Câu 1:Giải thích luận điểm: “Đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển và là chìa khóa tăng trưởng của mỗi quốc gia” Trả lời Đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và p
Trang 1Câu 1:Giải thích luận điểm: “Đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển
và là chìa khóa tăng trưởng của mỗi quốc gia”
Trả lời
Đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia thể hiện thông qua những tác động chủ yếu sau của đầu tư đến nền kinh tế:
Thứ nhất,Đầu tư tác động đến tổng cầu-tổng cung:
+Đầu tư tác động đến tổng cầu:Đầu tư là một bộ phận chính cấu
thành nên tổng cầu(AD= C + I + G +NX),đầu tư chiếm từ 24 đến 28% tổng cầu,do đó đầu tư gia tăng sẽ trực tiếp làm gia tăng tổng cầu,đường cầu AD dịch chuyển sang phải đến điểm cân bằng mới làm cho giá tăng
và sản lượng tăng.Tác động của đầu tư tới tổng cầu là tác động ngắn hạn
+Đầu tư tác động đến tổng cung:Tổng cung của một quốc gia bao
gồm cung trong nước và cung nước ngoài,tuy nhiên nguồn cung chủ yếu
là nguồn cung trong nước la môt hàm phụ thuộc vào các nhân tố như qui
mô vốn,lao động,tài nguyên,khoa hoc công nghệ (Q=F(K,L,T,R…)).Vì thế khi đầu tư tăng sẽ trực tiếp làm tổng cung tăng.Mặt khác,trong dài hạn khi các thành quả của hoạt động đầu tư đi vào sử dụng và khai thác làm sản lượng tăng lên tại các mức giá,làm đường tổng cung dịch phải làm sản lượng tăng và giá giảm sẽ kích thích tiêu dùng,tăng tích lũy vốn,tăng thu ngân sách,kích thích quá trình sản xuất phát triển
Thứ hai,Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế:Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất
lượng tăng trưởng
Trang 2+Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở chỉ số ICOR,nó cho biết cần gia tăng bao nhiêu đơn vị vốn để có thể gia tăng một đơn vị sản lượng.Đây được coi là một trong những chỉ tiêu phảnánh hiệu quả của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế,tuy nhiên nó còn có một
số nhược điểm như bỏ qua sự tác động của ngoại ứng,không tính đến độ trễ thời gian hay mới chỉ tính đến ảnh hưởng của yếu tố vốn đến gia tăng GDP
+Mặt khác,khi gia tăng đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,cải thiện công nghệ,chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HDH nên chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng thay đổi
Thứ ba,Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư.Nhà nước có thể can thiệp trực tiếpnhư thực hiện chính sách phân bổ vốn,kế hoạch hóa,xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ chính sác như thuế,tín dụng hay lãi suất để xác lập và dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn
+Giá vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành,vùng và các thành phần kinh tế,góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế +Đầu tư vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao,tăng trưởng nhanh dẫn đến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý,ngược lại cơ cấu đầu tư hợp lý kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tạo vốn đầu tư dồi dào để đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn
+Đầu tư còn có vai trò giải quyết mất cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ,đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi đói nghèo đồng thời phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả
Trang 3năng phát triển nhanh hơn,làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Thứ tư,Đầu tư tác động đến KHCN:Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển KHCN của một doanh nghiệp vàquốc gia
Có 2 nguồn cung cấp công nghệ là tự nghiên cứu phát sinh và chuyển giao công nghệ.Cả hai nguồn đều phải có vốn đầu tư.Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực quốc gia.Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư là phương án không khảthi.Đến lươt mình,KHCN lại tác động trở lại làm tăng trưởng kinh tế kinh tế nhanh,đây được coi là nhân tố phá vỡ giới hạn của tăng trưởng
Như vậy thông qua những tác đông của đầu tư tới nền kinh tế nói trên thì luận điểm: “Đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển và là chìa khóa của
sự tăng trưởng của mọi quốc gia” là hoàn toàn có căn cứ và cơ sở
Câu 2:Trình bày một số lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư giải thích
vai trò của dầu tư tới tăng trưởng và phát triển mỗi quốc gia.
Trả lời
Có nhiều lý thuyết về đầu tư,mỗi lý thuyết nghiên cứu một khía cạnh khác nhau
về vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.Dưới đây là một số
lý thuyết tiêu biểu chủ yếu:
1.Lý thuyết số nhân đầu tư:
Trang 4-Số nhân đâu tư phản ánh vai trò của đầu tư với sản lượng.Nó cho thấy sảnlượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị.
Công thức tính: k =
ΔYY ΔYI (1)
Trong đó: ΔY là mức gia tăng sản lượng, ΔI là mức gia tăng đầu tư, Y là mức gia tăng sản lượng, ΔY là mức gia tăng sản lượng, ΔI là mức gia tăng đầu tư, I là mức gia tăng đầu tư, k là sốnhân đầu tư.Từ công thức (1) ta có :
ΔY là mức gia tăng sản lượng, ΔI là mức gia tăng đầu tư, Y= k ΔY là mức gia tăng sản lượng, ΔI là mức gia tăng đầu tư, I (2)
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhânlần Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.Vì khi I= S, có thể biếnđổi công thức (2) thành:
bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động Sự kết hợp hai yếu tố này làmcho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế
-Ưu điểm:+Có thể dung để tính toán cần tăng đầu tư bao nhiêu để gia tăng
sảng lượng kinh tế khi MPC ít thay đôi
+Chỉ ra được tác động của đầu tư như một nhân tố của tổng cầu
đến sản lượng của nền kinh tế
-Nhược điểm:+Hoạt động đâu tư thường xảy ra tình trạng độ trễ nên mô
Trang 5hinh không giải thích được tăng trưởng tronh kì hiện tại
+Theo mô hinh thi I = S,tuy nhiên với 1 nền kinh tế mở cửa thì
I > S,mô hình chưa tính đến đầu tư nước ngoài
2.Mô hình Harrod-Domar
Mô hình Harrod - Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tếvới yếu tố tiết kiệm và đầu tư
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
- Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động
- Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc
Từ CT ICOR =
ΔYK ΔYY=
s∗Y ΔYY = s/gNhư vậy, theo Harrod - Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trongGDP là s với hệ số ICOR không đổi Mô hình thể hiện S là nguồn vốn của I, đầu
tư làm gia tăng vốn sản xuất ( ΔY K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng
-Ưu điểm:+Trong một số trường hợp ICOR là chỉ tiêu pá hiệu quả đâu tư
+ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo kinh tế
-Nhược điểm:
+Mới chỉ pá ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính ảnh hưởng các yếu
tố khác trong việc tao ra GDP tăng thêm
+Bỏ qua các tác động ngoại ứng:điều kiện tự nhiên,chính trị,xã hội…
+Không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí,vấn đề tái đầutư
Trang 63.Lý thuyết tân cổ điển
Theo lí thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng) Còn:tiết kiệm S = s*y
s: Mức tiết kiệm từ 1 đơn vị sản lượng(thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của laođộng bằng với tỷ lệ tăng dân số và kí hiệu là n
Theo hàm sản xuất, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thếcho nhau trong tương quan sau đây:
Trong đó: g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn
n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động
Biểu thức trên cho thấy:tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến
bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động
-Ưu điểm :+Đã tính đến ảnh hưởng của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế
+Đưa ra khái niệm phát triển kinh tế theo chiều rộng và theo chiềusâu để áp dụng vào quá trình sản xuất,chỉ ra được sự kết hợp giữa K và L có thểthay thế nhau tạo ra cùng 1 giá trị sản lượng
-Nhược điểm :Lý thuyết chủ yếu nêu cao vai trò của côngh nghệ tới phát triển
kinh tế mà chưa nhận thức đầy đủ vai trò của vốn đầu tư tới sản xuất và tăngtrưởng
Trang 74.Lý thuyết gia tốc đầu tư
Theo Keynes,đầu tư cũng được xem xét từ các góc độ cung,nghĩa là mỗi sự thayđổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư ntn?
Khi mức sản lượng tăng cao,các doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn về tư bản vì
tư bản là một trong nhiều nhân tố tạo ra sản lượng.Tư tưởng mô hình gia tốc dựa
vào tư tưởng này.Công thức: x =
K
Y (4)Nếu x không thay đổi thì khi sản lượng tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng vàngược lại.Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ haykhông đổi so với thời kì trước
-Ưu điểm:
+ Lí thuyết gia tốc đầu tư phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư Nếu xkhông đổi trong kì kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch kháchính xác
+Lí thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư Khi kinh
tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đếntiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều
Trang 8Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I = f (lợi nhuận thực tế) Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ đượclựa chọn Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽcao hơn Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiềntrích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu vàbán cổ phiếu Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vốn nội
bộ của doanh nghệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là nguồnvốn huy động từ bên ngoài Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tếlâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vàotình trạng phá sản Do đó việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi đượcvay ưu đãi.Các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ cácnguồn vốn nội bộ và sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanhnghiệp lớn hơn
-Ưu điểm:Giải thích được vì sao các doanh nghiệp lại giảm thuế TNDN để giữ
lại nhiều lợi nhuận và tăng đầu tư
-Nhược điểm:Dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn,nên các
dự án mang tính chất phúc lợi xã hội sẽ ít được quan tâm đề cập nhiều
6.Lý thuyết phất triển cân đối
Lý thuyết này cho rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốcdân để nhanh chóng công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu,bởi vì:
- Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau,
"đầu ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia và như vậy, sự phát triểnđồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất
Trang 9- Sự phát triển cân đối giữa các ngành như thế giúp tránh được các ảnh hưởngtiêu cực của thị trường thế giới và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nềnkinh tế khác, qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ.
- Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vữngchắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển
Lý thuyết này khi đưa ra được các quốc gia đang phát triển đi theo con đườngcông nghiệp hóa hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) rất ưa chuộng
-Nhược điểm:
+ Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối và hoàn chỉnh đã đẩy các nềnkinh tế đến chỗ khép kín và tách biệt với thế giới bên ngoài: điều này đi ngượclại với xu thế quốc tế hóa và toàn cần hóa kinh tế đang diễn ra trên thế giới vàkhông tận dụng được những lợi ích tích cực từ môi trường bên ngoài đem lại +Các nền kinh tế đang phát triển không đủ nguồn lực về nhân tài, vật lực để
có thể thuc hiện được những mục tiêu cơ cấu đặt ra
7.Lý thuyết phát triển không cân đối
Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bềnvững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia Họ lậpluận như sau:
- Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư Nếu cung bằng cầutrong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sảnxuất Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định,tạo ra một "cú hích" thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành kháctheo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế
Trang 10- Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trongnền kinh tế là không giống nhau Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốnkhan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.
- Do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triểnrất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúcđồng bộ tất cả các ngành hiện đại Vì thế, phát triển không cân đối gần như làmột sự lựa chọn bắt buộc
Lý thuyết này thường được các nước NICS áp dụng với mô hình CNH mở cửa
và hướng ngoại
Câu hỏi 3 đề 1:Trình bày phương pháp,phân tích ưu nhược điểm
ICOR.Trong trường hợp nào ICOR được xem là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của ĐTPT.
