Số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay rất nhiều. Trong số đó có khoảng 40 ngành hàng xuất khẩu tiềm năng mũi nhọn.Theo kết quả của báo cáo "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam", tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày...
Tiếp đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc. Với mỗi loại mặt hàng, việc xuất khẩu là không tránh khỏi việc các nước nhập khẩu đặt ra các rào cản. Ở đây, trong nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số rào cản của các nước đưa ra cho một số ngành hàng nhất định
2.1.2.1.Thủy sản
Từ nhiều năm nay, ngành thuỷ sản luôn nằm trong Top 5 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất Việt Nam. Con cá, con tôm Việt Nam đã đi đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nga, Nhật Bản…
Hình 2.1 Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
giai đoạn 2005-6 tháng/2010
Những tháng đầu năm 2010, đã gặp không ít khó khăn về việc khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả không ổn định, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những
những khó khăn do các quy định khắt khe mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu. Muốn đứng vững ở thị trường xuất khẩu, không còn cách nào khác là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, phá vỡ thế qui mô sản xuất nhỏ, mặt hàng có giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu có uy tín… trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của thị trường xuất khẩu.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, thị trường EU vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc ở vùng nào, khai thác có hợp pháp không, chế độ, điều kiện nuôi ra sao… Tiêu chuẩn Global GAP và quy định IUU (illegal unreported and unregulated fishing) đối với các mặt hàng thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng và khai thác, là một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra với hàng nhập khẩu từ các nước.
Trong điều kiện nuôi trồng tại Việt Nam hiện nay, áp dụng tiêu chuẩn Global GAP thực sự không dễ dàng đối với các vùng nuôi thủy hải sản. Global GAP là tiêu chuẩn của châu Âu được áp dụng một cách tự nguyện chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết lập một chuẩn mực trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Thị trường châu Âu vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, khách hàng châu Âu không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm; tuy nhiên, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này.
Theo Quy định 1005/2008 ngày 29/9/2008 của EC về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU), mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu). Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét duyệt trước khi hàng về đến cửa khẩu của nước đó.
IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Trường hợp nước xuất khẩu nhập nguyên liệu chế biến từ nước khác chỉ được chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải được chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước khai thác.
“Theo Luật Quốc tế, ngư dân có quyền khai thác đánh bắt trong phạm vi lãnh hải của mình, tuy nhiên, yêu cầu cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác là rất khó đối với ngư dân”, việc thay đổi phương thức hoạt động trong cộng đồng ngư dân là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các quy định của IUU.
2.1.2.2.Dệt may
Hàng dệt may là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn ngoại tệ và góp phần đáng kể giải quyết việc làm.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt Nam là: EU, Mỹ, Nhật Bản
Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ của con người
- Các biện pháp bảo vệ sự sống và sức khoẻ của động vật và thực vật - Các biện pháp bảo vệ môi trường
- Các quy định bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn - Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng
* Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại EU
- Luật EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khoẻ con người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm dệt may có chứa các chất bị cấm (RS)
- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá chất (đây là luật về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới);
- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may - Các quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU. Tới lượt mình nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu thông qua các điều khoản trong hợp đồng.
Luật EU với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe của con người - Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia. Cấm bán sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước biển - Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định cho chất dẻo, chất mạ điện.
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản phẩm dệt may - Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt may :penta BDE, octa BDE
- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol và nonylphenol etoxylat - Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện may mặc - Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP) - Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phép hoá chất
- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat - Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
- Luật về an toàn quần áo
Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may bán tại EU - Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản phẩm - Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng
- Phạm vi áp dụng:
Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt
Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng
Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày dép, găng tay, bao tay...
* Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Mỹ
- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA) - Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102) - Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69) - Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423) - Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại
- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực 10.02.2010) 16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo
16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em
16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em
16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới 3 tuổi Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT, TBT, TPhT...)
Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như clobenzen, clotoluen) Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE..)
Focmaldehyt
Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP...)
* Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Nhật Bản - Luật quy định ghi nhãn hàng hoá gia dụng
- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm
- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ.
2.1.2.3.Đồ gỗ nội thất
Ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác..., tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới.
Đến tháng 1/2012, đạo luật FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực. Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu.
2.2.Tác động của các rào cản đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Cho dù tồn tại dưới bất kì một hình thức hoặc biện pháp nào, rào cản thương mại quốc tế ở một số nước đã và sẽ tiếp tục cản trở khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của hàng hóa của Việt Nam. Điều đó được thế hiện rõ hét ở một số loại rào cản sau:
- Thứ nhất: là nết không hoặc chưa được áp dụng mức thuế rối huệ quốc (MFN) thì thuế suất phổ thông sẽ rất cáo nên rất khó có khả năng xuất khẩu. Chẳng hạn trong biểu thuế của Hoa Kỳ, thuế suất phổ cập đối với cà phê là 18,2% nhưng thuế suất tối huệ quốc chỉ là 2,8%. Tương tự như vậy đối với các loại mặt hàng thực phẩm là 19,2% và 5,5%; dệt may là 55,1% bà 10,1%; hàng may mặc là 68,9% và 13,4%; sản phẩm gỗ là 29,4% và 2,1%; hóa chất cao su là 30,3% và 4,3%; hàng công nghiệp chế tạo khác là
46,7% và 3,8%. Do vậy, chỉ từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam được hưởng chế độ tối huệ quốc ( có tính tạm thời – hàng năm) thì xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ mới tăng trưởng nhanh chóng.
Những năm gần đây, Nhật Bản và một só nước cũng dành cho Việt Nam được hưởng chế độ tối huệ quốc nên xuất khẩu cũng đã tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, ở các thị trường mà Việt Nam chưa được hưởng chế độ này thì hàng hóa Việt Nam xuất khẩu còn gặp khó khăn.
- Thứ hai: là theo quy định của Tổ chức thương mại Thế giới, các nước phát triển có thể dành cho các nước đang phát triển được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập. EU đã dành cho Việt Nam được hưởng chế độ này (nhưng cũng có khả năng xem xét lại khi EU đã mở rộng ra thành EU 25) còn Hoa Kỳ vẫn chưa cho Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi GSP của Hoa Kỳ. Hiện nay có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ được hưởng GSP cảu Hoa Kỳ. Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP là những mặt hàng thuộc nhóm nông sản, hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ gỗ, đồ da, một số mặt hàng nhóm giày dép và may mặc…Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy đã được hưởng chế đô MFN nhưng còn cao so với mức GSP vì vậy cũng là rào cản đối với xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ so sánh với các nước khác.
- Thứ ba: trong xu thế hình thành nhiều khi thương mại tự do giữa các nước và thuế suất ưu đãi tại các khu vực này thường ở mức 0%. Một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan. Malaysia, Philippin đã ký kết hoặc đang chuẩn bị ký các hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc..và họ đã dành cho nhau niềm ưu đãi trong đó có ưu đãi về thuế biến…Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam co nhiều điểm giống cơ cấu hàng hóa của các nước trong khu vực nên khi Việt Nam còn chưa được ưu đãi ở mức cao như các nước thì chính nó đã trở thành rào cản tác động không tốt tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Thứ tư: là Việt Nam chưa được Hòa Kỳ và EU coi là nước có nền kinh tế thị trường, do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường này vì phải giải quyết theo cơ chế song phương và bị áp đặt điều tra so sánh thông qua một nước thứ ba. Tất cả những điều này đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi hơn so với
nhiều nước. Chẳng hạn, vụ các doanh nghiệp Mỹ kiện 6 nước trong vụ bán phá giá tôm thì theo phán quyết sơ Bộ Thương mại Hoa Kỳ có Trung Quốc và Việt Nam phải chiu mức thuế chống bán phá giá cao nhất (do Trung Quốc và Việt Nam đều chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường).
- Thứ năm: mặc dù đã đạt được nhưng tiến bộ nhất định trong vòng đàm phán thương mại toàn cầu về tự do hóa thương mại với việc các nước phát triển cam kết sẽ cắt giảm khoảng 2 tỷ USD trợ cấp nông nghiệp nhưng nhìn chung các nước công nghiệp phát triển vẫn còn trợ cấp cho nông nghiệp còn rất cao. Điều đó đã gây cản trở rất lớn đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản như gạo, các loại rau quả, thịt lợn và gia cầm vào thị trường các nước nông nghiệp phát triển.
- Thứ sáu: là việc phải áp đặt hạn nghạch xuất khẩu tự nguyện đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ và Eu đã cản trở khả năng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào hai thị trường này. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất lớn nhưng do bị áp đặt hạn ngạch nên nhiều doanh nghiệp chỉ đủ hạn ngạch sản xuất đến 50% công suất. Nếu không bị áp đặt bở hạn ngạch thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có thể trên mức 20%/ năm
- Thứ bảy: là các rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm thường là cao hơn khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả khi các doanh nghiệp đã cố gắng để đáp ứng thì họ lại đưa ra các rào cản mới bổ sung. Chẳng hạn, đối với xuất