1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 le hong hanh cac bien phap ky thuat trong thuong mai quoc te cua hoa ky va giai phap cho viet nam trong viec ung pho 2019

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài (12)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (14)
    • 3.1. Mục tiêu chung (14)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Kết cấu luận văn (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (16)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật thương mại (20)
    • 1.2. Các loại hình biện pháp kỹ thuật trong thương mại (21)
      • 1.2.1. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm (22)
      • 1.2.2. Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đẳng và chống (23)
      • 1.2.3 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường . 12 1.3. Mục đích, tác dụng của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế (23)
      • 1.3.1. Bảo hộ các ngành hàng sản xuất trong nước (24)
      • 1.3.2. Tăng năng lực xuất khẩu (25)
      • 1.3.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong nước (26)
      • 1.3.4. Bảo vệ môi trường (26)
      • 1.3.5. Trách nhiệm với xã hội (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT (30)
    • 2.1. Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (30)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật (30)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường (32)
      • 2.1.3. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (33)
      • 2.1.4. Các tiêu chuẩn khác (35)
    • 2.2. Tổng quan về thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (36)
      • 2.2.1. Khái quát về kinh tế thương mại của Hoa Kỳ (36)
      • 2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (41)
    • 2.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam (43)
      • 2.3.1. Xu hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế trên thế giới (43)
      • 2.3.2. Đối với mặt hàng dệt may (46)
      • 2.3.3. Đối với mặt hàng da giầy (52)
      • 2.3.4. Đối với mặt hàng thủy sản (54)
      • 2.3.5. Đối với mặt hàng nông sản (59)
    • 2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (61)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ (64)
    • 3.1. Các quan điểm và định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (64)
      • 3.1.1. Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (64)
      • 3.1.2. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (67)
    • 3.2. Kinh nghiệm đối phó với các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của một số nước (68)
      • 3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đối phó với biện pháp kỹ thuật (68)
      • 3.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đối phó với các biện pháp kỹ thuật (69)
    • 3.3. Các biện pháp ứng phó (75)
      • 3.3.1. Các biện pháp từ phía nhà nước (76)
      • 3.3.2. Các biện pháp từ phía các hiệp hội (81)
      • 3.3.3. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp (84)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia Vì thế, các chế định về biện pháp kỹ thuật có thể nói rằng đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật về thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1 Gần đây, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp Việt Nam có hàng xuất khẩu bị ách lại tại các cảng của Hoa kỳ, do chúng không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm cùng các quy định kỹ thuật chặt chẽ của Hoa Kỳ, gây tổn thất cho nhà xuất khẩu Chế định về biện pháp kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ biến để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nước ngoài.

Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Tổng quan các nghiên cứu về đề tài

Trong quá trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế được đề cấp trên nhiều phương diện Điều này được ghi nhận thông qua một số nghiên cứu sau:

- Báo cáo thường niên của văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC) gửi Quốc Hội Hoa Kỳ để nắm bắt tình hình thực thi luật và các chính sách thương mại, trong đó USTR đưa ra báo cáo đánh giá thương mại quốc tế về các biện pháp kỹ thuật.

1Tổ chức Thương mại Thế giới- tên viết tắt : World Trade Organization- Tại vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.

-Đào Thị Thu Hương (2003), Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt nam vượt rào cản, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương.

- Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế, nhà xuất bản Lao động – xã hội.

- Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội.

- Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến, Đỗ Ngọc Kiên với Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế: Lý thuyết và thực tiễn (NXB Bách khoa Hà Nội).

- Ngô Minh Tâm (2010), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế - thách thức đối với hàng hóa Việt Nam và giải pháp khắc phục, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương.

- Trần Văn Nam (2017), Tác động của các quy định về rào cản kỹ tthuật trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và EU đối với Việt Nam.

-Lê Quốc Bảo (2018), Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật.

Có thể thấy, các nghiên cứu kể trên đã nêu lên một cách có hệ thống, chi tiết hàng rào kỹ thuật nhưng lại chưa tập trung vào mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với thị trường Hoa Kỳ nói riêng vì vậy, những đề tài này chỉ mang tính chất nghiên cứu, tham khảo để có cái nhìn rõ nét hơn về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế nói chung và cách áp dụng của từng quốc gia nói riêng.

Do đó, trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu cụ thể về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất pháp lý và kinh tế của các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ và giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Mục tiêu cụ thể

Theo đó, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:

-Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ.

- Nghiên cứu tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua.

- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê và xử lý thông tin, so sánh, phân tích và tổng hợp, chứng minh kết hợp lý luận với những hiện tượng thực tế để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục tiêu của đề tài.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng nhằm tổng hợp các vấn đề về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế để đưa ra bức tranh khái quát và tổng quan về đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu từ thị trường nước ngoài vào Hoa Kỳ từ đó đưa ra các biện pháp nhằm ứng phó với các biện pháp đó của Việt Nam.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc ứng phó các biện pháp kỹ thuật trong thương mại của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số biện pháp cho chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ.

Chương 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp cho Việt Nam trong việc ứng phó các biện pháp kỹ thuật thương mại của Hoa Kỳ.

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Khái niệm và đặc điểm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại

1.1.1 Khái niệm về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại

Các biện pháp trong thương mại quốc tế được hiểu là các công cụ, chính sách, hành động được quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật từng quốc gia nhằm mục đích tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Các biện pháp trong thương mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp.

Các biện pháp áp dụng trong chính sách thương mại quốc tế hiện nay thường được chia thành hai loại: rào cản thuế quan (Tariff Barriers – TB) và rào cản phi thuế quan (Non-tariff barriers – NTBS) Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nayhauf hết các quốc gia trên thế giới đều hạn chế sử dụng các biện pháp thuế quan và thay vào đó là sử dụng các biện pháp phi thuế quan Một trong các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan là các biện pháp kỹ thuật (Technical Barrier to Trade – Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại )

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (2005, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội) có đưa ra định nghĩa: “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là quy định của nước nhập khẩu về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu để được thông quan vào thị trường nội địa.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức bảo hộ mậu dịch, qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: Tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, về chất lượng, về vệ sinh, về an toàn, về mức độ gây ô nhiễm môi trường… Nếu hàng hóa không đạt được một trong những tiêu chuẩn kể trên thì không được nhập khẩu vào lãnh thổ một nước nào đó”.

Thực tế, biện pháp kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập thị trường của một hoặc nhiều nước, nói cách khác, biện pháp kỹ thuật là khó khăn tiềm ẩn đối với thương chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng vô cùng cần thiết đối với thương mại khi được sử dụng như một công cụ nhằm bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần mang đầy đủ thông tin tới cho người tiêu dùng và đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho họ.

Theo WTO, biện pháp kỹ thuật trong thương mại bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong đó:

- Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulations) : Là văn bản đưa ra các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định 2

- Tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards) : là văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định Hiện nay, các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thông dụng thường do các tổ chức sau ban hành: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC), liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU), ủy ban dinh dưỡng (CODEX),…

- Quy trình đánh giá sự phù hợp (Conformity Assessment Procedure): quy trình thẩm định đối với một hàng hóa với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật Theo Hiệp định Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại, đây là “bất kỳ một thủ tục nào được áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong các tiêu chuẩn hay quy chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không” Các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần được tiến hành và hoàn thành nhanh chóng và dành ưu đãi cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ nước thành viên khác tương tự như ưu đãi dành cho các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước Cụ thể, quy trình đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi một cơ quan thứ ba với các công việc sau:

Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, kiểm nghiệm sản phẩm là “một thao tác kỹ thuật bao gồm việc xác định một hay nhiều đặc điểm của sản phẩm, một công đoạn hay dịch vụ nhất định theo một quy trình quy định”.

Mục tiêu của hoạt động này nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá sản phẩm có đạt được những tiêu chí nhất định không Cụ thể, các chuyên gia trong các phòng thí nghiệm hoặc tổ chức chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu để đánh giá nguyên liệu đó có đạt chất lượng không Ngoài ra còn tiến hành kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm để xét mức độ tối ưu của phương pháp sản xuất cũng như chỉ số an toàn vệ sinh Bên cạnh đó, việc kiểm nghiệm cũng giúp các nhà sản xuất chứng minh được đặc điểm khác biệt, vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác.

* Chứng nhận sau giám định

Cũng theo ISO, đây là “một thủ tục do bên thứ ba đưa ra bằng văn bản nhằm đảm bảo là một sản phẩm, quá trình hay dịch vụ phù hợp với quy trình quy định”. Dựa vào một hay nhiều tiêu chuẩn nhất định, các chuyên gia sẽ thực hiện đo lường, đánh giá sản phẩm Chứng nhận này có thể giúp cho nhà xuất khẩu gia tăng mức độ tin cậy của sản phẩm, tăng mức độ tiêu thụ hơn trên thị trường Chứng nhận có thể được sử dụng trên bao bì, sản phẩm.

* Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng: Các chuyên gia sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất nhằm đảm bảo với người tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu: nhà sản xuất có sử dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, ổn định.

* Thủ tục công nhận: Các quy trình nêu trên được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm, cơ quan chứng nhận, cơ quan đăng ký đảm bảo chất lượng độc lập Do cơ quan đánh giá sự phù hợp nêu trên.

- Các đặc tính sản phẩm, bao gồm cả các đặc tính về chất lượng;

- Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm;

- Các thuật ngữ, ký hiệu;

- Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm 3

Tóm lại, Bên cạnh hàng rào thương mại thông thường còn có một thuật ngữ khác là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (technical trade barriers) là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;…

Các loại hình biện pháp kỹ thuật trong thương mại

Căn cứ vào từng chỉ tiêu, mục đích cụ thể, hiện nay có rất nhiều cách phân loại biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thương mại ví dụ như phân loại theo các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh, yêu cầu về bao bì đóng gói, các tiêu chuẩn sản xuất, … Trong quá trình sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Các vấn đề liên quan đến sản phẩm

- Các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trên thị trường

- Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường

Và tương ứng với các vấn đề trên cũng là ba loại hình biện pháp kỹ thuật trong thương mại như sau:

- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm

- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đằng và chống gian lận thương mại

- Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường

1.2.1 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm

Cùng với sự phát triển của xã hội, mức thu nhập và mức sống của mọi người ngày càng được cải thiện, điều đó cũng yêu cầu chất lượng của sản phẩm cũng phải được tăng lên để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Các quy định của các quốc gia về sản phẩm tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính như sau: chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm cùng với đảm bảo an toàn tiêu dùng, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Các quốc gia trên thế giới đưa ra các biện pháp kỹ thuật là một cách để bảo vệ người tiêu dùng trong nước của mình, người tiêu dùng cũng dựa vào những thông tin đó để lựa chọn ra những sản phẩm phù hợp, bảo vệ bản thân và quyền lợi của mình Những sản phẩm được ưa chuộng là những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận do cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế uy tín cấp phát như Tổ chức về tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization), Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission), Liên minh viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union) hay các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia tại mỗi quốc gia như Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ ANSI (American National Standards Institute), Tổ chức tiêu chuẩn hóa Pháp AFNOR (Association Fraincaise de Normalisation), Cơ quan tiêu chuẩn Anh BSI (British Standards Institution), … Đối với chất lượng sản phẩm, các tiêu chí quan trọng là các tiêu chí về hàm lượng chất có trong sản phẩm, các chất cấu tạo nên sản phẩm Đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho người sử dụng thì phải đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn. Đối với quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đưa ra các yêu cầu, quy định chặt chẽ liên quan đến hình dáng thiết kế, kích thước, bao bì nhãn mác Ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung thì một số sản phẩm còn có các quy định đặc biệt về bao bì, nhãn mác bằng việc ghi rõ thông tin, đặc tính về sản phẩm và nhà sản xuất, ghi thêm các thông tin khuyến cáo và cảnh báo để giúp người tiêu dùng lựa chọn trong quá trình sử dụng sản phẩm Ví dụ như với một số quốc gia phải ghi “Hút thuốc là có hại có sức khỏe” ở vị trí dễ nhìn thấy trên bao bì thuốc lá Đây là một ví dụ về quy định riêng, đó cần phải tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn, quy định của quốc gia đó để tránh việc bị từ chối nhập khẩu khi thâm nhập và một thị trường mới. Đối với thực phẩm thì có những quy định chặt chẽ và khắt khe hơn do đây là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng Chính phủ mỗi quốc gia đã ban hành rất nhiều những quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập các cơ quan quản lý riêng và nguồn luật điều chỉnh riêng cho lĩnh vực này.

Mục đích của các biện pháp kỹ thuật này là để bảo vệ trực tiếp lợi ích của người tiêu dùng, tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, nó lại gây ra không ít khó khăn và cản trở cho doanh nghiệp xuất khẩu.

1.2.2 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến cạnh tranh bình đẳng và chống gian lận thương mại

Bình đẳng và chống gian lận thương mại là một vấn đề không còn quá mới mẻ trong thời gian gần đây Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa giành được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, nên khi xuất khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn Do hạn chế thông tin, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất chỉ coi đăng ký sở hữu trí tuệ là cách để tự bảo vệ mình khỏi các tranh chấp thương mại mà không hiểu rằng đây là một loại tài sản vô hình nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời cũng là một biện pháp kỹ thuật để bảo hộ sản xuất nội địa.

1.2.3 Biện pháp kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường

Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng phát triển bền vững mới là mục tiêu dài của tất cả các quốc gia Sau một thời gian dài phát triển ồ ạt, không quan tâm đến vấn đề môi trường, các quốc gia đã chịu hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,khói bụi, … Những vấn đề này không chỉ riêng từng quốc gia, mà đây còn là vấn đề chung toàn cầu khi mà hiện tượng trái đất nóng lên đã đến mức báo động Chính vì thế, sự ra đời của các biện pháp kỹ thuật liên quan đến môi trường là một điều tất yếu yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định là cách các quốc gia đang góp phần vào bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta Tuỳ vào từng điều kiện,mỗi quốc gia thường có những yêu cầu khác nhau về môi trường như:

- Các biện pháp chế biến và sản xuất phải theo các quy định về chuẩn về môi trường

- Tuân thủ các yêu cầu đóng gói bao bì không gây ảnh hưởng đến môi trường

- Các yêu cầu về nhãn môi trường

Bên cạnh các trách nhiệm với môi trường, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến các trách nhiệm xã hội bao gồm các vấn đề về lao động, đặc biệt là người lao động Thế giới càng phát triển cùng với sự tự ý thức được quyền lợi bản thân, con người càng lên án các hiện tượng bóc lột, đối xử không công bằng trong xã hội. Trách nhiệm xã hội bao gồm ba nội dung chính sau:

- Các tiêu chuẩn về quyền của người lao động

- Các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sức khoẻ và rủi ro nghề nghiệp

- Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phải đảm bảo, nâng cao chất lượng đời sống và bảo vệ người lao động

1.3 Mục đích, tác dụng của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.3.1 Bảo hộ các ngành hàng sản xuất trong nước

Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế đã tác động sâu sắc tới tất cả các nước, từ phát triển tới đang phát triển, không phân biệt chế độ chính trị hay tôn giáo Từ đó, sự tồn tại và phát triển của các nước được đặt trong bối cảnh lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, thể hiện rõ nét qua những mối quan hệ song phương và đa phương phức tạp Đối với hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế là sự nghiệp quan trọng của đất nước Các quốc gia là thành viên chính thức của nhiều thiết chế thương mại khu vực và thế giới Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia phải sẵn sàng chấp nhận một “sân chơi” và “luật chơi” chung, bình đẳng với mọi nước khác.Thực tiễn này đặt ra nhiều thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết một cách hợp lý để hài hòa, tránh xung đột giữa các lợi ích, trong đó đặt ra vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích sản xuất trong nước Xu thế hội nhập và phát triển là các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các điều khoản gỡ bỏ và mở cửa thị trường của các quốc gia Đây là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường khi một quốc gia muốn bắt tay hợp tác với các quốc gia khác nói chung thì việc mở cửa thị trường kinh tế với các điều khoản có vẻ là ưu đãi là điều rất cần thiết Việc mở cửa thị trường thông qua quy định về thuế quan, các biện pháp phi thuế quan trong thực tế có tác dụng trên phương diện được thực hiện hai chiều Trên phương diện có lợi cho quốc gia thì việc mở cửa thị trường sẽ không giới hạn ở bất kỳ nước, vùng lãnh thổ nào, miễn rằng ở đó có nhu cầu về sản phẩm. Tuy nhiên, khi mở cửa thị trường thì có hạn chế chính là sự cạnh tranh của sản phẩm nước ngoài đối với sản xuất non trẻ trong nước Do đó, cần thiết các cơ quan nhà nước của các quốc gia phải xây dựng một hệ thống biện pháp kỹ thuật cụ thể và chắc chắn nhằm mục đích là bảo hộ ngành sản xuất trong nước Các biện pháp kỹ thuật chính là các rào cản với mục tiêu là để các sản phẩm của các quốc gia nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường của các quốc gia nhập khẩu Trong trường hợp các Biện pháp kỹ thuật của nước nhập khẩu cụ thể, rõ ràng và nghiêm ngặt thì sản phẩm của các quốc gia xuất khẩu sẽ có thể có giá thành cao Từ đó, ngành sản xuất trong nước sẽ ko bị mất vị thế hoặc phá sản trước những sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong nước hiểu hơn sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, từ đó sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hơn năng lực cạnh tranh của mình Các doanh nghiệp sẽ học được cách thích ứng với những biến đổi của thị trường, nếu thực sự tìm ra hướng đi đúng đắn để không chỉ vượt qua rào cản kỹ thuật mà còn tự tìm được vị trí chắc chắn cho mình trên thị trường. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp: hàng hóa sau khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khắt khe sẽ tự tạo được chỗ đứng riêng trên thị trường nói chung và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường tương tự khác nói riêng.

1.3.2 Tăng năng lực xuất khẩu

Việc tăng cường các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế giúp cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được hàng tồn kho, đặc biệt hơn cả là các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt,…Đồng thời, thông qua hoạt động này đã góp phần quan trọng khẳng định các biện pháp kỹ thuật là công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế.

1.3.3 Bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Bảo vệ người tiêu dùng trong nước trước những sản phẩm của nước ngoài là điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo cho người tiêu dùng có thể không phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng đã hết hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Về nguyên tắc, sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại là cần thiết, hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường cũng như an ninh xã hội theo nhu cầu cụ thể của mỗi nước Song, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều nước còn sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại như công cụ ngầm để bảo hộ mậu dịch và sản xuất nội địa.

Không những vậy, các doanh nghiệp có thể do hám lợi, muốn thu lại lợi nhuận cao sẽ tìm đủ mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách nhà nước Ngoài ra, khi có các biện pháp kỹ thuật nhiều doanh nghiệp do không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài, dẫn đến bị đình trệ sản xuất, thậm chí là phá sản, dẫn đến hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của nước nhập khẩu Cũng chính việc các doanh nghiệp bị đóng cửa hay hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều công nhân không có việc làm, đời sống khó khăn, thất nghiệp gia tăng, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm Các cá nhân, tổ chức luôn luôn nghiên cứu để tìm ra các phương án giảm thải, bảo vệ, cải thiện môi trường sống của chúng ta Chính vì thế, việc các quốc gia xuất khẩu cần phải thực hiện các biện pháp để cải thiện môi trường trong quá trình sản xuất là điều cần thiết, các quốc gia nhập khẩu cũng đưa những điều kiện này vào hàng rào kỹ thuật của họ.

Vấn đề về môi trường không chỉ được cấp quốc gia, cấp tổ chức quan tâm mà ngay cả đến những người tiêu dùng cuối cùng cũng rất quan tâm Họ luôn luôn cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm và những nhãn hàng có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng những nguyên vật liệu không gây hại cho môi trường cũng sẽ được người tiêu dùng cuối cùng ưa chuộng hơn Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nên có những hành động chủ động trong việc bảo vệ môi trường, không nên đợi chờ hay phụ thuộc vào những điều kiện kỹ thuật về môi trường mà quốc gia nhập khẩu đưa ra Bởi lẽ, việc bảo vệ môi trường là việc cần thiết Để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là việc bảo vệ hàng hóa trong nước trước sự tấn công từ hàng hóa nước ngoài, công tác xây dựng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cần phải có sự đổi mới và nhận được sự quan tâm đúng mức cũng như sự tham gia của nhiều đối tượng, trong đó Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý cần có vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp cần giữ vai trò tham mưu, tư vấn đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các quy định.

1.3.5 Trách nhiệm với xã hội

Ngày nay, đặc biệt tại các quốc gia phát triển, vấn đề con người luôn luôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu Các quốc gia bắt đầu đưa vấn đề nhân quyền , bảo vệ, tôn trọng quyền con người vào trong pháp luật của các quốc gia Những người tiêu dùng cuối cùng cũng rất quan tâm và có những hành động phản đối những doanh nghiệp không tôn trọng nhân quyền, môi trường Cấp quốc gia nói chung và người tiêu dùng nói riêng cho rằng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đạo đức với nhân viên của họ nói riêng và xã hội nói chung Chính vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đặt ra trong hàng rào kỹ thuật của mình những tiêu chuẩn về hành vi ứng xử, trong đó bao gồm điều khoản cải thiện điều kiện lao động, cấm sử dụng lao động trẻ em, cấm các sản phẩm thí nghiệm trên động vật, giờ làm việc của nhân viên, chế độ đãi ngộ Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, sớm ban hành chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đối mặt những thách thức về biện pháp kỹ thuật thương mại một cách hiệu quả Cụ thể, thường xuyên cập nhật thông tin về các loại hình Biện pháp kỹ thuật Mặt khác, tạo cơ chế liên kết giữa cơ quan chức năng, các tổ chức xuất, nhập khẩu và cộng đồng doanh nghiệp, không để doanh nghiệp đơn độc trong việc đối phó với các biện pháp cản kỹ thuật thương mại Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tự chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, quy định chặt chẽ về sức khỏe, môi trường, về chứng minh xuất xứ nguyên liệu Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, cập nhật, phân tích, dự báo diễn biến thị trường, có kế hoạch và biện pháp ứng phó kịp thời đối với những thách thức, biện pháp kỹ thuật thương mại có thể phát sinh.

Có thể thấy, cơ sở lý luận về các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế vô cùng phức tạp và chặt chẽ Về cơ bản các khái niệm, trình tự thủ tục, các phương pháp biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của WTO giống với Việt Nam.Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy định về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế củaWTO đã phần nào phát huy vai trò góp phần cho sự phát triển cho kinh tế thế giới trong việc ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trong tương lai,pháp luật về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế với những quy định rõ ràng hơn sẽ tạo thuận lợi cho các bên, tạo ra sự chủ động trong việc xây dựng và áp dụng một cách hoàn chỉnh vào từng quốc gia.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ

Trong quá trình hội nhập quốc tế, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ phải được đẩy mạnh phát triển. Một trong những nền tảng cơ sở trong quá trình thúc đẩy công nghệ, thương mại và hội nhập chính là hoạt động tiêu chuẩn hoá và đánh giá sự phù hợp mà cả 2 chính phủ và các doanh nghiệp thoả thuận cùng chấp nhận. Điểm đặc thù lớn là phía Hoa Kỳ có rất nhiều các cơ quan tiêu chuẩn hoá nhưng hiện có hai tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu là Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế Hoa Kỳ (ASTM) và Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) Được thành lập năm 1898, ASTM là một tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDOs) hàng đầu của Hoa Kỳ cũng như trên thế giới Hiện nay, các tiêu chuẩn của ASTM là những tiêu chuẩn đánh giá có chất lượng cao và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Đặc biệt là tiêu chuẩn trong các lĩnh vực như kim loại, dầu mỏ, sơn, hoá chất, chất dẻo, bê tông và xi măng, cao su, dệt may ASTM International hiện đang có 139 ban kỹ thuật chính với sự tham gia của khoảng 3.000 các nhà khoa học và kỹ sư từ 120 nước trên thế giới.

Biện pháp kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá do các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay Các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước.

Biện pháp kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau:

- Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): Các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi và cây trồng.

- Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.

- Các biện pháp thương mại: Được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.

* Tiêu chuẩn thực phẩm, môi trường

Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn nhận dạng sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác.

* Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học

Luật an ninh y tế sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 (Public Health Security and Bioterroism Preparedoanh nghiệp ess and Response Act of

2002) thường gọi tắt là Luật Chống khủng bố sinh học, do tổng thống Hoa Kỳ ký ngày 12/6/2002 đã chỉ định và giao quyền cho Bộ trưởng Y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho Hoa Kỳ.

Theo Luật, chỉ các cơ sở sản xuất/ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm dành cho tiêu dùng ở Hoa Kỳ mới đăng ký Mặt hàng tôm là một trong những sản phẩm phải đăng ký.

* Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (Food Safety Modernization - FSMA)

Từ ngày 1/10/2012 - 31/12/2012, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thực hiện đăng ký thông tin với vớiCục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) Kể từ thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ phải đăng ký với FDA 2 năm/lần.

FSMA yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm đã đăng ký thông tin với FDA theo quy định trong mục 415 của Đạo Luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa

Kỳ phẩm phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan này theo nội dùng đăng ký mới quy định bổ sung tại mục 102 của FSMA Giai đoạn đăng ký đầu tiên diễn ra từ 1/10/2012 đến 31/12/2012.

Mục 102 bổ sung thêm các mặt hàng thực phẩm mới so với danh mục thực phẩm cũ nêu tại điểm 21 CRF 170.3 Trong đó, mục “Sản phẩm thủy hải sản” (Fishery/Seafood Products) tại danh mục cũ được đổi thành “Sản phẩm thủy hải sản: các loài cá; cá nguyên con hoặc philê; thủy sản có vỏ; sản phẩm thủy sản ăn liền; thủy sản chế biến và các sản phẩm thủy sản khác”.

* Đạo luật nông nghiệp (Farm bill 2008)

Ngày 4/2/2014 vừa qua Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nông trại

2008 với ngân sách trợ cấp cho các nông trại lên đến gần 1.000 tỷ USD Trong dự luật này có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm sang Bộ Nông nghiệp (United State Department of Agriculture - USDA) Ðây được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người nuôi cá da trơn của Hoa Kỳ nhưng gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam bởi khi USDA tiếp quản chức năng này thì cơ quan này sẽ áp dụng những tiêu chuẩn gắt gao hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu tương đương như áp dụng cho các sản phẩm cá da trơn nội địa.

2.1.3 Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch vụ y tế Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng Pháp luật bang và khu hành chính không được trái vớiHiến pháp của Liên bang Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

Tổng quan về thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

2.2.1 Khái quát về kinh tế thương mại của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn bao gồm 50 tiểu bang và một quận liên bang Hoa kỳ có diện tích lớn thứ tư thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc Hoa

Kỳ có cị trí giao thương vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mexico, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương.

Về dân số, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày15/05/2019, dân số của Hoa Kỳ là 328.796.301 người, chiếm 4,34% dân số thế giới.Hoa Kỳ có lượng dân số dồi dào, thành phần nhập cư phong phú, đa dạng về chủng tộc và văn hoá Chính vì thế, người dân Hoa Kỳ cũng có những nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng hết sức đa dạng từ những mặt hàng tiêu dùng rẻ tiền cho đến những mặt hàng xa xỉ Hơn nữa, Hoa Kỳ phát triển theo hướng thúc đẩy sản xuất, hàng hoá luôn luôn đổi mới theo thời gian Vì thế Hoa Kỳ luôn là một thị trường lớn, có tầm quan trọng đặc biệt với vai trò là một điểm đến của các sản phẩm sản xuất Việc tạo dựng và duy trì được mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của nước đó lên cao, đem lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước.

Về kinh tế, Hoa kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp từ tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển tốt, hiệu suất sao Hoa Kỳ trong nhiều năm gần đây luôn là một nền kinh tế hàng đầu xét theo các yếu tố như tổng GDP, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người.

Theo số liệu thống kê năm 2018, GDP của Hoa kỳ đạt 20.494,05 tỷ USD,chiếm 24,18% tổng GDP toàn thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai là Trung Quốc với GDP tổng là 13.407,398 tỷ USD, chiếm khoảng 15,82% trong toàn GDP của thế giới và còn cao hơn tổng GDP của khối EU với GDP bằng 18.750,052 tỷ USD chiếm 22,13% GDP toàn thế giới Từ đó có thể thấy qua các năm, Hoa Kỳ vẫn giữ được vị thế đứng đầu thế giới của mình trên thị trường thế giới, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của toàn thế giới.

Bảng 2.1: Giá trị GDP của Hoa Kỳ và một số nước giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: Tỷ Đô la Mỹ

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế - https://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/WEOWORLD/EUQ/EU/

Về tốc độ tăng trưởng, sau khi xảy ra cuộc chiến khủng hoảng kinh tế năm

2008 và giai đoạn phục hồi năm 2008 – 2009, GDP của Hoa Kỳ và thế giới có phần ổn định Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong giai đoạn sau khủng hoảng khoảng từ 1,6% - 2,9% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thế giới là khoảng 3,3% -4,3% cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phát triển chậm lại Gần đây nhất là năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đạt 2,9% trong khi thế giới đạt 3,6%.

Sơ đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ và thế giới giai đoạn

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế - https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/WEOWORLD/US

Về thu nhập bình quân đầu người, Hoa Kỳ có mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2015 – 2018 khá ổn định với mức trung bình 3% Năm

2018, GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ đạt 62.605,592 USD đứng thứ 10 trên thế giới sau Hồng Kông với hơn 64.000 USD Tuy nhiên so với nền kinh tế lớn nhưTrung Quốc, EU thì Hoa Kỳ có mức GDP bình quân đầu người khá cao với mức tăng trưởng ổn định Điều này dẫn đến mức sống của người dân Hoa Kỳ cũng có những đòi hỏi nhất định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người (PPP) của một số quốc gia giai đoạn

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của quỹ tiền tệ quốc tế - https://www.imf.org/external/datamapper/PPPPC@WEO/WEOWORLD/USA/CHN/

Về ngoại thương, Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới cả về hàng hoá và dịch vụ.

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu – nhập khẩu và cán cân thương mại của

Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

( Nguồn: Dữ liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới - https://www.wto.org/english/res_e/statis_e/merch_trade_stat_e.htm )

Tính đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 1,66 nghìn tỷ USD tăng 7,6% so với năm 2017 Thị trường xuất khẩu chính của Hoa Kỳ tập trung vào Trung Quốc, Canada, Đức, với các mặt hàng chủ yếu là máy bay, tàu vũ trụ, và những sản phẩm Hoa Kỳ có thế mạnh.

Tình hình nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2018 là hơn 2,6 nghìn tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2017 Thị trường nhập khẩu chính của Hoa Kỳ hiện tại là Trung Quốc, Đức, Nhật với mặt hàng chính là ô-tô, dầu thô.

Có thể thấy trong các năm qua Hoa Kỳ vẫn là một nước nhập siêu với thâm hụt cán cân thương mại trong giai đoạn 2015 – 2018 Tính đến hết năm 2018, thâm hụt cán cân thương mại đạt hơn 950 tỷ USD Đây là một con số khá lớn đối với nên fkinh tế đứng đầu thế giới, cho thấy Hoa Kỳ là một thị trường có nhu cầu lớn và tiềm năng để các quốc gia có thể xuất khẩu các sản phẩm có thể mạnh của mình.

2.2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh,nông nghiệp phát triển và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có nhiều bước phát triển tốt đẹp Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có một số điểm nổi bật Đó là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua, là thị trường lớn nhất trong nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và là thị trường màViệt Nam có vị trí xuất siêu lớn nhất Với những đặc điểm đó, thị trường Hoa Kỳ hiện đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Sơ đồ 2.2: Kinh ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị: Tỷ USD

KNXK của cả nước KNXK sang Hoa Kỳ

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tính đến năm 2018, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt được những thành tích rất ấn tượng với quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao và danh mục hàng hoá trải dài Trong đó, sản phẩm dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá 10 nhóm mặt hàng lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2018 đạt 40,58 tỷ USD, chiếm 85,4% trong tổng trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ với trị giá trong năm 2018 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017 Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ

& phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ năm 2018

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trườngHoa Kỳ đóng góp một phần khá lớn vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam Các mặt hàng đều có sự tăng trưởng khá ổn định và cần tiếp tục được phát huy để nâng cao thế mạnh của các mặt hàng đó Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng để cho Việt Nam có thể phát triển sâu hơn nữa, nên các doanh nghiệp và Nhà nước cần phối hợp hơn nữa để phát huy thế mạnh của mình.

Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

2.3.1 Xu hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế trên thế giới

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mở rộng và hoàn thiện hơn Xu hướng phát triển các rào cản trong thương mại quốc tế cũng thay đổi Thuế quan sẽ giảm nhưng chủ yếu ở một số sản phẩm sẽ có mức thuế suất thấp Thuế quan bình quân sẽ được cắt giảm theo lộ trình đã cam kết khi thành lập WTO Sự phát triển của các khu vực thương mại tự do làm xuất hiện các rào cản mới cho các nước không phải thành viên Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng ngày càng tinh vi hơn làm phát sinh chi phí cho kiểm tra và thay đổi công nghệ sản xuất.

Trong các năm gần đây, ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế Điều này tác động rất lớn đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về an toàn trong sử dụng thông qua chất lượng sản phẩm Xuất phát từ vai trò này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện các chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng không chỉ trong thương mại trong nước mà còn ở thương mại quốc tế.

Khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó có đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật tại nước sở tại, sản phẩm đó còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu Đây là yếu tố chính quyết định đến việc sản phẩm của doanh nghiệp đó có được phép nhập khẩu và có được người tiêu dùng của nước nhập khẩu chấp nhận hay không.

Vấn đề này đưa ra một yêu cầu đó là đồng bộ hoá các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các quốc gia khác nhau trên thế giới tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn cho việc dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật ra các ngôn ngữ khác nhau, chi phí thuê chuyên gia để giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, chi phí sửa đổi, đồng bộ các sản phẩm của các quốc gia Tất cả những vấn đề này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Để giải quyết những khó khăn này cũng như có thể mở rộng mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cần có một văn bản quốc tế chung về quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hiện tay, có mười xu hướng đối với các biện pháp kỹ thuật đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng:

- Xu hướng 1: Chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc Trước đây có rất nhiều các tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 1400, các chứng nhận về chất lượng, môi trường,… được áp dụng trên cơ sở tự nguyện Tuy nhiên,những năm trở lại đây, những biện pháp tự nguyện này đã trở thành những nguyên tắc bắt buộc, là điều kiện cần để một sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường.

- Xu hướng 2: Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư: Phạm vi TBT có khuynh hướng ngày càng rộng hơn, bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất và dần mở rộng sang thương mại Hiện tại TBT đã mở rộng từ thương mại hàng hoá đến các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, thông tin, đầu tư và sở hữu trí tuệ, …

- Xu hướng 3: Phát triển cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức sống, các tiêu chuẩn kỹ thuật mới sẽ được nâng lên Điều này có thể thấy qua việc Bộ Y tế và phúc lợi xã hội Nhật năm 202 đã quyết định thực hiện gần 200 tiêu chuẩn mới về giới hạn dư lượng tối đa (MRL) đối với thuốc trừ sâu.

- Xu hướng 4: Mở rộng từ các sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động: Như hệ thống an toàn thực phẩm HACCP ( Hazard Analysis and Critical Control Point System) nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”.

- Xu hướng 5: Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuyếch tán: Các biện pháp TBT luôn tạo ra phản ứng dây chuyền, mở rộng từ một sản phẩm sang tất cả các sản phẩm có liên quan, từ một quốc gia đến một số quốc gia thậm chí toàn thế giới Một ví dụ điển hình như đầu năm 2002, EU cấm nhập khẩu tôm Trung Quốc vì dư lượng Chloramphenicol, sau đó lệnh cấm này được mở rộng tới hơn 100 sản phẩm khác. Biện pháp này nhanh chóng được các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Hungary, Nga áp dụng theo.

- Xu hướng 6: tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế: Để bảo vệ ngành thương mại từ các TBT bất hợp lý, WTO đã lập ra Luật về thực hành tốt, yêu cầu tất cả các thành viên tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

- Xu hướng 7: Các nước đang phát triển đẩy mạnh TBT.

- Xu hướng 8: Kết hợp biện pháp kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế HiệnHoa Kỳ và EU một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chi trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn xuất khẩu các sản phẩm đã đăng ký bản quyền.

- Xu hướng 9: Biện pháp kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe: Khi người tiêu dùng càng ý thức hơn về sức khoẻ và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng càng trở lên chặt chẽ, chủ yếu liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,…

- Xu hướng 10: Phối hợp các TBT, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan: Toàn cầu hoá dẫn tới cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khiến nhiều nước kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật để bảo hộ mậu dịch.

2.3.2 Đối với mặt hàng dệt may

Hiện nay, những quy định về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với những sản phẩm là hàng dệt may bao gồm:

* Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phải có tem, mark, mã theo quy định tại

"Textile Fiber Products Identification Act", trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của luật này:

- Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là "các sợi khác".

- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ có thể được ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này được gửi đến FTC.

- Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất.

Chính vì những quy định khắt khe này nên các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi vì thiếu hiểu biết, hay ít cập nhật thông tin, hoặc do đơn đặt hàng của các đối tácHoa Kỳ không yêu cầu rõ ràng về mẫu mã, bao gói của sản phẩm, dẫn đến hàng loạt các sản phẩm dệt may của Việt Nam bị hải quan Hoa Kỳ trả về.Và người chịu mọi thiệt thòi ở đây không ai khác chính là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Đây cũng là những hiện tượng thường thấy, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nói chung và hàng dệt may nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ.

* Quy định về thương hiệu, nhãn hiệu và bản quyền

Đánh giá về thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Biện pháp kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng trong thương mại rất đa dạng, đối với mỗi đối tượng, mỗi nhóm hàng cụ thể thì sẽ có những đạo luật, những tiêu chuẩn riêng Các biện pháp kỹ thuật này thường xuyên thay đổi để đáp ứng kịp thời sự thay đổi trong thương mại, cũng như trong chính sách ngoại giao từng thời kỳ. Các biện pháp kỹ thuật là những quy định, tiêu chuẩn không thể thiếu trong thương mại của các nước phát triển, nhưng cũng là những trở ngại cho các nước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ , đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.

Những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật này đã trở thành vấn đề đáng được quan tâm của nền kinh tế nước ta những năm qua, đặc biệt khi hàng loạt các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị từ chối, ách lại do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Hoa

Kỳ hay các doanh nghiệp không biết lý do bị huỷ mã số kinh doanh đã đăng ký với FDA Một vài tác động được kể như sau:

Thứ nhất, các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đang áp dụng đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các công nghệ cũng như hệ thống quản lý tiên tiến vào sản xuất Do đó làm tăng giá thành sản xuất lên rất nhiều Việc nắm bắt đầy đủ và kỹ lưỡng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật này còn là một trong những thách thức đối với Việt Nam Việc vận dụng và duy trì các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn theo quy định cũng tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, không tập trung.

Thứ hai, các biện pháp kỹ thuật gây ra các ảnh hưởng về uy tín của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, liên đới tới uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. Trong trường hợp do vô tình không biết và các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định mới của Hoa Kỳ, sẽ có nguy cơ bị cảnh báo chung và làm giảm uy tín chung của các doanh nghiệp xuất khẩu với đối tác nhập khẩu Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng Doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín và rất khó để có thể lấy lại được vị thế của mình trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng Điều này còn gây ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia thông qua các sản phẩm xuất khẩu tới Hoa Kỳ bị ách lại.

Thứ ba, các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ gây khó khăn đối với đời sống người lao động Việt Nam, đặc biệt là những người trực tiếp làm sản xuất Trong đợt cá basa, tôm, hàng thuỷ sản nói chung của Việt Nam đã gây ra tâm lý lao đao, lo lắng cho những người nuôi trồng thuỷ sản Điều này khiến cho một lượng lớn lao động phải đi tìm việc mới, gây mất cân đối ngành nghề.

Thứ tư, bên cạnh những tác động tiêu cực thì các biện pháp kỹ thuật trong thương mại cũng có những tác động tích cực thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam có những kinh nghiệm và tăng cường nghiên cứu, tiếp cận thị trường, càng ngày càng đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn Trong quá trình tìm hiểu thị trường mới, các doanh nghiệp sẽ gặp những biện pháp kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đặt ra, từ đó doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tìm cách để đáp ứng được những biện pháp kỹ thuật đó Từ đó làm nâng cao năng lực cạnh tranh, dần đưa sản phầm đạt chuẩn quốc tế, giúp cho sản phẩm có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính nhất Điều này không những giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng cũng sẽ được sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện các quy định về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng được thực hiện nghiêm túc trong thực tế và được triển khai thực hiện trên phương diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện và giáo dục về Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các đối tượng này đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa và mục đích mà pháp luật về Biện pháp kỹ thuật mà Hoa Kỳ đã ban hành Việc thực hiện các Biện pháp kỹ thuật trong thực tế trong một số ngành hàng tại nước ta trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan, đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và cho cộng đồng nói riêng.

Tuy nhiên, đối với một số ngành hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ vào thực tiễn cho các mặt hàng xuất khẩu Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được cấp có thẩm quyền triển khai kịp thời cho các doanh nghiệp dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện trong thực tế Ở một số địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm thẩm quyền và bản thân các chủ thể doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự quan tâm tới công tác tuyên truyền và phổ biến biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật về nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới của Việt Nam chưa được hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý chưa làm tròn trách nhiệm theo quy định của pháp luật về vấn đề này; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ Do đó, quá trình áp dụng các Biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về Biện pháp kỹ thuật dẫn đến việc các mặt hàng xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu và trả lại.

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ

Các quan điểm và định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

3.1.1 Quan điểm xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay thì cùng với sự biến đổi của tình hình trong và ngoài nước đã và đang tác động lên hoạt động kinh tế thương mại của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự biến động của các nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới Sự biến động của các nền kinh tế lớn như Trung quốc, Hoa Kỳ, sự trỗi dậy của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệt là những diễn biến khó lường và đa chiều nhất từ trước tới nay trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ Nổi bật là cuộc xung đột thương mại trực diện, ngày càng khốc liệt qua nhiều đợt áp thuế, nay đã mở rộng tới quy mô chưa từng có với Trung Quốc và chưa có hồi kết hay quan điểm của Hoa Kỳ đối với hệ thống thương mại đa biên do WTO đại diện cũng ngày càng gay gắt Đặc biệt là Hoa Kỳ đã có những thay đổi quan trọng trong chính sách xuất nhập khẩu và siết chặt đối với một số mặt hàng sản phẩm như nông sản, thủy sản, hàng điện tử, dệt may, da giầy từ những thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay. Đối với Việt Nam, mặc dù thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính và có sự bảo vệ nghiêm ngặt bằng các quy tắc, quy định có liên quan đến hoạt động nhập khẩu nhưng trước tiềm năng của thị trường này đã tạo điều kiện không nhỏ cho sự phát triển một cách đồng bộ và là thị trường góp phần thu nhập lại các tỷ suất xuất khẩu, nguồn ngoại tệ lớn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Hiện nay,trước tình hình đó, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã luôn theo sát tình hình, chủ động, phối hợp với Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quan hệ đối thoại về chính sách kinh tế, thương mại, xây dựng bầu không khí thuận lợi cho các bước hợp tác mới Phía Việt Nam đã tích cực trao đổi với các đối tác Hoa Kỳ, một mặt, đấu tranh,bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc phòng vệ thương mại,mặt khác, thúc đẩy triển khai các biện pháp tháo gỡ các biện pháp kỹ thuật, mở cửa

Song song đó, hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ Doanh nghiệp kết nối bạn hàng, tiếp cận thị trường tiếp tục được đẩy mạnh, không chỉ ở những nhóm ngành hàng truyền thống, mà còn mở ra những lĩnh vực hợp tác mới như cơ khí, chế tạo phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương của Chính phủ Với nỗ lực của cộng đồng Doanh nghiệp và các biện pháp hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong năm các nămg tiếp theo Trong đó, những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm của các năm tiếp theo được xác định là các mặt hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, đồ gỗ, nông sản, thủy sản. Để thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì công tác nghiên cứu chính sách, thị trường, cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ các động thái của Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ liên quan đến các luật, chính sách, biện pháp thương mại, đặc biệt là các quy định ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ là điều hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, trong công tác xúc tiến thương mại, các cơ quan và doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu thông tin, phối hợp, hỗ trợ các bộ, ngành, hiệp hội trong nước tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành có uy tín, trong những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng

XK như nông, thủy sản, dệt may, da giày Nhiều Doanh nghiệp tham gia đã đạt kết quả thiết thực với các đơn hàng lớn và tiếp xúc, kết nối được với nhiều bạn hàng tiềm năng, cập nhật các xu hướng mới của thị trường.

Thông qua các kênh trao đổi truyền thống cũng như các công cụ giao dịch điện tử, Thương vụ đã tiếp nhận và kết nối cơ hội giao thương giữa các Doanh nghiệp , nhà nhập khẩu Hoa Kỳ với các Doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như dệt may, thủy sản, gạo, sản phẩm dừa, đồ gỗ, hàng cơ khí, chế tạo, hóa chất, hóa Hoa Kỳ phẩm, dây cáp điện, thiết bị điện tử, bán dẫn…

Chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó, lợi thế về cải cách thể chế chính trị, nguồn nhân lực cũng như điều kiện thủ tục đang từng bước thay đổi là cơ sở tốt để doanh nghiệp hai bên bổ sung, tạo lợi thế tốt cho nhau trong quá trình hợp tác Để từ đó khẳng định Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, đưa ra nhận định một số ngành hàng như thủy, hải sản, nông sản thực phẩm, các quy định, quy chuẩn khắt khe đối sản phẩm nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, giảm lợi thế cạnh tranh Song, về lâu dài đây lại là yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững nếu biết chủ động thích nghi, kiên trì giữ thị trường, thực hiện nghiêm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm Cùng với đó, sự chuyển hướng sang các thị trường dễ tính chỉ là giải pháp nhất thời, không mang tính bền vững, lâu dài - nhất là đối với những doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ.

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nên xác định đối tượng hỗ trợ là những doanh nghiệp có đủ năng lực thích ứng với thị trường, duy trì quan hệ đối tác, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển bền vững. Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu bền vững vào Hoa Kỳ, các cơ quan Chính phủ và cộng đồng Doanh nghiệp cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ tạo môi trường chính sách thuận lợi, ổn định, nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu, tận dụng tốt hệ thống phân phối, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Trong nỗ lực chung này, với sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực thực hiện nhiệm vụ tiền tiêu phục vụ phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ngoài ra, cần nắm bắt nhanh, kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ để có những giải pháp thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, chiến lược kinh doanh nhằm duy trì ưu thế xuất khẩu vào thị trường này Đồng thời, Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xây dựng hệ thống pháp lý công bằng, minh bạch Đây là yếu tố then chốt để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

3.1.2 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng, bức tranh xuất khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nếu không được tháo gỡ, sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ, bởi vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện rất lớn và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hàng hóa xuất khẩu phải được đi thẳng, chi phí vận chuyển Trong quá trình tiếp cận khách hàng ở nhiều nước khác nhau, tham gia nhiều thị trường quốc tế, chúng tôi hiểu ra rằng nếu tiếp tục xuất khẩu những sản phẩm ở phân khúc thấp và phải phụ thuộc vào một, hai thị trường thì rất khó cho doanh nghiệp phát triển Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi từ những thị trường khó tính, chúng tôi đã xây dựng lại chuỗi giá trị với các doanh nghiệp được nhiều nước công nhận Đây chính là giấy thông hành để sản phẩm của các doanh nghiệp có mặt tại các thị trường ở phân khúc cao hơn.

Hiện nay, trong những năm những khó khăn trong thương mại toàn cầu năm nay và những năm tiếp theo luôn hiện hữu do căng thẳng ở nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có nguy cơ của một cuộc chiến thương mại Các nước nâng các tiêu chuẩn, đặc biệt đối với nông sản, thực phẩm, kể cả quy định về đánh bắt thủy sản hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, dư lượng kháng sinh, bảo vệ thực vật ngày càng khắt khe hơn. Cần chú trọng và lên án mạnh mẽ những cơ sở sản xuất, người dân làm bừa, làm ẩu, vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến uy tín lâu dài của Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ, cụ thể là tiểu bang nào thì phải tìm hiểu luật, những quy định tại tiểu bang đó, cũng như luật Liên bang có liên quan Ngoài ra, xu hướng bảo hộ thông qua việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới, có tính phức tạp về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông-lâm- thủy sản cũng ngày càng được Hoa Kỳ tăng cường áp dụng. Đồng thời với các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ vừa được công bố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam,nên việc duy trì mức kim ngạch hiện tại, hay thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này không phải dễ dàng Đối với các Doanh nghiệp nói chung thì cần tiến hành các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm chất lượng.

Việt Nam cần thiết tập trung vào các nhóm hàng chủ lực Do đó, công tác xúc tiến xuất khẩu cần tập trung vào các mặt hàng công nghiệp chủ lực, cùng định hướng xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hướng bám sát các quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng được cơ hội ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường mà các FTA mang lại.

Cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành cho phù hợp, xử lý nhanh nhạy, thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp những vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết Tăng cường cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong nước Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát nguồn cung xuất khẩu, quy hoạch sản xuất theo hướng kiểm soát, điều tiết được lượng cung từng chủng loại sản phẩm, sản xuất gắn với tín hiệu thị trường Để nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định hợp lý của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Kinh nghiệm đối phó với các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của một số nước

3.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đối phó với biện pháp kỹ thuật

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, với ổngGDP năm 2017 là 12.041 tỷ Đô la Mỹ Một trong những yếu tố đóng góp vào thành công của kinh tế Trung Quốc là thành tựu của hoạt động xuất khẩu Hàng hoá củaTrung Quốc có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và có sức cạnh tranh khá cao.Cũng chính vì vậy, hàng hoá của Trung Quốc cũng phải đối mặt với rất nhiều tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật từ các thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường của các nước phát triển. Để tạo ra thế chủ động và hạn chế tranh chấp có thể phát sinh do các nước phát triển có thể áp dụng các hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng hoá xuất khẩu của mình, Trung Quốc đã đề ra một số đối sách sau đây:

- Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

- Thu thập thông tin kịp thời về những yêu cầu, thay đổi trong chính sách quản lý xuất khẩu của các nước phát triển, đặc biệt là những quy định liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào các nước phát triển để có biện pháp ứng phó kịp thời, tránh xa tình trạng hàng hoá bị từ chối nhập khẩu hay bị tiêu huỷ tại cảng đến Để có những thông tin đầy đủ và cập nhật, Trung Quốc có đại diện thương mại ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ Bộ Thương mại Trung Quốc đã xây dựng và ban hành quy chế về thu thập và xử lý thông tin, trong đó giao rõ nhiệm vụ cụ thể cho các đại diện thương mại ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Bộ Thương mại nói chung và các bộ phận chuyên trách nói riêng.

- Trung Quốc rất coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ cao, đồng thời thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá theo chuẩn mực quốc tế.

- Tận dụng tư cách thành viên là nước đang phát triển của WTO đòi hỏi các quyền lợi trong thương mại liên quan đến biện pháp kỹ thuật và giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh với các nước thành viên khác.

3.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đối phó với các biện pháp kỹ thuật

Chiến lược của Hàn Quốc đối phó với biện pháp kỹ thuật trong thương mại Chiến lược này bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

(i) một cơ chế đối phó thích hợp và có tổ chức,

(ii) sự hợp tác quốc tế có hiệu quả

(iii) các biện pháp hỗ trợ hữu hiệu và đúng đối tượng.

Chiến lược này đã được từng bước thực hiện trong hơn 10 năm qua và đã thu được những kết quả quan trọng Trong 3 năm 2014 - 2016, Hàn Quốc đã đưa ra tại diễn đàn WTO 151 quan ngại về Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại, trong đó

61 quan ngại được giải quyết trong khuôn khổ của diễn đàn này và 90 quan ngại được tiếp tục giải quyết trong khuôn khổ tham vấn song phương, đặc biệt thông qua các buổi làm việc trực tiếp với đối tác tại nước đưa ra biện pháp Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại Phương thức làm việc trực tiếp này mang lại hiệu quả cao: trong hai năm 2014 - 2015, trên 84% các vụ việc đã được dàn xếp, chỉ còn trên 10% vụ việc còn lại được tiếp tục tham vấn 5

Hàn quốc đề xuất quy trình bốn bước đối phó với biện pháp kỹ thuật trong thương mại như sau:

Một quy trình chặt chẽ và đủ sự linh hoạt được đề ra để thực hiện chiến lược nêu trên Đó là:

- Bước 1: Thu thập thông tin

- Bước 2: Nghiên cứu và Phân tích

- Bước 3: Hình thành chiến lược đối phó

- Bước 4: Thực hiện các biện pháp đối phó.

Có rất nhiều đối tượng đa dạng tham gia vào quy trình đối phó với Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại: từ các bộ, ngành cho đến các hiệp hội chuyên ngành, từ các doanh nghiệp cho đến các trường, viện nghiên cứu, từ các phòng thử nghiêm cho đến các chuyên gia tư vấn độc lập, từ các cơ quan ngoại giao cho đến các tổ chức ngoại thương của Hàn Quốc ở nước ngoài Một quy trình chặt chẽ và phân công trách nhiệm rõ ràng của các bên tham gia đã làm cho quy trình vận hành suôn sẻ và hiệu quả.

5Báo cáo tình hình phát triển của doanh nghiệp

Hình 3.1: Hệ thống của Hàn Quốc đối phó với biện pháp kỹ thuật trong thương mại

(Nguồn: Theo các bài trình bày của Tiến sỹ Rhyu, Gyung Ihm và Ông David S.K. Park - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Tiêu chuẩn, Hiệp hội Điện Điện tử

Hệ thống đối phó với biện pháp kỹ thuật trong thương mại: Hệ thống này bao gồm ba thành phần chính:

(1) Ban Thư ký Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại (các Bộ, ngành có liên quan)

(2) Mạng lưới của Hàn Quốc về Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại của Thế giới (Korea Network of World Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại - KNOW Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại )

(3) Liên minh Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại ( Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại Consortium)

Trong Hệ thống này, trong khi KNOW Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại là một Portal cung cấp các thông liên về biên pháp kỹ thuật của các nước Thành viên WTO và các thông tin có liên quan khác, thì Liên minh Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại thực hiện phân tích, đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật của các nước làm tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp đối phó.

Liên minh các biện pháp kỹ thuật trong thương mại gắn kết hai nhóm đối tượng chủ yếu, cụ thể là:

Nhóm 1: nhóm chịu tác động bởi các biện pháp Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại, bao gồm 19 hiệp hội chuyên ngành, trong đó 5 hiệp hội trong lĩnh vực điện - điện tử, 5 hiệp hội trong lĩnh vực máy móc thiết bị và kim loại, và 9 hiệp hội trong lĩnh vực hóa chất và hàng tiêu dùng.

Nhóm 2: nhóm đánh giá các tác động gây ra bởi các biện pháp Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại, bao gồm 7 Viện (Viện Thử nghiệm và Nghiên cứu Hàn Quốc-KTR, Tập đoàn Viễn thông Hàn Quốc-KTC, Hội các Phòng thử nghiệm Sự phù hợp Hàn Quốc-KCL, Viện Thương mại và Đầu tư-ITI, Viện Kinh tế Thương mại Hàn Quốc-KIEP, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc-KIET, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc-KITA) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc-KOTRA. Để hỗ trợ cho nhóm 2 trên, một lực lượng gồm 274 các nhà chuyên gia trong

90 nhóm vấn đề và 10 lĩnh vực được tập hợp, có nhiệm vụ tư vấn cho các viện tương ứng Các viện được cung cấp tài chính để thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao và các chuyên gia được trả tiền cho các hoạt động tư vấn của mình.

Các nhóm biện pháp đối phó chủ yếu bao gồm:

- Góp ý, nêu quan ngại đối với các biện pháp Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại của nước ngoài trong khuôn khổ WTO và các FTA, nhằm yêu cầu các nước điều chỉnh biện pháp kỹ thuật trong thương mại, hạn chế những tác động tiêu cực của các biện pháp này đối với thương mại của Hàn Quốc;

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w