1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn thị minh trang 1324010317 phân tích tình hình tài chính cty cp tiếp vận thái bình dương

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính cty cp tiếp vận thái bình dương
Tác giả Nguyễn Thị Minh Trang
Trường học Trường Đại học Mỏ Địa chất
Chuyên ngành Luận văn tốt nghiệp
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 543,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:................................................................................................................................7 (7)
    • 1.1. Tình hình chung của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (0)
      • 1.1.1. Thông tin khái quát (8)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (8)
      • 1.1.3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh (9)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên (11)
        • 1.2.1.1. Vị trí địa lý (11)
        • 1.2.1.2. Về khí hậu (13)
      • 1.2.2. Điều kiện về lao động, dân số và kinh tế (0)
        • 1.2.2.1. Điều kiện về lao động, dân số (14)
        • 1.2.2.2. Điều kiện kinh tế (14)
    • 1.3. Máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty (17)
    • 1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa (18)
      • 1.4.1. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (18)
        • 1.4.1.1. Giới thiệu chung về vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ (18)
        • 1.4.1.2. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ (19)
      • 1.4.2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (20)
        • 1.4.2.1. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa (20)
        • 1.4.2.2. Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (21)
    • 1.5. Tình hình tổ chức quản lý và lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (0)
      • 1.5.1. Cơ cấu tổ chức ban quản lý (24)
      • 1.5.2. Tổ chức lao động (26)
      • 1.5.3. Chế độ làm việc của công ty (27)
    • 1.6. Kế hoạch năm 2017 và phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (28)
      • 1.6.1. Kết quả thực hiện năm 2016 (28)
      • 1.6.2. Kế hoạch năm 2017 (28)
    • 2.2. Phân tích tình hình hoạt động vận chuyển của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (36)
      • 2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị (36)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình vận chuyển (38)
        • 2.2.2.1. Phân tích tình hình vận chuyển theo thời gian (38)
        • 2.2.2.2. Phân tích tình hình vận chuyển theo tuyến (39)
        • 2.2.2.3. Phân tích tình hình vận chuyển theo hợp đồng (40)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng Tải sản cố định (44)
      • 2.3.1. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ (44)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu tài sản cố định công ty Thái Bình Dương (47)
      • 2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ (49)
      • 2.3.4. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (52)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (55)
      • 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động (55)
        • 2.4.1.1. Phân tích số lượng lao động (55)
        • 2.4.1.2. Phân tích chất lượng lao động (56)
        • 2.4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động (59)
        • 2.4.1.4. Phân tích năng suất lao động (62)
      • 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (62)
        • 2.4.2.1. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (62)
        • 2.4.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương (66)
    • 2.5. Phân tích chi phí kinh doanh (67)
      • 2.5.1. Phân tích kết cấu và sự biến động chi phí kinh doanh (67)
      • 2.5.2. Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M) (68)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (69)
      • 2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty (69)
        • 2.6.1.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái bình Dương năm 2016 qua Bảng cân đối kế toán (69)
        • 2.6.1.2. Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm 2016 của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương (74)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (78)
        • 2.6.2.1. Phân tích nguồn vốn (78)
        • 2.6.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty (81)
        • 2.6.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty (82)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (86)
        • 2.6.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (87)
        • 2.6.4.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động (87)
        • 2.6.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (89)
  • CHƯƠNG 3..............................................................................................................................89 (93)
    • 3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài (94)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (94)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của đề tài (95)
        • 3.1.2.1. Mục đích nghiên cứu (95)
        • 3.1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (95)
        • 3.1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu (95)
        • 3.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu (95)
    • 3.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 (96)
      • 3.2.1. Phân tích chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 (96)
        • 3.2.1.1. Phân tích chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán (96)
        • 3.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 (100)
        • 3.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh (107)
      • 3.2.2. Phân tích sự biến động về kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 (111)
        • 3.2.2.1. Phân tích sự biến động của kết cấu tài sản công ty Thái Bình Dương giai đoạn 2012- 2016 (111)
        • 3.2.2.2. Phân tích sự biến động về kết cấu nguồn vốn (114)
      • 3.2.3. Phân tích mức độ về đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 (118)
        • 3.2.3.1. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua nguồn hình thành vốn (118)
        • 3.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua khả năng tài trợ của Công ty (121)
        • 3.2.4.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Thái Bình Dương (123)
        • 3.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (124)
      • 3.2.5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (130)
        • 3.2.5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (130)
        • 3.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (133)
        • 3.2.5.3. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh giai đoạn 2012–2016 (135)
    • 3.3. Một số định hướng nhằm nâng cao tình hình hoạt động tài chính của công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương (137)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (141)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 5 Sinh viên 6 CHƯƠNG 1 7 1 1 Tình hình chung của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương 8 1 1 1 Thông tin khái quát 8 1 1 2 Quá trình hình thành và phát triển 8 1 1 3 Ngành[.]

Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

Công ty có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng, một trung tâm kinh tế tổng hợp, hiện đại.

Hải Phòng là thành phố Cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội.Với lợi thế cảng biển nước sâu, Hải Phòng là đầu mối giao thông lớn nhất phía Bắc; là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; là nơi có vị trí quan trọng trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam như KCN Numora, KCN Đình Vũ, KCN Tràng Duệ, Khu Công nghiệp Đình Vũ (DVIZ) do Công ty Liên doanh Phát triển Đình Vũ quản lý và phát triển trên diện tích 945 ha

Khu công nghiệp Đình Vũ là một khu công nghiệp đồng bộ được thiết kế để cung cấp một cơ sở lý tưởng và vững chắc cho các nhà đầu tư quốc tế để tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động có tay nghề cao và tiềm năng thị trường to lớn của khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, cả nước cũng như các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia KCN Đình Vũ nằm ngay trong bán đảo Đình Vũ - trên hạ lưu sông từ Hải Phòng thông ra biển, trên thềm lục địa vịnh Bắc Bộ.

Với vị trí địa lý đắc địa, Tổ hợp KCN Deep C - KCN Đình Vũ nằm ngay tại trung tâm những dự án phát triển Hải Phòng, bao gồm Sân bay quốc tế Cát Bi mới, Cảng nước sâu Lạch Huyện, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng Các Nhà đầu tư tại Khu công nghiệp có lợi thế từ một địa điểm độc đáo với đầu mối giao thông thuận tiện, từ đó có thể tiết kiệm tối đa chi phí vận tải

- Cách trung tâm Thành phố Hải Phòng chỉ 7km – thị trường rộng lớn với hơn 2 triệu dân và nguồn lao động dồi dào.

- Cách Thủ đô Hà Nội 100km với tuyến quốc lộ 5 làm cầu nối.

- Thông trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Đây là đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng chiều dài 105km, 2×3 làn xe, giảm thời gian đi Hà Nội – Hải Phòng xuống còn 1,5 giờ đồng hồ Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng còn là nơi kết nối Tổ hợp KCN Deep C - KCN Đình Vũ với các thành phố miền bắc Việt Nam.

- Cách Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi 3km Là khu công nghiệp với khoảng cách ngắn nhất đến sân bay quốc tế, với các tuyến bay dự kiến đến Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Indonesia Công suất vận chuyển hàng hoá đạt 250.000 tấn/năm.

- Thông thương trực tiếp với tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc).

- Nằm ngay cạnh Cảng nước sâu Lạch Huyện, cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam Với diện tích: 184.5ha; độ sâu trước bến: -14m; khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 100,000TEU; có 8 bến phục vụ xếp dỡ hàng tổng hợp, container, hàng rời.

- Cảng Quốc tế Đình Vũ nằm liền kề Tổ hợp KCN Deep C - KCN Đình Vũ với diện tích: 130 ha; độ sâu trước bến: -7m; khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT đầy tải và 50.000 DWT giảm tải; có 11 bến container, bến tổng hợp và hàng rời.

- Cầu cảng lỏng 10.000 DWT đã đi vào hoạt động từ năm 2001 và cầu cảng hàng lỏng 20.000 DWT nằm ngay trong khu hoá dầu của Khu công nghiệp.

- Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, khí hậu ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

- Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt

- Khu vực Hải Phòng, dông thường xuất hiện với tần suất đáng kể bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 10 Trong những tháng này, trung bình mỗi tháng số ngày có dông là 6 ngày Các tháng còn lại trong năm số ngày có dông thường rất ít.

- Trung bình mỗi năm Hải Phòng chịu ảnh hưởng của 35 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới - ATNĐ (Bình quân cả nước 67 con bão/năm) trong đó từ 12 con bão hoặc ATNĐ đổ bộ trực tiếp gây thiệt hại về công trình, đê điều và dân sinh Bão và áp thấp đổ bộ thường kèm theo mưa lớn và nước dâng gây ngập lụt vùng cửa sông ven biển.

- Khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều Thủy triều ở đây thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng có khoảng 25 ngày có 1 lần nước lớn và

1 lần nước ròng, độ lớn triều ở đây thuộc loại lớn, khoảng 3m đến 4m vào thời kỳ triều cường.

1.2.2.1 Điều kiện về lao động, dân số

- Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hải Phòng tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây, năm 2016 dân số thành phố Hải Phòng là 1.992.132 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9% Trong số 5 thành phố trực thuộc Trung Ương, Hải Phòng đứng thứ ba về số dân (sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội).

- Quy mô dân số Hải Phòng ở mức tương đối ổn định, năm 2015 là 1.973.176 người và 10 tháng năm 2016 là 1.992.132 người, đạt mục tiêu không quá 2 triệu người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn ổn định ở mức dưới 1% (năm 2014 là 0,98, năm 2015 và 10 tháng năm 2016 là 0,98%); tổng tỷ suất sinh giảm từ 1,95 con năm 2010 xuống còn 1,9 con năm

2014 và 10 tháng năm 2016 duy trì 1,9 con/bình quân 1 phụ nữ từ 15 - 49 tuổi.

Máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty

- Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình kinh doanh Khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, máy móc thiết bị bị hao mòn dần dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh, hình thái vật chất ban đầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng.

- Dưới đây là bảng một số loại máy móc thiết bị của Công ty:

TT Tên thiết bị máy móc Mã hiệu Tổng số Xuất xứ

1 Xe tải Ô tô tải DONGFENG 10 Trung Quốc

2 Xe cont Ôtô đầu kéo FUSO 11 Nhật Bản Ô tô đầu kéo MAXFORE 8 Mỹ

Sơ mi rơ mooc CIMC 7 Trung Quốc

Sơ mi rơ mooc JUPITER 16 Trung Quốc

3 Xe bán tải NISSAN 5 Thái Lan

II Máy móc thiết bị

1 Máy vi tính ASUS 15 Trung Quốc

2 Máy scan HP 6 Trung Quốc

4 Máy photo CANON 1 Trung Quốc

Máy phát điện 300KVA: công suất định mức : 300 KVA/240

8 Máy in SHARP 9 Thái Lan

Quy trình giao nhận hàng hóa

1.4.1 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.4.1.1 Giới thiệu chung về vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa Tuy nhiên hình thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa, không chở được những khối lượng hàng hóa lớn như vận tải bằng đường thủy, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hóa có khối lượng vận chuyển không quá lớn và nhỏ.

- Mặc dù có cước phí cao nhất nhưng vận tải đường bộ lại được đánh giá là hình thức chuyển hàng linh động vì có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường

1.4.1.2 Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Sơ đồ 1-1: quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

 Bước 1: Nhận thông tin yêu cầu vận chuyển

-Công ty cử nhân viên tới tận nơi kiểm tra hàng hóa.

-Kiểm tra cách đóng gói và tư vấn đóng gói sản phẩm.

-Xác định trọng lượng, kích thước, địa chỉ giao nhận hàng, thời gian yêu cầu vận chuyển.

Báo giá Điều xe để lấy hàng

Giao hàng tận nơi Đem về biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ kí của người nhậnNhận thông tin yêu cầu vận chuyển

-Tổng số kiện đã thực tế kiểm tra.

-Lên hợp đồng vận chuyển để cam kết ngày nhận hàng và giao hàng.

 Bước 3: Điều xe để lấy hàng

-Sắp xếp xe tải lấy hàng tận nơi để tránh cho hàng hóa bị trầy xước.

-Cho xe cẩu hàng lên xe tải lớn tại địa điểm lấy hàng.

-Ký biên bản giao nhận hàng hóa tại nơi nhận.

 Bước 4: Giao hàng tận nơi

-Cho xe cẩu hàng từ xe tải lớn đưa hàng xuống.

-Ký biên bản giao nhận hàng hóa.

 Bước 5: Đem về biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ kí của người nhận

-Kết thúc hợp đồng theo lô và thanh toán tiền cước phí vận tải đường bộ của hàng hóa đó

1.4.2 Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1.4.2.1 Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa

- Những ưu điểm mà vận tải bằng đường thủy mang lại, như:

+ Không phân biệt hàng hóa cồng kềnh số lượng nhiều hay ít.

+ Các tuyến đường biển hầu như là những tuyến đường tự nhiên vì vậy không mất nhiều thời gian cho việc kiểm soát, hàng hóa lưu thông nhanh.

+ Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định, ít gặp sự cố.

+ Ưu điểm lớn nhất của vận tải đường thủy nội địa đó là chi phí thấp Vì vậy, khách hàng có thể gửi với số lượng nhiều mà không lo lắng tới việc về chi phí dịch vụ.

+ Vận chuyển ở các khu vực khác nhau.

- Bên cạnh đó, vận tải đường thủy còn có nhiều nhược điểm như phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chuyển hàng chậm, dễ gặp rủi ro trong quá trình chuyên chở…

1.4.2.2 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển có 2 trường hợp, đó là nhận hàng nguyên container và hàng lẻ như sau:

Trường hợp nhận hàng lẻ:

- Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận tiếp vận thay mặt mình nhận hàng thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao lại cho khách hàng.

- Khi khách hàng không yêu cầu hay không ủy thác cho công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty giao nhận tiếp vận chỉ giao lệnh cho khách hàng khi họ xuất trình BH/L để tự ra kho hàng lẻ nhận hàng.

- Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O) Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.

- Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm “giấy xuất kho” cho người giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận (hai bản).

- Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chưa hàng làm thủ tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải Quan kiểm hóa, khi Hải Quan ký xác nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã được thông quan.

Trường hợp nhận hàng nguyên container:

- Nếu như khách hàng là tự nhận hàng tại container thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng.

- Nếu khách hàng nhờ công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty sẽ thay mặt khách hàng nhận hàng.

Thủ tục nhận hàng: chính xác Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arival), với vai trò là người nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.

- Sau đó đem D/O đến hải quan cảng đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ.

- Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng.

- Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ làm thủ tục hải quan.

Sơ đồ 1-2: quy trình vận tải hàng hóa bằng đường biển

Giao các chứng từ về hàng hóa cho người gửi hàng

Giao hàng cho người nhận

Làm thủ tục Hải Quan tại cảng nhập khẩu Đến hãng tàu lấy D/O Làm thủ tục Hải Quan Đóng hàng vào conntainer, xin giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ Đóng gói hàng hóa và kẻ ký mã hiệu

Mời Hải Quan, giám định viên kiểm tra và kiểm hóa hàng hóa tại kho của công ty bên xuất khẩu

Chuẩn bị chứng từ và hàng xuất khẩuLiên hệ với hãng tàu để đặt chỗHỏi giá chào giá cho khách hàng

Tình hình tổ chức quản lý và lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

1.5.1 Cơ cấu tổ chức ban quản lý

Bởi đặc thù của doanh nghiệp là kinh doanh dịch vụ vận tải nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu kinh doanh phù hợp với điều kiện và ngành nghề kinh doanh nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên để tạo ra kết quả kinh doanh cao nhất.

Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:

Sơ đồ 1-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Phòng tài chính - kế toán

Phòng vận tải – thiết bị

Phòng kinh doanh và chăm sóc kháchhàng

- Hội đồng quản trị: Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị, là người chỉ đạo dẫn dắt mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và các quy chế nội bộ của Công ty quy định.

- Giám đốc: Là người trực tiếp chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty và cũng là người điều hành việc kinh doanh của công ty Giám đốc điều hành Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc điều hành Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Giám đốc trực tiếp phụ trách:

Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ.

Công tác ký kết hợp đồng kinh tế sau khi thông qua Hội đồng quản trị.

Công tác tài chính – kế toán và tài vụ của đơn vị.

Công tác có liên quan đến hợp tác đầu tư với đối tác trong nước và nước ngoài.

Công tác thanh tra, kiểm tra, công tác đối ngoại của Công ty.

Công tác phối hợp giữa Chính quyển và các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong cơ quan.

- Phó giám đốc: Được giám đốc phân công quyết định những công việc của công ty, thay mặt Giám đốc điều hành kinh doanh khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách các mảng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về nhiệm vụ được phân công, ủy quyền. trình quản lý kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ của công ty.

 Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

- Phòng tài chính kế toán: Cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động kế toán của công ty và các phòng ban nhằm giúp cho giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kế toán tài chính đạt hiệu quả cao Cung cấp những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Tính toán và trích lập kịp thời các khoản nộp ngân sách.

- Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của công ty Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng lao động, công tác khen thưởng cho CBNV, đón tiếp khách giao dịch của công ty.

- Phòng thủ tục: Thực hiện nhiệm vụ làm thủ tục nhập xuất vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

- Phòng vận tải – thiết bị: Lập kế hoạch vận chuyển, báo cáo chi phí vận chuyển, kiểm tra và sửa chữa phương tiện vận tải và toàn bộ tài sản của công ty.

- Phòng kinh doanh - chăm sóc khách hàng: Là bộ phận tiếp cận trực tiếp với khách hàng Nhận các đơn đặt hàng, tiếp nhận chứng từ giao cho phòng thủ tục làm thủ tục, báo kế hoạch để phòng vận tải lập kế hoạch bố trí xe.

Bảng tính hình lao động của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương năm 2016

Phòng ban số laoTổng (ngườiđộng )

Trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ Trên đại học Đại học-Cao đẳng Trung cấp Công nhân ngườSố i người/tổnSố g số LĐ (%) ngườSố i người/tổnSố g số LĐ (%) ngườSố i người/tổnSố g số LĐ (%) ngườSố i người/Số số LĐtổng a Lao động gián (%) tiếp 24 3 12,5 15 63 4 16,67 2 8,33

- Nhân viên quản lý 21 3 1,25 15 71,4 3 14,29 chính 3 2 66,67 1 33,33

Phòng Tài chính-kế toán 4 1 25 3 75

- Nhân viên phục vụ 3 1 33,33 2 66,67 b Lao động trực tiếp 56 5 8,93 51 91,07

Qua bảng trên nhận thấy, năm 2016 công ty có tổng số lao động là 80 người

Với mức lao động trực tiếp là 56 người (tương đương 70%), trong đó 51 công nhân có trình độ lao động phổ thông và 5 công nhân có bằng cao đẳng có tay nghề, nguồn nhân lực đủ khả năng phục vụ hoạt động kinh doanh là khá cao Bên cạnh đấy số lao động gián tiếp là 24 người, chiếm một tỷ lệ vừa phải là 30% Không những vậy hầu hết các cán bộ quản lý đều có trình độ chuyên môn cao Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và quy mô của công ty.

1.5.3 Chế độ làm việc của công ty

Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, nghỉ trưa 01 giờ Khi có yêu cầu về tiến độ hợp đồng thì cán bộ công nhân viên của

Công ty có trách nhiệm và tự nguyện làm thêm giờ Công ty có chính sách phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước với mức đãi ngộ thoả đáng.

Nhân viên được nghỉ lễ và Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty chưa đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ phép trong năm được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc tại Công ty nhân viên sẽ được cộng thêm 01 ngày phép Công ty thanh toán chế độ lương, ốm, thai sản theo quy định, đây là phần BHXH trả thay lương Thời gian nghỉ thai sản người lao động được nghỉ 06 tháng đúng theo quy định về chế độ gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 1 giờ mỗi ngày, trên 12 tháng dưới 36 tháng được nghỉ 0.5 giờ mỗi ngày.

Nhân viên được làm việc trong điều kiện văn minh, văn phòng, thoáng mát, sạch sẽ có đầy đủ các điều kiện về ánh sáng, điều hòa được trang bị những phương tiện làm việc hiện đại 100% nhân viên văn phòng làm việc bằng máy tính có kết nối mạng LAN, Internet Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu công việc Công ty cũng áp dụng chế độ khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên mỗi năm 1 lần.

Kế hoạch năm 2017 và phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

1.6.1 Kết quả thực hiện năm 2016

- Trong năm 2016, tổng khối lượng vận chuyển Công ty đạt được lả 13.023 TEU với tổng doanh thu là 53.195.871.651 đồng, có bước tăng đáng kể so với năm 2015. Tổng số lao động trên toàn Công ty là 80 người, cơ bản đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân toàn Công ty đạt 9,335 triệu đồng/người/tháng.

- Năm 2016, Công ty vừa phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa đảm bảo an toàn trong công tác vận tải.

- Hoạt động kinh doanh của Công ty theo mô hình tổ chức mới cơ bản ổn định, đời sống người lao động được đảm bảo Khai thác tốt kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải, đảm bảo hoạt động vận tải vận hành phù hợp với cơ chế thị trường.

- Ban hành và sửa đổi các quy chế quản lý nội bộ để phù hợp với mô hình sản xuất mới như Quy chế quản lý kế hoạch của Công ty, Quy chế tiền lương, Quy chế quản lý tài chính.

- Năm 2017 mở ra với nhiều tiềm năng phát triển, đòi hỏi Công ty không ngừng chuyển mình để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước nâng thị phần của Công ty lên xứng tầm với tiềm năng và nhu cầu xã hội.

- Để hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra, Công ty cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm với chỉ tiêu cụ thể như:

 Giá trị sản lượng và Doanh thu của Công ty đạt mức tăng trưởng 50% trở lên, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước.

 Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động; thu nhập bình quân tăng 50% trở lên.

 Tổng số lao động tăng 8% trở lên để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

 Huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể CBCNV trong công ty quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ của Công ty năm 2016.

 Chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, nhất là tại các điểm giao cắt giữa đường bộ

 Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ.

 Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải

 Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong kinh doanh vận tải, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

 Chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng vận chuyển.

 Xây dựng, hoàn thiện các Quy chế quản lý nội bộ, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đối tác, khách hàng.

 Chủ động và hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công tác truyền thông của Công ty, đảm bảo thông tin chính xác, nhạy bén.

Thông qua những nét giới thiệu chung về các điều kiện chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương, có thể nói rằng, mặc dù còn tồn tại rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự cố gắng phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với sự chỉ đạo sát sao và động viên kịp thời của Hội đồng quản trị năm 2016 Công ty đã có những cố gắng đáng khích lệ.

Công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công ty có những cố gắng để đẩy mạnh doanh số cũng như doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và có những biện pháp tích cực thúc đẩy hỗ trợ sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

Sự hồi phục của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty phát triển và đạt được những mục tiêu trong năm Mặt khác, công ty có một ban lãnh đạo điều hành gồm các kỹ sư chuyên ngành có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc Biết dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình, bởi vậy một số năm gần đây, công ty đã và đang chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm sản xuất kinh doanh qua đó mà tạo ra sự tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua. Tiền lương, thu nhập của người lao động, tích lũy của công ty đều được đảm bảo nâng cao

Tuy nhiên, đi đôi với những thuận lợi đó công ty gặp những khó khăn đang và có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty trong những năm tiếp theo: xu thế hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay, sản xuất tăng trưởng ngày càng cao kéo theo nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng, do đó ngày càng có thêm nhiều công ty mới, dịch vụ tốt về lĩnh vực vận tải Việc đó đòi hỏi công ty không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm thu hút khách hàng Bên cạnh đó, một số khó khăn như lạm phát, hay các thủ tục hành chính cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới công ty.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG

Bình Dương Để đánh giá được tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương trong hai năm vừa qua, chúng ta đi nghiên cứu, đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu ở bảng 2-1 sau:

Qua bảng dưới ta thấy: Doanh thu của Công ty năm 2016 tăng rất nhiều so với năm 2015 và kế hoạch đề ra Từ 33.939.313.432 đồng lên 53.195.871.651 đồng năm

2016 tăng 19.256.558.219 đồng tương đương tăng 56,74% so với năm trước Trước tình hình kinh tế năm 2016 nhiều khó khăn, thách thức Công ty đã đề ra kế hoạch doanh thu cho năm là 50.908.970.148 đồng nhưng với những nỗ lực hết mình của toàn bộ lãnh đạo và cán bộ nhân viên của công ty thì kế hoạch không chỉ được hoàn thành mà còn hoàn thành xuất sắc Vượt kế hoạch đề ra là 2.286.901.503 đồng tương ứng tăng 4,49% Đây là kết quả rất khả quan của công ty năm vừa qua, cũng sẽ là động lực giúp công ty phấn đấu hơn trong năm tới.

Tổng tài sản của Công ty giảm xuống đáng kể, bao gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn năm 2015 là 9.930.788.711 đồng thì năm 2016 giảm xuống 9.472.439.726 đồng tương ứng giảm 458.348.985 đồng Tài sản dài hạn thì có tỷ trọng lớn hơn, năm 2016 tài sản dài hạn tăng so với năm trước 4,08% tương ứng tăng 424.574.532 đồng.

Tổng cán bộ công nhân viên của công ty giảm xuống đáng kể so với tổng số lao động từ 83 người năm 2015 xuống 80 người năm 2016 Số lao động giảm 3 người so với năm 2015 và giảm so với kế hoạch đề ra là 10 người

Năng suất bình quân lao động công ty tăng so với năm 2015, do doanh thu tăng mạnh điều này cho thấy lao động công ty cũng hoạt động có hiệu quả Từ 408,9 trđ/người-năm vào năm 2015 lên 648,72 trđ/người-năm năm 2016 như vậy là đã tăng 58,65%, theo kế hoạch để ra là 565,68 trđ/người-năm thì thực tế vượt là 83,04 trđ/người-năm tăng 14,68% Con số cho thấy sự làm việc hết mình, nhằm đem lại hiệu quả cao cho công ty của toàn bộ lao động công ty, cũng như sự lãnh đạo và sử dụng lao động có hiệu quả của Công ty.

Phân tích tình hình hoạt động vận chuyển của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị

Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng doanh thu năm 2016 tăng so với năm 2015 là 19.259.954.810 đồng, tương đương tăng 56,75%, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khắn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tăng như vậy là khả quan

Giá trị gia tăng của công ty tăng 5.022.175.707 đồng, tương ứng 36,44% Trong đó tốc độ tăng của khấu hao TSCĐ là 44%, tương ứng với 380.187.104 đồng Lợi nhuận sau thuế tăng 2.338.220.578 đồng, tương ứng 89,98% Điều này cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty năm 2016 về cơ bản là có hiệu quả Thuế TNDN nộp NSNN tăng 584.555.145 đồng Tổng quỹ lương tăng 1.386.462.000 đồng tương ứng tăng 17,78%, cho thấy rằng công ty đã chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty BHYT, KPCĐ, BHXH, BHTN tăng 332.750.880 đồng, tương ứng với 17,78%.

Tốc độ tăng của doanh thu thuần là là 56,74% tương ứng với 19.256.558.219 đồng Năm 2016 doanh thu thuần đều hoàn thành và vượt mức só với kế hoạch đề ra, cụ thể so với kế hoạch thì doanh thu thuần tăng 2.286.901.503 đồng, tương ứng với 4,49%.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ ĐVT: Đồng Bảng 2-2

NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016 VỚI

- Doanh thu hoạt động vận tải 33.939.313.43

2.2.2 Phân tích tình hình vận chuyển

2.2.2.1 Phân tích tình hình vận chuyển theo thời gian

Bảng phân tích tình hình vận chuyển theo thời gian ĐVT: TEU Bảng 2-3

Kế hoạch năm 2016 hiện nămThực 2016

So sánh TH 2016/ TH 2015 So sánh TH

Qua bảng trên ta thấy:

Năm 2016 lượng than sản xuất các quý trong năm tương đối đều nhau Riêng có quý I đạt sản lượng thấp nhất do quý I trùng vào khoảng thời gian nghỉ tết nguyên đán. Tình hình vận chuyển đạt mức cao nhất là vào quý III với 3.961 TEU tăng 133,83% so với năm 2015 và tăng 55,88% so với kế hoạch đã đề ra Tổng sản lượng của các quý trong năm là tương đối đồng đều.

Trong năm 2016 khi mà tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được triển khai đi vào sử dụng, giúp cho thời gian vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi Hà Nội và các tỉnh lân cận giảm xuống, đã góp phần giúp tình hình vận chuyển của Công ty tăng.

Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 0

Quý I Quý II Quý III Quý IV

Hình 2-1: Biểu đồ tình hình thực hiện sản lượng theo thời gian (ĐVT: TEU)

2.2.2.2 Phân tích tình hình vận chuyển theo tuyến.

Việc phân loại sản lượng thực hiện theo tuyến giúp Công ty đánh giá chính xác được tuyến vận chuyển nào đạt được hiệu quả kinh tế lớn hơn, tuyến vận chuyển – giao nhận nào còn gặp nhiều khó khăn và từ đó xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển các tuyến vận chuyển một cách toàn diện nhất.

Bảng phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo tuyến ĐVT: TEU Bảng 2-4

TT Tuyến giao nhận - vận chuyển Thực hiện năm 2015 Kế hoạch năm 2016 Thực hiện năm 2016

So sánh TH 2016/ TH 2015 So sánh TH

I Vận tải biển quốc tế 4.577 6.866 7.529 2.952 164,50 663,5 109,66

II Vận tải trong nước 3.182 4.773 5.494 2.312 172,66 721 115,11 Tổng sản lượng 7.759 11.638,5 13.023 5.264 167,84 1.384,5 111,90

Qua bảng trên ta thấy:

Trong năm 2016 vận tải biển quốc tế là 7.529 TEU tăng 2.952 TEU so với năm

2015, tương ứng tăng 64,5% và tăng 9,66% so với kế hoạch đề ra Vận tải trong nước tăng 2.312 TEU từ 3.182 TEU năm 2015 lên 4.773 TEU năm 2016, tương đương với 72,66%.

Trong vận tải biển quốc tế thì tuyến Việt Nam – châu Á có sản lượng vận chuyển tăng mạnh nhất từ 2.027 TEU năm 2015 lên 3.723 TEU năm 2016 tương đương tăng 1.696 TEU ứng với 83,67% Tuyến vận tải biển Việt Nam – Châu Phi và Việt Nam – châu Úc giảm so với năm 2015, trong đó tuyến Việt Nam – Châu Úc giảm mạnh nhất, giảm 193 TEU tương``````` ứng với 64,98% Nguyên nhân là do thời tiết biển năm 2016 tại 2 khu vực trên có nhiều biến động, không ổn định, thời tiết là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển tuyến đường biển quốc tế.

Kế hoạch năm 2016 Thực hiện năm 2016 0

Vận tải biển Quốc tế Vận tải trong nước

Hình 2-2: Biểu đồ tình hình vận chuyển theo tuyến (ĐVT: TEU)

2.2.2.3 Phân tích tình hình vận chuyển theo hợp đồng

Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông Để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hàng hóa cần được đóng gói, bảo quản trong container một cách cẩn thận Và hình thức vận chuyển chính của Công ty đó chính là container 20’ và container 40’

Bảng kích thước các loại container

(20'DC) Container 40' thường (40'DC) Container 40' cao

(40'HC) hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét

Trọng lượng toàn bộ (hàng & vỏ) 52900 lb 24000 kg 30480 kg 67200 lb 30480 kg 67200 lb

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện sản lượng của Công ty với loại container 40’ thường nhiều hơn so với container 20’, nguyên nhân là do container 40’ có kích thước lớn hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năm 2016, khối lượng vận chuyển với loại container 40’ của công ty với Công ty Vidamco – ô tô Việt Nam tăng nhiều nhất, tăng 1786 TEU, tương ứng tăng 57,72% so với thực hiện năm 2015 Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với công ty khi mà khách hàng tin tưởng dịch vụ vủa công ty và tiếp tục kí kết hợp đồng với công ty trong thời gian dài.

So với kế hoạch đề ra năm 2016, khối lượng vận chuyển đơn hàng container 20’ của công ty với công ty TNHH Daewoo – Hanel tăng mạnh, giảm 314,5 TEU (tăng135,27%) Đơn hàng vận chuyển của công ty với Công ty TNHH Keangnam – Vina giảm 265 TEU (giảm 79,58%) đối với container 20’ và giảm 195 TEU đối với container 40’so với khối lượng vận chuyển kế hoạch mà công ty đã đặt ra.

Bảng phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo khách hàng và loại container ĐVT: TEU Bảng 2-6

TT Khách hàng Loại container

So sánh TH 2016/ TH 2015 So sánh TH

1 Công ty TNHH Ford Việt

4 Công ty TNHH xe buýt

5 Nhà máy ô tô Đồng Vàng

6 Công ty TNHH Vật liệu Đặc biệt Gai Đức 20' 0 0 11 11 0 11 0

15 Hàng của công ty khác 20' 12 18 251 239 2.091,67 233 1.394,4

Phân tích tình hình sử dụng Tải sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp vận tải thì tài sản cố định cũng quan trọng không kém bởi nó là yếu tố chiếm phần lớn giá trị của doanh nghiệp Tài sản cố định cũng là nhân tố quan trọng quyết định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy nhiêm vụ đặt ra với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương nói riêng là phải làm sao sử dụng có hiệu quả nhất số tài sản mà mình đang quản lý và sử dụng. Để làm được điều này công tác phân tích đánh giá trình độ sử dụng và xác định nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định để đưa ra các biện pháp khắc phục. Để phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của công ty ta cần phân tích đánh giá các chỉ tiêu sau:

2.3.1 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ

TSCĐ là những tư liệu lao động có đủ tính chất sau:

+ Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

+ Giá trị TSCĐ lớn hơn hoặc bằng 30trđ.

+ Thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá qua ba chỉ tiêu tổng hợp là hệ số hiệu suất tài sản cố định, hệ số huy động (còn có tên gọi là hệ số đảm nhiệm) tài sản cố định và hệ số sinh lời của tài sản cố định.

*) Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H hs )

TSCĐbq = TSCĐđầu năm + TSCĐcuối năm

Trong đó: TSCĐbq: Nguyên giá tài sản cố định bình quân.2

Hệ số này cho biết một đồng giá trị tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

*) Hệ số huy động tài sản cố định (H hđ ):

Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định.

*) Hệ số sinh lời của tài sản cố định (H sl ):

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị giá trị tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị lợi nhuận Do đó nếu chỉ tiêu này có H sl > 0 chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Công thức xác định hệ số sinh lời của tài sản cố định:

Tập hợp các số liệu tính toán đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, được tập hợp trong bảng sau:

CHỈ TIÊU ĐVT TH 2015 TH 2016 SO SÁNH TH2016/TH2015

Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD Đồng 2.598.463.232 4.936.683.810 2.338.220.587 189,98

NG TSCĐ đầu kỳ Đồng 10.783.859.439 10.153.271.449 -630.587.990 94,15

NG TSCĐ cuối kỳ Đồng 10.153.271.449 10.771.186.345 617.914.896 106,09

NG TSCĐ bình quân Đồng 10.468.565.440 10.462.228.900 -6.336.548 99,94

Hiệu suất sử dụng TSCĐ đồng/đồng 3,24 5,09 1,84 156,84

Hệ số huy động TSCĐ đồng/đồng 0,31 0,20 -0,11 63,76

Hệ số sinh lời đồng/đồng 0,25 0,47 0,22 188

Từ số liệu tính toán ở bảng trên cho thấy:

Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2015 là 3,24 đồng/đồng, năm 2016 là 5,09 đồng/đồng tăng 1,84 đồng/đồng tương đương tăng 56,84% Hệ số cho thấy 1 đồng tài sản cố định năm 2016 tạo ra được 5,09 đồng doanh thu, nhiều hơn 1,84 đồng doanh thu so với năm 2015.

Sự tăng lên của hệ số hiệu suất TSCĐ làm giảm hệ số huy động TSCĐ tương ứng,

Hệ số huy động tài sản cố định năm 2016 là 0,20 đồng/đồng, năm 2015 là 0,31 đồng/đồng Như vậy, năm 2016 hệ số huy động tài sản cố định giảm 0,11 đồng/đồng so với năm 2015 Hệ số này giảm cho thấy việc kinh doanh hiệu quả hơn khi cùng 1 đồng doanh thu tạo ra thì cần ít số vốn cố định hơn.

Về hệ số sinh lời của tài sản cố định: năm 2016 cứ mỗi đồng tài sản cố định sinh ra 0,47 đồng lợi nhuận thuần, như vậy cứ mỗi đồng của tái sản cố định làm tăng thêm 0,22 đồng lợi nhuân thuần so với năm 2015.

Việc tăng hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giảm hệ số huy động tài sản cố định do tỷ lệ tăng doanh thu là 56,75% lớn hơn mức tăng vốn cố định so với năm

2015 Chứng tỏ tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2016 đã tốt hơn năm 2015 công ty cần cố gắng phát huy và có những chính sách để quản lý tài sản cố định ngày càng hiệu quả hơn nữa.

2.3.2 Phân tích kết cấu tài sản cố định công ty Thái Bình Dương Để phân tích kết cấu TSCĐ ta xem xét số liệu trong bảng sau:

Từ bảng số liệu có thể nhận thấy: Chiếm giá trị lớn nhất vẫn là phương tiện vận tải, tại đầu năm nguyên giá của tài sản này có giá trị 7.067 triệu đồng chiếm 69,61 % tổng giá trị TSCĐ ngày đầu năm Đến cuối năm tài sản này giảm 4% trong kết cấu TSCĐ Chiếm giá trị nhỏ nhất là nhóm thiết bị văn phòng với giá trị 203 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,36 % tổng giá trị tài sản đầu năm Cuối năm nhóm tài sản này tăng 1,99% trong kế cấu TSCĐ của công ty và chiếm 2,35%.

Qua bảng số liệu cho thấy: TSCĐ hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, điều này phù hợp với doanh nghiệp vận tải. ĐVT: Trđ Bảng 2-8

STT NHÓM TÀI SẢN SỐ ĐẦU NĂM CUỐI NĂM SO SÁNH

NG KC (%) NG KC (%) ∆ % KC

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.577 25,38 2.577 23,93 0 100 -1,45

3 Máy móc và thiết bị 305 3 874 8,11 569 286,56 5,11

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

TSCĐ của Công ty luôn luôn có những biến động qua thời gian, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh Công ty phải mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà cửa vật kiến trúc, đầu tư nâng cấp các phương tiện vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2016 của Công ty được tập hợp qua bảng sau.

Qua bảng số liệu, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Loại tài sản tăng lớn nhất là máy móc và thiết bị với tổng giá trị tăng 593 triệu đồng Loại tài sản giá trị giảm lớn nhất trong năm là máy móc và thiết bị, giảm 24 triệu đồng Do trong năm một số khu vực thuộc loại tài sản này đã không còn được sử dụng như các thiết bị đã hết thời hạn khấu hao Nhóm thiết bị văn phòng có xu hướng tăng, cụ thể là tăng 49 triệu đồng, tương đương với 24,14%.

Trong năm 2016, tổng tài sản cố định của Công ty tăng không nhiều Sự biến động về tài sản của Công ty chủ yếu ở 2 nhóm tài sản: Nhóm máy móc và thiết bị, nhóm thiết bị văn phòng, thể hiện ở kết cấu tài sản đầu kỳ cũng như sự tăng giảm trong kỳ của 2 nhóm TSCĐ đó.

Trong kỳ của TSCĐ tăng là 642 triệu đồng do Công ty đã được luân chuyển và mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới, hiện đại và có công suất lớn hơn, nhằm nâng cao năng suất lao động và trong năm Công ty đã đầu tư thêm một số cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Số giảm trong kỳ là 24 triệu đồng do Công ty tiến hành thanh lý các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, hoặc không đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động

2.4.1.1 Phân tích số lượng lao động

PHÂN TÍCH SỐ LƯỢNG VÀ KẾT CẤU LAO ĐỘNG

NĂM 2015 NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016 VỚI

Qua bảng trên cho thấy, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2015 là

83 người, năm 2016 là 80 người Như vậy lao động đã giảm 3 người tương ứng giảm

Năm 2016, Công ty có số lao động ít hơn năm 2015 là 3 người Lao động trực tiếp giảm từ 57 người năm 2015 xuống 56 người năm 2016, như vậy số lao động trực tiếp giảm 1 người về tỷ trọng là giảm 1,75%; lao động quản lý giảm từ 22 người năm 2015 xuống 21 người năm 2016 tương ứng với giảm 4,55% và lao động phục vụ giảm 25% tương ứng với giảm 1 người. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng lao động về mặt số lượng của Công ty trong năm

2016 ta sẽ đặt tốc độ tăng trưởng lao động trong mối quan hệ tương quan với tốc độ tăng trưởng doanh thu để tính được mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối lao động.

Từ đó ta tính được lao động tiết kiệm: LDtk = LĐ2016 - LĐx

Trong đó: + LĐx: số lượng lao động tương đối ứng với doanh thu năm 2016

+ LĐtk: Số lượng lao động tiết kiệm giữa thực hiện năm 2016 và năm 2015

+ DT2015, DT2016: Doanh thu năm 2015, 2016 Thay số vào ta được:

33.939.313.432 Vậy lao động tiết kiệm là: 130 - 80 = 50 (người)

Qua tính toán trên cho thấy, năm 2016 Công ty đã tiết kiệm được 50 người so với năm 2015 Việc tuyển thêm lao động là rất hợp lý tại thời điểm hiện tại Công ty nên có chính sách thu hút nhân sự chất lượng cao để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động của công ty, để duy trì sản xuất kinh doanh tốt ngoài việc đảm bảo đúng số lượng lao động thì chất lượng lao động là vấn đề hết sức quan trọng Cơ cấu lao động hợp lí giúp nâng cao hiệu qua kinh doanh.

Chất lượng lao động của công ty được thể hiện trong bảng sô liệu sau:

PHÂN TÍCH CHUNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN DOANH NGHIỆP NĂM 2016 ĐVT: người Bảng 2-12

Trong đó Tuổi đời Trình độ kỹ thuật - Kinh tế - Chuyên môn khác

Công nhân Tổng số Đảng viên Nữ DT thiểu số đội Bộ

PV < 31 Từ 31 đến 45 Từ 46 đến 55 Từ 56 trở lên

Trên ĐH Đại học - Cao đẳng Trung cấp

T.sĩ Th.sĩ Kỹ thuật Kinh tế CM # Kỹ thuật Kinh tế CM

III Phục vụ phụ trợ 3 3 3 1 2

Tỷ trọng (%) 100 16,25 16,25 58,75 33,75 7,5 3,75 7,5 12,5 8,75 1,25 66,25 trình độ cao, điều này có thể coi là một điểm mạnh của công ty Nếu kết hợp được tốt sức sáng tạo và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ với kinh nghiệm của những người có thâm niên công tác thì Công ty có thể tìm ra được những hướng đi mới phù hợp với mình để tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thị trường.

Trình độ văn hóa của CBCNV trong công ty thể hiện trình độ năng lực chung của công ty Theo bảng 2-12 năm 2016 số lượng lao động có trình độ trên đại học là 3 người tương ứng với tỷ trọng 3,75% Đại học – cao đẳng năm 2016 có 23 người chiếm tỉ trọng 28,75% Trung cấp chiếm 1 người, tỷ trọng của bộ phận này là 1,25% Lao động phổ thông chiếm tỉ trọng lớn nhất là 66,25% tương đương 53 người. Để có được kết quả trên Công ty luôn nỗ lực tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi lĩnh vực về kinh doanh về lĩnh vực vận tải đường bộ và đường biển, kinh tế Kết hợp hàng năm tuyển dụng lao động có trình độ cao vào làm việc tại Công ty Đây là những nỗ lực về nâng cao trình độ nhân sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú của công ty.

Trên ĐH Đại học - Cao đẳng Trung cấp Công nhân

Hình 2 -3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Tuổi bình quân CBCNV công ty tính theo công thức sau:

Năm 2016 tuổi bình quân của các CBCNV trong công ty là khá trẻ 31,26 tuổi Qua bảng802-12 cho thấy độ tuổi dưới 31 chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,75% trong tổng số CBCNV, đây là lực lượng lao động trẻ nhiều tiềm năng và có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt Là lực lượng lao động nòng cốt cho sự sáng tạo, nhiệt huyết đối với các hoạt động kinh doanh của thời đại mới, nhanh nhẹn và nhạy bén với mọi sự biến động của thị trường Tuy nhiên điều hạn chế ở lao động lứa tuổi này là chưa có kinh nghiệp cao, còn mang tính chủ quan trong công việc, Độ tuổi từ 31 - 45 tuổi chiếm 33,75%, độ tuổi 46 -

55 chiếm 7,5% trong tổng số CBCNV, độ tuổi này có đủ ưu điểm cần thiết: có thể tiếp thu được nhiều tiến bộ khoa học trong kinh doanh, quản lý và đã có kinh nghiệm trong công tác Đây là lứa tuổi có nhiều kinh nghiệm làm việc nhất, có thể truyền đạt cho các cán bộ trẻ những kinh nghiệm của khâu sản xuất Phần lớn lãnh đạo của công ty đều nằm ở tuổi từ 31- 45, họ là những người có kinh nghiệm đã cống hiến cho sự phát triển của công ty Chính sức trẻ và kinh nghiệm của các lao động đi trước đã tạo cho Công ty có 1 thế mạnh về nhân lực trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

Lao động năm 2015 có kết cấu như sau: nam có 67 người chiếm tỉ trọng 83,75%, nữ là 13 người chiếm 16,25% trong tổng lao động của công ty Tỷ lệ này phù hợp với công ty dịch vụ vận tải như Thái Bình Dương Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay, Công ty hoàn toàn có thể hy vọng vào những bước phát triển tốt trong tương lai, Điều quan trọng là đơn vị phải biết kết hợp được điểm mạnh của CBCNV trong đơn vị, có những chính sách thích hợp để kích thích người lao động nâng cao hiệu quả công việc, góp sức tìm ra những bước đột phá, để phát triển hoạt động của đơn vị mình. Để đánh giá mức độ tập trung công nhân viên vào khối sản xuất kinh doanh chính ta sử dụng chỉ tiêu hệ số công nhân sản xuất:

Với tỷ trọng 73,75% cho thấy số CNV tham ra trực tiếp sản xuất kinh doanh là lớn, chỉ một bộ phận nhỏ làm công tác cán bộ Việc bố trí tuyển dụng lao động của công ty là phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.4.1.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều không tận dụng được thời gian lao động điều này làm cho hệ số sử dụng thời gian lao động thực tế thấp, không những gây lãng phí thời gian mà còn làm ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất Do vậy, phân tích thời gian lao động là đánh giá trình độ tiềm năng lao động theo chiều rộng, lượng hàng hóa vận chuyển.

Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động là phân tích số ngày công, giờ công xác định thời gian lãng phí các nguyên nhân gây tổn thất thời gian lao động và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất kinh doanh Từ đó, công ty thấy được những cơ sở, biện pháp khắc phục kịp thời.

Trong năm, công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương sử dụng thời gian lao động được thống kê, phân tích theo bảng 2-13.

Số lượng lao động bình quân trong năm giảm từ 83 xuống còn 80 người, giảm 3 người tương ứng với 3,61%, trong khi số ngày làm việc thực tế của 1 CNV tăng từ 278 ngày/năm lên 280 ngày/năm, tương ứng với 0,72% nên số ngày công làm việc có hiệu quả của công ty giảm so với năm 2015 là 674 ngày công.

Tổng số giờ công có hiệu quả của công ty trong năm 2016 giảm 2.815 giờ công, tương ứng với giảm 1,63% so với năm trước

Kết quả trên cho thấy mặc dù lao động bình quân trong năm 2016 của công ty giảm nhưng số giờ công của công ty vẫn tăng, nguyên nhân này là do số giờ làm việc có hiệu quả bình quân 1 ngày của công ty được cải thiện tăng lên 0,1 giờ, tương ứng tăng 1,33% Từ đó cho thấy công ty đã có những biện pháp cải thiện tốt hơn về việc sử dụng hợp lý thời gian cho công nhân so với năm 2015

Mặc dù công ty đã cải thiện tốt hơn so với năm trước nhưng so với kế hoạch thì công ty vẫn chưa hoàn thành được tốt so với kế hoạch đặt ra Tổng số ngày công hiệu quả của công năm 2016 giảm 4.600 ngày công, tương ứng giảm 17,04%; tổng số giờ công có hiệu quả của công ty năm 2016 giảm 40.360 giờ công, tương ứng với giảm 19,16% Qua bảng phân tích có thể thấy: số ngày công có hiệu quả trong năm 2016 giảm so với năm 2015, cụ thể so với năm 2015 số ngày công có hiệu quả giảm 2,92% tương ứng giảm 674 ngày Điều đó cho thấy công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ về thời gian làm việc Đây là điều không tốt mà công ty cần phải khắc phục kịp thời để hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới được cải thiện.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG

STT CHỈ TIÊU ĐVT TH 2015 NĂM 2016 SO SÁNH TH 2016 VỚI

1 Số LĐBQ theo danh sách Người 83 90 80 -3 -3,61 -10 -11,11

2 Số ngày làm việc theo chế độ ngày 300 300 300 0 0 0 0

3 Tổng số ngày công theo lịch (1*365) ngày 30.295 32.850 29.200 -1.095 -3,61 -3.650 -11,11

4 Tổng số ngày công theo chế độ (1*300) ngày 24.900 27.000 24.000 -900 -3,61 -3.000 -11,11

5 Số ngày làm việc thực tế của 1 CNV ngày 278 300 280 2 0,72 -20 -6,67

6 Số giờ làm việc có hiệu quả bq 1 ngày giờ 7,5 7,8 7,6 0,1 1,33 -0,2 -2,56

7 Tổng số ngày công có hiệu quả ngày 23.074 27.000 22.400 -674 -2,92 -4.600 -17,04

8 Tổng số giờ công có hiệu quả giờ công 173.055 210.600 170.240 -2.815 -1,63 -40.360 -19,16

9 Tỷ lệ giữa ngày làm việc thực tế và số ngày theo chế độ % 92,67 100 93,33 1 0,71 -7 -6,67

10 Số ngày công ngừng việc và vắng mặt trọn ngày của 1 công nhân Ngày 15 10 13 -2 -13,33 3 30,00

11 Tổng số ngày công ngừng việc và vắng mặt trọn ngày thực tế Ngày 1.245 900 1.040 -205 -16,47 140 15,56

12 Số giờ làm việc bình quân cả năm mỗi công nhân (5*6) Giờ/năm 2.085 2.340 2.128 43 2,06 -212 -9,06

2.4.1.4 Phân tích năng suất lao động

Phân tích chi phí kinh doanh

Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những phương hướng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như lợi nhuận đóng góp cho xã hội, thu nhập cho người lao động

2.5.1 Phân tích kết cấu và sự biến động chi phí kinh doanh

Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải, vì vậy chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí hoạt động tài chính, chi phí các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, …

PHÂN TÍCH KẾT CẤU CHI PHÍ ĐVT: Đồng Bảng 2-16

TT Khoản mục chi phí Năm 2015 Năm 2016 Kết cấu (%) So sánh kết

- Chi phí sửa chữa, xăng xe 19.704.779.30

3 Chi phí quản lý kinh doanh 1.756.152.484 5.307.473.328 5,72 11,29 5,56 197,24

Bảng 2-16 phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cho thấy chi phí kinh doanh được dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí khác Tổng chi phí kinh doanh năm 2016 là 47.029.821.292 đồng, tăng 16.337.208.915 đồng tương ứng tăng 53,23% so với năm 2015.

Năm 2015 chi phí tài chính chiếm 1,82% tương ứng 559.411.021 đồng, năm 2016 là 1.604.378.210 đồng, tỷ trọng chi phí này cũng tăng lên là 3,41%

Chi phí quản lý kinh doanh có tỷ trọng tăng từ 5,72% năm 2015 lên 11,29%, thực tế về giá trị tăng so với năm 2015 là 3.551.320.844 đồng, tương ứng với 202,22%

Chi phí khác có tỷ trọng tăng, từ 0,03% năm 2015 lên 0,22% năm 2016 và về giá trị tăng 95.978.484 đồng.

Giá vốn hàng bán thì về giá trị có tăng so với năm 2015, từ 28.367.986.311 đồng ở năm 2015 lên đến 40.012.928.709 đồng ở năm 2016, tuy nhiên về tỷ trọng thì lại giảm so với năm 2015 từ 92,43% xuống còn 85,08% năm 2016 Cụ thể chi phí sửa chữa xăng xe tăng từ 19.704.779.303 trđ năm 2015 lên 29.583.072.597 trđ năm 2016, về tỷ trọng thì giảm từ 64,2% xuống 62,9% Chi phí nhân công về tỷ trọng giảm từ 25,41% năm 2015 xuống 19,53% năm 2016 còn về giá trị lại tăng từ 7.799.178.000 trđ lên 9.185.640.000 trđ Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 là 864.029.008 trđ tương ứng chiếm 2,82% đến năm 2016 là 1.244.216.112 trđ tương ứng với 2,65%.

2.5.2 Phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1000 đồng doanh thu trong kỳ thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Bảng phân tích sự thay đổi của chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng doanh thu (M)

TT Chỉ tiêu ĐVT TH năm 2015 TH năm 2016 So sánh

Như vậy, để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong năm 2015, Công ty phải bỏ ra

923,442 đồng chi phí, còn năm 2016 là 907,206 đồng chi phí, giảm 16,24 đồng so với năm

2015 Qua chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm 2016 hoạt động của Công ty hiệu quả hơn so với năm 2015.

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty

2.6.1.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái bình Dương năm 2016 qua Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo.

Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như: tổng tài sản (trong đó có tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tổng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), tổng nguồn vốn Xem xét bảng cân đối kế toán giúp phân tích đánh giá chung được tình hình tài sản của doanh nghiệp, qua đó đưa ra những nhận định về tình hình công ty tốt hay xấu, có nên duy trì hay phải cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2016:

Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2016 ĐVT: Đồng Bảng 2-18

STT Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm So sánh cuối năm

I I Tiền và các khoản tương đương tiền 6.479.795.862 4.990.948.423 1.488.847.439 130 24,53 31,91

II II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

III III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.831.237.897 4.486.724.634 -

1 1 Phải thu của khách hàng 5.954.274.663 5.959.744.221 -5.469.558 99,9 29,3 29,32

2 2 Trả trước cho người bán 0 0 0 0 0 0

3 3 Các khoản phải thu khác 873.611.827 1.141.426.407 -267.814.580 76,5 5,61 4,3

4 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -3.996.648.593 -3.754.445.994 -242.202.599 106 -18,46 -

IV IV Hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 0 0 0 0 0

V V Tài sản ngắn hạn khác 161.405.967 453.115.654 -291.709.687 35,6 2,23 0,79

1 1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 125.617.848 234.124.078 -108.506.230 53,7 1,15 0,62

2 2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 35.788.119 209.991.576 -174.203.457 17 1,03 0,18

3 3 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0 0 0 0 0

4 4 Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 0 0 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -1.244.216.112 -864.029.008 -380.187.104 144 -4,25 -6,13

3 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0 0 0

II II Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 0 0 0

III III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0

2 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

IV IV Tài sản dài hạn khác 220.148.751 33.320.011 186.828.740 661 0,16 1,08

2 2 Tài sản dài hạn khác 220.148.751 33.320.011 186.828.740 661 0,16 1,08

3 3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 0 0 0

2 2 Phải trả cho người bán 1.616.245.876 1.630.977.376 -14.731.500 99,1 8,02 7,96

3 3 Người mua trả tiền trước 0 0 0 0 0 0

4 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.931.625 56.852.622 -45.920.997 19,2 0,28 0,05

5 5 Phải trả người lao động 0 0 0 0 0

7 7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 489.022.624 499.808.762 -10.786.138 97,8 2,46 2,41

8 8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 179.314.236 24.045.022 155.269.214 746 0,12 0,88

9 9 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0 0 0 0 0

10 10.Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

11 11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

II II Nợ dài hạn 3.042.000.000 3.017.000.000 25.000.000 101 14,83 14,98

1 1 Vay và nợ dài hạn 3.042.000.000 3.017.000.000 25.000.000 101 14,83 14,98

2 2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0 0 0 0 0

3 3 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 0 0 0 0 0 0

4 4 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0 0 0 0 0 0

5 5 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 0 0 0 0 0 0

6 6 Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 0 0 0 0

1 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.516.372.915 8.997.153.525 -

2 2 Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0 0 0

3 3 Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 0 0 0

5 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 0 0

6 6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 0 0 0

7 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.936.638.810 2.598.463.232 2.338.175.578 190 12,77 24,31

Tổng tài sản Công ty gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, đầu năm có giá trị là 20.343.323.163 đồng, cuối năm giảm 33.774.453 đồng xuống 20.309.548.710 đồng, giảm 0,17%, mức giảm xuống chủ yếu là do giảm tài sản ngắn hạn Cụ thể:

- Tài sản ngắn hạn đầu năm chiếm 48,82% đến cuối năm tỷ trọng này giảm xuống là 46,64% trong cơ cấu tài sản của Công ty Tương ứng giảm xuống 458.348.985 đồng đồng nghĩa với giảm 4,62% so với đầu năm.

+ Theo bảng tổng hợp thì tài sản ngắn hạn giảm do phần lớn các tài sản ngắn hạn bộ phận giảm như các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác giảm Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.655.486.737 đồng giảm 36,9% ở cuối năm so với đầu năm Các khoản phải thu ngắn hạn giảm cho thấy vốn bị chiếm dụng của công ty giảm dần, đây là dấu hiệu tốt Trong các năm tới công ty nên tiếp tục phát huy để giảm các khoản phải thu để vốn không bị chiếm dụng lâu.

+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 64,38%, tương ứng 291.709.687 đồng

+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên từ 4.990.948.423 đồng đầu năm lên 6.479.795.862 đồng vào cuối năm, tương đương tăng 1.488.847.439 đồng tăng 29,83%. Điều này giúp công ty tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 51,18% đầu năm và tăng lên 53,36% cuối năm

2016 Giá trị tài sản dài hạn tăng lên 424.574.532 đồng, tương ứng với tăng 4,08% so với đâu năm Tỷ trọng tài sản dài hạn nhiều là điều hợp lý vì chủ yếu là máy móc thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty.

+ Tài sản cố định cuối năm tăng tỷ trọng từ 45,66% đầu năm lên 46,91% vào cuối năm, tăng giá trị là 9.289.242.441 đồng lên 9.526.970.233 đồng vào cuối năm, tương ứng tăng 2,56%.

Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn, tài sản tăng giảm bao nhiêu thì nguồn vốn sẽ tăng giảm bấy nhiêu Trong kết cấu nguồn vốn thì nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty có tỷ trọng tương đối với nhau

+ Nợ phải trả chiếm 43% đầu năm, cuối năm tăng lên 43,61% trong tỷ trọng nguồn vốn Bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó chủ lực là nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn và

+ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ 11.595.616.757 đồng xuống 11.453.011.725 đồng tương đương giảm 1,23% chiếm tỷ trọng 56,39%, mức giảm xuống chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm Nguồn vốn chủ sở hữu lớn là thế mạnh tài chính cho công ty.

Nợ phải trả tăng là một tín hiệu mừng cho công ty, công ty đã có sự chiếm dụng nguồn vốn từ bên ngoài, và vốn chủ sở hữu giảm là khó khăn cho công ty trong việc tự chủ tài chính Trong năm tới công ty cần cố gắng tìm ra những biện pháp và thực hiện chúng thật tốt để đảm bảo tình hình tài chính, kinh doanh hiệu quả.

2.6.1.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm

2016 của Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở một kỳ kế toán nhất định Để đánh giá khái quát tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty ta đi xem xét sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Về cơ bản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường được sử dụng để đo lường các khả năng sinh lợi của công ty trong một thời kỳ, đạt được một mức lợi nhuận hợp lý là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển.

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể, mức tăng là 56,74% tương đương tăng 19.256.558.219 đồng, làm tăng doanh thu năm 2016 lên là 53.195.871.651 đồng Giá vốn hàng bán cũng tăng lên đáng kể từ 28.367.986.311 đồng năm 2015 lên 40.012.928.709 đồng năm 2016, tức tăng 11.644.942.398 đồng tương ứng với tăng 41,05% Mức tăng doanh thu thuần lớn hơn tăng giá vốn nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 136,62% đạt 7.611.615.821 đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tuy không phải là chính nhưng năm cũng đem lại 1 nguồn doanh thu cho công ty Trong năm 2016 doanh thu hoạt động tài chính là 4.774.302 đồng tăng 256,83% so với năm 2015, tức tăng 3.436.317 đồng.

Căn cứ lựa chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là cơ sở cho việc xác định nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất… Hơn thế nữa phân tích tài chính có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn khác Nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Đối với Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương thì việc phân tích này sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Điều này cho phép lãnh đạo doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Để từ đó có các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.

Tình hình tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại Mục đích của phân tích tình hình tài chính là đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Đối với Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương thì việc phân tích tình hình tài chính này sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong giai đoạn 2012–2016, là khả quan hay không khả quan Điều này cho phép lãnh đạo Công ty thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán khả năng phát triển hay theo chiều hướng suy thoái, để từ đó có biện pháp quản lý hữu hiệu hơn Do đó việc phân tích tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2012–2016 là hết sức quan trọng và cần thiết.

Do đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh dịch vụ, mọi hoạt động kinh doanh đều liên quan đến tài chính nên việc phân tích tình hình tài chính lại càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp này.

Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính công ty, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương tác giả đã quyết định đi sâu tìm hiểu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012–2016”.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là cung cấp thông tin có tính chất hệ thống về hoạt động tài chính của Công ty, từ đó có biện pháp xây dựng kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài, có những thay đổi nhất định để khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh.

Phân tích tài chính phải tìm ra được lý do làm tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh, một trong số ít yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh Phân tích tài chính đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp

Như vậy, mục đích quan trọng nhất của việc phân tích tài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng cũng như tiềm năng của doanh nghiệp.

3.1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của phân tích tình hình tài chính là các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh được tập hợp chủ yếu trong các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương.

Tình hình hoạt động tài chính của Công ty giai đoạn 2012-2016 chủ yếu được phản ánh ở Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương.

Phân tích tình hình tài chính của DN phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính trên các mặt: Đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt ra vào doanh nghiệp.

- Xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN cũng như những nguyên nhân gây nên tình trạng biến động của các nhân tố trên.

- Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính, nhưng để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

+ Phương pháp thống kê: là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tìm ra bản chất và quy luật vốn có của những hiện tượng ấy giúp cho việc xem xét các biến động của hiện tượng trong hiện tại và dự đoán các biến động của hiện tượng trong tương lai.

+ Phương pháp dãy số thời gian: là việc dùng con số biểu thị các đặc điểm về lượng của dãy số thời gian nhằm phân tích dự đoán các chỉ tiêu thống kê theo thời gian. Trong đó tác giả sử dụng các chỉ tiêu biểu thị sự phát triển như: chỉ số phát triển định gốc, chỉ số phát triển liên hoàn, số bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân.

+ Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích ngang): được dung để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Để tiến hành so sánh được cần giải quyết theo các vấn đề cơ bản sau:

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016

3.2.1 Phân tích chung tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016

3.2.1.1 Phân tích chung tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Để đánh giá khái quát về tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương có thể xem xét sự biến động của các chỉ tiêu cơ bản về tài sản và nguồn vốn Bảng 3-1 được tập hợp từ các bảng cân đối kế toán đầy đủ của

Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu Số CN 2012 Số CN 2013 Số CN 2014 Số CN 2015 Số CN 2016 Bình quân TÀI SẢN 21.732.586.87

Qua đó cho thấy tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương có nhiều biến động qua các năm từ năm 2012 tới năm 2016, bình quân cả giai đoạn 20.597.316.250 đồng, cụ thể trong từng năm như sau: Cuối năm 2013 tổng tài sản (nguồn vốn) của công ty giảm xuống 20.148.591.950 đồng so với 2012 tương đương bằng 92,71%, năm 2014 tăng lên đạt 20.452.530.552 đồng tương đương tăng 1,51% so với năm 2013 Tại thời điểm cuối năm 2015, giá trị tổng tài sản (nguồn vốn) giảm xuống là 20.343.323.163 đồng tương đương đạt 99,47% so với cuối năm 2014 Và cuối năm

2016 tổng giá trị tài sản (nguồn vốn) là 20.309.548.710 đồng tương ứng với 99,83% so với năm 2015.

Trong giai đoạn này, tổng tài sản giảm bình quân 1,64% và năm 2013 tổng tài sản của Công ty giảm thấp nhất so với năm gốc với tỷ lệ giảm 7,29% Tổng tài sản trong giai đoạn này giảm xuống là do tài sản dài hạn giảm xuống và tài sản ngắn hạn tăng ít, nhưng chủ yếu là do tài sản dài hạn, cụ thể tài sản dài hạn giảm bình quân trong cả giai đoạn là 3,59%; trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng bình quân 0,63% Trong đó tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản Đối với nguồn vốn, giảm do cả hai nguyên nhân là vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhiều nhất là năm 2014 với mức tăng 7,33% so với năm liền kề, nhưng so với năm gốc thì năm 2013 giảm nhiều nhất với mức giảm 18,68%, tính bình quân cả giai đoạn là 95,02%.

Nợ phải trả của Công ty tính đến cuối năm 2016 là 8.856.536.985 đồng tăng18,01% so với năm 2012 và tăng 1.24% so với năm 2015 Bình quân cả giai đoạn, nợ phải trả tăng liên hoàn 3,91%/năm Nợ phải trả của Công ty tăng dần qua các năm và tăng tương đối nhiều, điều đó chứng tỏ Công ty đi vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn,Công ty đã tạo được niềm tin của các thành phần có liên quan trong lĩnh vực tài chính,mặt khác sự tăng lên đó cũng là một trong những hạn chế lớn của Công ty bởi có thể làm cho tính chủ động của Công ty trong kinh doanh giảm và cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

T ốc đ ộ ph át tr iể n (% )

Hình 3 – 1: Biểu đồ tăng trưởng tài sản (nguồn vốn) của công ty giai đoạn 2012 – 2016

Hình 3 – 2: Biểu đồ tài sản (nguồn vốn) của công ty giai đoạn 2012 – 2016

Nhìn vào đồ thị hình 3–2 có thể thấy tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Công ty có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm Công ty cũng không ngừng đa dạng hóa các nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu về tài sản nói trên.

Nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm của tổng tài sản (nguồn vốn) thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của Công ty được Chính vì vậy cần phải phân tích nhiều nội dung khác nữa liên quan chặt chẽ đến tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn vừa qua, được trình bày trong các nội dung tiếp theo.

3.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016

Số liệu được tập hợp và phân tích trong bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2016 và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 bảng số 3–2.

Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2016

ST T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.091.988.16

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 7 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.091.988.16

Chỉ số gốc 100 90,88 104,24 190,46 268,64 chỉ số liên hoàn 100 90,88 114,71 182,71 141,05

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.197.463.767 4.206.534.829 2.909.474.785 5.571.327.121 13.182.942.94

6 Doanh thu hoạt động tài chính 360.999.911 337.440.911 503.511 1.377.985 4.774.302 141.019.324

- Trong đó: Chi phí lãi vay - - 169.107.488 559.411.021 1.604.378.210 466.579.344

8 Chi phí quản lý kinh doanh 3.699.792.128 3.266.425.771 593.476.485 1.756.152.484 5.307.473.328 2.924.664.039

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 761.889.439 1.222.977.969 2.147.394.323 3.257.141.601 6.275.865.706 2.733.053.808

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.144.227.459 2.411.782.258 2.148.017.008 3.248.079.040 6.170.854.763 3.024.592.106

Qua bảng số liệu bảng 3–2 cho thấy, trong cả giai đoạn phân tích đa phần tổng doanh thu của Công ty năm sau đều cao hơn năm trước riêng năm 2013 có xu hướng đi xuống so với các năm trước, do không phát sinh các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần của Công ty chính bằng tổng doanh thu Có thể thấy, doanh thu thuần của Công ty đang biến động theo chiều hướng thuận lợi nhưng năm 2013 là không được tốt Doanh thu tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn là doanh thu năm 2016 là 53.195.871.651 đồng, tăng 278,63% so với năm gốc và tăng 84,1% so với năm 2015. Doanh thu bình quân của giai đoạn này là 28.480.953.177 đồng, bình quân cả giai đoạn tăng 36,19% Qua đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phát triển. Tuy nhiên nếu chỉ tính tới doanh thu tăng thì chưa thể kết luận cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, vì thế ta cần phân tích chỉ tiêu giá vốn hàng bán có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bình quân cả giai đoạn tăng 36,19%.

Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, theo bảng 3–2 và bảng 3-3 ta thấy trong giai đoạn 2012-2016 giá vốn hàng bán của công ty tăng, giảm không đều, trong giai đoạn năm 2014–2016 giá vốn hàng bán tăng, và giai đoạn 2012–2013 giá vốn hàng bán giảm Qua đó ta thấy tốc độ tăng giảm của giá vốn hàng bán cũng giống như sự tăng giảm của doanh thu Đó là do đặc điểm kinh doanh của công ty dịch vụ vận tải Giá vốn hàng bán năm 2016 có giá trị cao nhất là 40.012.928.709 đồng Sự gia tăng của giá vốn hàng bán là do các loại chi phí phát sinh trong kỳ tăng lên, giá cả các nguyên vật liệu có xu hướng tăng dẫn tới chi phí đầu vào cũng theo đó tăng lên Công ty nên có những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận thuần trong giai đoạn này doanh thu có xu hướng tăng dần qua các năm với mức độ tăng ổn định Cụ thể năm 2013 tăng so với năm 2012 là 60,52%; năm 2014 lợi nhuận tăng là 175,59% so với năm 2013, trong năm 2015 lợi nhuận tăng chậm lại và bằng 151,68% so với năm 2014 , năm 2016 thì tăng mạnh với mức tăng là 192,68% so với năm 2015. trong 5 năm qua ta thấy trong nhưng năm gần đây công ty hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận sau thuế của năm 2014 có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên năm 2015 lợi nhuận sau thuế của công ty đã có dấu hiệu tăng trở lại cho thấy đây là nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.

Tổng doanh thu Lợi nhuận thuần Giá vốn hàng bán

Tố c đ ộ tă ng tr ưở ng

Hình 3 – 3: Biểu đồ tốc độ tăng Doanh thu và Lợi nhuận theo chỉ số định gốc

Tổng doanh thu Lợi nhuận thuần Giá vốn hàng bán

Tố c đ ộ tă ng tr ưở ng

Hình 3 – 4: Biểu đồ tốc độ tăng Doanh thu và Lợi nhuận theo chỉ số liên hoàn Để biết được hiệu quả kinh doanh của Công ty, việc phân tích báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu kinh doanh mà so sánh chúng với doanh thu thuần Nếu mức chi phí trên 1 đơn vị doanh thu giảm, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu tăng so với năm gốc thì chứng tỏ hiệu quả sản xuất của Công ty càng cao và ngượi lại Để nhận xét chính xác ta đi phân tích bảng 3-4.

Qua phân tích bảng 3-4 ta thấy Công ty sản xuất năm 2016 có hiệu quả nhất, thể hiện ở tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần thấp nhất đạt 75,22%, và lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần đạt giá trị cao nhất 11,8% Trong giai đoạn 2012 - 2016 ta thấy trong năm

2014 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu lớn nhất (84,22%), tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu lại tăng so với năm 2013 cho thấy trong năm 2014 hoạt động sản xuất của công ty mạnh mẽ, giá thành thấp do đó lợi nhuận thu về tăng hơn năm 2013 Giai đoạn 2015 – 2016 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng giảm, tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần có xu hướng tăng do đấy Công ty làm ăn có hiệu quả trong giai đoạn này.

Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần

Biểu đồ 3 - 5: Biểu đồ thể hiện sự biến động của giá vốn hàng bán, lợi nhuận, và doanh thu

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ

2 Giá vốn hàng bán Đồng 14.894.524.39

Tỷ lệ lợi nhuận thuần/DTT 3,99 6,89 11,65 9,6 11,8 9,6

3.2.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh sẽ đem lại kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời, khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn Để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016 ta đi phân tích các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng 3-5.

Một số định hướng nhằm nâng cao tình hình hoạt động tài chính của công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

Qua phân tích tài chính của công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương trong giai đoạn 2012-2016 cho thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có sự giảm nhẹ. Doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn hoạt động dần ổn định, và có xu hướng tăng dần, lợi nhuận ròng cũng có xu hướng tăng dần Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty trong những năm thị trường kinh tế gặp nhiều khó khăn, công ty đã cố găng điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vượt qua được khó khăn trước mắt để đưa công ty ngày một phát triển Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao nhưng có xu hướng đang tăng lên, chiếm dụng vốn tăng trong tổng tài sản, khả năng thanh toán nhanh của công ty đang ở mức an toàn.

Chính vì vậy công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn Tác giả xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cho công ty trong nhưng năm tiếp theo:

- Lập kế hoạch phát triển thị trường Hiện tại thì công ty đã có thương hiệu trên thị trường nên cũng có các khách hàng quen thuộc, mạng lưới khách hàng của công ty không những trong nước mà còn có một số khách hàng ngoài nước như Trung Quốc, tuy nhiên vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay thì công ty phải có chiến lược kinh doanh cụ thể Không ngừng phát triển và mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, có các phương pháp PR hợp lý và hiệu quả.

- Nâng cao vòng luân chuyển vốn lưu động: Là một công ty về thương mại, dịch vụ, muốn sản xuất kinh doanh được hiệu quả thì vòng luân chuyển vốn lưu động phải lớn, giảm thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động xuống, bằng cách rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất dựa vào áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính…

- Nâng cao trình độ cho các CBCNV bộ phận kỹ thuật: Có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công nhân viên đảm nhiệm lỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu quả năng suất lao động, phát động và khuyến khích nghiên cứu học tập những kiến thức mới, tiến bộ tự nước ngoài Cải tiến kỹ thuật, tiến độ lắp ráp nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhiên liệu Đồng thời công ty cũng cần phải có chế độ trả lương hợp lý khuyến khích sự hăng say, sáng tạo trong sản xuất của cán bộ công nhân viên.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dươmg giai đoạn 2012–2016 ta có một số nhận xét sau:

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương nhìn chung được đầu tư hơn rất nhiều so với giai đoạn trước Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn này gặp khá nhiều khó khăn, khả năng tự đảm bảo nguồn vốn và khả năng thanh toán chưa cao Song so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì tình hình hoạt động của công ty được đánh giá là tương đối ổn định và đang phát triển với chiều hướng tốt Thể hiện qua phần doanh thu của Công ty tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2012-2016 đã tăng rõ rệt Cùng với đó lợi nhận của Công ty năm gần đây cũng tăng lên nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng cũng như sức sinh lời của các loại tài sản cũng có xu hướng tăng Giá trị các khoản phải thu của công ty trong giai đoạn này tương đói lớn Vì vậy, Công ty cần phải chú trọng đến công tác thu công nợ tránh gây ứ đọng vốn, tăng hiệu quả của công tác sử dụng nguồn vốn của Công ty.

Nguồn vốn chủ sở hữu cửa công ty có xu hướng tương đối ổn định trong giai đoạn 2012-2016, vì tạm thời vốn chủ sở hữu đủ để đảm bảo về hoạt động tài chính nên trong giai đoạn này tạm thời công ty không huy động them nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong những năm tới, Công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong thanh toán,tăng tỷ trọng phần tài sản ngắn hạn nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình kinh doanh, đưa quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển hơn nữa.

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tình hình thực tế, vận dụng những kiến thức đã được học trên lớp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Đồng Thị Bích, đến nay bản luận văn đã được hoàn thành với các nội dung chính sau :

Chương 1: Khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương.

Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương năm 2016.

Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2012-2016.

Sau quá trình nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số kết luận tổng quát sau :

Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, với đội ngũ công nhân viên trẻ lành nghề và luôn tận tụy với công việc, bộ máy lãnh đạo quản lý của Công ty có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều kiện địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội tại địa bàn mà Công ty làm trụ sở có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất, thi công cũng như vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.

Nhu cầu vận tải cả trong và ngoài nước ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có cơ hội tổ chức sản xuất và kinh doanh ngày càng tăng. Đây là những lợi thế của Công ty để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, song bên cạnh đó, Công ty cũng gặp không ít khó khăn.

Giá vật tư, nguyên vật liệu trên thị trường luôn biến động, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh và dễ dẫn tới rủi ro trong kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, cũng như điều kiện địa chất, địa hình có nhiều khó khăn cho việc khai thác làm cho chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khó lường.

Công ty còn thiếu cán bộ có trình độ cao về kỹ thuật và công nghệ.

Chi phí tài chính cho đầu tư cũng như cho sản xuất kinh doanh ngày một cao Mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng trong những năm qua Công ty đã tận dụng và phát huy những thuận lợi, không ngừng đầu tư mở rộng phát triển. trường trong và ngoài nước, chủ động đề xuất và điều chỉnh kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh hợp lý để Công ty luôn hoàn thành kế hoạch để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần tiếp vận Thái BÌnh

Dương giai đoạn 2012–2016’’, được hoàn thành dựa trên các số liệu về báo cáo tài chính trong 5 năm với những kiến thức đã được học tập tại trường Sự ảnh hưởng của tình hình tài chính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh được phân tích cụ thể dựa trên các công thức và những tính toán khoa học Từ đó, có thể đưa ra những nhận định về xu hướng biến động của tình hình tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính của Công ty.

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w