Bảo đảm thông tin do báo cáo bế toán cung cấp có chất lượng uà độ tin cậy cao không chỉ là trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức soạn thảo chế độ bế toán ma cũng là trách nhiệm của các
Trang 1BÁ0 CÁ0 TÀI CHÍNW VẢ
BAO CAO KE TOAN QUAN TRI
Trang 3
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM PGS TS VÕ VĂN NHỊ
BAO CAO TAI CHÍNH VÀ
— BAO CAO KE TOAN QUAN TRI
Ap dung cho doanh nghiép Viét Nam `
¿NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
_zpno012.40.
Trang 5LOI NOI DAU
Báo cáo bế toán biểu hiện bết quả của công tác bế toán ở các đơn u¡ bế toán, là nguồn thông tin cần thiết, quan trọng
cho các quyết định kinh tế của nhiều đối tượng khac nhau bên
trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp
Chất lượng thông tin do báo cáo bế toán cung cấp luôn là mối quan tâm thường xuyên của bản thân nhà quản trị tại doanh nghiệp, của các cơ quan chúc năng của Nhà nước uà của các đối tượng khúc có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Bảo đảm thông tin do báo cáo bế toán cung cấp có chất lượng uà độ tin cậy cao không chỉ là trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức soạn thảo chế
độ bế toán ma cũng là trách nhiệm của các hiệp hội bế toán
được thành lập để thực hiện các chức năng theo quy định của
Căn cứ uào tính chất của thông tin cung cốp uò đối tượng
sử dụng thì báo cáo kế toán trong doanh nghiệp được phân
biệt thành báo cáo tài chính uà báo cáo quản trị
Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam soạn thảo, trình bày uò cung cấp thông tin hữu ích có tác dụng tích cực đối uới công tác quản lý hoạt động sdn xuất kinh doanh cua doanh nghiệp Sœơu một quá trình cải cách để phù hợp uới yêu cầu phát triển uù hội nhập của nền kinh tế thì hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam đã có sự tương thích voi thông lệ uà chuẩn mực quốc tế
uề kế toán, đã được sự chấp nhận rộng rãi của các đối tượng
sử dụng hhúc nhau
Hệ thống báo cáo tài chính uà báo cáo quản trị được thờnh lập để phục uụ cho các chức năng hoạch định, tổ chức
;
Trang 6thực hiện, kiểm soát uà ra quyết định cua các nhà quan tri trong nội bộ doanh nghiệp Hệ thống báo cáo kế toán quản trị
có tính đa dạng, linh hoạt gắn liền voi quy mô hoạt động đơng diễn ra uò yêu câu trình độ quản lý của bản thán doanh nghiệp, nên uiệc lập báo cáo kế toán quản trị vad sử dụng thông tin do báo cáo kế toán quản trị cũng phụ thuộc rất nhiều uào trình độ chuyên môn của các nhà quan ly va người làm công tác kế toán ở từng doanh nghiệp Hiện tại ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung uò báo cáo bế toán quan tri vdn con khó mờ nhạt trong hệ thống bế toán phục uụ cho quỏn lý ở các doanh nghiệp
Nhằm mục đích giúp các bạn sinh uiên ngành kinh tế uò
cho những ai quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có
tai liệu nghiên cứu, tham khảo qua đó có thể lập, đọc uà phân
tích được tình hình tài chính uà tình hình bùnh doanh của doanh nghiệp thông qua các bdo cáo kế toán , chúng tôi biên soạn cuốn sách này Nội dung cuốn sách chua dé cập được
báo cáo tài chính hợp nhất Vấn đề này sẽ được trình bày ở một cuốn sách khác theo chuyên đề khác
Rất mong được sự đóng góp độc giả
Trang 7CHƯƠNG 1 | TONG QUAN VE HE THONG BAO CAO KE TOAN
1.1 THONG TIN KE TOAN - CAN CU QUAN TRONG
CUA CAC QUYET DINH KINH TE
1.1.1 Nhu cầu thông tin trong quản lý
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng
trở nên đa dạng và bức thiết Hiện nay thông tin được xem
như là một yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất kinh
doanh
Bất kỳ nhà quản lý nào trong bất kỳ doanh nghiệp nào —
từ một tổ hợp công nghiệp cho tới một cửa hàng thực phẩm — đều phải dựa vào các thông tin của kế toán Các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, khách sạn,
các công ty kế toán, bảo hiểm, luật đều cần thông tin kế
toán quản trị để quyết định chi phí của các dịch vụ cung cấp
và định giá cho các dịch vụ đó Các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận sử dụng các thông tin của kế toán quản trị để điều
hành các hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận Các tổ chức phi
lợi nhuận và các cơ quan chính phủ sử dụng các thông tin của
kế toán quản trị để lập các dự toán ngân sách và báo cáo kết
quả thực hiện Các kế toán viên, các chuyên gia phân tích tài chính, các đại lý bảo hiểm, các chuyên viên ngân hàng,
chuyên viên nghiên cứu thị trường và các nhà kinh tế đều sử dụng thông tin của kế toán quản trị Mọi nhân viên trong
doanh nghiệp có liên quan tới công tác quản lý đều phải dựa
7
Trang 8vào thông tin kế toán quản trị
Nhà quản lý có thể có được thông tin chắc chắn từ những
báo cáo tài chính định kỳ, nhưng thường thì thông tin này không đây đủ cho những yêu câu của họ Bởi vì những báo cáo tài chính chỉ chứa đựng thông tin tổng quát và theo định kỳ,
trong khi đó nhà quản lý lại cần*thông tin mang tính chỉ tiết,
cập nhật và có định hướng cho tương lai để điều hành những
hoạt động cụ thể, gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng nhất định và phù hợp với yêu cầu ra quyết định kinh doanh Một vấn đề cần lưu ý là nhu cầu thông tin kế toán nội bộ thay đổi tùy thuộc vào cấp độ của tổ chức Ví dụ, ở cấp độ của người vận hành máy móc thiết bị, là nơi nguyên vật liệu mua
về được chế biến thành thành phẩm và là nơi mà dịch vụ được thực hiện cho khách hàng, thông tin cần chủ yếu để
kiểm soát và cải tiến các hoạt động Thông tin đó mang tính thường xuyên và không khái quát Ở mức độ cao hơn của tổ chức , khi giám sát các công việc và khi ra các quyết định về
sản phẩm, dịch vụ thì thông tin có thể được nhận kém thường
xuyên hơn, và có tính khái quát và chiến lược hơn Thông tin
được dùng để cho thấy một bức tranh toàn cảnh về tổ chức, để cung cấp một sự hiểu biết rộng hơn về đơn vị, và để đưa ra một dấu hiệu cảnh báo nếu một vài khía cạnh của các hoạt
động là khác biệt so với mong đợi Như vậy, thông tin kế toán quản trị cần phải được xử lý cho phù hợp để cung cấp những
gì mà nhân viên và nhà quản lý cần ở mỗi cấp độ khác nhau
Thông tin nội bộ kế toán quản trị cung cấp là loại thông
tin có độ nhạy cảm cao, gắn liền với sách lược quản lý của nhà quản trị nên yêu cầu bảo mật đối với các đối tượng bên
ngoài, đặc biệt là đối với các đối thủ cạnh tranh là vấn để có tính nguyên tắc Vì vậy, không phải người sử dụng bên ngoài nào cũng có thể yêu cầu được sử dụng thông tin nội bộ, vấn để
là họ có quyển yêu cầu để sử dụng những thông tin này
không?
8
Trang 9
Đối tượng đầu tiên ở bên ngoài có thể yêu cầu sử dụng thông tin kế toán nội bộ là nhân viên thuế, và thông thường thì nhiều chỉ tiết về doanh thu và chi phí sẽ được yêu cầu đưa
ra Lý do giải thích cho điều này là hệ thống thuế dựa trên
luật thuế để tính thu nhập chịu thuế, thường khác với lợi nhuận kế toán được tính theo chế độ kế toán
Đối tượng thứ hai thường có đầy đủ quyển để yêu câu và
có được thông tin nội bộ là những chủ ngân hàng Thông tin
mà họ yêu cầu sẽ tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể Ví dụ, nếu
doanh nghiệp hoạt động tốt thì thông tin đòi hỏi sẽ khác với trường hợp doanh nghiệp có vấn đề Nói chung, những thông tin được chủ ngân hàng đòi hỏi có thể chia làm hai loại: một
để cho những theo dõi thường lệ, một để đánh giá những nhu cầu trong tương lai cua doanh nghiệp Loại thứ nhất bao gồm
những báo cáo quản trị thông thường như là báo cáo lợi nhuận hàng tháng, bảng phân tích khách hàng dưới dạng thời gian nợ bao lâu và những thông tin cập nhật khác như là những khoản nợ của công ty, bảng cân đối tín dụng hàng
tháng Tất cả những thông tin này được đòi hỏi để theo dõi
tình hình hoạt động của khách hàng của họ một cách thường xuyên hơn là phải dựa vào những thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ, thường không đảm bảo tính kịp thời theo yêu cầu quản lý Ngân hàng cũng thường yêu cầu những thông tin
khác để đánh giá về nhu cầu và viễn cảnh công ty trong
tương lai để xác minh có nên cho vay hay không? Thông tin
về triển vọng tương lai thường được đòi hỏi dưới dạng báo cáo
bằng tiền mặt dự kiến, báo cáo lãi lỗ và thông tin về những
khoản vay khác của công ty sắp đến hạn phải trả
Một vấn đề khác cũng cần đề cập đến đó là việc sử dụng
thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp cho họ —- trách nhiệm này đã được quy định trong luật pháp
Cac đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng
9
Trang 10thông tin kế toán của doanh nghiệp bao gồm:
1.1.2.1 Bản chất của hệ thống báo cáo kế toán:
1.1.2.1.1 Bản chốt của báo cáo tài chính:
Như chúng ta đã biết, báo cáo tài chính là một hệ thống
thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài chính, nhằm
cung cấp thông tin tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng
để đưa ra quyết định kinh tế Trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp Việt Nam, báo cáo tài chính được xác định là loại báo
cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định, được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ
tiêu có mối liên hệ với nhau do Nhà nước quy định thống nhất và mang tính pháp lệnh Hệ thống báo cáo này cung cấp
cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài ra, bản chất của báo cáo tài chính còn được Viện kiểm toán
viền cong chứng Hoa Kỳ (AICPA) phát biểu như sau:
10
Trang 11
“Hệ thống báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích phục
vụ cho việc xem xét định kỳ hoặc báo cáo về quá trình hoạt động của nhà quản lý, về tình hình đầu tư trong kinh doanh
và những kết quả đạt được trong thời kỳ báo cáo Hệ thống báo cáo tài chính phảa ánh sự kết hợp của những sự kiện
được ghi nhận, những nguyên tắc kế toán và những đánh giá của cá nhân, mà trong đó những đánh giá và nguyên tắc kế
toán được áp dụng có ảnh hưởng chủ yếu đến việc ghi nhận
các sự kiện Những đánh giá đúng đắn tùy thuộc vào khả
năng và sự trung thực của người lập báo cáo, đồng thời phụ
thuộc vào sự tuân thủ đối với những nguyên tắc kế toán đã
được chấp nhận rộng rãi”
Hai tác giả Bryan Carsberg và Susan Dev cũng đã nêu lên bản chất của báo cáo tài chính như sau: hệ thống báo cáo
tài chính được thiết kế để trình bày những kết quả của những
nghiệp vụ và những sự kiện xảy ra trong quá khứ và là kênh truyền đạt thông tin chính của những hoạt động quản lý với
thế giới bên ngoài Báo cáo tài chính được yêu cầu phải tuân thủ luật công ty, quy chế của thị trường chứng khoán nếu chứng khoán của công ty được niêm yết Vì thế việc kiểm toán -báo cáo tài chính nên được yêu cầu bởi luật pháp, bởi vì nhà
quản lý có thể là một nhóm khác biệt với cổ đông, những người đã giao phó tài sản của họ cho nhà quản lý Báo cáo tài
chính được yêu cầu phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán
bên ngoài, nên khả năng có thể thẩm tra là một thuộc tính chủ yếu của những con số xuất hiện trên báo cáo tài chính
Từ những quan điểm trên ta có thể nói rằng, bản chất của
báo cáo tài chính là phản ánh sự kết hợp của những sự kiện
xảy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận và những đánh giá của cá nhân, nhằm chủ yếu
cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp Một mặt do thông tin trình bày trên báo cáo tài chính chủ yếu chịu sự chi phối bởi những
11
Trang 12đánh giá của người lập Ì áo cáo tài chính , mặt khác do có sự tách biệt giữa sy sé hit: vA kha nang kiểm soát của những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nên báo cáo tài chính được lập đòi hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập
1.1.2.1.2 Bản chất của báo cáo kế toán quản trị:
Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp
Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những thông tin nhà quản lý cần để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động
trong doanh nghiệp; báo cáo kế toán quản trị tổn tại vì lợi ích của nhà quản lý Nói một cách tổng quát, báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho mục tiêu ra quyết định của nhà quản lý, và chủ yếu là định hướng cho tương lai
Những quyết định sáng suốt về những vấn để như giá cả trong tương lai, số lượng sản phẩm dau ra, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, vấn đề quản lý vốn tất cả đều do thông tin KTQT cung cấp Vì thông tin chỉ được chuẩn bị và sử dụng riêng cho
nhà quản lý nên kiểm toán độc lập sẽ không thích hợp Do thông tin kế toán quản trị không cần được kiểm toán độc lập nên việc lập báo cáo kế toán quản trị không cân thiết phải tuân theo những nguyên tắc kế toán nhất định
Từ những phân tích trên có thể phát biểu bản chất của báo cáo kế toán quản trị là hệ thống thông tin được soạn thảo
và trình bày theo yêu cầu quản trị, điều hành sản xuất kinh
doanh và ra quyết định của bản thân từng doanh nghiệp, nên
có tính linh hoạt, đa dạng và không phụ thuộc vào những nguyên tắc kế toán Điều cơ bản của loại báo cáo này là giúp
cho nhà quản lý thấy được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với từng bộ phận,
từng chức năng nhất định
12
Trang 13
1.1.3.3 Vai trò của báo cáo kế toán:
Ngày nay, vai trò của báo cáo kế toán không còn bị giới hạn trong việc cung cấp thông tin tài chính, được thu thập từ
các sự kiện đã xảy ra và được đo lường bằng thước đo tiền tệ Nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý và những người
sử dụng bên ngoài, hệ thống báo cáo kế toán có thể bao gồm
những thông tin phi tài chính như: tình hình sản xuất, dự
đoán nhu cầu người tiêu dùng, số liệu thống kê về mức độ
thỏa mãn của người tiêu dùng, các chỉ tiêu bình quân trong
ngành Bằng cách kết hợp những thông tin tài chính và phi
tài chính, hệ thống báo cáo kế toán sẽ trở nên hữu ích hơn
nhiều cho những người sử dụng thông tin
Báo cáo kế toán của doanh nghiệp được sử dụng cho nhiều
đối tượng khác nhau, và để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng ta xem xét vai trò của báo cáo kế toán thông qua nghiên cứu vai trò của báo cáo tài chính và vai trò của báo
1.1.2.2.1 Vai trò của báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ,
nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có
liên quan Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của báo cáo tài
chính thông qua một số đối tượng chủ yếu:
- Đối với Nhà nước, báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của
Nhà nước đối với nên kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối
với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc
tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với
ngân sách Nhà nước
13
Trang 14-_ Đối với nhà quản lý doanh nghiệp
Các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm
nguồn vốn, và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các
chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi
ro thấp nhất Để thực hiện được điều này, các nhà quản lý
phải công bố công khai các thông tin trên báo cáo tài chính
định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, nhà quản
lý còn sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
- Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ:
Nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi báo cáo tài chính vì hai lý do: họ cần các thông tin tài chính để giám
sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, và cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay của mình
-_ Đối với các kiểm toán viên độc lập:
Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để lo lắng
rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài chính do
họ cung cấp nhằm mục đích kiếm nguồn vốn hoạt động Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lý phải
bỏ tiền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán báo
cáo tài chính, các nhà quản lý đương nhiên phải chấp thuận
vì họ cần vốn Như vậy, báo cáo tài chính đóng vai trò như là
đối tượng của kiểm toán độc lập
1.1.2.2.2 Vai trò của báo cáo bế toán quản trị:
Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin kế toán cho
các nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đề
ra Nhà quản lý nhận được thông tin này dưới các hình thức
như: báo cáo doanh thu, báo cáo chỉ phí, báo cáo giá thành,
các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng tháng Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho hai chức năng
14
Trang 15chủ yếu: hoạch định và kiểm soát Báo cáo kế toán quản trị
cho phép đưa ra những hoạch định hiệu quả hơn bằng cách đem lại sự hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về những vấn đề
cần giải quyết Các nhà quản lý sử dụng thông tin kế toán quản trị vào mục đích kiểm soát thông qua việc tác động vào
việc hình thành quyết định của các thành viên, buộc các
quyết định đó phải phù hợp với mục tiêu chung của cả tổ chức
- Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch
định: -
Việc hoạch định giúp cho một tổ chức đạt tới mục đích của mình Những hiểu biết ngày càng tăng về tác động của một quyết định tới tổ chức cho phép các nhà quản lý thực hiện
nhiều sự lựa chọn Ví dụ, dự báo về doanh thu được sử dụng cho việc quyết định số lượng sản phẩm sản xuất ra Việc thực hiện một cuộc khảo sát khách hàng sẽ cho phép đưa ra một
dự báo chính xác hơn về doanh thu, dẫn đến những quyết
định sản xuất đúng đắn hơn những thông tin nói trên đều được cung cấp qua các báo cáo kế toán quản trị
- Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với hoạt động kiểm soát
_ Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị tham gia vào việc kiểm soát bằng việc kết hợp quyển lợi của các thành viên của
tổ chức với mục tiêu chung của tổ chức Các thành viên của tổ
chức được kích thích hướng tới mục tiêu chung của cả tổ chức thông qua hệ thống khen thưởng Một số phương pháp đánh
- Ví dụ, các nhà quản lý bộ phận thường được đánh giá dựa
trên lợi nhuận đạt được của bộ phận đó thông qua các báo cáo
bộ phận
Vai trò của báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho chức năng kiểm soát biểu hiện qua:
15
Trang 16+ Chức năng kiểm soát việc quản lý: Thông tin trên báo
cáo kế toán quản trị cũng được dùng để đánh giá kết quả hoạt
động của các đơn vị được phân quyển trong doanh nghiệp, như là các đơn vị trực tiếp kinh doanh, các phòng ban, bộ phận Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh tế cung cấp một
sự kết nối giữa chiến lược của một doanh nghiệp và sự thi hành chiến lược đó bởi các đơn vị hoạt động riêng lẻ trong
doanh nghiệp
+ Chức năng kiểm soát hoạt động: thông tin trên báo cáo
kế toán quản trị cũng là một trong các phương tiện chính mà qua đó, nhân viên, nhà quản trị nhận được thông tin phản
hồi về kết quả của họ, cho phép họ học hỏi từ quá khứ và cải
thiện trong tương lai Các doanh nghiệp sẽ thành công và
thịnh vượng thông qua việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ
mà khách hàng đánh giá cao, sản xuất những sản phẩm và
dịch vụ và phân phối chúng đến khách hàng thông qua các
qui trình hoạt động có hiệu quả
Mặc dù thông tin trên báo cáo kế toán quản trị không thể bảo đảm chắc chắn cho sự thành công trong các hoạt động
chủ yếu của doanh nghiệp, nhưng các dấu hiệu lệch lạc và
không đây đủ từ hệ thống báo cáo kế toán quản trị sẽ khiến
các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn quan trọng Các
hệ thông báo cáo kế toán quản trị có hiệu quả có thể tạo ra giá trị to lớn bằng việc cung cấp thông tin chính xác và kịp
thời về các hoạt động cần thiết cho sự thành công của các doanh nghiệp ngày nay
1.2 MÔI TRƯỜNG KẾ TOÁN VÀ MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO KẾ TOÁN
1.2.1.Môi trường kế toán
Kế toán phát triển và được nuôi đưỡng bởi môi trường kế toán Tính đa dạng của những tập quán kế toán đang tổn tại
một cách rộng lớn, phản ánh sự đa dạng về nhu câu của người
16
Trang 17sử dụng Tiên phong trong việc bàn về những yếu tố môi
trường có tác động đến kế toán được thực hiện bởi Mueller
(1968) Ông cho rằng môi trường kinh doanh trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Tình trạng phát triển kinh tế; các giai đoạn phát triển kinh doanh; tác động của những phe phái chính trị; sự tín nhiệm vào một hệ thống luật cụ thể Sử
dụng những yếu tố này, ông đã phân tích nhiều môi trường kinh doanh trên toàn cầu và cho rằng mỗi môi trường kinh
doanh sẽ đáp ứng một mô hình của sự phát triển kế toán Sau
đó, có nhiều tác giả như Radebaugh (1975), Seidler (1976), Nobes (1988) đã có những bài viết về những yếu tố môi
trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Ngày
nay, có một sự thống nhất chung về những yếu tố này như
sau:
1/ Hệ thống luật pháp:
Hệ thống kế toán trên thế giới được phân làm 2 loại: loại hướng theo luật và loại hướng theo quan điểm thương mại hợp lý Ở những quốc gia hướng theo luật, luật là một chuỗi những qui định, và sự tuân thủ nghiêm ngặt theo luật là điều bắt buộc, bởi vì luật kế toán nằm trong hệ thống luật của quốc gia và mang tính pháp lệnh Ở những quốc gia theo quan
điểm thương mại hợp lý, luật thiết lập những giới hạn về sự
bất hợp pháp, và trong vòng những giới hạn này là phạm vi hoạt động tự do, khuyến khích thực hiện thí nghiệm và cho: phép đánh giá Tại những nước này, luật kế toán được thiết lập bởi những nhà kế toán chuyên nghiệp, họ có khuynh hướng thích ứng và cách tân
2/ Ban chất mối quan hệ giữa doanh nghiệp uà
những nhà cung ứng uốn
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và những nhà cung ứng
vốn có ảnh hưởng đến việc soạn thảo, trình bày và công bố
thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Chẳng
17
Trang 18hạn như ở Hoa Kỳ và Anh, khi cổ đông là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, thì kế toán có định hướng về thị trường vốn mạnh mẽ, tức là hướng về lợi ích của các nhà
dau tu; nhưng khi ngân hàng giữ vai trò thống trị trong việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, thì sự bảo vệ cho nhà cho vay
lại được nhấn mạnh, chẳng hạn như ở Đức, Thuy Si, Nhat Ban trước đây Nếu chính phủ cung cấp hầu hết nguồn tài
chính cho doanh nghiệp, thì nhu cầu thông tin của chính phủ
sẽ chiếm ưu thế Mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính có khuynh hướng cao hơn khi có một số lượng lớn các nhà cung cấp vốn với nhu cầu thông tin rất đa dạng Ngược
lại, mức độ công bố sẽ thấp hơn khi doanh nghiệp dựa vào
một số ít nguồn tài chính với nhu cầu thông tin giống nhau 3/ Luật thuế:
Ở nhiều nước, luật thuế ấn định một cách hữu hiệu đến luật kế toán, các công ty phải ghi nhận doanh thu và chi phi
trong báo cáo theo yêu cầu của luật thuế để phục vụ cho việc tính thuế Trong những nước khác, nơi mà kế toán tài chính
và kế toán thuế tách biệt với nhau, lợi tức chịu thuế chủ yếu
là lợi tức kế toán với những điều chỉnh nhất định do có sự khác biệt giữa luật kế toán với luật thuế
4/ Mức độ lạm phát:
Lạm phát ảnh hưởng đến khuynh hướng của một quốc gia trong việc phản ánh những thay đổi về giá cả trong các báo cáo tài chính Ví dụ ở một số nước Nam Mỹ, với lịch sử lâu dài về sự lạm phát phi mã, đã sử dụng kế toán theo sự biến
động về giá cả Ở Mỹ và ở những nước không có tỷ lệ lạm
phát cao một cách thường xuyên, thì rất ít quan tâm đến vấn
đề kế toán theo sự thay đổi của giá cả
5/ Sự ràng buộc uê binh tế uà chính trị:
Quá trình phát triển của lịch sử kế toán thế giới đã chứng
18
Trang 19
minh cho thấy những ý tưởng và kỹ thuật kế toán của mỗi | quốc gia chịu ảnh hưởng của mối quan hệ về kinh tế — chính trị với quốc gia khác ở những mức độ nhất định Yếu tố này
giúp giải thích tại sao những thuộc địa trước đây và hiện nay
của Anh có một nghề kế toán và thực hành kế toán tài chính
làm theo mẫu của Anh, trong khi đó một số nước như Philippines là một nước bị bảo hộ trước đây của Hoa kỳ, đã
phản ảnh ảnh hưởng của Hoa kỳ đến việc thực hành kế toán
- ở nước này Ta có thể nói rằng, yếu tố sự ràng buộc kinh tế và chính trị giữa các nước đã ảnh hưởng đến sự phát triển của kế:
toán của mỗi quốc gia, thông qua việc chi phối đến vấn đề xác
lập các kiểu mẫu kế toán của mỗi nước
6/ Yếu tố uăn hoá, xã hội:
Những giá trị của một nền văn hoá ảnh hưởng đến sự : phát triển của kế toán, được biểu hiện thông qua ảnh hưởng của kế toán đến việc ra quyết định của nhà quản lý, đặc biệt
là khi xem xét sự chính xác và hợp lý của những thông tin được công bố trên báo cáo Mc Kinnon (1986) đã tiến hành phân tích lịch sử phát triển của hệ thống báo cáo tài chính của Nhật Bản và những ảnh hưởng của môi trường văn hóa,
xã hội tác động lên hệ thống đó, ông cho rằng việc am hiểu những lý lẽ nằm trong những yêu cầu về kế toán ở một quốc gia cụ thể, sẽ cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn lý do tại sao
có sự khác biệt về những yêu cầu kế toán tổn tại giữa các quốc
gia Ngoài những ảnh hưởng đến thực hành kế toán, văn hóa cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, vì thế văn hóa cũng tác động lên những gì được báo cáo trong báo cáo tài chính
Ở những nước Tây Âu đã phát triển, có huynh hướng
phản ánh theo định hướng chung, nơi mà những cá nhân nhấn mạnh vào sự độc lập và những mối quan hệ khách quan,
trung thực đối với công ty và xã hội Ngược lại, ở những quốc
gia đang phát triển, có huynh hường phản ánh theo định
19
Trang 20hướng riêng biệt, nhấn mạnh vào mối quan hệ cá nhân và
không để ý đến những người bên ngoài Trong điều kiện thiếu vắng những qui định về luật pháp, thì những báo cáo tài
chính trong xã hội theo hướng riêng biệt sẽ kém tin cậy hơn trong xã hội theo định hướng chung
Nghiên cứu những yếu tố của môi trường tác động đến sự phát triển của kế toán rất cân thiết cho sự nhận biết về sự tiến hóa của kế toán và để nhận ra kế toán đang hội tụ hay
phân rẽ trên thế giới Hơn nữa xuất phát từ sự phát triển của
kế toán để đáp ứng được những điều kiện và nhu cầu riêng biệt của mỗi quốc gia, vì thế nếu không xem xét những yếu tố
đã tạo ra sự khác biệt về thực hành kế toán ở mỗi nước, thì những nỗ lực để hòa hợp với kế toán của các nước trên thế giới không thể thành công
Các nội dung thuộc môi trường kế toán như trên chỉ phối
trực tiếp đến thông tin kế toán tài chính, còn đối với kế toán quản trị thì môi trường kế toán còn bao gồm cả chiến lược và
chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức sản
xuất kinh doanh và quản lý, qui mô đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như sự phân cấp quản lý của doanh
nghiệp
1.2.2 Mục đích của báo cáo kế toán:
Như đã trình bày ở những phần trước, báo cáo kế toán là
sản phẩm của quá trình tổ chức thực hiện kế toán tại doanh
nghiệp Trong cơ chế thị trường thì kế toán được chia thành
kế toán tài chính và kế toán quản trị, vì thế, khi nghiên cứu
mục đích của báo cáo kế toán cân nghiên cứu riêng biệt mục đích của báo cáo tài chính và mục đích của báo cáo kế toán quản trị
20
Trang 211.2.2.1 Mục đích của báo cáo tùi chính:
Mục đích của báo cáo tài chính sử dụng ở nước ta về cơ bản có sự tương đồng với chuẩn mực kế toán quốc té (IASC)
Mục đích của báo cáo tài chính được xác định như sau:
Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về
tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động
về tình hình tài chính của doanh nghiệp, để giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời
Thông tin về tình hình tài chính chủ yếu được cung cấp qua bảng cân đối kế toán Tình hình tài chính của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Các nguồn lực kinh
tế do các doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính và khả
năng thanh toán Vì vậy khi nghiên cứu các thông tin về tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng:
- Đánh giá năng lực của doanh nghiệp trông việc tạo ra
các nguồn tiền và các khoản tương đương tiển trong tương lai -_ Dự đoán nhu cầu di vay trong tương lai và phương thức phân phối lợi tức
- Dự đoán khả năng thành công của doanh nghiệp trong
việc huy động các nguồn tài chính
- Đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết tài chính khi đến hạn
Thông tin về kết quả kinh doanh được cung cấp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Việc nghiên cứu các thông
tin về tình hình kinh doanh, đặc biệt là khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp sẽ giúp cho người sử dụng :
- Đánh giá các thay đổi tiểm tàng của các nguồn lực kinh
tế mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai
- Dự đoán khả năng tạo các nguồn tiền của doanh nghiệp trên eơ sở hiện có
Trang 22- Đánh giá tính hiệu quả của các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp sử dụng
Thông tin về những những biến động tài chính được cung cấp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Việc nghiên cứu những |
thông tin này sẽ rất hữu ích cho người sử dụng trong việc:
- Đánh giá xem doanh nghiệp có lợi tức nhưng có tiền hay không
- Đánh giá các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
- Đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản
tương đương tiền trong tương lai của doanh nghiệp, cũng như
việc sử dụng các nguồn tiền này
Các mục đích nêu trên nằm vào báo cáo tài chính hơn là
cho những người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính Vì
vậy các mục đích này phù hợp với vai trò cung cấp thông tin
có ích trong việc ra các quyết định kinh tế, chứ không nhằm
khẳng định các quyết định nào nên làm
1.2.2.2 Mục đích của báo cáo kế toán quản trị:
Mục đích của báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp phải gắn liền với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh
nghiệp và các chức năng quản lý nội bộ của nhà quản lý Do mỗi loại hình hoạt động khác nhau sẽ có mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu khác nhau, vì thế việc quản lý những hoạt động này sẽ cần những thông tin phù hợp đối với
từng loại hoạt động, nhằm hướng đến mục tiêu xác định Như
vậy có thể nói rằng, mục đích của báo cáo kế toán quản trị là
- nhằm cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý ở nhiều cấp
độ khác nhau , phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng
doanh nghiệp
22
!
Trang 231.3 TIỂU CHUAN CUA THONG TIN KẾ TOÁN HỮU
ÍCH
1.3.1 Sự cần thiết phải có thông tin kế toán hữu ích
Các đối tượng có lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp đều cần thông tin hữu ích được cung cấp từ hệ thống báo cáo tài chính, và điều này được xem là một đòi hỏi
khách quan trong nền kinh tế thị trường Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính như là cơ sở tin
cậy cho việc đưa ra các quyết định về đầu tư, cho vay, kiểm tra, tính thuế còn đối với nhà quản lý, các thông tin kế toán
hữu ích của báo cáo tài chính cũng sẽ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp Như vậy, chất lượng của _ thông tin được cung cấp bởi báo cáo tài chính là rất quan
trọng cho các đối tượng sử dụng bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp
Yêu cầu phải có thông tin tài chính hữu ích của các báo
cáo tài chính đòi hỏi: báo cáo tài chính phải được kiểm toán © bởi rnột tổ chức kiểm toán độc lập và phải công bố công khai
các thông tin trên báo cáo tài chính Vấn để kiểm toán và công bố công khai báo cáo tài chính là rất quan trọng và công
bố công khai báo cáo tài chính phải được nhà nước đưa ra thành quy định bắt buộc, bởi lẽ trong nên kinh tế thị trường,
hoạt động kiểm toán là một công cụ đắc lực góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính Mặt khác, thông tin tài chính được đòi hỏi phải luôn sẵn có, dễ hiểu, thích hợp, đáng
tin cậy và so sánh được
Việc chọn phương pháp, nguyên tắc kế toán và tận dụng
chúng một cách hợp lý để lập báo cáo tài chính là cả một quá trình phức tạp Do đó, để báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi đối tượng sử dụng thì báo cáo tài chính phải được soạn thảo và trình bày dựa trên chuẩn mực
kế toán quốc gia Chuẩn mực đưa ra các khái niệm khuôn mẫu
23
Trang 24làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính, trong đó có xác
định các tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là thông tin kế toán hữu ích, đồng thời quy định các chuẩn mực kế toán cụ thể cho việc lập báo cáo tài chính để vừa đảm bảo tuân thủ luật pháp,
lại vừa bảo đảm tính trung thực hợp lý Mọi đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mong đợi có sự đảm bảo thông tin mà họ sử dụng là những thông
tin trung thực, đây đủ, khách quan, chính xác, kịp thời
thông qua đó người sử dụng sẽ mạnh dạn đưa ra các quyết
định phục vụ cho yêu cầu của mình
Trong hoạt động nội tại của mỗi doanh nghiệp, thông tin
kế toán hữu ích là những thông tin đáp ứng đựơc nhu cầu của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định, giúp họ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Một hệ thống kế toán quản tri được gọi là hoạt động thành công khi tạo lập được những thông tin hữu ích thông qua các báo cáo
kế toán quản trị tốt Không một hệ thống kiểm soát chị phí
nào có thể gọi là hoạt động tốt nếu không thể giải thích được
sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế và không thể xác định
được trách nhiệm của nơi gây ra sự khác biệt đó Nhà quản lý
không thể điểu hành hoạt động kinh doanh một cách hữu hiệu nếu không có những thông tin phản hồi từ những hoạt
động của doanh nghiệp, nhằm chỉ ra những khu vực còn yếu kém, không hoàn thành mục tiêu đã dé ra
Việc xây dựng và phát triển chuẩn mực kế toán quốc gia, hoạt động kiểm toán, công tác kế toán quản trị doanh nghiệp,
nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng bên trong và ngoài doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang trên con đường
đổi mới nên kinh tế nhằm đưa đất nước đi lên theo sự phát triển chung của khu vực và thế giới Những công việc trên sẽ góp phân vào việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán, phục vụ cho việc
đưa ra các quyết định kinh tế của mọi đối tượng
24
Trang 251.3.2 Tiêu chuẩn để đánh giá thông tin hữu ích
1.3.2.1 Tiêu chuẩn dé danh gid théng tin hế toán hữu
ích trên báo cáo tài chính
Để thông tin trên báo cáo tài chính mang tính hữu ích,
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc té (IASC) da dua ra cac tính
chất định tính mà báo cáo tài chính phải đạt được là: tính dễ
hiểu, tính thích hợp, tính đáng tin cậy và tính so sánh được Các tính chất định tính nói trên là tiêu chuẩn để đánh giá
tính hữu ích của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính Ngoài ra IASC còn đưa ra một số khái niệm nhằm làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính đạt được các tính chất trên như: Khái niệm trọng yếu, trình bày trung thực, nội dung hơn hình thức, tính khách quan, thận trọng và đầy đủ 1.3.2.1.1 Tính dễ hiểu
Một đặc tính chủ yếu của thông tin trên báo cáo tài chính
là phải dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây
được hiểu là người có kiến thức về kinh doanh và hoạt động
kinh tế, hiểu biết về kế toán ở mức vừa phải, sẵn lòng nghiên
cứu các thông tin được cung cấp với mức độ tập trung suy nghĩ
vừa phải Tuy nhiên, những thông tin về những vấn để phức tạp cũng cần phải trình bày trong báo cáo tài chính vì sự thích hợp của nó đối với nhu cầu đưa ra các quyết định kinh
tế của người sử dụng, không nên bị loại trừ vì lý do thông tin
đó là thông tin quá khứ, khó hiểu đối với người sử dụng
1.3.2.1.2 Tính thích hợp
Để có ích, thông tin phải thích hợp với những nhu cầu để
ra quyết định kinh tế của người sử dụng Những thông tin có chất lượng thích hợp là những thông tin có tác động đến
quyết định kinh tế của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh
giá các sự kiện quá khứ, hiện tại, tương lai hoặc xác nhận, chỉnh lý các đánh giá quá khứ của họ
25
Trang 26Tính thích hợp của thông tin còn chịu ảnh hưởng bởi tính
trọng yếu của thông tin đó
Thông tin được coi là trọng yếu nếu bỏ sót hoặc xác định sai những thông tin đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới
quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin Mức độ trọng yếu lại tùy thuộc vào mức độ của khoản mục hoặc mức độ sai lầm mà trong hoàn cảnh cá biệt nào đó đã bị bỏ sót hoặc xác định sai Vì vậy khái niệm trọng yếu đưa ra một ngưỡng hơn
là một định tính thông tin phải chứa đựng nếu hữu ích
có thể có những sai lầm mà người ta chưa phát hiện ra Ví dụ,
nếu giá trị của các khoản tiền đổi bôi thường trong một vụ kiện tụng, tranh chấp đang được bàn cãi, sẽ là không hợp lý
khi ta công nhận toàn bộ số tiển này trong bảng cân đối kế
toán, nhưng sẽ là hợp lý khi ta trình bày khoản tiền đó ở tài
Để đáng tin cậy, các thông tin phải được trình bày một
cách trung thực về những giao dịch và các sự kiện khác có liên quan Nó trợ giúp cho việc trình bày hoặc có thể được dự
kiến là hợp lý để trình bày Ví dụ bảng cân đối kế toán cần
26
Trang 27
trình bày một cách trung thực các nghiệp vụ, sự kiện khác có liên quan đến việc đánh giá tài sản, công nợ và nguôn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo mà những chỉ tiêu đó đáp ứng được yêu cầu của các tiêu thức hạch
hợp với những nghiệp vụ đó Trong một số trường hợp, việc đánh giá những ảnh hưởng tài chính của các chỉ tiêu có thể không thật chắc chắn đến nổi doanh nghiệp không dám công
nhận chúng trên báo cáo tài chính của mình Ví dụ, mặc dù
hầu hết doanh nghiệp trong quá trình đều cố gắng tạo ra uy
tín, nhưng người ta khó mà nhận ra hoặc đánh giá chỉ tiêu
này một cách đáng tin cậy Tuy nhiên, trong một số trường
hợp khác, có thể sẽ là thích hợp khi hạch toán các khoản mục
và trình bày các rủi ro sai lầm xung quanh việc hạch toán và đánh giá chúng
Nội dung hơn hình thức
Nếu thông tin được trình bày một cách trung thực về những nghiệp vụ và sự kiện khác mà chúng phải trình bày,
thì điều cân thiết ở đây là những thông tin đó phải được tính
toán và trình bày phù hợp với nội dung và tính xác thực kinh
tế của chúng, bởi lẽ nội dung của nghiệp vụ, sự kiện không phải lúc nào cũng phù hợp với hình thức bên ngoài hoặc hình thức pháp lý của chúng
Khách quan
-Để có độ tin cậy cao, thông tin trong báo cáo tài chính phải khách quan không bị xuyên tạc, bóp méo một cách cố ý
27
Trang 28Các báo cáo tài chính sẽ không được coi là khách quan nếu
như bằng việc lựa chọn hoặc trình bày thông tin, các báo cáo
có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán, và cách
lựa chọn trình bày đó nhằm đạt đến kết quả mà người lập báo cáo đã biết trước
Thận trọng
Những người lập báo cáo cáo tài chính thường phải trình
bày các nội dung về nhiều sự kiện, tình thế không chắc chắn,
ví dụ như khả năng thu hồi các khoản thu khó đòi, thời gian hữu dụng có thể của máy móc thiết bị Các yếu tố không chắc chắn như vậy được hạch toán bằng cách trình bày nội dung, bản chất của nó và thực hiện nguyên tắc thận trọng
trong việc lập các báo cáo tài chính Thận trọng bao gồm cả mức độ lường trước các sự kiện cần xét đoán trong quá trình hạch toán trên cơ sở những đữ liệu không thật chắc chắn, ví
dụ như tài sảnvà thu nhập thì không được tính cao lên, ngược lại công nợ và chi phí lại không được tính thấp xuống Tuy nhiên việc thực hiện tính thận trọng cũng không có nghĩa là che giấu nguồn dự trữ hoặc lập các quỹ dự phòng lớn hơn yêu
cầu thực tế
Đầy đủ
Để có độ tin cậy, các thông tin trong các báo tài chính
phải đầy đủ trong phạm vi của tính trọng yếu Một sự bỏ sót
có thể gây ra những thông tin sai lệch dẫn đến những kết
luận nhầm lẫn, và như vậy thông tin không được coi là thích hợp vì chúng không đây đủ và không đáng tin cậy
1.3.2.1.4 Tính so sánh được
Những người sử dụng phải có khả năng so sánh thông tin
trong các báo cáo tài chính của kỳ này với kỳ trước để xác định xu hướng biến động về tình hình tài chính và kinh
doanh của doanh nghiệp Người sử dụng cũng phải so sánh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp
28
|
Trang 29khác, để đánh giá mối tương quan về tình hình tài chính, kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính, giữa các doanh nghiệp Vì vậy, việc xác định tính toán và trình
bày các ảnh hưởng tài chính của các giao dịch và các sự kiện, phải được tiến hành một cách nhất quán giữa kỳ này với các
kỳ khác trong phạm vi một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp cho người sử dụng so sánh thông tin trên các báo cáo tài chính của kỳ này với kỳ trước và giữa các
- doanh nghiệp với nhau
Một vấn đề liên quan quan trọng của tính chất định tính
và tính so sánh được là người sử dụng phải được thông báo
- về các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để lập
các báo cáo tài chính cũng như mọi thay đổi về các chính sách này và những ảnh hưởng của những thay đổi đó
1.3.2.2 Tiêu chuẩn để đánh giá thông tín hữu ích trên báo cáo kế toán quản trị:
Tiêu chuẩn để đánh giá thông tin hữu ích trên báo cáo kế
toán quản trị, nhìn chung cũng bao hàm những tiêu chuẩn như đã trình bày ở phần báo cáo tài chính bao gồm tính dễ
hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và so sánh được Tuy nhiên, do thông tin trên báo cáo kế toán quản trị chủ yếu là hướng về
tương lai, được chuẩn bị và sử dụng riêng cho nhà quản trị đồng thời phải phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng loại hoạt
động và không được lập dựa trên những nguyên tắc kế toán được qui định, cho nên các tiêu chuẩn nói trên cũng có những điểm riêng như :
Những thông tin có tính thích hợp là những thông tin có tác động đến quyết định kinh tế của nhà quản lý, bằng cách
giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại hoặc tương lai,
nhưng chủ yếu là những thông tin giúp họ dự đoán tương lai Ngoài ra, tính thích hợp của các thông tin trên báo cáo kế
toán quản trị còn biểu hiện ở chỗ là phải thích hợp với từng
29
Trang 30nhà quản trị, từng quyết định cụ thể với từng bộ phận cụ thế trong doanh nghiệp
Tính so sánh của thông tin trên báo cáo kế toán quản trị chỉ giới hạn trong phạm vị doanh nghiệp, thậm chí còn giới hạn trong những bộ phận thực hiện trong các chức năng nhất định trong doanh nghiệp
30
Trang 31- CHƯƠNG 2
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Xuất phát từ vai trò tác dụng của báo cáo tài chính đối
với các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài
- doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tượng ở bên ngoài nên hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn thực hiện trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam va trong chế độ kế toán doanh nghiệp
Sau đây sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản liên quan đến các quy định và hướng dẫn này Tuy nhiên trong phạm vi cuốn sách này chưa giới thiệu về báo cáo tài chính hợp nhất
Do tính chất phức tạp nên báo cáo tài chính hợp nhất sẽ được trình bày ở một cuốn sách riêng
2.1 CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CHUẨN MUC CHUNG
2.1.1 Các yếu tố của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của _ doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo
tài chính Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản,
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác,
Chi phí và Kết quả kinh doanh
31
Trang 32Tình hình tài chính
Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh
giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở
hữu Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
a) Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và
có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
b) Nợ phải tra: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà
doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực -của
mình
© Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp,
được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của
doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả
Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh
tế của chúng Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính Ví dụ, trong trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với
phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỈ với
giá trị hợp lý của tài sản và các chỉ phí tài chính có liên quan Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục
“Tài sản” và khoản mục “Nợ phải trả” trong Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê
Trang 33
nghiệp phải chỉ ra
Lợi ích kinh tế trong tương lai là một tài sản được thể
hiện trong các trường hợp, như:
'a) Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay
cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b) Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c) Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d) Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp
Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể
hiện dưới hình thái vật chất như bản quyên, bằng sáng chế
nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc
quyền kiểm soát của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyển sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai,
ˆ như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong
_ tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí
quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao
dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng Các giao dịch hoặc các sự kiện
dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản Thông thường khi các khoản chỉ phí phát sinh sẽ tạo ra tài
sản Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế
trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp
33
Trang 34không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng
Nợ phải trả
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp
khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết
hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý
Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực
hiện bằng nhiều cách, như:
a) Trả bằng tiền;
b) Trả bằng tài sản khác;
c) Cung cấp dịch vụ;
d) Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;
e) Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở
Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng Cân đối kế
toán, gồm: Vốn của các nhà đầu tư, thăng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch
tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài san
a) Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b) Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá
cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c) Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích _
luỹ bổ sung vốn;
34
Trang 35đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo
Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần
Tình hình kinh doanh
Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác
định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí
Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được
định nghĩa như sau:
ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không
bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
35
Trang 36b) Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích ' kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,
không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu
Doanh thu, thu nhập khác và chỉ phí được trình bày trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin
cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra
các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai: Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể
trình bày theo nhiều cách trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác
Doanh thu và Thu nhập khác
Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, thường bao gỗồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiên bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ
các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu
từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách
hàng do vi phạm hợp đồng,
Chỉ phí
Chi phí bao gồm các chỉ phí sản xuất, kinh doanh phát
sinh trong quá trình hoạt dộng kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn, hàng bán, chỉ phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
36
Trang 37
nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chỉ phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức,
tiễn bản quyền, Những chi phi nay phát sinh dưới đạng tiền
và các khoản tương đương tiền, hàng tổn kho, khấu hao máy móc, thiết bị
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chỉ phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiển bị khách hàng
phạt do vi phạm hợp đồng,
Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải ghi nhận các yếu tố về tình hình
tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; trong
các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục Một
khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi
ích kinh tế trong tương lai;
b) Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy
được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh khi phát sinh
37
Trang 38Ghỉ nhận nợ phải trả
Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tién chi để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại
mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
Ghỉ nhận doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
Ghỉ nhận chỉ phí
Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các
khoản chi phi nay lam giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương
lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chỉ phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chỉ phí
Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác
định một cách gián tiếp thì các chỉ phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở
phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ
Một khoản chỉ phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem
lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau
38
Trang 39
2.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CHUẨN MUC 21 TRINH BAY BAO CÁO TÀI CHÍNH
2.2.1 Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông
tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luéng
tiên của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
2.2.2 Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách
nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính
2.2.3 Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
39
Trang 4040
c)
d)
Báo cáo lưu chuyển tiên tệ;
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể lập báo cáo
quan lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về
tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện
không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử
dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính :
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực
và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luông tiền của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở
tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành của
Bộ Tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp
lý, doanh nghiệp phải:
a)
b)
c)
Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp
với các quy định trong đoạn 12 ( chuẩn mực số 21 —
Trình bày báo cáo tài chính );
Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế
toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy,
so sánh được và dễ hiểu;
Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử