Khóa luận Dạy học văn bản nghị luận ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

68 3.4K 14
Khóa luận Dạy học văn bản nghị luận ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Dạy học văn bản nghị luận trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại”, tác giả đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và ThS. Bùi Minh Đức - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô. Do năng lực của người nghiên cứu có hạn nên khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 12 tháng 5. năm 2008 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Phương Loan 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khoá luậntrung thực. Khoá luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 12 .tháng 5. năm 2008 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Phương Loan 2 Mục lục Trang Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Bố cục của khoá luận Nội dung Chương 1: Đặc trưng của văn nghị luận 1.1. Khái niệm văn nghị luận 1.2. Phân loại văn nghị luận 1.3. Đặc trưng của thể loại văn nghị luận 1.3.1. Nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước một vấn đề của cuộc sống. 1.3.2. Thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ và cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn Chương 2: Dạy học văn bản nghị luận trường Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại 2.1. Vai trò của việc dạy văn theo đặc trưng thể loại 2.2. Định hướng dạy văn nghị luận theo đặc trưng thể loại 2.2.1. Bước thứ nhất: Đọc-hiểu cấu trúc văn bản 2.2.2. Bước thứ hai: Đọc-hiểu nội dung văn bản 2.3. Phương pháp dạy văn nghị luận 3 2.3.1. Phương pháp đọc diễn cảm 2.3.2. Phương pháp tái tạo, tái hiện 2.3.3. Phương pháp đàm thoại gợi mở 2.3.4. Phương pháp giảng bình Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. 3.1. Mục đích thể nghiệm 3.2. Nội dung thể nghiệm 3.3. Văn bản dạy thể nghiệm 3.4. Giáo án thể nghiệm Bài 1: Chiếu cầu hiền Ngô Thì Nhậm Bài 2: Một thời đại thi ca Hoài Thanh 4 Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phương pháp dạy học văn đặt vấn đề tìm hiểu những điều kiện sư phạm và tính quy luật của quá trình đào tạo và giáo dục thẩm mĩ, tìm hiểu mục đích và nhiệm vụ môn văn, nghiên cứu nội dung và phương thức dạy học văn trong nhà trường. Khoa học về phương pháp dạy học văn phát hiện mối quan hệ khách quan giữa mục đích - nội dung - phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi về phương pháp và cách thức giảng dạy. Khoa học về phương pháp dạy học văn là những chỉ dẫn sư phạm có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục thẩm mỹ, góp phần hình thành cuộc sống văn hoá cho HS. Tính khoa học của bộ môn này thể hiện chính sự chính xác, sự phù hợp, sự cập nhật với trình độ nhận thức của đối tượng dạy học (HS) và với thời đại lịch sử cụ thể. Tức là những giai đoạn phát triển khác nhau của nền giáo dục thế giới mà có phương pháp dạy học phù hợp. Do đó đối với nền giáo dục của một nước nói chung, đối với việc dạy học văn nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học văn là một điều tất yếu để có một được chất lượng dạy học văn hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề mang tính thời sự của nước ta hiện nay. Các nhà chiến lược giáo dục đã và đang đưa ra nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn để góp phần đưa nền giáo dục nước ta bắt kịp sự phát triển của giáo dục thế giới. Hệ thống các phương pháp dạy học văn đó có thể nói là đã khá phong phú, đa dạng, song dạy học văn theo đặc trưng thể loại vẫn là phương pháp dạy học căn bản. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện lí luận dạy học về mặt đặc trưng thể loại, đặc biệt là thể nghị luận. 1.2. Chương trình SGK trước đây trình bày các văn bản văn học theo tiến trình lịch sử, nặng về văn học sử, minh họa cho văn học sử. Cách trình 5 bày này có ưu điểm là giúp GV và HS có cái nhìn khái quát về sự phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nhưng nó cũng làm hạn chế khả năng tự học của HS, bởi HS học văn bản nào thì viết văn bản ấy mà không có mối liên hệ với các văn bản khác cùng thể loại. Chương trình SGK Ngữ văn mới lựa chọn văn bản tác phẩm theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc và thế giới, nhưng mỗi giai đoạn (thời kì) sẽ lựa chọn ra các thể loại văn học tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc dạy đọc-hiểu. Do đó, GV và HS không chỉ có cái nhìn khái quát về văn học Việt Nam và những tinh hoa của văn học thế giới mà còn có cái nhìn sâu sắc về mặt thể loại. Học một văn bản thuộc thể loại này sẽ có kiến thức công cụ để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Các văn bản nghị luận, do đó, cũng đựơc trình bày theo trục thể loại này. Vì vậy, nắm được đặc trưng của thể loại nghị luận và các phương pháp dạy học văn nghị luận phù hợp là yêu cầu tất yếu. 1.3. Theo thống kê, chúng tôi nhận thấy nghị luậnthể loại có nhiều văn bản đang được dạy trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít GV tiến hành những giờ dạy văn bản nghị luận khô khan, ít kích thích hứng thú cho HS. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do họ chưa nắm thật chắc đặc trưng của thể loại nghị luận kéo theo việc không có phương pháp dạy phù hợp. Do vậy, như một tất yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho HS. Cũng do đó, GV và HS sẽ không có cái nhìn đầy đủ về nền văn học Việt Nam. Từ thực tiễn ấy, với yêu cầu giảng dạy và với tư cách là một người GV trong tương lai, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học văn bản nghị luận trường Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại” với mong muốn đóng góp một cách tiếp nhận có hiệu quả với văn bản nghị luận. Và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc giảng dạy văn sau này của chúng tôi. 2. Lịch sử vấn đề 6 Mặc dù quan điểm biên soạn chương trình SGK theo trục thể loại mới được hiện thực hoá chính thức từ năm học 2006 -2007 trường THPT, song trước đó đã có một số tác giả tìm hiểu vấn đề dạy học văn theo đặc trưng thể loại, trong đó có thể nghị luận. Có thể kể đến những tác giả sau: - Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” đã chỉ ra những đặc trưng của thể loại nghị luận và cách giảng dạy văn nghị luận, nhưng chủ yếu là chỉ ra những yêu cầu cần đảm bảo trong tiết dạy văn nghị luận. - Tác giả Đàm Gia Cẩn trong bài viết “Giảng văn nghị luận theo đặc trưng loại, thể” chủ yếu đưa ra một số yêu cầu về nội dung bài giảng văn chính luận và chỉ ra những điểm cần lưu ý khi giảng bài văn nghị luận văn học. Trước đó, tác giả cũng đã chỉ ra các đặc trưng của thể loại này. - Tác giả Trần Đình Chung biên soạn một cuốn sách cho GV cấp Trung học cơ sở có tên “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt”. Trong đó có một chương riêng về dạy học văn bản nghị luận. Mặc dù mục đích chủ yếu là định hướng cho GV cấp THCS song cuốn sách này cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho GV THPT. đây, tác giả đã nêu lên những đặc trưng của phương thức nghị luận và một số yêu cầu cụ thể của phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian, trung đại và hiện đại. - Ngoài ra còn có một số tác giả khác như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử cũng có một số bài viết về văn nghị luậndạy học văn nghị luận. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên dù chưa nhiều về số lượng nhưng đã giải quyết được một phần rất có ý nghĩa về mặt phương pháp, đã có đựơc những định hướng chung nhất, cải thiện được tình hình khó khăn về mặt phương pháp dạy học văn nghị luận cho GV văn. Tiếp tục phát triển theo hướng mà các nhà nghiên cứu trên đã khẳng định, người viết tiến hành việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện hơn về vấn đề “dạy học văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại” trường THPT. 3. Mục đích nghiên cứu 7 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn bản nghị luận trường THPT nói riêng và dạy học văn nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết xác định những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những đặc trưng của thể loại văn nghị luận. - Xác định phương pháp dạy học văn nghị luận theo đặc trưng thể loại. - Thiết kế giáo án thể nghiệm hai văn bản nghị luận trong chương trình SGK Ngữ văn 11: + “Chiếu cầu hiền” – Ngô Thì Nhậm, SGK Ngữ văn 11, tập 1. + “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh, SGK Ngữ văn 11, tập 2 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Phương pháp dạy học tác phẩm văn nghị luận trong SGK Ngữ văn THPT. - Tư liệu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu vốn tư liệu bằng tiếng Việt. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu - Phương pháp thực nghiệm 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Đặc trưng của văn nghị luận Chương 2: Dạy học văn bản nghị luận trường THPT theo đặc trưng thể loại Chương 3: Thiết kế thể hiện dạy học văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại Nội dung Chương 1 8 Đặc trưng của văn nghị luận 1.1. Khái niệm văn nghị luận Nói đến văn học nghệ thuật, người ta thường chỉ nghĩ đến những sáng tác bằng tưởng tượng, bằng hư cấu như: thơ, truyện, kịch mà ít nghĩ đến văn nghị luận. Từ điển “Bách khoa toàn thư” của Mĩ định nghĩa: “Văn học là những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ. Theo nghĩa rộng, văn học bao gồm tất cả các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc không hư cấu nhằm mục đích xuất bản”. Cũng theo phân loại của từ điển này văn nghị luận được xếp vào dạng thức không hư cấu. Văn nghị luận là một thể văn đặc biệt, khác với các thể văn hư cấu kể trên chỗ, nếu trong thơ, tác giả dùng nhiều đến tưởng tượng và lấy ngôn từ hàm súc, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu để biểu hiện cảm xúc của mình; và trong truyện, kịch, tác giả lấy việc xây dựng thế giới hình tượng nhân vật làm trung tâm để miêu tả cuộc sống, con người, để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình; thì trong văn chính luận, tác giả không dùng hư cấu - một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tư duy lôgic, bằng ngôn ngữ trực tiếp của mình để trình bày một thái độ, một quan điểm, một tư tưởng nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý, đồng tình, đồng cảm với vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình. Nếu văn hư cấu nhằm kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá đa dạng, hồn nhiên về cuộc sống, con người thì văn nghị luận lại nhằm hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách mạch lạc, sáng sủa, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học, nghệ thuật. Ta có thể thấy rõ sự khác biệt của văn hư cấu và văn nghị luận qua hai ví dụ sau: Ví dụ 1: 9 “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào [ ] Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các cửa nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng [ ] Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau sáng lấp lánh, lẫn với những vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lúc sau: hai chị em lại nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên trõng hàng của chị Tí ” (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Ví dụ 2: “Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải đầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn; hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, và lại vợ con bìu díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được 10 [...]... trình SGK cấp học này 2.2 Định hướng dạy văn nghị luận theo đặc trưng thể loại Nhiệm vụ dạy học chủ yếu của phân môn Văn trong môn học Ngữ văn trường THPT là dạy học Đọc-hiểu văn bản Thể loại văn nghị luận là một kiểu văn bản nên dạy học văn nghị luận cũng chính là dạy học Đọc-hiểu văn bản văn nghị luận Mục tiêu phân tích tác phẩm không đặt ra sự cần thiết phải đi theo một quy trình nào bởi lẽ có nhiều... dễ dàng hơn những văn bản văn học cùng thể loại trong chương trình SGK Ngữ văn Điều này cho thấy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn nói riêng, các văn bản văn học nói chung Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THPT chính là dạy học văn bản Ngữ văn phù hợp với đặc trưng thể loại Đó được xem như là nguyên tắc dạy học đáp ứng yêu cầu... này không thể tạo nên một bài văn nghị luận đích thực 23 Chương 2 Dạy học văn bản nghị luận trường Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại 2.1 Vai trò của việc dạy văn theo đặc trưng thể loại Mục tiêu của SGK Ngữ văn THPT là nhằm trang bị cho HS mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho HS cấp học này;... với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục 1.2 Phân loại văn nghị luận Căn cứ vào nội dung, người ta có thể xếp những bài văn nghị luận ra làm hai loại: nghị luận văn họcnghị luận xã hội Trong đó, nghị luận văn học là những bài nghị luận về một vấn đề văn học nào đó: một chi tiết, một hình ảnh nghệ thuật; một tác giả, một tác phẩm; một vấn đề lí luận văn học còn nghị luận xã hội... một bài nghị luận 1.3.2.1 Lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện hệ thống luận điểm của bài viết Mỗi bài văn nghị luận là một đề xuất ý kiến, là trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết trước một vấn đề văn học hoặc cuộc sống Vẻ đẹp của bài văn nghị luận thể hiện chất trí tuệ Chất trí tuệ thể hiện hệ thống luận điểm Cho nên luận điểm chính là linh hồn của bài văn nghị luận Luận điểm thể hiện... cụ thể các luận điểm và cách thức tổ chức các luận điểm (lập luận) của văn bản - những nội dung đã được tìm ra một cách khái quát bước thứ nhất Phương pháp tiến hành hoạt động đọc-hiểu nội dung văn bản sẽ được trình bày cụ thể những phần sau của bài viết này 2.3 Phương pháp dạy văn nghị luận Như đã nói phần Đặc trưng của văn nghị luận, văn nghị luận là một thể tài đặc biệt, nó mang những đặc. .. luận, song, văn bản nghị luận có nhiều điểm khác biệt so với văn bản nghị luận trung đại Do đó, phương pháp đọc để xác định được đặc trưng của nghị luận hiện đại sẽ khác với nghị luận trung đại nhiều điểm Văn nghị luận hiện đại không phải không có tính trang trọng không mang tính nghi lễ như văn nghị luận trung đại Nó sinh động hơn, mang tính tranh biện hơn, dân chủ hơn Như thế, đọc văn nghị luận hiện... dạy học văn bản văn nghị luậnthể diễn ra theo quy trình như sau: 2.2.1 Bước thứ nhất: Đọc-hiểu cấu trúc văn bản 25 Nội dung của hoạt động này là giúp HS tiếp nhận các dấu hiệu chính về đặc trưng thể loại văn nghị luận Đó là đọc để phát hiện ra các luận điểm và cách lập luận của tác giả Tức là đọc để xác định được đó có phải là văn bản nghị luận hay không, tại sao? Hoạt động đọc-hiểu cấu trúc văn bản. .. là cùng sử dụng phương thức nghị luận, tức là trong văn bản của mỗi loại này đều có tính tranh biện, tranh luận đúng sai về một vấn đề 1.3 Đặc trưng của thể loại văn nghị luận 13 1.3.1 Nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước một vấn đề của cuộc sống nước ta, văn nghị luận là một thể loại văn giàu truyền thống, có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử, trong công... thường gọi là văn chính luận) là những bài nghị luận về một vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống nào đó Căn cứ vào các giai đoạn văn học, người ta chia thành ba loại: nghị luận dân gian, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại Tất nhiên, vì những giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau mà ba loại văn nghị luận này sẽ có hình thức biểu đạt, mục đích biểu đạt khác nhau, song chúng đều giống nhau là chỗ là

Ngày đăng: 07/05/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan