GIÁO ÁN LỊCH SỬ 4
Trang 1Ngày tháng năm
BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
-Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc
-Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
-Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài:Bước vào năm học lớp Bốn, các em sẽ được làm quen với hai môn học
hoàn toàn mới, đó là môn học gì? Và môn học đó có nội dung ra sao? Bài học hôm nay:
“Môn Lịch sử và Địa lí” sẽ giúp cho các em hiểu rõ hơn
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Giúp HS biết vị trí địa lí, hình dáng của đất
nước ta
Cách tiến hành:
GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của đất nước ta và
các cư dân ở mỗi vùng
GV kết luận:Khi học môn địa lí các em sẽ hiểu biết
hơn về vị trí ,hình dáng và các yếu tố tự nhiên của đất
nước mình
HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trítỉnh, thành phố mà em đang sống
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu trên đất nước ta có nhiều dân
tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc
Cách tiến hành:
GV phát cho mỗi nhóm HS một tranh, ảnh -Các nhóm làm việc, sau đó trình
bày trước lớp
Về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó ở một
vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc
ảnh đo.ù
GV kết luận:Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt
Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ
quốc, một lịch sử Việt Nam
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Mục tiêu:Giúp HS hiểu và tự hào về công lao xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta
Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề:Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm
nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước HS phát biểu ý kiến.
Trang 2và giữ nước Em nào có thể kể được một sự kiện
chứng minh điều đó?
GV kết luận:Để hiểu rõ hơn truyền thống của ông
cha ta các em phải học tốt môn Lịch sử
Hoạt động 4:Làm việc cả lớp.
GV cho HS đọc trong SGK và trả lời câu hỏi:Để học
tốt môn Lịch sử và Địa lí các em phải chú ý điều gì?
GV kết luận: hướng dẫn HS cách học và đưa ra những
ví dụ cụ thể
HS trả lời
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em hiểu biết gì?
Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của
người dân nơi em ở
Chuẩn bị:Làm quen với bản đồ
-HS trả lời:Phần bài học
-HS trả lời
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
………
………
………
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Ngày tháng năm
Trang 3BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
-Định nghĩa đơn giản về bản đồ
-Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ, …
-Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,…
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bản đồ
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu định nghĩa đơn giản về bản đồ
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ
lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục,Việt nam,…)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
-GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện
trên mỗi bản đồ
Bước 2:
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
GV kết luận:Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực
hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định
-HS trả lời câu hỏi trước lớp
Hoat động 2:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu:Giúp HS hiểu cách vẽ bản đồ
Cách tiến hành:
GV: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải
làm như thế nào?
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
-HS đọc SGK trả lời
2.Một số yếu tố của bản đồ.
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên
bảng và thảo luận tho gợi ý sau:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiên trên bản đồ
+Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc
(B), Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào?
+Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên đồ địa lí tự nhiên Việt
-Nhìn từ ngoài bản đồ vào thì ở trên là hướng B,ở dướilà hướng N, bên phải là
Trang 4Nam (hình 3).
Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+Đọc tỉ lê bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng –ti-mét
(cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) trên thực
tế?
+Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu
bản đồ được dùng để làm gì?
GV giải thích thêm:Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn
dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1 Mẫu
số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ
GV kết luận:Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa
tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí
hiệu bản đồ
hướng Đ, bên trái là hướng T
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm viẹc nhóm trước lớp
-Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện
Hoạt động 4:Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
Mục tiêu:HS biết vẽ một số kí hiệu trên bản đồ
Cách tiến hành:
-GV cho HS quan sát bảng chú giải ở phần 3 và vẽ kí
hiệu một số đối tượng địa lí
GV cho HS hoạt động nhóm đôi
-HS quan sát tranh và vẽ
-1 em vẽ kí hiệu, 1em nói
kí hiệu đó thể hiện cái gì và ngược lại
Hoạt động 5:Củng cố –dặn dò.
Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố trên bản đồ? -HS trả lời phần bài học
Gọi một số HS nêu phần bài học -HS đọc bài
CB:Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
………
………
………
Ngày tháng năm
BÀI 3: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
Trang 5I MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
-Trình tự các bước sử dụng bản đồ
-Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước.-Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
-Bản đồ hành chính Việt Nam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
3.Cách sử dụng bản đồ
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Giúp HS nắm được trình tự các bước sử
dụng bản đồ
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả
lời các câu hỏi sau:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các
kí hiệu của một số đối tượng trong địa lí
+Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam
với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải
thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia?
-Căn cứ vàokí hiệu ở bảng chúgiải
GV gọi HS chỉ đường biên giới phần đất liền của
Việt Nam trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo
trên bảng
GV kết luận: GV nêu các bước sử dụng bản đồ (như
SGK đã nêu) và hướng dẫn HS cách chỉ bản đồ
HS lên bảng trình bày
4.Bài tập
Hoạt động 2:Thực hành theo nhóm
GV cho HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b
trong SGK
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm
-HS các nhóm khác nhận xét , bổ sung
GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
+Các nước láng giềng của Việt Nam:Trung Quốc,
Lào, Cam-pu-chia
+Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông
+Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa, …
+Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo,
Cát Bà,…
+Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Tiền, sông Hậu,…
Trang 6Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Giúp HS xác định được 4 hướng chính
(Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước và
tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải
của bản đồ
Cách tiến hành:
-GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
-GV yêu cầu:
+Một HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng
Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
+Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình
đang sống trên bản đồ
+Một HS nêu tên những tỉnh (thành phố) giáp với
tỉnh (thành phố )của mình
GV hướng dẫn HS cách chỉ:Ví dụ, chỉ một khu vực
thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ
một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu
chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng
sông phải từ đầu nguồn đến cửa sông
HS lên chỉ HS nhận xét ,bổ sung
HS lắng nghe và tập chỉ vào bản đồ trong SGK
Hoạt động 4:Củng cố – dặn dò
Em hãy nêu các bước sử dụng bản đồ
* Nhận xét tiết học
-HS trả lời (phần bài học) -Vài HS đọc phần bài học
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
………
………
………
Ngày tháng năm
BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
(Khoảng từ 700 năm TCN đến 179 TCN)
Trang 7Bài 1: NƯỚC VĂN LANG
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS nêu được:
• Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng
700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống
• Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là: Vua Hùng, các lạc
tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì
• Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
• Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện
• Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động (nếu có thể thì in thành phiếu
học tập cho từng HS)
• Phiếu thảo luận nhóm, viết vào giấy khổ A3 hoặc A2, số lượng tuỳ theo số nhóm
• Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, phóng to
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- Gv nêu: Người Việt ta ai cũng thuộc câu
ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
- Gv hỏi: Bạn nào cho biết ngày giỗ tổ
mà câu ca dao trên nhắc đến là ngày giỗ
của ai?
- Em có biết gì về các vua Hùng?
- Gv giới thiệu bài:
- Lắng nghe
- Hs: là ngày giỗ các vua Hùng
- Các vua Hùng là người có công dựng nước
- Hs nghe Gv giới thiệu bài
Hoạt động 1 THỜI GIAN HÌNH THÀNH VÀ ĐỊA PHẬN CỦA NƯỚC VĂN LANG
- Gv treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
ngày nay, treo bảng phụ và nêu yêu cầu:
Hãy đọc SGK, xem lược đồ, tranh ảnh để
hoàn thành các nội dung sau (nội dung này
ghi trên bảng phụ):
1/ Điền thông tin thích hợp vào bảng sau:
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Thời điểm ra đời
Khu vực hình thành
2/ Xác định thời gian ra đời của nước Văn
- Hs đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu
- Hs có thể dùng bút chì để gạch chân các phần cần điền vào bảng thống kê, hoặc viết các thông tin này vào vở Kết quả của hoạt động :
1/ Điền thông tin thích hợp vào bảng sau:
Nhà nước đầu tiên của người Lạc ViệtTên nước Văn LangThời điểm ra đời Khoảng 700 năm TCNKhu vực hình Khu vực sông Hồng, thành sông Mã, sông Cả
2/ Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian:
Trang 8Lang trên trục thời gian:
CN
0 -2005
- Gv hỏi cả lớp:
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có
tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời
gian nào?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời
của nước Văn Lang trên trục thời gian
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu
vực nào?
+ Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của
nước Văn Lang
- Gv kết luận lại nội dung của hoạt động 1:
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc
ta là nước Văn Lang Nước Văn Lang ra đời
vào khoảng 700 năm TCN trên khu vực của
song Hồng, sông Mã, sông Cả, nay là nơi
người Lạc Việt sinh sống.
n Văn Lang CN
700 0 2005
- Hs phát biểu ý kiến:
+ Là nước Văn Lang
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN
+ 1 Hs lên bảng xác định, Hs cả lớp theo dõi và nhận xét
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
+ 1 đến 2 hs lên bảng chỉ, hs cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau chỉ cho nhauxem trong lược đồ của SGK
- Hs nghe kết luận
Hoạt động 2:
CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI VĂN LANG
- Gv yêu cầu hs: Hãy đọc SGK và điền tên
các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp, đó là
những tầng lớp nào?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang
là ai?
- Hs làm việc theo cặp, cùng vẽ sơ đồ vào vởvà điền, 1 Hs lên bảng điền
Kết quả hoạt động:
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang:
Vua Hùng Lạc tướng , Lạc hầu Lạc dân
Nô tì
- Hs xung phong phát biểu ý kiến:
+ Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp, đó là vuaHùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân,nô tì + Người đứng đầu trong nhà nước Văn Langlà vua, gọi là Hùng Vương
Trang 9+ Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ
gì?
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang
gọi là gì?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn
Lang là tầng lớp nào? Học làm gì trong xã
hội?
+Tầng lớp sau vua là các lạc tướng và lạchầu, họ giúp vua Hùng cai quản đất nước.+ Dân thường gọi là lạc dân
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội VănLang là nô tì, họ là người hầu hạ trong các giađình người giàu phong kiến
Họat động 3:
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
- Gv treo các tranh ảnh về các cổ vật và hoạt
động của người Lạc Việt như minh họa trong
SGK (nếu không có thì yêu cầu Hs quan sát hình
trong SGK)
- Gv giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu
thảo luận nhóm cho Hs và nêu yêu cầu: hãy cùng
quan sát các hình minh họa và đọc SGK để điền
các thông tin về đời sống vật chất và tinh thần
của người Lạc Việt vào bảng thống kê
- Hs làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6đến 8 hs, thảo luận theo yêu cầu của Gv
Kết quả thảo luận:
I Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
Û
Lễ hội
- Trồng lúa, khoai, đỗ,
cây ăn quả, rau, dưa
hấu
- Nuôi tằm, ươm tơ, dệt
vải
- Đúc đồng: giáo, mác,
mũi tên, rìu, lưỡi cày
- Làm gốm
- Đóng thuyền
- Cơm, xôi
- Bánh chưng, bánh dày
- Ở nhà sàn,
- Sống quây quần thành làng
- Vui chơi nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật
- Gv gọi các nhóm dán phiếu của mình
lên bảng, sau đó cho mỗi nhóm trình bày
một nội dung trước lớp
- Gv yêu cầu: Dựa vào bảng thống kê
trên, hãy mô tả một số nét về cuộc sống
của người Lạc Việt bằng lời của em
- Gv họi một số Hs trình bày trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương những hs nói
- 2 đến 3 hs trình bày, nội dung như trong SGK /12,13,14
Hoạt động 4:
Trang 10PHONG TỤC CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
- Gv hỏi: hãy kể tên một số câu chuyện
cổ tích, truyền thuyết nói về các phong
tục của người Lạc Việt mà em biết
- Gv hỏi: địa phương chúng ta còn lưu giữ
các phong tục nào của người Lạc Việt
Gv nhận xét và khen ngợi những hs nêu
được nhiều phong tục hay
- Hs thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến:
+ Sự tích bánh chưng, bánh dày vào ngày tết + Sự tích Mai An Tiêm, nói về việc trồng dưahấu của người Lạc Việt
+ Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về việc đắpđê, trị thủy của người Lạc Việt
+ Sự tích Chử Đồng Tử (học ở lớp 3) nói về việcthời Chử Đồng Tử của nhân dân vùng sông Hồng +Sự tích trầu cau nói về tục ăn trầu của ngườiViệt…
- Hs nêu theo hiểu biết (càng nhiều Hs nêu càngtốt) Ví dụ: tục ăn trầu, trồng lúa, khoai, đỗ, tổchức lễ hội vào mùa xuân có các trò đua thuyền,đấu vật, làm bánh chưng, bánh dày,…
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gv nêu: Trong một lần đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói vơí Đại đoàn Quân tiên
phong trước khi về tiếp quản thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước” Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ?
- Hs nêu ý kiến
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14 SGK, trả lời
các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………
………
………
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Ngày tháng năm
Bài 2: NƯỚC ÂU LẠC
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs nêu được:
• Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang; thời gian tồn tại, tên vua,nơi đóng đô của nước Âu Lạc
• Những thành tựu của người Âu Lạc (chủ yếu là về mặt quân sự)
• Người Âu Lạc đã đoàn kết chống quân xâm lược Triệu Đà nhưng do mất cảnh giácnên bị thất bại
Trang 11II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện
• Phiếu thảo luận nhóm, viết vào giấy khổ A3 hoặc A2, số lượng tùy theo số nhóm
• Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, phóng to
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời các
câu hỏi 1,2,3 trang 14 SGK
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv hỏi: các em biết gì về thành Cổ Loa, thành
này ở đâu, do ai xây dựng ?
- Gv giới thiệu bài mới: bài học trước đã cho các
em biết nhà nước Văn Lang, vậy tiếp sau nhà
nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này
có liên quan gì đến thành Cổ Loa? Chúng ta
cùng tìm hiểu qua bài nước Âu Lạc
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu, Hs cảlớp theo dõi và nhận xét
- Hs nêu theo hiểu biết của từng em
Hoạt động 1:
CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT VÀ NGƯỜI ÂU VIỆT
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi
các câu hỏi sau:
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì
giống với đời sống của người Lạc Việt?
+ Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống vơí
nhau như thế nào?
- Gv nêu kết luận: Người Âu Việt sinh sống ở
mạn Tây Bắc của nước Văn Lang, cuộc sống của
họ có nhiều nét tương đồng vơí cuộc sống của
người Lạc Việt, người Âu Việt và người Lạc Việt
sống hòa hợp với nhau.
-Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắccủa nước Văn Lang
+ Người Âu Việt cũng biết trồng lúa,chế tạo đồ đồng, biết trồng trọt, chănnuôi, đánh các như người Lạc Việt Bêncạnh đó phong tục của người Âu Việtcũng giống người Lạc Việt
+ Họ sống hòa hợp với nhau
Hoạt động 2:
SỰ RA ĐỜI NƯỚC ÂU LẠC
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo định
hướng như sau: (Viết sẵn nội dung định hướng
trên bảng phụ, hoặc viết vào phiếu thảo luận
cho các nhóm):
1/ Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại
hợp nhất với nhau thành một đất nước? (đánh
dấu × vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất)
Vì cuộc sống của họ có những nét tương
- 3 đến 4 Hs thành 1 nhóm, thảo luận vơínhau theo nội dung định hướng
- Kết quả thảo luận mong muốn:
1/ Vì sao người Lạc Việt và người ÂuViệt lại hợp nhất với nhau thành một đấtnước? (đánh dấu × vào ô trống trước ý trảlời đúng nhất)
Trang 12Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm
Vì họ sống gần nhau
2/ Ai là người có công hợp nhất đất nước của
người Lạc Việt và người Âu Việt?
………
3/ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu
Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
Nước……… đóng đô ở………
- Gv yêu cầu Hs trình bày kết quả thảo luận
- Gv hỏi: Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang
là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời vào thời
gian nào?
- Gv kết luận nội dung hoạt động 2
Vì cuộc sống của họ có những néttương đồng
Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm
Vì họ sống gần nhau
2/ Người có công hợp nhất đất nước củangười Lạc Việt và người Âu Việt là ThụcPhán An Dương Vương
3/ Nhà nước của người Lạc Việtvà người Âu Việt là nước Âu Lạc,kinh đô ở vùng Cổ Loa, thuộchuyện Đông Anh, Hà Nội ngàynay
- 3 Hs đại diện trình bày trước lớp, Hscòn lại theo dõi và bổ sung ý kiến
- Hs: Nhà nước tiếp sau nhà nước VănLang là nhà nước Âu Lạc, ra đời vào cuốithế kỉ thứ III TCN
Họat động 3:
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGƯỜI DÂN ÂU LẠC
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp với định
hướng: hãy đọc SGK, quan sát hành minh họa
và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những
thành tựu gì trong cuộc sống:
+ Về xây dựng?
+ Về sản xuất?
+ Về làm vũ khí?
- Gv yêu cầu Hs nêu kết quả thảo luận
- Gv hỏi: so sánh sự khác nhau về nơi đóng đô
của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- 2 hs ngồi cạnh nhau trao đổi với nhautheo yêu cầu
Kết quả hoạt động tốt:
+ Người Âu Lạc đã xây dựng được kinhthành Cổ Loa với kiến trúc ba vòng hình ốcđặc biệt
+ Người Âu Lạc sử dụng rộng rãi các lưỡicày bằng đồng, biết kĩ thuật rèn sắt
+ Người Âu Lạc chế tạo được loại nỏ mộtlần bắn được nhiều mũi tên
- Một Hs nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, bổsung và nhận xét
+ Hs suy nghĩ và trả lời ( có thể thảoluận với nhau) : Nước Văn Lang đóng đô ởPhong Châu là vùng rừng núi, còn nước ÂuLạc đóng đô ở vùng đồng bằng
- Gv giới thiệu thành Cổ Loa trên lược đồ khu di tích thành Cổ Loa: Cổ Loa là vùng đấtcao ráo, dân cư đông đúc nằm ở trung tâm của nước Âu Lạc, là đầu mối giao thôngđường thủy rộng lớn Từ nay có thể theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về vùng đồngbằng, cũng có thể lên vùng rừng núi đông bắc qua sông Cầu, sông Thương (GV vừagiới thiệu vừa chỉ trên lược đồ) Chính vì vậy nên Thục Phán An Dương Vương đãchọn đóng đô ở Cổ Loa
- Gv: Hãy nêu về tác dụng của thành Cổ Loa và - Hs quan sát sơ đồ và nêu: Thành Cổ Loa
Trang 13nỏ thần.
- Gv kết luận: người Âu Lạc đạt được nhiều
thành tựu trong cuộc sống, trong đó thành tựu
rực rỡ nhất là về sự phát triển quân sự thể hiện
ở việc bố trí thành Cổ Loa và chế tạo nỏ bắn
được nhiều mũi tên một lần.
là nơi có thể tấn công và phòng thủ, vừa làcăn cứ của thủy binh Thành lại phù hợpvới việc sử dụng cung nỏ, nhất là loại nỏbắn được nhiều mũi tên một lần mà ngườiÂu Lạc chế tạo được
Họat động 4:
III NƯỚC ÂU LẠC VÀ CUỘC XÂM LƯỢC CỦA TRIỆU ĐÀ
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK đoạn từ “Từ năm 207
TCN … phong kiến phương Bắc”.
- Gv nêu yêu cầu: dựa vào SGK, bạn nào có thể
kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
- Gv hỏi: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu
Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào
ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- 1 Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi trongSGK
- 1 đến 2 Hs kể trước lớp, cả lớp theo dõi vàbổ sung ý kiến
- Hs: vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòngchống giặc ngoại xâm, lại có tướng chỉ huygiỏi, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố
- Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh, cho contrai là Trọng Thủy sang làm rể của AnDương Vương để điều tra cách bố trí lựclượng và chia rẽ nội bộ những người đứngđầu nhà nước Âu Lạc
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học
thuộc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm
các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài
Bài 3 : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs nắm được:
• Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179
Trang 14• Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối vớinhân dân ta.
• Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quânxâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau:
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:
Thời gian
Từ năm 179 TCN đến năm938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hóa
• Phiếu học tập cho từng Hs có nội dung như sau (nếu có thể):
Phiếu học tập:
Họ và tên: ………
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng yêu cầu Hs 1 và Hs 2
trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2; Hs 3 kể lại cuội
kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà
của nhân dân Âu Lạc
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv giới thiệu bài mới: Cuối bài học trước,
chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà
đã chiếm được nước Âu Lạc Tình hình nước
Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Chúng
ta cùng tìm hiểu bài “Nước ta dướI ách đô hộ
của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Hs nghe Gv giới thiệu bài, sau đó mở SGKtrang 17
Hoạt động 1:
CHÍNH SÁCH ÁP BỨC BÓC LỘT CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN TA
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Sau khi Triệu
Đà thôn tính … sống theo luật pháp của người
Hán”
- Gv hỏi: sau khi thôn tính được nước ta, các
triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành
những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với
nhân dân ta?
Trang 15- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu:
Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ
quyền, về kinh tế, về văn hóa và sau khi bị
các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
(Gv treo bảng phụ)
- Gv gọi một nhóm đại diện nêu kết quả thảo
luận Gv nhận xét các ý kiến của Hs, ghi các ý
kiến đúng lên bảng để hoàn thành bảng so
sánh như sau:
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi,tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuốngbiển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thácsan hô để cống nạp
+ Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân
ta, bắt dân ta phải theo phong tục của ngườiHán, học chữ Hán, sống theo pháp luật củangười Hán
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4đến 6 em, thảo luận và điền kết quả thảoluận vào phiếu
-1 Hs đọc phiếu trước lớp, các nhóm kháctheo dõi và bổi sung ý kiến
Tình hình nước ta sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ:
Thời gian
Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận huyện phong kiến của
phương BắcKinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc, phải cống nạp
Văn hóa Có phong tục tập quán
riêng
Phải theo phong tục của người Hán, họcchữ Hán, những nhân dân ta vẫn giữ gìnbản sắc dân tộc
- Gv kếu luận về nội dung hoạt động 1: Từ năm 179 TCN đến năm 938 , các triều đạiphong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hô nước ta Chúng biến đất nước ta từ mộtnước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành niều chính sách ap bứcbóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhục Không chịu khuất phục, nhândân ta vẫn giữ gìn các phong trục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới củangười dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phươngBắc
-Hoạt động 2:
CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG
BẮC
- Gv phát phiếu học tập cho từng Hs, nếu không
có phiếu thì Gv hướng dẫn Hs kẻ bảng thống kê
vào vở
- Gv nêu yêu cầu: Hãy đọc SGK và điền các
thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương
- Hs nhận phiếu hoặc tự kẻ bảngthống kê theo hướng dẫn
- Hs làm việc cá nhân
Trang 16Bắc vào bảng thống kê.
- Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả trước lớp
- Gv ghi ý kiến của Hs lên bảng để hoàn thành
bảng thống kê như sau: - 1 Hs nêu, Hs khác theo dõi và bổsung
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Gv hỏi: Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân
dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn
chống lại ách đô hộ của các triều đại phong
kiến phương Bắc?
- Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc
khởi nghĩa nào?
- Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một
nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kến
phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho
đất nước ta?
- Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại
ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương
Bắc nói lên điều gì?
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn
- Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiếnthắng Bạch Đằng năm 938
- Nhân dân ta có một lòng nồng nànyêu nước, quyết tâm, bền chí đánhgiặc giữ nước
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học
thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
và chuẩn bị bài sau
- 2 Hs lần lượt đọc trước lớp, Hs cảlớp theo dõi trong SGK
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Ngày tháng năm
Bài 4: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
I/ MỤC TIÊU:
Sau khi học, Hs có thể:
• Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
• Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa
• Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: đây là cuội khởi nghĩa thắng lợiđầu tiên sau hơn 200 năm trước nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đôhộ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện
• Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to)
Trang 17• Gv và Hs tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến khởinghĩa Hai Bà Trưng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3
câu hỏi cuối bài 3
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv giới thiệu bài mới: trong bài học trước các
em đã biết để chống lại ách đô hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta
đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa Bài học hôn
nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong các
cuộc khởi nghĩa ấy, đó là khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
- 3 Hs lên bảng thực hiện
- Hs mở SGK trang 19
Hoạt động 1 NGUYÊN NHÂN CỦA KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ
I đền nợ nước, trả thù nhà”.
- Gv giải thích các khái niệm:
+ Quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước
ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng
đặt là quận Giao Chỉ (chỉ vùng đất trên bản
đồ Việt Nam)
+ Thái Thú: Là một chức quan cai trị một
quận thời nhà Hán đô hộ nước ta
- Gv yêu cầu Hs: Hãy thảo luận với nhau để
tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
- Gv gọi đại diện Hs phát biểu ý kiến
- Gv nêu vấn đề: Khi tìm hiểu nguyên nhân
của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có bạn cho
rằng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là do
thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng
Trắc là Thi Sách, có bạn lại cho rằng Hai Bà
Trưng phất cờ khỏi nghĩa là do căm thù giặc
áp bức; bóc lột nhân dân ta đến cùng cực Em
đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
- 1 Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi bàitrong SGK
- Hs nghe Gv giải thích
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 Hs,cùng đọc lại SGK và thảo luận theo yêu cầu
- 1 Hs nêu, Hs cả lớp theo dõi và bổ sung
- Hs suy nghĩ và trao đổi với nhau, sau đó mộtsố Hs phát biểu trước lớp
- Gv kết luận nội dung hoạt động 1: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã
Trang 18chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
-Hoạt động 2:
- Gv treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi
nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu: năm 40, Hai
Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa
nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên
lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi
nghĩa
- Gv nêu yêu cầu: Hãy đọc SGK và xem lược
đồ để tường thuật lại diễn biến cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng (có thể hướng dẫn Hs
dùng bút chì vẽ mũi tên chỉ đường đi diễn biến
của cuộc khởi nghĩa)
- Gv yêu cầu Hs tường thuật trước lớp
- Gv nhận xét, khen ngợi những Hs trình bày
tốt
- Hs quan sát lược đồ
- Hs làm việc cá nhân, tự tường thuật theo lượcđồ SGK
- 2 đến 3 Hs lên bảng vừa chỉ lược đồ, vừatrình bày, sau mỗi lần Hs trình bày cả lớp nhậnxét và bổ sung ý kiến: Cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửasông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay Từ đây,đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chónglàm chủ Mê Linh Sau khi đã làm chủ MêLinh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm CổLoa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâmcủa chính quyền đô hộ Bị đòn bất ngờ, quânHán thua trận bỏ chạy tán loạn
Hoạt động 3:
KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA VỦA KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp đọc SGK, sau đó lần
lượt hỏi:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả
như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý
nghĩa như thế nào?
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân
dân ta?
- Hs tìm thông tin trong SGK và trả lời :
+ Trong vòng không đầy 1 tháng, cuộc khởinghĩa hoàn toàn thắng lợi Quân Hán bỏ của,bỏ vũ khí, lo chạy thoát thân Tô Định phải cảitrang thành dân thường lẩn vào đám tàn quântrốn về nước
+ Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoàiđô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầutiên nhân dân ta đã giành được độc lập
+ Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thốngbất khuất chống giặc ngoại xâm
Trang 19- Gv nêu lại ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà
Trưng
Hoạt động 4:
LÒNG BIẾT ƠN VÀ TỰ HÀO CỦA NHÂN DÂN TA VỚI HAI BÀ TRƯNG
- Gv cho Hs trình bày các mẩu truyện, các bài
thơ, bài hát về Hai Bà Trưng, trình bày các tư
liệu về các tên đường, tên phố, đền thờ Hai
Bà Trưng đã sưu tầm được
- Gv khen ngợi các Hs sưu tầm được nhiều tư
liệu, nhắc Hs cả lớp góp tư liệu làm thành tư
liệu chung và truyền tay nhau để cùng tìm
hiểu
- Gv nêu: với chiến công oanh liệt như trên,
Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng
chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước
nhà
- Hs từng tổ góp các tư liệu sưu tầm được thành
tư liệu chung của tổ Sau đó các tổ lần lượttrình bày tư liệu của mình trước lớp Ví dụ đọcthơ nói về Hai Bà Trưng, giới thiệu về mộtngôi đền thờ Hai Bà Trưng
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học
thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm bài
tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
- 1 Hs đọc trước lớp, hs cả lớp theo dõi trongSGK
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Ngày tháng năm
Bài 5: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH
ĐẠO (năm 938)
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể:
• Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng
• Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng
• Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng
Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một
nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến pương Bắc và mở ra
thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
• Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện
Trang 20• Gv và Hs tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiếnthắng Bạch Đằng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu
hỏi cuối bài 2
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv treo hình 1, trang 22 SGK lên bảng (nếu
có) và hỏi: Em có thấy những gì qua bức tranh
trên?
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Hs: Những chiến cọc nhọn tua tủa trên mặtsông, những chiếc thuyền nhỏ đang lao đi vunvút, những người lính vung gươm đánh chiếmthuyền lớn
- Gv giới thiệu: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặcngoại xâm của nước ta hơn một nghìn năm trước Vậy đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu?Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài họchôm nay
Họat động 1:
TÌM HIỂU VỀ CON NGƯỜI NGÔ QUYỀN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và tìm hiểu về Ngô
Quyền theo định hướng:
+ Ngô Quyền là người ở đâu?
+ Ông là người như thế nào?
+ Ông là con rể của ai?
- Gv yêu cầu Hs phát biểu ý kiến
- Hs làm việc cá nhân để rút ra hiểu biết vềNgô Quyền:
+ Ngô Quyền là người ở Đường Lâm, HàTây
+ Ngô Quyền là người có tài, yêu nước + Ông là con rể của Dương Đình Nghệ,người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánhđuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợinăm 931
- Một số Hs nêu những hiểu biết của mình vềNgô Quyền, ngoài những thông tin trongSGK, hs có thể đưa thêm thông tin mình tìmhiểu được
Hoạt động 2:
TRẬN BẠCH ĐẰNG
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu
Hs thảo luận nhóm theo định hướng:
+ Vì sao có trận Bạch Đằng?
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6
hs thảo luận
Kết quả thảo luận tốt:
+ Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương ĐìnhNghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù.Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu nhà NamHán, nhân cớ đó nhà Nam Hán đem quân sangxâm chiếm nước ta Biết tin, Ngô Quyền bắtgiết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc
Trang 21+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Kết quả của trận Bạch Đằng?
- Gv gọi đại diện các nhóm trình bày nội
dung thảo luận
- Gv tổ chức cho 2 đến 3 Hs thi tường thuật
lại trận Bạch Đằng
- Gv nhận xét và tuyên dương Hs tường thuật
tốt
xâm lược
+ Trận Bạch Đằng diễn ra trên cửa sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh cuối năm 938
+ Ngô Quyền đã dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước dâng cao che lấp các cọc gỗ Ngô Quyền cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui nhử cho địch vào bãi cọc Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng ngàn cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục sẵn 2 bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhonï Thuyền giặc cái thì thủng, cái vướng cọc nên không tiến, không lùi được
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại
- 4 Hs lần lượt báo cáo cho 4 nhóm, các Hs khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến
- Hs tường thuật trước lớp, có sử dụng tranh minh họa, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tường thuật hay nhất
Hoạt động 3:
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
- Gv hỏi: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô
Quyền đã làm gì?
- Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô
Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối
với lịch sử dân tộc ta?
- Gv: Với chiến công hiển hách như trên, nhân
dân ta đời đời nhớ ơn của Ngô Quyền Khi ông
mất, nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông
ở Đường Lâm, Hà Tây
- Sau chiến thắng Bạch Đằng, mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô
- Hs trả lời (như SGK)
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Trang 22
-Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Trang 23Ngày tháng năm
Bài 6: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs biết:
• Từ bài 1 đến bài 5 học 2 giai đọan lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơnmột nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
• Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trụcvà băng thời gian
• Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong ba nội dung: đời sống người Lạc Việt dướithời Văn Lang; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng Bạch Đằng
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Băng và trục thời gian
• Phiếu học tập cho Hs
• Các hình minh họa cho mục tiêu 3 (nếu có)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời câu hỏi
cuối bài 2
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gv giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử học từbài 1 đến bài 5
Hoạt động 1:
Hai giai đọan đầu tiên trong lịch sử dân tộc
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu 1 trong SGK, trang
Buổi đầu dựng nước và giữ nước Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại
độc lậpKhoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938
- Gv gọi 1 hs lên điền tên các giai đọan lịch sử đã
học vào băng thời gian trên bảng
- Gv hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử
nào của lịch sử dân tộc, neu thời gian của từng
giai đoạn
- 1 Hs lên bảng, Hs cả lớp nhận xét
- Hs vừa chỉ trên băng thời gian vừa trả lời:
Giai đoạn thứ nhất là Buổi đầu dựng nước
và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ
khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm
Trang 24- Gv nhận xét và yêu cầu Hs ghi nhớ hai giai
đoạn lịch sử trên
179 TCN; giai đoạn thứ hai là Hơn một
nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, giai
đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN đến năm938
Hoạt động 2:
CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu 2, SGK
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp để thực hiện
yêu cầu của bài
- Gv vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian
tiêu biểu lên bảng
- Hs đọc trước lớp
- 2 Hs ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau vàkẻ trục thời gian và ghi các sự kiện tiêubiểu theo mốc thời gian vào một tờ giấy.Kết quả thảo luận tốt:
Nước Văn Lang Nước Âu Lạc rơi Chiến thắng
ra đời vào tay Triệu Đà Bạch Đằng
Khoảng Năm 179 CN Năm 938
700 năm
- Gv yêu cầu đại diện Hs báo cáo kết quả thảo
luận
- Gv kết luận về bài làm đúng và yêu cầu Hs đổi
chéo phiếu để kiểm tra bài lẫn nhau
- 1 nhóm lên bảng báo các, Hs cả lớp theodõi và nhận xét
Hoạt động 3:
THI HÙNG BIỆN
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, đặt tên cho các nhóm
sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi:
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi hùng biện theo
chủ đề:
* Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới
thời Văn Lang
* Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng
+ Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo
+ Yêu cầu của bài nói: Đầy đủ, đúng, trôi chảy,
có hình minh họa càng tốt, khuyến khích các
nhóm có nhiều bạn nói, mỗi bạn nói về một
phần
- Gv tổ chức cho Hs thi nói trước lớp
- Gv yêu cầu ban giám khảo nhận xét, sau đó
tuyên dương nhóm nói tốt
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
+ Mỗi nhóm chuẩn bị theo hướng dẫn:
* Nhóm 1: Nội dung cần nêu đủ các mặtsản xuất, ăn, mặc, ở, ca hát, lễ hội trongcuộc sống của người Lạc Việt dưới thời VănLang
*Nhóm 2: Cần nêu rõ thời gian, nguyênnhâ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởinghĩa Hai Bà Trưng
*Nhóm 3: Cần nêu rõ thời gian, nguyênnhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa củachiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, cảlớp theo dõi và nhận xét
Trang 25CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs ghi nhớ các sự
kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đọan lịch sử
vừa học, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có), tìm
hiểu trước về Đinh Bộ Lĩnh
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Trang 26Ngày tháng năm
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
(TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1009)
Bài 7: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, Hs nêu được:
• Sau khi Ngô Quyền mất nước, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lục phongkiến tranh giành quyền lực gây ta chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vôcùng cực khổ
• Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm968)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình trong SGK, phóng to nếu có điều kiện Bản đồ Việt Nam
• Phiếu học tập cho Hs
• Hs sưu tầm các tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIƠÍ THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời
các câu hỏi:
+ Nêu tên hai giai đọan lịch sử đầu tiên
trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt
đầu từ năm nào đến năm nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào
thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào
đối với lịch sử dân tộc?
+ Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào
thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào
đối với lịch sử dân tộc?
- Gv nhận xét và cho điểm Hs
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu Hs cả lớp theodõi và nhận xét
- Gv giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứthơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hô Thế nhưng, sau khi NgôQuyền mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùngcực khổ Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước Vậy ai là người đã làm đượcđiều này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
Họat động 1:
Trang 27TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC SAU KHI NGÔ QUYỀN MẤT
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi:
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta
như thế nào?
- Gv kết luận về tình hình đất nước sau khi
Ngô Quyền mất và nêu vấn đề: Yêu cầu bức
thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất
đất nước về một mối
- Hs làm việc cá nhân để tìm hiểu Sau đó xungphong phát biểu ý kiến Sau khi Ngô Quyềnmất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng.Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chiacắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liênmiên Dân chúng phải đổ máu vô ích, ruộngđồng bị tàn phá, còn quân thù thì lăm le ngoàibờ cõi
Họat động 2:
ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
có từ 3 đến 4 Hs và yêu cầu Hs thảo luận
theo nội dung như trong SGK
- Gv gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo
luận
- Gv nhận xét kết quả thảo luận của các
nhóm, sau đó nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung
thảo luận, bạn nào có thể kể lại chiến công
dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh?
- Gv tuyên dương Hs kể tốt
- Hs làm việc theo nhóm
- Mỗi đại diện nêu ý kiến của nhóm mình về 1câu hỏi, sau mỗi lần có Hs báo cáo, cả lớp nhậnxét và bổ sung ý kiến
- 1 đến 2 Hs kể trước lớp, cả lớp theo dõi vànhận xét
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Gv: qua bài học, em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ
Lĩnh?
- Gv kết luận: Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại có
công lớn dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước,
đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân
Chính vì thế mà nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn
của ông Để tỏ lòng biết ơn ông, nhân dân ta đã xây
dựng đền thờ ông ở Hoa Lư, Ninh Bình trong khu di
tích cố đô Hoa Lư xưa (Gv treo bản đồ Việt Nam,
yêu cầu Hs chỉ tỉnh Ninh Bình)
- Gv treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu Hs chỉ tỉnh
Ninh Bình
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò hs về nhà học thuộc
bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự
đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
- 3 đến 4 Hs phát biểu ý kiến về nhân vậtlịch sử Đinh Bộ Lĩnh
- Hs thực hiện yêu cầu của Gv trên bảnđồ
- Một số hs lên bảng chỉ, Hs khác theodõi và nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Ngày tháng năm
Trang 28Bài 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (năm 981)
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể:
• Nêu được tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược
• Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và
hợp lòng dân
• Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
• Nêu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình minh họa trong SGK
• Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)
• Phiếu học tập cho Hs
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Gv gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi
cuối bài 7
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv cho hs quan sát tranh Lễ lên ngôi của Lê
Hoàn, sau đó giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của
Lê Hoàn, người sáng lập ra triều Tiền Lê, triều đại
nối tiếp của triều Đinh, Lê Hoàn đã lập được công
lao gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em trả lời câu hỏi đó
- 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
Hoạt động 1:
TÌNH HÌNH NƯỚC TA TRƯỚC KHI QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
- Gv tổ chức cho Hs làm việc theo cặp.
- Gv treo bảng phụ có ghi nội dung thảo luận (hoặc
phát biểu thảo luận cho từng cặp Hs nếu có), yêu
cầu Hs thảo luận để hoàn thành yêu cầu của phiếu.
Nội dung thảo luận:
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1 Vì sao Thái Hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm
vua?
Vì khi lên ngôi vua, Đinh Toàn còn quá nhỏ.
Vì quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
Vì Lê Hoàn là người tài giỏi, đang chỉ huy quân
đội.
Tất cả các ý trên.
- Hs tiến hành thảo luận theo cặp.
- 2 Hs ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK và thảo luận để tìm câu trả lời đúng cho các câu hỏi thảo luận Kết quả thảo luận mong muốn:
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1 Vì sao Thái Hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
Vì khi lên ngôi vua, Đinh Toàn còn quá nhỏ.
Vì quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
Vì Lê Hoàn là người tài giỏi, đang chỉ huy quân đội.
Tất cả các ý trên.
Trang 292 Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ
không? Vì sao?
Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì ông là người tài
giỏi, đang lãnh đạo quân đội và có thể đánh đuổi
giặc ngoại xâm.
Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì Đinh Toàn còn
nhỏ không gánh vác được việc nước.
Tất cả các ý kiến trên
- Gv yêu cầu đại diện Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs, sau đó hỏi Hs cả
lớp:
+ Dựa vào phần thảo luận, hãy tóm tắt tình hình
nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi
rất được nhân dân ủng hộ?
+ Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì? Triều đại của
ông được gọi là triều gì?
+ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- Gv kết luận nội dung 1 và chuyển sang nội dung 2:
Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống
quân Tống của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê
Lê Hoàn được nhân dân ủng hộ vì Đinh Toàn còn nhỏ không gánh vác được việc nước .
Tất cả các ý trên.
- 1 Hs phát biểu ý kiến trước lớp, hs cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- Nghe Gv hỏi và trả lời:
+ Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại Con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ không lo nổi việc nước Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta Lúc đó, Lê Hoàn đang là Thập đạo tướng quân, là người tài giỏi được mời lên ngôi vua.
+ Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô “vạn tuế”.
+ Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là Hoàng đế, triều đại của ông được sử cũ gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra sau này.
+ Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
Hoạt động 2:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT
- Gv tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm
- Gv treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến
chống quân Tống (năm 981) lên bảng và nêu
yêu cầu:
Hãy dựa vào lược đồ, nội dung SGK và các câu
hỏi gợi ý dưới đây để trình bày diễn biến chính
của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm
lược lần thứ nhất
Câu hỏi gợi ý:
1 Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta?
- Hs chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ
4 đến 6 Hs tiến hành thảo luận theo yêu cầu
- Hs xem lược đồ, đọc SGK và cùng xây dựngdiễn biến
Kết quả hoạt động mong muốn:
1 Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâmlược nước ta
Trang 302 Các con đường chúng tiến vào nước ta.
3 Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng
quân ở những đâu để đón giặc?
4 Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân
Tống
5 Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- Gv yêu cầu đại diện Hs trình bày kết quả thảo
luận
- Gv nhận xét, sau đó Gv hoặc 1 Hs khá trình
bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống
quân Tống xâm lược lần thứ nhất
- Gv hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống
thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch
sử dân tộc ta?
Gv tổng kết hoạt động 2, nhận xét tuyên
dương những nhóm Hs hoạt động tốt, có hiệu
quả
2 Chúng tiến vào nước ta theo 2 con đường.Quân thủy theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộtiến vào theo đường Lạng Sơn
3 Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó choquân chặn đánh ở cửa sông Bạch Đằng và ảiChi Lăng
4 Tại cửa sông Bạch Đằng, cũng theo kết củaNgô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ởcửa sông để đánh địch Bản thân ông trực tiếpchỉ huy quân ta ở đây Nhiều trận đấu ác liệtđã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thủycủa địch bị đánh lui
Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ảiChi Lăng buộc chúng phải lui quân
5 Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết.Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi
- Một nhóm Hs lên bảng vừa trình bày vừa chỉtrên lược đồ (mỗi Hs trong nhóm nối tiếp nhautrình bày 1 ý) Các nhóm khác theo dõi và bổsung ý kiến
- Hs cả lớp theo dõi
- Hs trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi: Cuộckháng chiến chống quân Tống xâm lược thắnglợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhàvà đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòngtin ở sức mạnh dân tộc
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv yêu cầu Hs cả lớp gấp SGK và vở, sau đó tổ chức cho Hs thi điền từ còn thiếu vào
sơ đồ sau để củng cố nội dung bài:
-Đáp án: Điền các từ theo thứ tự : 981, Tống, Lê Hoàn, Bạch Đằng, Chi Lăng, thắng lợi
độc lập
- Hs suy nghĩ và viết các từ mình điền theo đúng thứ tự ra giấy
- Gv gọi 1 Hs chữa bài, sau đó yêu cầu Hs các tổ đổi chéo giấy để kiểm tra lẫn nhau, tổ
nào có nhiều bạn điền đúng nhất là tổ thắng cuộc
Năm ……….
giặc ……….
kéo quân sang
xâm lược nước ta
Dưới sự lãnh đạo của ………
quân dân ta đã giành chiến thắng vẻ vang ở trận và trận
Cuộc kháng chiến chống Tống …… nền ……
của dân tộc được giữ vững.
Trang 31- Gv tổng kết trò chơi, tuyên dương các tổ có nhiều Hs nhớ được nội dung bài.
- Gv dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá
(nếu có) và chuẩn bị bài sau
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Trang 32Ngày tháng năm
Bài 9: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể nêu được:
• Nêu được lý do nhà Lý tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lý Công Uẩn
• Lý do Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La
• Sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lý và kể được các tên gọi khác củakinh thành Thăng Long
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình minh họa trong SGK
• Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long (nếu có)
• Bản đồ hành chính Việt Nam (loại cỡ to)
• Hs cả lớp tìm hiểu về các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi
cuối bài 8
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1 trang 30 SGK và
hỏi: Hình chụp tượng của ai? Em biết gì về nhân vật
lịch sử này?
- Gv giới thiệu: Đây là ảnh chụp tượng vua Lý Công
Uẩn, ông vua đầu tiên của nhà Lý Nhà Lý đã ra đời
như thế nào và có công lao gì đối với lịch sử dân tộc
ta? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu
hỏi đó
- 3 Hs lên bản thực hiện yêu cầu
- Hs trả lời theo hiểu biết của mình
Hoạt động 1:
NHÀ LÝ – SỰ TIẾP NỐI CỦA NHÀ LÊ
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Năm 2005 đến
nhà Lý bắt đầu từ đây”.
- Gv hỏi: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình
đất nước như thế nào?
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong
triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
- Gv: như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý
tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta Chúng ta
cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý.
- Hs đọc SGK, 1 Hs đọc trước lớp
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnhlên làm vua Nhà vua tính tình rất bạo ngượcnên lòng người oán hận
- Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triềuđình nhà Lê Ông vốn là người thông minh,văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòngngười Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trongtriều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009
Hoạt động 2:
Trang 33NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA ĐẠI LA, ĐẶT TÊN KINH THÀNH LÀ THĂNG LONG.
- Gv treo bản đồ hành chính Việt Nam và yêu
cầu Hs chỉ vị trí của vùng Hoa Lư, Ninh Bình, vị
trí của Thăng Long – Hà nội trên bản đồ
- Gv hỏi: năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết
định dời đô từ đâu về đâu?
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu Hs
thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi: So với
Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn
cho việc phát triển đất nước?
Gv gợi ý Hs cách suy nghĩ: Vị trí địa lý và địa
hình của vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn so
với vùng Hoa Lư?
- Gv yêu cầu hs phát biểu ý kiến
- Gv tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng
đất Đại La so vơí Hoa Lư, sau đó hỏi Hs: vua Lý
Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La
và đổi tên là Thăng Long?
- 2 hs lần lượt chỉ trên bảng, cả lớp theo dõi
- Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dờiđô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tênthành Thăng Long
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4đến 6 Hs, cùng đọc sách, thảo luận để tìm racâu trả lời Kết quả thảo luận tốt:
+ Về vị trí địa lý thì vùng Hoa Lư không phảilà trung tâm của đất nước, còn vùng Đại Lalại là trung tâm của đất nước
+ Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi nonchật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùngĐại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằngphẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ
- Đại diện Hs phát biểu ý kiến, sau đó các Hskhác nhận xét, bổ sung cho đủ ý
- Vua Lý Thái Tổ tin rằng muốn con cháu đờisau được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từvùng núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La,Một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
- Gv giới thiệu: Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra ThăngLong Theo truyền thuyết, khi thuyền vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiệnlên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên Đại La là Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên.Sau đó, năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt
Hoạt động 3:
KINH THÀNH THĂNG LONG DƯỚI THỜI LÝ
- Gv yêu cầu Hs quan sát các ảnh chụp một số
hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK
và những tranh ảnh tư liệu khác nếu có
- Gv hỏi: Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng
Long như thế nào?
- Gv kết luận: Tại kinh thành Thăng Long, nhà
Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện,
đền chùa Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng
đông tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn
nhịp tươi vui
- Hs quan sát hình
- Hs trao đổi với nhau, sau đó đại diện Hs nêu
ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv tổ chức cho hs thi kể các tên khác của kinh - Hs chia nhóm và nêu các tên khác của
Trang 34thành Thăng Long: Gv chia lớp thành các nhóm,
phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và 1 chiếc bút
dạ, yêu cầu các nhóm ghi tất cả cá tên khác của
kinh thành Thăng Long mà nhóm biết vào giấy
- Gv kiểm tra kết quả của từng nhóm, kết luận
nhóm có nhiều tên đúng nhất là nhóm thắng cuộc,
sau đó giới thiệu một cách hệ thống cho Hs về tên
của kinh thành Thăng Long qua các thời kì
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài,
trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau
kinh thành Thăng Long, sau đó dán kếtquả của nhóm mình lên bảng
- Hs nghe giảng
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
Trang 35Sau khi học, Hs nêu được:
• Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi
• Chùa là công trình kiến trúc đẹp, là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạtvăn hóa của cộng đồng
• Mô tả được một ngôi chùa
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Các hình minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện)
• Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý (GV và HS)
• Bảng phụ, phiếu học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu
hỏi cuối bài 9
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- Gv cho Hs quan sát ảnh tượng Phật A-di-đà, ảnh
một số ngôi chùa và giới thiệu bài: trên đất nước
ta, hầu như làng nào cũng có chùa, chùa là nơi thờ
phật Vậy, tại sao đạo Phật và chùa chiền ở nước
ta lại phát triển như vậy? Chúng ta cùng tìm hiều
qua bài học “Chùa thời Lý”
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu
Họat động 1:
ĐẠO PHẬT KHUYÊN LÀM ĐIỀU THIỆN, TRÁNH LÀM ĐIỀU ÁC.
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “đạo Phật rất
thịnh đạt”
- Gv hỏi: Đạo Phật du nhập vào nước ta bao giờ
và có giáo lý như thế nào?
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật?
- Gv tổng kết nội dung hoạt động 1: Đạo Phật có
nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước
ta thừ thời phong kiến phương Bắc đô hộ Vì giáo
lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách
suy nghĩ, lối sống của dân ta nên sớm được nhân
dân tiếp nhận và tin theo
- 1 Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp đọc SGK
- Hs trả lời: “đạo Phật du nhập vào nước tatừ rất sớm loài vật” (sgk/32)
- Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lốisống và cách suy nghĩ của nhân dân ta nênsớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo
Hoạt động 2:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT DƯỚI THỜI LÝ
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu hs
đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Những việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo
Phật rất thịnh đạt?
- Gv gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
- Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6
Hs, cùng thảo luận để tìm câu trả lời
- Đại diện Hs 1 nhóm nêu ý kiến, các nhóm
Trang 36- Gv kết luận: dưới thời Lý, đạo Phật rất phát
triển và được xem là Quốc giáo (là tôn giáo
của quốc gia)
khác bổ sung và thống nhất các sự việc chothấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt là:
+ ý 1 SGK/32
+ ý 2 SGK/32
Hoạt động 3:
CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NHÂN DÂN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi:
Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân
ta như thế nào?
- Hs làm việc cá nhân, sau đó một vài Hs phátbiểu ý kiến, các Hs khác theo dõi và bổ sung ýkiến cho đủ ý: “chùa là nơi tu hành làngxã”.(SGK/33)
Hoạt động 4:
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ NGÔI CHÙA THỜI LÝ
- Gv chia Hs thành các tổ, yêu cầu Hs các tổ trưng
bày các tranh ảnh, tài liệu về các ngôi chùa thời
Lý mà tổ mình sưu tập được
- Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị thuyết minh về các tư
liệu của mình, hoặc chọn để giới thiệu về một ngôi
chùa
- Gv tổ chức cho các tổ lần lượt trình bày trước
lớp
- Gv tổng kết, khen ngợi các tổ sưu tầm được nhiều
tư liệu, sau đó nhắc Hs góp chung thành tư liệu của
lớp để cùng tìm hiểu
- Hs trưng bày tư liệu sưu tầm được
- Đại diện Hs các tổ trình bày
* Nếu hs không sưu tầm được tư liệu, Gv cho Hs mô tả cảnh chùa Một Cột, chùa Dâu theo
+ Em biết gì về sự khác nhau giữa chùa và đình?
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các
bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Trang 37• Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tốngxâm lược lần thứ 2.
• Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt
• Tự hào về truyền thống chống giặc ngọai xâm kiên cường, bất khất của dân tộc ta
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (phóng to)
• Phiếu học tập cho Hs
• Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và các tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trênphòng tuyến sông Như Nguyệt (Gv và Hs)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Gv gọi 2 hs lên bảng, yêu cầu hs trả lời 2 câu
hỏi cuối bài 10
-Gv nhận xét việc học bài ở nhà của hs
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gv giới thiệu bài : Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứnhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa Năm 1072, vuaLý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi Nhà Tống coi đó làmột cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta Trong hoàn cảnh vô cùng khókhăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến Cuộc kháng chiến chống quânTống xâm lược lần thứ 2 diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lờiđược câu hỏi này
Hoạt động 1:
LÝ THƯỜNG KIỆT CHỦ ĐỘNG TẤN CÔNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Năm 1072
rồi rút về nước”. - Một Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi bài.
- Gv giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt: Ông sinh năm 1019, mất năm
1105 Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc địa phận của Hà Nội Ônglà người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải 3 đời vua Lý Thái Tông,Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông Có công lớn trong kháng chiến chống giặc Tống xâmlược, bảo vêï độc lập chủ quyền đất nước ta
- Gv hỏi: Khi biết quân Tống đang xúc tiến
việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý
Thường Kiệt có chủ trương gì?
- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
- Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho
quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
- Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợigiặc không bằng đem quân đánh trước để chặnmũi nhọn của giặc”
- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quânthành hai cánh, bất ngời đánh vào nơi tập trungquân lương của nhà Tống ở Ung Châu, KhâmChâu, Liêm Châu, rồi rút về nước
- Hs trao đổi và đi đến thống nhất: Lý Thường
Trang 38là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưuxâm lược nước ta của nhà Tống.
- Gv kết luận nội dung hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trunglương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống Vì trướcđó, khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợidụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta
-Hoạt động 2:
TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG NHƯ NGUYỆT
- Gv treo lược đồ kháng chiến, sau đó trình
bày diễn biến trước lớp
- Gv hỏi lại Hs để các em nhớ và xây dựng các
ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân
xâm lược Tống:
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị
chiến đấu với giặc?
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào
thời gian nào?
+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược
nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+ Trận chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu?
Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến
sông Như Nguyệt?
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau cùng trao
đổi và trình bày lại diễn biến của cuộc kháng
chiến cho nhau nghe
- Gv gọi đại diện Hs trình bày trước lớp
- Hs theo dõi
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của Gv:
+ Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sôngNhư Nguyệt (ngày nay là sông Cầu)
+ Vào cuối năm 1076
+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồạt tiến vào nước ta
+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyếnsông Như Nguyệt Quân giặc ở phía bờ Bắccủa sông, quân ta ở phía Nam
+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, QuáchQuỳ nóng lòng chờ quân thủy tiến vào phốihợp vượt sông nhưng thủy quân của chúng đã
bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển QuáchQuỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiếncông ta Hai bên giao chiến ác liệt, phòngtuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ LýThường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêudiệt kẻ thù Quân giặc bị quân ta phản côngbất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháochạy Trận Như Nguyệt ta đại thắng
- Hs làm việc theo cặp
- 1 Hs trình bày, Hs khác theo dõi, bổ sung ýkiến
Họat động 3:
KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “sau hơn ba - Một Hs đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi
Trang 39tháng Nền độc lập của nước ta được giữ
vững”
- Gv hỏi: Em hãy trình bày kết quả của cuộc
kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ hai
- Gv: theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành
được chiến thắng vẻ vang ấy?
trong SGK
- Một số Hs phát biểu ý kiến, các Hs khác bổsung cho đủ ý: Quân Tống chết quá nửa vàphải rút về nước, nền độc lập của nước ĐạiViệt được giữ vững
- Hs trao đổi với nhau và trả lời
- Gv nêu kết luận: dựa vào nội dung phần ghi nhớ SGK / 36
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv giới thiệu bài thơ Nam Quốc sơn hà, sau đó
cho Hs đọc diễn cảm bài thơ này
- Gv hỏi: Em có suy nghĩ gì về bài thơ này?
- Gv nêu: Bài thơ chính là tiếng của núi sông
nước Việt vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh
của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân
cướp nước để mãi mãi giữ vẹn bờ cõi nước Nam
ta
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại
bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập
tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
- Hs cả lớp đọc 3 câu đầu, cả lớp đồng thanhđọc câu cuối cùng
- Một vài Hs nêu ý kiến
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -
Tổ trưởng kiểm tra:
Ban Giám hiệu
( Duyệt )
Trang 40
Ngày tháng năm
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(Từ năm 1226 đến năm 1400)
Bài 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs có thể:
• Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
• Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần vànhững việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước
• Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dândưới thời nhà Trần
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
• Hình minh học trong SGK
• Phiếu học tập cho Hs
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu
hỏi cuối bài 11
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gv giới thiệu bài: Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có cônglao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua quan ănchơi sa đọa, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm nước ta Trước tình hìnhđó, nhà Trần lên thay nhà Lý Bài học hôm nay giúp các em hiểu hơn về sự thành lập củanhà Trần
Hoạt động 1:
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ TRẦN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ
XII Nhà Trần được thành lập”
- Gv hỏi: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như
thế nào?
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà
Lý như thế nào?
- Gv kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất
nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được
việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần
là một điều tất yếu Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp
bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và
bảo vệ đất nước.
- 1 Hs đọc trước lớp, hs cả lớp theo dõiSGK
- Cuối thế kỉ XII, nhà lý suy yếu, nội bộtriều đình lục đục, đời sống nhân dân khổcực Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước
ta Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhàTrần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai nêntruyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoànglấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng.Nhà Trần được thành lập