Đánh giá chung 1.Tích cực

Một phần của tài liệu NH HƯỞNG CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM potx (Trang 39 - 42)

Xét về khía cạnh tích cực, trong một chừng mực nào đó, để đối phó với các rào cản thương mại, với những quy định mới khắt khe hơn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, nhiều doanh nghiệp đã tự “cứu mình” bằng cách buộc phải nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn thêm một “nấc” nữa.

2.3.2.Tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do các rào cản thương mại mang lại, còn có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thương mại của các nước mà Việt Nam tham gia ký kết. Việc làm rõ khái niệm rào cản thương mại và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía đối tác đưa ra, và việc minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng hóa xuất khẩu vẫn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đó có thể coi là bài học "nằm lòng" dành cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đưa hàng ra nước ngoài. Dưới đây là một số tiêu cực của rào cản thương mại

-Thông tin về tình hình, diễn biến và dự báo về các rào cản còn chưa đậy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác nên nhiều khi hàng hóa của các doanh nghiệp bị chặn lại tại biên giới do thiếu một số giấy chứng nhận.. Điều đó có thể dẫn đến doanh nghiệp mất đi các hợp đồng xuất khẩu hoặc hư hỏng hàng hóa (thực phẩm...) trong quá trình bổ sung chứng nhận.

- Sức cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp kém hơn so với khi không thiết lập rào cản

-Nhiều trường hợp các doanh nghiệp bị áp đặt các biện pháp đối kháng vì các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước dẫn đến doanh nghiệp mất đi một khoảng lợi nhuận.

-Các quy định về kê khai và làm thủ tục rất tỉ mỉ, chi tiết về xuất xứ hàng hóa, ký mã hiêu, nhãn mác, bao bì, cách ghi trên bao bì, và hóa đơn thương mại. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp khi mới thâm nhập vào thị trường thế giới duới các hình thức xuất khẩu hàng hóa

-Việc đối mặt với nhiều vụ kiện về chống bán phá giá và việc giải quyết chưa tốt dẫn đến nhiều trường hợp các doanh nghiệp bị áp đặt thuế chống bán phá giá ở mức cao và rất cao.

- Tiến trình xuất khẩu kéo dài, chi phí xuất khẩu tăng cao do nhiều rào cản phức tạp về thủ tục hành chính.

2.3.3.Nguyên nhân

Có khá nhiều DN áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của các nước mà họ định đưa mặt hàng vào, nhưng họ lại không đầu tư cho việc mua thiết bị để thử nghiệm. Kết quả mang lại không đạt được như ý muốn.

Các tiêu chuẩn thường không khác biệt ở các phần cơ bản, nhưng mỗi tiêu chuẩn có điểm khác biệt riêng, như kích thước, phương pháp và điều kiện thử nghiệm. Các tiêu chuẩn này thường được soát xét khi cần thiết và cập nhật thường xuyên.. Thậm chí một số khách hàng muốn cung ứng theo đúng mẫu, đảm bảo chất lượng của họ đề ra, để từ đó họ dễ dàng kiểm soát, kiểm tra từng công đoạn cho phù hợp.

Có những rào cản mà chưa được nói đến và nhiều khi lại là những rào cản gây khó khăn khôn lường cho các DNVN trong quá trình hội nhập, đó là chính chúng ta tạo ra những rào cản chỉ vì trình độ hạn chế của các chuyên gia Việt Nam trong các cuộc đàm phám song phương hoặc đa phương

Việt Nam được công nhận là nước đang phát triển ở trình độ thấp nên chúng ta được phép vận dụng nguyên tắc ưu đãi cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, theo Hiệp định về cấp cấp và các biện pháp đối kháng trong khung khổ của WTO thì nhiều biện pháp hỗ trợ của Việt Nam bị vi phạm như cấp vốn và cho ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước hoặc cho sản phẩm mới, các khoản miễn thuế hay xóa nợ cho một đối tượng nào đó mà không phải là cơ chế chung, trợ cấp hay là ưu đãi tín dụng để gom hàng xuất khẩu.

Nước ta chưa có các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám định còn yếu nhiều mặt và hầu nhu chưa ký kết được các Hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và kiểm tra nên buộc phải đưa hàng hóa ra nước ngoài kiểm định.

Phần lớn các Hiệp hội doanh nghiệp của Việt NAm còn yếu kém cả về tính tổ chức, tiềm lực tài chính và năng lực chuyên môn. Tính liên kết trong Hiệp hội rất lỏng lẽo, bị quốc doanh hóa và chăm lo bảo vệ quyền lợi trong nước dưới hình thức kiến nghị

hoặc đề nghị Chính phủ và các Bôk, ngành giải quyết khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Rất ít Hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam có khả năng tập hợp được các doanh nghiệp để đấu tranh hoặc chủ động bàn bạc để cùng thống nhất đối phó với các rào cản ở nước ngoài.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NH HƯỞNG CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM potx (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w