Lý thuyết: (3điểm) 1- Dầm liên tục: (định nghĩa, cho ví dụ) -Viết phương trình 3 mô men cho gối tựa thứ i, giải thích các đại lượng và trình bầy cách tính qua hình vẽ (khi hệ chịu cả 3 nguyên nhâ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC CƠ KẾT CẤU KỲ II
( cho ngành XD- DD)
Lý thuyết: (3điểm)
1- Dầm liên tục: (định nghĩa, cho ví dụ)
-Viết phương trình 3 mô men cho gối tựa thứ i, giải thích các đại lượng và trình bầy cách tính qua hình vẽ (khi hệ chịu cả 3 nguyên nhân)
- Cách vẽ biểu đồ bao mô men (ví dụ)
2- Thế nào là PP chuyển vị , hệ siêu động và hệ xác định động: (định nghĩa, cho ví dụ)
3- Thế nào bậc siêu động, cách xác định bậc siêu động của PPCVị (cho ví dụ)
4- Hệ cơ bản của PP chuyển vị :(định nghĩa và cách lập cho ví dụ)
5- Cách tính hệ siêu động theo PP chuyển vị: (nội dung, PTCT, công thức tính các hệ số và số hạng tự do khi hệ chịu: tải trọng, nhiệt độ, và chuyển vị cưỡng bức tại các LK tựa)
6- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 PP(PPlực và chuyển vị) cho kết luận
7- Trình bầy cách tính hệ ST theo phương pháp hỗn hợp ( định nghĩa, nội dung tính toán, ví dụ tổng quát)
8- Thế nào là PPPP mô men, ưu nhược điểm của nó so với các PP đã học
9- Trình bầy bài toán cơ bản để xác định mô men pp, mô men truyền và các hệ số tương ứng 10- Thế nào là hệ có nút chuyển vị thẳng và không chuyển vị thẳng cho ví dụ Trình bầy trình tự các bước để giải bài toán thuộc 2 hệ này( theo PP Kani)
11- Hãy viết phương trình biểu diễn quan hệ:(giữa ứng suất và biến dạng, giữa chuyển vị và biến dạng, giữa ứng suất và tải trọng) Giải thích các ma trận đó dưới dạng ma trận
12- Phát biểu nguyên lý công và công bù khả dĩ, viết công thức và giải thích các ma trận đó 13- Thế nào là PTHH, có mấy loại cho ví dụ Viết phương trình cơ bản của phương pháp PTHH, giải thích các ma trận đó
14- Nêu trình tự giải bài toán theo phương pháp PTHH Nêu ưu nhược điểm của PP
15- Cách tính hệ siêu tĩnh đối xứng và phản xứng, cách tính chuyển vị của hệ siêu tĩnh (nắm vững phần này và cách tra bảng trong PPCV để làm bài tập)
II/ Bài tập (7 điểm)
I-Nội dung bài tập: Đề nào cũng gồm 2trong 3 nội dung chính sau:
+ Vẽ biểu đồ nội lực của hệ(M,Q,N)
+ Xác định chuyển vị tại tiết diện nào đó;
+ Xác định ma trận độ cứng [K]e, ma trận lực nút [F]e, ma trận chuyển hệ toạ độ [T]e
II- Cách làm
1-Phân tích hệ: hệ đã cho là siêu tĩnh ( hệ đối xứng và hệ bất kỳ) chịu tải trọng, nhiệt độ
và chuyển vị tại các LK tựa)
+ Nếu hệ có kết cấu đối xứng thì phải biết thay thế liên kết để tính cho 1/2 hệ
+ Nếu hệ là bất kỳ thì không phải phân tích : ( số ẩn nhiều nhất là 2)
2-Vẽ biểu đồ nội lực theo 1 trong 2 PP đã học ( PP chuyển vị, PP - PPMM), lưu ý nếu đề bài yêu cầu gải bằng PP phân phối mô men thì bắt buộc phải làm Nếu không thì tuỳ chọn cách đơn giản nhất để giải, cách chọn hệ cơ bản phải chính xác)
3-Xác định chuyển vị tại tiết diện nào đó ( lưu ý cách tạo TT ”K” phải là 1 hệ cơ bản hợp
lý nhất, HCB là tĩnh định, BBH Cách nhân biểu đồ)
4-Xác định ma trận độ cứng [K]e, ma trận lực nút [F]e, ma trận chuyển hệ toạ độ [T]e
- Phải nắm chắc được cách lập hệ toạ độ tổng thể, hệ toạ độ địa phương, ký hiệu véc tơ chuyển vị, để lập ra ma trận [K]e, [F]e, [T]e trong từng phần tử ở hệ toạ địa phương
và tổng thể, sao cho kích thước và các thành phần trong ma trận phải phù hợp với nhau)
- Các ma trận đã có công thức lập sẵn (lưu ý dấu và giá tri, cách nhân các ma trận)
Trang 2Chú ý: - Mỗi SV mang theo bảng tra không có chữ, tập tra bảng cho chính xác.