Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 10 học kì II

5 10.4K 210
Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 10 học kì II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 10 học kì II

Đề cương ôn tập Ngữ Văn học II 1) Mở bài: Giới thiệu vị trí Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nền văn học - Nguyễn Du: +) Danh nhân văn hóa thế giới +) Cây đại thụ của nền văn học - Truyện Kiều: Kiệt tác văn học , niềm tự hào, đỉnh cao của nền văn học Việt Nam 2) Thân bài a) Vị trí đoạn trích: Thuộc phần thứ II của tác phầm “ Gia biến và lưu lạc”  Bối cảnh dẫn đến đoạn trích: • Gia đình Kiều gặp nạn bị thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt, bị tra tấn dã man. Để có tiền chuộc cha và em Thúy Kiều chấp nhận bán mình làm vợ lẽ của Mã Giám Sinh (400 lạng) → Việc nhà đã xong, việc riêng chưa trọn → thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và mối tình dở dang với Kim Trọng nàng chợt có ý định khẩn khoản nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng  Bố cục: - Đoạn Kiều thuyết phục Thúy Vân: Lí trí → đoạn trao kỉ vật, lí trí và tình cảm giằng xé của Thúy Kiều → Tâm trạng đau đớn và tuyệt vọng: trở về sống thật với tình cảm của chính mình ⇒ Phù hợp với hoàn cảnh, quy luật tình cảm, tính cách nhân vật  Phân tích Đoạn 1: Từ đầu đến “thay lời nước non” ♦ Hoàn cảnh hết sức éo le về sự việc vô cùng tế nhị, khó nói, là sự việc vô cùng hệ trọng: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng - Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân là tâm lí của một kẻ bội nghĩa, những lời thề ước của Kim-Kiều vẫn còn đó, vì mối tình Kim-Kiều vẫn còn nặng tựa Thái Sơn nhưng vì chữ “hiếu” mà Thúy Kiều phải dứt chữ “tình” với Kim Trọng nên trong lòng Kiều ngổn ngang trăm mối thương mình, xót xa cho Kim Trọng, đau đớn vì sự dở dang. ⇒ Đánh giá: Thúy Kiều hiểu hơn ai hết hoàn cảnh của Thúy Vân khi được Thúy Kiều nhờ cậy việc tưởng như không thể: Thay Thúy Kiều tiếp tục mối tình còn đang dang dở với Kim Trọng – một mối tình đẹp như mơ mà Vân cũng là người chứng kiến và hiểu rõ từ đầu đến cuối, vì thế Thúy Kiều đã cực tinh tế và sắc sảo trong những lời lẽ nhờ vả Thúy Vân: “cậy, chịu. lạy. thưa ” - Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân và thuyết phục em bằng những lời lẽ sắc sảo , vừa có tình, vừa có lí. Từ “cậy” là một thanh trắc với một âm điệu hết sức nặng của sự đau đớn nhưng dứt khoát với một mong muốn và hy vọng thiết tha , gửi gắm, tin tưởng và phó thác cho Thúy Vân trách nhiệm hết sức nặng nề. Thái độ của Thúy Kiều là thái độ của một người phiền lụy đối với một người mà nàng mang ơn chính là em gái mình – Thúy Vân. Từ “lạy’ và “thưa” không chỉ là lời của kẻ bề dưới nói với người bề trên mà quan trọng hơn đó là lời của kẻ mang ơn đối với ân nhân của mình. ⇒ Đánh giá:Thúy Kiều mở lời như sự chăng chối, nó vừa như khẩn khoản, van lơn, vừa như là lời gửi gắm chân tình vào Thúy Vân → đặt Thúy Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối. - Thúy Kiều với sự thông minh và sự chủ động của mình đã tìm mọi cách để thuyết phục Thúy Vân nhận lời nhờ cậy của mình. 1 ♦Thúy