Trả lời
1.Giả định:
Việc tính icor thường giả định:- Mọi nhân tố khác không thay đổi
- Chỉ có giá tăng vốn dẫn tới gia tăng sảnlượng
Trang 11: GDP năm t : GDP năm t-1
*Ý nghĩa: Cần gia tăng bao nhiêu đơn vị vốn để gia tăng một đơn vị sản
Do đó ICOR tính theo phương pháp tuyệt đối cao hơn ICOR tính theophương pháp tương đối trong trường hợp tăng trưởng kinh tế dương
c.Phương pháp tính của Ngân Hàng thế giới (WB)
*Đặc điểm: Phương pháp này có tính đến độ trễ thời gian trong đầu tư
- Giả định đỗ trễ là 1 năm:
ICOR= V t −1
G t−G t −1
Trang 12- Công thức tính ICOR cho giai đoạn nhiều năm( từ năm 0 đến năm t)
ICO R t , 0=
∑0
t −1
V ố n đầ u t ư
G t−G0
3 Nhược điểm của ICOR:
- Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả XH
KT Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân
- Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất
-Bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên,XH,cơ chế chính sách…
-Không tính đến độ trễ thời gian của kết quả và chi phí(chưa đồng nhất giữa
tử số và mẫu số của công thức tính)
4 Ý nghĩa của hệ số ICOR (Ưu điểm)
- Phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng
- Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuât
+ Công nghệ cần nhiều vốn hệ số ICOR cao
+ Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp
- Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: so sánh hiệu quả sử dụng vốn:
Trang 13+ Giữa các thời kỳ Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nềnkinh tế đó sử dụng vốn kém hơn Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên
vi phạm các giả thiết
+ Giữa các nền kinh tế Xu hướng những nền kinh tế phát triển sử dụngnhững công nghệ cao cần nhiều vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp như hiệuquả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp hơn trong nông nghiệp
+ Giữa các ngành:VD: hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp hơntrong nông nghiệp
+ Giữa các khu vực sản xuất: Các khu vực sản xuất kinh doanh cũng có sựkhác biệt như ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế nhà nước hoạtđộng kém hiệu quả hơn khu vực tư nhân nhiều
- So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác:
ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng Qua
đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác
có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng ICOR càng cao chứng tỏvốn đầu tư càng quan trọng Trong khi đó, ICOR thấp có thể hàm ý vai tròcủa các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đang tăng vai trò của mình
- Sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt đượcmục tiêu đề ra
Từ công thức hệ số ICOR ta có:
k= ∆K/∆Y = I/∆Y Vì g = ∆Y/Y = (I∆Y)/(IY) = (I/Y):(I/∆Y) hay g = S/K (Với S:là mức tiết kiệm của nền kinh tế)
Trang 14Nhận xét: Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bảnsau:
+ Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xácđịnh được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ sốICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với cácnhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
+ Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấplãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹcần có để đạt được mục tiêu đó Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu
đã đề ra
KL:Như vậy chỉ số ICOR chỉ phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư phát triển
khi nền kinh tế trong điều kiện phát triển bình thường cùng với những giả định của nó, còn trong điều kiện đang phải khắc phục suy giảm kinh tế thì tỷ
lệ đầu tư cho xã hội cao, cho cơ sở hạ tầng lớn nên chỉ số ICOR chưa phản ánh chính xác hiệu quả của vốn bỏ ra cho ĐTPT.Tuy nhiên ICOR vẫn là mộttrong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả sử dung vốn mà các nước trên TG vẫn hay sử dụng
Câu 4:Đầu tư phân tán,dàn trải và thiếu 1 chiến lược tổng thể là những khiếm khuyết chính trong hoạt động ĐTPT ở nước ta trong thời gian qua?Bình luận ý kiến trên.
Trả lời
Một con đường vừa xây xong đã bị đào lên để làm hệ thống nước, những viên gạch trên vỉa hè vẫn còn giá trị sử dụng nhưng lại được thay bằng một
Trang 15lớp gạch khác, mới hơn nhưng chưa chắc đã bền Hay một cây cầu đang xây dang dở nhưng tạm dừng vì hết kinh phí dẫn đến hiệu quả sử dụng gần như bằng không Đấy là những câu chuyện gắn liền với đời sống hàng ngày của mọi người dân hiện nay Một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra, hiệu quả thu được bao nhiêu đều có thể được “cân đong” hợp lý nếu cơ chế quản lý, cách nghĩ và hành động dựa trên những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích toàn dân.
Tình trạng đầu tư dàn trải ở các địa phương
Biểu hiện ở việc quá nhiều các dự án đầu tư có cùng tính chất tập trung ở một nơi, đầu tư nhiều khi mang tính tự phát, “ mạnh ai nấy làm ”, thay vì phân công hợp tác lại cạnh tranh nhau, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp Việc phát triển các khu kinh tế ở khu vực miền Trung là một minh chứng Từ một khu kinh tế Chu Lai ( do tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng năm 2003 ) thì hiện nay cả nước có 14 khu kinh tế Mặc dù lượng vốn đầu tư cho các khu kinh tế này là rất lớn, năm 2007 là 1001 tỷ đồng với 7 khu kinh tế ( là Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây, Nghi Sơn, Vũng Áng, Vân Phong ) nhưng chất lượng và hiệu quả thực hiện đầu tư chưa cao
Ngay trong một địa phương, việc bố trí vốn cũng tồn tại nhiều bất cập Bên cạnh những nhu cầu thực sự về đầu tư phát triển trong địa bàn mỗi
tỉnh phát sinh trong năm, tính cục bộ, địa phương, mỗi thành viên chủ chốt trong cấp ủy đều muốn quê hương mình có một công trình, huyện nào, xã nào cũng muốn được cấp vốn,vốn đầu tư ngân sách địa phương bị phân tán vào nhiều hạng mục đầu tư, nhiều công trình thi công bị chậm tiến độ do thiếu vốn, nhất là ở các dự án xây dựng công trình giao thông được tiến hànhtheo kiểu “được đến đâu, hay đến đó”, vốn ít thì chỉ thi công từng đoạn,
Trang 16đang thi công thì dừng lại chờ kinh phí khiến cho các công trình thi công tiếp tục bị kéo dài, kinh phí đầu tư tăng và hậu quả là ách tắc giao thông diễn
ra trầm trọng hơn
Ngoài ra, tình trạng đầu tư phân tán không chỉ có giữa các địa phương,
mà còn diễn ra ngay trong nội bộ một ngành hẹp, chẳng hạn như chương
trình đầu tư phát triển cơ sở đóng tàu của ngành Công nghiệp tàu thủy Thay
vì tập trung xây dựng một vài cụm công nghiệp đóng tàu lớn ( như của Nhật Bản hay Hàn Quốc ) nhằm hình thành hạt nhân kinh tế cho khu vực, thì Việt Nam lại phát triển hàng chục nhà máy đóng tàu lớn nhỏ, trải dài suốt từ Bắc tới Nam Với các thức đầu tư như vậy thì khó có thể phát triển các cơ sở đóng tàu có kỹ thuật cao và có khả năng cạnh tranh với các nước khác
Không thể không nói tới tình trạng đầu tư dàn trải ở các DNNN: là một
trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả đầu tư thấp.Các DNNN hiện vẫn đóng góp nhiều nhất vào ngân sách, nhưng câu hỏi đặt ra hiện nay là “ liệu đóng góp đó có tương xứng với tỷ lệ tài nguyên quốc gia họ đang được quản lý và sử dụng không?” Hiệu quả của hoạt động của các DNNN, nhất làcác tập đoàn kinh tế (TĐ) , các tổng công ty (TCT) đang được đặt dấu hỏi vì được đầu tư nhiều nhưng doanh thu còn chưa tương xứng, nhiều nơi thu không đủ bù chi
Chính những hoạt động đầu tư dàn trải, kém hiệu quả của cán bộ, ngành, địa phương, của DNNN là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính trạng bất ổn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua như tăng trưởng
“nóng”, kém bền vững, lạm phát cao, bất ổn định kinh tế vĩ mô, suy giảm tăng trưởng …
ĐTPT thiếu một chiến lược tổng thể được thể hiện ở những thiếu sót sau:
Trang 17Một là, chất lượng một số quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn
vẫn tồn tại tình trạng quy hoạch đi sau thực tế phát triển Chính do thiếu tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch phát triển vùng đã khiến cho công tác này phảilàm đi làm lại và gây tốn kém lãng phí vốn nhà nước vì chi phí cho các dự
án quy hoạch thường lến đến hàng nghìn tỷ đồng Sự thiếu tầm nhìn dài hạn còn thể hiện ở việc phát triển ồ ạt các cảng biển, cảng hàng không , sân bay ,khu kinh tế trong thời gian qua, nhất là khu vực miền Trung mà chưa tính đến sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiệc có và khả năng huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm đầu tư,gây lãng phí vốn nhà nước
Hai là, quy hoạch chưa phù hợp với kinh tế thị trường.Thực tế cho thấy,
nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp, như sự phát triển quá nhanh của diện tích cà phê, hồ tiêu, muối, nuôi cá tra, cá ba sa …tạo ra sự dưthừa nhu cầu, khiến cho bà con nông dân được mù nhưng mất giá vì khả năng mua gom của các doanh nghiệp và tiêu thụ trên thị trường là có hạn
Ba là, việc lồng ghép các quy hoạch giữa các ngành với nhau và giữa
các ngành với vùng, lãnh thổ chưa tốt Hiện nay công tác quy hoạch chịu ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố và do nhiều cấp quản lý Mỗi ngành có quy hoạch phát triển riêng của ngành đó, mỗi địa phương có quy hoạch riêng của địa phương Những quy hoạch riêng lẻ này nhiều khi mâu thuẫn , chồng chéo nhau, không tuân thủ quy hoạch tổng thể chung của vùng và quốc gia dẫn đến lãng phí vốn nhà nước Điển hình là việc quy hoạch phát triển ngành mía đường không gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ở cá địa phương như : Nhà máy đường Linh Cảm ( Hà Tĩnh) hay Nhà máy đường
Trang 18Quảng Bình Thừa Thiên - Huế xây dựng xong không có nguyên liệu phải di dời đi nơi khác.
Câu 3 đề 2:Giải thích đặc điểm độ trễ thời gian trong đầu tư,hãy chỉ ra những thích ứng cần thiết trong hoạt động ĐTPT
Trả Lời
Độ trễ thời gian nói chung là khả năng xảy ra chậm trễ trong quá trình thực
hiện công việc nào đó trong một chuỗi công việc mà qua đó có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hoặc hiệu quả của các bước hoặc các công việc khác có liên quan
Vậy thì độ trễ thời gian trong đầu tư là gì?
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình,diễn ra trong suốt thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”.Độ trễ thời gian trong đầu tư là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu
tư.Tức là đầu tư ở hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai.Đặc điểm này của hoạt động đầu tư cần phải được quán triệt khi đánh giá kết quả,chi phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
Những thích ứng cần thiết trong hoạt động ĐTPT:
Do bản chất và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển : thời kỳ đầu
tư kéo dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư cũng kéo dài do đó không phải bất cứ sự gia tăng đầu tư nào cũng đem lại kết quả ngay trong ngắn hạn nhất
là đối với các dự án thực hiện trong nhiều năm Đây là đặc điểm riêng có củahoạt động đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt
Trang 19động đầu tư.Và rất khó khăn cho các nhà hoach định để đưa ra những chính sách thích ứng với đặc điểm này nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động đầu tư.
Có thể thấy tác động của độ trễ thời gian trong đầu tư ngay ở việc xác định hiệu quả của hoat động đâu tư thông qua hệ số ICOR.Đây là hệ số cho
ta biết muốn có một đơn vị tăng trưởng thì cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư.Như vậy theo hệ số ICOR thì mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng là thuận chiều.Tuy nhiên, có những trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung,dài hạn hay các dự án cơ sở hạ tầng Vìthế hệ số này sẽ không phản ánh một cách chính xác và chân thực hiệu quả của đồng vốn bỏ ra ngay tại thời điểm bỏ vốn,mà một trong các nguyên nhân
đó chính là do yếu tố độ trễ thời gian
Như vậy để đánh giá đúng kết quả và hiệu quả của hoạt độngĐTPT thì yêu cầu phải quan tâm đúng mức đến vấn đề độ trễ thời gian nhưviệc áp dụng phương thức quản hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loạilợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò kiểm tragiám sát của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, cần có sự thống nhất hợp lývới các chỉ số kinh tế, kỹ thuật của dự án đầu tư Quán triệt đặc điểm nàycần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả, chi phí, hiệu quả của hoạtđộng đầu tư phát triển Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xemxét cả trên phương diện chủ đầu tư và toàn xã hội, nhà nước các cấp Thực tế
có những khoản đầu tư không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho doanh nghiệp như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo nhưng rất quan trọng đểnâng cao chất lượng cuộc sốn và vì mục tiêu phát triển xã hội
ĐỀ 2:
Trang 20CÂU 4:Giải thích luận điểm ĐT cho xóa đói giảm nghèo cũng làĐTPT.
ĐTPT là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của quốc gia
Trước nhất,ĐTPT là hoạt động với mục đích vì sự phát triển bềnvững,vì lợi ích quốc gia,cộng đồng và nhà đầu tư
ĐTPT có những đặc trưng riêng của chính nó,chính vì những đặc điểmnày,chúng ta có thể phân biệt ĐTPT với các bộ phận đầu tư khác trong nềnkinh tế
Hoạt động đầu tư cho xóa đói giảm nghèo là một hoạt động cũng nhằmhướng tới mục tiêu phát triển bền vững,vì mục tiêu và lợi ích lâu dài của mộtquốc gia.Như vậy,rõ ràng xét trên mục đích mà hoạt động ĐT cho xóa đóigiảm nghèo hướng tới hoàn toàn cùng chung quan điểm với ĐTPT thôngthường
Để phân tích sâu hơn luận điểm trên,chúng ta hãy xem xét tiếp,ĐT choXĐGN có cùng đặc điểm với ĐTPT thông thường hay không:
-Vốn cùng các nguồn lực huy động cho mục tiêu xóa đói giảm nghèocũng khá lớn,cái chính ở đây là các nguồn lực dùng cho ĐT XĐGN ở đâyphải là các nguồn ưu đãi,do vậy,xét trên tổng thể nền kinh tế,kết quả XĐGNđạt được có hiệu quả xã hội to lớn,song lợi nhuận lại không đáng kể
-Thời kỳ đầu tư với các dự án xóa đói giảm nghèo cũng khá lớn,việclập một dự án đầu tư đối với các dự án XĐGN thường được cân nhắc kỹcàng sao cho sử dụng vốn hiệu quả nhất,khi thực hiện dự án này cũng cầnthời gian tương đối,nhất là với các dự án dài hơi,đầu tư chiến lược cho cácvùng khó khăn
Trang 21-Vận hành kết quả ĐT kéo dài:Kết quả của công cuộc XĐGN có hiệuquả là dự án đi vào hoạt động và mang lại các lợi ích thiết thực cho ngườidân,các dự án này có thể là các công trình hạ tầng thông thường như chúng
ta thường thấy,cũng có thể là các dự án do chính các hộ nghèo trực tiếp thựchiện,do vậy khi mà các dự án ĐT này đã chỉ ra cho các hộ nghèo lối đi thoátnghèo thì thông thường các hộ nghèo sẽ tiếp tục duy trì con đường đi ấy vàkhả năng tái nghèo ít xảy ra hơn
-Các dự án XĐGN cũng đem lại cho các vùng miền mà nó được thụhưởng kết quả,và quá trình vận hành các kết quả đầu tư này cũng chịu sựảnh hưởng của yếu tố vùng miền và nhất là yếu tố văn hóa,đây là yếu tốnhiều khi quyết định sự thành công của một dự án ĐT XĐGN
-ĐT cho XĐGN cũng phải đối mặt với các rủi ro khi tiến hành,sự rủi ronày đến từ rất nhiều các yếu tố,có thể là do khách quan do đối mặt với cáctình huống xấu của nền kinh tế làm chậm vốn,hay thiên tai ,địch họa hoặccác yếu tố chủ quan do người dân thiếu hiểu biết mà đầu tư không hiệu quảhoặc chính phủ quản lý vốn XĐGN không hiệu quả
Sự nhìn nhận của ĐT cho XĐGN còn được nhìn nhận về tính hiệu quả
mà nó mang lại cho nền kinh tế,doanh nghiệp:Các dự án XĐGN có hiệu quảtrong xã hội là động lực lớn ổn định kinh tế-xã hội trong vùng miền mà nóđứng chân,từ đó tạo ra sự bền vững trong tăng trưởng khi thành quả của tăngtrưởng đến được với mọi người dân.Như vậy sẽ tạo động lực cho các địaphương thoát nghèo,tiến xa hơn là tại các địa phương này sẽ tiếp tục thu hútđược các dự án đầu tư,đó sẽ là một nhân tố đáng kể đóng góp vào tăngtrưởng GDP trong chiến lược dài hạn của một quốc gia