Một số bệnh nội ngoại khao thường gặp ở vật nuôi
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản PHẦN HAI. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI Chương V. MỘT SỐ BỆNH NỘI, NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP Nội dung chính của chương 5: Trong chương này giới thiệu các nội dung chính như sau: -Các bệnh nội khoa thường gặp ở các đối tượng vật nuôi -Nguyên nhân chính của bệnh -Triệu chứng, bệnh lý của bệnh -Các phương pháp phòng trừ bệnh BỆNH TIÊU CHẢY Tiêu chảy là một bệnh- (hội chứng) thường gặp đối với các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với gia súc non. Tiêu chảy bao gồm các hiện tượng bài tiết phân quá nhanh, phân lỏng và nhiều lần trong một khoảng thời gian (ngày). Nguyên nhân: ỉa chảy cấp tính do nhiễm khuẩn Shygella, Salmonella, E.coli do ngộ độc các hóa chất, do độc tố động thực vật. Do khí hậu thây đổi đột ngột, chuồng trại ẩm thấp. Do con non không được bú sữa đầu. Do thây đổi thức ăn đột ngột. Về cơ chế ỉa chảy: -Tăng cường nhu động ruột, làm cho phân đi quá nhanh từ ruột non đến ruột già, nên phân không đủ thời gian để hút nước và cô đặc lại -Các tuyến tiêu hóa tăng tiết: Do một số trường hợp bệnh lý mà lượng chất tiết vào lòng ống tiêu hóa quá nhiều, mà ruột không thể tái hấp thu được. Ngược lại nếu giảm tiết thi sẻ làm giảm việc cung cấp các enzym tiêu hóa. -Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn: thức ăn đi qua ruột quá nhanh không đủ thời gian để các enzym tham gia phân giải. -Các rối loạn của sự hấp thu, do tổn thương niêm mạc, nhu động ruột tăng, hoặc nghẽn đường bặch huyết làm cản trở vận chuyển các chất mỡ. Trên thực tế các rối loạn thường kết hợp với nhau, cơ chế ỉa chảy kéo dài trở nên phức tạp, khó có thể nhận biết rối loạn nào là chính. * Tính chất của phân Dựa vào tính chất của phân để chẩn đoán tính chất của ỉa chảy, phân ỉa chảy có nguồn gốc là manh tràng là phân nhầy, có hơi màu vàng nhạt, mùi chua khắm. Ỉa chảy có nguồn gốc do viêm ruột non, phân có máu và mỡ. Nếu ỉa chảy do viêm tuyến tụy thì phân có những hạt nhỏ * Phòng trị Loại trừ các nguyên nhân, nước cho gia súc ăn uống sạch không bẩn, thay đổi thức ăn phải từ từ. Tránh gió lùa đối với gia súc non. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 61 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Điều trị ỉa chảy càng sớm càng tốt, vì ỉa chảy kéo dài cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải nên dẫn đến rối loạn hàng loạt cơ quan bộ phận, nhất là hệ tim mạch. Cần bổ sung nước và chất điện giải, dùng các cây thuốc như dọt sim ổi dả nhỏ lấy nước cho hia súc uống, thân thảo mọc, than hoạt tính cho uống để giải độc. Bổ sung men tiêu hóa. Có thể dùng thuốc trợ tim,noradrenalin, camphora. Chống nhiễm khuẩn dùng kháng sinh Gentatylo, tylosin TÁO BÓN Táo bón là gia súc không ỉa được, hoặc ỉa phân khô cứng, khó tống ra ngoài: Phân táo bón là phân ở lại ống tiêu hóa quá mức. Nguyên nhân táo bón: -Táo bón gây ra do những rối loạn vận động của ruột già, trực tràng , co thắt hậu môn. -Táo bón là do triệu chứng tổn thương một số bệnh, điều trị kháng sinh thời giandài. -Sử dụng thuốc giảm đau, lợi niệu -Do thức ăn thiếu chất xơ Ở người, do ít vận động, chế độ ăn thịt, sữa nhiều ít rau, do rối loạn chức năng vùng hậu môn- trực tràng: thí dụ thói quen nhịn đi ỉa khi buồn đi lâu ngày có thể đưa đến táo bón. Khối u vùng xương chậu, các tổn thương sinh dục mãn tính. * Điều trị Trong chế độ ăn uống, cần chú ý bổ sung thêm nhiều thức ăn thô xơ. Bổ sung thêm thức ăn có nhiều chất béo để tăng quá trình tiết mật, tăng hocmon gây nhu động ruột. Cho gia súc uống nhiều nước. Có thể dùng thuốc nhầy như : aga, các dẫn xuất của metylxenluloza, những chất làm trơn như dầu parafin, những thuốc lợi mật như socbitol. Nếu táo bón kèm theo viêm đại tràng (trực tràng) thì dừng nay các thuốc nhuận tràng, gây kích thích niêm mạc ruột. VIÊM DẠ DÀY Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn đột ngột, thời tiết thay đổi, thức năn nhiễm nấm mốc. Biến chứng một số bệnh truyền nhiễm khác như dịch tã, phó thương hàn, bệnh nhiễm giun sán Do quá trình điều trị kháng sinh lâu dài. Các bệnh về miệng răng. Thức ăn nhiểm cát bụi, thức ăn quá nóng quá lạnh,. Rối loạn vận động ruột. Thức ăn thiwus khoáng và vi tamin Triệu chứng: Con vật lơ ăn nằm ủ rủ có những cơ đau bụng, con vật hay ngoái đầu về phía bụng, con vật gầy sút nhanh. Phân không đống viên, nhảo có màu tối. Trường hợp viêm cấp có thể số cao, con vật buồn nôn. Điều trị: Loại bỏ các nguyên nhân trên. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 62 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Trong trường hợp viêm nặng có thể rữa dạ dày bằng nước ấm có 1-2% muối cacbonatNa hoặc ichiol. Có chế độ ăn uống thích hợp, loại bỏ thức ăn thô xơ. Nếu ợ nóng đầy bụng dùng thuốc kháng axit (aluxin,geluxin, phôthatlugel. Trường hợp bệnh nặng và kéo dài nên tiêm truyền dung dịch sinh lý, glucođẳng trương. Trường hợp viêm dạ dày chảy máu, dùng nước than hoạt tính cho gia súc uống, dùng thuốc giảm đau, tiêm bắp pretnizolon. Trường hợp viêm dạ dày nhiễm khuẩn, thì dùng các thuốc kháng viêm như Aspirin, cocticoit, cho gia súc uống Bismut nitratbazo, bổ sung men tiêu hóa. Dùng thuốc trợ sức, vitamin. BỆNH PHÙ PHỔI CẤP TÍNH Phù phổi cấp là sự tràn ngập đột ngột thanh dịch từ huyết tương thấm qua mao mạch phổi vào phế nang rồi vào hệ thống phế quản. Thanh dịch này kếthợp với luồng không khí ra vào làm xuất hiện nhiều bọt, thể tích thanh dịch thoát ra tăng lên gấp bội. Tình trạng đó cản trở sự khoéch tán không khí gây hiện tượng giảm oxy tăng khí cácbonic ở tổ chưc và mô bào dẫn tới hiện tuợng toan máu. Nguyên nhân và cơ chế: - Bệnh về tim mạch như hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ, viêm cơ tim nhời máu cơ tim. -Bệnh thận, thường gặp nhất là bệnh viêm cầu thận -Các bệnh nhiễm độc, ngộ độc thức ăn ngộ độc clo. -Các bệnh về nhiễm khuẩn, cúm do virut, viêm phổi do phế cầu khuẩn. Triệu chứng: Con vật khó thở nhịp thở nông, tần số hô hấp tăng, con vật không nằm được quay cuồng khó chịu Tình trạng ngạt thở, niêm mạc tái nhợt, ra nhiều mồ hôi. Có những trường hợp do truyền dịch quá nhiều, quá nhanh. Biểu hiện cơ khó thở ngày càng tăng, dấu hiệu suy hô hấp nặng, con vật có thể chết nhanh do ngạt thở. Phòng trị: Thở oxy, nên để oxy chạy qua một lọ có thể tích cồn và một thể tích nước để chống bọt. Tiêm Valim chống suy hô hấp. Có thể dùng mcphin trong phù phổi cấp chống suy tim. Dùng các thuốc lợi niệu, như furosemit. Chích máu Chống suy tim dùng izuprel trong dung dịch glucos Dùng kháng sinh dự phòng viêm bội nhiễm như penicilin. Ampicilin, methixilin. BỆNH VIÊM PHỔI Là một bệnh rất thường gặp đối với các loại vật nuôi, nhất là đối với gia súc non đang theo mẹ. Bệnh có thể chia làm 3 laọi: Viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi và viêm phổi do các nguyên nhân khác. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 63 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Viêm phổi thùy Nguyên nhân: -Do nhiễm các loại phế cầu khuẩn -Thời tiết lạnh vào mùa đông, chuồng trại gia súc không được che chắn. -Cơ thể suy nhược sau một thời gian bệnh nào đó -Suy dinh dưỡng Triệu chứng: -Con vật run rẩy, sau đó sốt cao, niêm mạc mắt xuất huyết, con vật ho mạnh, ho từng cơn có đờm và máu có màu rỉ sắt. Khó thở thở nhanh. Niêm mạc mũi khô. Điều trị: Về mùa đông cần che chắn chuồng trại tránh gió lùa, nhất là đối với lợn con cần có chế độ sưởi ấm. - Tăng cường dinh dưỡng, thức ăn giàu đạm và đường, bổ sung vitamin. -Dùng kháng sinh, tiêm thêm caffein. Viêm phế quản phổi Nguyên nhân: - Thường xẩy ra đối với gia súc non và già yếu. -Chuồng trại gia súc ẩm ướt -Do nhiễm phế cầu, liên cầu, tụ cầu. -Biến chứng sau các bệnh viêm mũi, họng, sau cúm Triệu chứng: -Con bệnh sốt cao, khó thở, niêm mạc xanh tái, ho nhiều. Điều trị: các biện pháp tương tự như viêm phổi thùy. APXE PHỔI Apxe phổi là một đám kết mũ xuất hiện trong phổi làm thành những hang phổi. Nguyên nhân: -Các vi khuẩm hiếu khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn gây mũ, do xoắn khuẩn Quá trình apxe thông qua 3 giai đoạn: -Giai đoạn viêm, vi khuẩn xuất hiện vùng phổi gây một vùng viêm, phế nang, giữa một vùng xung huyết phù nề. Vùng viêm đó dần dần thành mủ vào các phế quản. -Giai đoạn vỡ mũ, đám kết mũ ngày càng to vở ra làm cho con vật khó chịu -Giai đoạn thành hang, sau khi vỡ mũ, apxe mũ thành một hang phổi thông thương với phế quản. Hang phổi có khi có võ bọc, nhưng có khi không có võ bọc lan rộng thành mạn tính, Các nhu mô phổi xung quanh cũng xơ hóa dần. Có nhiều trường hợp một apxe và cũng có nhiều trường hợp hiều apxe trong một phổi. Trong giai đoạn này xuất hiện mũ, gỏ âm đục phổi, nhiều ran ướt. Biến chứng: - Tại chỗ, viêm màng phổi có mủ, tràn khí tràn mủ màng phổi. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 64 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Ngoài phổi, vi khuẩn di chuyển đi nơi khác gây apxe hoặc viêm mủ, viêm mủ màng ngoài. -Toàn thân: co vật lơ lăn ủ rủ sốt cao, suy nhược cơ thể. Điều trị: -Chống vi khuẩn, dùng kháng sinh liều cao như penicilin, gentamycin thuốc trợ sức - Chgia súc ăn uống đầy đủ nhiều chất dinh dưỡng, cho gia súc nằm hoặc đứng ở tư thế đầu thấp. BỆNH THIẾU MÁU Lá chứng bệnh trong đó số lượng hồng cầu giảm hoặc nồng độ hemoglobin máu ngoại biên giảm. Là một bệnh thường gặp ở gia súc non, nhất là lợn con từ khi sơ sinh đến 14 ngày tuổi. Nguyên nhân: -Mất máu, do chảy máu cấp tính, do cắt rốnmáu không đông, trâu bò húc nhau, trượt ngx tạo vết thương chảy máu. -Thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy nhiều, do biến chứng của một số bệnh kí sinh trùng, như bệnh kí sinh trùng đường máu, bệnh sán lá gan. -Thiếu máu do thiếu một số nội chất cần thiết, như cung cấp thức ăn không đầy đủ, do rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là lợn con do thiếu sắt, B 12 , thiếu axit folic. -Thiếu máu do rối loạn quá trình tạo hồng cầu, do các bệnh thiếu máu ác tính, do suy thận mãn, phù viêm do nhiễm độc, bệnh về di truyền ở tủy xương. Triệu chứng: -Tùy theo từng nguyên nhân mà triệu chứng có những điểm khác nhau, nhưng với bệnh thiếu máu gia súc có những triệu chứng chung như sau: + Niêm mạc xanh nhợt nhạt (ở người da xanh xao, rõ nhất là ở gan bàn tay, ở môi, mống tay, niêm mạc miệng và kết mạc mi mắt). + Rối loạn thần kinh, hậu quả do thiếu oxy do giảm hồng cầu, giảm huyết cầu tố. + Con vật mệt mỏi ủ rủ ( ở người các triệu chứng rất dễ nhận biết như hay chóng mặt, dể ngất, nhức đầu ù tai, làm việc rất chóng mệt mỏi). +Tần số nhịp tim tăng, nge tim hay có tiếng thổi tâm thu, suy tim. + Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn ỉa chảy hoặc táo bón. (ở người, đối với phụ nử vô kinh, nam giới liệt dương, chuyển hóa cơ bản tăng nhẹ). + Đối với lợn con gầy gò kém bú, nằm chồng lên nhau. Xét nhiệm chẩn đoán: -Chính xác nhất là xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu, nhận dạng hồng cầu, thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu hồng cầu tbình thường, thiếu máu hồng cầu nhỏ, thiếu máu do bệnh huyết cầu tố bẩn sinh làm biến đổi hình dạng hồng cầu. -Định lượng Hemoglobin -Xác định chỉ số màu (giá trị hồng cầu), là tỷ lệ giữa hàm lượng hemoglobin và con sô hồng cầu. Thiếu máu đẳng sắc là giá trị = 1. Thiếu máu nhược sắc giá trị trên 1. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 65 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Xác định chỉ số hematocrit -Tính thể tích hồng cầu: là tích giữa hematocrit và con số hồng cầu. -Đối với người bệnh nhân thiếu máu, ngoài các xét nghiệm trên cần làm tủy đồ, giúp nghiên cứu phản ứng tủy, sự tái sinh huyết cầu, tình trạng tủy, sự có mặt của tế bào bệnh lý. Xét nghiệm phóng xạ, để đo tuổi thọ của hồng cầu, như crôm phóng xạ để xác định tuổi thọ hồng cầu, sắt phóng xạ để nghiên cứu chuyển hóa của sắt và chức năng của tủy sống. Điều tri: -Điều trị nguyên nhân, đối với bê nghé sau hai tháng tuổi cần tẩy giun đũa -Đối với lợn con thực hiện qui trình tiêm sắt sau khi sinh -Bổ sung chất dinh dưỡng, cho lợn mẹ cũng như trong giai đoạn tập ăn cho lợn con. -Nếu thiếu máu do các bệnh như, bệnh lepto, bệnh kí sinh trùng đường máu thì cần tiến hành điều trị các bệnh đó. -Thuốc dùng điều trị cho bệnh thiếu máu như: axit folic, Vitamin B 12 -Cần thiết phải truyền máu. RỐI LOẠN NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI 1. Khái niệm chung Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nước sẻ xảy ra hàng loặt phản ứng trì trệ, cơ thể bị trúng độc. Nhu cầu nước hàng ngày tối thiểu đối với các loại vật nuôi khác nhau thì khác nhau, nó không tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. Lượng nước nhu cầu cho cơ thể tỷ lệ ngịch với diện tích bề mặt trao đổi của cơ thể. Hay nói cách khác vật nuôi có khối lượng càng nhỏ thì nhu cầu cung cấp nước càng cao hơn so với cơ thể (Tính trên một đơ vị kg trọng lượng hay đơn vị bề mặt da cơ thể). Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể để giúp quá trình đào thải, như nước tiểu, mồ hôi và hô hấp. Nhu cầu trao đổi nước tong và ngoài tế bào, phụ thuộc vào lượng Na ngoài tế bào. Điện giải: Thành phần điện giải ngoài, trong màng tế bào Cation MEq/L Anion MEq/L Na + K + Ca ++ Mg ++ 142 5 5 2 CL - HCO 3 - PO 4 R-COO Protein 103 27 2 6 16 Na là lực thẩm thấu ngoài tế bào K lực thẩm thấu trong tế bào Trong tính toán người ta chỉ tính tới các điện giải Na,K, CL, HCO3 Có thể chuyển mEq/L qua mg bằng công thức sau: Mg/l x Hóa trị MEq/L = Trọng lượng nguyên tử Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 66 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Thành phần điện giải trong nước tiểu Na niệu: Bình thượng lượng Na vào cơ thể bao nhiêu thì ra nước tiểu bấy nhiêu ( ở người trưởng thành cơ thể hấp thu và thải trung bình 6g CLNa/24 giờ tương đương với 100mEq Na Na niệu giảm khi thải dưới 50mEq) 2. Rối loạn nước, điện giải 2.1. Rối loạn nước các khu vực: -Ngoài tế bào: mất nước thì protein,hematocrit tăng, ứ nước thì prtein giảm, hematocrit giảm. Mất nước Na huyết tương tăng, ngược lại ứ nước Na huyết tương giảm. Nếu protein, hematocrit huyết tương tăng có nghĩa là hội chứng phối hợp mất nước ngoài tế bào và trong màng tế bào. Mất nước ngoài tế bào: do mất nước song song trong trường hợp nôn, ỉa chảy, hôn mê, đái tháo đường dẫn tới da nhăn nheo, độ đàn hồi của da kém, huyết áp hạ hematocrit tăng,protein máu tăng. -Tăng nước trong tế bào: Do áp lực thẩm thấu của huyết tương. Do cơ thể thiếu muối, ứ nước khi cơ thể vô niệu, cơ thể kém ăn gầy có cơ co giật. -Mất nước toàn bộ: Cả môi trường trong và ngoài màng tế bào bị mất nước. Trong trường hợp này gia súc gặp ở những bệnh viêm mạn tính trong giai đoạn cuối. Hình 2. Bệnh phân trắng ở lợn con Cơ thể con vật ủ rủ, nằm co quắp, niêm mạc nhăn nheo, độ đàn hồi da giảm ( ở người lên cơ sốt, ure máu tăng, có triệu chứng thần kinh, đặc biệt là khát nước, có thể phù ngoại biên, trong máu prtein , hematocrit tăng. 2.2. Rối loạn điện giải: Na + hạ thấp thường gặp trong một số trường hợp suy thận mà lượng nước đưa vào cơ thể nhiều, thiểu năng tuyến thượng thận. Na + tăng trong trường hợp cơ thể mất nước nhiều, phù nề thức ăn có nhiều muối, lượng nước vào cơ thể thấp, thường gặp trong một số trường hợp bệnh cấp diễn. CL - hạ khi bị nôn ỉa chảy, tắc ruột, thắt môn vị, thiểu năng tuyền thượng thận. CL tăng trong trường hợp mất nước cấp khi bị hạn chế nước uống, bệnh nhiễm khuẩn. K trong máu tăng có thể gặp trong các trường hợp mất nước cấp tính, bệnh thần kinh hôn mê, thiểu năng tuyến thượng thận. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 67 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản K giảm trong trường hợp ỉa lỏng nôn nhiều, cường năng thượng thận. Xử trí: Điều chỉnh khi có hạ điện giải: _ Na, phải cung cấp nước tốt hơn hết là truyền dung dịch sinh lý được tính theo công thức sua đây: Trong máu lợn , bò (người lượng Na có 140mEq/L), nếu cơ thể đo được lượng Na là 120mEq/l thì lượng muối cần bổ sung là : Na =(A-B) x P x 20/100 Na : là lượng mEq cần; A lượng mEq bình thường; B: lượng mEq hiện tại P : trọng lượng cơ thể(kg). 20/100 là lượng nước ngoài tế bào cơ thể. Trong dung dịch muối 9/ 00 1 lít có khoảng 154 mEq Na + , thì lượng dung dịch sinh lý cần truyền là: N = X/154. K + , lượng K + bình thườngtrong cơ thể là 4,8mEq/L, tương tự như lượng Na thì số luợng K + cần thiết cũng được tính theo công thức là: K =(A-B) x P x 20/100 Đối với K định lượng nhiều khi không chính xác . Ví dụ, một khi có sự phá vở của tế bào K thoát ra ngoài, định lượng ta thấy K sẻ tăng lên nhuưng thực chất đó là giảm K của cơ thể. - Điều chỉnh điện giải khi tăng điện giải. Trường hợp tăng điện giải ít gặp, song trong thực tế không phải là không gặp. -Giảm đưa các chất điện giả vào chỉ truyền nước mà không có chất điện giải. Trong thực tế thừa K là vô cùng nguy hiểm dể dẫn tới trụy tim mạch Tăng cường truyền tỉnh mạch bằng gluconatCa. Nần thiết có thể dùng nhựa trao đổi ion (Kayexalat). Tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. SAY NẮNG, CẢM NÓNG 1.Say nắng Say nắng cảm nóng là một chứng thường gặp ở nước ta. Say nắng là một biểu hiện tình trạng mất nước cấp tính, kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, dưới tác động của ánh sáng mặt trời gay gắt. Nguyên nhân và cơ chế: Gần như cảm nóng, nhưng say nắng nặng hơn. Vào thời điểm nắng gay gắt trâu bò lao tác ngoài đồng, hoặc chăn dắt trên đồng cỏ không có bóng cây, tia nắng chiếu thẳng vào trung tâm điều hòa thân nhiệt. Trung tâm bị chấn động. Triệu chứng: Sốt cao, có biểu hiện thần kinh rấ rõ, có trường hợp tổn thương không thể hồi phục, có thể tụ máu dưới màng cứng của não. Ở người trường hợp say nắng nặng có thể các tổn thương thần kinh thường xảy ra và có xơ vữa động mạch Can thiệp: - Chi con vật vào chổ dâm mát có gió lùa -Chườm lạnh bằng nước đá ở đầu con vật -Nếu có hôn mê và co dật thì cần tiêm Valium, aminazin, hoặc promethazin (dolacgan). Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 68 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Truyền tỉnh mạch dung dịch bicacbonatNa 14% -Chống shock bằng dung dịch đường 5%, dung dịch sinh lý. 2. Cảm nóng (say nóng) say nóng hay cảm nóng có thể xuất hiện ngoài trời hoặc trong chuồng trại nhốt gia súc chật chội, không đảm bảo thoáng khí, ẩm ướt, hoặc vận chuyển gia súc trên toa xe, xe vận tải Nguyên nhân: Những điều kiện dể bị cảm nóng là: -Khí hậu nhiệt đới ẩm ướt -Không có gió -Trời oi bức trước khi có cơn giông -Trời nắng hạ ngr về chiều, trời nhiều mây, ít tia tử ngoại, và nhiều tia hồng ngoại. -Gia súc làm việc ở cánh đồng mà suốt ngày đã bị hun nóng. -Không đủ nước uống cho gia súc Triệu chứng: Triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng nếu không kịp can thiệp con vật sẻ bị chết: -Vả mồ hôi nhiều, con vật quay cuồng như có triệu chứng nhức đầu khó chịu. -Con vật nôn mửa -Sốt cao, niêm mạc mắt mủi nhợt nhạt -Dẩy dụa hôn mê Can thiệp: -Cho con vật vào chổ thoáng mát, nếu ở trong chuồng thì cho ra khỏi chuồng tơi nơi có gió lùa, cho uống nước lạnh. -Thực hiện các biện pháp như say nắng. NGỘ ĐỘC CẤP Là một trong những trạng thái bệnh thường gặp đối với các đối tượng vật nuôi. Nhất là hiện nay chăn nuôi theo kiểu mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp không được bảo quản tốt. Thức ăn dể bị nấm móc. Ở nông thôn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bải, chai lọ không thu gom, nguồn nước nhiễm chất đọc do sau khi phun thuốc người nông dân xuống kênh mương súc rữa bình bơm Triệu chứng: Triệu chứng điển hình của ngộ độc thuốc trừ sâu (bảo vệ thực vật): -Con vật đau bụng, chân đá vào bụng, đầu ngoái lại phía bụng, nôn mữa tăng tiết nước bọt,vã mồ hôi, nhịp tim chậm, đồng tử mắt co (hội chứng muscarin) -Co dật cơ, mệt mỏi giảm trương lực cơ, liệt hô hấp, cao huyết áp -Rối loạn thần kinh, chạy nhảy không định hướng. -Tăng quá trình thải nước tiểu Can thiệp: - Ngừng ngay việcc tiếp xúc với chất độc -Loại trừ chất độc ra khỏi dạ dày càng sớn càng tốt, thụt rữa dạ dày. -Tiêm Atropin -Thuốc chống độc đặc hiệu Pralidoxim, P.A.M Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 69 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Gây tê và gây mê Gây tê: Là phương pháp sử dụng thuốc ức chế dẩn truyền xung động thần kinh cảm giác từ nơi cảm nhận đến trung khu thần kinh. Phương pháp này được sử dụng khá rộng rải trong thú y dùng để giảm đau trong thiến hoạn, cắt bỏ hecni Đặc biệt dùng để phong bế thần kinh trong các ca điều trị bệnh viêm vú viêm tử cung Gây mê: Là phương pháp sử dụng thuốc để tạo giấc ngủ nhân tạo cho con vật. Trong thú y được sử dụng để tiến hành các ca phẩu thuật lớn, như mổ dạ cỏ mổ dạ dày, mổ van hồi manh tràng, trong các thí nghiệm tiêu hóa. Chuẩn bị gia súc trước tiền mê và tiền tê: Không cho con vật ăn ít nhất là 6 giờ Chuẩn bị dung dịch nước sinh lý hoặc dung dịch đường đẳng trương để tiêm thuốc hồi sức. Tiêm thuốc tiền mê vào tỉnh mạch hoặc tiêm bắp một trong các thuốc sau: Dolagan, Phenothiazin, Dimedrol, diazepan. Gây mê là tạo trạng thái con vật mất cảm giac đau đớn, tư thế cơ thả lỏng. Phụ thuộc vào mức đọ gây mê mà người ta chia ra làm hai dạng gây mê nông và gây mê sâu, gây mê phối hợp Hiện nay thú y người ta còn sử dụng phương pháp gây tê tủy sống. Gây tê tủy sống, dung dịch Xylocain, novocain, procain Một số biến chứng khi gây mê gây tê: Khi con vật có thể ngừng thở trụy tim mạch, phải tiến hành hô hấp nhân tạo, có thể bóp oxy. Trường hợp tụt huyết áp trụy tim mạch, nhanh chống truyền tỉnh mạch dung dịch ngọt ưu trương, clorua canxi Có thể tiêm thêm ephedrin Khi bị co thắt thanh quản cần tiêm atropin Vết thương Vết thương hay còn gọi là tổn thương cơ học hở. Là các tổn thương da niêm mạc, và có thể sâu hơn vào tới các tổ chưc bên trong, gây đau đớn chảy máu và có thể rối loạn chức năng cơ quan bộ phận. Các dạng vết thương: Phụ thuộc vào tính chất của vật gây vết thương, tính chất của vết thương mà mỗi một vết thương có đặc điểm riêng của nó. -Vết đâm -Vết thương do cắt -Vết thương do chặt -Vết thương do xước -Vết thương do móc -Vết thương do cắn -Vết thương do bỏng -Vết thương do nọc độc Các triệu chứng điển hình của vết thương: Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 70 [...]... quá mẫn Bệnh lồng ruột Là một bệnh thường gặp ở gia súc, trong tất cả các loại vật nuôi thường gặp nhất là ngựa Ở người thường gặp ở trẻ đang thời gian bú sữa từ 3-9 tháng Lâm sàng: Bình thường con vật đang ăn uống bổn lồng lộn lên nằm dảy dụa, các cơ đau bụng cứ cachs nhau 10-15 phút Nôn mữa (Đối với ngựa không có phản xạ nôn mữa) Ỉa ra máu Nắn bụng có khối lồng Xử trí: Thông thường nếu phát hiện sớm... Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 78 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ - TYMPANIA RUMINIS ACUTA Là một bệnh với đặc điểm là sinh một lượng khí lớn ở dạ cỏ Bệnh gặp ở trâu bò, dê cừu, lạc đà Nguyên nhân bệnh: do con vật ăn phải một lượng thức ăn lớn lên men mạnh, cỏ non thức ăn ẩm mốc, dây lang lá lạc Cũng có thể do kế phát của bệnh bại liệt dạ cỏ, tắc thực quản, tắc ruột, sốt cấp... tắc động mạch phổi; -Sốc do quá trình nhiễm khuẩn nặng,nhiễm trùng huyết; -Sốc dị ứng , do sử dụng một số thuốc kháng sinh, điều trị bằng huyết thanh; -Sốc thần kinh, do các chấn thương sọ não, gảy dập tủy sống, sốc do các ca mổ, gây mê, sử dụng thuốc gây mê gây tê quá liều; -Sốc nội tiết: thiểu năng hoạt động của tuyến thượng thận, tụt hàm lượng đường trong máu (Ở chó sốc do bệnh đái tháo đường) Triệu... mòn là tình trạng thường thấy đặc trứng ở vật nuôi Gầy được đặc trưng bởi việc mất lấp mỡ và giảm lượng thịt do giảm ăn, bị đói và bệnh suy mòn (cahexia) và là kết quả của một số bệnh khác ở dạng mãn tính Các dấu hiệu gầy ta có thể thấy rõ như sau: - Da nhăn váng khô - Lông thô và cứng - Xương nhô ra và hai mắt trũng sâu Khi mổ khám con vật ta thấy: - Teo lớp mỡ thân thịt và lớp mỡ nội quan - Mỡ nhão,... mạc ruột, niêm mạc tử cung, tế bào máu Ngoài những trường hợp bệnh lý thường xẩy ra ở trên kết quả dẫn tới hoại tử đó là hoại tử bệnh lý từ một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai do virut ở ngựa, bệnh dịch tả, bệnh sài chó con Hoại thư: Hoại thư là tổ chức hoại tử bị tác động của vi khuẩn ( nhất là vi khuẩn gây thối rữa) và các yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm) phát sinh những biến đổi phức tạp... NON Bệnh viêm dạ dày ruột đối với gia súc non là một trong những bệnh thường gặp làm cho gia súc non chậm lớn và tỷ lệ tử vong cao Quá trình viêm không những xảy ra ở màng niêm mạc, mà còn ảnh hưởng sâu vào thành dạ dày và ruột non Viêm xảy ra ở thể cất, xuất huyết, làm cho con vật ỉa chảy nặng Bệnh gặp ở gia súc non vào giai đoạn tập ăn Nguyên nhân bệnh: - Thức ăn khô gây khát nước nhiều - Trong thời... thức ăn cho vật nuôi cần phải chú ý đến chất lượng đất, dặc biệt là một số nguyên tố vi lượng, như Iot, Co, Zn, Mg, Cu Sử dụng đực thí tình để sớm phát hiện động đực Tiến hành điều trị các bệnh về đường sinh dục Bệnh viêm vú-mastitis Bệnh viêm vú là một bệnh thường xẩy ra đối với bò sữa,và gia súc cái sinh sản Bênh viêm vú ngoài sự ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của... lúa, Moskva (Tiếng Nga) Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 90 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Mục lục: Trang Chương V 61 MỘT SỐ BỆNH NỘI, NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP 61 BỆNH TIÊU CHẢY 61 TÁO BÓN 62 VIÊM DẠ DÀY 62 BỆNH PHÙ PHỔI CẤP TÍNH 63 BỆNH VIÊM PHỔI 63 APXE PHỔI 64 BỆNH THIẾU MÁU 65... ăn, loại bỏ thức ăn bị mốc Giải độc bằng Glucoza cho uống hay tiêm, chích Canxi Gluconat 10% BỆNH KHÓ TIÊU ĐỐI VỚI GIA SÚC NON Là một bệnh câp s tính thường xảy ra đối với gia súc non, biểu hiện rối loạn đường têu hóa, rối loạn trao đổi chất Bệnh thường gặp ở bê nghé, lợn con ít gặp ở dê, cừu con Nguyên nhân bệnh: - Thức ăn con mẹ trong thời kỳ mang thai không đảm bảo chất lượng, nhất là thời kỳ chữa... Bệnh lưỡng tính - Bệnh tinh hoàn ẩn Bệnh không chữa đẻ do môi trường - Các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh dục, như sẩy thai truyền nhiễm, axeton huyết, rối loạn trao đổi chất, nhiễm kyisnh trùng ở cường độ cao - Nhiễm trùng cơ quan sinh dục - Nhiễm trùng do giao phối - Yếu tố thức ăn, điều kiện khí hậPhòng bệnh không chữa đẻ cho gia súc, gia cầm Phòng bệnh không chữa đẻ cho vật nuôi là một