Kiều giãi bày về hoàn cảnh éo le, về số phận ngắn ngủi của mối tình Kim-Kiều. Câu thơ “giữa đường đứt gánh tương tư” ẩn chưa một thái độ chua xót bởi “ gánh tương tư” chỉ tình yêu nam nữ và người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ. Chữ ‘tình” và chữ “nghĩa” luôn đi liền với nhau, giữa những người yêu nhau đều có mối duyên tiên định sẵn có biết trước những gánh tương tư của Kim- Kiều đã đứt nghĩa là tình yêu tan vỡ, nghĩa tình dở dang → Đó là nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. - Nỗi bất hạnh đó có nguồn gốc sâu sa từ những bất công trong xã hội. Nói về nỗi bất hạnh đó, Nguyễn Du không khỏi xót xa và thương cảm, đồng thời gián tiếp tố cáo chế độ phong kiến với những thế lực đồng tiền, thế lực ⇒ Đây là biểu hiện giá trị nhân đạo dưới ngòi bút của Nguyễn Du - Thúy Kiều để lại mối “tơ thừa” cho Thúy Vân không phải là thái độ coi thường Thúy Vân và mối tình của mình. Ngược lại, cách nói đó vừa thể hiện sự tin cậy phó thác của Thúy Kiều, vừa là cách nói đầy trân trọng và thông cảm cho sự thiệt thòi của Thúy Vân ♦ Thúy Kiều là một người thông minh, sắc sảo, nhưng cũng rất hiểu đạo lí, Thúy Kiều đã kể lại văn stawts câu chuyện tình của mình cho Thúy Vân không phải thể hiện thái độ dặt, ngập ngừng mà chủ yếu là để Thúy Vân thấu hiểu cảnh ngộ éo le của Kiều, Vân và Kim Trọng. Lời thuyết phục của Kiều vừa thống thiết nhưng cũng rất dứt khoát và chủ động bởi: - Thúy Vân là người đã từng bước dõi theo quan hệ tình cảm của Kiều và Kim Trọng từ buổi gặp gỡ đính ước đến biến cố chia li nên Kiều biết Vân sẽ thấu hiểu cho cảnh ngộ của mình. - Thúy Kiều thấy Thúy Vân còn có một tương lai rộng mở ở phía trước nên Thúy Vân có cơ hội để thực hiện chữ “nghĩa” mà Thuyes Kiều giao phó với Kim Trọng. Còn Thúy Kiều kể từ sau đêm trao duyên cuộc đời của nàng là một chuỗi những đau khổ, bất hạnh, một cuộc sống không hạnh phúc, một tương lai mờ mịt đang chờ nàng phía trước. - Vì chữ “tình” nàng vẫn còn nợ, Thúy Kiều nghĩ mình là kẻ bội nghĩa với chàng Kim nên nàng không khỏi ăn năn và day dứt về những lời thề nguyền với Kim Trọng “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” vậy nên Thúy Kiều mong mỏi Thúy Vân san sẻ và gánh lấy “gánh tương tư” dang dở của mình, có như vậy Kiều mới được mãn nguyện vì Thúy Vân đã giúp Kiều sống trọn nghĩa với chàng Kim ⇒ Đánh giá: Qua những lời nói của Kiều nói với Vân: - Ta thấy Kiều là một cô gái thông minh, sắc sảo nhưng trên hết là lúc nàng rơi vào hoàn cảnh éo le nhất vẫn còn nghĩ cho người khác hơn cả bản thân mình - Kiều là người con người không chỉ thấu hiểu lễ nghĩa mà còn thấu hiểu đạo nghĩa làm người, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. →Thái độ của Nguyễn Du với Thúy Kiều: - Vừa cảm thông vừa trân trọng với những vẻ đẹp đáng quý: thông minh, giàu đức hy sinh, lòng vị tha, tình yêu chung thùy, sống thấu tình đạt lí. - Nhưng thương Kiều bao nhiêu, Nguyễn Du càng thấy phẫn nộ với xã hội và những thế lực đã chà đạp và đầy ải con người, người con gái tài hoa bao giờ cũng có kết cục bạc mệnh ⇒ Nghệ Thuật: Sử dụng hệ thống từ ngữ vô cùng tinh tế, linh hoạt cùng với tấm lòng nhân đạo, Nguyễn Du đã xây dựng lên một kiệt tác Truyện Kiều trong đó đoạn trích “Trao duyên” đã trở thành một lát cắt tinh sảo của kiệt tác đó. 2 Đoạn 2: Từ “chiếc vành thác oan”: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân - Sau khi trao lời với Thúy Vân, Thúy Kiều phải làm một việc khiến nàng phải tan chảy cả cõi lòng đó là trao những kỉ vật tình yêu lại cho Thúy Vân, Đây là một hành động mà qua đó có thể lấy làm thước đo tình cảm của Thúy Kiều với Kim Trọng. Những tín vật được đính ước, những kỉ vật tình yêu vốn giữ là báu vật thiêng liêng chỉ dành cho hai người yêu nhau, nhưng nay nó lại được san sẻ cho người thứ ba. Dù biết là việc không đừng được nhưng người trao lại không khỏi có cảm xúc đan xen và khiến nàng đau đớn. - Nếu như Thúy Kiều hoàn toàn chủ động và tự nguyện đồng thời tỏ ra bình tĩnh mạnh mẽ, lí trí khi thuyết phục Thúy Vân thì đến giờ phút trao kỉ vật, tâm trạng của Thúy Kiều có biết bao xáo trộn về cảm xúc. Đó là những mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí mà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du với nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc và tinh tế, cả tấm lòng của Thúy Kiều đã không thể hoàn toàn che dấu bằng lí trí được nữa mà trở về đúng là một cô Kiều si tình và rất đỗi trung tình. - Đối với những người ngoài cuộc, những kỉ vật “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” hoàn toàn không có giá trị vật chất đáng kể. Nhưng với Thúy Kiều, đó là những thứ vô giá, là “của tin” gợi đến tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim-Kiều. → Trao kỉ vật cho Vân, lí trí của Kiều dứt khoát nhưng tình cảm thì níu giữ. Hai chữ “của chung” thốt ra đầy đau đớn, tiếc nuối. Vì vậy, Kiều tự nhận là người “mệnh bạc” , là người đã chết. Thúy Kiều có thể phó thác cho Thúy Vân việc nối duyên với Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng chứ không thể trao tình yêu. Vậy nên sau khi trao kỉ vật và gửi gắm nghĩa tình cho Thúy Vân nhưng Thúy Kiều không tìm được sự thanh thản hơn mà ngược lại còn thấy đau đớn, tủi phận bội phần. ⇒ Đánh giá: Thúy Kiều là người có tình yêu mãnh liệt, chung thủy và đầy trách nhiệm. Bi kịch của đời Kiều là nàng ý thức được rất rõ về bi kịch cuộc đời mình bởi Kiều vốn là một người sắc sảo. Không những thế, với tất cả nỗi đau đớn, tuyệt vọng, Kiều đã có những dự cảm về tương lai bất hạnh của mình qua hàng loạt các từ nói về cái chết “hồn”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “thác oan” cùng với nghệ thuật đối lập giữa một bên là quá khứ hạnh phúc, tươi đẹp với một bên là hiện tại chia li, tan vỡ đột ngột đến đau đớn và một viễn cảnh hồn ma cô độc, bất hạnh của Thúy Kiều. → Như vậy, với Thúy Kiều, cái chết không thể khiến lòng nàng quên đi mối tình nồng thắm với chàng Kim, nói cách khác đó là một tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt. Đoạn thơ có sự chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ về tâm trạng của Thúy Kiều chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm, đặc biệt là phần dự cảm về tương lai đau đớn, tủi phận cho số kiếp của mình đã khiến Kiều không thể lí trí và tỉnh táo hơn được. Trước mặt Kiều lúc này không phải là Vân mà chính là nỗi đau bi kịch của mình. Nhận xét: - Đoạn thơ thể hiện được tấm lòng nhân đạo của Tố Như với Thúy Kiều: xót xa, đồng cảm với những con người tài sắc như Kiều bao nhiêu thì bất bình, phẫn nộ với những ngang trái, bất công của xã hội bấy nhiêu. - Đoạn thơ cũng bộc lộ tài năng miêu tả của Nguyễn Du: Miêu tả tâm trạng, đặc biệt thấu được những mâu thuẫn tình cảm của Thúy Kiều. nghệ thuật độc thoại nội tâm và đối lập cũng góp phần biểu đạt tấm lòng, tình cảm của Nguyễn Du trước biến cố của cuộc đời. 3 Đoạn 3: 8 câu cuối: Tâm trạng đau đớn và tuyệt vọng đó là trở về sống thật với tình cảm của chính mình - Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn thơ thể hiện bi kịch tình yêu và cực tả nỗi bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. +) Nếu như ở phần đầu Thúy Kiều có những đối thoại với Thúy Vân như những lời dặn dò , gửi găm và phó thác, lời đối thoại xen lẫn độc thoại khi trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân thì ở đoạn 3 chính là một bản độc thoại đẫm nước mắt của Kiều khi hướng về Kim Trọng. +) Nguyễn Du đã rất tinh tế khi sử dụng hàng loạt những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận. Như vậy Thúy Kiều đã ý thức được hiện tại đầy bi kịch trái ngang của mình: tình yêu tan vỡ, số phận lênh đênh, vô đinh, tương lai mịt mờ tăm tối. Càng ý thức được điều đó, Kiều càng cảm thấy đau đớn, tiếc nuối và tủi phần, bằng 6 câu thở cảm thán và những từ cảm thán trong một đoạn thơ ngắn ngủi đã nói lên biết bao cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều: “thổi” “sao”, đặc biệt là những từ cảm thán “ôi hỡi” như những tiếng gọi đầy luyến tiếc và tuyệt vọng của Thúy Kiều, vừa như lời than oán, xót xa của Thúy Kiều khi hướng tới Kim Trọng, Thúy Kiều đã 2 lần gọi tên chàng với ý nghĩa là “Kim Lang” đầy nghẹn ngào đau đớn. → Thúy Kiều là người phụ nữ đáng trân trọng, ngợi ca bởi đức hy sinh của nàng. Trong những hoàn cảnh éo le nhất, Thúy Kiều luôn quên đi nỗi đau của mình mà thương xót cho người khác. +) Cái “lạy” của Thúy Kiều ở 2 câu thơ đầu là cái lạy trước ân nhân đầy kính trọng. Nhưng cái “lạy” của Thúy Kiều ở đoạn thơ này “lạy tình quân” lại hoàn toàn khác. Nó mang ý nghĩa tạ lỗi, vĩnh biệt trong đau đớn và tiếc nuối. Nhưng cái lạy này cũng khiến Nguyễn Du và người đọc nhiều thế hệ thêm yêu quý và cảm phục nàng Kiều. Kiều đã nhận tất cả lỗi lầm về mình dù lỗi phụ tình đó sâu xa là ở những bất công ngang trái của xã hội. → Nguyễn Du vừa đau đớn, tiếc nuối cho con người tài hoa, bạc mệnh, bất bình trước những trêu người của tạo hóa cũng chính là tình cảm nhân đạo mà Tố Như dành cho phận má hồng ⇒Đánh giá: - 8 câu thơ cuối là đỉnh điểm và cao trào cho nỗi bất hạnh, đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều, cũng là nấc thang nhân đạo cao nhất của Nguyễn Du đối với nàng. → Thúy Kiều dường như đã quên đi sự hiện diện của Thúy Vân, quên đi những lời nói và việc làm vào mình trước đó mà chuyển sang độc thoại nội tâm nhưng mang tình cảm đối thoại với người vắng mặt là Kim Trọng. - Những câu thơ cảm thán liên tiếp