TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
Cơ sở lý luận chung về công cụ tài chính phái sinh
1.1.1 Công cụ tài chính phái sinh
1.1.1.1 Định nghĩa và phân loại Định nghĩa công cụ tài chính phái sinh
“Phái sinh (Derivatives) là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào (bắt nguồn từ) giá trị của các biến cơ sở hay tài sản cơ sở (underlying assets) (Hull,
2012), là một công cụ tài chính có khoản thu nhập trong tương lai được phát sinh từ giá trị của các tài sản cơ sở (Rene 2004, tr.3) hay là các công cụ tài chính mà khoản thu nhập của chúng sẽ bắt nguồn từ khoản thu nhập của các công cụ tài chính khác (Don, 2009).
Công cụ phái sinh được xác định chung là một loại hợp đồng mà giá trị của nó được phát sinh từ giá cả của một vài tài sản cơ sở, tỷ giá tham chiếu hoặc giá trị của các chỉ số, như cổ phiếu, trái phiếu hay hàng hóa (Philippe Jorion (2003).
Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ khác đã có từ trước (Nguyễn Văn Tiến, 2003).
Tại Việt Nam, thuật ngữ phái sinh được giải thích trong Luật các tổ chức tín dụng, năm 2010, (khoản 23, điều 4) như sau: “công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác”.
“Công cụ tài chính phái sinh (Financial Derivatives) là một hợp đồng giữa người bán và người mua tại thời điểm hiện tại, cam kết rằng sẽ thực hiện giao dịch một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai, loại tài sản cam kết trong hợp đồng (underlying asset) được gọi là tài sản gốc hay tài sản cơ sở, và thời điểm giao hàng có thể là sau thời điểm ký hợp đồng một vài tuần đến thậm chí hơn
10 năm Trong suốt khoảng thời gian kể từ sau khi ký kết hợp đồng đến thời điểm giao hàng, giá trị của hợp đồng sẽ thay đổi tùy thuộc vào biến động giá của tài sản cơ sở (Nguyễn Minh Kiều 2009, tr.5)”.
Tuy diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều thống nhất trong khái niệm, giá trị của phái sinh đều được bắt nguồn từ giá trị của các công cụ khác hoặc từ giá trị của tài sản khác Theo tác giả, phái sinh là công cụ tài chính giúp cho các đối tượng sở hữu nó đạt được một mục đích nhất định là phòng ngừa rủi ro, trong đó có các rủi ro về biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá.
Công cụ phái sinh bắt nguồn (sinh ra) từ những tài sản cơ sở Các tài sản cơ sở hay tài sản gốc trong các hợp đồng phái sinh thường là các tài sản có giá thị trường thường xuyên biến động Các tài sản này rất đa dạng, thời kỳ ban đầu khi thị trường công cụ phái sinh mới hình thành, tài sản cơ sở chỉ là các tài sản thực như ngũ cốc, thịt gia súc, chất đốt, các loại kim loại quý… Cùng với sự phát triển của thị trường công cụ phái sinh trên thế giới thì các tài sản cơ bản trong hợp đồng phái sinh cũng trở nên phong phú bao gồm cả các tài sản tài chính.
Phân loại tài sản cơ bản:
▪ Tài sản hàng hóa (commodities) gồm: Nông sản (cà phê, cao su, bông, gạo, khô đậu tương, ngô, lúa mì), nhiên liệu (xăng, dầu thô, các sản phẩm xăng, dầu, khí thành phẩm), năng lượng, kim loại (đồng, nhôm, kẽm, nickel, thiếc), nguyên liệu công nghiệp…
▪ Tài sản tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá.
“Theo quy định tại Khoản 22 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì:
Sản phẩm phái sinh bao gồm: a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật. b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh; c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
Các loại công cụ phái sinh:
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận có khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009).
Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp được xem là xác định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro mà công ty phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006).
Các công việc trong quản trị rủi ro:
✓ Dự kiến trước với các chi phí nhỏ nhất, các nguồn lực tài chính cần thiết và đủ trong trường hợp rủi ro xảy ra.
✓ Kiểm soát các rủi ro bằng cách lại bỏ chúng, làm giảm nhẹ chúng hoặc chuyển sang tác nhân kinh tế khác.
✓ Lường trước được những hậu quả do rủi ro gây ra dự kiến các giải pháp tổ chức để khắc phục được những hậu quả đó.
✓ Nhận dạng và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào Vì vậy doanh nghiệp không chỉ phải phòng chống và khắc phục mà còn phải chủ động tiếp cận, xử lý tình hình trong kinh doanh Quản trị rủi ro không thể là hoạt động thụ động và phòng ngừa mà phải là những hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cách giảm nhẹ hậu quả của chúng Trước những rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường, việc phòng ngừa rủi ro là thiết yếu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp XNK luôn luôn đối mặt với rủi ro thị trường.
Việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro tài chính
Với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế, các hoạt động của nền kinh tế diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau Đầu tư đi kèm với rủi ro là điều không thể tránh khỏi, lợi nhuận tăng cao đồng nghĩa với việc rủi ro tăng cao.
Cạnh tranh khốc liệt, sự không hoàn hảo của thị trường và những bất ổn chính trị trên thế giới mang đến những loại rủi ro khác nhau gắn liền với các tập đoàn chịu sự tác động của môi trường nơi họ hoạt động Rủi ro quản lý/vận hành, rủi ro tài chính/thanh khoản, rủi ro sản phẩm và dịch vụ và ổn định kinh tế, rủi ro chính trị và thị trường là những loại rủi ro phổ biến nhất mà các công ty phải đối mặt khi hoạt động trong môi trường năng động Để chống lại những rủi ro này, các doanh nghiệp đều phải có những công cụ nhất định quản lý rủi ro và giảm thiểu hậu quả bất lợi phát sinh do tiếp xúc với những rủi ro này Để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính phái sinh ra đời nhằm quản trị rủi ro cho doanh nghiệp Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện là tất yếu nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro Ngoài ra các công cụ này còn kết hợp với nhau thành các sản phẩm lai tạo có tính linh hoạt và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, bản thân việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cũng có một loạt rủi ro: (Al Douri và Aqel, 2012)
▪ Rủi ro thị trường: liên quan đến sự biến động bất ngờ về giá của các hợp đồng phái sinh phát sinh từ biến động giá của tài sản cơ sở hoặc do thiếu thanh khoản, dẫn đến sự suy giảm của giá của một số tài sản.
