1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn tuyên truyền quảng bá du lịch việt nam

28 3,6K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 648,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập môn tuyên truyền quảng bá du lịch việt nam

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH LỚP DHKD3ABTLT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ

DU LỊCH VIỆT NAM

Tập thể lớp DHKD3ABTLT

Facebook.com/DHKD3TLT – Website: dhkd3abtlt.wordpress.com

Email: kinhdoanhdulich3_hui@yahoo.com.vn

TP.HCM, 19/10/2012

Trang 2

Câu 1: Tuyên truyền là gì ? Quảng bá là thế nào? Tuyên truyền quảng bá du lịch ViệtNam có những điểm gì giống nhau và khác nhau như thế nào số với một hoạt độngMarketing cho một sản phẩm?

1/ Tuyên truyền: là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia Nhưvậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làmtheo

2/ Quảng bá: là rộng, mở rộng ; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết Nhưvậy, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết

Từ đó, “Tuyền truyền quảng bá du lịch Việt Nam” là thực hiện công tác giới thiệu rộngrãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch Việt Nam và quyết định thựchiện chuyến du lịch đến Việt Nam

Nói khác đi, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là marketing cho thương hiệu

du lịch Việt Nam

3/ Điểm giống và khác nhau giữa tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam và Marketingcho một sản phẩm

Giống nhau:

- Nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp

- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, báo , đài,

TV, …

- Mang thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất

- Mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng

- Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

- Tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩmKhác nhau:

Du lịch Việt Nam Sản PhẩmBản chất Hữu hình, có thễ kiểm tra

sản phẩm qua các giác quan

Vô hình, không thể kiểm traqua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nênviệc thông tin, truyền miệnggiữa các khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan

Trang 3

trọng trong việc tiếp thị

Phương thức sản xuất

Sản xuất và tiêu dung có thễở những địa điễm khác nhau, sản xuất hàng loạt

không thể kiểm tra qua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữacác khách du lịch với nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị

Kênh phân phối

Có thễ vận chuyển đến các nơi

ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến các nơi nên ngành

du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữhành và khách sạn: tức là phải có các đại lý, các văn phòng đại diện, các tổ chức điều hành du lịch

Xác định giá thành

Sản phẩm hàng hoá được ước tính chính xác về các chi phí

Nhưng dịch vụ du lịch vừa có tính không đồng nhất, vừa vô hình Cùng một khách sạn, cùng một loại phòng ngủ nhưng đối tượng khách du lịch yêu cầu dịch vụ lại khác nhau

Trang 4

Điểm khác biệt

-Tuyên tuyên quảng bá du lịch

Bằng các hoạt động văn hóa lễ hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước, sự kiện thể thao … Chỉ nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến Việt Nam với những đặc trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người

Đây được xem là nhiệm vụ chung của toàn ngành cũng như của nhà nước

Nhà nước chi trả tất cả các khoản chi phi cho việc thực hiện các chương trình quảng cáo.Không nhằm mục đích thương mại

-Hoạt động marketing cho sản phẩm

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng dể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Phân tích đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm qua đó pháthuy thế mạnh và sửa chữa điểm yếu của sản phẩm

Định vị vị trí hiện tại của doanh nghiệp qua đó có một chiến lược giá cho phù hợp với thị trường

Doanh nghiệp quyết định các khảo chi phí cho các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình

Nhằm mục đích thương mại

Câu 2: Ngành DLVN chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường nội địa Anh chị suy nghĩ gì cho nhận định này?

-Theo em, nhận định này không hoàn toàn đúng

-Trong tình hình khó khăn của năm 2008, chuyện quảng bá, tiếp thị cho du lịch Việt Namđược nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết Tuy nhiên, cũng giống như những gì đã diễn ra từtrước đến nay, mảng này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc Giữa năm 2008, khi khách quốctế bắt đầu có dấu hiệu giảm, Tổng cục Du lịch đã họp để tìm giải pháp thu hút khách Vớinhững giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu du lịch nội địa, thu hút kháchở những thị trường gần, tổng cục đã thực hiện đợt tiếp thị, quảng bá lớn trong nhữngtháng cuối năm, đặc biệt nhắm đến các phương tiện truyền thông quốc tế Kinh phí cho

Trang 5

những hoạt động này lên đến 30 tỉ đồng, khoản kinh phí lớn nhất từ trước đến nay choquảng bá, tiếp thị Tuy nhiên, chỉ còn vài tuần nữa là hết năm 2008 nhưng tổng cục vẫnchưa thực hiện được do vấn đề kinh phí Nhiều chuyên gia đã cho rằng bên cạnh vấn đềthiếu năng động, vấn đề kinh phí khiến việt Nam khó thực hiện được những chiến lượcquảng bá rầm rộ như những nước lận cận Đây cũng là một trong những nguyên nhânkhiến cho hoạt động này vẫn được đánh giá là rời rạc và ít tạo dấu ấn

Mỗi năm, tổng cục chỉ có khoản kinh phí cố định trên 20 tỉ đồng để thực hiện các hoạtđộng quảng bá, tiếp thị Hiếm hoi và tốn nhiều thời gian lắm mới có thể xin thêm kinhphí để thực hiện những chương trình mới khác Với kinh phí ít và không ổn định thì dù cógiỏi xoay xở đến đâu ngành cũng khó có thể chủ động thực hiện được những chiến lượctiếp thị xuyên suốt và có bài bản Các chuyên gia khẳng định cần một kinh phí dồi dào và

ổn định hơn Với tình hình mỗi năm lại xin thêm kinh phí và chờ được duyệt thì khôngthể làm được chương trình dài hơi và có hiệu quả Trong thời buổi này, cụm tù “nhà nướcvà doanh nghiệp cùng làm” vẫn thường được nhắc đến và thực tế ngành du lịch vẫn đangthực hiện sự hợp tác này Tuy nhiên, quảng bá, xúc tiến du lịch là vấn đề lớn của quốc giavì thế, Chính phủ cần có sự đầu tư tương xứng

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam vừa bước qua giai đoạn hết sức khó khăn củanửa cuối năm 2008 và năm 2009, vấn đề đặt ra là làm thế nào quảng bá, đẩy mạnh xúctiến du lịch để phục hồi và tăng trưởng khách du lịch quốc tế đồng thời thúc đẩy du lịchnội địa vượt khó khăn Một loạt các biện pháp đã được đề xuất nhằm triển khai các hoạtđộng xúc tiến ở ngoài nước và trong nước

Cùng với việc khai thai và nâng cao các cơ sở hạ tầng dịch vụ của du lịch nội địa, nhànước còn tập trung khai thác các lễ hội văn hóa đặc sắc Việc tổ chức Năm Du lịch quốcgia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 nhằm khẳng định thế mạnh của du lịch ViệtNam Tập trung nhiều các di sản thế giới, di tích quốc gia, lễ hội đặc sắc, các sản phẩm

du lịch về biển chính là yếu tố có giá trị đặc biệt để hình thành và phát triển các sản phẩm

du lịch đặc thù, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch đến miền Trung vàViệt Nam Theo đó, các sự kiện sẽ tập trung cao điểm vào các tháng 1, 2, 4 với Lễ hộiđầu Xuân và Festival Huế 2012, tháng 6-7 với mùa du lịch hè và những tháng cuối năm

sẽ kết thúc Năm Du lịch quốc gia trên địa bàn chính là tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh,thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, HàTĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội… 

Trang 6

Một hình khác của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ trương kích cầu dulịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chương trình truyền hình thực tế Ấn tượngViệt Nam.

Theo đó, chương trình truyền hình thực tế du lịch kết hợp gameshow này đã được “nhàđài” VTV3 ưu ái phát sóng vào khung giờ vàng ngày Chủ nhật hàng tuần với thời lượng

45 phút/số (từ 11 giờ - 12 giờ) và dự kiến kéo dài từ năm 2011 tới 2015

Chương trình truyền hình kích cầu du lịch Ấn tượng Việt Nam nhằm vào thị trường nộiđịa với việc giới thiệu những điểm đến nổi bật nhất của du lịch Việt Nam và trước mắt làtập trung vào một số địa phương trọng điểm Những người làm chương trình mong muốnquảng bá sản phẩm dịch vụ, du lịch Việt Nam, đặc biệt là định hướng tiêu dùng du lịchcho công chúng

Mang trong mình thông điệp về tình yêu quê hương và khuyến khích du lịch trong nước,chương trình cũng là lời mời gọi du khách quốc tế đến với Việt Nam Mỗi năm chươngtrình sẽ cùng khán giả trên cả nước tụ hội trong Gala Ấn tượng để cùng thưởng thức vàtôn vinh vẻ đẹp Việt Nam

Câu 3: Giới thiệu và nhận định về hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam mà các nước phát triển đã sử dụng khá thành công

- Quảng cáo trên internet, Youtube, các mạng xã hội như Facebook hay Twitter cho tiếp thị du lịch

- Có Trung tâm thông tin du lịch chuyên quản lý các trang web của ngành du lịch

- Tạo blog truyền thông, tổ chức thi video clip

- Quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, online banner

Tuy nhiên, các Doanh Nghiệp thường có nhận thức sai lầm về việc thành lập website là chỉ tạo và cung cấp một số thông tin tương đối về đơn vị kinh doanh của mình mà thiếu hình ảnh chi tiết, các thông tin liên quan Đây là những yếu tố quan trọng giúp website cóthể phát triển nhanh chóng Theo thói quen của người viết, khi tìm kiếm thông tin về một địa điểm du lịch trên các công cụ tìm kiếm thì kết quả tìm được không chỉ là thông tin tour và giá cả phòng, dịch vụ mà còn là những địa điểm hay, thú vị, những điều cần biết mà khách du lịch đã đến địa điểm đó chia sẻ Đây thường là những thông tin thu hút khách truy cập vào website Thông tin càng trung thực và bổ ích thì mức độ tin cậy của khách hàng vào các dịch vụ của Doanh Nghiệp càng tăng Tạo lập website và cập nhật

Trang 7

thông tin, thường xuyên được chăm sóc từ đội ngũ IT chỉ là một trong những bước khởi đầu của một chiến lược quảng bá mang lại hiệu quả.

Rất nhiều Doanh Nghiệp, tổ chức ở những quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia hay Đài Loan đang khai thác rất hiệu quả các kênh quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam để tiếp cận đến khách hàng Việt Nam Riêng các Doanh Nghiệp trong nước có được nhiều điều kiện thuận lợi không biết cách tận dụng để nâng cao giá trị dịch vụ của Doanh Nghiệp, qua đó nâng tầm giá trị thương hiệu du lịch Việt

Rõ ràng, đã đến lúc các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và “chi mạnh tay” cho những hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa website (SEO), mạng xã hội, online banner để tận dụng những ưu thế của online marketing, tìm hướng đi mới cho ngành du lịch trực tuyến của nước nhà Việt Nam chưa biết cách khai thác quảng cáo online là một yếu điểm lớn, DN cần sớm thay đổi nếu không du lịch Việt Nam sẽ bỏ phí rất lớn các thị trường khách hàng tiềm năng và đồng thời, ngành quảng cáo số Việt Nam cũng mất đi cơ hội lớn để phát triển

Trên nguyên tắc, internet hiện nay là phương tiện thông tin nhanh nhất và có mức độ quảng bá rộng rãi nhất Tuy nhiên, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng internet trong tình hình hiện nay không mang lại thành công

Câu 4: Những ưu điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua

1/ Về định hướng chiến lược

- Hoạt động xúc tiến du lịch trong năm có nhiều chuyển biến tích cực.Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến

- Trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa các tỉnh thành, ngành du lich đả có sự gắn kết qua việc chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịch Mekong tại

An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩm thực Hà Nội, Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản phẩm đặc thù của mỗi đơn vị

- Bên cạnh đó, ngành du lich cũng đã phối hợp với các các ngành chức năng tham gia đăng cai các sự kiện lớn của thế giới tại Việt Nam: như Hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu

Trang 8

quốc tế, hội nghị Asean, Sea Game nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hoá thông qua nghệ thuật ẩm thực, thu hút thêm khách quốc tế đến với thành phố.

2/ Công tác quảng bá xúc tiến

- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí.Trên cơ sở đó, đã phát huy tốt hoạt động các điểm thông tin, hiệu đính và phát hành Niên giám Lữ hành và Niên giám Khách sạn năm 2006, bản đồ du lịch tiếng Anh, hoàn chỉnh và quảng bá Lịch Sự kiện năm 2006 đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông qua trang web, thư điện tử, thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố, phát hành bản

đồ các điểm mua sắm đạt chuẩn Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trực thuộc Sở- tiếp tục được củng cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường quảng bá tờ báo thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạt động sau báo như Hội thi Giọng hát vàng Ngành du lịch năm 2006 khá thành công

- Với mong muốn góp phần kích cầu du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách quốc tế,đầu năm 2009, Tổng cục Du lịch đã triển khai chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã thu hút được khá đông lượng khách quốc tế đến với Việt Nam

- Tổng cục Du lịch đã hợp tác với các ngành như hàng không, ngoại giao, giao thông vận tải, truyền thông , hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế tổ chức các hội thảo về du lịch đường bộ, du lịch đường biển, du lịch đường không và du lịch đường thủy Ngành sẽ tận dụng các cơ hội này để tuyên truyền, quảng bá cho chươngtrình

- Ngoại giao văn hóa chính là hoạt động tuyên truyền giới thiệu về lịch sử, văn hóa củaViệt Nam với bạn bè thế giới Đây là một hoạt động ngoại giao quan trọng nhằm tranh thủ tình cảm, niềm tin và sự ủng hộ quốc tế đối với đất nước ta trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước hiện nay Ngành Du lịch dù là ngành kinh doanh, nhưngbản chất là một ngành mang tính văn hóa, nhân văn sâu sắc, có sứ mệnh cao cả là quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới Đây là mục đích và nhiệm vụ thường trực của Ngành. 

-  Ở Việt Nam kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơchế thị trường, vấn đề tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến để thu hút vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ bắt đầu được quan tâm Thực tế, các vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế cả trên phương diện kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết về mặt lý luận Trong lĩnh vực du lịch, để thu hút một lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta đồng thời quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, Nhà

Trang 9

nước, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài Ở trong nước, các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về du lịch Các lễ hội du lịch tại các địa phương đã được tổ chức hàng năm Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tham gia vào nhiều hội chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch để thu hút khách Nhờ những hoạt động này, số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng lớn, cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao v.v Tuy vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch còn chưa cao và hạn chế, một trong những nguyên nhân là tính chuyên nghiệp của công tác này chưa cao, nhiều vấn đề về lý luận chưa được thống nhất về nhận thức, việc triển khai trong thực tiễn còn nhiều bất cập v.v

Câu 5: Những nhược điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trong những năm qua

- Kém cỏi về cả hình thức và kỹ thuật Không có cơ sở hệ thống quy mô, hiện đại đểlàm công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cho đúng mức bởi vậy không tạo đượcấn tượng trong nước và cả đưa các thông tin của du lịch Việt ra các nước trên thế giới Nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư, không có tiền để tạo được những cơ sở hạ tầng tốt

- Thiếu tính chuyên nghiệp trong chính con người làm du lịch, cũng như cách làm

ăn một cách chợp dựt, không nghĩ tới hướng lâu dài

- Tính hiệu quả khi đầu tư đăng quảng cáo – tuyên truyền trên trang kênh truyền thông nào là hiệu quả nhất, chúng ta vẫn chưa làm được

- Tham nhũng, chặt chém khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế làm cho chất lượng sản phẩm tuyên truyền – quảng bá du lịch Việt Nam không thành công

- Trong tay nghề về công nghệ-ngoại ngữ-lịch sử-văn hóa của chính người làm du lịch và người dân tham gia làm du lịch còn thiếu kiến thức rất nhiều

- Kém cỏi trong nghệ thuật giao tiếp cả về công tác tuyên truyền lẫn những người làm du lịch, người dân tham gia trong du lịch

Trang 10

Câu 6: Phân tích thế mạnh của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, quảngbá du lịch.

TP.HCM là đô thị lớn nhất, năng động và phát triển nhất trong cả nước, với các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Đây chính là sự khác biệt của TP.HCM so với các điểm đến du lịch khác của Việt Nam Chính điều đó đã tạo ra nétthu hút riêng cùa các sản phẩm du lịch TP.HCM so với các địa phương khác vốn có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên trong năm 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM đạt 3,5 triệu lượt, tăng gần 13% so với năm 2010; tổng doanh thu đạt hơn 49.000 tỷ đồng,tăng 19,5% so với năm 2010 Riêng khách du lịch nội địa do các doanh nghiệp du lịch hàng đầu trên địa bàn thành phố phục vụ tăng khoảng 11% so với năm 2010 Doanh thu

du lịch TPHCM chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5% GDP của thành phố

Du lịch TP.HCM được khai thác trên cơ sở các thế mạnh như: là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước; là trung tâm thương mại, văn hóa - nghệ thuật - thể thao, tài chính, khoa học kỹ thuật, vốn và công nghệ cao; với các cơ sở đào tạo du lịch, lưu trú du lịch, lữ hành đã phần nào khẳng định được vị thế –thương hiệu trên thị trường du lịch trong và ngoài nước

Du lịch tp.HCM không chỉ phát triển mang tính riêng biệt mà còn quan tâm đến việc phốihợp liên kết và hỗ trợ các địa phương khác: một mặt hợp tác đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ nhau cùng phát triển, mặt khác cũng chính là củng cố vai trò đầu tàu và trung tâm du lịch của thành phố Có thể thấy rằng, du lịch hội nghị, du lịch mua sắm, du lịch đường sông lànhững thế mạnh chính cần tập trung khai thác đề thúc đẩy đà tăng trưởng cho du lịch TP.HCM trong những năm tới

1) Du lịch hội nghị (Mice)

Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng mà còn là cơ hội để tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường Đây chính là lý do hình thành loại hình du lịch MICE - viết tắt của 4 từ tiếng Anh Meeting-gặp gỡ, Icentive-khen

Trang 11

thưởng, Covention/ Conferences -hội thảo/hội nghị, Exhibition-triển lãm là tổng hợp của nhiều dịch vụ gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, các chương trình tham quan Với đối tượng là các đoàn khách tập trung, chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày, loại hình này mang lại doanh thu lớn cho các công ty lữ hành, khách sạn, các dịch vụ tổ chức sự kiện Được biết, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu đến Tp.HCM là 700-1.000 USD/ngày, khách châu

Á khoảng 400 USD/ngày, con số này thực tế có thể còn cao hơn Việc khai thác du lịch MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh dulịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.Lượng khách MICE chiếm khoảng 60% tổng số lượng khách tham gia du lịch tại Tp.HCM Sở dĩ có con số ấn tượng này bởi hầu hết các công ty không chỉ đơn thuần đưa nhân viên đi du lịch mà còn muốn kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng đội ngũ phát triển ý tưởng sáng tạo theo nhóm (team building), đồng thời mong muốn mở ra cơ hội tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, mở rộng thị trường Đây là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia Do đó, điểm đến của du lịch MICE phải hội đủ các điều kiện về cư trú, ẩm thực, khu vui chơi mua sắm, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ hội nghị Những năm gần đây, du lịch MICE đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam vì được đánh giá là một điểm đến an toàn, thân thiện và là thị trường đầu tư hấp dẫn Trong số các tỉnh, thành phố đang tận dụng lợi thế để phát triển loại hình du lịch này như Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa thì Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội đủ đầy đủ nhất các yếu tố để phát triển MICE

Khách du lịch MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền khác Họ thường yêu cầu khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, địa điểm tổ chức tiện nghi và đơn vị vận chuyển, nhân viên có kỹ năng chuyên

Trang 12

nghiệp Những nơi có khả năng tổ chức hội nghị trước hết và đáng kể nhất của ngành

du lịch thành phố chính là các khách sạn chất lượng 3-5 sao với những thiết kê đặc trưng dành riêng cho tổ chức hội nghị-hội thảo-sự kiện Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch hiện thành phố có 1.446 cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 1-5 sao, trong đó có 65 khách sạn đạt chất lượng 3-5 sao (13 khách sạn 5 sao như Majestic, Rex,

Caravelle, Part Hyatt, Sheraton, Intercontinental…) với tổng cộng có khoảng 200 phòng họp lớn, nhỏ phục vụ các loại hội nghị, hội họp trong và ngoài nước với tổng diện tích trên 28.000m2 Ngoài ra, thành phố còn có một số cơ sở vật chất khác như trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), trung tâm Hội nghị Triển lãm quốc tế Tân Bình Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất và đội ngũ các công ty lữ hành chuyên nghiệp như Saigontourist, Vietravel, Ben Thanh Tourist, Fiditour…với lượng khách quốc tế tăng bình quân 15-25%

Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên lợi thế cạnh tranh giúp tp.HCM trở thành trung tâm

du lịch MICE hàng đầu trong cả nước, là điểm hẹn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Theo Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch thành phố, đến năm 2015, thành phố sẽ thu hút gần 4.000.000 lượt khách quốc tế, trong đó gần 900.000 lượt khách thương nhân Dự báo nhu cầu phòng khách sạn lên tới trên 70.000 phòng, như vậy thành phố sẽ cần thêm 12.000 phòng, trong đó có 6.000 phòng khách sạn 3- 5 sao phục vụ khách du lịch hội nghị Để đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch MICE thì song song với việc nâng cao cơ sở vật chất, thành phố đang xây dựng định hướng kế hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch…

2) Du Lịch Mua Sắm (Shopping)

Hoạt động mua sắm là một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của du khách, có thể xem mua sắm khi đi du lịch làm một sự trải nghiệm mới mẻ giúp du khách hiểu hơn về văn hóa của điểm đến du lịch Loại hình du lịch mua sắm đã được khai thác rất thàng

Trang 13

công ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore Và trong thời gian gần đây, du lịch kết hợp mua sắm là một loại hình du lịch khá phát triển tại tp.HCM,góp phần thúc đẩy sự chi tiêu của du khách và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế.

Thành phố HCM là trung tâm trung chuyển , giao thương buôn bán lớn của cả nước với đủ chủng loại hàng hóa trong và ngoài nước Thành phố HCM là địa phương đầu tiên đạt chuẩn mua sắm du lịch, với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, có uy tín tạo sự an tâm cho du khách Và là một điểm dừng chân lý tưởng với những khu phố mua sắm , phố ẩm thực hội tụ đầy đủ những điều kiện về an ninh, vệ sinh, không gian cũng như cảnh quan đẹp… Tp.HCM thu hút du khách nước ngoài với nhiều mặt hàng tơ lụa và đồ thủ công mỹ nghệđược bày bán trong các showroom dọc đường Đồng Khởi và Lê Lợi.Bên cạnh đó,TP.HCM có hơn 50 trung tâm mua sắm lớn Trong đó, một số trung tâm thương mại lớncó tiếng phải kể đến như thương xá Tax, Parkson, Diamond Plaza, Saigon Square, SaigonCenter, Zen Plaza , Vincom Center …với đa dạng các thương hiệu nổi tiếng trên thế giớiđể đa dạng hóa sự lựa chọn cho du khách Tại các trung tâm cũng thường xuyên cóchương trình giảm giá, khuyến mãi lớn theo từng mùa để thu hút du khách đến mua sắm

Ngoài ra, nét văn hóa độc đáo và cũng là thế mạnh để thu hút khách du lịch đó chính là chợ truyền thống Việc đưa du khách đi tham quan và mua sắm tại các chợ đặc trưng của TP.HCM là một chương trình nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía khách du lịch TP.HCM với con số xấp xỉ 10 triệu dân, trong đó chủ yếu là người dân nhập cư từ các tỉnh, thành khác tạo ra sự đa dạng về văn hóa và tất nhiên văn hóa chợ cũng theo đó mà phát triển Nổi tiếng có lịch sử lâu đời và lối kiến trúc độc đáo thì phải kể đến chợ Bến Thành một trong những biểu tượng của Sài Gòn, hầu như các đặc sản địa phương từ các nơi đều có thể tìm thấy ở đây như thổ cẩm Sapa, gốm Bàu Trúc Ninh Thuận, gốm BátTràng, gốm sứ Bình Dương, trái cây miền Bắc, trái cây miền Nam, các mặt hàng lưu

Trang 14

niệm…, chợ Bình Tây của người Hoa khu vực quận 5 với hàng hóa từ các tỉnh miền Tây và đồ tiểu thủ công nghiệp, chợ Tân Định, An Đông, Tân Bình, Nancy

Bên cạnh đó còn có chợ chuyên bán các mặt hàng chuyên biệt như chợ vải Soái Kình Lâm, hay du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với cảnh sinh hoạt về đêm và chiêm

ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ, sự đa dạng của các loại nông sản tại chợ đầu mối rau quả Thủ Đức hoặc độc đáo hơn thì có chợ Lê Hồng Phong - còn gọi là chợ Campuchia nổi tiếng với món bún bo-chóc

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, các chợ truyền thống giúp du khách có thể hình dung phần nào về văn hóa sinh hoạt cùa con người nơi đây thông qua việc giao tiếp giữa người bán và người mua với không khí nhộn nhịp khác hẳn với việc mua sắm tại các trung tâm thương mại

Nắm bắt được nhu cầu và để tận dụng được lợi thế của chợ truyền thống, mới đây Tổngcục Du lịch và Sở VHTTDL TP.HCM xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chợ đạt chuẩn phụcvụ khách du lịch Đây là căn cứ để Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch ban hành văn bảnhướng dẫn Sở VHTTDL các tỉnh, thành công nhận và cấp biển hiệu “Chợ đạt chuẩn phụcvụ khách du lịch” trong thời gian tới Nếu được tổ chức tốt thì chợ truyền thống sẽ là mộttrong những điểm đến thú vị dành cho du khách Đây không chỉ là nơi để du khách tiêutiền mà còn là kênh quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam rất hiệu quả

3) Du Lịch Đường Sông

TPHCM có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch đường sông vì có nhiều sông- kênh nội thành; ngoài chức năng tiêu thoát nước còn góp phần tôn tạo cảnh quan môi trường đô thị nói chung và phát triển hoạt động dịch vụ du lịch thõa mãn nhu cầu nghĩ dưỡng -thưởng ngoạn trên sông

Phát triển du lịch đường sông là một trong những kế hoạch quan trọng của TPHCM, trong đó, Cần Giờ được nhắm là trọng tâm trong kế hoạch này Vào năm 2011, TPHCM

Ngày đăng: 17/01/2013, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w