1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tiểu luận asem hội nhập kinh tế quốc tế

8 813 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Tại Hội nghị thành lập ASEM, các nhà lãnh đạo các nước Á-Âu đã nhất trí với nhận định chung rằng sự kiên kết giữa các nước và các khối nước ở hai châu lục Á-Âu tạo ra động lực mới thúc đ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN

Trang 2

NĂM HỌC:2009 – 2010

ĐỀ TÀI CÁC HỘI NGHỊ

THƯỢNG ĐỈNH CỦA ASEM

THÀNH VIÊN

Trang 3

I LỊCH SỬ ASEM:

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (tên tắt là ASEM - Asia-Europe Meeting) được thành lập tháng

3-1996, với 26 thành viên sáng lập, gồm: 10 nước Châu á (Brunây, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Nhật Bản, Philíppin, Thái Lan, Trung Quốc, Xinhgapo, Việt Nam), 15 nước thành viên Liên minh Châu Âu (Ailen, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Italia, Lúcxămbua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển)và Ủy ban Châu Âu (EC)

Sự ra đời của ASEM, sự triển khai hoạt động và sự phát triển mở rộng của tổ chức này phù hợp với đặc điểm cũng như yêu cầu của thời đại, với xu hướng hội nhập khu vực hoá và toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ, kể từ thập kỷ 1980

Tại Hội nghị thành lập ASEM, các nhà lãnh đạo các nước Á-Âu đã nhất trí với nhận định chung rằng sự kiên kết giữa các nước và các khối nước ở hai châu lục Á-Âu tạo ra động lực mới thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư, làm nền tảng cho những sự trao đổi-hợp tác về nhiều lĩnh vực khác giữa hai bên, tạo nên sức mạnh và tầm vóc mới cho các quốc gia và tổ chức hữu quan, tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc xây dựng nền hoà bình và ổn định liên khu vực và trên toàn thế giới

Như Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Jacques Santer nêu rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM-I: Sự ra đời của ASEM là cái mốc đánh dấu mối quan hệ giữa Liên minh Châu Âu và Châu Á; Phản ánh nguyện vọng tha thiết của cả hai khu vực trong việc tăng cường quan hệ và xây dựng một mối quan hệ hợp tác về chính trị và kinh tế mới và mạnh mẽ giữa hai châu lục Trong quy mô hiện tại, các nước ASEM chiếm 39% dân số thế giới; có tổng GDP là 14.829 tỉ USD, chiếm 50% GDP của toàn thế giới; có tổng kim ngạch thương mại là 7.914 tỉ USD, chiếm 60,1% tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới

Các Hội nghị của ASEM được tổ chức luân phiên ở Châu Á và Châu Âu

Thể thức hoạt động cao nhất của ASEM là Hội nghị Thượng đỉnh tổ chức 2 năm một lần với sự tham dự của 25 Nguyên thủ Quốc gia hoặc Thủ tướng Chính phủ các nước thành viên và Chủ tịch ủy ban Châu Âu nhằm quyết định các vấn đề lớn và dài hạn của ASEM

Các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Kinh tế, Tài chính được tổ chức mỗi năm một lần (từ năm 2000 trở về trước tổ chức 2 năm một lần) Các hội nghị của các Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác có thể nhóm họp khi thấy cần thiết

Về cơ chế, các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao (SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung toàn bộ hoạt động của ASEM Các Bộ trưởng Kinh tế và các Quan chức Cao cấp Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ trưởng và Thứ trưởng Tài chính, Tổng Cục trưởng Hải quan chịu trách nhiệm điều phối hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể

ASEM không có Ban Thư ký Thường trực, mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác thường xuyên thông qua hai đại diện của Châu á (một của ASEAN - hiện là Việt Nam, và một của khu vực Đông-Bắc Á - hiện là Nhật Bản), và hai đại diện của Châu Âu (gồm điều phối viên thường xuyên của EC và nước Chủ tịch đương nhiệm EU)

III Nguyên tắc hoạt động của ASEM

Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi

ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức, nên không nhất thiết phải thể chế hóa

Trang 4

Tăng cường sự nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác

Ba trụ cột trong hợp tác là tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác

Việc mở rộng thành viên cần được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ qua Hội nghị thượng đỉnh của ASEM Thành viên được xem xét kết nạp thuộc châu lục nào thì buộc phải được sự nhất trí trước của châu lục đó

Trong nguyên tắc hoạt động của ASEM thì đối thoại là chính

IV Các hoạt động của ASEM:

Kể từ khi thành lập đến nay, ASEM đã triển khai hơn 250 hoạt động ở hầu hết các nước thành viên, trong đó đề xuất nhiều sáng kiến mới nhằm thúc đẩy tiến trình hợp tác Á-Âu ASEM đã tiến hành bốn kỳ Hội nghị Thượng đỉnh, và sắp tới là Hội nghị Thượng đỉnh

ASEM lần thứ năm (ASEM-5) dự kiến tổ chức tại Thủ đô Hà Nội - Việt Nam từ ngày 8 đến 9-10-2004, 3 kỳ Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP), 6 kỳ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, 5 kỳ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, 5 kỳ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, 1 kỳ Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá và Văn minh Á-Âu, 1 kỳ Hội nghị Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ, Môi trường, Di cư, và nhiều cuộc họp quan chức cao cấp các ngành ngoại giao, tài chính, kinh tế, hải quan Các cuộc hội nghị này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

V CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CỦA ASEM:

1 Hội nghị thượng đỉnh lần 1:

Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần thứ nhất (ASEM-I): Diễn ra tại Băngcốc (Thái Lan) trong hai ngày 1 và 2-3-1996, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 10 nước Châu Á gồm 7 nước ASEAN (Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan, Việt Nam), 3 nước Đông Bắc á (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) và 15 nước thành viên Liên minh Châu Âu - EU (Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Italia, Lúcxămbua, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh) và Chủ tịch ủy ban Châu Âu (EC) Hội nghị này đã chính thức thành lập thể chế hợp tác thường xuyên và quyết định lấy tên là Diễn đàn Hợp tác Á-Âu, gồm 25 nước ở hai châu lục với số dân 2 tỷ người và chiếm tới 50% GDP của thế giới

b Nội dung:

Hướng đến một tầm nhìn chung cho Châu Á và Châu Âu:

Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần 1 đã thảo luận nhiều vấn đề và tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo của 25 nước thành viên chia sẻ những quan điểm và phát triển quan điểm chung trong tương lai Hội nghị nhận định: duy trì và củng cố nền hoà bình, ổn định trong khu vực chính là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội

Hội nghị nhấn mạnh: mục tiêu của ASEM là thông qua những diễn đàn gặp gỡ trao đổi trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi giữa các nước Châu Á và Châu Âu để chia sẻ những vấn

đề chung nhằm củng cố sự hiểu biết và lợi ích cho cả 2 khu vực

Tăng cường hợp tác kinh tế:

Hội nghị cũng nhận ra những tiềm năng to lớn về hợp tác kinh tế giữa 2 khu vực Châu Á

và Châu Âu Nền kinh tế Châu Á năng động và đa dạng là thị trường với nhu cầu to lớn về hàng tiêu dùng, vốn đầu tư, đầu tư tài chính Châu Âu (EU), là thị trường chủ yếu của thế giới

về hàng hóa, đầu tư và dịch vụ Hợp tác là cơ hội cho cả hai khu vực mở rộng thị trường hàng hóa, trang thiết bị, vốn đầu tư, và những dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác, cũng như gia tăng tốc độ lưu chuyển vốn đầu tư

Hội nghị cũng nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ giữa hai khu vực sẽ giải quyết được những vấn đề về thương mại và đầu tư hai chiều tốt hơn giữa Châu Á và Châu Âu Hội nghị đồng ý rằng việc thực hiện những chương trình cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hải quan nhằm xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai khu vực ASEM cũng nhắm tới mục tiêu giảm các rào cản thương mại và tạo ra những môi trường đầu tư tốt hơn khuyến khích thương mại

Trang 5

hai chiều giữa Châu Á - Châu Âu Hội nghị nhấn mạnh sự cấp thiết gia tăng đầu tư của Châu

Âu vào Châu Á cũng như khuyến khích đầu tư Châu Á vào Châu Âu

Hội nghị chú ý đến việc khuyến khích phát triển kinh doanh ở khu vực kinh tế nhà nước

và tư nhân bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả hai khu vực nhằm tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp khác, đóng góp việc gia tăng thương mại và đầu tư ở Châu Á và Châu Âu Với mục tiêu này, hội nghị cũng đồng thuận việc thiết lập diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu

ASEM lần 1 còn bàn đến các vấn đề:

- Khuyến khích đối thoại về chính trị.

- Phát triển quan hệ hợp tác ở những lĩnh vực khác, như: chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường.

2 Hội nghị thượng đỉnh lần 2:

a Giới thiệu:

Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần 2 được tổ chức tại Luân Đôn (Anh Quốc) vào tháng

4 – 1998 đã tiếp tục mở ra khả năng thúc đẩy hợp tác và đặt cơ sở cho quan hệ đối ngoại lâu dài giữa hai châu lục bước vào thế kỷ 21 Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Châu Á đang chịu tác động nặng nề cuả cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, hội nghị đã ra tuyên bố riêng về tình hình tài chính ở Châu Á, theo đó Châu Âu cam kết giúp Châu Á khắc phục hậu quả cuả cuộc khủng hoảng này, bên cạnh đó hội nghị còn ghi nhận nhiều sáng kiến mới về mở rộng khả năng hợp tác sang các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y tế, phúc lợi trẻ em, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá

b Nội dung:

 Sự phát triển ở cả hai khu vực:

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc cải thiện tài chính và kinh tế của Châu Á sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 Các nhà lãnh đạo cấp cao cũng đồng thuận về tầm quan trọng của việc hợp tác đối thoại sâu hơn giữa Châu Á - Châu Âu Các nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh sự đối thoại giữa các bộ trưởng tài chính về các vấn đề kinh tế vĩ mô bao gồm

cả cơ hội và thách thức

 Khuyến khích đối thoại:

Hội nghị tập trung vào các vấn đề như cải tổ Liên Hiệp Quốc, các vấn đề an ninh thế giới

và khu vực, quy tắc ứng xử khung, giải trừ quân bị

 Củng cố hợp tác kinh tế:

Hội nghị tập trung vào các vấn đề như cải thiện môi trường kinh doanh, đóng góp của ASEM vào việc thực hiện WTO, triển khai TFAP, IPAP, chống rửa tiền, đối thoại chính sách tài chính

Hội nghị cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đầu tư trong việc xúc tiến phát triển kinh tế ở cả hai khu vực Hội nghị khuyến khích các doanh nghiệp đóng 1 vai trò năng động trong sự phục hồi nền kinh tế ở các quốc gia Châu Á cũng như duy trì và mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh ở cả hai khu vực

Ngoài ra, hội nghị cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo ra sự tin tường toàn cầu về tương lai của nền kinh tế Châu Á

Hội nghị nhấn mạnh đến việc gia tăng thương mại và đầu tư dựa trên thị trường mở, tầm quan trọng của việc gia nhập vào WTO của các thành viên (họ nhấn mạnh rằng việc tham gia làm thành viên đầy đủ của WTO của các thành viên ASEM sẽ làm gia tăng sức mạnh của ASEM)

Hội nghị cũng chú ý đến các vai trò quan trọng của lĩnh vực kinh tế tư nhân trong việc gia tăng mối liên kết giữa Châu Á - Châu Âu

Khi khoa học và công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố chính trong sự phát triển kinh tế thì đây là một tiềm năng lớn cho sự hợp tác cùng có lợi giữa Châu Á - Châu Âu

Ngoài ra ASEM 2 còn bàn về:

- Đẩy mạnh hợp tác trong những vấn đề toàn cầu như: chống ma túy, chống tội phạm, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo …

Trang 6

3 Hội nghị thượng đỉnh lần 3:

a Giới thiệu:

Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần 3 được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng 10 – 2000 đã thông qua 3 văn kiện quan trọng, trong đó định ra phương hướng, nguyên tắc và những ưu tiên chủ yếu cuả ASEM trong thập kỷ đầu cuả Thế kỷ 21, đồng thời ghi nhận nhiều sáng kiến mới để thúc đẩy sự hợp tác giữa 2 châu lục

b Nội dung:

 Sự phát triển ở hai khu vực:

Hội nghị quan tâm đến những dấu hiệu khả quan về sự phục hồi của các quốc gia Châu Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và tầm quan trọng của việc tiếp tục tái thiết lập lại nền kinh tế ở những quốc gia bị khủng hoảng Hội nghị cũng nhấn mạnh đến vai trò của ASEM trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa Châu Á - Châu Âu trong cuộc khủng hoảng vừa qua, và tin tưởng rằng sự năng động của nền kinh tế mới ở Châu Á và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Châu Âu sẽ tạo ra những tiến bộ ổn định và khả quan ở cả hai khu vực

Về vấn đề liên quan đến dầu thô, các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm về việc bảo đảm sự cung cấp năng lượng ổn định bao gồm dầu thô và những sản phẩm xăng dầu khác là một vấn

đề sống còn trong việc duy trì sự phát triển kinh tế lâu dài cho tất cả các quốc gia thành viên ASEM nói riêng và thế giới nói chung

 Khuyến khích đối thoại chính trị:

Hội nghị xác định cam kết của các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc theo đuổi một môi trường quốc tế an toàn cho tất cả các quốc gia nói chung và ASEM nói riêng, cùng với quan điểm đóng góp vào nền hòa bình thế giới, tôn trọng luật quốc tế

Hội nghị hoan nghênh tiến trình ổn định hòa bình ở Đông Timor và khuyến khích những nổ lực xa hơn của UNTAET

 Củng cố sự hợp tác ở lĩnh vực kinh tế và tài chính:

Hội nghị cam kết xúc tiến hơn nữa mối liên kết kinh tế giữa các thành viên ASEM, đặc biệt là ở khía cạnh thương mại và đầu tư tạo ra một sự phát triển mới trong khu vực Họ cũng hoan nghênh kết quả của hội nghị các bộ trưởng kinh tế được tổ chức ở Berlin vào tháng 10/1999 cũng như kết quả của hội nghị các quan chức cấp cao về thương mại và đầu tư

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác của cả hai khu vực về lĩnh vực thông tin liên lạc cũng như thương mại và đầu tư, việc xúc tiến tự do hóa thương mại thông qua một vòng đàm phán thương mại đa phương mới Hội nghị đảm bảo rằng những vấn

đề thương mại trong khu vực sẽ phù hợp với luật lệ của WTO

Một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến việc tham gia với tư cách thành viên đầy

đủ của WTO của các thành viên ASEM sẽ làm gia tăng sức mạnh và hỗ trợ cho các quá trình thương lượng của ASEM với các khối thương mại khác

Hội nghị nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, và hoan nghênh kết quả của hội nghị các bộ trưởng khoa học công nghệ ASEM được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 10/1999 Họ cũng thảo luận những vấn đề toàn cầu như: an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế xã hội Nâng cấp khả năng nghiên cứu của các doanh nghiệp, sự phát triển của thương mại điện tử, chuyển giao tri thức từ các viện nghiên cứu/trường đại học, phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghệ khoa học và khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp

Hội nghị ASEM 3 tiếp tục thảo luận những vấn đề văn hoá – xã hội.

4 Hội nghị thượng đỉnh lần 4:

a Giới thiệu:

Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần 4 được tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 9 – 2002, đã thông qua Tuyên bố Copenhagen về hợp tác chống khủng bố, tuyên bố về hoà bình trên bán đảo Triều Tiên Cũng tại hội nghị này, ASEM đã chính thức chọn Việt Nam là nơi sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần 5 vào năm 2004

Trang 7

b Nội dung:

 Đối thoại chính trị về những thách thức trước thế kỷ 21:

Các nhà lãnh đạo thảo luận các vấn đề an ninh quốc tế và những thách thức an ninh sau

sự kiện 11/9, những giải pháp chống khủng bố quốc tế Họ xác định ASEM phải cùng nhau xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nhấn mạnh việc đấu tranh chống khủng bố phải được dựa trên nghị quyết và sự lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc

Hội nghị xác định rằng quá trình hợp tác Á - Âu (ASEM) tạo thành phương tiện hiệu quả trong đối thoại ở vòng đàm phán WTO – Doha, đặc biệt là ở hội nghị các bộ trưởng WTO tổ chức ở Cancun vào năm 2003 Các nhà lãnh đạo cũng đồng thuận xây dựng một ASEM đoàn kết hữu nghị hơn

Nhìn lại quá trình hợp tác và phát triển giữa hai khu vực các nhà lãnh đạo biểu lộ mong muốn về một sự hợp tác sâu hơn giữa Châu Á và Châu Âu Hội nghị quan tâm đến việc thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế và việc củng cố sự hợp tác về công nghệ thông tin và liên lạc giữa các nước thành viên ASEM

 Hướng đến mối quan hệ hợp tác sâu hơn:

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên ASEM cần phải tiếp tục đối thoại chính trị cũng như kinh tế

Các nhà lãnh đạo xác định rằng quan hệ giữa Châu Á và Châu Âu cần phải thắt chặt hơn, sâu hơn và quan trọng hơn hết là quá trình hợp tác Á – Âu (ASEM) cần phải tiến đến một giai đoạn phát triển mới, năng động hơn

Họ cũng đồng thuận về việc chống khủng bố quốc tế và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế, hợp tác trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục và môi trường cũng như đối thoại về các vấn đề văn hoá văn minh nhân loại trong tương lai

Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định tầm quan trọng của những công việc được thực hiện bởi ASEF trong vấn đề trao đổi giao lưu văn hoá tri thức

Hội nghị nhấn mạnh đến vai trò của kinh tế và tài chính trong môi trường kinh tế toàn cầu và những ảnh hưởng sau sự kiện 11/9 Hội nghị đưa ra một thông điệp về củng cố mối quan hệ kinh tế giữa hai khu vực nhằm đạt được những phát triển trong nền kinh tế thế giới

Hội nghị cam kết sẽ tăng cường hiểu biết mở rộng hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề khu vực cũng như của thế giới Các nhà lãnh đạo cũng hài lòng với kết quả của những hoạt động nằm trong khuôn khổ ASEM đã diễn ra kể từ sau ASEM 3

ASEM 4 còn bàn về các vấn đề:

- Phát triển nguồn nhân lực;

- Hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường;

- Hợp tác chống khủng bố;

- Vấn đề Iraq và tình hình Trung Đông

5 nghị thượng đỉnh lần 5:

6 Hội nghị thượng đỉnh lần 6:

Ngày 10 - 11/9, các nhà lãnh đạo từ 10

nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, 25 quốc gia thành viên EU và Chủ tịch

ủy ban châu Âu sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) lần thứ 6 tại

Helsinki

Hội nghị Thượng đỉnh lần này sẽ là dịp để kỷ niệm và suy ngẫm, sau 10 năm kể từ cuộc họp đầu tiên tại Bangkok (Việt Nam là một thành viên sáng lập)

Trang 8

Đây cũng là một dịp tuyệt vời để ôn lại xem ASEM đã đáp ứng mong đợi của các đối tác như thế nào và nhìn về tương lai xem quan hệ đối tác Á - Âu sẽ đi về đâu sau 10 năm đầu tiên

b Nội dung:

Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo các nước thành viên ASEM sẽ tái khẳng định cam kết của mình với một trật tự quốc tế đúng đắn, công bằng, tuân thủ luật pháp lấy Liên hiệp quốc làm trung tâm Họ sẽ bàn về các mối đe dọa đối với nền an ninh, bao gồm việc phòng ngừa khủng bố, tội phạm có tổ chức và các hiểm hoạ y tế toàn cầu như cúm gia cầm

Liên quan tới phát triển bền vững, hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung vào vấn đề môi trường và an ninh năng lượng Dự kiến hội nghị sẽ ra một Tuyên bố chung về Thay đổi khí hậu, như một đóng góp đối với các nỗ lực đa phương nhằm đáp ứng các cam kết hiện thời và tương lai trong khuôn khổ Công ước chung của Liên Hợp Quốc về Thay đổi Khí hậu và Nghị định thư Kyoto

Liên quan tới toàn cầu hóa và cạnh tranh, hội nghị sẽ thảo luận các giải pháp tương lai theo sau sự trì hoãn mới đây của các cuộc đàm phán nằm trong Chương trình Nghị sự Phát triển Doha Dự kiến, các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận các biện pháp để khai thác hiệu quả quá trình toàn cầu hóa thông qua đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, việc làm, giáo dục và công nghệ

Các đối tác của ASEM sẽ tái khẳng định ủng hộ đối với các cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo để sớm phê chuẩn Công ước của UNESCO về Bảo vệ và thúc đẩy

sự đa dạng của các Biểu đạt Văn hóa được thông qua năm 2005 Các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận các diễn biến lớn của quốc tế và khu vực Các chủ đề có thể bao gồm Bán đảo Triều Tiên, Myanmar và Trung Đông

Ba tuyên bố chung của Asem-6:

Tuyên bố chung của chủ tịch hội nghị nêu rõ rằng tại hội nghị này các vị lãnh đạo

Á-Âu đã ghi nhận vị thế của hai châu lục Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực đa phương nhằm tăng cường giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; cùng nhau cam kết chống khủng bố, đối phó hữu hiệu với những hình thức tội phạm có

tổ chức như buôn người, rửa tiền, tham nhũng, buôn bán ma túy và vũ khí ; thúc đẩy an ninh

y tế toàn cầu và quyết tâm đương đầu với các mối đe dọa về HIV/AIDS, cúm gia cầm, bệnh lao và sốt rét

Tuyên bố Helsinki về tương lai ASEM cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, đương đầu với thách thức tương lai, xác định các triển vọng lớn; chọn lựa các lĩnh vực hoạt động trọng tâm và củng cố cơ cấu thể chế; xây dựng một đối tác mạnh mẽ hơn

Tuyên bố về thay đổi khí hậu cam kết hành động với tinh thần quyết tâm và khẩn cấp để đáp ứng những mục tiêu chung nhằm bình ổn mật độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm không khí và cải thiện môi trường toàn cầu, góp phần vào sự hợp tác với những mục tiêu chính sách năng lượng ; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các đối tác ASEM để chia sẻ thông tin và cảnh báo sớm về thiên tai

7 Hội nghị thượng đỉnh lần 7:

Chiều 24/10, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu

7 (ASEM) khai mạc tại Bắc Kinh (Trung

nước trong khu vực, với chủ đề “Tầm nhìn và hành động: Hướng tới các giải pháp cùng thắng”

Ngày đăng: 07/05/2014, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w