▪ Rủi ro tín dụng: là kết quả của việc một trong các bên không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong hợp đồng phái sinh.
▪ Rủi ro tổ chức: là những tổn thất do không có tài liệu trong hợp đồng và sự vắng mặt kiểm soát nội bộ liên quan đến việc lập báo cáo tài chính.
▪ Rủi ro quản lý: là rủi ro phát sinh từ sự yếu kém của hệ thống giám sát và kiểm soát nội bộ nhân viên trong các doanh nghiệp trong thị trường phái sinh.
▪ Rủi ro pháp lý: là rủi ro phát sinh từ một hành vi pháp lý làm mất hiệu lực hợp đồng hoặc ngăn người dùng cuối khỏi thực hiện nó Rủi ro này liên quan đến tiến trình chung của hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh, là vấn đề của mọi thị trường.
Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh có một số lợi thế mà nhiều nhà đầu cơ được khuyến khích thực hiện (Mattar và Tim, 2005).
▪ Lợi ích từ những lợi thế của đòn bẩy tài chính đạt được bằng cái gọi là phương pháp ký quỹ, và do đó tạo ra lớn cơ hội tạo ra lợi nhuận khổng lồ thông qua sự biến động giá của các công cụ tài chính ban đầu được bảo hiểm bởi các hợp đồng của họ.
▪ Một công cụ phòng ngừa rủi ro cho phép người giữ nó tự bảo vệ mình khỏi các tác động của biến động, tức là khả năng sử dụng nó như một công cụ đầu cơ và đồng thời là một công cụ phòng ngừa rủi ro chống lại rủi ro đầu tư phát sinh từ những rủi ro biến động của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất.
Lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa biến động theo cung cầu của thị trường làm gia tăng rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu, nhà đầu tư cũng như các ngân hàng.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa luôn phải đối mặt và bị ảnh hưởng trực tiếp do giá cả hàng hóa lên xuống thất thường, và buộc họ phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro Công cụ phổ biến nhất đáp ứng được mong mỏi của doanh nghiệp chính là phái sinh.
Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tại các
1.4.1 Quy mô thị trường công cụ phái sinh thế giới Để phòng ngừa rủi ro, thị trường phái sinh trên Thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ và ngày càng phát triển cùng với việc mở rộng giao thương và tự do hóa thương mại trên toàn cầu Theo khảo sát vào tháng 4/2003 của Hiệp hộiChứng khoán Phái sinh quốc tế (ISDA) cho biết rằng 92% trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã sử dụng công cụ phái sinh để rào chắn những rủi ro trong kinh doanh, bao gồm rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, giá hàng hóa và giá vốn…(Trần Cao Nguyên, 2003).
Theo số liệu thống kê của Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (BIS), tháng 4/2019, tổng giá trị giao dịch của công cụ phái sinh lãi suất trên thị trường OTC đạt 6.505.247 triệu USD Trong đó, cao nhất là giá trị giao dịch hoán đổi (swap) đạt 4.146.403 triệu USD, giá trị giao dịch kỳ hạn (forward) đạt 1.902.438 triệu USD, giá trị giao dịch quyền chọn (options) đạt 450.606 triệu USD, còn lại là giao dịch tương lai (future) 5.801 triệu USD. Đối với phái sinh ngoại hối, tổng doanh thu vào thời điểm tháng 4/2019 đạt 6.595.471 triệu USD, trong đó giao dịch hoán đổi (swap) cũng đạt giá trị lớn nhất là 3.202.667 triệu USD và thấp nhất là quyền chọn (option) 297.522 triệu USD Tại thời điểm này, giá trị hợp đồng bằng ngoại tệ USD cũng đứng dẫn đầu 5.824.036 triệu USD, tiếp theo đến ngoại tệ EUR, JPY, GBP lần lượt là 2.129.114 triệu USD; 1.108.495 triệu USD; 843.698 triệu USD.
Trên thị trường thế giới, đối với cả phái sinh lãi suất và ngoại hối thì hợp đồng hoán đổi đều đạt giá trị giao dịch lớn nhất Theo báo cáo thống kê các công cụ phái sinh trên thị trường OTC vào cuối tháng 12 năm 2019 của BIS, số lượng các công cụ phái sinh OTC đã tăng từ 544 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2018 lên 559 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12 năm 2019 Các hợp đồng có mệnh giá bằng USD luôn chiếm phân khúc lớn nhất Bên cạnh các loại tiền G4 (bao gồm USD, EUR, JPY và GBP) thì các hợp đồng có mệnh giá khác đều tăng qua các năm đối với cả phái sinh lãi suất và ngoại hối.
Thống kê của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cho thấy, từ năm 2005 đến 2019, giao dịch phái sinh hàng hóa luôn sôi động và liên tục tăng trưởng cao, vượt cả tốc độ tăng của thị trường chứng khoán Tính đến nay, thị trường hàng hóa đã chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm phái sinh trên thế giới và riêng khu vực châu Á chiếm 56% Năm 2018, vốn hóa tại sàn giao dịch do Sở giao dịch hàng hóa CME Group (Mỹ) quản lý đạt giá trị 66,06 tỷ USD, với các mặt hàng giao dịch chủ yếu là nông sản, kim loại và năng lượng; giá trị vốn hóa của ICE Futures Europe là 41,6 tỷ USD Tại châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có giá trị vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên.
1.4.2 Tình hình sử dụng công cụ tài chính phái sinh của một số nước
Các công cụ phái sinh tại Anh đã phát triển rất mạnh trong vòng 20 năm qua, do các công ty và các tổ chức tài chính ngày càng tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh với ý nghĩa là công cụ chủ chốt để quản lý rủi ro biến động giá Các giao dịch hàng hóa phái sinh ra đời tại London vào thế kỷ 19, đã tiếp tục phát triển thịnh vượng sau đó, nhưng được mở rộng mạnh nhất trong 25 năm trở lại đây Quá trình phát triển diễn ra mạnh mẽ nhất tại thị trường phi tập trung Anh là nơi diễn ra thị trường phái sinh phi tập trung quan trọng nhất, được ưa thích nhất trên thế giới Đặc điểm chính của thị trường phái sinh phi tập trung của Anh là:
Tỷ trọng doanh số hợp đồng phái sinh của Anh trong tổng doanh số của thế giới tăng từ 27% lên 36% trong thời kỳ từ năm 1995 đến năm 1998 Gần một nửa mức tăng doanh số trên thị trường phi tập trung của thế giới là do sự đóng góp của thị trường này tại Anh Lượng giao dịch phái sinh tại Anh xếp thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ, chiếm tỷ trọng 12% trong tổng lượng giao dịch trên toàn cầu (Vũ Thị Hậu 2014, tr.23).
Nước Anh sở hữu một lượng lớn các tổ chức tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các công ty chứng khoán, các nhà kinh doanh hàng hoá chuyên nghiệp tham gia vào thị trường giao dịch phi tập trung, theo khảo sát của Ngân hàng Anh thì năm 1998 nước Anh đã có hơn 200 tổ chức tham gia vào thị trường này.
Nước Anh có nhiều mặt hàng có tính chất đổi mới dành cho các khách hàng trên khắp thế giới, trong đó có mặt hàng năng lượng Hợp đồng năng lượng hoán đổi là loại giao dịch được sử dụng rất phổ biến trên thị trường này Các trung tâm giao dịch có tổ chức chính tại Anh là:
Thị trường Giao dịch Kim Loại London (London Metal Exchange – LME): là thị trường giao dịch kim loại lớn nhất trên thế giới, hàng năm có trên 90% tổng số hợp đồng giao dịch kim loại trên thế giới được thực hiện tại đây.
Trung tâm trao đổi xăng dầu quốc tế (International Petroleum Exchange – IPE): là trung tâm giao dịch năng lượng tương lai và hoán đổi hàng đầu Châu Âu. Hai phần ba lượng giao dịch tại đây là mặt hàng dầu thô Brent, do vậy giá tại đây được sử dụng làm giá quyết định cho hầu hết các giao dịch dầu thô quốc tế.
Thị trường giao dịch tương lai và quyền chọn tài chính quốc tế London (London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE): là một trong những trung tâm giao dịch phái sinh hàng đầu trên thế giới, cung cấp rất nhiều các sản phẩm tương lai và quyền chọn tài chính cũng như một khối lượng lớn hợp đồng hàng hoá.
Trung tâm giao dịch OM London Exchange hoạt động đồng thời với Trung tâm giao dịch OM Stockholm Exchange với tư cách là một thị trường giao dịch điện tử riêng biệt đáp ứng nhu cầu quốc tế đối với các chứng khoán và trái phiếu phái sinh của Thuỵ Điển và Na Uy.
Công cụ phái sinh đã được sử dụng tại Mỹ vào thế kỷ 19, trước tiên là trong ngành nông nghiệp Sau đó, chúng được sử dụng trong các giao dịch ngoại hối cũng như trên thị trường trái phiếu Thị trường phái sinh ở Mỹ xuất hiện và gắn liền với sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng mậu dịch Chicago (CBOT), Sở thương mại Chicago (CME), các trung tâm chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX Năm 1848, trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) ra đời và là nơi giao dịch chính thức đầu tiên của công cụ phái sinh.
Các công cụ phái sinh bắt đầu được sử dụng trên thị trường theo cách đơn giản nhất bằng sự ra đời của hợp đồng dầu đốt tương lai vào năm 1978 tại Thị trường Trao đổi Hàng hóa New York (NYMEX) Hợp đồng tương lai đầu tiên này đã dần được mở rộng trong suốt 15 năm tiếp theo, bao gồm các hợp đồng xăng không chì, dầu thô ngọt, prôban, khí tự nhiên, dầu thô chua Vào năm 1986, hợp đồng quyền chọn đầu tiên sau hợp đồng dầu thô tương lai đã xuất hiện (Vũ Thị Hậu
2014, tr.24) Theo sau đó là sự ra đời của một loạt hợp đồng với các mặt hàng năng lượng khác cũng như khoản chênh lệch giá (spread) giữa các sản phẩm.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua
Bảng 2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2019 Đơn vị tính: tỷ USD
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập siêu
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong 20 năm gần đây, (giai đoạn 2000-2019) tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt tới 3.997 tỷ USD Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019) ghi nhận kim ngạch đạt 2.109 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014).
Nếu năm 2001, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD thì sau 6 năm (năm 2007), tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 4 năm sau (năm 2011), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD Và 4 năm tiếp theo (đến năm
2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD Những năm gần đõy, việc lập kim ngạch 100 tỷ USD xuất nhập khẩu được rỳt ngắn ẵ thời gian so với trước Cụ thể, giữa tháng 12/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức
400 tỷ USD Tiếp nối 2 năm sau đó, trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD.
Nhờ những bước bứt phá trong những năm gần đây, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo công bố xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt Năm 2006 Việt Nam đang xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu Đến năm 2018, nước ta đã có bước phát triển ấn tượng, xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ
23 về nhập khẩu Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ ba về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.
Giai đoạn 2011-2019 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Việt Nam Theo đó, tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong 9 năm tăng gấp 2,71 lần, từ 96,906 tỷ USD năm 2011 lên 263,45 tỷ USD vào năm 2019. Trong năm 2019 đạt thặng dư của Việt Nam cũng lập kỷ lục với con số xuất siêu 9,94 tỷ USD. Đến nay nhiều ngành hàng xuất khẩu đã nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới.Việt Nam đã trở thành ‘thủ đô’ của ngành sản xuất, xuất khẩu điện thoại di động của thế giới, xuất khẩu nông sản cũng trong nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN Đặc biệt trong năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá trong bối cảnh thương mại toàn cầu có chiều hướng sụt giảm. Để đạt được sự tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng vừa qua là nhờ Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và EVFTA; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp; nỗ lực của các bộ, ngành địa phương như Tài chính, Công Thương đặc biệt là cố gắng, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.1 Một số mặt hàng xuất khẩu chính năm 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê
Các nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD năm 2019 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt mốc kỷ lục 51,38 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2018 Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD tăng 21,5% so với năm 2018 Hàng dệt may đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 16,91 tỷ USD, giảm 4,9% so với năm trước (tương ứng giảm 876 triệu USD).Giày dép các loại đạt 18,32 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2018 Máy móc, thiết sản phẩm gỗ đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm trước.
Trong cả năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,51 tỷ USD, cao hơn năm 2018 tới 16 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.
Biểu đồ 2.2 Một số mặt hang nhập khẩu kim ngạch tăng giảm chủ yếu năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,87 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,33 tỷ USD; than các loại tăng 1,24 tỷ USD; dầu thô tăng 849 triệu USD…
Ngoài ra một số nhóm hàng có kim ngạch giảm mạnh như: Xăng dầu các loại giảm 1,68 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,3 tỷ USD; kim loại thường và sản phẩm giảm 1 tỷ USD; lúa mì giảm 455 triệu USD…
Trong các nhóm hàng nhập khẩu lớn có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Biểu đồ 2.3 Một số mặt hàng nhập khẩu chính năm 2019
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Dẫn đầu về nhập khẩu tiếp tục là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 51,35 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2018 Nhóm hàng lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 36,75 tỷ USD tăng 11,8% so với năm 2018 Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch 24,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với năm trước và đứng vị trí thứ ba Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đứng vị trí thứ tư với kim ngạch đạt 15,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018 Nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” thứ 5 là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 14,62 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2018.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, có tới 8 thị trường đã đạt quy mô kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên Cụ thể, Trung Quốc với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USDHoa Kỳ: 75,712 tỷ USD, Hàn Quốc: 66,655 tỷ USD, Nhật Bản: 39,938 tỷ USD, ĐàiLoan: 19,564 tỷ USD, Thái Lan: 16,928 tỷ USD, Ấn Độ: 11,212 tỷ USD, Đức:10,252 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018 Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018 Còn nhập khẩu được kiểm soát tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy doanh số xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam ngày càng tăng, đi cùng đó là rủi ro về biến động lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa Nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh xuất hiện như một thực tế khách quan.
Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp XNK Việt Nam
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và những rủi ro này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến an ninh tài chính của các doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tác giả trình bày một số rủi ro tài chính mà DN XNK phải đối mặt.
2.2.1 Đối với rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá, ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai của một khoản thu nhập hay chi phí. Trong xuất nhập khẩu, rủi ro tỷ giá xảy ra khi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán, tất toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng. i Tác động của việc tăng tỷ giá hối đoái
Trong ngắn hạn, việc tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng cung hàng hóa xuất khẩu Trong dài hạn, việc tỷ giá hối đoái tăng chưa chắc đã làm tăng cung hàng hóa xuất khẩu do chi phí sản xuất của doanh nghiệp có xu hướng tăng.
Việc điều chỉnh phá giá đồng nội tệ của nước nhập khẩu khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn tương đối khi quy đổi ra nội tệ, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước, dẫn đến cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm nên cung hàng hóa nhập khẩu cũng giảm theo Nếu giá bán hàng hóa xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên, thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của mình. Việc giảm giá bán hàng hóa có thể khiến cầu về hàng hóa xuất khẩu tăng Khi tỷ giá hối đoái tăng thì cầu nhập khẩu giảm do giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng đắt lên Bên cạnh đó, đối với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi ảnh hưởng đến các đơn hàng nhập khẩu của công ty, tỷ giá tăng dẫn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng, giảm doanh thu của DN dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm sút Đồng thời giá USD tăng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi sức mua tại thị trường nội địa không cao.
Thực tế cụ thể tại Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý, mỗi tháng, công ty xuất khẩu 10.000 tấn thép nhưng phải nhập khẩu tới 30.000 tấn phế liệu, quặng Vì vậy, trong trường hợp USD tăng giá mạnh, thì doanh nghiệp cũng phải tăng giá thép.
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) có giao dịch bằng ngoại tệ chiếm hơn 80%; Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có nhu cầu khoảng 1 tỷ USD/năm để trả tiền mua dầu thô nguyên liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ Theo ước tính từ PVN, tỷ giá biến động tăng khoảng 2% sẽ dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp trong ngành hơn 1.800 tỷ đồng Biến động tỷ giá là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp ngành dầu khí thường gặp phải Đối với các doanh nghiệp của PVN hiện có tổng mức giao dịch bằng ngoại tệ thường xuyên hàng năm khoảng 5 - 7 tỷ USD, thì mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất lớn. ii Tác động của việc tỷ giá hối đoái giảm
Cung hàng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm do doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm một cách tương đối, trong khi đa số hoạt động sản xuất, chi phí máy móc, nhà xưởng, nhân công được chi trả bằng đồng nội tệ và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với người mua nước ngoài Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng mà nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu, việc tỷ giá giảm sẽ khiến cho giá cả nguyên liệu nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm Do đó, chi phí sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm Nếu chi phí sản xuất hàng hóa giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu bán hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vẫn có lãi và phát triển được hoạt động xuất khẩu Khi tăng giá đồng nội tệ, giá hàng hóa nhập khẩu quy đổi ra đồng nội tệ sẽ giảm nên cầu hàng hóa nhập khẩu có xu hướng tăng Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng Khi các nhân tố khác không đổi, việc tăng giá cả hàng hóa sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Điều này khiến cho cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm Khi tỷ giá hối đoái giảm thì cầu nhập khẩu tăng do giá hàng hóa nhập khẩu có xu hướng giảm đi.
2.2.2 Đối với rủi ro lãi suất Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là không tránh khỏi Lãi suất tiền vay, chi phí sử dụng vốn là bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp Doanh nghiệp vay tiền với lãi suất thả nổi, khi lãi suất tăng cao bất thường, đột biến thì chi phí lãi vay tăng cao, đồng thời cũng khiến cho những tính toán dự kiến trong kinh doanh bị đảo lộn, DN khó dự đoán tình hình kinh tế trong hiện tại và cả tương lai gần Biến động lãi suất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền nhận được từ các khoản đầu tư của DN Rủi ro lãi suất là rủi ro thị trường, về cơ bản DN không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro này nhưng có thể kiểm soát rủi ro.
“Tính từ năm 2008 đến nay, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất Năm 2008 đánh dấu một thời điểm mà lãi suất tiền gửi tăng lên liên tục, cao nhất là 19- 20%/năm Theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đến 21%/năm (Cao Việt Hiếu, 2018) Mức lãi suất quá cao như vậy đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp như: hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm Hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản Lãi suất cho vay cao là một trong những nguyên nhân khiến khoảng 100.000 doanh nghiệp Việt Nam đã phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản trong 2 năm 2011 - 2012, bằng phần nửa tổng số doanh nghiệp phải đóng cửa trong suốt hai thập kỷ qua (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018).
2.2.3 Đối với rủi ro giá cả hàng hóa
“Sự biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp sự biến động của chi phí, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Giá cả biến động khiến những dự kiến về giá cả của DN sẽ bị sai lệnh làm giá đầu ra khi ký kết hợp đồng không chuẩn xác và tương ứng kịp với sự gia tăng giá đầu vào Giá cả đầu vào biến động bất lợi là nguyên nhân tất yếu dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, tăng chi phí và làm giảm năng lực cạnh tranh, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu sự nhạy cảm của DN về sự biến động giá cả hàng hóa càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao Ví dụ, công ty sản xuất ô tô sẽ có rủi ro giá hàng hóa vì họ sử dụng những loại hàng hóa như là thép và cao su để sản xuất xe Giá cả hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế.
Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro tại các
2.3.1 Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phái sinh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường phái sinh còn đang trong giai đoạn mới vận hành và còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (Đinh Bảo Ngọc, Võ Hoàng Diễm Trinh, 2017) Để thị trường hoạt động hiệu quả, việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động phái sinh là điều vô cùng cần thiết.
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ Các hợp đồng kỳ hạn được thực hiện lúc này chủ yếu là các giao dịch buôn bán ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau.
Nghị định 158/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH Nghị định51/2018/NĐ-CP cho phép các SGDHH Việt Nam liên thông với SGDHH thế giới sẽ giúp thúc đẩy tiến trình hội nhập của các SGDHH Việt Nam nhanh hơn, theo kịp sự phát triển của thế giới Bên cạnh đó, việc cho phép các SGDHH được niêm yết giao dịch tất cả các mặt hàng mà nhà nước không cấm và những mặt hàng kinh doanh có điều kiện sẽ giúp DN tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế, góp phần tăng trưởng kinh tế, bình ổn thị trường.
2.3.1.2 Các quy định hiện hành về cung ứng sản phẩm phái sinh đối với các TCTD a Luật các TCTD 2010
Hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và TCTD nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD 2010 Theo đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM cũng được điều chỉnh theo luật này Khoản 23, Điều 4 đã quy định “Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác” Việc cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Điều 105: “1 Sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản, NHTM được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.”; “2 NHNN quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của NHTM.” Trong Điều 107 cũng quy định về các hoạt động kinh doanh khác của NHTM sau khi được NHNN cấp phép, bao gồm cả cung ứng dịch vụ phái sinh. b Pháp lệnh Ngoại hối
Trong các sản phẩm phái sinh, ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến, vì thế, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng nằm dưới sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. c Quy định của NHNN
Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm:
- Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN): Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
- Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh:
+ Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối Văn bản này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại tệ của các NHTM.
+Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM và chi nhánh NH nước ngoài
+ Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM.
- Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày 17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các TCTD tại Việt Nam được điều chỉnh theo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ bao gồm Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản quy định do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Đây là cơ sở giúp các TCTD triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế các TCTD Việt Nam tập trung chủ yếu vào 3 nhóm phái sinh được NHNN cho phép thực hiện bao gồm phái sinh ngoại tệ, lãi suất và giá cả hàng hóa.
Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng cho những dịch vụ mới ra đời Như vậy, môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.
2.3.2 Kênh giao dịch của thị trường phái sinh tại Việt Nam
2.3.2.1 Sở giao dịch ỞViệt Nam, sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được thành lập là Sở Giao dịch Hạt điều, ra đời vào ngày 03/07/2002 Tiếp theo là Trung tâm Giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) thành lập ngày 25/05/2002 Liên quan tới mặt hàng cà phê, có Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được thành lập năm 2008. Ngày 11/09/2009, Tập đoàn Sacombank đã đưa vào hoạt động Sở Giao dịch Thép (STE) đầu tiên của Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Nhung, 2017).
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) được phép thành lập từ ngày 01/09/2010 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/04/2011 Ngày 20/10/2010, Sở Giao dịch Hàng hóa Triệu Phong (TPE) ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam TPE được thành lập theo Quyết định số 4596/GP-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 01/09/2010 Cổ đông sáng lập của TPE bao gồm 2 pháp nhân là Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES), Công ty Cổ phần Vàng Quốc tế Triệu Phong (TPG) và các thể nhân TPE có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa do Bộ Công Thương quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ký ngày 18/8/2010, bao gồm cà phê, cao su và thép Tuy nhiên đến tháng 08/2012 Sở giao dịch này đã tạm ngưng hoạt động (TTXVN).
Sở Giao dịch hàng hóa Info (Info Commodity Exchange – Hà Nội) được thành lập năm 2013 tuy nhiên cũng đã đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động (Nguyễn Thị Nhung, 2017).
Hiện nay, tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (tiếng Anh:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XNK VIỆT NAM
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu lý luận và định lượng
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, hồi cứu tư liệu, phân tích thông tin, so sánh tổng hợp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, lập phiếu điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin, phân tích, xử lý dữ liệu qua đó đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh của doanh nghiệp. Để đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh của doanh nghiệp, Tác giả dựa vào quy trình do PGS, TS Nguyễn Đình Thọ (2012) đưa ra trong Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, được tiến hành qua 2 bước là nghiên cứu định tính thông qua thang đo sơ bộ và nghiên cứu định lượng thông qua thang đo chính thức và được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hệ thống cơ sở pháp lý
Phỏng vấn tay đôi Điều chỉnh
Cronbanch Alpha(kiểm định độ tin cậy
Phân tích EFA( Kiểm định giá trị thang đo)
Kết quả và kiến nghị
Sơ đồ 3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ 2012, tr.16)
- Nghiên cứu định tính: Dựa trên nghiên cứu các lý thuyết, mô hình đi trước về các yếu tố tác động tới quyết định của doanh nghiệp Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi với 10 doanh nghiệp Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận và tổng hợp lại để làm cơ sở cho việc điều chỉnh nhân tố chính cho mô hình và các biến quan sát trong thang đo Kết quả nghiên cứu sơ bộ này sẽ hoàn thiện những nhân tố chính cho mô hình và là bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu chính thức đưa vào phỏng vấn doanh nghiệp.
Sau khi đã tiến hành điều chỉnh thang đo sơ bộ từ kết quả nghiên cứu định tính thì tác giả sẽ tiến hành dùng thang đo chính thức để nghiên cứu định lượng.
Mô hình nghiên cứu
Bài viết đề xuất mô hình gồm 4 nhóm nhân tố, trong đó, các nhóm nhân tố trong giả thiết từ H1 đến H4 là biến độc lập và 1 nhóm nhân tố H5 là biến phụ thuộc.
Mô hình nghiên cứu quyết định việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro đề xuất:
Biểu đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Chính sách và pháp luật có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
Giả thuyết H2: Các yếu tố về kinh tế có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
Giả thuyết H3: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
Giả thuyết H4: Chính sách và chương trình quản trị rủi ro có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro
Cũng từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả sẽ xây dựng lại bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng khảo sát, tương ứng với thang đo
Trong nghiên cứu, Chính sách và pháp luật được đo bởi 6 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS6 CS1- CS4 và CS6 là các biến tỷ lệ thuận, còn CS5 là biến tỷ lệ nghịch.
I - Chính sách và pháp luật MÃ HÓA
1 Sự đồng bộ hệ thống pháp luật về công cụ tài chính phái sinh CS1
2 Tương đồng chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính với quốc tế CS2
3 Chính sách bảo vệ nhà đầu tư và thực thi pháp luật đối với công CS3 cụ tài chính phái sinh
4 Luật pháp đầy đủ về xử lý các công cụ tài chính phái sinh để CS4 điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng
5 Sự vắng mặt của khung pháp lý bao gồm các khía cạnh liên quan đến các công cụ tài chính phái sinh, điều đó hạn chế khả năng giao CS5 dịch các công cụ tài chính phái sinh
6 Các doanh nghiệp có kiến thức pháp lý trong lĩnh vực xử lý các CS6 công cụ tài chính phái sinh
Trong nghiên cứu, Các yếu tố về kinh tế được đo bởi 4 biến quan sát, ký hiệu từ KT1 đến KT4.
II - Các yếu tố về kinh tế MÃ HÓA
1 Mức độ phát triển của thị trường tài chính phái sinh KT1
2 Dòng vốn đầu tư nước ngoài KT2
3 Thị trường giao dịch phái sinh có thanh khoản KT3
4 Mức độ tăng trưởng của kinh tế KT4
Trong nghiên cứu, Mức độ quan tâm của doanh nghiệp được đo bởi 4 biến quan sát, ký hiệu từ QT1 đến QT4.
III- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp MÃ HÓA
1 Doanh nghiệp quan tâm đến các công cụ tài chính phái sinh QT1
2 Doanh nghiệp có ý định thành lập bộ phận chuyên môn trong lĩnh QT2 vực tài chính phái sinh
3 Doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên để có được chuyên môn kiến thức cần thiết trong việc sử dụng các công cụ tài QT3 chính phái sinh
4 Nhận thức về tầm quan trọng của công cụ tài chính phái sinh của QT4 DN
Trong nghiên cứu, Chính sách và chương trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp được đo bởi 5 biến quan sát, ký hiệu từ RR1 đến RR5.
IV - Chính sách và chương trình quản trị rủi ro MÃ HÓA của doanh nghiệp
1 Khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản vào đầu thời kỳ hợp RR1 đồng, đặc biệt trong trường hợp lạm phát và bất ổn tỷ giá hối đoái.
2 Biến động lãi lỗ liên quan đến việc sử dụng các công cụ tài chính RR2 phái sinh.
3 Doanh nghiệp muốn thay đổi tài sản đầu tư của mình RR3
4 Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hạch toán kế toán các RR4 nghiệp vụ phái sinh
5 Việc thiếu dự trữ tài chính cần thiết phòng tránh các rủi ro tài RR5 chính liên quan đến các giao dịch tài chính phái sinh.
Trong nghiên cứu, Quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro được đo bởi 3 biến quan sát, ký hiệu từ QD1 đến QD3.
V - Quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh
MÃ HÓA của doanh nghiệp
1 Doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro QD1
2 Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro QD2
3 Doanh nghiệp đầu tư nhân sự trong lĩnh vực tài chính phái sinh QD3
Từ đây, bảng câu hỏi sẽ khảo sát trên địa bàn nghiên cứu Việc thu thập số liệu được tiến hành bằng cách tiếp cận các doanh nghiệp tại khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện khảo sát về các vấn đề liên quan đến quyết định việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.
“Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được Ưu điểm phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi thường bị giới hạn về thời gian hoặc chi phí Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu.
Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau Theo Hair & ctg (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 Tác giả đã phát ra 200 bảng câu hỏi, toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 kết hợp với Excel.
Sau khi khảo sát kết quả thu được 180 phiếu hợp lệ và đầy đủ thông tin Do đó, mẫu nghiên cứu chính thức trong nghiên cứu này là 180 mẫu Với cỡ mẫu này đã đủ đảm bảo độ tin cậy khi phân tích EFA và phân tích hồi quy.
Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng với 1 hoàn toàn không đồng ý, 2 không đồng ý, 3 bình thường, 4 đồng ý và 5 hoàn toàn đồng ý.
Tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy và độ giá trị tin cậy của các thang đo đã hiệu chỉnh theo các bước như sau:
Nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu:
Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha)
“Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Kết quả nghiên cứu
3.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu
Về loại hình doanh nghiệp qua khảo sát:
Bảng 3 1 Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh của Số lượng Tỷ lệ (%) doanh nghiệp
Thực Phẩm 20 11.1 Đồ điện tử tiêu dùng 10 5.6
Thiết bị, vật liệu xây dựng 25 13.9
Thiết bị điện tử văn phòng 21 11.7
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ các ngành nghề mà công ty tham gia khảo sát khá đồng đều nhau, trải đều ra các ngành Hiện nay Việt Nam gia nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy sự giao thương với quốc tế hầu hết ở mọi ngành nghề.
Về số năm thành lập doanh nghiệp:
Bảng 3.2 Số năm thành lập của doanh nghiệp
Số năm Số lượng Tỷ lệ (%)
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát
Trong 180 kết quả khảo sát nhận được, các doanh nghiệp có số năm thành lập trên 10 năm chiếm tỷ lệ chiếm cao nhất 51,1% tiếp theo là từ 5-10 năm chiếm 37,8%, thấp nhất là dưới 5 năm chiếm 11,1% Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực khá lâu năm.
Về tỷ lệ công ty đã từng sử dụng công cụ tài chính phái sinh qua khảo sát
Bảng 3.3 Tỷ lệ sử dụng công cụ tài chính phái sinh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có sử dụng công cụ Số lượng Tỷ lệ (%) phái sinh Đã sử dụng công cụ phái sinh 135 75
Chưa sử dụng công cụ phái sinh 45 25
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát
Về thống kê mức độ sử dụng các công cụ tài chính phái sinh qua khảo sát:
Bảng 3.4 Các loại công cụ tài chính phái sinh được sử dụng trong các doanh nghiệp khả o sát
Công cụ phái sinh DN sử dụng Tần suất
Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát
3.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Nó được dùng để loại các biến không phù hợp Thông qua các nghiên cứu trước ở phần chương 3 cho rằng Cronbach Alpha có thang đo được cho là tốt khi đạt từ 0,8 đến gần 1, còn từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein,1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu này tác giả thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
➢ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3
➢ Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6
Sau đây là kết quả sau khi tác giả chạy SPSS 20 (tham khảo phụ lục 2)
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo chính sách và pháp luật Hệ số Cronbach'sAlpha =0,788
Biến Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu loại quan thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng biến này sát loại biến loại biến
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo chính sách và pháp luật là0,788> 0,6 đạt yêu cầu Biến CS5 bị loại vì tương quan biến – tổng là 0,086 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của Thang đo mức độ quan tâm của doanh nghiệp
Biến Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu loại quan thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng biến này sát loại biến loại biến
Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo mức độ quan tâm của doanh nghiệp là 0,723> 0,6 đạt yêu cầu Biến QT3 bị loại vì tương quan biến – tổng là 0,225 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Căn cứ theo tiêu chí loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6, tác giả xét kết quả chạy ra của 4 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc tất cả có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 và chỉ có 2 biến CS5 và QT3 là có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, có
19 biến của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp XNK giữ lại để tiến hành phân tích yếu tố khám phá EFA theo phương pháp trích “Principal Component Analysis” và phép xoay Varimax.
Phân tích nhân tố để xác định số lượng các nhân tố trong thang đo Các thang đo sẽ được đánh giá bằng phương pháp phân tích EFA là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích yếu tố, được dùng nhằm thu nhỏ và gom các biến lại thành các yếu tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các yếu tố Theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố bao gồm:
Chỉ số Kaiser Meyer Olkin (KMO): kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố Chỉ số KMO phải đủ lớn (> 0,5) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair etal., 1995).
Phương sai trích (% cumulative): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG CÓ KẾT QUẢ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC DOANH NGHIỆP
Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp XNK Việt
Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, cùng với quản trị tác nghiệp quản trị chiến lược, quản trị rủi ro tài chính đã và đang trở thành những cấu phần quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Trước thực tế môi trường kinh doanh ngày càng biến động, việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro là nhiệm vụ thiết yếu của tất cả doanh nghiệp để luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận theo kế hoạch Các DN không chỉ dừng lại ở việc sử dụng một số giải pháp đơn thuần để phòng ngừa rủi ro mà còn xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ý thức nhiều hơn về việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đã và đang trở thành một bộ phận chủ đạo cho việc quản trị rủi ro tài chính (Vũ Minh, 2013).
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là những diễn biến phức tạp khôn lường của môi trường kinh doanh Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ViệtNam phải thường xuyên đối diện với rủi ro tài chính ngày càng đa dạng về loại hình, tinh vi về mức độ Vì mục tiêu bền vững trong phát triển, việc quản trị rủi ro tài chính được định hướng theo hướng toàn diện hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.Công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua Quản trị rủi ro đang phát triển từng bước bằng việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, phát triển hoạt động quản trị rủi ro tài chính bằng cách thiết lập bộ phận chuyên môn, xây dựng quy trình rủi ro thống nhất toàn doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát các rủi ro bằng việc sử dụng linh hoạt các công cụ phái sinh và các công cụ tài chính, kết hợp với sử dụng dịch vụ tư vấn của chuyên gia.
Các giải pháp nhằm sử dụng có kết quả các công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam thời gian tới
4.2.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước
Xây dựng thị trường tài chính hiện đại là giải pháp có tính tiên quyết và đột phá đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế bền vững một cách chủ động và có hiệu quả Trong một thị trường tài chính hiện đại, các yếu tố thị trường liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro biến động bao gồm thị trường các công cụ phái sinh và các tổ chức tham gia vào thị trường này cần được chú trọng phát triển Thị trường tài chính hiện đại chính là cơ sở vững chắc để hoạt động phòng ngừa rủi ro có nền tảng để phát triển. Để xây dựng được một thị trường tài chính hiện đại và ổn định tại Việt Nam cần có các giải pháp sau:
-Thực hiện mở cửa từng bước thị trường các công cụ phái sinh theo lộ trình hội nhập đã cam kết; mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách, tư vấn pháp luật và phát triển thị trường; đảm bảo tính tương thích của thị trường tài chính Việt Nam với các thị trường trong khu vực và quốc tế.
-Tạo độ mở và thông thoáng cao cho thị trường tài chính Việt Nam.
-Tạo sự thống nhất và tương hỗ lẫn nhau giữa các loại thị trường: giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, giữa các thị trường quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai với nhau , đảm bảo sự đa dạng, đồng bộ và cạnh tranh lành mạnh giữa các yếu tố của thị trường.
-Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch phái sinh; thực hiện cơ chế giám sát đặc biệt với các định chế trung gian yếu kém để giảm thiểu tác động tiêu cực có tính chất dây chuyền trong toàn hệ thống.
-Xây dựng lộ trình để từng bước đổi mới và thực hiện có hiệu quả các chính sách tự do thương mại có sự điều tiết linh hoạt của nhà nước sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng một cách bền vững.
4.2.1.2 Đối với chính sách và pháp luật a Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống pháp luật là cơ sở quan trọng điều chỉnh các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và rào cản bảo vệ sự phát triển lành mạnh thị trường Để thị trường phái sinh hình thành và phát triển cần có đầy đủ các điều kiện về sự phát triển thị trường, điều kiện pháp lý, các yếu tố con người và công nghệ Trên thực tế, môi trường pháp lý tại Việt Nam đối với thị trường tài chính nói chung còn kém phát triển, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các doanh nghiệp, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro. Một khung pháp lý phù hợp chính là nhân tố tích cực, là điều kiện rất quan trọng góp phần phát triển thị trường các công cụ phái sinh, nhất là thị trường này còn sơ khai tại Việt Nam Để thị trường các công cụ phái sinh của nước ta phát triển lành mạnh và đồng bộ, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất và kịp thời, các văn bản quy phạm pháp luật về sản phẩm phái sinh và phấn đấu hoàn thiện khung pháp lý theo hướng:
- Các quy định, quyết định ban hành luôn sát với những thay đổi của thị trường, đáp ứng yêu cầu chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường là các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng dịch vụ và các công ty tham gia giao dịch trên thị trường, mở rộng mạnh mẽ quyền tham gia thị trường các công cụ phái sinh của tổ chức, doanh nghiệp này.
-Tạo điều kiện tối đa để xây dựng một thị trường tài chính hiện đại.
-Đảm bảo tính cạnh tranh cao trên thị trường, nghĩa là thị trường giao ngay phải đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, làm tăng nhu cầu tự bảo hiểm và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm nguy cơ lũng đoạn thị trường.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường các công cụ phái sinh của khu vực và quốc tế đối với các hàng hóa, chính phủ cũng cần bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường các công cụ phái sinh. b Điều chỉnh chuẩn mực kế toán
Xem xét và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán về nghiệp vụ phái sinh phù hợp với quy ước quốc tế: hệ thống chuẩn mực kế toán VN còn thiếu các chuẩn mực tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính “Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, có 3 chuẩn mực kế toán quốc tế quy định về công cụ tài chính, đó là CMKT quốc tế (IAS) số 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị; IAS số 32 – Công cụ tài chính: Chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC); (IFRS) số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh thông tin Các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính thường xuyên được bổ sung, sửa đổi trong các năm qua Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, CMKT, chế độ kế toán để làm cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện Các tổ chức kinh doanh các hợp đồng phái sinh cần hạch toán các giao dịch phái sinh theo giá trị được điều chỉnh phù hợp với giá thị trường và theo định kỳ hạch toán phần chênh lệch giá trị vào tài khoản thu nhập; Các tổ chức sử dụng các hợp đồng phái sinh với mục đích phòng ngừa rủi ro cần hạch toán các giao dịch phái sinh trên tài khoản riêng và đảm bảo được sự nhất quán giữa việc tính toán thu nhập từ các công cụ phái sinh với những rủi ro được phòng ngừa.
Chính phủ cụ thể là Bộ Tài Chính cần quy định các nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh Cụ thể, khi kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp phải căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh để áp dụng phương pháp kế toán cho phù hợp, phân biệt rõ trường hợp sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích thương mại và với mục đích phòng ngừa rủi ro Kế toán công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro phải ghi nhận tác động bù trừ vào kết quả kinh doanh (lãi hoặc lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) phần tăng hoặc giảm giá trị hợp lý của đối tượng được phòng ngừa rủi ro và công cụ phòng ngừa rủi ro Các sản phẩm phái sinh mang đặc điểm phức tạp và tính chất mới mẻ, trong thời gian tới cần phải hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán đối với các sản phẩm tài chính để thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm này trong phòng ngừa rủi ro. c Điều hành và giám sát hoạt động của thị trường
“Ngoài việc ban hành mới và bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật để quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt động của thị trường phái sinh, thì việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường cũng rất cần thiết Nhà nước điều hành và giám sát thị trường thông qua việc quy định các thành viên tham gia thị trường phải công bố công khai trong các báo cáo tài chính đầy đủ những thông tin cần thiết về việc thực hiện nghiệp vụ phái sinh. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường các công cụ phái sinh theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường các công cụ phái sinh.
Hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro, đồng thời thông qua thuế, phí, lệ phí góp phần giám sát hoạt động của thị trường các công cụ phái sinh và của từng đối tượng, thành viên tham gia thị trường.
4.2.2.1 Hoàn thiện chính sách và chương trình quản trị rủi ro
Chính sách và chương trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng công cụ tài chính phái sinh Trong khi trên thế giới, các công cụ phái sinh đã được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp từ rất lâu nhằm giảm thiểu rủi ro thì ở Việt Nam các công cụ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và còn khá mới mẻ Hơn nữa, công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm đặc thù, mang tính kỹ thuật Do vậy, để sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, doanh nghiệp phải hoàn thiện chính sách và chương trình quản trị rủi ro.
Doanh nghiệp cần lựa chọn, xây dựng được chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tương thích với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược này được xây trên cơ sở một tập hợp các mục tiêu hành động đối với các vấn đề liên quan đến rủi ro biến động giá, tỷ giá, Các mục tiêu này là: tối thiểu hoá rủi ro chuyển đổi, tối thiểu hoá rủi ro giao dịch, tối thiểu hoá rủi ro kinh tế, tối thiểu hoá chi phí quản lý rủi ro biến động giá năng lượng, tránh những đột biến Tuỳ theo tình hình kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản lý rủi ro biến động giá đáp ứng các mục tiêu trên theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Để lựa chọn, xây dựng được một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả và toàn diện, doanh nghiệp cần:
+ Xây dựng các mục tiêu, định hướng và hướng dẫn về việc giải quyết mâu thuẫn có thể xảy ra giữa những mục tiêu này.
+Các mục tiêu quản lý rủi ro biến động phải tương thích với việc tối đa hoá giá trị cổ đông và có tính khả thi.
+ Xác định rõ người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro biến động giá để đánh giá hiệu quả thực hiện của họ.
+ Xác định rõ các ràng buộc và hạn chế đối với từng công cụ quản lý rủi ro biến động giá.