Tài liệu Lập, Đọc và Phân tích Báo cáo tài chính, Báo cáo kế toán quản trị | Trung tâm đào tạo trực tuyến – Trường đại h...
Trang 1CHƯƠNG 4:
BAO CÁO KẾ TOÁN QUẦN TRỊ
Báo cáo kế toán quản trị là nguồn thông tin cần thiết cho
các nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt cho nhà quản trị cấp trung và cấp cao
Thông qua hệ thống cáo cáo kế toán quản trị sẽ giúp các nhà quản trị có cơ sở để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực
hiện để đạt được các mục tiêu ngắn hạn đã đề ra
Do đặc điểm của kế toán quản trị là thông tin cung cấp
hướng về tương lai, đi vào từng chức năng và bộ phận hoạt
động, có tính linh hoạt và thích ứng, nên các báo cáo được
thiết lập phải phù hợp với đặc điểm hoạt động quy mô hoạt
động, trình độ và khả năng sử dụng thông tin kế toán Khi xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần bảo đảm các _ mục tiêu:
- Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm _ bảo cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản lý Muốn
vậy báo cáo phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và phải phù
hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp
- Báo cáo kế toán quản trị được xây dựng phải thích hợp với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp Mỗi loại hoạt động khác nhau thì mục tiêu và các thức đạt đến
mục tiêu cũng không giống nhau Điều này cho thấy báo cáo
kế toán quản trị được thiết kế phải phù hợp với từng loại hình hoạt động của doanh HEHIẾP: và do đó không thể có một
hệ thống báo cáo kế toán quản trị bắt buộc, thống nhất cho các doanh nghiệp
g0g
Trang 2Báo cáo kế toán quản trị được xây dựng phải phù hợp với phạm vi cung cấp thông tin của kế toán quản trị, đồng thời đảm bảo phục vụ cho các chức năng quản lý của nhà quan tri
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, hệ thống báo
cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp có thể bao gồm các
loại báo cáo như sau:
4.1 CAC BAO CÁO DỰ TOÁN PHỤC VỤ CHO CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH
Báo cáo dự toán là rất cân thiết cho tất cả các doanh
nghiệp Báo cáo dự toán là một kế hoạch hoạt động, nó lượng
hóa các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính
và hoạt động của doanh nghiệp, cùng với chức năng hệ thống
hóa việc lập kế hoạch, các thông tin trên báo cáo dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt
động, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trong nội bộ tổ chức Các báo cáo dự toán còn hữu dụng với các nhà quản lý trong quá trình ra hai loại quyết định:
- Quyết định tài trợ: Liên quan tới việc tìm kiếm các nguồn lực
- Quyết định điều hành: Liên quan tới việc sở hữu và sử
Kỳ lập dự toán thường là một năm, có thể được chia thành các tháng, quý và bao gồm các dự toán như sau:
4.1.1 Dự toán về tiêu thụ
- Mục đích: Nhằm xác định tiềm lực tiêu thụ của doanh
nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc lập các dự toán sản xuất,
nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung, thành phẩm, tồn kho, chỉ phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp Ngoài ra còn dự kiến số tiền sẽ thu được từ
quá trình tiêu thụ sản phẩm |
224
Trang 3- Cơ sở lập: Các nhân tố thường được dùng để làm cơ sở
cho việc xác định giá bán và khối lượng sản phẩm dự kiến là:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước, chính sách giá cả
trong tương lai, các đơn đặt hàng chưa thực hiện, các đặc
tính của khách hàng tiềm tàng, các điều kiện chung về kinh
tế và công nghệ, công việc làm, các loại giá, thu nhập trên
đầu người
Thông thường số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến có thể xác định tại điểm doanh thu biên tế bằng chi phi
biên tế
- Phương pháp lập: dự toán doanh thu thường được lập
bằng cách nhân số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến với giá bán dự tính Số tiên dự kiến thu được của kỳ này sẽ
được tính theo tỷ lệ phần trăm số tiền thu được trên
doanh thu đã thực hiện trong kỳ trước, cộng với tỷ lệ
phần trăm số tiểên thu được trên doanh thu thực hiện
trong kỳ hiện tại
4.1.2 Dự toán sản xuất
- Mục đích: Nhằm xác định số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, đông thời làm cơ sở cho việc xây dựng các dự toán chi phí sản xuất
- Cơ sở lập:
+ Khối lượng tiêu thụ dự kiến lấy từ dự toán tiêu thụ
+ Tôn kho cuối kỳ dự kiến; Được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số lượng hàng bán trong quý tiếp theo
+ Tôn kho đầu kỳ: lấy số lượng tồn kho cuối kỳ của quý
trước đó
+ Phương pháp lập:
Số lượng SP sản xuất dụ tính = Số lượng SP tiêu thụ +
Số lượng SP tồn kho cuối hỳ - Số lượng tồn kho đầu hà
225
Trang 44.1.3 Dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Mục đích: Nhằm dự kiến số nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất Ngoài ra còn du tinh chi phi mua nguyên vật liệu trong kỳ dự toán va sé tién chi ra dé mua nguyén vat liéu
- Cơ sở lập:
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất lấy từ dự toán sản xuất
+ Định mức lượng nguyên vật liệu cho một sản phẩm
+ Tổn kho nguyên liệu cuối kỳ: được tinh theo tỷ lệ phần trăm trên nhu câu sản xuất của quý tiếp theo
+ Tôn kho nguyên vật liệu đầu kỳ: lấy số lượng tổn kho cuối kỳ của quý trước đó
- Phương pháp lập: Trước hết tính nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, tiếp đến cộng với yêu câu tổn kho nguyên vật liệu cuối kỳ để tính tổng nhu cầu nguyên vật liệu, sau đó trừ di ton kho nguyên vật liệu đầu kỳ, để tính lượng nguyên vật liệu cần mua vào, rồi nhân với đơn giá để xác định chỉ phí mua nguyên vật liệu Số tiền dự tính chỉ ra để mua nguyên vật liệu được tính theo tỷ lệ phần trăm số tiên thanh toán của chỉ phí mua nguyên vật liệu kỳ trước, cộng với tỷ lệ phan tram số tiểên thanh toán của chỉ phí mua nguyên vật liệu kỳ này
4.1.4 Dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp
- Mục đích: Nhằm tính toán nhu cầu lao động trực tiếp
và chỉ phí nhân công trực tiếp theo dự kiến
- Cơ sở lập:
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất lấy từ dự toán sản xuất
+ Định mức thời gian lao động trực tiếp của một sản phẩm
+ Định mức chỉ phí cho một giờ lao động trực tiếp
226
Trang 5Phuong pháp lập:
Đầu tiên xác định tổng nhu cầu về thời gian lao động trực tiếp, sau đó nhân với chi phí cho một giờ lao động trực
tiếp để xác định tổng chỉ phí nhân công trực tiếp
4.1.5 Dự toán chỉ phí sản xuất chung
- Mục đích: Nhằm tính toán chi phí sản xuất chung khả
biến và bất biến dự kiến, đông thời xác định số tiên chi ra
cho số chi phí sản xuất chung dự kiến nói trên
- Cơ sở lập:
+ Tổng thời gian lao động trực tiếp lấy từ dự toán chỉ phí
_nhân công trực tiếp
+ Định mức chi phí sản xuất chung khả biến cho một giờ
lao động trực tiếp
- Phương pháp lập: Đầu tiên để xác định chỉ phí sản xuất
chung khả biến, ta lấy tổng thời gian lao động trực tiếp, nhân với định mức chi phí sản xuất chung khả biến cho một
giờ lao động trực tiếp, sau đó cộng với chỉ phí sắn xuất chung bất biến, để xác định tổng chỉ phí sản xuất chung dự kiến,
tiếp đến trừ đi chỉ phí khấu hao để xác định số tiền dự kiến chi ra cho sé chi phi san xuất chung
4.1.6 Dự toán thành phẩm tần kho cuối kỳ
- Mục đích: Dự toán Z đơn vị sản phẩm luôn căn cứ để
dự toán giá vốn hàng bán và thành phẩm tồn kho cuối kỳ
- Cơ sở lập: Căn cứ vào dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung _ và kế toán sản xuất
- Phương pháp lập: Tổng hợp ba khoản mục chỉ phí để _ tính Z cho đơn vị sản phẩm sau đó nhân với số lượng thành
phẩm tên kho của kỳ để xác định trị giá thành phẩm tổn kho
cuối kỳ
231.
Trang 6“AL, Dự toán giá vốn hàng ban
- Mục đích: Dự toán giá vốn hàng bán trong kỳ để qua
đó dự toán kết quả kinh doanh của kỳ
- Cơ sở lập: Căn cứ vào các dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và dự toán sản xuất, đồng thời kết hợp với dự toán về thành phẩm tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ để xác định giá vốn hàng bán theo dự toán
- Phương pháp lập: Được thực hiện theo các bước sau:
(1) Dự toán tổng _ Du toan chi phi ‘ Du toan chi phi Dự toán chỉ phí
_chỉ phí sản xuất — vật liệu trực tiếp nhân công trực tiếp sản xuất chung _ Dự toán giá vốn Dự toán tổng chỉ My wal thanh Moana (2) hàng bán : ; = phí sản xuat spas a phẩm tổn kho TU + phẩm tổn kho be Ps
4.1.8 Dự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí oe ly doanh nghiép
- Mục đích: Nhằm xác định tổng chi phí dự Seo vé chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp -
- Cơ sở lập: Căn cứ vào dự toán tiêu thụ, các bản dự thảo nhỏ hơn và các bản dự thảo cá nhân về chi phí do những người có trách nhiệm ở bộ phận bán hàng và quản lý lập
- Phương pháp lập: Trước tiền là xác định chỉ phí bán
hàng và quản lý khả biến dự kiến, bằng cách lấy số lượng
sản phẩm tiêu thụ dự kiến nhân với chi phí bán hang va _
quản lý cho một đơn vị sản phẩm, sau đó cộng với chỉ phí
bán hàng và chi phí quản lý để tính tổng chi phi ban Bane
va quan ly du kiến
4.1.9 Dự toán tiền
- Mục đích: Nhằm cung cấp một hình TH, về tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch, nếu mọi việc diễn ra đúng dự kiến Lập dự toán này sẽ giúp 228
Trang 7cho doanh nghiệp tránh dư tiền mặt nhiều hơn nhu cầu, và
nhà quản lý có thể sử dụng số tiền mặt dư ra để đầu tư
ngắn hạn Mặt khác, nó cũng giúp cho việc tính toán để
dam bảo thấy trước sự thiếu hut vé tién cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và cho các khoản mua sắm lớn, từ đó kế hoạch vay mượn tiền được lập ra để chắc chắn rằng các khoản vay sẽ có sẵn để đáp ứng sự thiếu hụt về tiền Ngoài
ra qua dự toán này, còn giúp cho việc lập kế hoạch trả nợ,
- Phương pháp lập: Đầu tiên là xác định tổng số tiền thu được bằng cách lấy số tiền tổn đầu kỳ cộng số tiền dự tính thu từ bán hàng trong kỳ, sau đó trừ đi số tiền chi ra trong
kỳ dự toán để tính cân đối chênh lệch thu chi, nếu thiếu tién thì công ty cần lập kế hoạch đi vay, nếu thừa tiền công Èy nên có kế hoạch trả nợ vay hoặc đem đầu tư ngắn hạn
4.1.10 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
- Mục đích: Cung cấp hình ảnh về tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch nếu mọi việc diễn ra đúng dự kiến Ngoài ra báo cáo được lập theo dạng số dư đảm phí, nên rất thuận lợi cho việc xác định số thu nhập dự toán được tính theo mức sản lượng tiêu thụ thực tế, giúp cho việc 50 sánh đánh giá kết quả hoạt Si 0 của doanh nghiệp
- Cơ sở lập: Các yếu tố trong dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lấy từ dự toán tiêu thụ và các dự toán chi phí
229
Trang 8- Phương pháp lập: Báo cáo được lập theo cách: lấy doanh thu trừ chỉ phí khả biến để tính ra số dư đảm phí,
sau đó lấy số dư đảm phí trừ chi phí bất biến để tính ra
thu nhập thuần
4.1.11 Dự toán bảng cân đối
- Mục đích: Cung cấp tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty vào cuối kỳ kế hoạch nếu mọi việc diễn ra đúng
dự kiến
- Cơ sở lập:
+ Dựa vào bảng cân đối kế toán dự tính đầu kỳ kế hoạch
+ Các dự toán lưu chuyển tiền tệ, tiêu thụ, chỉ phí nguyên vật liệu, thành phẩm tổn kho cuối kỳ, chỉ phí sản xuất chung
(phần khấu hao) về các khoản mục liên quan đến sự biến động về tài sản và nguồn vốn trong kỳ
- Phương pháp lập: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
dự tính đầu kỳ kế hoạch, tiến hành điểu chỉnh những khoản mục bên phần tài sản và nguồn vốn, bằng những dự kiến sẽ xẩy ra trong năm kế hoạch Bảng cân đối sau khi được điểu chỉnh sẽ hình thành bảng cân đối kế toán cuối
kỳ kế hoạch
230
Trang 9- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm)
- Đơn giá (triệu đồng)
~ Năm trước chuyển sang
- Tiền thu được quý 1
- Tiền thu được quý 2
- Tiền thu được quý 3
- Tiên †hu được quý 4
Tổng cộng tiền thu được
Trang 10DỰ TOÁN NGUYÊN LIỆU TRỰC TIẾP
- Nhu cầu vật liệu cho sản xuất (kg)
- Yêu cầu tồn kho vật liệu cuối kỳ (kg)
- Tổng cộng nhu cầu vật liệu
- Tồn kho vật liệu đầu kỳ (kg)
~ Vật liệu cần mua vào trong kỳ (kg)
- Chi phí mua vật liệu (triệu đồng)
SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI RA CHO CAC QUY
- Khoản nợ năm trước chuyển sang
(triệu đồng)
- Chi mua quy 1
- Chỉ mua quý 2
- Chi mua quý 3
- Chi mua quy 4
- Khối lượng sản phẩm cần sân xuất (sp)
- Thời gian lao động trực tiếp (giờ)
Tổng nhu cầu về thời gian LÐ trực tiếp (giờ)
- Chi phí cho một giờ LÐ trực tiếp (triệu)
- Tổng chỉ phí LÐ trực tiếp (triệu)
232
Trang 11DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
- Tổng thời gian lao động trực tiếp (giờ)
- Hệ số chỉ phí sản xuất chung khả biến (triệu/giờ)
- Phi phí sản xuất chung khả biến (triệu)
- Chi phí sản xuất chung bất biến (triệu)
- Tổng chỉ phí sản xuất chung dự kiến (triệu)
- hi phí cho một giờ LÐ trực tiếp (triệu)
- Trừ khấu hao (triệu)
- Chi tién mặt cho chỉ phí sản xuất chung (triệu)
- Khối lượng tiêu thụ dự kiến (sản phẩm)
- Chỉ phí ban hang va chi phi quản lý doanh
nghiệp khả biến (tr/1 ÐVSP)
Tổng chỉ phí khả biến dự kiến (triệu)
- hi phí bán hàng và quan lý bất biến (triệu)
Trang 12DỰ TOÁN TỒN KHO THÀNH PHẨM CUỐI KỲ
: Năm::
Phi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí sân nhân công trực tiếp
Ghi phí sản xuất chung
- Chi phi NVL trực tiếp :
- Chi phi NC truc tiép
- Chi phi SX chung
2 Thanh phdm t6n dau kỳ (SP)
3 Giá thành đơn dự toán (1.000đ)
4 Dự toán giá TP tồn đầu kỳ
Trang 13- Chỉ mua nguyên vật liệu 3
~ Phi lượng nhân công trực tiếp 4
- Chi phí sản xuất chung 9
- Phi phí ban hang va quan ly DN 7
Trang 14BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SỐ DƯ
ĐẢM PHÍ (PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ TRỰC TIẾP)
Chi phi ban hang
Ghi phí quân lý doanh nghiệp
Trang 15II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Ill Cac khoản phải thu
Trang 164.2, CAC BAO CAO PHUC VU CHO VIEC KIỂM SOÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN TRỊ:
4.2.1 Các báo cáo về chỉ phí và phân tích tình hình thực hiện chỉ phí:
+ Báo cáo chỉ phí sản xuất:
- Mục đích: Cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí (hoạt
động sản xuất, dự án, từng phân xưởng, tổ, đội, từng sản
phẩm ) và theo từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí
Cơ sở lập: Số chỉ tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất
trong kỳ theo đối tượng tập hợp chỉ phí
- Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chỉ tiết và sổ tổng
hợp chỉ phí, tiến hành liệt kê các khoản mục (yếu tố) chỉ phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mỗi đối tượng theo dõi trên cùng một dòng
+ Báo cáo tình hình thục hiện định mức chỉ phí nguyên
uột liệu trục tiếp uò chỉ phí nhân công trực tiếp
- Mục đích: Giúp cho nhà quản lý kiểm tra, đánh giá tình
hình sử dụng chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ phí nhân công trực tiếp ở các bộ phận sản xuất theo 2 nhân tố giá và lượng
Trang 17hoàn, tiến hành thay thế lân lượt nhân tố giá rồi đến nhân
tố giá rồi đến nhân tố lượng để xem xét sự biến động của
từng nhân tố theo công thức:
- Biến động uề giá: (Giá thực tế tế — Giá định mức)
Lượng thực tế
- Biến động uê lượng: (Lượng thực tế — Lượng định mức)
Giá định mức
+ Báo cáo tình hình thực hiện định múc chỉ phí sản xuất
chung kha biến
- Mục đích: Giúp cho nhà quản lý kiểm tra, đánh giá tình
hình sử dụng chỉ phí sản xuất chung khá biến
- Cơ sở lập:
+ Căn cứ vào đơn giá định mức và thực tế của từng khoản chỉ phí trong chỉ phí sản xuất chung
+ Số giờ máy chạy hoặc số giờ lao động trực tiếp được
tính theo số giờ thực tế và số giờ định mức theo sản lượng
thực tế
- Phương pháp lập: Tính phần chênh lệch giữa chỉ tiêu
chỉ phí thực tế theo số giờ thực tế, với chỉ tiêu chỉ phí định mức theo số giờ thực tế theo từng khoản chỉ phí, để xác định
mức biến động về giá của từng khoản chỉ phí, đồng thời tính
mức chênh lệch giữa chỉ phí định mức theo số giờ thực tế, với chi phí định mức theo số giờ định mức cho từng khoản chi phí, để xác định mức biến động năng suất cho từng khoản chỉ
phí Cộng mức chênh lệch về giá và năng suất để xác định tổng mức biến động
+ Báo cáo tình hình thực hiện định mức chỉ phí sản xuất
chung bất biến
- Mục đích: Giúp cho nhà quản lý kiểm tra, đánh giá tình
hình sử dụng chỉ phí sản xuất chung bất biến
239
Trang 18* Chỉ phí sản xuất chung bất biến thực tế
- Phương thức lập: Tính mức chênh lệch giữa chỉ phí sản xuất chung bất biến theo thực tế và chỉ phí sản xuất chung bất biến theo kế hoạch để xác định mức biến động kế hoạch,
đồng thời tính mức chênh lệch giữa chỉ phí sản xuất chung
bất biến theo kế hoạch, với chỉ phí sản xuất chung bất biến tính theo số giờ định mức và đơn giá định mức, để tính mức biến động số lượng Cộng mức biến động kế hoạch và biến động số lượng để xác định tổng mức biến động
4.3.9 Báo cáo giá thành sản phẩm
- Mục đích: Cung cấp thông tin về tổng giá thành sản xuất thực tế, giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm hoặc từng loại hoạt động dịch vụ và giá thành kế hoạch theo
từng đơn vụ, để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của từng đơn vị của của các bộ phận sản
xuất trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định liên quan đến việc
tính giá thành và cho từng phân xưởng, mỗi đối tượng tính
giá thành được theo dõi trên cùng một dong
240
Trang 194.2.3 Báo cáo bộ phận:
- Mục đích:
* Cung cấp thông tin về thu nhập của từng bộ phận riêng biệt trong doanh nghiệp để đánh giá kết quả hoạt động của bộ phận đó, và đánh giá trách nhiệm quản lý của
-nhà quản lý bộ phận đó Khả năng xác định những bộ phận
hoạt động có hiệu quả boặc không có hiệu quả của doanh
nghiệp cho phép giám đốc doanh nghiệp đó cấp thêm vốn
hoặc rút vốn khỏi bộ phận đó, và khen thưởng các nhà quản
lý của các bộ phận |
* Việc lập báo cáo theo số dư đảm phí của mỗi bộ phận giúp nhà quản trị ra các quyết định, thông qua việc xác định những ảnh hưởng của những biến động về chỉ phí khả
biến, chi phí bất biến, đơn giá bán, doanh số đến quá trình
sinh lợi của công ty Ngoài ra, trong những trường hợp đặc
biệt, cho phép nhà quản trị bố qua định phí trong việc hoạch định chi phí phát sinh, giúp cho việc định giá bán
*-Viéc phan bé6 cdc chi phi cố định và doanh thu bán nội
bộ được báo cáo riêng từng phần, sẽ giúp cho nhà quản lý có
thể thu nhập các thông tin từ các bản báo cáo để đưa ra
quyết định, ví dụ như:
+ Trong việc đánh giá hoạt động của bộ phận, thì có thể loại trừ các chi phí đã được phân bổ, nếu các chi phí đó không thuộc quyền kiểm soát của người quản lý bộ phận
+ Việc nhấn mạnh doanh thu bán nội bộ để -xác định mối
tương quan giữa các bộ phận Những mối tương quan này cụng cấp các thông tin quan trọng khi xem xét việc loại bỏ
hoặc thay đổi cơ cấu một bộ phận
- Cơ sở lập: Lấy số liệu từ các sổ kế toán chi tiết doanh
thu và chi phí của các bộ phận trong doanh nghiệp
241
Trang 20- Phương pháp lập: Báo cáo bộ phận được lập cho những hoạt động mà nhà quản lý cần xác định kết quả hoạt động
Nó có thể được lập cho một hoạt động ở các mức độ khác
nhau trong doanh nghiệp Những báo cáo này thường được
lập theo dạng số dư đảm phí, cụ thể là: Lấy doanh thu của bộ
phận (bao gồm doanh thu bán ra ngoài doanh nghiệp và
doanh thu bán nội bộ) trừ chi phí khả biến bộ phận để xác
định số dư đảm phí bộ phận, sau đó trừ tiếp chi phí bất biến của bộ phận để tính số dư của bộ phận, trừ tiếp chỉ phí bất
biến chung phân bể cho bệ phận để xác định lợi nhuận của
4.2.4 Báo cáo trung tâm trách nhiệm:
- Mục đích: Cung cấp thông tin về các dữ liệu tài chính theo các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức (bao gồm các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận 0uà trung tâm đầu tu), để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý, thông qua việc chỉ tính những khoản doanh
thu và chi phí mà một nhà quản lý nào đó có thể kiểm soát
- Cơ sở lập: Các số kế toán chỉ tiết doanh thu và chi phí
- Phương pháp lập: Căn cứ vào các đữ liệu tài chính từ
các hoạt động hàng ngày được ghi chép trong hệ thống kế
toán, các khoản doanh thu và chỉ phí được tiến hành phân loại lại, và báo cáo theo các frung tâm trách nhiệm quản lý
cụ thể, Cần lưu ý là chỉ có các khoản doanh thu và chỉ phí
mà nhà quản lý có thể kiểm soát mới được thể hiện trên báo cáo của một trung tâm trách nhiệm _ 3
Trong hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm, các báo
cáo hoạt động được thiết kế cho các cấp độ quản lý khác
nhau Số lượng các cấp quản lý trong một trung tâm trách
nhiệm tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp Một
hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm cung cấp một báo
242
Trang 21cáo cho mỗi nhà quản lý, và các nhà quản lý cấp thấp hơn:
báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao hơn, nên những chỉ phí
và doanh thu giống nhau có thể xuất hiện trên nhiều báo cáo,
vì thế khi đữ liệu hoạt động ở cấp độ thấp hơn nằm trong các
báo cáo cấp cao hơn, thì các đữ liệu đó được tóm lược lại Ở mỗi bộ phận, báo cáo liệt kê các khoản mục doanh thu, chi
phí thực tế nằm trong sự kiểm soát của người quản lý bộ : phận đó, và nó được so sánh với những chỉ phí dự toán Sự so sánh này là một thước đo đánh giá trách nhiệm của nhà quần lý ở mỗi bộ phận
+ Các điểm chú ý:
! - Một khoản doanh thu và chỉ phí được xem là kiểm soát được, nếu nhà quản lý có thể quy định hoặc có ảnh hưởng đến khoản doanh thu hoặc chi phí đó, hoặc nếu nhà quần lý
có quyền mua hoặc giám sát việc sử dụng một nguồn lực hoặc dịch vụ có liên quan đến khoản doanh thu và chi phí đó
- Việc xác định khả năng kiểm soát là vấn để mấu chốt
đối với một hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm thành
công Về lý thuyết nó có nghĩa là, mỗi đểng chi phí hoặc doanh thu của công ty thì có thể được chịu trách nhiệm và
kiểm soát bởi ít nhất một nhà quản lý Tuy nhiên, việc xác
định những chỉ phí có thể kiểm soát được ở các cấp quản lý
thấp hơn thì thường khó khăn, bởi vì các nhà quản lý ít khi
có đủ quyền hành để nắm giữ hoặc giám sát việc sử dụng các nguồn lực và dịch vụ
Ví dụ, nếu các nguồn lực bị chia sẻ với một bộ phận khác, nhà quản lý chỉ có quyển kiểm soát và ảnh hưởng tới một
phần các chỉ phí Vì lý do đó các nhà quản lý phải giúp xác
định các chỉ phí nào sẽ được tính vào kết quả hoạt động của
họ Nếu các khoản mục doanh thu và chi phí có thể được kiểm soát bởi một người chịu trách nhiệm ở bộ phận mà các -
khoản mục đó phát sinh, khi đó có thể thiết kế một hệ thống báo cáo có ý nghĩa, làm nổi bật kết quả hoạt động của họ
_948