1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 qtkd nguyen quynh thuy linh

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STARTUP VÀ THỰC PHẨM HỮU CƠ (16)
    • 1.1. Tổng quan về hoạt động của startup – công ty khởi nghiệp (16)
      • 1.1.1. Khái niệm startup (16)
      • 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của startup (17)
    • 1.2. Tổng quan về ngành thực phẩm hữu cơ (19)
      • 1.2.1. Khái niệm thực phẩm hữu cơ (19)
      • 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của thực phẩm hữu cơ (22)
      • 1.2.3. Các tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ (23)
    • 1.3. Bài học kinh nghiệm cho các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt (27)
      • 1.3.1. Bài học từ các Quốc gia khởi nghiệp (27)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm từ nông nghiệp hữu cơ tại Úc và Nhật Bản (32)
    • 1.4. Tổng quan về “nền kinh tế số” (36)
      • 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm “nền kinh tế số” (36)
      • 1.4.2. Tác động chung của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các doanh nghiệp (37)
      • 1.4.3. Tác động của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các startup hữu cơ tại Việt Nam (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN (41)
    • 2.1.1. Tình hình phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam (41)
    • 2.1.2. Sự ra đời và phát triển của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt (43)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt (45)
      • 2.2.1. Thực trạng của hoạt động xác định chiến lược kinh doanh của các (45)
      • 2.2.2. Thực trạng của hoạt động huy động vốn của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số (49)
      • 2.2.3. Thực trạng của hoạt động marketing của các startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số (52)
      • 2.2.4. Thực trạng của hoạt động lựa chọn đầu vào của các startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số (57)
      • 2.2.5. Thực trạng của hoạt động lựa chọn kênh phân phối của các startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số (63)
      • 2.2.6. Thực trạng của hoạt động lựa chọn hình thức thanh toán của các (69)
      • 2.2.7. Thực trạng lựa chọn nguồn nhân lực của các startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số (71)
    • 2.3. Đánh giá hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt (75)
      • 2.3.1. Thành tựu và cơ hội (75)
      • 2.3.2. Hạn chế và thách thức (79)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ (81)
    • 3.1. Định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các (81)
      • 3.2.1. Giải pháp từ Chính phủ (86)
      • 3.2.2. Giải pháp từ các cấp trung gian (90)
      • 3.2.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp (93)
  • KẾT LUẬN (96)

Nội dung

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STARTUP VÀ THỰC PHẨM HỮU CƠ

Tổng quan về hoạt động của startup – công ty khởi nghiệp

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ startup được nhắc đến khá thường xuyên và được gắn với hình ảnh của các thanh niên trẻ tuổi với những ý tưởng táo bạo (thậm chí còn được coi là điên rồ), cùng nhau góp vốn thành lập một công ty nho nhỏ Nhưng ý niệm đó đã làm mọi người nhầm lẫn cho rằng startup phải là một công ty có quy mô nhỏ và tuổi đời non nớt.

“Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi nghiệp”, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh doanh và theo đuổi con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp (Trần Văn Trang, 2017) Thông thường, Startup – khởi nghiệp được hiểu là thuật ngữ chỉ những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nghĩa là những công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập để phát triển sản phẩm và dịch vụ của họ Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong khoảng thời gian dài nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

Theo ThS Nguyễn Thị Hà Thanh – Trung tâm sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp (2018), “Khởi nghiệp” là giai đoạn đầu một cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng kinh doanh và tìm cách gây dựng một tổ chức hay doanh nghiệp để triển khai ý tưởng kinh doanh đó trong các điều kiện thiếu chắc chắn Theo đó, khởi nghiệp chỉ là một giai đoạn trong cả một hành trình kinh doanh rất dài Đó là giai đoạn khởi đầu, là giai đoạn mà nhà khởi nghiệp phải đối đầu với rất nhiều khó khăn để biến từ 0 thành 1, từ chưa có gì đến tạo ra cái gì đó trong những điều kiện rất thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực Đó cũng là giai đoạn mà nhà khởi nghiệp thể hiện rõ nhất năng lực "tạo giá trị" của chính mình – đặc điểm cốt yếu giúp phân biệt giữa một nhà khởi nghiệp (entrepreneur) với những người cũng tham gia các hoạt động kinh doanh nhưng trong những điều kiện khác, giai đoạn khác (khi có sẵn nhiều nguồn lực và có sẵn nhiều thông tin).

Tóm lại, có thể khái quát rằng, khởi nghiệp là bạn tự mình tạo dựng một công việc kinh doanh riêng, tự quản lí và kiếm thu nhập cho bản thân Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà xã hội cần, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó ví dụ như hoạt động tự kinh doanh cửa hàng như bún bò, phở, xôi, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ tham gia quá trình thương mại đơn giản tức là mua đi bán lại Người khởi nghiệp đang tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước Bên cạnh đó, khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội nói chung.

Phần lớn các startup đều có một mục tiêu đó là phải phát triển để dần trở thành một công ty “bền vững” Mục tiêu trong giai đoạn startup chưa phải là đạt tối đa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng giá trị thương hiệu,… mà chính là các startup đó phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm và phải điều chỉnh mô hình kinh doanh liên tục để có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, có lợi nhuận, có thể chuẩn hóa và có thể nhân rộng quy mô.

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của startup

Không ai có thể biết chính xác “Thời kì khởi nghiệp” (the startup era) bắt đầu từ khi nào Thế nhưng khái niệm “startup” được phổ biến rộng rãi khi có sự xuất hiện của hệ thống Thung lũng Silicon Thung lũng Silicon hay còn được gọi làThung lũng Điện tử nằm ở vùng phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại BắcCalifornia ở Mỹ Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên hoán dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao(high – tech) trong khu vực Chúng ta có thể khẳng định rằng những startup đầu tiên là những công ty thuộc hệ thống Thung lũng Silicon với những cái tên đình đám như International Business Machines (IBM); tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia được thành lập năm 1911 bởi Charles Ranlett Flint; ông hoàng của thiết bị di động smartphone Apple thành lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Woniaz và Ronald Wayne hay công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google được thành lập năm 1998 và còn rất nhiều công ty lớn khác thuộc hệ thống Thung lũng Silicon.

Biểu đồ 1.1: Thống kê số thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2011 đến 2017

Nguồn: Theo Tạp chí Tài chính

Tại Việt Nam, những ghi nhận đầu tiên về các thương vụ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp được bắt đầu từ năm 2011 và được thống kê liên tục cho đến thời điểm hiện tại Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở Vệt Nam có nhiều chuyển biến tích cực Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua số thương vụ được nhận đầu tư và các lĩnh vực khởi nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian vừa qua.

Theo VnExpress thống kê xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam, tính đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận có 92 thương vụ đầu tư với tổng giá trị là gần 300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với số thương vụ của năm

2016 và tăng hơn 9 lần so với năm 2011 Đồng thời, năm 2017 cũng ghi nhận sự thay đổi trong trào lưu đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp so với năm 2016. Thống kê về 6 lĩnh vực khởi nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư bao gồm Thương mại điện tử, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ tài chính, Công nghệ giáo dục, Bất động sản và truyền thông, đã chỉ ra hai xu hướng sau:

Một là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với các lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt

Nam thay đổi theo thời gian Cụ thể, trong số 6 lĩnh vực được quan sát chỉ có thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền thông duy trì được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2017, còn lại các lĩnh vực khác đã có sự biến động mạnh Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đã đánh giá tích cực về tiềm năng khởi nghiệp trong các lĩnh vực được cho là tiến bộ tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới Hai là, sự quan tâm của các nhà đầu tư với cùng một lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian, cụ thể công nghệ tài chính và thương mại điện tử là hai lĩnh vực đánh dấu sự đảo chiều rõ rệt nhất, được giới chuyên môn quan tâm và các nhà đầu tư chú ý.

Theo phóng viên Anh Tùng, Trung tâm thông tin và thống kê Khoa học công nghệ, Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam (2018), năm 2016 được đánh giá là năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ tài chính Lĩnh vực này nhận được nhiều khoản đầu tư nhất với 129,1 triệu USD, chiếm 63,8% tổng số tiền đầu tư vào khởi nghiệp Cũng trong năm 2016, lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai với chỉ 34,7 triệu USD, bằng 26,87% so với lĩnh vực công nghệ tài chính Cho đến hết năm 2017, thương mại điện tử vươn lên dẫn đầu với 83 triệu USD, chiếm 33% số vốn đầu tư Còn lĩnh vực công nghệ tài chính chỉ nhận được 57 triệu USD tiền đầu tư, bằng 50% so với năm 2016, tụt xuống xếp hạng thứ hai.

Tổng quan về ngành thực phẩm hữu cơ

1.2.1 Khái niệm thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn dựa trên các quy định của từng quốc gia, tổ chức đối với nông nghiệp hữu cơ Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới; tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.

Theo Jerom Irving Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ thì thực phẩm hữu cơ là nông sản không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học Theo website của VinaOrganic, xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có các thông tin bằng chứng đầy đủ của y khoa về những tuyên bố thực phẩm hữu cơ là an toàn hơn hay khỏe mạnh hơn so với thực phẩm từ nuôi trồng thông thường Có thể có một số khác biệt trong hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất ức chế hấp thụ dinh dưỡng ở thực phẩm hữu cơ so với thực phẩm thông thường Các thay đổi của sản xuất và chế biến thực phẩm dẫn đến không thể kết luận một cách khẳng định tuyệt đối rằng thực phẩm hữu có là an toàn hơn hay tốt hơn thực phẩm thông thường.

Theo Cộng đồng Organic Việt Nam, Chứng nhận hữu cơ USDA 2018, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để được chứng nhận là hữu cơ, nông sản phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong các sản phẩm Các nhãn phổ biến bao gồm:

-Nhãn “100% Organic” phải hoàn toàn là hữu cơ.

-Nhãn “Organic” dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% là hữu cơ

-Nhãn “Made with organic ingredients” (chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ) dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% là hữu cơ.

-Sản phẩm dưới 70% hữu cơ chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu.

Theo Organic Word, khi tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, người tiêu dùng thường cảm thấy bối rối trước muôn vàn lời quảng cáo hay những thuật ngữ như

“thân thiện với môi trường” Không ít người đã nhầm lẫn “Organic” với các nhãn khác không được chứng nhận hoặc khá tương đồng và khó phân biệt Các nhãn và khái niệm dưới đây chỉ những nhãn được dán trên các sản phẩm trên thị trường, chỉ có điều chúng không hẳn là “hữu cơ”:

-Locally Grown (Nuôi trồng tại địa phương): Thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là nhãn chính thức Khái niệm “địa phương” khá mơ hồ vì thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương và của địa phương thì chưa chắc đã là thực phẩm hữu cơ.

-Natural (Nuôi trồng tự nhiên): đây cũng không phải là nhãn chính thức mặc dù hay được ghi trên bao bì của sản phẩm Vì đã là “tự nhiên” thì không bao gồm các thành phần nhân tạo, trong khi đó nhãn này cũng thường được dán cho các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh cơ thể.

-Free-Range (Nuôi thả tự do): Không có nhãn “Free-Range” chính thức mặc dù nó thường đi kèm các sản phẩm bơ sữa, trứng và thịt Động vật có thể tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ và an toàn đối với người tiêu dùng.

-Biodynamic (Sinh học năng động): “Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập với các tiêu chuẩn nhất định Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic” nhưng đây là hai khái niệm khác nhau Chúng ta không thể giả định rằng nhà sản xuất Biodynamic cũng sẽ áp dụng cả các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ lên các sản phẩm của họ.

-Hormone-Free (Không có chất tăng trưởng): Nhãn này thường được thấy trên các sản phẩm như bơ sữa và thịt, tuy nhiên đây cũng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Hormone-Free” sai về mặt kỹ thuật vì hầu như tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”.

-Fair – Trade (Mậu dịch công bằng): Nhãn “Fair-Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, “Fair-Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động và nguồn gốc xuất xứ.

-GMO Free – Genetically Modified Organism Free (Không biến đổi gen):

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi rõ lây nhiễm từ cây trồng sang vật nuôi khác Thực phẩm

“GMO Free” hoặc “NonGMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ.

Nó có thể tương đồng ở một cấp độ nào đó những không thể hoán đổi.

-GAP – Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt): Đây không phải là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học…nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn.

1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ khi được đưa ra thị trường phải đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản nhất trong ngành nông nghiệp hữu cơ như sau:

- Nguyên tắc lành mạnh: Nông nghiệp hữu cơ nên phát triển theo hướng duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh như là một thể thống nhất Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái Sức khỏe là sự nguyên vẹn và sự toàn vẹn của hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố như: giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sự miễn dịch, khả năng phục hồi tái tạo, liên kết văn hóa xã hội và phúc lợi.

- Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ phải được dựa trên hệ sinh thái sống và duy trì trạng thái cân bằng Nguyên tắc này chỉ ra sản xuất là dựa trên nguyên lý sinh thái tự nhiên Nuôi dưỡng và thành quả đạt được thông qua các hệ sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể Nông nghiệp hữu cơ nên phù hợp với chu kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên và tăng cường tái sử dụng để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên Nông nghiệp hữu cơ nên đạt được sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thành lập và duy trì môi trường sống đa dạng.

- Nguyên tắc về sự công bằng: Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối quan hệ để đảm bảo sự công bằng đối với môi trường chung Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên – người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra đối với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các điều kiện và cơ hội sống phù hợp với tự nhiên.

Bài học kinh nghiệm cho các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt

1.3.1 Bài học từ các Quốc gia khởi nghiệp

Quốc gia khởi nghiệp Israel

Israel luôn đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm trên đầu người và chỉ chịu đứng sau Mỹ về số doanh nghiệp khởi nghiệp Quốc gia khởi nghiệp là cụm từ chính xác nhất để mô tả câu chuyện kinh tế thần kỳ của Israel - một quốc gia chỉ có hơn 8 triệu dân với khoảng 70 năm thành lập, tài nguyên thiên nhiên gần như bằng không, tài nguyên duy nhất là khối óc của con người Israel mà trong điều kiện địa – chính trị muôn vàn khó khăn lại là nơi sinh ra gần 5.000 startup, có lượng vốn đầu tư mạo hiểm cao nhất thế giới với mức bình quân 170 USD mỗi người, cao hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Từ năm 2015, các nguồn quỹ đầu tư cá nhân và đầu tư mạo hiểm tại đây đã phá vỡ nhiều kỷ lúc, tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp (startup) xuất hiện, có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze – công ty bản đồ vừa đượcGoogle mua lại, iOnRoad – ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit – thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva – công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và

Check Point – công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD Về mặt nông nghiệp, Israel phát triển các nhà máy điện từ nguồn năng lượng mặt trời – nguồn năng lượng sạch vĩnh cửu - cho các hộ sản xuất hoặc các khu vực làng xã; sáng tạo nên pin quang điện tập trung (CPV), một giải pháp cho chính nền nông nghiệp Israel và các nước đang phát triển đang phải đối mặt với nạn phá rừng; áp dụng công nghệ kỹ thuật thân thiện với môi trường và tiên tiến nhất.

Tiền đề để có những thành tựu trên đầu tiên phải kể đến và định hướng phát triển công nghệ cao tại đất nước này Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia cần phải có tiềm lực thật mạnh về khoa học - công nghệ và phải biết kinh doanh sản phẩm khoa học - công nghệ mới phát triển nhanh được Điển hình như việc các chuyên gia công nghệ tại Israel đã tạo ra những bước tiến phi thường trong việc quản lý nguồn nước, và đi tiên phong trong các công nghệ mới về tưới tiêu, tái chế và lọc nước cũng như khử muối trong nước Ngày nay, Israel đã có thể tự chủ về nước và khi cuộc khủng hoảng về nước sạch vẫn tiếp diễn trên thế giới, nhiều nước đã tìm đến Israel để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này Chính phủ nước này đã tập trung đầu tư vào vai trò của nền giáo dục chất lượng cao, liền mạch từ mẫu giáo lên trung học, chuẩn bị vững chắc cho sinh viên vào đại học hoặc các trường hướng nghiệp để đào tạo những chuyên viên về khoa học – công nghệ trong tương lai, và đặc biệt chú trọng khuyến khích sức sáng tạo của con người. Không chỉ với khởi nghiệp mà bất kì lĩnh vực nào, muốn thành công và đón đầu phát triển đều cần đến sự sáng tạo nhằm tạo sự cạnh tranh bằng nguồn lực chất xám. Các phương tiện cấp vốn và hỗ trợ tài chính khiến cho nỗi lo thiếu vốn không phải là rào cản đáng ngại đối với sự sáng tạo Hơn 70 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Israel (gần1/4 trong số đó là các tập đoàn quốc tế hợp tác với các công ty trong nước) đã và đang hỗ trợ rất lớn cho sự tăng trưởng của ngành công nghệ sáng tạo.Tại Israel, các nhà lãnh đạo từ lâu đã triển khai chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo bằng việc thành lập một cơ quan chuyên về đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo trong mỗi Bộ Để thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất, Cơ quan Đổi mớiSáng tạo Israel đã thiết kế và vận hành một loạt các chương trình dành riêng cho các công ty tư nhân, không ngừng thúc đẩy nhằm biến các sáng kiến độc đáo thành các công cụ thiết thực, có hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội, cung cấp các gói đồng tài trợ, cùng bỏ vốn ra, cùng hưởng lợi nhưng luôn cân nhắc kỹ trước khi duyệt cung cấp vốn cho loại dự án này Bên cạnh đó, nghiên cứu của Israel chỉ ra rằng, cứ 1% tăng trưởng GDP được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển, sẽ tạo ra 4,1% giá trị khác Hiện tại, Israel là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Đây được coi là yếu tố cốt lõi của một nền kinh tế tri thức.

Một bài học quan trọng rút ra từ sự thành công tại Israel đó là văn hóa khởi nghiệp Trước hết phải kể đến văn hóa khởi nghiệp từ ngay trên ghế nhà trường, tinh thần doanh nhân cùng những kỹ năng liên quan được tích hợp vào các chương trình giảng dạy cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên họ khởi nghiệp rất sớm Nhiều cuộc thi được mở ra dành cho các học sinh trung học hướng tới tinh thần doanh nhân giúp các em xây dựng ý tưởng, kế hoạch kinh doanh của mình cũng như cách phát triển các ý tưởng phù hợp trong một bối cảnh thương mại Các sinh viên từ năm thứ hai trở đi cũng được khuyến khích/ gần như bắt buộc phải có dự án kinh doanh riêng, tự mở công ty, khởi nghiệp…Tất cả điều đó giúp học sinh, sinh viên tại Israel không còn lạ lẫm với thế giới doanh nghiệp sau này Thứ hai đó là văn hóa “không ngại thất bại” và phản biện, đó là nét văn hóa của người Israel, có sự tương đồng với tư tưởng của người Việt Nam ta “thất bại là mẹ thành công” Tại Israel, 99% số sinh viên khởi nghiệp thất bại ngay từ trên ghế nhà trường Người ta không chờ sản phẩm hoàn thiện, như viên ngọc không tì vết rồi mới dám công bố, họ công khai ngay từ khi sản phẩm mới chỉ là ý tưởng, kệ người khác đàm tiếu và chẳng lo thất bại Người Israel coi thất bại là tài sản, một khoản đầu tư, hay bài học kinh nghiệm để có thể đạt được thành công trong tương lai Đây mới chính là cốt lõi tạo nên sự độc đáo của hệ sinh thái khởi nghiệp Israel Các công ty của châu Á có thể học được rất nhiều về cách thức tiếp thị sản phẩm, sự tự hào của họ đối với sản phẩm Bên cạnh đó, văn hóa của họ là phản biện, tức là tìm thấy điều hay hơn, phản biện để phát triển Người Israel không bao giờ chấp nhận chỉ có một ýkiến đúng về một vấn đề bởi vì cuộc sống có thể thay đổi, họ thích trao đổi, tranh luận với nhau Trong nhà trường luôn duy trì nguyên tắc học sinh có quyền hỏi lại thầy cô giáo vì sao và thầy cô sẽ phải giải thích, thuyết phục học sinh chứ không áp đặt Khi học sinh đề xuất sáng kiến hay, thầy cô giáo sẽ hoan nghênh Sự tranh luận, phản biện đã thấm vào trẻ em từ khi còn học trong nhà trường đến khi lớn lên, ra trường, đi làm.

Tuy nhiên, dù nhiều nước đã tổ chức tham quan Israel để mong học tập kinh nghiệm khởi nghiệp nhưng chưa thành công vì ít chú ý đến chất lượng con người và phương pháp triển khai Những nền giáo dục khập khiễng, quá yếu từ nhà trẻ, mẫu giáo đến trung học và đại học lại vừa thiếu đầu tư đến nơi đến chốn về trang thiết bị khoa học, thiếu lực lượng giảng dạy và nghiên cứu, trong khi bản thân người học chưa quyết tâm học tập, thì không thể làm theo Israel được Bên cạnh đó, đến đầu năm 2019, sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty đa quốc gia tại Israel làm dấy lên lo ngại về việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng startup tại đất nước này.

Biểu đồ 3.1: Tình hình thành lập, đóng cửa của startup tại Israel qua các năm

Nguồn: Start-Up Nation Central

Tổ chức khởi nghiệp Start-Up Nation Central của Israel đã chỉ ra rằng số startup thành lập tại Israel ngày càng giảm, còn số lượng startup đóng cửa có xu hướng tăng do cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao tại quốc gia này vượt xa so với nguồn cung Thoạt đầu, chúng ta cho rằng càng nhiều công ty đa quốc gia, càng hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội việc làm nhưng diễn biến thực tế là họ đang lấy đi ngày càng nhiều nguồn lực cho các startup.

Quốc gia khởi nghiệp Singapore

Giống như Israel, Singapore rất nhỏ, với những nguồn lực thiên nhiên hạn chế, điều này đồng nghĩa với việc để tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phương pháp tiếp cận vĩ mô và sáng tạo.Cả Israel và Singapore đều có chính sách nhập cư cởi mởi với những nhân công lành nghề Theo Báo cáo kinh doanh 2016 do Ngân hàng Thế giới công bố gần đây, Singapore đứng đầu nhóm các nước thân thiện nhất đối với doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) và điều hành doanh nghiệp Trước năm 2010, nếu ai đó kêu gọi các nhà đầu tư mạo hiểm rót tiền vào một dự án khởi nghiệp tại Singapore, hầu hết câu trả lời nhận được sẽ là “điên rồ” hoặc "sẽ không bao giờ có một DN khởi nghiệp giá trị ở quốc gia đó" Lúc đó, khởi nghiệp với đảo quốc sư tử gần như chỉ là con số 0 tròn trĩnh, nhưng chỉ vài năm sau đó, tất cả đã thay đổi Thời điểm năm 2010, chỉ có 26 doanh nghiệp khởi nghiệp ở Singapore xin được đầu tư, nhưng tới năm 2015 đã nhảy vọt lên 220 doanh nghiệp Tổng số tiền được rót vào cho các dự án startup cũng tăng mạnh từ 80 triệu USD lên 1,16 tỷ USD Trong đó, nổi bật là các thương vụ đầu tư vào ứng dụng đặt chỗ taxi Grab có trị giá 350 triệu USD và nền tảng thương mại điện tử Lazada với số tiền lên đến 500 triệu USD Để có được thành tựu như ngày nay, Chính phủ Singapore và các tổ chức liên quan coi phát triển doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chương trình hoạt động của họ, để từ đó xây dựng môi trường thuận lợi cho những người muốn khởi nghiệp và kinh doanh ở đây Ngoài chuyện duy trì được một môi trường kinh doanh minh bạch với các thủ tục đăng ký và duy trì kinh doanh đơn giản, thông thoáng và nhanh gọn,Singapore còn có nhiều ưu đãi và hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp Singapore,trong đó có một số ưu đãi dành cho doanh nghiệp của người nước ngoài được thành lập tại Singapore Một trong những lợi thế để khởi nghiệp ở Singapore là những người khao khát kinh doanh có thể tiếp cận các khoản tài trợ được nhiều cơ quan chính phủ giải ngân để hỗ trợ start-up Mỗi khoản tiền tài trợ như vậy đều đi kèm với những điều kiện và điều khoản, bao gồm các tiêu chí chất lượng, phương pháp giải ngân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển hoặc phục vụ xã hội Singapore cũng thành lập các vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp để tạo ra không gian thực cho doanh nghiệp mới hoạt động và tiếp cận các dịch vụ chia sẻ nhau với chi phí tiết kiệm, được hướng dẫn hoạt động và hỗ trợ tài chính trong giai đoạn phát triển ban đầu.

Chính phủ Việt Nam có thể nghiên cứu mô hình của Singapore để xây dựng có trọng điểm các loại hình và giải pháp hỗ trợ startup tại Việt Nam một cách phù hợp với hoàn cảnh tài chính của mình Song song đó, cần tạo ra cơ chế để các quỹ đầu tư mạo hiểm cùng đồng hành với startup (và với Chính phủ) để giảm nhẹ gánh nặng tài chính và rủi ro cho các bên Đồng thời, hỗ trợ tài chính của Chính phủ cần được gắn với kết quả cụ thể mang lại và có tính duy trì trong tương lai, nghĩa là Chính phủ không chỉ đóng vai trò “bà đỡ” cho startup mà còn có vai trò như một nhà đầu tư sẽ thu hồi được vốn và lợi nhuận, có thể dưới dạng những lợi ích xã hội mà startup tạo ra, tránh việc “ném” tiền vào hư không, theo phong trào.

1.3.2 Kinh nghiệm từ nông nghiệp hữu cơ tại Úc và Nhật Bản

Kinh nghiệm sản xuất thực phẩm hữu cơ tại Úc Úc là một quốc gia đất rộng người thưa, đất đai có thể canh tác chỉ chiếm 1% tổng diện tích lục địa; tình trạng khô hạn diễn ra thường xuyên do ít mưa, thiếu nguồn nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp khởi đầu ở quốc gia này không phải là thế mạnh, và thực tế tất cả giống cây, con, công nghệ sản xuất đều có nguồn gốc nhập khẩu hoặc ứng dụng các thành tựu mới nhất của thế giới để phát triển Để

“đi tắt đón đầu” và hóa giải các khiếm khuyết của mình, Chính phủ Úc đã thành lập

11 trung tâm nghiên cứu trên cả nước nhằm chọn lọc giống và công nghệ, ứng dụng thực tế để xây dựng chiến lược phát triển quốc gia và chuyển giao kiến thức, công nghệ cho nông dân với định hướng thực hiện chương trình “Xây dựng nền nông nghiệp tiến tiến” và hướng đến xuất khẩu với mục đích nâng cao thu nhập nông dân, sản xuất sạch để đủ sức cạnh tranh quốc tế Theo phòng Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Úc, chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng năng suất nông nghiệp ở quốc đảo này Hàng năm, chính phủ Úc chi rất nhiều ngân sách để đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng năng suất 2,8%/năm trong 30 năm qua và giúp nông dân Úc có cơ hội áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới vào thực tiễn. Đến nay, Úc đang trở thành nước có diện tích hữu cơ lớn nhất thế giới Hơn một nửa đất nông nghiệp hữu cơ thế giới là đồng cỏ với 22 triệu ha, thì Úc đã chiếm hơn 30% Theo báo cáo mới nhất về thị trường hữu cơ tại Úc (2018) cho thấy ngành nông nghiệp hữu cơ của quốc gia này trị giá 2,39 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017; tăng từ 1,27 tỷ đô vào năm 2012 và có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 13% Các mặt hàng nông sản hữu cơ mà Úc sản xuất có quy mô lớn nhỏ khác nhau, gồm thịt bò, trái cây, rau & rau gia vị, sữa và sản phẩm sữa, thị cừu, thịt gia cầm, các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, mật, trứng gà, dầu (canola, hướng dương), lợn/heo. Thị trường hữu cơ tại Úc có tổng giá trị khoảng $1,27 tỷ AUD (2012), tăng trưởng 10–15% tính từ năm 2007 Sản phẩm hữu cơ nay đã trở thành một trong những ngành thuộc nhóm chủ đạo của thị trường Úc, không còn là thị trường ngách nữa. Trong năm 2012, đã có 92% doanh thu sản phẩm hữu cơ là từ các cửa hàng bán lẻ/siêu thị Ba trong bốn mặt hàng hữu cơ có thể mua ở các siêu thị lớn Thế giới đang hướng tới các sản phẩm nông nghiệp Úc vì các thị trường nước ngoài đều ưa thích các loại nông phẩm sạch được nuôi trồng hữu cơ ở nước này Năm 2017, mức kỷ lục về sản xuất đã bị phá vỡ do phần lớn sản phẩm được bao tiêu xuất khẩu, như lúa mì (22,8 triệu tấn), lúa mạch (7,4 triệu tấn), đậu chickpea (1,4 triệu tấn), …

Về việc người dân Úc tập trung vào nông nghiệp hữu cơ, nông dân chuyển từ thâm canh có sử dụng hoá chất sang hữu cơ, là vì hiểu được tác động của thuốc trừ sâu và hoá chất trong việc canh tác, đến sức khoẻ gia đình và cộng đồng, suy thoái môi trường đất, nước, đa dạng sinh học Hàng năm tỷ lệ nông dân chuyển đổi sang hữu cơ tăng và yếu tố kinh tế phải đứng sau yếu tố sức khoẻ và tính ổn định, bền vững của sản xuất và họ đều được chứng nhận hữu cơ nhằm tạo thước đo để tăng lòng tin và giá bán cao hơn hàng không chứng nhận Các tiêu chuẩn hữu cơ tại Úc được chia thành ít nhất 3 cấp độ để tăng tính cạnh tranh cho các loại nông phẩm, ví dụ như tiêu chuẩn hữu cơ cấp chính phủ là ACO – Australian certified organic, tiêu chuẩn cấp Bộ là AUS-QUAL (Bộ Nông nghiệp) và tiêu chuẩn cấp Viện là chứng nhận BDRI của Viện Nghiên cứu sinh học sạch Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng được đến thăm các trang trại của nông dân làm hữu cơ; các siêu thị trưng bày riêng một góc hàng hữu cơ và các cửa hàng bán lẻ, các quán cà phê, nhà hàng bán sản phẩm từ nguyên liệu hữu cơ.

Sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ là một thị trường vô cùng tiềm năng tại Úc nên các doanh nghiệp khới nghiệp cũng bị thu hút bởi ngành này Trong khi đó, chính phủ Úc đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi và sự sụt giảm trong ngành sản xuất truyền thống, thách thức lớn của nước Úc không phải là đưa ra ý tưởng mà phải xây dựng được hệ sinh thái trong đó cho phép người Úc thực hiện các ý tưởng này Mục đích là tạo ra một quốc gia có tinh thần kinh doanh ngày càng tăng, toàn dân sẵn sàng theo đuổi các ý tưởng của mình, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sẵn sàng làm lại khi thất bại Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã tiến hành nghiên cứu động lực đằng sau khiến Úc trở thành quốc gia bùng nổ về khởi nghiệp Họ phát hiện ra rằng: 86% các doanh nhân ở Sydney đều ít muốn làm giàu, 37% trong số họ muốn sáng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời Điều này cho thấy tư duy chạy theo lợi nhuận đã bị mờ nhạt, thay vào đó họ muốn đạt được những thành công vang dội trên danh nghĩa cá nhân cũng như muốn thay đổi được thế giới nhiều nhất có thể Đó cũng là lý do vì sao người Úc đầu tư vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuy giá thành đắt hơn, chi phí sản xuất cao hơn và cần dựa vào công nghệ cao nhưng mang lại lợi ích lớn, giúp duy trì sức khỏe cho đất, hệ sinh thái và con người.

Kinh nghiệm sản xuất thực phẩm hữu cơ tại Ấn Độ

Là quốc gia đứng thứ hai thế giới về dân số, trong đó, nông dân chiếm tỷ lệ lớn, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đặt ra hết sức gay gắt đối với Ấn Độ Hiện nay, dù phương pháp nuôi trồng bằng công nghệ hữu cơ hiện đại đang được ứng dụng tại rất nhiều nước nhưng Ấn Độ là một trong những điển hình tiêu biểu cho xu hướng nông nghiệp có lợi cho sức khỏe con người và hệ sinh thái này Sự chuyển đổi tiến bộ từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì để ngăn chặn nạn đói và giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Ấn Độ phải sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhằm tăng sản lượng lương thực, điều này gây ra tỷ lệ ung thư đến mức báo động tại các khu vực canh tác nông nghiệp, kéo theo sông ngòi bị ô nhiễm và đất đai trở nên cằn cỗi Lợi ích to lớn và thân thiện với môi trường là những lý do khiến nông nghiệp hữu cơ đang thu hút ngày càng nhiều nông dân Ấn Độ Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ luôn có giá trị cao hơn 10-20% các sản phẩm thông thường cũng như nguồn cầu ổn định từ thị trường nước ngoài hay từ các đô thị lớn, nơi an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu Nhờ sự định hướng nông nghiệp đúng đắn, Ấn Độ trở thành quốc gia hàng đầu trong số 172 quốc gia thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 650.000 trang trại canh tác trên diện tích 720.000 ha, 699 nhà máy chế biến,

669 doanh nghiệp xuất khẩu Với nhận thức ngày càng tăng về sức khỏe, thay đổi lối sống tiêu dùng và tăng khả năng chi tiêu ở Ấn Độ, các chuyên gia cho rằng thị trường thực phẩm hữu cơ của Ấn Độ sẽ có một tương lai tươi sáng và chính phủ kỳ vọng ngành này sẽ đạt doanh thu khoảng 1,36 tỷ USD vào năm 2020.

Tổng quan về “nền kinh tế số”

1.4.1 Khái niệm và đặc điểm “nền kinh tế số”

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và ứng dụng công nghệ số nhằm phát triển tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống bao gồm cả kinh tế đang trở thành một phần tất yếu đối với toàn cầu và đặc biệt là các nước ASEAN, những nước đang phát triển, khái niệm kinh tế số đang dần trở nên phổ biến Kinh tế số, hay còn được gọi là nền kinh tế kỹ thuật số, kinh tế Internet, kinh tế Web là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là các giao dịch điện tử thông qua Internet.

Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính, ngân hàng, …) mà trong đó công nghệ số được ứng dụng Về bản chất thì đây là mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin Đặc trưng của nền kinh tế này là tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet, giúp tối ưu hóa nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Nhưng ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu.

Nền kinh tế số gắn liền với khái niệm thương mại điện tử (E – Commerce), một hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến Đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.

1.4.2 Tác động chung của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và mọi quy mô đang gia tăng sự phụ thuộc vào nền tảng Internet an toàn, ổn định và đáng tin cậy, giúp họ thực hiện những hoạt động vận hành hàng ngày Phần lớn các quốc gia tại châu Á đang làm việc để phát triển một nền kinh tế hiện đại, mang lại những công việc thu nhập cao cho người dân Theo báo cáo của AlphaBeta (một trong những doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tham mưu chiến lược kinh tế cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ), nhiều nước châu Á Thái Bình Dương đang được hưởng lợi từ việc đẩy nhanh tốc độ số hóa nền kinh tế, qua đó giúp tăng năng suất lao động và thúc đẩy tiến trình tăng trưởng.

Tại Việt Nam, xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số đang xuất hiện ởmọi lĩnh vực từ thương mại, tài chính – ngân hàng cho đến y tế, giáo dục, du lịch, vận chuyển Chính phủ Việt Nam đang giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế số thông qua một loạt các cơ chế chính sách, và đặc biệt chủ trương này gần đây đã được củng cố thêm bởi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Yến Nhi, Ứng dụng Công nghệ 4.0: Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa sẵn sàng 2018, ở góc độ doanh nghiệp, theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương về tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp, mặc dù ngành công nghiệp đã có một số doanh nghiệp tiên phong (trong các lĩnh vực như dầu khí, điện…) chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi của công nghệ, nhưng vẫn có 82% doanh nghiệp đang ở vị trí mới nhập cuộc, trong đó 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% doanh nghiệp bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị ban đầu Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp nhằm xây dựng nền sản xuất thông minh được đánh giá là động lực quan trọng của phát triển Kinh tế số Tuy nhiên 16/17 ngành khảo sát ưu tiên đều đang có mức sẵn sàng thấp.

Thu Hà – Theo Báo điện tử Chính phủ, Bảy công nghệ đang thay đổi nền sản xuất thế giới 2018, các doanh nghiệp ở khối thương mại và dịch vụ được đánh giá có trình độ tiếp cận công nghệ số và tính sẵn sàng cao hơn Doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, logistics, du lịch, bảo hiểm đã và đang ứng dụng mạnh công nghệ số trong hiện đại hoá quy trình kinh doanh Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong khuôn khổ “Sáng kiến chuyển đổi số - DTI”, 7 công nghệ đang và sẽ thay đổi nền sản xuất của thế giới bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI); xe tự lái; phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây; công nghệ in 3D; Internet vạn vật và các thiết bị kết nối; rô-bốt; và mạng xã hội Các công nghệ này hiện đang được các doanh nghiệp nghiên cứu và bắt đầu đưa vào ứng dụng tại Việt Nam.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những công nghệ mới mang tính đột phá, tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận động của nền kinh tế Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ số và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển Xét ở góc độ vi mô, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu đối với từng Chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp phải nắm bắt và thực hiện quá trình chuyển đổi số để thích nghi với bối cảnh quản lý, kinh doanh mới Việc chuyển đổi số sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết giữa Chính phủ với người dân, giữa doanh nghiệp với khách hàng, góp phần xây dựng một Chính phủ kiến tạo cũng như tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới Để thúc đẩy chuyển đổi số, tận dụng được ưu thế của các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từng ngành, từng lĩnh vực cần tập trung xây dựng Chiến lược chuyển đổi số nhằm xây dựng Việt Nam 4.0 với nền quản trị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.

1.4.3 Tác động của “nền kinh tế số” đến hoạt động của các startup hữu cơ tại Việt Nam

Kỳ Duyên – Theo Báo Vnexpress, Việt Nam thuộc nhóm Quốc gia đột phá về kinh tế số 2015, khảo sát mới đây của Trường Kinh doanh Đại học Harvard (Mỹ), các quốc gia trên thế giới được phân thành 4 nhóm về sự phát triển kinh tế số Nhóm

"Nổi bật" là các nhóm duy trì được tốc độ phát triển ở trình độ cao, "Chững lại" là những trường hợp từng phát triển, song đã mất đà và có nguy cơ tụt hậu "Đột phá" là nhóm có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, có thể trở nên nổi bật trong tương lai dù hiện tại còn ở mức thấp Nhóm cuối - "Dè chừng" chỉ những nước có nhiều cơ hội và thách thức song song, tốc độ tăng trưởng hiện tại không cao Các chuyên gia đánh giá, nhóm quốc gia thuộc nhóm “Đột phá” bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam và Phillipines đang cải thiện mức độ sẵn sàng số của mình nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn cần một quá trình để những nước này bước sang giai đoạn phát triển cao hơn Điều này đồng nghĩa với việc họ cũng phải đối mặt với những thách thức như cải thiện cơ sở vật chất nguồn cung và hỗ trợ cho người tiêu dùng trong nước phát triển nhận thức cao hơn.

Theo Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí Kết quả Chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, khoảng 98% các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) và khối doanh nghiệp này mang đến 51% tổng số việc làm và đóng góp 45% vào GDP Internet đang mở ra cơ hội lớn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Đến năm 2017, 84% dân số Việt Nam đã sử dụng điện thoại thông minh (Nielsen Vietnam Smartphone Insight Report 2017), thiết bị cho phép họ tiếp cận Internet một cách vô cùng dễ dàng “Nền kinh tế số”, từ khi khái niệm này được hình thành cho đến nay, nó đã có rất nhiều tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, cụ thể hơn ở đây nghiên cứu đến các doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ mới đi vào hoạt động.

Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam ban đầu đều là các cá nhân hoặc nhóm có nguồn vốn nhỏ, khó kêu gọi nhà đầu tư mà chủ yếu là dựa vào tài chính cá nhân nên lợi ích từ nền kinh tế ứng dụng mạng Internet giúp cho họ tiết kiệm được những khoản như quảng cáo, thuê địa điểm, tìm nhà cung cấp, tiếp cận khách hàng…Với sự phát triển của mạng Internet cùng các ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử, những doanh nghiệp mới bắt tay vào kinh doanh thực phẩm hữu cơ dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hơn thông qua cơ sở dữ liệu có thể thu thập qua bên thứ 3 hoặc mạng Internet, các công cụ xã hội như quảng cáo Google, Facebook, Instagram, Twitter, Zalo…khiến chi phí quảng cáo và marketing của doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể Bên cạnh đó, áp lực về kênh phân phối như tìm kiếm các địa điểm siêu thị, mở cửa hàng bán lẻ rau quả, thức ăn sẽ được giảm đi nhờ giải pháp bán hàng trực tuyến, qua mạng Internet Nền kinh tế số tạo điều kiện ra đời cho các phần mềm, ứng dụng quản lý bán hàng và theo dõi việc chăn nuôi, sản xuất hay xuất – nhập tại các trang trại của doanh nghiệp cũng trở nên tiện lợi hơn Từ đó, thế mạnh công nghệ phần nào tác động đến doanh thu của các startup do khả năng tiêu thụ cao hơn so với việc chỉ bán hàng một cách truyền thống.

Tóm lại, chương 1 đã cung cấp nội dung cần thiết nhất để người đọc có thể hiểu một cách cơ bản nhưng cũng rất rõ ràng về sự hình thành cũng như phát triển của nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung; có sự nhìn nhận đúng và đủ về các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ và việc bùng nổ của nền kinh tế số hiện nay đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực này.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN

Tình hình phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam

Nền nông nghiệp Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, trước tiên là các phương thức canh tác truyền thống, người nông dân đã sử dụng các giống cây trồng tại địa phương như lúa (tám xoan, dự, di hương, nếp cái hoa vàng, ), cây ăn quả (nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, …) Các giống cây địa phương này cho năng suất không cao, đòi hòi điều kiện chăm sóc thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh thấp và thường chỉ thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ởViệt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ), nước tiểu, bùn ao và các loại phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu Ngoài ra, người ta còn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Từ những năm 1960, đặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu được tăng lên, phân hóa học và thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn Việc áp dụng các cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số các giống cây truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm gia tăng thiệt hại gây ra bởi dịch hại cây trồng.

Theo Trần Thị Nhung, Võ Dao Chi, Phát triển bền vững – Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở Nam Bộ và Việt Nam 2013, năm 2006, dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-

2009) được thành lập nhờ có sự tài trợ của Tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) Tại Trung ương hội Nông dân Việt Nam, trực tiếp làTrung tâm hỗ trợ Nông Thôn, nông dân đã thực hiện thành lập các tổ nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ Dự án thu được nhiều kết quả tích cực nhưng người nông dân vẫn chưa mặn mà lắm với nông nghiệp hữu cơ vì làm nông nghiệp hữu cơ cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn, chuẩn bị phân chuồng, phân xanh, giống cây/con đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt, chăn nuôi nên giá thành sản phẩm luôn cao hơn, thậm chí có sản phẩm cao gấp rưỡi hay gấp đôi, gấp ba so với sản phẩm thông thường Dù vậy, nông nghiệp hữu cơ sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới, bởi những đòi hỏi của thị trường khiến nông dân cùng các nhà khoa học phải tính đến việc làm ra những sản phẩm có chất lượng và năng suất cao hơn.

Theo đó, tính đến thời điểm 2010, Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ trên rau (tại Sóc Sơn, Hòa Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai), cam (tại Hàm Yên, Tuyên Quang), vải (tại Bắc Giang) và cá nước ngọt (Hải Phòng).

Về nguồn gốc sản xuất, hiện nay, dự án ADDA và Trung ương hội Nông dân Việt Nam đã đào tạo, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn PGS cho các liên nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ tại một số tỉnh lân cận Hà Nội Hoạt động do một Ban điều phối, một hệ thống tự nguyện với sự tham gia và giám sát của các bên liên quan trong chuỗi giá trị hữu cơ.

Cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, mặc dù nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam thế nhưng đây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ thấp hơn so với các lĩnh vực khác Tuy nhiên với sự hình thành của xu hướng công nghệ 4.0, nông nghiệp hữu cơ sẽ là cánh đồng màu mỡ để khởi nghiệp, sáng tạo, thử nghiệm và đầu tư, ứng dụng những phương pháp mới của thời đại Dựa trên sự phát triển của cách mạng công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, có thể nhận định rằng cuộc cách mạng 4.0 trong nông nghiệp là cuộc cách mạng số hoá toàn bộ chu trình và các yếu tố liên quan trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên toàn hệ thống mà trọng tâm là trên chính trang trại của các doanh nghiệp startup (mỗi trang trại là một khu thí nghiệm, mỗi startup là một nhà khoa học) Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp khởi nghiệp không mặn mà với nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên với sự xuất hiện của cách mạng 4.0 trong nông nghiệp, thị trường khởi nghiệp đã thay đổi Cách mạng 4.0 trong nông nghiệp đã tạo ra cơ hội đa dạng cho doanh nghiệp và các nhà khởi nghiệp Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ trong bối cảnh công nghệ 4.0 bao gồm: các lĩnh vực dịch vụ web, thông tin truyền thông, công nghệ di động… Điều này đã làm nên một phong trào đổi mới sáng tạo mạnh mẽ và nhiều tiềm năng không thua kém trong lĩnh vực giao thông và y tế. Cách mạng 4.0 trong nông nghiệp đang mang lại một thông điệp rõ ràng là trong tương lai gần như cầu về lao động nông nghiệp thô sơ, lao động phổ thông sẽ sụt giảm (đây là thách thức vô cùng to lớn cho các nước đang phát triển – nơi mà nguồn cung về nhân lực lớn) nhưng lại mở ra cơ hội rất lớn cho các nước năng động và mạnh mẽ đổi mới sáng tạo trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và khởi nghiệp.

Sự ra đời và phát triển của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt

Thực tế trên cho thấy sức nóng của thị trường thực phẩm hữu cơ ngày càng tăng mạnh Theo tính toán của các doanh nghiệp, thực phẩm hữu cơ là phân khúc

"ngách" nhưng chỉ cần chiếm được thị phần nhỏ trong thị trường này thì doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là không hề nhỏ Trong giai đoạn tiêu dùng sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng của người dân, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để có thể mua được những sản phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khó có thể thống kê được chính xác số lượng startup kinh doanh thực phẩm hữu cơ trên thị trường Việt Nam hiện nay do quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến rất nhỏ và sự thành lập lẻ tẻ, manh mún, không có một cơ quan hay tổ chức quản lý tập trung các startup trong lĩnh vực này Tuy nhiên phải kể đến sự hình thành và hoạt động của một số startup nổi bật đã có được những thành tựu nhất định cũng như mang đến bài học kinh nghiệm cho những doanh nghiệp đi sau, cụ thể là Biophap do Tyna Giang đồng sáng lập đã có 5 trang trại với diện tích 50 ha tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai, chuyên cung cấp trái cây tươi; Hệ thống thực phẩm hữu cơ Organica, chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ với cửa hàng đầu tiên tại quận 3 rộng

20 m2 và đến nay đã có 5 cửa hàng tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng và 10 trạng trại tự phát triển và liên kết với nông dân tại Đăk Nông, Bình Dương, Bình Phước;Nông trại hữu cơ Viễn Phú sở hữu trang trại hữu cơ có quy mô thuộc hàng lớn nhất

Việt Nam, cung cấp chuỗi thực phẩm hữu cơ HOASUAFOODS.

Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ không thể phát triển theo phong trào ồ ạt, chưa thể sớm thành sản phẩm phổ cập cho mọi người, mà đòi hỏi phát triển hết sức bài bản, khoa học, gắn với thị trường, điều tiết được cung – cầu mới giúp khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”, nông dân mới sớm thoát khỏi cảnh điêu đứng do rau củ dư thừa phải nhổ bỏ trắng đồng như hiện nay ở ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh mà chưa “giải cứu” được.

Theo Hà Phương (VOV1) – Báo mới, 33/63 Tỉnh, Thành phố có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ 2018, nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển nhanh với 51 triệu ha và tiềm năng thị trường tới gần 82 tỷ USD. Với tiềm năng lớn như vậy, nước ta hiện có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển nhiều mô hình sản xuất thực phẩm hữu cơ, nhưng quy mô còn nhỏ với diện tích chỉ khoảng 76.000 ha Tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này, trong đó có các thương hiệu lớn như Tập đoàn TH, Vingroups và bước đầu đã thành công Việc tạo cơ chế thuận lợi, thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là “chìa khóa” quan trọng, là “đầu tàu” để thu hút các hợp tác xã, tổ hợp hợp tác xã và người nông dân tham gia.

Theo Ngọc Hùng, Việt Nam có 50 công ty được chứng nhận hữu cơ 2017,công bố của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến tháng 02/2017, khoảng 50 doanh nghiệpViệt Nam đạt chứng nhận hữu cơ theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).Cũng có một số doanh nghiệp lấy chứng nhận hữu cơ từ châu Âu, Nhật Bản hoặc tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về nông nghiệp hữu cơ Chỉ vài doanh nghiệp trong số đó bán sản phẩm ra thị trường nội địa, còn lại làm hàng xuất khẩu nên chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến Trong nước, vài năm trở lại đây,các cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng Bên cạnh những cửa hàng mua bán thực phẩm hữu cơ thật, có chứng nhận chất lượng rõ ràng cũng có không ít nơi vì ham lợi nhuận cao mà ăn theo phong trào, pha trộn hoặc dán nhãn hữu cơ cho những sản phẩm không phải hữu cơ hoặc sử dụng một thuật ngữ mà người tiêu dùng khó phân biệt là “Thực phẩm sạch” để gây ra sự xáo trộn trên thị trường nông phẩm hữu cơ chân chính.

Theo Nghị định Nông nghiệp hữu cơ 2018, để kiểm soát hoạt động sản xuất - kinh doanh thực phẩm hữu cơ và hướng tới bảo vệ chính đáng quyền lợi người tiêu dùng, dự thảo số 109/2018/NĐ-CP tháng 8/2018, Nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo có quy định rõ tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ Theo đó, cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ phải đáp ứng một số tiêu chí về tiêu chuẩn cấp phép (phân phối sản phẩm cho bao nhiêu nhà cung cấp thực phẩm hữu cơ, sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc…) Nếu quy định này được áp dụng sẽ góp phần sàng lọc các cửa hàng và cung cấp các địa chỉ uy tín, tin cậy cho người tiêu dùng.

Thực trạng hoạt động của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt

2.2.1 Thực trạng của hoạt động xác định chiến lược kinh doanh của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

Các startup thực phẩm hữu cơ bắt đầu chuỗi hoạt động từ những công việc đơn giản nhất đó là xây dựng mô hình kinh doanh Đối với mỗi doanh nghiệp, mô hình kinh doanh chính là cốt lõi, là cách thức doanh nghiệp đạt doanh thu Có 4 vấn đề được đặt ra khi xây dựng mô hình kinh doanh đó là:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Bạn giải quyết vấn đề gì cho họ?

-Bạn dùng sản phẩm gì để giải quyết nhu cầu cho họ? -Thu, chi như thế nào?

Cũng như các doanh nghiệp nói chung, việc những công ty bắt tay vào khởi nghiệp giải quyết vấn đề này chính là nền tảng để họ khởi dựng doanh nghiệp, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Khởi nghiệp thành công hay không, mấu chốt nằm ở chỗ dịch vụ hoặc sản phẩm có giá trị với khách hàng hay không Nếu mọi người lúc nào cũng cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn, thì bạn đạt doanh thu cao.Nếu chỉ có một ít khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của bạn thì doanh nghiệp sẽ phá sản Hơn nữa nhu cầu và giá thành hợp lý có quan hệ mật thiết với nhau, nên chúng ta không những phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt, mà còn phải có phương thức thu phí sao cho khách hàng chấp nhận được, khi đó mô hình kinh doanh mới xem như được hình thành Mô hình kinh doanh sẽ được hoạt động, vận hành bởi các startup thông qua việc phân tích chuỗi giá trị vì phân tích chuỗi giá trị là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một công ty, một ngành hàng và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của Công ty, của ngành hàng như thế nào Nó là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi, là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một Công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị Theo đó sơ đồ chuỗi giá trị của doanh nghiệp khởi nghiệp thực phẩm hữu cơ gồm những phần chính như sau:

Trồng, chăn Phân loại Vận Tiêu dùng nuôi Chế biến chuyển

Thu hoạch Đóng gói Phân phối

Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị của startup hữu cơ

Nguồn: Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (hoặc chức năng), thứ tự các nhà vận hành chuỗi, những mối liên kết của các doanh nghiệp và các nhà hỗ trợ (nếu có) nằm trong chuỗi giá trị. Đối với các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam là các cá nhân hay nhóm có vốn đầu tư nhỏ thì nguồn hàng nhập khẩu là quan trọng trong kinh doanh thực phẩm Thường các startup thực phẩm hữu cơ tự xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tự sản xuất thực phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn Đây là nguồn hàng an toàn, ổn định, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng Sau quá trình sản xuất nghiêm ngặt, áp dụng công nghệ hiện đại mà các startup đưa vào sử dụng, sản phẩm sẽ được đóng gói, dán nhãn được đưa đến các cửa hàng tiêu thụ và đưa đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh mô hình kinh doanh đó, các startup phải xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự, chiến lược marketing để đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng đạt hiệu quả cao nhất Ví dụ như trường hợp của TH True Milk, hiện đã là một tập đoàn lớn, có lượng người tiêu dùng và thị phần vững chắc tại Việt Nam; tuy nhiên, nghiên cứu đi sâu vào giai đoạn khởi nghiệp của TH True Milk trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn Theo đó, TH true milk đã xây dựng được mô hình hoạt động khép kín với nguồn đầu tư lớn, áp dụng nhiều công nghệ khoa học, sản phẩm được kiểm duyệt từ khâu chăm sóc đến khi thành phẩm là sữa bò nguyên chất được đóng gói Sau khi thành phẩm, quy trình vận chuyển từ trang trại đến nhà kho sau đó từ nhà kho đến các cửa hàng, siêu thị, giao đến tận nhà cho người tiêu dùng Tập đoàn TH đã ứng dụng công nghệ ngay từ bước hình thành trang trại của mình, đó là hệ thống nhắc lịch tự động cho từng quá trình, hệ thống vắt sữa tự động, hệ thống vận chuyển sữa bằng xe có trang bị công nghệ cao để bảo quản khi đưa đến nhà máy cùng với hệ thống phân phối không chỉ tại các tiệm tạp hóa, cửa hàng, siêu thị…mà còn áp dụng đặt hàng và giao nhận tận nhà cho người tiêu dùng Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Tập đoàn TH là đơn vị đầu tiên, tiên phong triển khai làm sữa tươi hữu cơ, là đơn vị duy nhất thực hiện chuyển đổi đàn bò, đồng cỏ sang chăn nuôi, trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu và Mỹ để sản xuất sữa hữu cơ trên chính đồng đất Việt Nam Hiện tại, Tập đoàn TH đã gây dựng đàn bò, bê chuyển đổi hữu cơ quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng đàn lên tới gần 1.000 con, diện tích đồng cỏ, ngô hữu cơ là 328ha, sản lượng sữa tươi hữu cơ nguyên liệu lên tới 1,5 triệu lít/năm Sữa tươi hữu cơ được chế biến tại Nhà máy sữa tươi sạch TH Sản phẩm được kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005, 9001: 2008 và Tiêu chuẩn Quốc tế về An toàn thực phẩm BRC Sơ đồ cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.2: Mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk

Nguồn: Theo TH True Milk, 2015

2.2.2 Thực trạng của hoạt động huy động vốn của các Startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số Để các startup có thể phát triển được các sản phẩm của mình thì nguồn vốn tự có thường là không đủ và vấn đề kêu gọi vốn đầu tư là một thách thức lớn đối với các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam Do đó, các startup có vốn chủ sở hữu và vốn huy động của doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ vốn pháp định và vốn tự bổ sung từ nhiều nguồn như lợi nhuận giữ lại hoặc từ các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính… Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác Trên giác độ phương thức chu chuyển của vốn, người ta chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định Nó luân chuyển dần dần, từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.

+ Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư bên trong ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất - kinh doanh được cũng phải có đủ 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.

+Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư được ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên và liên tục.

+Vốn đầu tư tài chính còn gọi là vốn đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khả năng đảm bảo an toàn về vốn.

Xuân Anh – Theo Thông tấn xã Việt Nam, Quỹ đầu tư của Mỹ rót vốn vào Công ty Thực phẩm hữu cơ Việt Nam 2019, đối với các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam thì phần vốn cố định hay vốn lưu động đều ít và không đủ duy trì hoạt động của doanh nghiệp lâu vì đây là thị trường mới đối với các startup nên lợi nhuận chưa cao Các startup phải vay vốn từ ngân hàng, kêu gọi nguồn vốn nước ngoài, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tiềm năng và quan tâm đến thị trường này Ví dụ về công ty cổ phần đầu tư Organica là công ty kinh doanh sản phẩm hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư bởi SWOF (một quỹ đầu tư do Công ty Quản lý quỹ đầu tư toàn cầu SEAF quản lý) bằng hình thức mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của công ty, đồng thời cam kết hỗ trợ Organica trong quản trị tài chính và vạch ra chiến lược phát triển thời gian tới Bên cạnh đó, SWOF sẽ dành cho Organica một khoản vay dài hạn để có đủ nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh Organica là một trong những thương hiệu tiên phong trong sản xuất và cung cấp thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam Với khởi đầu là một cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ, Organica đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng cũng như mở rộng mạng lưới phân phối Việc nhận được khoản đầu tư từ SWOF sẽ giúp Organica có đủ nguồn lực để mở thêm cửa hàng bán lẻ, nâng cấp hệ thống bán hàng online nhằm đưa sản phẩm hữu cơ đến với nhiều người tiêu dùng Việt Nam hơn.

Tuy nhiên, theo Website Viễn Phú Green Farm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay rất khó vì nhà đầu tư đưa nguồn vốn vào thu mua, chế biến, phân phối để bảo toàn vốn và hầu như không đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm hữu cơ đảm bảo chất lượng là hoạt động cần thiết đối với doanh nghiệp này mà muốn làm hữu cơ phải đầu tư lâu dài, điều kiện canh tác, chăn nuôi đặc thù nên cần nguồn vốn lớn duy trì hoạt động này mà không có nguồn đầu tư lớn sẽ dần mất đi chất lượng Lấy ví dụ về trường hợp Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Viễn Phú (Viễn Phú) rao bán 320 ha trồng lúa, thủy sản, rau, dược liệu hữu cơ tại Cà Mau Về thực phẩm hữu cơ, ông Khải – người sáng lập công ty không phải là người đầu tiên ở Việt Nam khai phá thị trường, nhưng là người đầu tiên đưa sản phẩm made in Vietnam – gạo Hoa Sữa đạt được chứng nhận nhãn hiệu gạo hữu cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic (Hoa Kỳ) vào năm 2010, chỉ 1 năm sau khi bắt tay vào xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm hữu cơ Theo Hồng Phúc – Báo Đầu tư, Đầu tư thực phẩm hữu cơ: Miếng bánh khó xơi hay sự cô đơn của doanh nghiệp 2016, chứng nhận này đang được coi là cao nhất về an toàn thực phẩm trên thế giới Tại khu vực Đông Nam Á, cũng mới có mô hình sản xuất gạo Hoa Sữa của Viễn Phú đạt được chứng nhận này Năm 2010, hàng chục loại gạo chứa nhiều dược tính và đủ màu sắc chính thức được gieo, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm từ 10% đến 12% với 16 loại axit amino, riêng lisine cao gấp 3 – 4 lần gạo thường và nhiều vitamin B1, B2, phosphor, kẽm, sắt và nhiều vi chất khác Nhưng bây giờ Ông Khải và Viễn Phú không còn đủ cả kiên nhẫn và nguồn lực, Viễn Phú vẫn cố sản xuất cầm chừng, chứ không dừng lại, để hy vọng tìm kiếm các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài chia sẻ giấc mơ chưa trọn với thực phẩm hữu cơ Cho đến trước khi tuyên bố rao bán 320 ha trồng gạo hữu cơ vào tháng 6 năm nay, mỗi năm, Viễn Phú cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 tấn gạo, xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Anh, Singapore… Đã có thời điểm nông trại của Viễn Phú thu hút vài trăm nhân viên làm việc do nguồn cầu trên thị trường tăng. Tuy nhiên, tình hình trở xấu khi đơn hàng nhiều, nhưng Viễn Phú không thể đáp ứng do cơ sở hạ tầng tại nông trại không đủ Việc phải từ chối đơn hàng ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ các kế hoạch kinh doanh mà cả uy tín thương hiệu của doanh nghiệp này Tính đến ngày 31/5/2016, tổng số tiền mà Viễn Phú đầu tư cải tạo hạ tầng ở dự án này vào khoảng 82 tỷ đồng, tất cả đều là Viễn Phú tự thân vận động. Nỗi lo cho dự án tới đây cũng như việc khó quyết định trong lựa chọn đối tác mua dự án bắt nguồn từ chính yếu tố này.

Ngoài khai thác vốn, các startup phải linh hoạt trong việc tìm đầu ra ổn định,liên tục khai thác thêm thị trường và kênh phân phối cho sản phẩm Các doanh nghiệp có đầu tư nguồn vốn lớn thì thị trường đầu ra ổn định như các siêu thị, chuỗi cửa hàng… Còn đối với các startup cá nhân thì thường cung cấp sản phẩm cho chính cửa hàng của mình mà chưa tạo được thị trường lớn Ngoài việc bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng, siêu thị thì việc bán online trên các trang chủ của doanh nghiệp hay trên mạng xã hội cũng mở rộng thị trường tiêu thụ hơn Các doanh nghiệp cũng được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố hỗ trợ về liên kết thị trường như công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ, triển lãm; phối hợp với các báo đài xây dựng các phóng sự, tin bài, chương trình tuyên truyền về công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, tuyên truyền công tác kết nối tiêu thụ nông sản và chuỗi tại các tỉnh, xây dựng chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt cho các tỉnh thành khác.

Tuy nhiên, do thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam chưa là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng nên các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình Nguyên nhân là do sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm hàng giả, hàng bẩn vẫn gắn mác thực phẩm hữu cơ tràn lan khiến người tiêu dùng không biết chính xác các sản phẩm hữu cơ thật sự có nguồn gốc đảm bảo Nguyên nhân thứ hai là do vướng mắc trong sự liên kết giữa nhà sản xuất đến người tiêu dùng còn khá gian nan, thị trường thực phẩm hữu cơ chậm phát triển vì khó truy xuất nguồn gốc, khó tìm hiểu quy trình sản xuất, thiếu tiêu chuẩn sản xuất Người tiêu dùng không kiểm soát được các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm sạch, hữu cơ Trong khi đó, dư luận cho rằng nhà bán lẻ - đơn vị trung gian vừa “ăn chặn” nhà sản xuất vừa “móc túi” người tiêu dùng Nguyên nhân thứ ba là do đây là thị trường mới, áp dụng nhiều công nghệ khoa học nên giá sản phẩm khá cao, có một vài mặt hàng ngang tầm với giá thành phẩm nước ngoài nhập khẩu nên khá kén người tiêu dùng, họ cũng không lựa chọn nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam Do vậy, nông phẩm hữu cơ ở nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng những khó khăn, hạn chế còn nhiều khiến các startup không tiếp cận được thị trường.

2.2.3 Thực trạng của hoạt động marketing của các startup thực phẩm hữu cơ trong bối cảnh nền kinh tế số

Theo Tấn Đốm, Marketing 4.0 là hình thức tiếp thị có sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng Trong thời đại kỹ thuật số,doanh nghiệp phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, …cho phù hợp với thời đại.Marketing 4.0 sẽ gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng Mô hình Marketing 4P hay còn được gọi là marketing hỗn hợp là một ví dụ tiêu biểu trong lĩnh vực marketing trong thời kì kinh tế 4.0 Thuật ngữ “marketing hỗn hợp” trở nên phổ biến sau khi Nei H.Bodern – một học giả người Mỹ xuất bản bài báo vào năm 1964 tựa đề “Khái niệm marketing hỗn hợp”. Borden bắt đầu sử dụng thuật ngữ này trong giảng dạy vào cuối thập niên 40 sau khi James Culliton mô tả các nhà quản trị marketing như là “nhà pha trộn các thành phần” (mixer of ingredients) Các thành phần trong khái niệm marketing hỗn hợp của Borden gồm: kế hoạch sản phẩm, giá cả, nhãn hiệu, kênh phân phối, bán hàng, quảng cáo, xúc tiến, đóng gói, trưng bày, dịch vụ, vận chuyển, tìm kiếm dữ liệu và phân tích Sau đó McCarthy nhóm các thành phần này thành 4 dạng Marketing 4P, được mô tả như sau:

Sơ đồ 2.3: Mô hình Marketing Mix (Marketing 4p)

Nguồn: Website Học viện Havaran

Một cách tổng quát, các quyết định về marketing gồm 4 phần:

- Địa điểm/ Phân phối (Place)

Với sự phát triển của Internet và công nghệ hiện giờ, con người kết nối với nhau rộng hơn và khái niệm “thế giới phẳng” trở nên rõ ràng hơn Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó doanh nghiệp startup cần có sự thay đổi về tư duy bán hàng và tiếp thị sao cho phù hợp Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp về thực phẩm hữu cơ thì marketing 4.0 là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sự phát triển của mình và phổ biến sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng ngày một dễ dàng hơn nhờ có sự phát triển của hệ thống mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…

Theo Website TH, Tập đoàn TH – Tiên phong Organic vì sức khỏe cộng đồng 2017, quay lại ví dụ điển hình của doanh nghiệp hữu cơ ứng dụng phương pháp marketing này, tập đoàn TH là một nhà tiên phong thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng khi ngay từ năm 2013, tập đoàn TH bắt đầu triển khai sản xuất hữu cơ tiêu chuẩn USDA-NOP của Bộ Nông nghiệp Mỹ và EC 834/2007 của Liên minh Châu Âu tại trang trại rau FVF (14,7ha) và Trang trại Dược liệu TH (20ha) tại huyện Nghĩa Đàn, huyện Yên Thành, Nghệ An TH cũng là một trong những công ty lớn tại Việt Nam áp dụng chiến lược marketing hỗn hợp (4P), cụ thể như sau:

- Danh mục các sản phẩm của TH True milk:

+Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng (có đường, ít đường và không đường)

+Sữa chua uống tiệt trùng (vị dâu, cam, việt quất, lúa mạch, chuối)

- Lợi ích cốt lõi của sản phẩm: Khi mà môi trường sống và thực phẩm đang ngày càng trở nên ô nhiễm thì nhu cầu về một loại sữa sạch của con người ngày càng thiết yếu TH True milk ra đời với sự cam kết đảm bảo chất lượng tốt nhất của từng giọt sữa đến tay khách hàng, các sản phẩm từ sữa của hãng đều có nguồn gốc thiên nhiên, sạch, an toàn và bổ dưỡng.

Đánh giá hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt

2.3.1 Thành tựu và cơ hội

Thứ nhất, cơ hội mà ngành thực phẩm hữu cơ cần nắm bắt để phát triển xa hơn nữa đó là tận dụng được những lợi thế mà dòng Mekong mang lại cho ngành nông nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn XuânCường: Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới như: Ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; Công nghệ sinh học giúp giải mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; Công nghệ viễn thám phục vụ công tác trong quản lý,giám sát, dự báo lũ, lụt trên các lưu vực sông, cảnh báo cháy rừng; Công nghệ vật liệu nano giúp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đặc tính của các vi sinh vật trong đất và giúp bảo quản nông lâm sản tốt hơn, tăng chất lượng và hạn sử dụng Ngoài ra những ứng dụng khác như công nghệ in 3D, Robot giúp thay thế lao động chân tay, tăng năng suất, giảm giá thành.

Thứ hai, những thành tự mà ngành nông nghiệp hữu cơ đã đạt được Theo như bài khảo sát mà tôi đã thực hiện về Nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ của người dân được thực hiện thông qua công cụ Google biểu mẫu Tôi tiến hành khảo sát một nhóm 80 người (độ tuổi từ 20 – 40 tuổi) trong vòng 3 ngày tháng 04/2019 thì kết quả cho thấy đến 80.5% số người tham gia khảo sát có hiểu biết về độ an toàn đáng tin cậy của thực phẩm hữu cơ và đồng thời họ cũng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua thực phẩm hữu cơ nhằm nâng cao sự an toàn và chất lượng bữa ăn của gia đình mình.

Biểu đồ 2.1: Mức độ hiểu biết về thực phẩm hữu cơ của số người tham gia khảo sát

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ số người tham gia khảo sát sẵn sàng chi trả cho TPHC

Nguồn: Theo Thủy Linh, Khảo sát về Nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ Điều đó cho thấy thực phẩm hữu cơ đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dung Việt Nam về độ an toàn.

Tại tham luận Xu hướng mới trong dinh dưỡng và phát triển sản phẩm thực phẩm, PGS.TS Trương Tuyết Mai – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay: "Hiện nay, thực phẩm organic là xu hướng ăn uống rất được lòng người tiêu dùng thông thái. Hiện nay nhu cầu thực phẩm hữu cơ tăng kỷ lục trên thế giới Đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống hữu cơ".

Tương tự với bài khảo sát trên của tôi, một báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 cho thấy 86% người tiêu dùng Việt Nam được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ khi có thể Dựa trên những số liệu nghiên cứu trên cùng với sự xuất hiện của thực phẩm bẩn, kém chất lượng một vài năm trở lại đây ở Việt Nam (mới đây nhất là dịch lợn chết bùng phát khắp cả nước) cho thấy nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, hữu cơ ngày càng cao.

Không chỉ Việt Nam, thực phẩm hữu cơ cũng dần trở thành một phần thiết yếu trong bữa ăn của các gia đình nước ngoài, cụ thể là một số nước châu Âu như Pháp,

Mỹ, …"Nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy chuyển biến nhận thức liên quan tới sức khỏe của đất, tạo ra lòng tin của người tiêu dùng về nông nghiệp hữu cơ, cơ hội cho chế biến nông sản…"- bà Florence MEA, giám đốc điều hành Bio Agence (BA), cơ quan quản lý sản xuất hữu cơ của Pháp cho biết Chính nhờ có sự bứt phá của công nghệ, quy trình đánh giá và kiểm định nghiêm ngặt nên dựa vào khảo sát trong năm 2018 của Bio Agence: 9/10 người dân Pháp sử dụng thực phẩm hữu cơ trong 12 tháng qua, ắngười Phỏp sử dụng ớt nhất một lần/thỏng Dõn số sử dụng sản phẩm hữu cơ hằng ngày là 16% (năm 2015 con số này là 10%) Niềm tin của người Pháp về nông nghiệp tương lai đang tăng lên: 82% dân số đặt niềm tin vào sản phẩm hữu cơ, 85% đánh giá cao tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ và 90% bà mẹ quan tâm việc đưa sản phẩm hữu cơ vào căn - tin trường học (Báo Cần Thơ, 2018).

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp cho phát triển nông nghiệp và môi trường tự nhiên, Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều mặt hàng nông sản với chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị thương mại Đây cũng là cơ hội tốt dành cho các startup mới trong ngành thực phẩm hữu cơ Bên cạnh việc xuất khẩu sang những thị trường lớn như Hoa Kì, Austalia, Nhật Bản,…EU cũng là một thị trường đầy tiềm năng để ngành nông nghiệp hữu cơ nói chung và các startup hữu cơ Việt Nam phát triển Thông tin trên được ông Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư kí Hiệp hội rau quả Việt Nam chia sẻ tại hội thảo “Duy trì và mở rộng thị trường rau quả tươi của Việt Nam xuất khẩu vào EU" do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức sáng 11/10/2017 tại Hà Nội Mặc dù được đánh giá là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng nhưng các quy định về hữu cơ của thị trường EU vẫn còn quá khắt khe và mới chỉ đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD Hiện nay, GlobalGAP đã trở thành tiêu chuẩn tối thiểu tại các siêu thị EU Đây là tiêu chuẩn bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất (không bao gồm chế biến và đóng gói) Vì thế, ông Nguyễn Hữu Đạt cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam ngoài vấn đề kiểm dịch hay an toàn thực phẩm thì các sản phẩm hữu cơ phải đạt chuẩn GlobalGAP. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chính sách đầu tư cho công nghệ xử lý kiểm dịch thực vật, công nghệ sau bảo quản, chế biến sâu đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu Cùng đó, cần có chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản để có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nông sản quốc tế.

Nhờ vào xuất khẩu những mặt hàng này sang thị trường EU, Việt Nam đã thu về hơn 1 tỷ USD trong năm 2018 Những nông sản thuộc danh sách xuất khẩu bao gồm cà phê, gạo, hạt điều, hạt tiêu và đặc biệt là rau củ Trong bảng xếp hạng thế giới về xuất khẩu thực phẩm hữu cơ, Việt Nam lần lượt đứng thứ nhất, hai và ba đối với các mặt hàng xuất khẩu: hồ tiêu, cà phê và gạo Theo Uyên Hương/TTXVN, Rau quả hữu cơ chiếm lợi thế khi xuất khẩu vào Eu 2017 thống kê, tính đến hết tháng 9 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước (Báo Kinh tế và Tiêu dùng, 2018).

Theo Người lao động, Úc: bùng nổ nhu cầu thực phẩm organic 2019, "Khách hàng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của họ Trong bối cảnh công nghệ không ngừng phát triển, họ tiếp cận được thêm nhiều thông đến thực phẩm" - bà Niki Ford,Tổng Giám đốc Tổ chức Hữu cơ Úc chia sẻ Đối với thị trường Úc, những sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất bao gồm: trái cây, rau củ, các loại hạt, trứng và thịt Trong đó, rau củ chiếm doanh số bán lớn nhất lên tới 75% "Trái cây và rau củ thường là 2 sản phẩm được khách hàng chọn mua khi họ bắt đầu hướng đến chế độ ăn hữu cơ" - bà Ford cho hay.

Theo những số liệu trên, ta có thể thấy cơ hội xuất khẩu của ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn rất lớn, đặc biết là đối với các startup đang có ý định với thực phẩm hữu cơ.

2.3.2 Hạn chế và thách thức

Bên cạnh những thành tựu và cơ hội nói trên, Việt Nam là nhóm các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và thấp, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng này:

Thứ nhất, các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng có nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên tài nguyên tự nhiên và lao động giá rẻ sẽ gặp nhiều khó khăn vì khả năng hấp thụ công nghệ và đổi mới sáng tạo thấp, năng suất lao động thấp.

Thứ hai, nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa dẫn tới tình trạng gián đoạn công việc và thất nghiệp.

Thứ ba, với số lượng các cửa hàng thực phẩm hữu cơ còn hạn chế, phần lớn các mặt hàng hữu cơ chỉ có tại các siêu thị lớn và không phải ai cũng có thể đến siêu thị hằng ngày để mua, do đó họ sẽ chọn phương pháp giao hàng Tuy nhiên, với giá cả còn cao hơn nhiều so với các mặt hàng thực phẩm thông thường kèm theo đó là phụ phí vận chuyển, người tiêu dùng vẫn cảm thấy khó khăn trong vấn đề giá cả cũng như thời gian nhận được hàng Bên cạnh đó, thực phẩm trong quá trình vận chuyển có thể bị hỏng và điều này ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin của khách hàng đối với các nhà phân phối.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC STARTUP THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ

Định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các

Dù với bất cứ ngành nghề nào trong một đất nước, nếu không được sự cho phép và tạo điều kiện thông qua các chủ trương, chính sách của Chính phủ thì cũng không thể tồn tại và duy trì được Nói cách khác, để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ và các chính sách được ban hành là thành tố không thể thiếu Các chính sách đúng đắn không chỉ phát triển, nâng cao chất lượng và kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong nước, mà còn phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp liên kết và mở rộng nhanh chóng ra thị trường thế giới Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của xã hội chủ nghĩa, đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam thì một ngành sản xuất, kinh doanh để phát triển cần được sự quan tâm, đánh giá là phù hợp và có lợi cho sự phát triển chung của đất nước.

Cụ thể, về ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, Nhà nước đã có nhiều cơ chế hỗ trợ và khuyến khích hoạt động, điển hình là việc ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018 với riêng một chương quy định về chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, ghi nhãn, lô gô, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản… nhằm hạn chế tình trạng tự chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thị trường thời gian qua Theo đó,Chính phủ cũng hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước,mẫu không khí, do cấp có thẩm quyền phê duyệt Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố bộ

Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia (TCVN 11041:2017), với các tiêu chuẩn liên quan sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; trồng trọt hữu cơ và chăn nuôi hữu cơ.

Tại Diễn đàn "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Xu thế hội nhập quốc tế" diễn ra hồi cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường và góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì, bảo dưỡng hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khỏe con người Cũng tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng: "Tất cả thể chế, chính sách, đặc biệt nghị định, thông tư trong phạm vi của Chính phủ, chúng tôi sẽ tiếp thu để làm nhanh hơn, tạo điều kiện cho nông nghiệp hữu cơ phát triển" Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam sẽ đón đầu xu hướng đó Từ đó có thể thấy được rằng, Việt Nam đang tin tưởng rằng nông nghiệp hữu cơ là một thị trường tiềm năng, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu một nền nông nghiệp sạch, thực phẩm sạch cho gần 100 triệu dân Việt Nam và xuất khẩu cho thế giới.

Vai trò của Chính phủ không chỉ là cơ quan hỗ trợ, đồng hành, chăm lo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường để có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời mà Chính phủ còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chính sách thúc đẩy, kết nối với cộng đồng quốc tế Đây là xu hướng chung của thế giới và nhiều quốc gia đã có những chính sách, chương trình Môi trường chính sách dành cho startup Việt cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực khi làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là từ khi có sự bùng nổ của thương mại điện tử và công nghệ số hóa. Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách tài chính như chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước và chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườm ươm doanh nghiệp… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy được tiềm năng, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều chính sách cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện Với mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mang lại nhiều giá trị cho xã hội, các nhà khởi nghiệp luôn được chính phủ các nước chào đón Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ và tích cực trên mọi mặt đời sống - kinh tế - chính trị như góp phần giúp cải thiện dịch vụ y tế, ngân hàng, xây dựng, giáo dục, đào tạo,…và phải kể đến vai trò thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam, liên kết mạng lưới khởi nghiệp Việt Nam với mạng lưới khởi nghiệp quốc tế, đồng thời kết nối các chuyên gia trong nước và quốc tế, hợp tác cùng các khối cơ quan nhà nước, chính phủ, các nhà đầu tư để thúc đẩy các hệ thống chính sách hỗ trợ Startup Việt Nam cũng như giới thiệu các Startup Việt Nam đến gần hơn các nhà đầu tư Không loại trừ sẽ có cuộc cạnh tranh tạo môi trường chính sách tốt và hệ sinh thái bài bản cho startup giữa các chính phủ, thậm chí là sự lôi kéo các nhà khởi nghiệp tiềm năng ở khắp nơi đến với quốc gia mình Do đó, Chính phủ Việt Nam phải giữ startup bằng việc hoàn thiện cơ chế tốt nhất, đây phải là khẩu hiệu hành động nhanh chóng, không chỉ có ích cho cộng đồng doanh nghiệp trẻ mà còn tốt cho nền kinh tế Việt Nam.

Tại hội thảo quốc tế về tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp - bài học từ Israel, diễn ra sáng 21/9/2018 tại Hà Nội, các ý kiến hướng đến khẳng định muốn có hệ sinh thái khởi nghiệp phải gắn chặt với đổi mới, sáng tạo, có quan hệ mật thiết với công nghệ cao, công nghệ thông tin, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Chính vì thế, Việt Nam cũng chú trọng vào nông nghiệp hữu cơ nhằm phát triển các hệ thống sản xuất bền vững về mặt môi trường và kinh tế, giải quyết các thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trong tương lai như sản xuất đủ thực phẩm lành mạnh, an toàn; giảm thiểu ô nhiễm; thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam có định hướng bám sát vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ,khuyến khích tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại để thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước và nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe cho con người.

Ngày 31/8/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Dự án EU-MUTRAP tổ chức hội thảo "Khuyến nghị chính sách quản lý và phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam" Hội thảo nhằm trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà sản xuất, doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp hữu cơ để hoàn thiện, xây dựng Nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đến vấn đề quản lí chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giúp người tiêu dung an tâm khi sử dụng Đồng thời, các chuyên gia còn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất phân bón sinh học, vi sinh, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm hữu cơ Việt Nam.

Hội thảo "Khuyến nghị chính sách quản lý và phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam".

Bên cạnh đó, các đại biểu còn nhấn mạnh về vấn đề các doanh nghiệp phải tuân thủ định pháp luật về quản lí sản xuất, chứng nhận, nhãn dán,… sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ của Việt Nam vừa phải đảm bảo các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, vừa phải hài hoà với quy định của các nước trên thế giới và khu vực.

Hội nghị “Bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”

Ngoài những chính sách và nghị định nói trên, chính phủ còn đưa ra rất nhiều chính sách khác cùng với những văn bản pháp luật để hỗ trợ các khoản đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ Nghị định 116/2018/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP) về tín dụng nông nghiệp tiếp tục mở rộng phạm vi đối tượng được vay vốn và hạn mức cấp tín dụng đối với nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào nông nghiệp công nghệ cao Nghị định mở rộng ưu đãi cho tất cả các dự án ứng dụng CNC có thể được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đến 70% giá trị của dự án Thêm vào đó, dự án còn có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm Đây là những quy định hết sức cởi mở cho việc cấp tín dụng đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ Tuy nhiên, các doanh nghiệp nông sản sạch, nông sản hữu cơ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Nguyên nhân chính là do nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang hoành hành mà các doanh nghiệp vẫn chưa tìm ra được biện pháp ngăn chặn hiệu quả Nghị định 109/2018/NĐ-CP là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về nông nghiệp hữu cơ, kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp góp phần khắc phục các bất cập nói trên Từ góc độ kiểm soát, công cụ quản lý chính thức được đưa ra trong Nghị định này là một cơ chế dựa vào pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật Theo đó, nhà cung ứng nông sản hữu cơ phải thuê một đơn vị chứng nhận phù hợp để kiểm tra và công bố tiêu chuẩn kỹ thuật Nghị định cũng đã có quy định để bảo hộ ghi nhãn chữ "100% hữu cơ", "sản xuất từ thành phần hữu cơ".

3.2 Giải pháp cho các startup thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số

3.2.1 Giải pháp từ Chính phủ

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ, nền kinh tế đang số hóa mạnh mẽ, để định hướng thông tin, kiểm soát và đón đầu các xu hướng trên thị trường thì sự can thiệp từ phía Chính phủ để tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong một lĩnh vực vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam sẽ mở đường và trở thành động lực mạnh mẽ cho các startup thu hút nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và tiếp cận được với người tiêu dùng.

Trước hết, Chính phủ cần áp dụng đa dạng các biện pháp để tuyên truyền, phổ biến về ngành nông nghiệp hữu cơ Có thể nói, Việt Nam tuy đã có một số lượng nhất định các doanh nghiệp đầu tư vào thực phẩm hữu cơ, xây dựng và phát triển các trang trại, cửa hàng, đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn nhưng vấn đề về nhận thức lại nằm ở phía người tiêu dùng Theo như khảo sát về Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đã cung cấp ở trên, 100% người được khảo sát hiểu rằng thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe con người hơn thực phẩm nuôi trồng truyền thống nhưng 20% không hiểu lý do tại sao và 80% còn lại chỉ dừng ở việc ý thức được nguồn gốc những thực phẩm này không sử dụng chất hóa học Trong khi đó, nếu không thực sự hiểu được bản chất của ngành này thì đa số người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng mua sản phẩm do thực phẩm hữu cơ có giá thành khá cao so với thực phẩm thường; do thói quen mua thực phẩm tại chợ, khu vực gần nhà Do vậy, Chính phủ cần lên lộ trình triển khai các biện pháp tuyên truyền để phổ biến cho người tiêu dùng bản chất của thực phẩm hữu cơ là gì để họ có một cái nhìn chung và thực tế nhất về những lợi ích mà nông nghiệp hữu cơ mang lại cho môi trường và sức khỏe – điều mà con người ngày càng quan tâm khi có một mức sống và nhận thức cao hơn Cụ thể, với sự phát triển rộng rãi của các phương tiện truyền thông, Chính phủ nên tạo điều kiện cho sự xuất hiện các tin tức về khởi nghiệp, về nông nghiệp hữu cơ trên báo, tạp chí, ti-vi, tuyên truyền trên loa tại các khu đông dân cư và các phương tiện truyền thông khác, đặc biệt là các kênh dành cho phụ nữ, người nội trợ Cần có sự kết hợp phong phú nhiều loại hình tuyên truyền như chủ trì tổ chức, cho phép các đơn vị tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và mô hình thực tế giữa các startup nói riêng và các doanh nghiệp, chủ các trang trại về nông nghiệp hữu cơ nói chung; giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp thuộc nhóm các quốc gia khởi nghiệp, các nước đi đầu về nông nghiệp hữu cơ, các startup thành công trên thế giới trong lĩnh vực này và đặc biệt là cách thức họ đã ứng dụng thành tựu của thương mại điện tử, công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ Chính phủ cũng cần dành ra một nguồn kinh phí nhất định cho các hoạt động định hướng, tuyên truyền, phổ biến này để đảm bảo cho các hoạt động đạt hiệu quả cao; cần tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của các tổ chức, cá nhân quan tâm vì khi nhu cầu người dân tăng cao thì các nhà đầu tư cũng chú ý hơn về lĩnh vực này, giúp quá trình gọi vốn của các startup dễ dàng hơn.

Thứ hai, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển phù hợp, các chính sách và giải pháp gắn liền với bối cảnh nền kinh tế số để tận dụng được thành tựu của nó vào phát triển doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ ở nước ta Đại diện đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho hay, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ doanh nghiệp nào, ngay cả đối với một quốc gia có phong trào khởi nghiệp nông nghiệp mạnh mẽ như Israel với tỷ lệ thất bại theo thống kê hiện vào khoảng 90% Với quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn phải đối phó với nhiều mạo hiểm và rủi ro.

Chính vì vậy, bên cạnh việc phát động phong trào khởi nghiệp trong nông nghiệp, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về vốn, công nghệ,nhân lực để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Cụ thể, Nghị định109/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018 hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí, hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp không thể tự phát triển nếu thiếu một hệ sinh thái thuận lợi, trong đó có các chính sách tài chính đặc thù nên điều các doanh nghiệp thực sự cần ở đây trước hết phải là sự đơn giản hóa và hỗ trợ thân thiện của hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho các startup hữu cơ ra đời cũng như kêu gọi vốn Nhìn chung, việc hỗ trợ của Chính phủ cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được thực hiện thông qua 2 hình thức: trực tiếp (cấp vốn hoặc hỗ trợ kỹ năng miễn phí) và gián tiếp (ưu đãi thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi). Chính phủ cần một chính sách thuế và tài chính đặc thù cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi số lượng startup tại Việt Nam đang ngày càng tăng và có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước Hiện nay, chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các startup, nghĩa là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các startup vẫn áp dụng mức thuế suất 20% như các doanh nghiệp khác, đồng thời, việc ưu đãi thuế suất 10% hay miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi cũng giống như các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư mới Điều này làm giảm đi động lực cũng như điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các startup nói chung và các startup thực phẩm hữu cơ nói riêng Đối với sản xuất thực phẩm hữu cơ, vốn đầu tư ban đầu cho các trang trại, công nghệ nuôi trồng, phân phối và nguồn giống khiến chi phí sản xuất cao, nếu không có các khoản ưu đãi thì giá thành sản phẩm cao, khó có thể cạnh tranh được với thực phẩm truyền thống mà chỉ phục vụ được cho những nhóm đối tượng có thu nhập khá đến cao Do trong thời gian đầu hoạt động, các startup khó có thể có thu nhập nên Chính phủ cần xem xét áp dụng mức ưu đãi thuế cao hơn so với các dạng doanh nghiệp khác như cho phép miễn thuế trong thời gian 5 năm đầu hoạt động của startup và áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian dài hơn so với thời hạn 15 năm hiện đang áp dụng với các doanh nghiệp được ưu đãi nói chung Bên cạnh các khoản vay ưu đãi,xây dựng các quỹ đầu tư cho dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp; kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp nông nghiệp có tính khả thi cao.

Không chỉ dừng lại ở những chính sách tạo điều kiện cho startup thực phẩm hữu cơ đi vào hoạt động mà Chính phủ cũng cần đưa ra các bộ tiêu chuẩn hữu cơ gồm những nội dung toàn diện, phân các tiêu chuẩn ban hành theo từng cấp, có sự kiểm định chặt chẽ nhằm tăng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về nguồn gốc của ngành hàng này Các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ đã được quy định dưới dạng văn bản chính thống bao gồm yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, dán nhãn (TCVN 11041-1:2017); điều kiện về trồng trọt hữu cơ (TCVN 11041-2:2017); điều kiện về chăn nuôi hữu cơ (TCVN 11041-3:2017) nhưng vấn đề đặt ra tại Việt Nam đã việc kiểm định, rà soát chặt chẽ các doanh nghiệp hữu cơ được cấp phép có thật sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này không và lượng thực phẩm bị dán nhãn giả vẫn còn tồn tại khiến người tiêu dùng không tin tưởng và các startup chân chính dù mất thời gian, tài chính đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng lại không có được lượng khách hàng như mong đợi Việc xây dựng các Tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ được thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước của các nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển như Mỹ, EU, Nhật và các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc sẽ là cơ sở quan trọng để bà con nông dân thực hành nông nghiệp hữu cơ và căn cứ vào đó, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hữu cơ trong thời gian tới.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:41

w