gợi tả tình yêu mãnh liệt và sự ý thức sâu sắc về sự chia biệt là mãi mãi. Bi kịch càng lên cao, Thúy Kiều càng đau đớn tuyệt vọng. Đến đây, không còn là sự giàng xé giữa lí trí và tình cảm mà tình cảm đã hoàn toàn lấn áp lí trí. - Thúy Kiều từ chỗ tự nhận mình là người “mệnh bạc” giờ lại tự nhận là người “phụ bạc” chàng kim. Hai từ “thôi thôi” đã cho thấy một tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng đến tột đỉnh của Thúy Kiều và sau khi gọi chàng Kim, Thúy Kiều đã ngất đi trong đau đớn. “Cận lời hồn ngắt máu say Một hơi lạnh ngắt, đôi tay lạnh đồng” Đó là đỉnh điểm của những dồn nén Thúy Kiều phải Làm lại ở phần trước. 4 * Đánh giá: - Để có được những câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật chân thực và sinh động như vậy hẳn Nguyễn Du đã phải thấu hiểu đến nhường nào những diễn biến tinh bi trong tâm hồn và tình cảm con người. Điều đó đã giúp Nguyễn Du làm chủ bút và trở thành bậc thầy trong việc khám phá và miêu tả tâm lí nhân vật. - Đoạn thơ thể hiện rõ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du với thân phận bất hạnh và bi kịch tình yêu của Thúy Kiều cũng như thể hiện thái độ nhợ ca và trân trọng nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều: thủy chung, trong tình nghĩa, giàu đức hi sinh. → Cuối cùng đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách miêu tả của Nguyễn Du đặc biệt đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du đối với nền văn hóa dân tộc, làm giàu sang, đẹp cho ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua việc sử dụng những thành ngữ, cảm thán 1 cách điêu luyện. CÁCH LÀM BÀI 1) Mở bài: như bài Trao Duyên 2) Thân bài: - Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn trích (ghi nhớ), vị trí: Phần 2 - Giới thiệu tóm lược vị trí của đoạn trích cần phân tích - Phân tích nội dung và nghệ thuật - Đánh giá: +) Chung tình, si tình +) Giàu đức hi sinh +) Giữ trọn nghĩa, vẹn tình. +) Thông minh, sắc sảo, chu đáo. ⇒Tình cảm của Nguyễn Du: +) Xót xa đau đớn: tài hoa bạc mệnh +) Cảm thông, ngợi ca, trân trọng +) Phẫn nộ, căm phẫn Xã hội phong bất công - Tài năng NT +) Tính quy phạm: NT ước lệ, điển cố, điển tích +) Sử dụng sáng tạo, làm ⇒Thái độ: +) yêu quý trân trọng +)Ngưỡng mộ tài năng NT của Nguyễn Du 3)Kết bài - Tổng kết toàn bộ phần vừa phân tích - Đánh giá vai trò đoạn trích - Đánh giá vai trò đoạn “trao duyên” - Thể hiện đầy đủ +) Tư tưởng chủ để tác phầm +) P/c NT Nguyễn Du 5 . Đề cương ôn tập Ngữ Văn học kì II 1) Mở bài: Giới thiệu vị trí Nguyễn Du và Truyện Kiều trong nền văn học - Nguyễn Du: +) Danh nhân văn hóa thế giới +) Cây đại thụ của nền văn học - Truyện. thụ của nền văn học - Truyện Kiều: Kiệt tác văn học , niềm tự hào, đỉnh cao của nền văn học Việt Nam 2) Thân bài a) Vị trí đoạn trích: Thuộc phần thứ II của tác phầm “ Gia biến và lưu lạc”  Bối. biệt đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du đối với nền văn hóa dân tộc, làm giàu sang, đẹp cho ngôn ngữ Tiếng Việt thông qua việc sử dụng những thành ngữ, cảm thán 1 cách điêu luyện. CÁCH LÀM BÀI 1)

Ngày đăng: 08/05/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan