1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

26 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 98,64 KB

Nội dung

Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI

Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế - Các giải pháp nâng cao

hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Họ và Tên: Nguyễn Hồng Nhung

Mã số sinh viên: 2021050497

Nhóm: 15

GV hướng dẫn: Phí Mạnh Phong

Hà Nội,6/2021Mục lục

Trang 2

Phần mở đầu ……… 3

Phần nội dung ……… 4

1.Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế ……… 4

1.1 Khái niệm ……… 4

1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế……… 4

1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (cơ hội và thách thức) … 5

2 Một số thành tựu, hạn chế và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay … 9

1.1 Một số thành tựu, hạn chế ……… 9

1.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả……… 13

Phần kết luận ……… 24

Tài liệu tham khảo ……… 25

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hơn 30 năm đổi mới, từ thế bị bao vây, cấm vận, kinh tế Việt Nam

đã từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Hội nhậpkinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia Bối cảnh mới của tình hình kinh tế, thương mại quốc tế đòi hỏi phải có các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khẳng định vị thế trong chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu

hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hộinhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới Tiến trình hội nhập quốc

tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện

để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Đây thực chất là cơ sở lý luận để hình thành tư duy về giải quyết các quan

hệ lợi ích giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới thông qua hội nhập kinh tế quốc tế - một nội dung quan trọng nhất của hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới

Trang 4

1.Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế

1.1 khái niệm

Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế , chính trị, văn hóa,

xã hội v.v…trong đó,toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hương tới một nền kinh tế thế giớithống nhất

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan:

Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế,các mối quan hệ quốc tế của sản xuất và trao đổingày càng gia tang, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tốsản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của

các nước, nhất là các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay

Trang 5

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơhội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Khi mà các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toànthế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển củamình.

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư

Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại ưu thế về vốn và công nghệ đáng ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài , tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa cácnước đang phát triển và phát triển Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng vớiqua trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý

1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo

ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khac cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại

1.3.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khac nhau cho

cả người sản xuất và người tiêu dung Cụ thể là:

*Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thayđổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được hưởng thụ các sản phẩm hang hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiềuhơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sáchnắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước

*Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 7

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.

*Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính

trị, củng cố an ninh quốc phòng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu them văn hóa dân tộc

và thúc đẩy tiến bộ xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh

Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buon lậu quốc tế

1.3.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp phải khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội

Trang 8

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi roc ho các nước và các nhóm khac nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Có vị trí bất lợi và thua thiệt trongchuỗi giá trị toàn cầu Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức

độ cao

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội

- Hội nhập có thể làm tăng gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị sói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài

- Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp

pháp…

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là rất khó lường Vì vậy, tranh thủ thời

cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế vấn đề cần phải đặh biết coi trọng

2 Một số thành tựu, hạn chế và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

2.1 Một số thành tựu, hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

2.1.1 Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2019 ước đạt 475 tỷ USD,trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017 Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển them nhiều thị trường mới Đặc biệt, xuất khẩu sang thị

trường các nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam đều có tốc độ tăng cao so với năm 2017 Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã kýkết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội nhập và thực thi các FTA [12]

Sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với hơn 26.600 dự án còn hiệu lực Theo đó, khu vực FDI đã ngày càng phát triển, trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế FDI đã đóng góp lớn trong việc gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam Đến nay, khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Khu vực FDI đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho người dân, ổn định tình hình xã hội Riêng năm 2018, Việt Namđã thu hút 1.918 dự án cấp phép mới, với vốn đăng ký đạt hơn 13,481 tỷ USD, tăng 18,1% về số dự án và 0,2% về vốn đăng ký so với năm 2017

FDI có vai trò quan trọng, trở thành “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện FDI đã tạo

ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hinh thành một số ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông

tin Đây là nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mặc dù xu hướng bảo hộ thương mại nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới, kimngạch vốn đầu tư, du lịch từ các đối tác chủ chốt năm sau vẫn tăng hơn năm trước Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục, hơn 13 triệu người năm 2018

Trang 10

Ngày 12/11/2018, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hôi nhập kinh tế quốc tế Việt Nam khi Quốc hôi thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP) và các văn kiện có liên quan Theo đó, CPTPP chính thucwscos hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 Tham gia hiệp định này là động lực giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường để ứng phó với các tác động của kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp với chiều hướng bảo hộ thương mại gia tăng của các nền kinh tế lớn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035 Trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đầu được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035; tổng số việc làm tăng thêm hàng năm từ 20.000 lao động đến 26.000 lao động [12] Bên cạnh đó, CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế Đồng thời, Việt Nam có điều kiện tốt để thu hút FDI của

10 thành viên còn lại Thông qua thành viên của Hiệp định là các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, Việt Nam sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hộ thống pháp luật nước ta, cũng như việcquản lý, điều hành nền kinh tế thị trường Đánh giá về cơ hội “vàng” mà CPTPP mang lại, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tham gia hiệp định là cơ hộilớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là cầu nối quan trọng đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế CPTPP còn là động lực giúp doanh nghiệp Việt Nam tập trung đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới

Bất chấp những khó khăn từ rào cản thương mại, sự gia tăng bảo hộ của các nước hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế của ViệtNam vẫn chinh phục “đỉnh cao”mới Từ năm 2016 đến nay, tăng trưởng kinh

tế luôn đạt cao hơn mức bình quân của giai đoạn 2011-2015, các chỉ số kinh tế

vĩ mô đều tích cực, nhất là đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,08%, mức cao nhất trong vòng 10 năm

Trang 11

và có khả năng tiếp tucsh duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 7% vào năm

2019

Năm 2018 cũng là năm thứ 3 liên tiếp lạm phát được kiểm soát dưới 4%

Dữ trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp túc được cải thiện thông qua việc cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu Nhờ kinh tế - xã hội phát triển ổn định, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540USD, tăng 440USD so với năm 2015

Đến nay đã có 71 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Việt Nam đã ký kết thực thi 12 FTA, kết thúc đàm phán 01 FTA, và đang đàm phán 03 FTA khác Trong 12 FTA đã ký kết và thực thi có 07 FTA ký kết với

tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 06 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Hồng Kông và New

Zealand); 05 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU), và CPTPP; 01 FTA đã kết thúcđàm phán là FTA với Liên minh Châu Âu, 03 FTA đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Israle và FTA với khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA)

Hội nhập kinh tế tiếp tục thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế nước ta Đồng thời, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,đưa quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; quan hệ với các nước lớn tiếp tục được củng cố và thúc đẩy hài hòa, tranh thủ được các yếu tố tích cực, hạn chế được những bất đồng để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của quốc gia Đến nay, Việt Nam đã thiết lập đối tác chiến lược với 16 quốc gia, đối tác toàn diện với 14 quốc gia và quan hệ chiến lược đặc biệt với Lào và Campuchia Các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện tiếp tục được thúc đẩy phát triển, phát huy được các mặt tích cực Việt Nam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là cácđối tác có tầm quan trọng chiếm lược đối với sự phát triển, an ninh của đat nước Cụ thể hóa và đưa khuôn khổ đã xác lập đi vào chiều sâu, thực chất, tạo

sự đan xen , gắn kết giữa lợi ích của Việt Nam với cả nước Trong 30 quốc giađối tác chiến lược, đối tác toàn diện, có 8/10 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính, chiếm 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách và

Trang 12

74% tổng vốn FDI vào Việt Nam [8] Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên mọi mặt, chuyển từ “tham dự” sang chủ động “tham gia”, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế khu vực và toàn cầu tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế Trong đó nổi bật là Việt Nam

đã tham gia xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, hợp tác và tự cường Đặc biệt, Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò nước chủ nhà trong tổ chức các Hội nghị quốc tế, tronng đó Việt Nam đã tổ chức thành công năm APEC Việt Nam2017, đã tranh thủ tốt vị trí nước chủ nhà, khẳng định được vai trò

và khả năng của Việt Nam trong việc xử lý những vấn đề quốc tế và khu vực; Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam được đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất trong lịch sử 27 năm của Diễm đàn Kinh tế Thế giới; Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 cùng chiều sáng kiến hợp tác cụ thể tạicác diễn đàn đa phương cho thấy rõ vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và thế giới [8]

2.1.2 Hạn chế hội nhập kinh tế quốc tế

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội chỉ rõ: công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa khai thác có hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh

tế quốc tế Trong đó, nổi bật là các yếu kém [13]

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã gớp phần làm bộc lộ những yếu

kém cơ bản của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản Tăng trưởng thời gian qua phần nhiều dựa vàocác yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ

Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính

sách liên quan đến thu hút FDI Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trongnhững lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng Ngân hàng thế giới (WB) nhận xét:”Vốn FDI gắn kết với kinh tế với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở các lĩnh vực có giá trị tăng thấp: hầu hết đầu vào(70-80%) đều phải nhập khẩu “[11] Nhận xét đó, dù rất đáng lưu tâm,nhưng chưa cho thấy sự bành trướng của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam

Trang 13

Thứ ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của

Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực Các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm

Thứ tư, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy

đã những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi Các thị trường bất động sản, tài chính, lao động, tài chính, lao động, khoa học – công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện

Thứ năm, đã xuất hiện các điểm “ cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng,

nguồn nhân lực gây cản trở cho quá trình phát triển Trong đó, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thểvượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ sáu, một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội

nhập kinh tế quốc tế Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất làdoanh nghiệp nhỏ và vừa Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại

2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế lah một trong những chủa đề kinh tế có tác độngtới toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển đất nước Với cả những tác động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ thựctiễn đất nước, Việt Nam càn phải tính toán một cách thức phù hợp để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công

2.2.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng tolớn đến những vấn đề cốt lõi của hội nhập, về thực chất là sự nhận thức quy

Ngày đăng: 26/07/2021, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w