Trường Đại học Mỏ Địa Chất Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 5 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN HỒNG THÁI TKV 5 1 1 Tình hình ch[.]
Tình hình chung và những điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty than Hồng Thái:
Công ty Than Hồng Thái - TKV (gọi tắt là Công ty than Hồng Thái) là doanh nghiệp Nhà nước loại 1 trước đây trực thuộc Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam – Viancomin.
Trụ sở chính của Công ty: Tân Lập - Phường Phương Đông - Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 033 3854 490
Tài khoản giao dịch: 102.010.000.255 Tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tại Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
Năm 1970 Công ty than Hồng Thái tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư, làm nhiệm vụ cung ứng vật tư cho bộ điện và than Trụ sở Xí nghiệp là thôn Cống Thôn - Thị trấn Yên Viên – Hà Nội.
Ngày 01/05/1973 Xí nghiệp cung ứng vật tư được tách ra thành hai Xí nghiệp đó là: Xí nghiệp Vật tư và Xí nghiệp Vận tải, Xí nghiệp Vật tư chuyển trụ sở xuống Thôn Tân Lập - xã Phương Đông - Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh Xí nghiệp vận tải vẫn tại Thôn Thượng - xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
Ngày 01/04/1978 theo quyết định của Bộ điện và than, Xí nghiệp vật tư vận tải chuyên làm chức năng vận tải và cung ứng vật tư cho các đơn vị trong Công ty.
Năm 1992 do yêu cầu mới, Bộ năng lượng (Bộ điện và than) đổi tên Xí nghiệp là “Xí nghiệp sản xuất than và vật tải” thuộc Công ty than Uông Bí.
Năm 2001, theo quyết định số 42 QN/HĐQT ra ngày 04/10/2001 của Tổng công ty than Việt Nam, xí nghiệp được đổi tên là Xí nghiệp than Hồng Thái.
Ngày 27/04/2006 theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp than Việt Nam Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên than Hồng Thái.
Ngày 01/04/2014 Công ty chính thức trở thành chi nhánh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty than Hồng Thái: a Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty than Hồng Thái là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Công ty than Uông Bí, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam.
Sv: Nguyễn Thị Trang 7 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Ngày 01 tháng 4 năm 2014 Công ty hạch toán phụ thuộc vào Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là khai thác than hầm lò, cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân, quản lý tốt tài nguyên, ranh giới Công ty được giao, bảo vệ môi sinh, môi trường khai thác. b Ngành nghề kinh doanh:
- Khai thác, chế biến, kinh doanh than.
- Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình.
- Thi công xây lắp các công trình mỏ, công nghiệp, giao thông và dân dụng.
- Sản xuất, sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải.
Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty than Hồng Thái
1.2.1 Điều kiện địa chất tự nhiên của Công ty: a Vị trí địa lý:
- Công ty than Hồng Thái thuộc khoáng sàng than Tràng Bạch (TDTM – 1980) ở về phái Đông mỏ than Mạo Khê ranh giới như sau:
+ Phía Nam giáp Quốc lộ 18A
+ Phía Đông tuyến thăm dò địa chất XXV
+ Phía Tây giáp Tràng Khê II, III – F15 và TXV
- Diện tích khoáng sàn là 27,5km 2
+ Các công trường khai thác của Công ty bao gồm:
+ Công trường Hồng Thái có các vỉa than đang kahi thác: vỉa 43, vỉa 45, vỉa
46, vỉa 47 Công trường nằm trên địa bàn xã Hồng Thái Tây thuộc huyện Đông Triều.
+ Công trường Tràng Khê có các vỉa: vỉa 10, vỉa 12, vỉa 18 – TK, vỉa 24, vỉa
46, công trường nằm trên địa bàn xã Hoàng Quế - Huyện Đông Triều. Điều kiện địa lý trên tương đối tập trung, thuận lợi cho Công ty trong việc quy hoạch mặt bằng và tổ chức sản xuất. b Địa chất thủy văn:
Các công trường khai thác của Công ty than Hồng Thái đều nằm trên các sườn núi cao Phần lớn các vùng khai thác đều là đất trống đồi núi trọc nên thường có dòng chảy lũ và bùn xuất hiện trên các tuyến khai trường vào mùa mưa, ngược lại vào mùa khô lưu lượng dòng chảy bé, suối và hồ thường cạn.
- Nước mặt: Trong khu vực mỏ, mạng suối này đều có lũ mực nước nhỏ, độ dốc lớn, lòng suối nông và hẹp dễ tạo thành lũ khi có mưa Ngoài mạng suối, trong
Sv: Nguyễn Thị Trang 8 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp khu vực còn có các hồ chứa nước, hồ lớn nhất là hồ Khe Ươm có dung tích V 540.000m 3
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong khu vực của mỏ không lớn, khả năng chứa nước của tầng địa chất kém, qua các lỗ khoan thăm dò tại các điểm tụ thủy, những vị trí có địa hình thấp, khi khoan qua các lớp đất đá nứt nẻ chứa nước thì có nước tự phun dao động theo từng lỗ khoan Nước có tính a xít yếu PH = 5,0÷ 7,0. c Địa hình sông suối:
Toàn bộ địa hình các khu khai thác đều nằm chủ yếu trong khu vực có địa hình đồi núi, bị phân cách bởi các suối nhỏ.
- Công trường Tràng Khê: Các suối này đều chảy xuống phía Nam và đổ ra sông Đá Bạc Độ cao của địa hình trong khu mỏ từ + 15m đến + 530m Do địa hình dốc có mưa rào, nước tập trung rất nhanh, rễ tọa thành lũ.
- Công trường Hồng Thái: Có sườn núi dốc từ 30 o đến 50 o ở phái Bắc và 10 o đến 20 o ở phía Nam Đây là khu khai thác đã lâu nên phần lớn mặt bằng đã được san gạt, có các suối nhỏ với lưu lượng dòng chảy không đáng kể.
Do địa hình dốc của một số khu vực khai thác đã gây nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là vào mùa mưa nước ở các con suối thường có lưu lượng lớn, tốc độ dòng chảy nhanh, điều kiện giao thông bị cản trở, khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như vận tải than từ các khu khai thác về kho, bãi và các khu vực khác. d Khí hậu
Vùng mỏ Hồng Thái cách xa biển và nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu lục địa, có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Mưa ít và rét nhiều, thời tiết khô và hanh Trong mùa khô thường có gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùng và gió rét, nhiệt độ trong bình từ 10 0 - 17 0 C Vào mùa này mưa ít nên mức độ khí hậu ảnh hưởng đến công tác khai thác của mỏ là thấp.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 Trong mùa mưa thường có gió Đông Nam, mưa nhiều và có bão (đặc biệt vào tháng 6,7,8), nhiệt độ trung bình từ 17 0 -
30 0 C, Những ngày nắng nóng nhiệt độ có thể lên đến 38 0 C Nhiều đợt mưa kéo dài với lưu lượng nước lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc khai thác, trong các tháng này sản lượng thường thấp. e Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị
Công ty than Hồng Thái nằm trong cùng dân cư tương đối đông đúc khoảng hơn 20.000 người, chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có một số dân tộc ít người sống tập trung thành các làng bản xung quanh khu Mỏ.
* Đời sống văn hóa, chính trị:
Sv: Nguyễn Thị Trang 9 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp Đời sống vật chất trong vùng Uông Bí ngày được nâng cao, trong vùng có nhà văn hóa, công viên, rạp hát, phòng truyền thống, có một bệnh viện lớn với trên
1000 giường bệnh và nhiều trạm xá.
Giáp danh giới mỏ về phía Tây và Công Ty than Mạo Khê đang sản xuất, cạnh mỏ ở phía Nam có quốc lộ 18A, quốc lộ 10 và đường sắt quốc gia khổ đường
1435 mm, đường Gần mỏ có cảng Bạch Thái Bưởi, Bến Cân, Bến Dừa, cảng Điền Công cùng với hai ga đường sắc Mạo Khê và Yên Dưỡng.
Nói chung, điều kiện giao thông kinh tế khu vực Tràng Bạch thuận lợi cho việc đầu tư khai thác than, vận tải than từ khai trường về khi tập kết, tiêu thụ than bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy.
1.2.2 Đặc điểm kiến tạo địa chất
- Than ở khu vực Mỏ Hồng Thái thuộc nhãn hiệu than Antraxít Nó được cấu tạo chủ yếu từ Cácbon (83% ÷ 97%), Hiđro (2,4% ÷ 5,5%), Ni tơ (0,27% ÷ 2.75%), Ô xi (1,12% ÷ 6,39%).
- Cấu trúc địa chất và các vỉa than.
+ Địa tầng: Địa tầng khu mỏ thuộc điện Hòn Gai và chia ra: Phụ điệp Hòn Gai dưới (T3n-r) hg2 dầy trên 200m chứa than, phụ điện Hòn Gai trên (T3n-r) hg3 không chứa than.
Công nghệ sản xuất của Công ty than Hồng Thái
1.3.1 Hệ thống mở vỉa và công nghệ đào chống lò
Hiện nay Công ty than Hồng Thái đang mở vỉa và chuẩn bị cho việc khai thác khu vực Tràng Khê II mức + 30 theo hình 1.1.
Công nghệ đào lò được thực hiện kết hợp cơ giới hóa bằng máy COMBAI và đào bằng thủ công, vật liệu chống bằng vì sắt. Ưu điểm: Năng suất đào lò cao, đảm bảo thời gian chuẩn bị
Nhược điểm: Vốn đầu tư cho thiết bị đào lò lớn, từ mặt địa hình nguyên thủy phía, mở lò bằng xuyên vỉa + 30, gặp các vỉa than 18,24 tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải trong than theo phương vỉa đến giới hạn Mở thượng thông gió và vận tải từ mức + 30 lên mức + 126, tại mức + 126 đào lò dọc vỉa thông gió, mở rãnh gió +
126 ÷ + 129 và đào xuyên vỉa mức + 126 phục vụ thông gió.
1.3.2 Hệ thống khai thác và công nghệ khai thác Áp dụng hệ thống khai thác cột dài theo phường lò chợ chống cột thủy lực đơn điều khiển đá vách bằng các trụ than bảo vệ kết hợp với cột gỗ cũi lợn, khấu than bằng khoan nổ mìn hình 1.2.
Từ lò dọc vỉa than +30, mở các cúp than, đào lò song song chân, đào thượng khai thác nối với lò dọc vỉa than mức +126 Từ thượng khai thác mở lò chờ khai thác than. Ưu điểm: Hệ thống khai thác, công nghệ khai thác đơn giản, giảm tổn thất than, có hệ số an toàn cao.
Nhược điểm: Hệ thống vận tải trong lò khó tổ chức vì than nguyên khai từ các chợ đều tập trung vận tải qua xuyên vỉa.
+ Vận tải ở lò dọc vỉa, xuyên vỉa vận chuyển chính bằng tầu điện TD-8.9-AT của Trung Quốc, goòng 3 tấn.
+ Vận tải ở lò song song chân bằng máng cào SKAT-80 của Việt Nam. + Vận tải ở thượng vận tải, thượng khai thác, cúp bằng máng trượt. Ưu điểm: Công tác vận tải đơn giản ở lò dọc vỉa, xuyên vỉa vận chuyển chính chỉ cần một đường xe, cỡ đường 900m.
Nhược điểm: Khó nâng cao năng lực vận tải Bốc xúc vận tải ở ngoài bốc xúc than, đất đá của Công ty dùng máy xúc thủy lực gầu ngược Kobelco, Kawsaki
60, 65, 70 vận tải than, gỗ, vật tư… của Công ty chủ yếu dùng ô tô tải loại Kamaz, Kpar, Huyn đai Than được vận tải từ các bãi than cửa lò về kho bãi của Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng Ưu điểm: Cơ động, gọn nhẹ, thích hợp với đại hình phức tạp.
Sv: Nguyễn Thị Trang 13 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Nhược điểm: Năng suất vẫn còn thấp thấp, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành.
Sv: Nguyễn Thị Trang 14 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ mở vỉa
Sv: Nguyễn Thị Trang 15 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống khai thác
Sv: Nguyễn Thị Trang 16 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Than nguyên khai từ các bãi mặt bằng của lò được vận chuyển bằng băng truyền qua sàng rồi được công nhân nhà sàng phân loại sơ bộ trên băng tải, than cục, đất đá được chứa vào các hộc riêng biệt, than cục được phân loại các cỡ hạt qua loại sàng xuống 3 băng nhặt loại cục (40mm, >40mm, >70mm) Các loại sản phẩm này được tiêu thụ ngay tại hộc chứa, phần còn lại được ô tô vận tải tiêu thụ trực tiếp về đổ xuống bãi chứa than nguyên khai trong xưởng sàng của Xí nghiệp Sàng tuyển & Cảng Để thấy rõ hơn công nghệ sàng tuyển than của công ty Than Hồng Thái, có sơ đồ dây chuyền công nghệ sau:
Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác 1.3.4 Trang thiết bị phục vụ kinh doanh Để nâng cao sản lượng khai thác, dây chuyền công nghệ của Công ty được cơ giới hóa hầu hết ở các khâu Trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện địa chất đồng thời phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng của Công ty
Bộ phận sản xuất chính của Công ty gồm 12 phân xưởng khai thác với những trang thiết bị khấu than phù hợp với dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty, đầy đủ về mặt số lượng, dự phòng đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt khi Công ty có công suất lớn hơn Máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: Số lượng, giờ hoạt động, giờ ngưng hoạt động, khối lượng Tuy nhiên trong thực tế công ty kê khai chỉ một số thiết bị chính thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên còn lại chủ yếu thể hiện qua số lượng hiện có và số lượng huy động của từng trang thiết bị. Để thấy rõ hơn được về tình trạng đầu tư trang thiết bị của công ty, có bảng thống kê dưới đây:
Sv: Nguyễn Thị Trang 17 Lớp: QTKD A – K58
Mở vỉa Khai thác lò chợ Vận tải trong lò (tàu điện, máng cào…)
Tiêu thụ Sàng tuyển tại mỏ Vận tải ở ngoài (ô tô)
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Bảng thống kê máy móc thiết bị sản xuất chính năm 2016 của công ty
Số lượng (Cái) Giờ hoạt động Giờ ngừng hoạt động Khối lượng
- Máy ép khí di động PN các loại 5 5 100
- Trạm nén khí cố định 3 3 100
Sv: Nguyễn Thị Trang 18 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
11 Máy xúc đá, xúc than 2 1
15 Áp tô mát phòng nổ 167 147
18 Thiết bị thông tin liên lạc 46 44
- Điện thoại hữu tuyến PN 42 40 95
- Tổng đài điện thoại TDA100 3 3 100
Sv: Nguyễn Thị Trang 19 Lớp: QTKD A – K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Từ bảng thống kê các loại máy móc thiết bị cho thấy trang thiết bị của Công ty chủ yếu là những thiết bị phổ thông chuyên dùng đặc thù trong ngành khai thác than Mỗi loại máy móc thiết bị đều được huy động vào sản xuất và giữ vai trò quan trọng theo đặc thù riêng của từng thiết bị Qua đó cũng thấy được Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất.
Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động
1.4.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Công ty. a Sơ đồ bộ máy quản lý
- Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, theo hình 1.4 Trong cơ cấu này, Công ty phân ra các bộ phận tham mưu gồm các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực chuyên môn:
+ Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách công tác kỹ thuật - sản xuất, phê duyệt và đôn đốc lập các biện pháp kỹ thuật thi công, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tham mưu cho giám đốc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
+ Phó giám đốc cơ điện giúp giám đốc quản lý khâu cơ điện, vận tải như chỉ đạo công tác cung cấp điện, vận hành, sửa chữa thiết bị…
+ Phó giám đốc an toàn giúp giám đốc trong việc tổ chức và quản lý, kiểm tra thực hiện công tác kỹ thuật an toàn - BHLĐ.
+ Phó giám đốc đầu tư xây dựng quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản. + Kế toán trưởng quản lý công tác tài chính, hạch toán kinh tế Ngoài ra còn có các phòng chức năng, các phân xưởng sản xuất và phân xưởng phục vụ, dưới các phân xưởng là các tổ, đội như tổ đào lò, khai thác, cơ điện, sửa chữa.
+ Ngoài 3 cấp trên còn có các tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ cho công tác sản xuất kinh doanh như Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn thanh niên Công ty.
- Các mối quan hệ quản lý: Các mối quan hệ quản lý ở đây là mối quan hệ trực tiếp (trực tuyến) từ cấp lãnh đạo đến các phòng, phân xưởng sản xuất Song song với nó là sự liên hệ theo tuyến chức năng, tuyến 1 (giám đốc Công ty ) có quyền lực cao nhất, tuyến 2 (Các phó giám đốc) có quyền lực theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách, ngoải ra tuyến 2 có sự liên hệ với nhau bởi vì có một số công việc có sự liên quan về chuyên môn được phân công của các phó giám đốc, tuyến 3 bao gồm các phòng và phân xưởng sản xuất có quyền lực theo lĩnh vực chuyên môn, tuy nhiên vẫn phải có mối quan hệ ngang để phối hợp cùng nhau giải quyết công việc được nhịp nhàng.
Sv: Nguyễn Thị Trang 20 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
Chỉ đạo chức năng Chỉ đạo trực tuyến
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty than Hồng Thái - TKV năm 2016
Sv: Nguyễn Thị Trang 21 Lớp: QTKD A – K58
Giám đốc Công ty Tập đoàn Than-KS VN
Kỹ thuật PGĐ Điều khiển SX Kế toán trưởng PGĐ
An toàn Phòng Đầu tư -Ph Kỹ thuật mỏ
-Ph Trắc địa -Ph Thông gió -Ph Điều khiển
- Văn phòng -Ph Kế hoạch -Ph Vật tư -Ph TCLĐ -Ph Bảo vệ -Ph Kiểm toán
KT1 ÷KT12 Khối PX Đào lò ĐL1 ÷ ĐL3 Khối PX Vận tải
VT1, VT2, ô tô Khối PX khác
Thông gió, Cơ khí,Điện, Môi trường,Phục vụ đời sống
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn
+ Phòng Trắc Địa: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc trong công tác địa chất trắc địa Đảm bảo cơ sở tọa độ, độ cao, tài liệu địa chất, số liệu địa chất thủy văn, địa chất công trình, xây dựng và bổ sung thường kỳ các tài liệu trên đảm bảo đầy đủ thông tin, độ chính xác phục vụ cho việc lập kế hoạch huy động tài nguyên và chất lượng, phương phướng đào lò, khai thác, quản trị tài nguyên hiện tại và lâu dài Đồng thời dẫn hướng đào các đường lò theo biện pháp kỹ thuật và xác định sản lượng, mét lò theo định kỳ.
+ Phòng Kỹ thuật mỏ: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc Công ty về tổ chức, quản lý công tác kỹ thuật công nghệ Đồng thời tổ chức thiết kế kỹ thuật, lập hộ chiếu, biện pháp thi công các công trình, triển khai áp dụng công nghệ khai thác mới, kiểm tra, giám sát công tác kỹ thuật thi công, lập kế hoạch kỹ thuật ngắn hạn, trung và dài hạn, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ.
+ Phòng Đầu tư: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó Giám đốc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Lập kế hoạch và các dự án đầu tư xây dựng, theo dõi giám sát thi công các công trình XDCB, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo kỹ thuật việc thực hiện các công trình đầu tư, giải quyết nghiệm thu từng bước, hoàn tất hồ sơ nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản đưa vào vận hành.
+ Phòng Thông gió: Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc về quản lý công tác thông gió, đo khí Đồng thời xây dựng các quy định, quy trình, biện pháp thông gió Tổ chức quản lý hệ thống thông gió chính, thiết kế sơ đồ mạng gió, lắp đặt thiết bị điều khiển kiểm tra lưu lượng gió, hàm lượng các chất khí mỏ, tính toán kiểm tra các điều kiện thông gió đảm bảo quy phạm an toàn.
+ Phòng Cơ điện: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty công tác quản lý cơ điện, đồng thời lập kế hoạch huy động thiết bị, sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ điện, xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy trình hoạt động cho các thiết bị công trình cơ điện, lập biện pháp lắp đặt, kiểm tra giám sát tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị và cung cấp điện.
+ Phòng An toàn: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty thực hiện các chủ trương, biện pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác AT - BHLĐ của Công ty theo quy định pháp luật Đồng thời tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch AT - BHLĐ, kế hoạch thủ tiêu sự cố, xây dựng các quy trình, quy phạm trong công tác an toàn đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ quan
Sv: Nguyễn Thị Trang 22 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp quản lý cấp trên Hưỡng dẫn việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn, huấn luyện an toàn, thẩm định các thiết kế kỹ thuật.
+ Phòng KCS: Tham mưu cho Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty quản lý trong công tác chất lượng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Đồng thời lập kế hoạch chất lượng, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các quy trình gia công than, lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá chất lượng các loại than, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng Điều khiển: Tham mưu cho Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty về công tác điều hành sản xuất, trực tiếp giải quyết các ách tắc trong từng ca sản xuất, là nơi cập nhật xử lý thông tin sản xuất, chỉ đạo thi công theo các biện pháp, thiết kế kỹ thuật, điều hành vận tải.
+ Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc, các phó giám đốc Công ty quản lý công tác kế hoạch vật tư, quản trị chi phí, quản lý các hợp đồng kinh tế; tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm, xây dựng các quy chế giao khoán, quy định quản lý vật tư, kho tàng, kiểm soát trong công tác quản trị phí, cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, trực tiếp và theo dõi các hợp đồng kinh tế.
Phương hướng hoạt động của Công ty
1.5.1 Mục tiêu công nghệ của Công ty
Bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2017, ngoài tinh thần quyết tâm cao công ty đã chủ động sẵn sàng các diện sản xuất, đáp ứng kịp thời cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền kết hợp với kiểm tra và kiểm tra đột xuất với các Phân xưởng hầm lò ca2, ca3, xây dựng quy chế, chế tài, xử lý nghiêm các cán bộ, công nhân không tuân thủ thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật cơ bản, kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
Sv: Nguyễn Thị Trang 27 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
- Kết hợp với viện khoa học công nghệ mỏ chuẩn bị công tác lắp đặt giá khung lò chợ V24, có ứng xử như vỉa than có tính tự cháy để sớm đưa giá khung vào làm việc - Hoàn thiện công nghệ khai thác than bằng tổ hợp giàn chống 2 ANSH.
- Tiếp tục áp dụng công nghệ chống bằng vì neo, cốt, thép, chất dẻo kết hợp với bê tông phun và triển khai đưa kíp nổ phi điện và áp dụng tại các lò đá khi có đủ điều kiện.
1.5.2 Phương án phát triển Công ty giai đoạn 2017÷2030
Trên cơ sở ranh giới quản lý tài nguyên đã được Tập đoàn TKV giao và điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất hiện có Ngày 08/9/2015 Công ty đã làm việc với Công ty cổ phần TVĐT Mỏ và Công nghiệp - Vinacomin (đơn vị tư vấn đang lập quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành than đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030) thống nhất bổ sung sản lượng khai thác của Công ty than Hồng Thái - TKV từ năm 2016÷2030 vào quy hoạch điều chỉnh, cụ thể như sau: a Các dự án đang hoạt động khai thác
- Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất mỏ than Hồng Thái: trữ lượng công nghiệp dự kiến còn lại đến ngày 01/01/2016 là 2.500.000 tấn; công suất 500.000 tấn/năm; đến năm 2022 kết thúc khai thác với sản lượng 50.000 tấn.
- Dự án đầu tư nâng công suất lên 600.000 tấn/năm khu Tràng Khê II, III: trữ lượng công nghiệp dự kiến còn lại đến ngày 01/01/2016 là 3.040.000 tấn trong đó: phần tài nguyên lộ vỉa 60.000 tấn, khai thác hết trong năm 2016; phần tài nguyên hầm lò 2.980.000 tấn, công suất 600.000 tấn/năm; đến năm 2024 kết thúc khai thác với sản lượng 180.000 tấn.
- Dự án duy trì sản xuất khai thác hầm lò khu Đông Tràng Bạch: trữ lượng công nghiệp còn lại đến ngày 01/01/2016 là 1.410.000 tấn; công suất 150.000 tấn/năm; đến năm 2025 kết thúc khai thác với sản lượng 110.000 tấn. b Các dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư
- Dự án khai thác hầm lò khu Tân Yên - mỏ Đông Tràng Bạch: trữ lượng công nghiệp 9.517.000 tấn; công suất thiết kế 450.000 tấn/năm; năm 2019 ra than; năm 2023 đạt công suất thiết kế;
+ Hiện Công ty đang phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện dự án theo tài liệu địa chất đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng Quốc gia thông qua và các yêu cầu của Tập đoàn TKV (tính toán lại dung tích lò chứa nước; nghiên cứ đầu tư hệ thống bơm nước tự động và kiểm soát người trong lò bằng hệ thống định vị);
+ Báo cáo ĐTM và Phương án cải tạo phục hồi môi trường hiện đang trình
Bộ TN&MT thẩm định;
Sv: Nguyễn Thị Trang 28 Lớp: QTKD A –K58
Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Luận văn tốt nghiệp
+ Đã thực hiện chi trả tiền đền bù GPMB cho các hộ dân trong diện giải tỏa tại MB SCN mức +15; dự kiến tháng 11/2017 tổ chức san gạt mặt bằng;
Dự án khai thác hầm lò tầng lò giếng dưới mức +131 mỏ Đồng Vông (đang hoàn thiện công tác khoan thăm dò nâng cấp trữ lượng): Công suất thiết kế 600.000 tấn/năm; năm 2024 ra than; năm 2028 đạt công suất thiết kế;
+ Dự kiến năm 2018 hoàn thiện công tác khoan thăm dò và phê duyệt xong Báo cáo địa chất; năm 2019 lập dự án và hoàn thiện các thủ tục với các ban ngành, chính quyền địa phương để năm 2019 khởi công cặp giếng nghiêng;
Dự án khai thác hầm lò phía Bắc khu Tân Yên (đang hoàn thiện công tác khoan thăm dò nâng cấp trữ lượng): công suất thiết kế 350.000 tấn/năm; năm 2018 ra than; năm 2021 đạt công suất thiết kế (năm 2027 kết thúc khai thác, sản lượng 250.000 tấn);
+ Dự kiến năm 2017 hoàn thiện công tác khoan thăm dò, phê duyệt xong Báo cáo địa chất, lập dự án và hoàn thiện các thủ tục với các ban ngành, chính quyền địa phương để năm 2018 khởi công đào lò;