SKKN: Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn Tin học

26 3.5K 7
SKKN: Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn Tin học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn Tin học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY Maõ soá: ………………………………………………………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện:NGUYEÃN HUYØNH THANH TRANG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục:  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình.  Phần mềm.  Phim ảnh.  Hiện vật Năm học 2012 – 2013 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN HUỲNH THANH TRANG 2. Ngày tháng năm sinh: 27 - 04 - 1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: ấp 10 – Xã Xuân Tây - Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613.713267 (NR): ĐTDĐ: 0168.6763532 6. Fax: E-mail: Trang27041977@yahoo.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành đào tạo: Tin học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy tin học Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Sử dụng phần mềm violet để ứng dụng vào việc soạn giảng môn toán _ tin 2. Tăng cường biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn toán _ tin . 3. Làm thế nào để thư viện đạt chuẩn 01/2003/QĐ/BGD_ĐT. 4. Đổi mới phương pháp dạy tin học theo hướng thân thiện _ tích cực . 5. Một vài phương pháp nhỏ đổi mới kiểm tra - đánh giá môn tin học ở bậc THPT. 6. Một số bước cơ bản giúp học sinh giải bài toán trên máy tính. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện. Trong năm học mới 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị tăng cường nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, bên cạnh các nội dung như Giáo dục đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông đã đề ra từ các năm học trước. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng, nhất là đối với các học sinh bậc THPT - lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và dễ gặp phải những khó khăn, thử thách trước khi bước vào cuộc sống. Triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào để thu hút và mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề trăn trở của không ít các trường THPT. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có những năng lực thích ứng với những thách thức mà con người thường phải đối đầu. Trong thực tế đã có nhiều minh chứng do thiếu năng lực thích ứng về kỹ năng sống mà con người đã có những hành động tiêu cực hủy hoại cuộc đời, cuộc sống của chính bản thân và người khác. Do đó, giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THPT trở thành một nhiệm vụ cấp thiết giúp các em thành công, hạnh phúc, đảm bảo chất lượng của cuộc sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Trong những năm trở lại đây trẻ em hư hỏng, bỏ nhà đi bụi đời, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và việc bỏhọc hành ở học sinh cấp 3 hiện nay cũng xảy ra rất nhiều. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn, hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh cấp 3 đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Khi thầy cô hỏi : Tại sao các em đánh bạn như vậy ? Thì các em ấy trả lời : “ do nó chảnh quá nên đánh_ hỏi nó không trả lời”. Không chỉ ở trường tôi mà các trường khác cũng vậy, cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Trong số các trường THPT trên địa bàn Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai có không ít các em học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, các em cúp tiết, tham gia vào các cuộc chơi bạn bè. Học sinh nữ đi học nhưng lại nhuộm tóc, sơn móng tay, sơn móng chân, ăn mặc sai đồng phục. Đặc biệt là việc chửi bậy. Có lần tôi vào tiệm Internet để truy cập thông tin ngồi khoảng chừng 5 phút thì nghe có tiếng chửi thề quay ra phía sau thì thấy các em cả nam lẫn nữ văng tục, chửi thề. Cứ trung bình một câu nói thì lại có vài từ chửi bậy tục tĩu. Ngoài ra chúng ta còn bàng hoàng khi nghe con cái của mình là học sinh cấp 3 nói chuyện : " đi nhà nghỉ_quan hệ sớm” các em coi đây là chuyện hết sức bình thường. Rõ ràng hiện nay quan niệm của một số học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số nhỏ, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều. Kỹ năng sống không phải là một vài kỹ năng chúng ta thường nghe mà bao gồm rất nhiều các kỹ năng cần trang bị cho con cái. Học kỹ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học. Nhưng cả người học và người dạy vẫn còn chưa định hình được làm sao cho hiệu quả. Giáo viên cũng không thể tăng số tiết học để giảng bài về kỹ năng sống, mà chủ yếu chèn vào các bài học của một số môn. Thiếu kỹ năng sống các em dễ ứng xử thiếu văn hóa. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, kỹ năng ứng xử…Thiếu kỹ năng sống học sinh khó có thể hình thành thói quen, nhân cách và lối sống tốt trong tương lai. Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc thường xuyên nghe cha mẹ cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không có phương pháp giáo dục tối ưu thì thường sai lệch trong suy nghĩ và lối sống. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực tác động vào khiến các em không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng. Việc học kỹ năng sống không chỉ quan trọng đối với học sinh ở thành phố hay các học sinh ở nông thôn mà dành cho tất cả các em. Chỉ khi được trang bị kỹ năng sống một cách đầy đủ các em mới có thể học và trưởng thành toàn diện về mọi mặt. Đứng trước hiện trạng học sinh trong những năm gần đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng về đạo đức và kỹ năng của các em đang có. Cần có những biện pháp tác động tồn diện thay vì ép con học kiến thức q nhiều mà khơng dành thời gian trang bị kỹ năng, hoặc cha mẹ bỏ mặc sự phát triển tự nhiên của các em. Giáo dục là một q trình liên tục, lâu dài và bài bản. Vậy nên hãy dạy các em làm người trước khi thành tài. Và đó cũng là lí do mà tơi chọn đề tài “Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học”. Ii. tổ chức thực hiện ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lí luận : Hiện nay trong lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học mơn tin học nói riêng đề cập khá nhiều phương pháp và kỹ năng dạy học như phương pháp thảo luận, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm …nhưng các em vẫn chán nản khơng ham muốn học, đơi khi một khái niệm chỉ có vài ba hàng các em cũng khơng thuộc. Do vậy chúng ta phải có cách thiết kế bài giảng hiện nay như thế nào nhằm mục đích áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ… Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các cơng nghệ tiên tiến trong xã hội và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong các kỹ năng dạy học mới, vai trò của người giáo viên có sự thay đổi lớn là: “Hướng dẫn học sinh biết tự mình tìm ra hướng giải quyết những vấn đề nãy sinh trong q trình học tập, biết cách làm việc độc lập, làm việc tập thể. Giáo viên là người định hướng, là người cố vấn giúp học sinh tự đánh giá, cũng như giúp học sinh ln đi đúng con đường tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức…”. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Sơng Ray tơi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp linh động, chúng ta phải biết lồng ghép các kỹ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng củavào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có). Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, việc lập được các chương trình tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về tin học lâu dài, qua đó nhà “Tin học” có thể chọn một phương pháp thích hợp để thực hiện. Tuy nhiên mọi thứ điều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học Tin học là khởi đầu cho việc tiếp cận dạng kiến thức mới. Qua đó giúp các em có thêm kỹ năng định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Các chương trình giáo dục hiện hành ở cấp trung học được soạn thảo nhằm giúp học sinh chuyển tiếp vào hệ thống đại học và chuẩn bị thi cử, chứ không phải để chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống thực tế. Câu hỏi đặt ra là học sinh cần học những gì để khi trưởng thành họ có thể áp dụng? Cũng có nhiều trường học đã từng xem xét vấn đề này, nhưng tôi tin rằng hệ thống giáo dục hiện nay đã không thành công trong việc cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế và thiết yếu như trên. Trường học không phải là bốn bức tường của nhà giữ trẻ. Trường học nên huấn luyện trái tim và bộ óc, và thực hiện qua các môn học. “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”(Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska) và "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó"( Kinixti - Học giả Mỹ). Vậy, kỹ năng sống là gì? Nó một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul. . Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai phải có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”. Vậy chúng ta đã làm như thế nào và chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống của mình hay chưa? Và để có kết quả cuối cùng thực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mình những tố chất gì? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được. Trên tinh thần đó phải có một quan điểm, một hướng đi, một mục tiêu cho việc giảng dạy kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn tin học. a.Quan điểm giảng dạy kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ môn tin học. Thứ nhất: Bám sát những mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức - kỹ năng của giờ dạy tin học. Thứ hai: Tiếp cận giảng dạy kỹ năng sống theo hai cách: Nội dung và phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học bộ môn.Chẳng hạn như: khi dạy đến chương III. Phần Soạn thảo văn bản ở sách giáo khoa môn tin học lớp 10 thì chúng ta thấy trong cuộc sống có nhiếu việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, viết đơn từ, làm báo cáo, viết báo tường,…và đây là những công việc soạn thảo văn bản bằng tay vậy để nhanh hơn thì ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy tính ngoài cách soạn thảo bằng chữ ra ta còn có thể soạn thảo với nhiều nội dung phong phú khác như bảng biểu, hình ảnh, chữ nghệ thuật, công thức toán,… Như vậy qua chương này chúng ta đã rèn luyện cho các em được kỹ năng soạn thảo và trình bày được các đơn từ, báo cáo và những công việc liên quan đến soạn thảo văn bản để ứng dụng cho cuộc sống sau này. Hay trong chương IV. Mạng máy tính và Internet ở sách giáo khoa môn tin học lớp 10. Thì chúng ta biết rằng: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, Với các kỹ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời. Để tìm kiếm và xử lý thông tin chúng ta cần:  Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin là chủ đề gì? (ví dụ như ôn thi đại học, ma túy, giới tính,…).  Xác định các loại thông tin về chủ đề mà mình cần phải tìm kiếm là gì? (ví dụ như đề thi môn toán lớp 10,11,12…)  Xác định các nguồn, các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó ( ví dụ: sách, báo, mạng internet, cán bộ các cơ quan, tổ chức có liên quan, bạn bè, người quen…)  Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan đến việc cung cấp thông tin. (nếu có)  Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, bộ công cụ để thu thập thông tin (ví dụ: máy tính, máy ghi âm, phiếu hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn,…), nếu cần thiết.  Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng.  Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.  Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều, xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó.  Viết báo cáo, nếu được yêu cầu.  Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy phê phán và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ. Hoặc khi dạy chương trình tin học 11. Sách giáo khoa do NXB giáo dục viết. Ngoài kiến thức trọng tâm ta còn rèn luyện cho các em thêm các kỹ năng sáng tạo, tự làm chủ lấy bản thân, làm việc có trình tự, khoa học, cẩn thận,…Từ những kỹ năng đó cũng giúp ích cho các em vững vàng trong tương lai. Thứ ba: Dựa trên thực trạng giáo dục Kỹ năng sống ở Việt Nam trong những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông bao gồm các Kỹ năng sống cơ bản và cần thiết như sau:  Kỹ năng tự nhận thức. Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân, biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình, quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là một Kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sốngtrong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.  Kỹ năng xác định giá trị. Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế,… Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác. Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục vào nền văn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân.  Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc [...]... cuộc sống của bản thân, đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những Kỹ năng sống khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thu thập thơng tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo Kỹ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề  Kỹ năng. .. tài : Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học Sau khi thực hiện đề tài này tại trường trung học phổ thơng Sơng Ray Qua từng tiết học tơi đã vận dụng các kỹ năng trên, kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành cho học sinh thực hiện và thấy rất khả quan và từ những bước trên dần hình thành giúp cho học sinh có khả năng tự mình giải một bài tốn trên máy tính, tự tư duy, sáng tạo, tự tin. .. một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành cơng của cá nhân và của nhóm Thứ tư: Đưa những nội dung giảng dạy tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận dụng các tình huống giảng dạy Thứ năm: Giáo dục kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn... biết một số ứng dụng của tin học, biết một số hệ điều hành thơng dụng, biết quản lí tệp và thư mục, biết soạn thảo và trình bày văn bản, biết tìm kiếm và truy cập thơng tin Hình thành và phát triển các năng lực về tin học: Năng lực sử dụng máy tính thành thạo và thể hiện ở các kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết năng lực tiếp nhận kiến thức tin học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực... từng mốc thời gian thực hiện Kỹ năng đạt mục tiêu được dựa trên kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,…  Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các cơng việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết cơng việc trọng tâm trong một thời gian nhất định Kỹ năng này rất cần thiết cho việc... Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học Và bước đầu ứng dụng như đã trình bày ở trên nên tơi có một số đề xuất và khuyến nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục mở rộng việc phổ biến và hướng dẫn thực hiện v tài liệu tham khảo 1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thơng _ NXB Giáo dục 2 Hồ Sĩ Đàm- Sách giáo viên tin học 10, 11,12 NXB Giáo Dục 3 Hồ Sĩ Đàm - Sách giáo khoa tin học 10,11,12... đề gay cấn của cuộc sống, ln phải xử lý nhiều nguồn thơng tin đa dạng, phức tạp…thì kỹ năng tư duy phê phán càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân Một người có được kỹ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng xác định giá trị  Kỹ năng tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn... suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng  Duy trì được trạng thái cân bằng, khơng làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,…  Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, khơng làm ảnh hưởng đến người xung quanh Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các kỹ năng sống khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm... dục kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học, theo đặc trưng của mơn học là giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, khơng gượng ép b Mục tiêu giảng dạy kĩ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, hệ thống về tin học bao gồm: Kiến thức về những thơng tin và dữ liệu, giới thiệu vế máy tính, làm quen... Năm học: 2012-2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng kỹ năng sống vào trong mỗi tiết của bộ mơn tin học Họ và tên tác giả: Nguyễn Huỳnh Thanh Trang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Sơng Ray Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ mơn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong . ………………………………………………………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện:NGUYEÃN HUYØNH THANH TRANG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp. Năm học 2012 – 2013 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN HUỲNH THANH TRANG 2. Ngày tháng năm sinh: 27 - 04 - 1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: ấp 10 – Xã Xuân Tây. lối sống tốt trong tương lai. Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc

Ngày đăng: 09/05/2014, 20:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan