Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tién và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiên, các khoản đầu tư tà
Trang 1CHUONG 3: 5 Š
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
Báo cáo tài chính là một phân hệ thuộc hệ thống báo cáo
kế toán, cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, về tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác ở bên ngoài, nhưng chủ yếu là phục vụ cho các đối tượng ở bên ngoài
Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về doanh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gởi báo cáo và thời gian gởi các báo cáo (quý, năm)
Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp việt Nam bao gồm bốn báo cáo:
1) Bảng cân đối kế toán ,
2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4) Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng
khác có liên quan Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của
báo cáo tài chính thông qua một số đối tượng chủ yếu:
OF:
Trang 2- Đối với nhà nước, báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô
của Nhà nước đối với nên kinh tế, giúp cho các cơ quan tài |
chính Nhà nước thực hiện việc kiếm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời lam co sé cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp - đối với ngân sách Nhà nước
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp
Các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn, và cế gắng thuyết phục với các nah dau
tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất Để thực hiện được điểi này,
các nhà quản lý phải công bố công khai các thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài ra, nhà quản lý còn sử dụng báo cáo tài chính để
tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình |
= Déi véi cdc kiém todn viên độc lập:
Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lý do để mà lo
lắng rằng các nhà quản lý có thể bóp méo các báo cáo tài chính do họ cung cấp nhằm mục đích tìm kiếm nguồn vốn hoạt động Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đói hỏi các nhà quản lý phải bỏ tiên ra thuê các kiểm toán viên độc
lập để kiểm toán báo cáo tài chính, các nhà quản lý
đương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn Như vậy báo - cáo tài chính đóng vai trò như là đối tượng của kiểm toán
Trang 3
3.1 BANG CAN DOI KE TOAN
3.1.1 Khái niệm và kết cấu
- Phần ánh tình hình tài sản theo hai cách phân loại:
kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
- Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị (dùng thước do bằng tiền)
- Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm được quy
định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
BCĐKT là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước Do vậy BCĐKT phải được lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của DN và phải nộp cho các đối tượng có liên quan đúng thời hạn quy định
'® Kết cấu
Bảng cân đối kế toán có kết cấu tổng thể như sau:
- Nếu chia làm hai bên thì bên trái phản ánh kết cấu của tài sản và được gọi là bên tài sản, còn bên phải phản ánh nguồn hình thành tài bản và được gọi là bên nguồn vốn Nếu chia làm hai bên thì phần trên phản ánh tài sản,
- còn phần dưới
Tài sản chia thành hai loại:
oo:
Trang 4Loai A: Tài sản ngắn hạn
Loại B: Tài sản dài hạn ˆ |
Bên (phần) nguồn vốn cũng chia thành hai loại:
Tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản
và nguồi vốn, biểu hiện:
Tổng cộng tài sản = Tổng cộng sin gl von
Hoặc (A+B) tài sản = (A+B) nguồn vốn |
3.1.2 Nguồn số liệu và phương pháp lập
3.1.2.1 Nguôn số liệu để lập BCĐKT
(1) BCĐKT được lập vào cuối năm trước:
(2) Số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết
tương ứng với các chỉ tiêu được quy định trong BCĐKT
"Trước khi lập BCĐKT cần phải thực hiện một số việc: tiến hành kết chuyển các khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định; kiểm kê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán có liên quan; khóa sổ các tài khoản tổng hợp, chỉ tiết để xác định số dư cuối kỳ
Trang 5(3.1.2.2, Phuong phap lap BCDKT
_ Cột số đầu năm: Lấy số liệu từ cột cuối năm của BCĐKT được lập vào cuối năm trước để ghi | Cột cuối kỳ: Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp
và chỉ tiết phù hợp với từng chỉ tiêu trong BCDKT để ghi
mòn TSCD (214) ghi âm (quy định và ghi số tiền
trong ngoặc đơn) _
Các chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản (TK 419), chênh lậch tỷ giá, (TK 413), lợi nhuận chưa phân
phối (TK 421): nếu các tài khoản đã nêu có số dự Có thì ghi bình thường, còn có số dư Nợ thì phải ghi âm
Khoản trả trước cho người bán và khoản đang nợ: người bán, khoản người mua đang nợ và khoản người
mua ứng trước tiên không được bù trừ khi lập BCDKT, ma phai dựa vào các sổ chỉ tiết để phản ánh
vào từng chỉ tiêu phù hợp với quy định
Sau đây giới thiệu mẫu Bảng cân đối kế toán đang
được quy định sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam
và phương pháp lập từng chỉ tiêu trong Bảng cân đối
ails:
Trang 6PHAN TAI SAN 7
A- TAI SAN NGAN HAN (MA SO 100)
Tài sản ngắn hạn là tiền, các khoắn tương đương tién va các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể
bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tién và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiên, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng
tôn kho va tai sản ngắn hạn khác
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 190 + Mã số 130 + Mã
số 140 + Mã số 150
I Tién va các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chi tiêu này phan ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 113
1- Tiên (Mã số 111):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiên mặt, tiền
gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của
các Tài khoản 111 (tiền mặt) 112 (Tiền gửi ngân hàng) và
113 “Tiên đang chuyển” trên Sổ cái
2- Các khoản tương đương tiền (Mã số 119):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi đễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo
Trang 7
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối
kỳ kế toán của tài khoản 191 “Đâu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái, gồm: chỉ tiết kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc có thời han thu hồi hoặc không quá 3 tháng
kể từ ngày mua:
-H Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm
giá one khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đần tư ngắn hạn khác Các khoản đầu tư
ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư
có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có
thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”
TH Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các
khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán,
khoản thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và các khoản phải thu khác, tại thời điểm báo cáo
có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong
một chu kỳ kinh doanh (sau kbi dự phòng phải thu khó đòi)
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã
số 134 + Mã số 138 + Mã số 139
108
Trang 8-1- Các khoản phải thu khác (Mã số 138):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố,
ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “các khoản phải thu khác” là
tổng số dư Nợ của các TK 138, 338, 141, 144 theo chỉ tiết
từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chỉ tiết
IV Hàng tồn kho (Mã số 140)
La chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại hàng tổn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tổn kho) đến thời điểm báo cáo
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149
1- Hàng tổn kho (Mã số 141)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư
Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường,
152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dé dang”, 155 “Thành phẩm”, 156
“Hàng hóa” và 157 “hàng gửi đi bán” trên Sổ cái
V Tài sản ngắn hạn khác (Mã sé 152):
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chỉ phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn
khác tại thời điểm báo cáo
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158
1- Thuế và các khoản phải thu nhà nước
Chỉ tiêu này phản ánh khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo
Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Các khoản thuế phải thu” căn cứ vào chỉ tiết số dư Nợ TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước” trên Sổ Cái
Trang 92- Tài sản ngắn han khác (Mã số 158)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác căn
cứ vào số dư Nợ” Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”
trên Sổ Cái
B- TAI SAN DAI HAN
Chi tiêu này phan ánh trị giá của các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản đài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư,
các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã
số 250 + Mã số 260
1 Các khoản phải thu đài hạn (Mã số 210)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi
trừ đi dự phòng phải thu khó đồi)
1- Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211):
Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo
Số liệu ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách
hàng” căn cứ vào chỉ tiết số dư Nợ của TK 131 “Phải thu của khách hàng”, mở chỉ tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài
sản dài hạn
105
Trang 102- Phải thu nội bộ dài hạn (Mã số 213):
Phần ánh các khoản phải thu nội bộ đài hạn khác
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu nội bộ dài hạn khác”
là chỉ tiết số dư Nợ của Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” đối với các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài
sản dài hạn
3- Phải thu dài hạn khác (Mã số 218):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu dài hạn khác” là chỉ tiết số dư Nợ của các Tài khoản 138, 331 (nếu
1- Chi phí xây dựng cơ bản (Mã số 230)
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chỉ phí đầu tư xây dựng, chi phí sữa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc
đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc đưa vào sử dụng
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xác định cơ bản dở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dé dang” trên Sổ Cái
Il Bất động sản đầu tư (Mã số 240)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo
Mã số 240 = Mã số 241 — Mã số 242
1 Nguyên giá (Mã số 241)
Phản ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo
Trang 11Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”, trên Sổ Cái
2 Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242)
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn lũy kế của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo Số liệu để ghi vào ˆ chỉ tiêu này, được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn: ( )
— Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Giá trị hao mòn lũy kế” là số
dư Có của tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư -
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị khoản đâu
tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh đầu tư dai han khác
Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 952 + Mã số 2B8 + Mã
số 2B9
“
1- Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)
Phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại
thời điểm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” là
_sế dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên
Sổ Cái : |
2- Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 953)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết và vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát lại thời điểm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên kết,
liên doanh” là tổng số dư Nợ của các tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, và 222 “Vốn góp liên doanh” trên sổ Cái
107