Đổi mới cơ chế quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng kí thành lập
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬPBùi Anh TuấnCục Quản lý đăng ký kinh doanh 1. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpĐại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế-xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật…”. Quán triệt chủ trương này, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong những năm qua đã đánh dấu nhiều cải cách đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Nhờ đó, trong 5 năm 2006-2010, đã có 343,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập (cao gấp 2,3 lần so với 5 năm 2001-2005) với tổng số vốn đăng ký ước đạt 2.600 nghìn tỷ đồng (cao gấp 8,4 lần so với cùng 5 năm 2001-2005). Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã được đổi mới, khắc phục nhiều yếu kém của phương thức quản lý trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, từng bước hoàn thiện theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng vào sự phát triển và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; đồng thời phát huy các nguồn nội lực, khơi dậy ý thức lập nghiệp cho người dân, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân lựa chọn hình thức kinh doanh, lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh, làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng còn hạn chế, thể hiện ở một số điểm sau:a) Công tác xây dựng khung khổ pháp lý còn chưa được hoàn thiệnHệ thống pháp luật về doanh nghiệp – công cụ quản lý quan trọng nhất – hiện đã được đổi mới nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Đây là một trong những tác nhân cơ bản làm cho quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chưa phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó cơ bản là chưa thực sự đảm bảo tính nhất quán, tính đồng bộ, tính ổn định, tính khả thi và tính tiên liệu, cụ thể là: Thứ nhất, tính nhất quán của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp không cao; thiếu đồng bộ giữa các lĩnh vực khác nhau, giữa pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Chức năng tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp đã bị phân tán và đôi khi thiếu sự thống nhất, thậm chí mâu thuẫn về nội dung giữa các quy định pháp luật của các cấp quản lý khác nhau. Vì vậy, thực tế là có nhiều quy định được ban hành nhưng không có đủ điều kiện thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả do thiếu sự đồng bộ giữa các quy định khác nhau. Thứ hai, pháp luật về doanh nghiệp còn hay thay đổi, tính tiên liệu chưa cao. Nguyên nhân là do quá trình soạn thảo chưa có sự chuẩn bị đúng mức và chưa nắm bắt đầy đủ về các quy luật vận động của đối tượng và phạm vi điều chỉnh theo kinh tế thị trường. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp còn bị động, nhằm giải quyết nhu cầu ngắn hạn trước các hiện tượng thực tế đang diễn ra, chưa gắn kết với công tác dự báo và thiếu hẳn một chương trình tổng thể xây dựng pháp luật doanh nghiệp một cách dài hạn và đồng bộ. Vì vậy, nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí không áp dụng được trong thực tế v.v… b) Thiếu cơ chế công khai, minh bạch, vừa làm giảm hiệu suất của công tác quản lý, vừa gây ra tình trạng nhũng nhiễuKhông chỉ thiếu công khai, minh bạch trong xây dựng, hướng dẫn thực hiện pháp luật mà công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập còn thiếu công khai, minh bạch trong công tác phổ biến, tuyên truyền, cung cấp thông tin pháp luật, thông tin doanh nghiệp. Do thiếu sự sắp xếp, bố trí hợp lý, dễ tiếp cận nên mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật được công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, song, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, nắm bắt văn bản pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Thiếu thông tin doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước rất khó khăn trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính sự “mập mờ” về chính sách, pháp luật làm phát sinh nạn nhũng nhiễu, của một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình quản lý doanh nghiệp.222 c) Chưa có cơ chế khuyến khích các đối tượng khác tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệpKinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, một mô hình khung “hậu kiểm” đối với doanh nghiệp bao gồm bảy thành tố: Kiểm tra giám sát nội bộ doanh nghiệp, Kiểm tra giám sát của chủ nợ, Kiểm tra giám sát của Hiệp hội người tiêu dùng, Kiểm tra giám sát của đối thủ cạnh tranh, Kiểm tra giám sát của các hội nghề nghiệp, Kiểm tra giám sát của xã hội và công luận và cuối cùng mới là Kiểm tra giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò giám sát của các nhóm đối tượng trên về hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế do chưa được nhận thức đúng đắn cũng như thiếu các công cụ, thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát. Về khía cạnh Nhà nước, hệ thống cung cấp thông tin doanh nghiệp còn thiếu và chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường. Việc chưa phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát của các thành tố khác đã làm giảm hiệu lực của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.d) Chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi còn chồng chéo, chưa rõ ràngTrên thực tế, tình trạng chồng chéo, không rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND xảy ra phổ biến do cơ chế phân định chức năng và giao nhiệm vụ quản lý nhà nước được quy định trong nhiều nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, gồm: các luật và văn bản quy phạm pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; trong các luật và văn bản quy phạm pháp luật khác và trong văn bản điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh kiểm tra thực thi pháp luật và chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng. Gần như tất cả các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đều có chức năng thanh, kiểm tra trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nhưng do chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp của các cơ quan, dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực.e) Chậm đổi mới về phương thức quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lýTrong thời gian qua, việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác hàng ngày của cơ quan nhà nước nhìn chung đã có sự tiến bộ. Giao 333 dịch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, thuế… đã được thực hiện thông qua mạng internet. Tuy nhiên, việc đổi mới về công nghệ trong quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thiếu đồng bộ trong áp dụng công nghệ thông tin khiến cho trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước chưa thực sự thông suốt, doanh nghiệp phải kê khai một nội dung nhiều lần cho nhiều cơ quan nhà nước, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước.2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpBáo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa qua đã xác định chức năng cơ bản của Nhà nước trong giai đoạn tới là: Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của kinh tế thị trường. Nhà nước tập trung duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế; đổi mới công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phân định rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài sản nhà nước.Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập nhằm tăng cường việc tuân thủ pháp luật và ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, trong thời gian tới, cần thống nhất triển khai trên cơ sở một số quan điểm sau:Một là, thống nhất, đồng bộ và liên thông công tác quản lý nhà nước giữa cấp trung ương và địa phương, giữa quản lý doanh nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ, trong đó chú trọng công tác tăng cường xây dựng và kết nối trực tuyến cơ sở dữ liệu thông tin có tính pháp lý, chuẩn xác về doanh nghiệp;Hai là, đổi mới nội dung quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo lộ trình, dần từng bước và đồng bộ với các giải pháp có liên quan như cải cách hành chính, cải cách luật pháp, đổi mới nguồn nhân lực, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện cam kết quốc tế… theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;444 Ba là, hoàn thiện bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên cơ sở kế thừa, nâng cao hiệu quả hoạt động và không làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; Bốn là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước phải song hành với phát huy vai trò kiểm tra giám sát trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra giám sát của bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, chủ nợ của doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát của người tiêu dùng, của các hiệp hội, kiểm tra giám sát của xã hội và công luận.3. Nguyên tắc đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpNội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập bao gồm các nội dung sau: ban hành và thực hiện văn bản pháp luật chung cho mọi loại hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian tới cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:Một là, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp phải được bảo đảm. Quản lý nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để vận hành các quy luật khách quan của cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp, như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng biện pháp hành chính để can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Hai là, nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, chấm dứt quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính. Pháp luật về doanh nghiệp phải là công cụ để khuyến khích doanh nghiệp tự do phát triển, thể hiện nguyên tắc doanh nghiệp tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề pháp luật không cấm. Công cụ chính sách hành chính của quản lý nhà nước cần được hạn chế trong phạm vi điều tiết vĩ mô, đảm bảo tiến bộ, công bằng trong phân bổ các nguồn lực và phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh. Ba là, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực, chuyên ngành chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước nào thì cơ quan đó chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đó. Đối với doanh nghiệp hoạt 555 động kinh doanh đa ngành, nghề, thuộc nhiều lĩnh vực chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, thì khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nào sẽ do cơ quan quản lý lĩnh vực, chuyên ngành đó chịu trách nhiệm xử lý. Chấm dứt tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, đảm bảo khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì luôn có một cơ quan nhà nước có trách nhiệm xử lý. Bốn là, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp không tách rời với các hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội, chủ sở hữu doanh nghiệp cùng tham gia quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước.4. Kiến nghị các nhóm giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpa) Nhóm giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng phát huy vai trò giám sát của xã hội- Phát huy vai trò của xã hội và của các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp bằng việc phát triển hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc: Đẩy mạnh việc khớp nối, trao đổi trực tuyến thông tin về đăng ký doanh nghiệp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, thuế, hải quan, thống kê, thanh tra…để làm công cụ quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của doanh nghiệp; khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, chính sách và nền tảng công nghệ thông tin để Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có đủ khả năng làm đầu mối cung cấp các thông tin pháp lý về đăng ký doanh nghiệp; xây dựng Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để công bố rộng rãi dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp ra cộng đồng theo quy định của pháp luật nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong các giao dịch về kinh tế, hoạt động minh bạch hơn và an toàn hơn. - Hỗ trợ, khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện và minh bạch hóa quy trình tiếp nhận xử lý thỏa đáng các khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu của cộng đồng, người dân, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp… đối với hành vi của doanh nghiệp.- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng như pháp luật doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật doanh nghiệp của doanh 666 nghiệp và xã hội, nâng cao năng lực phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.b) Nhóm giải pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật doanh nghiệp- Hoàn thiện hệ thống khung pháp luật chung về doanh nghiệp theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường:+ Tổ chức xây dựng kịp thời các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành để sau khi được Quốc hội thông qua, các văn bản pháp luật nhanh chóng đi vào đời sống, tránh tình trạng quy định pháp lý đã được ban hành mà không thực hiện được. + Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, hoàn thiện các hệ thống các văn bản hướng dẫn (bao gồm cả trình tự, thủ tục để thực hiện) về thành lập, tổ chức, quản lý nội bộ, giải thể và chuyển đổi doanh nghiệp theo hướng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập và rút khỏi thị trường.+ Hoàn thiện khung pháp luật chung về phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp; sửa đổi, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện phá sản doanh nghiệp. - Xây dựng cơ chế ban hành, kiểm soát các quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:+ Rà soát, đánh giá lại các quy định về giấy phép, điều kiện kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ những quy định không phản ánh đúng thực tiễn, có chi phí thực hiện cao hơn hiệu quả đạt được tiến tới ban hành một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân.+ Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tình trạng ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không vì lợi ích chung hoặc không phù hợp với nguyên tắc phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp.+ Xây dựng cơ chế công khai và minh bạch những lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để định hướng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tuân thủ các điều kiện khi tham gia kinh doanh các ngành, nghề này và xử lý các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh. 777 - Hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định về chế tài xử lý vi phạm hành chính đủ sức răn đe đối với hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp theo nguyên tắc mỗi quy định ràng buộc hành vi của doanh nghiệp thì phải có chế tài xử phạt hữu hiệu khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định đó.c) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập- Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. - Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.- Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác đăng ký doanh nghiệp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tập trung hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tiến tới kết nối trực tuyến và chia sẻ đầy đủ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp từ Cơ sở dữ liệu này cho mọi cơ quan quản lý nhà nước khác; công bố rộng rãi và công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp để mọi doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận được.- Nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức của hệ thống các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp tại các cấp, các ngành, để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.888 . ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SAU ĐĂNG KÝ THÀNH LẬPBùi Anh TuấnCục Quản lý đăng ký kinh doanh 1. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế. gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước. 2. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lậpBáo cáo Chính