang thiết bị, quy trình hoạt động và quy trình công ngh Xem tại trang 33 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy được tiền lương bình quân 1 lao động/tháng tăng dần qua các năm - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ìn vào bảng trên ta thấy được tiền lương bình quân 1 lao động/tháng tăng dần qua các năm Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.2: Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 – 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 2.2.

Tiền lương bình quân 1 lao động/tháng giai đoạn 2004 – 2009 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.4: Mức phụ cấp về cước phí sử dụng điện thoại của công ty hiện nay - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 2.4.

Mức phụ cấp về cước phí sử dụng điện thoại của công ty hiện nay Xem tại trang 42 của tài liệu.
 Thưởng tết (cuối năm): hình thức thưởng này chỉ được áp dụng cho lao - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ưởng tết (cuối năm): hình thức thưởng này chỉ được áp dụng cho lao Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.6: %Quỹ thưởng trong tổng quỹ lương, thưởng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 2.6.

%Quỹ thưởng trong tổng quỹ lương, thưởng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2009 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Nhìn vào bảng 2.10 và hình 2.9 ta thấy được quỹ tiền thưởng của công ty là khá lớn nhưng tiền thưởng bình quân của một lao động/năm không cao - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

h.

ìn vào bảng 2.10 và hình 2.9 ta thấy được quỹ tiền thưởng của công ty là khá lớn nhưng tiền thưởng bình quân của một lao động/năm không cao Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 2.5: Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên công ty - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Hình 2.5.

Quy trình khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên công ty Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.10: Tình hình đào tạo bên ngoài công ty năm 2009 - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

Bảng 2.10.

Tình hình đào tạo bên ngoài công ty năm 2009 Xem tại trang 64 của tài liệu.
- Văn hóa công ty đang dần hình thành một cách rõ nét. Đang được các lãnh đạo công ty quan tâm nhiều. - Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.DOC

n.

hóa công ty đang dần hình thành một cách rõ nét. Đang được các lãnh đạo công ty quan tâm nhiều Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan