1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K23A nguyễn thanh tuấn nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam

102 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Duy Liên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Nâng hạng thị trường chứng khoán (11)
    • 1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán và nâng hạng thị trường chứng khoán (11)
      • 1.1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán (11)
      • 1.1.1.2. Xếp hạng thị trường chứng khoán (12)
      • 1.1.1.3. Nâng hạng thị trường chứng khoán (13)
    • 1.1.2. Sự cần thiết nâng hạng thị trường chứng khoán (13)
    • 1.1.3. Các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán và tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán (14)
      • 1.1.3.1 Giới thiệu về tổ chức xếp hạng MSCI và tiêu chí xếp hạng của MSCI 8 1.1.3.2. Giới thiệu về S&P Down Jones và tiêu chí xếp hạng của S&P Down Jones (14)
      • 1.1.3.3. Giới thiệu về FTSE và các bước thực hiện nhằm xếp hạng thị trường của FTSE (29)
      • 1.1.3.4 Sự ựa ch n của Việt Nam (0)
  • 1.2. Kinh nghiệm từ các nước vừa được nâng hạng và vào danh sách xem xét nâng hạng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (36)
    • 1.2.1. Kinh nghiệm các nước (36)
      • 1.2.1.1. Tại TTCK Pakistan (36)
      • 1.2.1.2. Tại TTCK Trung Quốc (37)
      • 1.2.1.3. Tại TTCK Saudi Arabia (38)
    • 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (39)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM34 2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam (40)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam (40)
    • 2.1.2. Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam (43)
    • 2.2. Đánh giá các tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (47)
      • 2.2.1. Đánh giá xếp hạng TTCK Việt Nam theo các chỉ tiêu định lượng (47)
      • 2.2.2. Đánh giá xếp hạng TTCK Việt Nam theo các chỉ tiêu định tính (48)
      • 2.3.1. Thuận lợi (70)
      • 2.3.2. Thách thức (73)
    • 2.4. Những khó khăn, rào cản mà Việt Nam cần vƣợt qua để có thể nâng hạng thị trường chứng khoán thành công (79)
  • CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (81)
    • 3.1. Định hướng phát triển và triển vọng của việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới (81)
      • 3.1.1. Định hướng nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (81)
      • 3.1.2. Triển vọng của việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 (82)
    • 3.2. Các giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam (84)
      • 3.2.1. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý thị trường (86)
      • 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách (87)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp kỹ thuật (89)
    • 3.3. Một số kiến nghị (90)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ (90)
        • 3.3.1.1. Sớm nghiên cứu và cho áp dụng Chứng chỉ ưu ký không có quyền biểu quyết (0)
        • 3.3.1.2. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại DN (91)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán (93)
        • 3.3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất ượng các oại hàng hóa, dịch vụ để đáp nhu cầu của thị trường (0)
        • 3.3.2.2. Tạo được sự iên thông giữa TTCK Việt Nam và thế giới (0)
        • 3.3.2.3. Phát triển hệ thống điều hành giám sát của UBCK (95)
  • KẾT LUẬN (98)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Nâng hạng thị trường chứng khoán

Khái niệm thị trường chứng khoán và nâng hạng thị trường chứng khoán

1.1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Market) Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.

Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: "Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một" Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.

Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng "Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu", hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn.Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung củaTTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình là:

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.

Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over - The Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market) Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. (Nguyễn Văn Huân, 2014, tr 20, 21)

1.1.1.2 Xếp hạng thị trường chứng khoán

Nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư quốc tế trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư trên thế giới, một số tổ chức tiến hành phân loại các thị trường chứng khoán trên toàn cầu, trong đó ba tổ chức phân loại phố biến nhất là MSCI (Morgan Stanley Capital International), S&P Down Jones (Standard & Poor’s) và FTSE (Financial Times Stock Exchange) Các tổ chức này phân loại thị trường chứng khoán thành 4 cấp độ: thị trường phát triển, thị trường mới nổi, thị trường cận biên và thị trường độc lập (không phân loại), dựa vào kết quả khảo sát của các nhà đầu tư trên thế giới.

Ba tổ chức xếp hạng TTCK ở trên xếp TTCK của một quốc gia vào 1 trong 4 nhóm thị trường dựa trên mức độ phát triển và mở cửa của nền kinh tế cũng như TTCK đối với NĐTNN Người viết khái quát lại cách hiểu về 4 mức xếp hạng TTCK từ các tổ chức xếp hạng quốc tế như sau: Thị trường độc lập (Stadalone markets) là chỉ các thị trường không đáp ứng được các yêu cầu thanh khoản tối thiểu hoặc thị trường hiện đang đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài Thị trường cận biên (Frontier markets) được hiểu là thị trường ở giai đoạn đầu phát triển và mở cửa cho NĐTNN Thị trường mới nổi (Emerging markets) là thị trường đã có mức cải thiện về thanh khoản, tăng quy mô vốn hóa, mở cửa nhiều hơn cho NĐTNN và có khuôn khổ pháp lý được đánh giá tiến bộ hơn Thị trường phát triển (Developed markets) là thị trường mang lại khả năng tiếp cận cao nhất cho NĐTNN, quy mô và thanh khoản thị trường cao cùng với các điều kiện đảm bảo không chỉ cho thị trường phát triển mà bản thân nền kinh tế cũng phát triển Do đó, việc xếp hạng thị trường chứng khoán phản ánh quan điểm từ chính giới đầu tư, thể hiện mức độ quan tâm đối với từng thị trường.

1.1.1.3 Nâng hạng thị trường chứng khoán

Nâng hạng thị trường chứng khoán là quá trình thị trường chứng khoán của một quốc gia được các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quyết định nâng hạng từ thị trường độc lập lên thị trường cận biên hoặc từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hoặc từ thị trường mới nổi lên thị trường phát triển dựa trên bộ tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán của các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán.

Sự cần thiết nâng hạng thị trường chứng khoán

Nâng hạng thị trường không chỉ là cách xây dựng hình ảnh cho thị trường tài chính quốc gia mà nó c n tác động trực tiếp lên khả năng thu hút d ng vốn từ nước ngoài Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều thị trường cận biên khác cũng đang nỗ lực để được nâng hạn lên thị trường mới nổi vì những lý do sau:

Thứ nhất, các thị trường mới nổi có quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn thị trường cận biên, trong khi tiềm năng tăng trưởng lại cao hơn thị trường cận biên.

D ng vốn mà các thị trường mới nổi thu hút được có tính ổn định hơn, so với những d ng tiền nóng đầu tư vào các thị trường cận biên Các quỹ đầu tư theo phương pháp thụ động, tiêu biểu như các ETF (Exchange traded fund), hiện tập trung đầu tư vào các thị trường mới nổi cũng sẽ tự động phân bổ một phần vốn vào các thị trường mới được nâng hạng lên mới nổi.

Thứ hai, để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi, bên cạnh việc gia tăng quy mô, tính thanh khoản hay mức độ tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài, các TTCK quốc gia c n có áp lực phải cải thiện các điều kiện giao dịch như hệ thống vận hành, khung thể chế, tính minh bạch về thông tin Trong quá trình xem xét, các tổ chức xếp hạng cũng chủ động hỗ trợ các quốc gia hiểu được tình trạng hiện tại cũng như các tiêu chuẩn cần đạt được để có những thay đổi thích hợp Quá trình này là tác nhân chính giúp các thị trường cận biên được hưởng lợi từ việc nâng hạng, trong khi quyết định nâng hạng chỉ đóng vai tr xác nhận các điều kiện trên.

Các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán và tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán

Các tổ chức xếp hạng tín dụng cung cấp thông tin cho cá nhân và tổ chức đầu tư nhằm hỗ trợ họ trong việc xác định khả năng thanh toán của các công ty phát hành đối với nghĩa vụ nợ và chứng khoán thu nhập cố định Tổ chức xếp hạng tín dụng còn cung cấp những phân tích khách quan và đánh giá độc lập về các công ty và quốc gia phát hành chứng khoán Sự toàn cầu hóa của thị trường đầu tư cùng với sự đa dạng hóa về các loại hình và số lượng chứng khoán phát hành đặt ra một thách thức đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư Họ phải phân tích những rủi ro liên quan tới đầu tư cả trong và ngoài nước Thông tin lịch sử và phân tích về ba công ty dưới đây sẽ tạo điều kiện cho người đọc hiểu rõ hơn về chức năng và sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng.

1.1.3.1 Giới thiệu về tổ chức xếp hạng MSCI và tiêu chí xếp hạng của MSCI a Giới thiệu về tổ chức xếp hạng MSCI

MSCI là công ty có trụ sở ở New York (Mỹ) chuyên cung cấp các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức ra quyết định đầu tư, chủ yếu là các quỹ hưu trí và các quỹ phòng ngừa rủi ro MSCI thiết kế các loại hình chỉ số khác nhau để phục vụ nhu cầu của từng nhóm khách hàng Cho đến nay, MSCI đã có một lượng lớn các loại sản phẩm chỉ số, tuy nhiên, sản phẩm nổi bật nhất của MSCI là các bộ chỉ số như MSCI Developed Markets Index, MSCI Emerging Markets Index và MSCI Frontier Markets Index.

MSCI tập trung vào việc phản ánh quan điểm và kinh nghiệm của cộng đồng đầu tư quốc tế dựa trên bộ nguyên tắc đánh giá để tìm kiếm sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế của một quốc gia và khả năng tiếp cận thị trường của nước đó ộ nguyên tắc gồm 15 tiêu chí phân loại thị trường của MSCI (MSCI Market Classification Framework) tập trung vào các tiêu chí lớn như sau:

1) Sự phát triển về kinh tế của một quốc gia;

2) Quy mô và thanh khoản của TTCK và của cổ phiếu đại diện;

3) Các tiêu chí về khả năng tiếp cận của thị trường của NĐTNN.

Các tiêu chí xếp hạng cũng bao gồm các điều kiện về kinh tế vĩ mô, sự ổn định về chính trị, quyền và thủ tục về sở hữu tài sản, các điều kiện và thủ tục giao dịch và thanh toán MSCI cũng phản ánh quan điểm và kinh nghiệm của các nhà đầu tư tổ chức trong việc quyết định xếp hạng một thị trường là phát triển, mới nổi hay cận biên.

Hàng năm, MSCI đều lấy ý kiến khảo sát của cộng đồng các nhà đầu tư về việc xếp hạng lại các TTCK bằng cách đưa ra nhận xét về việc thêm vào hoặc loại ra một số nước tiềm năng trong danh sách cần xếp hạng lại Kết quả rà soát sau đó được công bố trong báo cáo xếp hạng Các nước trong danh sách phải rà soát có thể thuộc 3 trường hợp: một là được xếp hạng lại, hai là tiếp tục nằm trong danh sách phải rà soát để khuyến nghị các nước đó tiếp tục có những thay đổi cần thiết, và ba là được đưa ra khỏi danh sách rà soát.

Kết quả xếp hạng của MSCI có những ảnh hưởng quan trọng đối với TTCK của một nước vì nó tác động đến dòng vốn mà nhà đầu tư quốc tế quyết định vào hoặc rút ra khỏi thị trường đó Các quỹ chỉ số, quỹ hoán đổi danh mục, quỹ hưu trí mô phỏng theo chỉ số do MSCI cung cấp, đang nắm các loại chứng khoán cấu thành nên chỉ số của MSCI có thể sẽ mua thêm cổ phiếu của thị trường mới được nâng hạng hoặc bán bớt cổ phiếu của một thị trường mới bị xuống hạng Ngoài ra, việc xếp hạng các thị trường cũng là nhân tố đầu vào quan trọng trong việc thiết lập các chỉ số do nó tác động trực tiếp đến việc lựa chọn thêm mới hoặc bỏ bớt các chứng khoán cấu phần của chỉ số.

Báo cáo xếp hạng các thị trường của MSCI cũng đóng vai trò là một công cụ hữu ích không những cho các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu để theo dõi sát được sự phát triển của TTCK mỗi nước mà còn hữu ích cho các nhà quản lý khi họ được cảnh báo về những lĩnh vực chưa đáp ứng được chuẩn mực quốc tế hoặc những lĩnh vực cần phải cải thiện theo nhận định, tiêu chuẩn quốc tế chung. b Tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán của MSCI

MSCI sử dụng hai loại tiêu chuẩn để phân loại các thị trường chứng khoán. Một là tiêu chuẩn về định lượng bao gồm mức độ phát triển của nền kinh tế, quy mô và thanh khoản của thị trường chứng khoán Hai là tiêu chuẩn định tính, nhằm xem xét khả năng tiếp cận thị trường.

Dựa vào mức độ đạt các tiêu chuẩn này, MSCI phân loại thị trường chứng khoán ra thành 4 loại theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất: thị trường phát triển, thị trường mới nổi, thị trường cận biên và không phân loại.

+ Mức độ phát triển của nền kinh tế.

Theo khung phân loại thị trường của MSCI, tiêu chí này chỉ áp dụng đối với thị trường phát triển, trong khi không có sự khác biệt đối với hai loại thị trường còn lại. Một thị trường chứng khoán để được phân loại là thị trường phát triển, thu nhập quốc gia (Grossnational income – GNI) trên đầu người bình quân phải cao hơn 25% so với mức chuẩn các nước thu nhập cao theo World Bank trong ba năm liên tiếp.

+ Quy mô và thanh khoản.

Tiêu chí này yêu cầu số lượng cổ phiểu tối thiểu trên thị trường chứng khoán phải thỏa mãn:

 Đối với thị trường phát triển: cần tối thiểu 5 cổ phiếu đáp ứng điều kiện quy mô vốn hóa 3,187 triệu USD, trong đó vốn hóa tự do 1,594 triệu USD Về thanh khoản tỷ lệ giá trị giao dịch hàng năm trên vốn hóa thị trường (ATVR) của cổ phiếu đó phải đạt từ 20%.

 Đối với thị trường mới nổi: cần ít nhất 3 cổ phiếu đáp ứng điều kiện quy mô vốn hóa 1,594 triệu USD, trong đó vốn hóa tự do 797 triệu USD và ATVR phải đạt từ 15%.

 Đối với thị trường cận biên: cần ít nhất 2 cổ phiếu đáp ứng điều kiện quy mô vốn hóa 797 triệu USD, trong đó vốn hóa tự do 71 triệu USD và ATVR phải đạt từ 2.5%.

Bảng 1.1: Tiêu chí định lượng để xếp hạng thị trường

Tiêu chí Thị trường cận Thị trường mới Thị trường phát biên nổi triển

A Phát triển kinh tế Không yêu cầu Không yêu cầu Tổng thu nhập

A.1 Tính bền vững của phát triển kinh tế quốc gia/người cao hơn 25% so với ngưỡng thu nhập cao của World Bank(*) trong 3 năm liên tiếp

B Quy mô và thanh khoản

B.1 Số lượng doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn

Quy mô tổng vốn hóa (**) 797 triệu USD 1,594 triệu USD 3,187 triệu USD Quy mô vốn hóa lưu hành (**) 71 triệu USD 797 triệu USD 1,594 triệu USD

Thanh khoản chứng khoán 2.5% ATVR 15% ATVR 20% ATVR

C Khả năng tiếp cận thị trường

C.1 Độ mở đối với nhà đầu tư nước ngoài Tối thiểu Tốt Rất tốt

C.2 Mức độ dễ dàng luân chuyển dòng vốn Tối thiểu Tốt Rất tốt

C.3 Mức độ hiệu quả của khuôn khổ hoạt động Khiêm tốn Tốt và đã được Rất tốt kiểm chứng

C.4 Môi trường cạnh tranh Tốt Tốt Không giới hạn

C.5 Tính ổn định của khuôn khổ thể chế Khiêm tốn Khiêm tốn Rất tốt

(*): Ngưỡng thu nhập cao cho năm 2017: GNI bình quân đầu người là 12.235 USD

(**): Các tiêu chí này được cập nhật theo kỳ bán niên , sử dụng dữ liệu của tháng 5/2018

Nguồn: MSCI Global Market Accessibility Review-June 2018, tr.55

Tiêu chuẩn này phản ánh kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài

(NĐTNN) về khả năng tham gia đầu tư vào một thị trường, tiêu chuẩn này bao gồm năm tiêu chuẩn nhỏ: i) độ mở đối với NĐTNN, ii) mức độ dễ dàng luân chuyển dòng vốn vào/ra thị trường, iii) tính hiệu quả của hệ thống vận hành, iv) tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, v) tính ổn định của khung thể chế Năm tiêu chuẩn này cho thấy NĐTNN tập trung chú trọng vào quyền bình đẳng đối với nhà đầu tư, dòng vốn lưu chuyển tự do, khả năng đầu tư, thực hiện cạnh tranh và rủi ro một quốc gia MSCI sử dụng 18 tiêu chí để đánh giá năm tiêu chuẩn này Việc đánh giá chủ yếu dựa vào phản hồi của nhiều loại nhà đầu tư trên tất cả các thị trường, bao gồm nhà quản lý tài chính, môi giới, chuyên gia giám sát thị trường, nhà điều hành Kết quả được thông báo vào tháng sáu hàng năm.

1 Độ mở đối với NĐTNN:

Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất đối với NĐTNN về một thị trường là khi họ không nhận thấy có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư quốc tế Để đánh giá mức độ phân biệt này, MSCI phân tích bốn tiêu chí: a Các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với NĐTNN

Kinh nghiệm từ các nước vừa được nâng hạng và vào danh sách xem xét nâng hạng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Kinh nghiệm các nước

Pakistan được tổ chức MSCI cho vào danh sách theo dõi nâng hạng thành thị trường mới nổi trong báo cáo đánh giá thị trường toàn cầu tháng 6/2016 và được chính thức nâng hạng vào tháng 5/2017 So với TTCK Việt Nam, quy mô thị trường và thanh khoản của Pakistan không chênh lệch nhiều Tuy nhiên Pakistan chỉ có 3 tiêu chí cần phải cải thiện trên tổng số 18 tiêu chí định tính: i) nhà đầu tư nước ngoài không được phép bán khống, ii) nhà đầu tư nước ngoài không được phép vay/mượn chứng khoán, iii) Có sự can thiệp vào nền kinh tế tự do bởi các quy định thường xuyên thay đổi Thời gian qua Pakistan đạt được nhiều cải thiện nổi bật:

 Bắt đầu sử dụng Hệ thống báo cáo hoạt động doanh nghiệp hợp nhất của từ tháng 3/2014, cung cấp thông báo dựa trên web tự động cho các công ty phát hành niêm yết để chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư Quy định các hạn chế trong giao dịch thỏa thuận nhằm tránh các hành vi trục lợi chứng khoán của khách hàng 1

 Năm 2016, một đạo luật mới được thông qua nhằm sửa đổi các quy định về nghành chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và Pakistan sáp nhập 3 sàn chứng khoán Karachi, Lohore, và Islamabad thành 1 sàn giao dịch chứng khoán duy nhất là Sở giao dịch chứng khoán Pakistan 2

 Tháng 1/2016 cơ chế E-votting được thông qua 3

Tương tự như Việt Nam về độ mở của thị trường ngoại hối, Pakistan chưa có thị trường ngoại hối ở nước ngoài và thị trường ngoại hối nội địa còn hạn chế Tuy nhiên MSCI đánh giá tiêu chí này không có vấn đề lớn, trong khi Việt Nam cần phải cải thiện Khác biệt chính đến từ mức thanh khoản trên thị trường ngoại hối, thanh khoản thị trường ngoại hối của Pakistan cao hơn và đồng tiền PKR của Pakistan được thả nổi có kiểm soát, trong khi đồng VND được giao dịch trong biên độ +/-3% theo tỷ giá trung tâm.

Ngày 21/06/2017, MSCI công bố đưa chứng khoán hạng A của Trung Quốc vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi và đã được chính thức nâng hạng vào tháng 6/2018 Để được vào danh sách theo dõi nâng hạng, Trung Quốc cần phải cải thiện 9 tiêu chí, và 1 năm sau khi được chính thức nâng hạng thì vẫn còn tới 8 tiêu chí cần cải thiện Quan trọng hơn hết, thời gian vừa qua Trung Quốc có nhiều cải thiện nổi bật được MSCI đánh giá cao, nổi bật nhất là:

- Giới hạn sở hữu nước ngoài: Vào tháng 7 năm 2012, giới hạn sở hữu nước ngoài đã tăng từ 20% lên 30% Do quy mô và thanh khoản cao, dù China A có mức giới hạn sở hữu nước ngoài 30%, quy mô có thể đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường này lớn hơn nhiều so với Việt Nam Trên thực tế, vấn đề tỷ lệ sở hữu còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được đánh giá tốt, không cần phải cải thiện 4

1MSCI Global Market Accessibility Review | June 2015 trang 12

2MSCI Global Market Accessibility Review | June 2016 trang 11

3MSCI Global Market Accessibility Review | June 2016 trang 11

4MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 30

- Kênh kết nối Thượng Hải – Hồng Kong và Thâm Quyến – Hồng Kong được đưa ra vào tháng 11 năm 2014 và tháng 12 năm 2016: cho phép tất cả các nhà đầu tư quốc tế được giao dịch cổ phiếu hạng A niêm yết trên TTCK Trung Quốc mà không cần phải xin cấp phép và hạn ngạch, mở rộng sự di chuyển vốn 5

-Năm 2016, cơ quan quản lý và sở giao dịch chứng khoán đã ban hành chính sách về tạm ngừng giao dịch có ý nghĩa tích cực trên thị trường 6

-Tháng 4/2018, PboC (Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc) nới giới hạn sở hữu nước ngoài cho các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm lên 51% và hướng tới bỏ ngưỡng trần này sau 3 năm Đồng thời, PboC cũng nâng hạn mức giao dịch với chương trình kết nối Thượng Hải – Hồng Kong và Thâm Quyến – Hồng Kong 7

- Tháng 6/2018, PboC và Ủy ban quản lý ngoại hối Trung Quốc bỏ hạn mức rút tiền 20%, bỏ thời gian hạn chế 3 tháng, và cho phép nhà đầu tư thuộc nhóm QFII và RQFII giao dịch phái sinh ngoại tệ 8

- Mức độ tự do thị trường của ngoại hối: Tiêu chí này đã được đánh giá cải thiện, do các nhà cơ quan quản lý đã tích cực khuyến khích sử dụng đồng tiền NDT bên ngoài Trung Quốc Đồng thời đây là một trong 10 đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và được Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công nhận là đồng tiền dự trữ 9

TTCK Saudi Arabia được MSCI cho vào danh sách theo dõi nâng hạng vào tháng 6/2018.Theo báo cáo đánh giá tiếp cận toàn cầu của MSCI tháng 6/2018,

TTCK Saudi Arabia còn 6 tiêu chí cần phải cải thiện trên 18 tiêu chí 10 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, TTCK Saudi Arabia đã thực hiện nhiều cải thiện tích cực và được MSCI đánh giá cao Cụ thể như sau:

 Các cơ quan quản lý TTCK Saudi Arabia đã thực hiện một số cải tiến cho phép mở cửa thị trường vốn trong nước cho các nhà đầu tư nước

5MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 52

6MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 53

7MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 11

8MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 53

9MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 53

10 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 60 ngoài bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như P-Notes và/hoặc SWAPs 11

 Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS được áp dụng cho tất cả các công ty niêm yết, bắt đầu từ tháng 1/2017 12

 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng lên 49% so với mức 20% trước đó, nhưng do quy mô và thanh khoản của Saudi Arabia lớn hơn nhiều Việt Nam, NĐTNN có thể gặp ít hạn chế đầu tư hơn 13

 Saudi Arabia cũng đã cải thiện chu kỳ thanh toán lên T+2 và nguyên tắc thanh toán chứng khoán DVP được áp dụng từ tháng 4 năm 2017 14

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ trường hợp các nước vừa được nâng hạng và xem xét vào danh sách nâng hạng ở trên, người viết nhận thấy một vài điểm thay đổi nổi bật từ các TTCK đã có tác động tích cực tới quyết định của MSCI, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy mô có thể đầu tư cho NĐTNN Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp tới d ng vốn đầu tư nước ngoài có thể đổ vào là bao nhiêu trong trường hợp TTCK quốc gia đó được nâng hạng.

Thứ hai, việc hợp nhất giữa các Sở Giao dịch Chứng khoán ở các thành phố để trở thành một Sở giao dịch Chứng khoán quốc gia duy nhất Ở mỗi SGDCK khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn niêm yết khác nhau Do đó, việc hợp nhất các SGDCK lại thành một SGDCK quốc gia sẽ chỉ c n một bộ tiêu chuẩn niêm yết duy nhất Điều này giúp cho các NĐTNN dễ dàng hơn trong hoạt động đầu tư.

Thứ ba, liên quan đến công bố thông tin, quy định bằng tiếng Anh, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin minh bạch chính xác cho NĐTNN.

Thứ tư, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp và hệ thống kế toán theo hướng tương đồng với các chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ NĐTNN đánh giá được tình hình kinh doanh hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ năm, mức thanh khoản trên thị trường ngoại hối cần được cải thiện, tạo điều kiện cho NĐTNN chuyển đổi dễ dàng giữa các đồng tiền, giảm chi phí và tăng niềm tin cho các NĐTNN.

11 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 10

12 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 27

13 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 27

14 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 27

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM34 2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với

Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các

Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:

- Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;

- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;

-Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam; Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Sau khi được thành lập, UBCKNN đã thực thi các chức năng, nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả, thể hiện tốt vai tr là cơ quan tổ chức và vận hành TTCKViệt Nam Tuy nhiên, nhằm tăng cường hiệu quả nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, ngày19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyểnUBCKNN trực thuộc Bộ Tài Chính Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ TàiChính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam, sẽ tạo thêm sự đồng bộ và gắn kết đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động của TTCK và các thị trường tài chính khác 15

Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội 16 Có thể nói, việc thành lập 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trên là một giải pháp không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, thúc đẩy tiến trình đổi mới DN mà c n hướng các hoạt động giao dịch CK đi vào quỹ đạo có tổ chức ngay từ đầu và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc thành lập SGDCK sau này.

TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch CK đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một kênh huy động vốn dài hạn phục vụ nhu cầu CNH – HĐH đất nước, là một sản phẩm của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường TTGDCK TP.HCM được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch CK niêm yết tập trung tại Việt Nam Đó là tổ chức, quản lý và điều hành việc mua - bán

CK, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ CK và một số hoạt động khác Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính) Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác

15 Website Ủy ban chứng khoán nhà nước – lịch sử phát triển

16 Website Sở GDCK HCM – lịch sử hình thành và phát triển quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam 17

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005) Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt nam, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước Sở GDCK Hà nội đã triển khai tích cực, hiệu quả hoạt động đấu giá cổ phần, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ và vận hành các thị trường giao dịch (thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) và thị trường chứng khoán phái sinh) 18

Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ngành Chứng khoán đã vượt qua nhiều khó khăn để phát triển TTCK Việt Nam đã có những tăng trưởng về vốn cũng như cải thiện rõ rệt tình hình VN – Index.

17 Website Sở GDCK Hồ Chí Minh – lịch sử hình thành và phát triển

18 Website Sở GDCK Hà Nội – lịch sử phát triển

Hình 2.1 Tình hình tăng trường thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chỉ số VN-Index và giá trị vốn hóa TTCK đã có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng hàng nghìn lần so với thời kỳ đầu Từ mốc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000, đến năm 2018 TTCK Việt Nam đã có 1,553 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa đạt 3,96 triệu tỷ đồng, tương đương 71,6% GDP năm 2018 Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh với tổng giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 6,500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với bình quân năm 2017 19

19 Website Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hình 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên TTCK

Nguồn : Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Hoạt động nhà đầu tư diễn ra sôi nổi Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt gần 2,2 triệu tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 28 nghìn tài khoản Năm 2017 và 2018, TTCK cũng chứng kiến sự quay trở lại của nhà đầu tư nước ngoài khi giá trị mua r ng của khối ngoại lần lượt là 1,23 tỷ

USD và 1,9 tỷ USD, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh 20

Hình 2.3: Số lƣợng tài khoản giao dịch chứng khoán

Nguồn : Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

20 Website Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Về hoạt động đấu giá, thoái vốn nhà nước đã có những thành công tốt đẹp. Đặc biệt, năm 2017 thị trường đã thực sự tạo ấn tượng đặc biệt khi tổ chức đấu giá thành công đợt bán vốn nhà nước tại Sabeco, Vinamilk thu về cho ngân sách nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng Tiếp nối những thành công của năm 2017, đầu năm

2018 diễn ra hoạt động IPO của 3 doanh nghiệp dầu khí là Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Dầu Việt Nam và Công ty cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn thu hút được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư thu về 16,500 tỷ đồng cho nhà nước. Cuối năm 2018, thương vụ đấu giá cổ phần của Vinaconex cũng gây chú ý khi thu về gần 9,400 tỷ đồng, vượt xa so với giá khởi điểm 7,400 tỷ 21

TTCK phái sinh Việt Nam, tuy mới ra đời (bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017) chỉ với một sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30, nhưng thị trường đã phát triển vượt kỳ vọng đặt ra.

Tính đến hết 31/12/2018, khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh đã đạt hơn 19,6 triệu hợp đồng, tăng gấp khoảng 17,7 lần năm 2017 Ngoài ra, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt khoảng 78,791 hợp đồng gấp khoảng 7,2 lần năm

2017 Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng đạt hơn 21,653 hợp đồng, gấp 2,46 lần so với phiên giao dịch đầu năm Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 57,657 tài khoản 22 Điều đáng chú ý, trong năm qua, TTCK phái sinh cũng đã bắt đầu thể hiện vai tr là một kênh đầu tư và ph ng vệ rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh Điển hình là, khi thị trường cơ sở sụt giảm thì thanh khoản TTCK phái sinh lại tăng Thanh khoản trên TTCK phái sinh tăng cho thấy sự gia tăng hoạt động ph ng vệ rủi ro giá giảm, cũng như hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Điều đó cũng cho thấy, nếu như không có TTCK phái sinh để ph ng vệ và tìm kiếm lợi nhuận khi giá giảm, thì hoạt động cắt lỗ của nhà đầu tư trên TTCK cơ sở sẽ c n nhiều hơn nữa và sẽ khiến thị trường cơ sở sụt giảm mạnh hơn nữa.

Những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển TTCK nước ta là hết sức to lớn Từ TTCK sơ khai đến nay đã hình thành khung pháp lý tương

21 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2018

22 Website Sở GDCK Hà Nội đối hoàn chỉnh, hệ thống thị trường đầy đủ, đồng bộ góp phần quan trọng vào huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Lần đầu tiên ở nước ta, chúng ta đã thành công trong việc xây dựng và phát triển TTCK trong khi chưa có mô hình định sẵn, chưa có thực tiễn Những yếu tố, điều kiện cần thiết cho sự ra đời của TTCK ở nước ta thời điểm đó hầu như chưa có hoặc manh nha ở mức độ thấp Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động khó lường, các nước trong khu vực thực hiện giảm giá đồng nội tệ, TTCK các nước biến động, giá dầu sụt giảm, nhưng TTCK Việt Nam vẫn phát triển an toàn, không bị đổ vỡ, đóng cửa như nhiều nước khác (Thái Lan, Indonesia và cả Nga, Trung Quốc… cũng đã từng bị đổ vỡ, nhiều nước phải đóng cửa sau 10 năm mới mở trở lại).

TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng lên mới nổi, đây sẽ là một bước thay đổi rất quan trọng về “chất” và vị thế thị trường Việt Nam TTCK Việt Nam sẽ khẳng định vững chắc hơn vai tr huy động, phân bổ vốn trong nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng, mặt khác sẽ là một công cụ để đầu tư, tích lũy tài sản của người dân.

Cùng với các nội dung và giải pháp đồng bộ thực hiện tái cấu trúc TTCK Việt Nam trên 4 trụ cột: hàng hóa, tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường thì việc chúng ta kiên trì, quyết liệt thực hiện minh bạch hóa TTCK sẽ là nhân tố mang tính quyết định Điều này đồng nghĩa với việc TTCK Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển lành mạnh, bền vững TTCK Việt Nam tiếp tục được khẳng định vai tr to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá các tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Đánh giá xếp hạng TTCK Việt Nam theo các chỉ tiêu định lƣợng

Tính đến tháng 06/2018, thị trường Việt Nam được MSCI xếp hạng vào nhóm thị trường cận biên cùng với các thị trường khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Bangladesh và Sri Lanka Với mục tiêu nâng tầm nền kinh tế đất nước, thị trường Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để được thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi trong những năm tới.

 Nhóm tiêu chí định lượng: Vượt mức tiêu chuẩn đề ra

Theo đánh giá của MSCI trong kỳ review tháng 06/2018, ngoại trừ nhóm tiêu chí A không cần điều kiện thì thị trường Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nhóm tiêu chí B của MSCI Cụ thể, theo nhóm tiêu chí B một thị trường phải có ít nhất 03 doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí:

 Tổng quy mô vốn hóa đạt 1,594 triệu USD

 Vốn hóa tự do đạt 797 triệu USD

 Tỷ lệ giá trị giao dịch hàng năm (ATVR - Annualized Traded Value Ratio) đạt tối thiểu 15%

Bảng 2.1: Bảng đánh giá TTCK Việt Nam theo các tiêu chí định lƣợng

Tiêu chí Yêu cầu với EM VN thực hiện

A.Độ bền vững phát triển kinh tế Không yêu cầu

B Yêu cầu quy mô và thanh khoản

Số lượng doanh nghiệp thỏa mãn: 7 doanh nghiệp thỏa

Vốn hóa 3 mãn điều kiện.

1,594 triệu USD Vốn hóa tự do

Nguồn: MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 tr 55, Vụ phát triển thị trường, UBCKNN

2.2.2 Đánh giá xếp hạng TTCK Việt Nam theo các chỉ tiêu định tính

Nhóm tiêu chí cuối cùng và cũng là nhóm tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng một thị trường, đó là nhóm tiêu chí định tính Có thể thấy nhóm tiêu chí này có số lượng tiêu chí nhiều hơn và mang tính phức tạp hơn so với nhóm tiêu chí định lượng.

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí định tính của MSCI đối với thị trường Việt

Kỳ review Kỳ review Kỳ review Kỳ review

Nhóm tiêu chí định tính tháng tháng tháng tháng

Mức độ mở cửa cho NĐTNN

Quy định và điều kiện đối với NĐTNN ++ ++ ++ ++

Giới hạn sở hữu nước ngoài -/? -/? -/? -/? Ảnh hưởng của giới hạn room ngoại -/? -/? -/? -/?

Quyền công bằng của NĐTNN -/? -/? -/? -/?

Mức độ dễ dàng luân chuyển vốn

Quy định giới hạn d ng vốn ++ ++ ++ ++

Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối -/? -/? -/? -/?

Mức độ hiệu quả của thị khuôn khổ hoạt động

Gia nhập thị trường Đăng ký đầu tư và mở tài khoản + -/? -/? -/?

Các quy định về thị trường + + + +

Thanh toán và bù trừ -/? -/? -/? -/?

Sự giám sát ++ ++ ++ ++ Đăng ký/Lưu ký ++ ++ ++ ++

Tính ổn định của khuôn khổ thế chế + + + +

++: Đạt yêu cầu+: Không có vấn đề lớn, có thể cải thiện -/? Cần phải cải thiện

Nguồn: MSCI G oba Market Accessibi ity Review 2015,2016,2017,2018 tr 61,61,61,62

Theo đánh giá của MSCI trong kỳ review tháng 06/2018, thị trường Việt Nam có đến 9/17 tiêu chí định tính cần phải cải thiện So với các năm trước thì năm

2018 đã giảm 1 tiêu chí Đó là tiêu chí “ Đăng ký đầu tư và mở tài khoản” từ “cần phải cải thiện” lên “không có vấn đề lớn, có thể cải thiện” Thị trường Việt Nam cũng là thị trường có số tiêu chí cần phải cải thiện nhiều nhất trong nhóm thị trường cận biên Tuy nhiên, để thăng hạng lên nhóm thị trường mới nổi thì thị trường Việt Nam không cần thiết phải cải thiện tất cả 9 tiêu chí theo yêu cầu của MSCI Ngay cả nhiều thị trường mới nổi trong cùng khu vực như Thái Lan, Phillipines, Hàn Quốc, Pakistan… cũng không cần đạt tất cả các tiêu chí định tính của MSCI.

Trong thời gian qua, thị trường Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để cải thiện các hạn chế của thị trường dựa trên các đánh giá của MSCI Dù không phải tiêu chí nào cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng dấu ấn để lại vẫn rất đáng ghi nhận. Trong đó, nổi bật là:

(1) Cải thiện Mức độ mở cửa và khả năng tiếp cận thị trường đối với NĐTNN Theo đánh giá của MSCI, thị trường Việt Nam dù đã có cải thiện nhưng vẫn c n nhiều hạn chế đối với khả năng thâm nhập và tiếp cận thị trường dành cho khối ngoại.

Nhằm cải thiện yếu tố này, thị trường Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi lớn chỉ trong những năm qua Có thể kể đến như việc gia tăng khả năng tiếp cận cơ hội đầu tư dành cho khối ngoại thông qua kênh sản phẩm đầu tư Chứng quyền có bảo đảm sẽ được vận hành vào năm 2019 Với kênh đầu tư này, khối ngoại sẽ không bị giới hạn room nắm giữ chứng quyền trên tài sản cơ sở là các cổ phiếu thuộc nhóm Bluechip VN30 Điều này tạo ra lợi thế đầu tư so với nắm giữ cổ phiếu vốn bị giới hạn bởi quy định room ngoại. Điểm nhấn thứ hai đó là khả năng tiếp cận thông tin đối với NĐTNN Hiện tại NĐTNN đã có thể tìm kiếm thông tin về thị trường chứng khoán, các quy định giao dịch và thông tin trên trang web của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) bằng ngôn ngữ tiếng Anh Bên cạnh đó, các báo cáo quan trọng như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, công bố thông tin giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Anh cũng đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn.

Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp tuân thủ việc công bố các văn bản bằng tiếng Anh vẫn chưa thể gọi là nhiều Trong năm 2017, số lượng doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo thường niên bằng tiếng Anh đạt 40 doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh so với các năm trước đó Dù vậy con số này vẫn c n khá ít nếu so với quy mô thị trường Việt Nam hiện tại Vì vậy, thị trường Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục cải thiện tốt hơn các tiêu chí này trong thời gian tới.

Những nỗ lực thay đổi kể trên sẽ giúp cải thiện đánh giá của MSCI về thị trường Việt Nam đối với các nhóm tiêu chí: Quy định về độ mở của NĐTNN, Mức độ nới room ngoại, Quyền công bằng đối với NĐTNN và Luồng thông tin trên thị trường Đây đều là các tiêu chí quan trọng nhằm gia tăng cơ hội thăng hạng của các thị trường sơ khai trên thế giới.

(2) Cải thiện Hạ tầng thị trường tài chính với sự ra đời của các sản phẩm đầu tư mới Một trong những điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam đó là nhà đầu tư chưa được phép bán khống cổ phiếu Tuy nhiên, sự ra đời của thị trường phái sinh trong tháng 08/2017 với sản phẩm đầu tư đầu tiên là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30-Index đã chính thức tạo cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lời theo chiều giá giảm Khả năng thực hiện các chiến lược ph ng hộ rủi ro cũng đã dễ dàng được thực hiện nhờ hợp đồng tương lai Trong năm 2019, dự kiến một sản phẩm đầu tư khác là Chứng quyền có bảo đảm cũng sẽ chính thức được giao dịch với tài sản cơ sở là các cổ phiếu thuộc nhóm Bluechip VN30 Điều này làm đa dạng hơn cấu trúc hạ tầng và sản phẩm trên thị trường tài chính Việt Nam.

Một số tiêu chí khác mà thị trường Việt Nam chưa thể cải thiện như Thanh toán và Bù trừ, mức độ tự do trên thị trường ngoại hối là những tiêu chí được đánh giá khó khắc phục hơn trong hiện tại Tuy nhiên, đây đều là các tiêu chí không quá quan trọng khi nhiều thị trường mới nổi trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ vẫn bị MSCI đánh giá cần phải cải thiện trong kỳ review tháng 06/2018.

Nhóm tính chất định tính hơn, gồm 18 tiêu chí nhỏ hơn là tập hợp các vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức quốc tế khi đầu tư vào một thị trường Trong các lần đánh giá gần đây hầu như không có sự thay đổi đáng kể so với các năm trước đó Nhóm tiêu chí về “tính mở đối với nhà đầu tư nước ngoài” khá quan trọng thì Việt Nam vẫn c n chưa hoàn thiện được nhiều trong khi các thị trường khác như Pakistan (đã được thăng hạng), Argentina, Bangladesh, Sri Lanka đều không gặp vấn đề ở nhóm tiêu chí này.

Vấn đề về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mặc dù đã được tiến hành cải thiện từ cuối năm 2015 nhưng đến nay thì quá trình mở room ở các công ty vẫn c n tương đối chậm Kế đến, tiêu chí về “mức độ tự do trên thị trường ngoại hối” vẫn c n bị bỏ ngõ do việc chuyển đổi giữa VND và ngoại tệ khi chuyển tiền ra c n một số hạn chế nhất định.

Bên cạnh đó, MSCI cũng đánh giá thanh khoản trên thị trường onshore c n khá thấp Các chỉ tiêu về “cơ sở hạ tầng của thị trường” cũng mới chỉ được hoàn thiện 3/7 chỉ tiêu.

Những khó khăn, rào cản mà Việt Nam cần vƣợt qua để có thể nâng hạng thị trường chứng khoán thành công

Để TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi, cần có những thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong các năm tiếp theo Theo đánh giá của MSCI năm 2018, Việt Nam mới chỉ đạt 8/17 tiêu chí xếp loại đạt tiêu chuẩn (tăng 1 tiêu chí so với các năm 2015, 2016 và 2017), trong khi đó có đến 9 tiêu chí mà Việt Nam cần phải cải thiện Từ những phân tích trong chương II của luận văn này, người viết nhận thấy rằng: Việt Nam không cần phải cải thiện tất cả 9 tiêu chí đó mà chỉ cần tập trung cải thiện các tiêu chí trọng yếu, có tính chất quyết định đến việc có được nâng hạng hay không Các tiêu chí đó là:

Thứ nhất, đó là gia tăng quy mô có thể đầu tư cho NĐTNN Có nhiều cách để tăng quy mô có thể đầu tư cho NĐTNN Đó là:

 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và lên niêm yết các DNNN

 Thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các DN có nghành nghề mà

NN không cần phải chi phối.

Gia tăng quy mô có thể đầu tư là việc rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp nâng hạng mà c n quyết định trực tiếp lượng tiền đổ vào Việt Nam sau khi được nâng hạng.

Thứ 2, sử dụng tiếng Anh trong các thủ tục và công bố thông tin Dù đây là công việc sẽ phát sinh chi phí, nhưng lợi ích mang lại sẽ lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra. Việc có thêm nhiều thông tin bằng tiếng Anh thể hiện quyết tâm đưa TTCK Việt Nam dần tiệm cận các chuẩn mực của TTCK thế giới.

Thứ 3, tạo cơ chế thông thoáng hơn trên thị trường ngoại hối Đây là một đầu việc rất lớn, vượt ngoài tầm phạm vi của các thành viên thị trường và đ i hỏi nỗ lực chung của toàn hệ thống chính trị.

Thứ 4, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho NĐTNN đánh giá doanh nghiệp

Cải thiện được 4 điểm mấu chốt kể trên, Việt Nam hoàn toàn có thể được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi Quan trọng hơn, việc cải thiện này là minh chứng cho thấy TTCK Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới, đồng nghĩa với một sức hấp dẫn mới Sức hấp dẫn chính là nhân tố quyết định đến việc xây dựng TTCK thành một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

Ngay cả khi chưa thể cải thiện được toàn bộ 4 điểm trên, thiện chí cải thiện và tiến trình thực thi cải thiện sẽ có tác động tích cực đến tâm lý chung của TTCK.Nâng hạng là đích cuối của con đường, quá trình đi trên con đường đó bản thân nó cũng đã mang lại nhiều lợi ích cho TTCK Việt Nam.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Định hướng phát triển và triển vọng của việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

(i) Nhà nước giữ vai tr quyết định ngay từ đầu trong việc xây dựng, triển khai, phát triển, quản lý, khuyến khích và tạo điều kiện cho TTCK phát triển theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước Nhà nước quản lý thống nhất bằng pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt, an toàn, trật tự và có hiệu quả.

(ii) Xây dựng một TTCK hoạt động ổn định, an toàn, công bằng, công khai, hiệu quả, bảo vệ lợi ích của NĐT, tôn trọng các quy luật thị trường; từng bước hội nhập với TTCK các nước trong khu vực và quốc tế Đảm bảo sự thuận tiện cho các đối tượng tham gia thị trường để khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước Cần đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của sự phát triển TTCK, gắn kết với sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển kinh tế xã hội đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(iii) Phát triển TTCK từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, kết hợp giữa xây dựng, phát triển thị trường với việc đổi mới, cơ cấu lại nhằm bảo đảm tính bền vững, ổn định, hiệu quả của thị trường, phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của đất nước, bảo đảm tính chủ động trong việc phát triển và hội nhập TTCK.

(iv) TTCK được phát triển phải gắn liền với quá trình đổi mới và cải cách nền kinh tế, cải cách DNNN, quá trình cổ phần hóa, quá trình xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế, gắn với sự phát triển đồng bộ của các thị trường khác như thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường bảo hiểm; đồng thời gắn liền với việc phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài chính và chính sách tín dụng. (v) Sự lựa chọn phương thức đổi mới, phát triển và mô hình cho TTCK nước ta cần căn cứ cụ thể vào điều kiện và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội trong nước trên cơ sở có đánh giá có chọn lọc kinh nghiệm phát triển TTCK các nước và hướng theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

(vi) Việc phát triển TTCK phải đi liền với việc thể chế hóa nhằm tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của thị trường, đồng thời phải nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước nhằm bảo đảm khả năng kiểm soát thị trường; đồng thời gắn liền với việc nâng cao năng lực quản trị, năng lực hoạt động và ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia và liên quan đến TTCK. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tiếp tục chuyển từ giai đoạn phát triển theo chiều rộng sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, từng bước khẳng định vai tr kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế Mục tiêu của ngành Chứng khoán đặt ra phải phát triển TTCK với nhịp độ nhanh hơn, đảm bảo ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn thiện; tăng cường tính công khai, minh bạch và hội nhập quốc tế, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tiếp tục tăng quy mô, độ sâu, tính thanh khoản, chất lượng, hiệu quả của TTCK; nâng cao sức cạnh tranh, năng lực của hệ thống định chế trung gian, tổ chức phụ trợ và mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế; tăng cường năng lực quản lý, giám sát thị trường.

3.1.2 Triển vọng của việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

Nâng hạng thị trường là một quá trình tương đối dài, đ i hỏi nhiều nỗ lực để tạo ra những thay đổi về nội lực cũng như khung pháp lý Nhìn chung các tiêu chí định lượng không phải trở ngại lớn với Việt Nam vì trên thị trường đã có đủ số lượng cổ phiếu đại diện và dự kiến sẽ có thêm nhiều cổ phiếu đạt yêu cầu trong thời gian tới Nhóm tiêu chí định tính mới là những rào cản chính trong quá trình nâng hạng của Việt Nam.Tuy nhiên, quá trình nâng hạng cũng là quá trình cải cách cho tốt hơn Bản chất là phải cải cách với mục tiêu hoàn thiện và phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn ngoại từ các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cần có sự chung tay của nhiều bộ, ban ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư Pháp sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam cũng như của các thành viên thị trường.

Với những kết quả thuận lợi về kinh tế vĩ mô đã tạo lập trong năm 2018, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình từ giai đoạn hồi phục sang tăng tốc với những bứt phá mạnh mẽ hơn kể từ năm 2017 Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao, lạm phát được kiểm soát tốt, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá được điều hành chủ động (được hậu thuẫn bởi d ng vốn ngoại mạnh mẽ chảy vào nền kinh tế), hoàn toàn có thể kỳ vọng những cải thiện mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tiếp theo.

Với những định hướng điều hành trong năm 2019, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện một chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và đây là một lợi điểm quan trọng cho TTCK Việt Nam Một chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng sẽ giúp duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp, khiến các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn chi phí rẻ và qua đó hỗ trợ cải thiện triển vọng kinh doanh của nền kinh tế.

Thêm vào đó, dù vẫn c n nhiều vấn đề quan ngại về trạng thái nợ công của Việt Nam, chính sách tài khóa được đánh giá sẽ "dễ thở" hơn trong giai đoạn năm

2019 và các năm tiếp theo khi các cân đối vĩ mô đã được xử lý tốt trong năm 2018.

Dù vẫn sẽ kiên định mục tiêu thực hiện một chính sách tài khóa "chặt chẽ", việc có dư địa tốt hơn trong năm 2019 và các năm tiếp theo cũng là một điểm cộng không nhỏ cho nhìn nhận về triển vọng của TTCK Việt Nam trong năm nay. Đã không c n là những "chỉ đạo hình thức", những bước đi trong năm 2018 cho thấy rõ chuyển biến mạnh trong vấn đề cơ cấu lại, thoái vốn và đốc thúc thực hiện niêm yết tại các doanh nghiệp nhà nước Các quy định mới của chính phủ đã thiết lập một lộ trình nhằm đảm bảo các doanh nghiệp IPO sắp tới sẽ phải thực hiện việc niêm yết trong v ng một năm từ năm 2018, đây là một thay đổi quan trọng theo hướng tích cực cho việc gia tăng hàng hóa chất lượng trên TTCK Việt Nam.

Một điểm khác biệt của thị trường trong năm 2017, 2018 là thu hút sự quan tâm của d ng vốn quốc tế là tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp nhà nước, điển hình như Vinamilk, Sabeco, DIG, Vinafood, PVPower, BSR, PV OIL.

Diễn biến khả quan của TTCK trong 3 năm gần đây phản ánh những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực hiện lộ trình nâng hạng thị trường trong tương lai gần Hàng loạt chính sách đã được ban hành nhằm tháo gỡ những rào cản trên thị trường chứng khoán như: Mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, gỡ bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh; hoàn thiện sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, mở các quy định giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, chuẩn hóa quy định công bố thông tin bằng cả tiếng Anh để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về doanh nghiệp… hầu hết các yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường chứng khoán trong này vẫn sẽ phát huy vai trò trong năm tiếp theo.

TTCK Việt Nam hiện tại là kỳ vọng được MSCI nâng hạng thị trường, với kỳ vọng có thể được đưa vào danh sách nâng hạng đề xuất sớm nhất vào tháng 6/2020, qua đó có thể chính thức nâng hạng vào năm 2021 Việc thay đổi thứ hạng thị trường sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến d ng vốn sẽ chảy vào thị trường chứng khoán. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nếu Việt Nam được MCSI nâng hạng lên thị trường mới nổi thì sẽ đón nhận d ng vốn khoảng 857 triệu USD d ng vốn thụ động 26 Thực tế cho thấy năm 2017 và 2018, khối ngoại đã mua r ng mạnh nhằm đón đầu việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng trong năm 2020.

Các giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Để việc nâng hạng TTCK Việt Nam được sớm thành hiện thực cần được đẩy nhanh bằng sự vào cuộc quyết liệt của các thành viên thị trường, với sự dẫn dắt, chiến lược rõ ràng của cơ quan quản lý, từ nhiều cấp độ. Đối với bộ tiêu chí phân loại TTCK của MSCI, Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản nhưng cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí khác Các tiêu chí của các tổ chức cung cấp chỉ số đưa ra dựa trên kinh nghiệm phát triển thị trường của các nước trên thế giới Vì vậy, đáp ứng hoàn toàn những tiêu chí này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có khung pháp lý ổn định, hạ tầng kỹ thuật tiên

26 BVSC, Báo cáo cập nhật danh sách cổ phiếu dự kiến được mua vào khi FTSE và MSCI nâng hạng TTCK Việt Nam, tháng 2/2019, trang 3. tiến, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, là điều kiện cần để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài Để đáp ứng toàn bộ các tiêu chí, Việt Nam có thể phải phụ thuộc đồng thời vào cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung Xét trên bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng, sâu rộng như hiện nay, TTCK Việt Nam cần một cú huých từ bên ngoài để tạo đà cho sự phát triển bằng nội lực của thị trường Nếu chờ đợi đến yếu tố phát triển theo từng nấc thang kinh tế thì Việt Nam có thể sẽ phải chờ đợi một thời gian dài để được công nhận là TTCK mới nổi. Để đẩy nhanh việc nâng hạng TTCK, trước hết Việt Nam cần bước đầu thỏa mãn các tiêu chí ban đầu để nằm trong danh sách xem xét (chưa phải danh sách theo dõi) do MSCI đưa ra Từ đó, được tổ chức cung cấp chỉ số này đưa vào danh sách lấy ý kiến nhà đầu tư toàn cầu (watch list) Tổ chức cung cấp chỉ số sẽ dựa vào việc tổng hợp ý kiến các nhà đầu tư toàn cầu để đưa một thị trường vào danh sách theo dõi hàng năm (watch list) hay không Khi đã vào danh sách theo dõi, TTCK một nước cần chứng tỏ rằng thị trường đó tiếp tục có tiến bộ đáng kể để được xem xét nâng hạng thị trường Như vậy, các bước cần thực hiện như sau:

- Thực hiện vận động đối với các tổ chức cung cấp chỉ số để được đưa vào danh sách xem xét.

- Tìm hiểu, phối hợp với các tổ chức cung cấp chỉ số để tham khảo kết quả ý kiến nhà đầu tư toàn cầu trong kỳ lấy ý kiến hàng năm.

- Phối hợp với các tổ chức cung cấp chỉ số phân tích, đánh giá kết quả tổng hợp Từ đó tiếp tục đưa ra những cải cách cần thiết và đánh giá lại các kết quả đã thực hiện trước đó.

- Tiếp tục nỗ lực cải cách, kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp để nhà đầu tư toàn cầu chấp thuận đưa vào danh sách theo dõi (watch list)

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức xếp hạng thị trường, tận dụng thêm các quan hệ quốc tế để tổ chức xếp hạng đưa ra quyết định nâng hạng thị trường vào thời điểm thích hợp.

Các bước như trên cần được thực hiện song song với lộ trình triển khai mục tiêu nâng hạng TTCK dựa trên những giải pháp cụ thể được thực hiện đồng bộ.

Trước mắt cần tập trung các nguồn lực giải quyết những tiêu chí cốt yếu đã nêu tại mục 2.4 của luận văn này Sau đó, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đổi mới để đưa TTCK phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí của MSCI và dần dần bắt kịp với các tiêu chuẩn của TTCK thế giới Các giải pháp được chia thành 3 nhóm chính sau đây:

- Nhóm giải pháp về phía các cơ quan quản lý thị trường.

- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

- Nhóm giải pháp kỹ thuật.

3.2.1 Giải pháp về phía các cơ quan quản lý thị trường.

Mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam không chỉ góp phần đơn lẻ vào việc phát triển TTCK mà c n góp phần vào mục tiêu phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường Nâng hạng TTCK sẽ là minh chứng cho một nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường Để triển khai hiệu quả mục tiêu này, cần thiết phải có sự ghi nhận ở cấp Chính phủ, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các tổ chức khác Cụ thể như sau:

- Sự phối hợp giữa Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước để có giải pháp tháo gỡ các rào cản liên quan đến thị trường ngoại hối, dòng vốn đầu tư nước ngoài, là một trong những tiêu chí đánh giá về nền kinh tế thị trường cũng như đánh giá xếp hạng thị trường mới nổi; đồng thời, cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, giúp nền kinh tế tránh được các cú sốc bên ngoài, phù hợp với quy định chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Hiện tại, NHNN đang quản lý thị trường ngoại hối theo thông tư 32/2013/TT-NHNN ban hành ngày 26/12/2013, qua 5 năm triển khai, và 1 lần sửa đổi thông tư trên đã bộc lộ 1 số điểm bất cập, gây khó khăn trong việc thu vốn d ng vốn nước ngoài tham gia vào các đợt cổ phần hóa, hay những đợt thoái vốn của Nhà nước Do đó, NHNN cần nhanh chóng sửa đổi thông tư trên theo hướng tạo thuận lợi tối đã cho NĐTNN tham gia các đợt cổ phần hóa và thoái vốn của Nhà Nước.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư Pháp trong quá trình sửa đổi các điều luật c n vướng mắc, chồng chéo, không thống nhất giữa các Luật Đầu tư,Luật Doanh nghiệp, nhất là điều 23 của Luật Đầu tư liên quan đến việc các DN Việt

Nam có sở hữu nước ngoài trên 51% bị xem là DN nước ngoài Đây là phân biệt đối xử giữa công ty Việt Nam cần vốn nước ngoài, tạo ra cạnh tranh không công bằng cho các DN Bộ luật cần phải được sửa đổi để đồng bộ hóa pháp luật Việt Nam Đây cũng là 1 tiêu chí mà MSCI đánh giá Việt Nam cần phải cải thiện Các bộ nghành cần sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định về hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện Hình thức đầu tư này đóng góp vai tr rất quan trọng trong việc lấp đầy khoảng trống về nhu cầu vốn cho các công ty nhỏ và vừa, có ý tưởng tốt trong kinh doanh nhưng không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng hoặc gây vốn từ thị trường chứng khoán Đồng thời, loại hình quỹ mạo hiểm sẽ góp phần rất lớn trong việc khuyến khích, thúc đẩy các ý tưởng mới trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, từ mô hình kinh doanh cho đến áp dụng phát minh mới…, là chất xúc tác đặc biệt quan trọng để giải phóng nguồn lực từ lâu vẫn đang kiềm chế chưa khai phá hết trong đại bộ phận người dân.

- Kết hợp với tổ chức xếp hạng để tìm hiểu các yêu cầu, nhận xét của nhà đầu tư nước ngoài về thị trường chứng khoán Việt Nam qua từng năm Dựa trên những nhận xét này, UBCKNN có thể trình các cấp có thẩm quyền để thay đổi, cập nhật những chính sách để phù hợp với thông lệ quốc tế Đồng thời, thông qua các tổ chức xếp hạng cũng để nhà đầu tư nước ngoài có thêm hiểu biết về thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Tăng cường đối thoại quốc tế trên các diễn đàn trong và ngoài nước, đồng thời có chiến lược quảng bá, nâng cao hình ảnh về TTCK Việt Nam thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý các nước để tổ chức các diễn đàn đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp ý: Trong năm 2019, trình Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa và doanh nghiệp niêm yết; thu hút nhà đầu tư nước ngoài;hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

-Xây dựng khung pháp ý cho hoạt động vay và cho vay chứng khoán: Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động vay và cho vay chứng khoán của Việt Nam mới chỉ gói gọn ở 2 nghiệp vụ cơ bản Để tạo điều kiện thúc đẩy thanh khoản thị trường, UBCKNN cần sớm ban hành khung pháp lý hình thành thị trường cho vay chứng khoán Đây là một cấu phần của TTCK và có mối quan hệ tương hỗ với TTCK phái sinh và thị trường cổ phiếu hiện nay Việc ban hành khung pháp lý cho hoạt động này để đáp ứng tiêu chí “cho vay chứng khoán” đối với MSCI Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ về các nhân tố tham gia thị trường này và nghiên cứu chính sách phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

3.3.1.1 Sớm nghiên cứu và cho áp dụng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

Như đã trình bày ở chương II, mặc dù Chính Phủ đã ban hành nghị định

60/2015/NĐ-CP cho phép nới room nước ngoài lên 100% trừ những nghành nghề kinh doanh có điều kiện Tuy nhiên, thực tế từ khi nghị định có hiệu lực đến nay, sự kỳ vọng sẽ có làn sóng mua cổ phần để tăng sở hữu từ NĐTNN đã không xẩy ra Có nhiều nguyên nhân để NĐTNN không hào hứng với nghị định trên nhưng có 1 nguyên nhân rất quan trọng đã được các NĐTNN chia sẻ là: Có công ty được nâng room lên 100% tuy nhiên NĐTNN chưa cần; có công ty mà NĐTNN quan tâm nhưng không được tham gia vì tỷ lệ sở hữu thấp; có những công ty, ngành được phép đầu tư nhưng nước ngoài không đầu tư được vì cổ phiếu không có thanh khoản. Để giải quyết vấn đề này, Chính Phủ có thể nghiên cứu áp dụng mô hình chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR) mà Thái Lan và Malaysia đã áp dụng rất thành công, điều này vừa giúp thu hút vốn đầu tư, vừa không đụng đến vấn đề chiến lược quốc gia Như vậy Việt Nam sẽ không phải lo về yếu tố nước ngoài kiểm soát các công ty quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, bất động sản… NVDR (viết tắt của Non-Voting Depositary Receipt, tạm dịch là Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) là một loại chứng chỉ lưu ký đặc biệt, được phát hành bởi một tổ chức thứ ba gọi là Tổ chức phát hành NVDR Tổ chức phát hành NVDR sẽ chuyển giao cho NĐT tất cả quyền lợi tài chính gắn liền với cổ phiếu như cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới…Tuy nhiên, khác với chứng chỉ lưu ký thông thường, Tổ chức phát hành NVDR sẽ không chuyển giao quyền biểu quyết cho NĐT (ngoại trừ trường hợp biểu quyết về vấn đề hủy niêm yết cổ phiếu) NĐT có thể chuyển đổi NVDR thành cổ phiếu nếu vẫn còn room nước ngoài.

Mô hình nào cũng có thể là một mô hình để Việt Nam nghiên cứu Nếu không có một mô hình như thế, mà chỉ bàn đi bàn lại việc loại hình kinh doanh nào có điều kiện, ngành nào bị cấm, ngành nào có lộ trình thì e rằng TTCK Việt Nam rất khó nâng hạng thành công.

3.3.1.2 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại DN

Dù cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đã đem lại những kết quả khá thành công trong các năm 2017 và 2018, nhưng nhìn chung quá trình này vẫn còn chậm và chưa đạt mục tiêu đề ra Việc thoái vốn nhà nước, đặc biệt là thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vẫn chậm Số lượng DNNN vẫn còn khá lớn Chất lượng cổ phần hóa cũng c n có nhiều vấn đề Một số DN về thực chất chỉ là chuyển đổi hình thức từ DNNN sang công ty cổ phần khi tỷ lệ bán cổ phần ra cho tư nhân chỉ rất nhỏ; hoặc không có các nhà đầu tư chiến lược đủ mạnh để thay đổi cơ chế quản trị DN; hoặc các đối tác mua cổ phần lại là những DNNN, tức là xét riêng là các DN cổ phần nhưng xét chung trong hệ thống sở hữu chéo nhau giữa các DN này thì cả nhóm lại là DNNN. Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, một số giải pháp cần được thực hiện như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các DN thuộc các hình thức sở hữu khác nhau Hoàn thiện khung pháp luật và mô hình quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại DN theo hướng tập trung vào một đầu mối nhằm tăng trách nhiệm cũng như trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn đối với DNNN, trong đó tập trung vào một số cơ chế, chính sách sau:

-Cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của DN sau khi đã trừ đi khoản dự ph ng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định.

- Thực hiện các quy định mới, đặc biệt là việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong DN Việt Nam (bao gồm cả vốn có quyền biểu quyết và vốn không có quyền biểu quyết) như định hướng hiện tại để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến cổ phần hóa DNNN nhằm tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại

DN Trong đó, Bộ Tài chính nhanh chóng hướng dẫn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại DN Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối để hình thành khung quy định cụ thể, rõ ràng đối với việc ban hành quy trình, tiêu chí, hướng dẫn cụ thể, công khai đối với việc lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược của các DN cổ phần hóa sẽ tạo điều kiện cho

DN trong việc tìm được nhà đầu tư chiến lược phù hợp, đồng thời thu về cho nhà nước giá trị cao nhất.

Các bộ, ngành, địa phương, DNNN cần quán triệt, thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng Đề án đã được phê duyệt; Xử lý nghiêm đối với lãnh đạo DN không thực hiện đúng hoặc thực hiện không có hiệu quả tái cơ cấu và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành; Gắn trách nhiệm của người quản lý DN với nhiệm vụ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại những DN mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu ) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích.”

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán

3.3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ để đáp nhu cầu của thị trường a Giao dịch trong ngày (T0): Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày là một trong những cơ chế giao dịch mới của thị trường được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC Việc triển khai giao dịch này sẽ góp phần tăng tính thanh khoản của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán thì bên cạnh sự sẵn sàng về chức năng hệ thống thì c n cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Vấn đề đáng quan tâm nhất là khả năng quản lý rủi ro về phía thành viên thị trường, khi mà thống kê hàng năm cho thấy, vẫn có trường hợp phải sửa lỗi sau giao dịch, xử lý lỗi Thậm chí, có trường hợp công ty chứng khoán phải lùi thời hạn thanh toán hoặc loại bỏ thanh toán do kiểm soát không tốt ký quỹ của khách hàng (theo quy định hiện nay các công ty chứng khoán phải đảm bảo khách hàng đã có đủ tiền và chứng khoán trước khi nhận lệnh giao dịch) Những trường hợp trên không ngoại trừ cả các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam.

Thực tế cho thấy, rủi ro mất khả năng thanh toán tiềm ẩn khi triển khai thực hiện giao dịch trong ngày là hiện hữu và cần được quan tâm, cân nhắc một cách thận trọng khi so sánh với lợi ích do giao dịch trong ngày mang lại Qua đó, đ i hỏi các thành viên thị trường phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ cũng như đảm bảo nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp kiểm soát rủi ro không tốt.

Về phía cơ quan quản lý, đ i hỏi phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, xử lý các rủi ro có thể phát sinh và có chế tài đối với các công ty chứng khoán không tuân thủ hoặc tuân thủ không tốt các quy định về quản lý rủi ro đối với giao dịch trong ngày Theo đó, việc triển khai hoạt động giao dịch trong ngày sẽ được triển khai sau khi hội tủ đủ các điều kiện cần thiết nêu trên. b Chứng quyền có đảm bảo :

Hiện nay, chứng quyền có bảo đảm được nhiều chuyên gia đánh giá là sản phẩm đầu tư phổ biến nhất trong các TTCK mới nổi Theo số liệu từ Hiệp hội các sở GDCK thế giới (WFE), có ít nhất 42 sở GDCK trong số 56 sở GDCK thành viên đã triển khai giao dịch các loại sản phẩm chứng quyền có bảo đảm khác nhau.

Với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn, chứng quyền có bảo đảm cung cấp một công cụ phòng vệ rủi ro và giúp nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau với chi phí thấp hơn Được giới thiệu ra thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2017, cũng như khung pháp lý từng bước hoàn thiện, chứng quyền có đảm bảo đã được nhiều chủ thể trên thị trường kỳ vọng sớm đưa vào vận hành trong năm 2018.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w