Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng Quản lý du lịch cộng đồng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hội An nói riêng, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng của tỉnh giai đoạn 20212025.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Cộng đồng và du lịch 1.1.1.1 Cộng đồng
Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng, cụ thể như sau:
Bùi Thị Hải Yến (2016), “Tài nguyên du lịch”, NXB Giáo dục: Cộng đồng là đời sống kinh tế xã hội trên một khu vực địa lý, có các tâm lợi ích và hoạt động chung và được nhận dạng bởi sự gắn kết xã hội
Phạm Bích Thủy (2015), “Du lịch cộng đồng”, NXB Giáo dục: Cộng đồng là một tập hợp các nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương.
Trần Thị Minh Hòa (2018), “Kinh tế du lịch”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân: Cộng đồng là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú
Tóm lại: Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về nghề nghiệp, truyền thống văn hóa, đặc điểm xã hội
Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, cụ thể như sau:
Theo điển bách khoa quốc tế về du lịch năm 2017: Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ
Theo Tổ chức du lịch thế giới: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Tóm lại: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời
1.1.2 Tài nguyên du lịch và quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng 1.1.2.1 Tài nguyên Du lịch cộng đồng
Quốc hội (2015),” Luật du lịch Việt Nam năm 2015”, NXB Tư pháp: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
Phạm Bích Thủy (2015), “Du lịch cộng đồng”, NXB Giáo dục: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch , phục vụ nhu cầu trực tiếp và gián tiếp của khách đi du lịch.
Ngô Bình Hoa (2019), “Du lịch cộng đồng”, NXB Giáo dục: Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.
Tóm lại: Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử và những thành phần của chúng Hiện tại có 2 dạng tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch vật thể và tài nguyên du lịch phi vật thể Chúng được khai thác phục vụ du khách, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thế lực tinh thần của con người, cải thiện khả năng lao động và sức khoẻ của họ Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp tạo ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.
(2) Tài nguyên Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng (Tiếng Anh: Community Based Tourism) hay còn được biết đến với tên gọi là du lịch dựa vào cộng đồng đang được biết đến như một giải pháp của sự phát triển bền vững Nguồn gốc thuật ngữ du lịch cộng đồng được cho là xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 Du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành và phát triển tại các quốc gia khu vực châu Phi, Mỹ
La Tinh, châu Úc vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX
Tùy theo góc nhìn và quan điểm nghiên cứu khác nhau, có rất nhiều quan điểm về khái niệm về du lịch cộng đồng được đưa ra trên thế giới và cả tại Việt Nam Một số khái niệm nổi bật như sau:
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009), du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà sự phát triển và quản lý chủ yếu dựa vào nguồn lực là người dân địa phương Đồng thời, lợi ích kinh tế có được từ hoạt động du lịch cộng đồng sẽ được giữ lại cho nền kinh tế địa phương.
Nội dung quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng
1.2.1 Hoạch định tài nguyên du lịch
Hoạch định tài nguyên du lịch dựa vào việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ; Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch; Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế - xã hội và môi trường; Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương; Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
- Nội dung hoạch định về tài nguyên du lịch
+ Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương.
+ Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môi trường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.
+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.
+ Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch.
+ Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư; Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch
1.2.2 Xây dựng và thực thi chính sách quản lý tài nguyên du lịch
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khi xác định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, yếu kém của ngành du lịch có đề cập về sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý du lịch hiệu quả còn thấp Các cấp, các ngành vẫn chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng Đây là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả QLNN về du lịch hiện nay tại Việt Nam.
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Như vậy, nội dung phối hợp giữa các địa phương, giữa các ngành khi thực hiện nhiệm vụ quản lý du lịch nói chung là một nguyên tắc hiến định, nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước hiện nay tại Việt Nam Trong đó, quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội có cùng cơ cấu kinh tế
- kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước và xã hội.
Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, theo đó: Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch; Lập quy hoạch về du lịch; Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương; Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác; Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương; Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
1.2.3 Tổ chức hoạt động quản lý tài nguyên du lịch
- Bộ máy tổ chức thực thi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở TW, chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch, các bộ các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch; ở địa phương Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quản lý nhà nước địa phương Cơ quan tham mưu cấp tỉnh giúp việc cho UBND tỉnh là sở văn hóa thể thao và du lịch Ở cấp huyện, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về du lịch là phòng văn hóa thông tin Trong quá trình quản lý, các cơ quan chuyên môn thường xuyên chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
- Quản lý tài nguyên du lịch
- Ẩm thực, trang phục, phương tiện giao thông, cảnh quan tự nhiên; nhà ở truyền thống (ăn, mặc, ở, đi lại): Đây là những thành tố văn hóa cơ bản, gắn bó trực tiếp với sinh hoạt thường ngày của cộng đồng Những thành tố văn hóa này là biểu hiện trực tiếp cho cách thức ứng xử của cộng đồng với môi trường sống; mang tính đặc thù theo địa vực, kinh tế, xã hội; không tạo ra rào cản cũng như thường xuyên có sự tương tác giữa cộng đồng với xã hội bên ngoài Các đặc trưng về văn hóa ăn,mặc, ở, đi lại của các cộng đồng vừa là sự khác biệt, vừa tạo ra sự hấp dẫn đối với những thành viên không thuộc về cộng đồng đó Đây là một nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng, là sản phẩm ý nghĩa nhằm thu hút khách du lịch
- Nghề thủ công truyền thống: Mỗi cộng đồng người đều có những nghề thủ công đặc trưng về loại hình hoặc kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng như sản phẩm của nghề Nghề thủ công là một hoạt động kinh tế quan trọng cho sự phát triển của cộng, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân bản địa, vừa là hàng hóa, sản phẩm giao lưu kinh tế, văn hóa với xã hội bên ngoài. Các công đoạn trong việc làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống cũng như sản phẩm đó là một sự hấp dẫn đặc biệt với du khách thập phương, làm tăng sự trải nghiệm của du khách cũng như thỏa mãn trí tò mò khi khám phá vùng đất mới
- Âm nhạc, nghệ thuật truyền thống: Những thành tố văn hóa vừa mang tính thể hiện trí tuệ, nhận thức, vừa là kênh giải trí, sự thể hiện phong phú về đời sống tinh thần của người dân bản địa Đặc trưng của các hình thái văn hóa này có tính quảng giao rộng, thể hiện trong các dịp sinh hoạt chung của cộng đồng, gia đình hoặc giao duyên (trai - gái) Âm nhạc, nghệ thuật thường không tạo ra khoảng cách giữa người dân địa phương với người không thuộc về cộng đồng Đây là một sản phẩm du lịch cộng đồng ý nghĩa, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng và hấp dẫn du khách.
- Tôn giáo, tín ngưỡng: Đây là những thành tố văn hóa nặng về yếu tố tâm linh và những kiêng kỵ của cộng đồng Trong các hoạt động chung, những yếu tố văn hóa này thường được cộng đồng lưu giữ, thực hành với những niềm tin được xây dựng qua nhiều thế hệ Các hoạt động mang tính tôn giáo, tín ngưỡng thường được cộng đồng tổ chức tại những không gian lĩnh thiêng (có hoặc không được phép sự hiện diện của tất cả những thành viên của cộng đồng) cũng như hạn chế sự xuất hiện của người bên ngoài Những hoạt động dạng này khó/không thể xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng
- Nhận thức của Cộng đồng về giá trị tài nguyên du lịch: Cộng đồng là cấu thành xã hội sở hữu hoặc quản lý tài nguyên du lịch, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm để bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, phát triển tài nguyên du lịch không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch trên quê hương của họ Tận dụng và khai thác tốt các tài nguyên du lịch, biến các tài nguyên du lịch trở thành tài sản thật sự của mỗi địa phương Điều này đã làm thay đổi nhận thức của nhiều người khi không còn coi văn hóa chỉ là “cái đuôi” của kinh tế, ăn theo kinh tế Nhiều địa phương hiện nay đã có sự lựa chọn mô hình phát triển mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư để phát triển bền vững Nếu nhìn ở khía cạnh kinh tế, chúng ta chỉ thấy lợi nhuận có được từ hoạt động du lịch Điều đó là cần thiết trong quá trình nâng cao đời sống vật chất hiện nay Tuy nhiên, nếu khai thác du lịch chỉ vì lợi nhuận thì sẽ không tránh khỏi những khuyết tật và thiếu bền vững, bởi lẽ lợi nhuận chỉ là động lực chứ không phải là mục đích Cốt lõi của vấn đề vẫn là ý thức và lợi ích của cộng đồng dân cư đối với giá trị tài nguyên
- Tình hình an ninh chính trị: Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan Sự bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách Bên cạnh đó, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên.
- Sức khỏe của kinh tế địa phương: Tình hình phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch
- Văn hóa xã hội: Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí tuệ của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì khó phát triển Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững
- Đường lối phát triển du lịch: Đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kìquan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng” Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch.
- Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên (vật thể) và tài nguyên du lịch nhân văn (phi vật thể) Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn, hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng khảo cổ kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người, và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch Đây là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển du lịch của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định
- Sản phẩm du lịch: Cũng giống như tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch là đối tượng hấp dẫn du khách là nhân tố quyết định hoạt động du lịch diễn ra hay không diễn ra Sản phẩm du lịch tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu phục vụ khách du lịch trong chuyến đi du lịch Nếu xét về cơ cấu thì sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và liên quan tới rất nhiều ngành nghề Nhưng xét về mặt ý nghĩa của các bộ phận hợp thành có thể chia làm ba loại, đó là sức thu hút khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch và dịch vụ
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới phát triển du lịch Kết cấu hạ tầng du lịch bao gồm: hệ thống đường giao thông các phương tiện giao thông cùng các các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cơ sở lưu trú, ăn uống vui chơi giải trí, mua sắm, nơi đổi tiền, dịch vụ chăm sóc sức khỏe Để phát triển du lịch, các điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật là đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và chỉ mạng lưới giao thông thuận tiện nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Ngoài các điều kiện và kết cấu hạ tầng nêu trên các điều kiện như mạng lưới y tế, bảo hiểm hệ thống ngân hàng cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng phát triển du lịch.
Kinh nghiệm quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng của một số địa phương và bài học
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 1.4.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh trong việc Quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng ở thành phố Tam Kỳ
Xây dựng cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đầu tư cơ sở hạ tầng; Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở lưu trú, nâng cấp trang thiết bị,nâng cao chất lượng phục vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thẩm định phân loại xếp hạng các cơ sở lưu trú, cấp thẻ hướng dẫn viên, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, nhân dân phổ biến chính sách pháp luật; Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên về du lịch, tuân thủ nghiêm các quy định đã được phê duyệt
Xây dựng nội dung, cơ chế chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, tổ chức tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương Hiệu quả của mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng phấn khởi Trong thời gian từ 9/2019 đến 12/2021 các điểm du lịch ở đây đã đón được 25 đoàn khách với tổng lượng khách là 280 người, chủ yếu là khách nước ngoài đến từ châu Âu, Nhật Bản Hoạt động du lịch tập trung vào việc tham quan và trải nghiệm đời sống văn hóa của người dân trong khu vực Việc kết nối với các đối tác dựa trên năng lực của cộng đồng và việc điều phối hoạt động cùng cơ chế phân chia lợi nhuận Đồng thời, tiến hành cho người dân tham gia xử lý rác thải sinh hoạt do Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Từ mô hình của Hội Nông dân tỉnh đã thành lập được 2 câu lạc bộ BVMT, 27 nhóm hộ tham gia của
2 cơ sở đi vào hoạt động với 7 xe đẩy rác được trang bị Rác sinh hoạt được hội viên nông dân thu gom đưa về khu vực ủ, sau đó tổ chức phân loại bỏ riêng rác thải không phân hủy được (rác vô cơ), rác hữu cơ được trộn với chế phẩm EMIC
1.4.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình trong việc Quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng tại huyện Bố Trạch Định hướng rõ ràng trong công tác xúc tiến quảng bá tại điểm và liên kết để tạo thêm ấn tượng về điểm đến Cụ thể, ngoài thông tin về các địa điểm du lich của huyện Bố Trạch lên trang Web du lịch Quảng Bình và Web du lịch các tỉnh miền trung, các địa điểm du lịch cộng đồng này cũng được giới thiệu cho Câu lạc bộ Du lịch có trách nhiệm- RTC (CLB các công ty lữ hành quốc tế chuyên tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng), câu lạc bộ người nước ngoài tại Hà Nội Giới thiệu về các địa điểm du lịch cộng đồng huyện Bố Trạch trong các hội chợ du lịch thông qua gian hàng của Sở VH,TT&DL Quảng Bình
Bằng phương pháp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng trong khu vực, kết hợp giữa hỗ trợ về kỹ thuật và một phần tài chính của nước ngoài, lựa chọn mô hình đơn giản, chuyên nghiệp, trong đó tận dụng tối đa năng lực, nguyên vật liệu, kỹ thuật phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của người dân bản địa tạo ra một ấn tượng khác biệt so với các khu vực homestay khác trong tỉnh Với tôn chỉ “hiệu quả lớn được tạo ra từ sự thay đổi nhỏ”, cách thức tiếp cận du lịch được phổ cập ở mức đơn giản nhất từ đó xây dựng ý thức làm du lịch chuyên nghiệp cho cộng đồng.
Thành lập ban quản lý khu du lịch và bổ sung biên chế du lịch cho các phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thị xã, thành phố để các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương. Các sản phẩm du lịch đều được xây dựng một cách hợp lý dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và năng lực cung cấp của địa phương bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ Tiến hành kêu gọi đầu tư nhỏ hoặc kết hợp với công ty du lịch để mở rộng, nâng cấp homestay và khu dịch vụ tắm suối, ngâm thảo dược là một cách làm khá mới mẻ để đảm bảo yếu tố gắn kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp.
Chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các nhà đầu tư cũng có những bước chuẩn bị tích cực cho các phương án khai thác và cạnh trong trong tương lai Ngoài ra, để đảm bảo duy trì tính bền vững của mô hình,các chuyên gia cũng cân nhắc và yêu cầu quản lý tốt việc thu nhập và cơ chế phân chia lợi ích cho các thành viên tham gia bên cạnh việc cam kết duy trì chất lượng dịch vụ và sản phẩm Các chuyên gia cũng tin rằng các hoạt động của mô phù hợp với chiến lược “tăng trưởng xanh” của Chính phủ và sẽ được nhân rộng trong khu vực trong tương lai. Đào tạo, bồi dưỡng đối với cộng đồng tham gia hoạt động du lịch: thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đối với du khách, đặc biệt là đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các khu du lịch, điểm du lịch. Thông qua pháp luật, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch sẽ ứng xử với nhau trong khuôn khổ cho phép dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch (với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư, tỉnh cần thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển các khu du lịch, đã hình thành được nhiều khu, điểm du lịch mới tạo thành chuỗi các điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng ); bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển chung.
Tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ cho đầu tư xây dựng KCHT, CSVC-KT du lịch; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNN nói chung và cán bộ QLNN trong lĩnh vực du lịch nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển; quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương; thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt đông kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch
Quản lý đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, gồm: Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép Phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Xây dựng các mô hình tự quản, các phong trào liên quan tới BVMT; tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với công tác BVMT Cộng đồng tham gia quản lý môi trường là một giải pháp cơ bản trong BVMT và phát triển bền vững. Một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình BVMT dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực Đó là các mô hình cam kết BVMT, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT, vệ sinh môi trường, các phong trào tình nguyện và BVMT trong sản xuất nông nghiệp… Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…) đóng một vai trò quan trọng
Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình, cần phải quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý nước về du lịch.
Tổ chức các buổi huấn luyện về phục vụ, hướng dẫn viên du lịch và phương pháp bảo vệ TNDL, tham gia đào tạo chuyên sâu học cách tạo ra những sản phẩm thủ công địa phương mang đậm nét bản địa và tập huấn về vệ sinh an toàn Chính quyền địa phương đã ban hành, thực thi những chính sách ưu tiên cho phát triển về các dịch vụ du lịch như: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán hàng, vui chơi giải trí,xây dựng kiến trúc, bảo vệ môi trường, an ninh du lịch Các quy định bảo vệ tính nguyên vẹn, đặc sắc, sự đa dạng của TNDL tự nhiên và văn hóa cũng như những quy định về xây dựng và an toàn về kết cấu hạ tầng giao thông để khách du lịch nhanh chóng tiếp cận, đi tới các điểm du lịch được đẩy mạnh một cách ưu tiên.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN
Khái quát chung về thành phố Hội An
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI, thời nhà Lê Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Phố Cổ Hội An từ năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc Sau khi Nguyễn Kim chết năm 1545, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Thế kỷ XVIII, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội
An điêu tàn đổ nát Đầu thế kỷ XX, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam Khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập vào năm
1976, thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên Hội An đã may mắn tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam trong thế kỷ 20 Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
- Vị trí địa lý: Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15 o 15’26” đến 15 o 55’15” vĩ độ Bắc và từ 108 o 17’08” đến 108 o 23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.
Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố), có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông giáp biển với bờ biển dài 7 km Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999).
Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km2 (chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố), ở vị trí tọa độ : 15o52’30’’ đến 16o 00’00’’ Bắc và 108o24’30’’ đến 108o34’30’’ kinh độ Đông Cù Lao Chàm bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, như bức bình phong che chắn cho đất liền Cù Lao Chàm- Hội An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009).
Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên thế giới Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ Hội An Và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.
- Khí hậu: Thành phố Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới
12 °C Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%
Lượng mưa trung bình 2000-2500mm Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa
2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch.
Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Phòng Văn hóa – Thông tin đã cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch.
Về văn hóa: Sự hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú, đậm bản sắc đặc trưng Hơn nữa, di sản văn hóa Hội An do tiền nhân sáng tạo trong lịch sử đã vượt qua sự tác động khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và cho đến nay vẫn được bao thế hệ con người Hội An trân trọng, nâng niu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy.
Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An với hơn1.350 di tích Phố cổ Hội An không chỉ là bản thân vẻ đẹp của kiến trúc cổ, mà cái chính là “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, nếp sinh hoạt, việc làm ăn,cách ứng xử của người Hội An Công bằng mà nói, với tư cách là di sản kiến trúc xét về quy mô, thì Hội An khó sánh với cố đô Huế, về niên đại thì cũng không cổ bằng Mỹ Sơn, Ăng Co Thơm, Ăng Co Vát; về cảnh quan thiên nhiên cũng khó đọ với Hạ Long, Cát Bà… Nhưng Hội An có sức hấp dẫn riêng đầy sức chiêu cảm kỳ lạ của một “bảo tàng sống”. Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ…Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm – nghề khai thác Yến sào…
2.1.4 Đánh giá những khó khăn thuận lợi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quản lý tài nguyên du lịch cộng đồng
Thuận lợi: Thành phố Hội An là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng du lịch, có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch cả nước TP Hội An được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng Bên cạnh đó
Tiềm năng tài nguyên du lịch của thành phố Hội An
2.2.1 Tài nguyên du lịch vật thể
Theo thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng Các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu và 44 ngôi mộ cổ
Thời gian gần đây (năm 2006), trong quá trình thi công các dự án lớn vì mục đích dân sinh, cải tạo cảnh quan môi trường (như “Dự án tôn tạo cơ sở hạ tầng trong khu phố cổ Hội An” – do Sở văn hóa thông tin làm chủ đầu tư, “dự án bảo tồn, tu bảo, tôn tạo di tích Lai Viễn Kiều” do trung tâm bảo tồn di sản, di tích Quảng Nam làm chủ đầu tư ) các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những di tích quan trọng nhằm nhận diện sâu sắc hơn về diện mạo của khu phố cổ Hội An trong lịch sử Đó là dấu tích văn hóa Chăm cổ và những dấu tích văn hóa thời Đại Việt Đặc biệt là sự xuất hiện của loại đồ gốm có chất liệu mịn, màu đỏ, sự phổ biến của loại gốm trang trí hoa văn in ô vuông và ô trám lồng mang phong cách Hán….nên có thể đây là dấu tích cư trú của người Chăm cổ có niên đại khoảng thế kỷ III-V sau công nguyên Sự tồn tại của dấu tích này ( và những mảnh gốm Chăm phát hiện ở đường Hoàng Văn Thụ) trong khu phố cổ là điều hết sức thú vị, có nhiều ư nghĩa khoa học và lịch sử.
Có thể nói, việc phát hiện dấu vết cư trú của dân Chăm từ thế kỉ thứ III-V tại khu vực I khu phố cổ Hội An càng khẳng định rõ nét hơn về lịch sử lâu đời của phố cổ, qua những dấu vết kiến trúc, các loại hình, nguồn gốc hiện vật gốm, sành sứ …
2.2.2.Tài nguyên du lịch phi vật thể
Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ Cuộc sống thường nhật của cư dân địa phương với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, văn hóa lễ hội, các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy, những món ăn đậm đà phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu….đã làm cho Hội An trở nên hấp dẫn và quyến rũ hơn trong mắt của du khách thập phương Từ khu phố cổ Hội An, du khách dễ dàng đến thăm làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh Nam,làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, khu du lịch sinh thái Cẩm Thanh, khu du lịch biển Cà Lao Chàm, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều…Có thể nói, trải qua một chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập và tiếp biến văn hóa, phố cổ Hội An vẫn lưu giữ được những sắc thái văn háo riêng vừa mang tính dân tộc, bản địa vừa có sự hài hòa giữa các ýếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Năm 1985, Hội thảo khoa học quốc gia và năm 1990, Hội thảo khoa học quốc tế và đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ngay tại Hội An, Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Năm 1995, Hội bảo trợ di sản văn hóa- kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích phố cổ Hội An Và đến ngàý01/12/1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản van hóa thế giới đã khẳng định vị trí và sự góp mặt của di sản văn hóa Hội An trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại
Thực trạng quản lý du lịch cộng đồng của thành phố Hội An
2.3.1 Hoạch định tài nguyên du lịch Để hoạch định tài nguyên du lịch tại thành phố Hội an, UBND thành phố Hội An tiến hành điều tra khảo sát thống kê, cụ thể như sau:
- Mục đích: Trên cơ sở kết quả Chương trình điều tra tài nguyên du lịch trước đây; chương trình điều tra khảo sát tài nguyên du lịch 2021 được thực hiện nhằm tái điều tra một các toàn diện đánh giá tiềm năng cập nhật hiện trạng tình hình khai thác sử dụng và điều tra bổ sung điểm tài nguyên mới Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hình ảnh về tài nguyên du lịch Hội An phục vụ cho công tác phân loại, thống kê tài nguyên du lịch, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch vùng, khu, điểm du lịch trong giai đoạn thực hiện
- Yêu cầu: Triển khai điều tra, khảo sát một cách toàn diện và đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp; Đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện và chất lượng điều tra đạt kết quả.
- Phạm vi điều tra: Đơn vị quản lý và sử dụng tài nguyên được cơ quan nhà nước giao trách nhiệm cho phép khai thác; Các chủ sở hữu trực tiếp khai thác các loại tài nguyên du lịch; Số liệu thống kê thuộc các phòng, ban chức năng thuộc huyện, thành phố.
+ Điều tra tình hình khai thác và sử dụng theo phân dạng điều tra tài nguyên du lịch điển hình thành phố Hội An được phê duyệt theo Quy hoạch : Danh thắng, khu vực cảnh quan tự nhiên (Khu phố cổ, cụm điểm cảnh quan, biển, đảo, dòng sông, suối, có cảnh quan đẹp; Khu vực có quần thể cảnh quan đẹp khác)
+ Điều tra bổ sung: Tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản thiên nhiên; Địa chất, địa hình, địa mạo; Hệ sinh thái; Cảnh quan thiên nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn là di sản văn hóa vật thể phi vật thể đã được công nhận; Các công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng; Các lễ hội truyền thống;Các làng cổ, làng nghề truyền thống; Các yếu tố văn hoá, nghệ thuật truyền thống đặc sắc khác của cộng đồng người dân địa phương.
+ Rà soát số liệu về tình hình phát triển du lịch: Về tình hình lượt khách, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ, kinh phí đầu tư phát triển du lịch, nguồn nhân lực du lịch ; khảo sát đánh giá tình hình khai thác các tuyến du lịch trên địa bàn
- Thành phần điều tra: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
- 02 người; Phòng Văn hóa Thông tin, thành phố sở tại - 02 người
- Lịch trình, thời gian: Thời gian thực hiện: từ 05/12/2019– 19/12/2021.
Bước 1: Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tổ chức hướng dẫn cho phòng VHTT các huyện thành phố (cán bộ phụ trách trực tiếp lĩnh vực du lịch) về công tác điều tra, thu thập số liệu theo nội dung điều tra trong mẫu phiếu đã gửi trước.
Bước 2: Phòng VHTT các huyện thành phố tổ chức in phiếu theo thực tế đầu điểm số lượng tài nguyên cần điều tra đồng thời rà soát, điều tra sơ bộ các điểm tài nguyên theo danh mục được phê duyệt và lập danh sách, thống kê các điểm tài nguyên du lịch tiềm năng để cung cấp thông tin, điền vào mẫu phiếu điều tra.
Bước 3: Sở Văn hoá Thể thao và du lịch trực tiếp xuống cơ sở phối hợp với phòng VHTT các địa phương tiến hành thu thập phiếu, phân tích số liệu theo mội dung mẫu phiếu điều tra đảm bảo chất lượng thông tin Thống nhất số lượng điểm tài nguyên để tổng hợp.
Bước 4: Lựa chọn khảo sát thực tế một số điểm tài nguyên du lịch trọng điểm để thu thập, bổ xung số liệu và tư liệu hình ảnh.
- Kết quả điều tra khảo sát: Kết quả điều tra đã thu thập được trên 150 phiếu điều tra, từ công tác phân tích, phân loại xử lý dữ liệu, phân tích thông tin, phân loại tài nguyên du lịch trên 13 xã, phường, đã ấn định số lượng 120 điểm tài nguyên du lịch bao gồm: Phiếu điều tra thông tin đối với các điểm đã được đưa vào trong quy hoạch về hiện trạng khai thác; Phiếu điều tra thông tin đối với các điểm tiềm năng mới được rà soát, đưa vào khai thác thời gian sau quy hoạch được công bố
Dựa trên phương pháp phân loại và theo định dạng tài nguyên làm cơ sở để phân loại các dạng và phân dạng tài nguyên du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh năm
(1) Dạng tài nguyên: Danh thắng, cảnh quan tự nhiên.
Các điểm tài nguyên về danh thắng cảnh quan là tiềm năng và là lợi thế lớn nhất trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của thành phố, các điểm tài nguyên phân bố đều trên địa bàn toàn thành phố mỗi địa phương đều có những thế mạnh về cảnh quan riêng dẫn tới tạo ra cho Hội An nhiều lợi thế trong việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm trải nghiệm Qua công tác điều tra đã xác định được 31/ 120 số phiếu, chiếm tỷ lệ 25,8% đầu điểm tài nguyên trên địa bàn thành phố, trong đó cụ thể:
- Phân dạng: Biển, đảo có cảnh quan đẹp (số lượng 8 phiếu) Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc Xã Tân Hiệp, TP Hội An, Tỉnh Quảng Nam Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ,… Nói đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hình dung phần nào sự đa dạng, phong phú và to lớn của nó Đến với
Cù Lao Chàm, bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ du lịch lí thú như: Lặn san hô,
Dù lượn,… Tham quan các địa điểm nổi tiếng như Bảo Tàng Sinh vật biển – được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Bãi biển Cửa Đại là bãi biển ghi dấu ấn cho Hội An từ trước nay với vẻ đẹp ngây ngất Nằm cách Phố cổ Hội An khoảng 5km Đây là nơi dòng sông Thu Bồn như đứa con thơ hòa vào lòng mẹ, đem lại cho Biển Cửa Đại một thứ gì đó thật kì vĩ nhưng cũng nhẹ nhàng và đẹp đẽ Đường bờ biển trải dài 7km, bạn khó mà tưởng tượng được sự rộng lớn của nó khi chưa nhìn thấy
Đánh giá chung
Người dân phấn khởi vì được giao quyền tự chủ, các nguồn tài nguyên du lịch được bảo tồn và phát triển, khai thác tài nguyên du lịch mang lại cơ hội việc làm, thu nhập cải thiện, đời sống người dân được nâng lên về cả vật chất lẫn tinh thần
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch được chú trọng
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn Vai trò quản lý nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn Một số điểm, khu du lịch đã hoạt động nhiều năm đều có sự quản lý điều hành của doanh nghiệp hoặc Ban Quản lý
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch,…cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh
Hoạt động kinh doanh phát triển du lịch những năm qua có chuyển biến tích cực, một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh
Việc mở lại các hoạt động du lịch tại Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung sẽ theo phương châm "An toàn đến đâu, mở cửa đến đó".
- Về năng lực quản lý tài nguyên du lịch của chính quyền địa phương
+ Xây dựng thực thi chính sách quản lý tài nguyên du lịch: Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch
Thủ tục hành chính đối với các hoạt động du lịch nhìn chung còn phức tạp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.
Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban, ngành liên quan Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục
Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương
+ Chưa có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, khai thác tài nguyên du lịch; Việc cải cách hành chính và cải tiến phương pháp quản lý hoạt động tài nguyên du lịch còn chưa được quan tâm nhiều;
- Về chất lượng quản lý tài nguyên du lịch của cư dân: Cộng đồng dân cư nhận thức chung về tầm quan trọng bảo tồn tài nguyên và kinh doanh du lịch trên nền tảng tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa có sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng Vứt rác bừa bãi đã tác động xấu phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái tự nhiên Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp
- Về hiệu quả Quản lý kết cấu hạ tầng du lịch: Công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch chưa được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn chắp vá, mang tính hình thức , khiến cho hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của tỉnh bj hạn chế, việc cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa đạt kết quả mong muốn CSHT gồm hệ thống các tuyến điểm du lịch, nhà nghỉ, hội trường, các dịch vụ đưa đón, phục vụ chưa được hoàn thiện, đáp ứng hạn chế các nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách.
- Về hiệu quả quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch: Việc quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn còn chồng chéo Việc quản lý các cơ sở du lịch nhỏ còn chưa chặt chẽ, đầy đủ Trong nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch Tỉnh chưa xây dựng được nhiều sản phẩm mới nhưng quy mô, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng; các sản phẩm đã có lại chưa được đầu tư xứng đáng nên chất lượng chưa cao Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến còn đơn điệu, kém hấp dẫn.
Định hướng Quản lý du lịch cộng đồng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2021-2025
An, tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2021-2025
Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.” Phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn Vùng. Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng , trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là giá trị kiến trúc văn hóa cổ làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của thành phố cổ Khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh để tăng khả năng cạnh tranh Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm và gắn với phát triển kinh tế của nhân dân.Phấn đấu đến năm 2030 du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Ngày 16/1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Trong Nghị quyết, Bộ Chính trị đánh giá mười lăm năm qua, ngành Du lịch, đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tại Hội thảo xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tổ chức tại Hà Nội đầu năm nay, TP Hội An được các đại biểu giới thiệu và đề xuất đưa vào chiến lược du lịch đô thị của Việt
Nam Đây là một trong 4 dòng sản phẩm chính của Việt Nam tầm nhìn đến năm
2030 cần tập trung đầu tư, bên cạnh dòng sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái Theo đó, trong thời gian tới dòng sản phẩm du lịch đô thị sẽ chú trọng khai thác các yếu tố văn hóa gắn với lối sống thành phố như Hà Nội với các món ăn vỉa hè, Hội An với lối sống đô thị cổ TP.Hội An là đô thị di sản của thế giới, được xác định phát triển theo hướng “sinh thái – văn hóa và du lịch” Vì vậy 2 yếu tố sinh thái và văn hóa là giá trị cho sự phát triển bền vững của thành phố Định hướng phát triển thành phố theo hướng vừa giữ gìn cẩn trọng khu phố cổ vừa mở rộng liên hoàn các khu đô thị mới, đảm bảo phát huy bản sắc riêng và yếu tố hiện đại bền vững, gần 45 năm qua, đặc biệt là 20 năm kể từ khi được UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới (4.12.1999), Đảng bộ và chính quyền thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý, vận động nhân dân thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt quần thể kiến trúc đô thị cổ Không thể tránh khỏi những bất cập, thiếu sót nhưng kết quả đạt được như hiện tại thật đáng phấn khởi, đã được UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương trao các giải thưởng kiệt xuất về công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Năm 2006 được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại 3, đầu năm 2008 được Chính Phủ ra Nghị định nâng thành Thành phố trực thuộc tỉnh.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã xác định, Hội An có
3 khu vực phát triển gồm: đô thị, biển đảo và làng quê luôn gắn kết, tương tác với nhau tạo động lực để phát triển đồng đều và ổn định Hội An trong tương lai phát triển theo định hướng trở thành thành phố “sinh thái – văn hoá và du lịch” giàu bản sắc Sinh thái và văn hóa là 2 giá trị để phát triển du lịch và kinh tế xã hội thành phố một cách bền vững.
3.1.2 Định hướng Quản lý du lịch cộng đồng của thành phố Hội An
Quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Hiện nay, du lịch cộng đồng là cách tiếp cận hữu ích và hiệu quả nhằm phát huy tiềm năng, giá trị và bản sắc văn hóa thành phố cổ trong phát triển du lịch Cách tiếp cận này có ưu điểm là giải quyết được những vấn đề mâu thuẫn hiện đang nảy sinh trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam, góp phần cân bằng vai trò quan trọng của cộng đồng cư dân bản địa trong tổng thể chiến lược phát triển của Nhà nước Du lịch cộng đồng là phương pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách hiệu quả, bởi nó đã huy động được các nguồn lực tại chỗ, phát huy tính chủ động của người dân bản địa, khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa và du lịch cộng đồng đối với phát triển du lịch, Chính phủ đã xác định, phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững Đồng thời xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao Phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và du khách quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ văn hóa dân tộc Từng bước hình thành đa dạng, phong phú, các loại hình du lịch theo đặc điểm, ưu thế của từng vùng, từng khu du lịch, tạo ra các sản phẩm vừa mang tính hiện đại, vừa mang được nét đặc thù của phố cổ Hội An Cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống điện, bến cảng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc ) trong thành phố nói chung và đến các khu, điểm du lịch nói riêng đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch sính thái, du lịch biển đảo, và du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử của Đầu tư tu bổ nâng cấp một số cảnh quan, duy tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đi đôi với đầu tư sáng tạo thêm tài nguyên du lịch mới ở những nơi có điều kiện Trang bị các phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường thủy hiện đại Có chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm Khai thác có hiệu quả và bền vững tiềm năng tự nhiên, sự phong phú về cảnh quan, môi trường để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang lại các lợi ích kinh tế cho CĐĐP và phục vụ cho công tác bảo tồn Tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển DLCĐ một cách bền vững, chất lượng cao, từng bước tiếp cận với các quan điểm hiện đại về DLCĐ trên thế giới.
Tăng nguồn thu nhập, có tích luỹ ổn định để tái đầu tư phát triển du lịch; Tăng cường thu hút sự tham gia của CĐĐP vào những hoạt động du lịch địa phương trong hoạt động du lịch sau: Vận chuyển khách tham quan du lịch; Xây dựng các nhà nghỉ (homestay) phục vụ khách tham quan du lịch; Sản xuất hàng lưu niệm truyền thống của địa phương, tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như: lưu trú, ăn uống, biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống, thuyết minh viên
Quản lý tài nguyên du lịch dựa vào cộng đồng phải phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên du lịch trong cùng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của của ngành du lịch Chú trọng đến các sản phẩm du lịch thế mạnh, mang nhiều nét đặc trưng, độc đáo và hấp dẫn; hướng các tour du lịch đến những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú Phát triển du lịch thân thiện với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của cư dân bản địa, cũng như góp phần vào việc bảo tồn các các kiến trúc di sản, bằng phương pháp tiếp cận đến nhóm khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý du lịch cộng đồng của thành phố Hội An.73 1 Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên du lịch của chính quyền địa phương
3.2.1 Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên du lịch của chính quyền địa phương
Trên nền tảng đề cao vai trò cộng đồng cư dân bản địa, chính quyền địa phương – được coi như người cầm lái cho cộng đồng cần xác định một số giải pháp tích cực sau đây :
3.2.1.1 Xây dựng thực thi chính sách quản lý tài nguyên du lịch
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch hợp lý và bền vững:Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trực thuộc
UBND tỉnh do Lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, các sở, ban, ngành là thành viên và Sở VHTTDL là cơ quan thường trực, xây dựng chương trình hành động
Thành lập Ban quản lý các khu, điểm du lịch, gắn kết trách nhiệm quản lý của các ngành và chính quyền địa phương và cộng đồng trong quản lý quản lý, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và khai thác tài nguyên thu hút khách du lịch Tại các khu, điểm du lịch cần xây dựng bảng giới thiệu, hướng dẫn du lịch và các quy định liên quan đến quản lý và khai thác du lịch; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm soát những vấn đề xã hội trong quả trình tiến hành hoạt động du lịch; quy hoạch các quầy bán hàng lưu niệm; cải thiện hệ thống thông tin liên lạc, thông tin du lịch; thiết kế, giới thiệu và tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm mới; phát triển các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật để thu hút khách…trên cơ sở đó mới tăng thu để có kinh phí đầu tư tôn tạo lại các tài nguyên đảm bảo cho phát triển bền vững.
- Chủ trương của thành phố mở rộng không gian du lịch ra các làng nghề là nhằm phát triển các dịch vụ du lịch ở nông thôn trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn kết hợp khai thác tài nguyên sinh thái, đa dạng sản phẩm phục vụ du khách, góp phần tăng nguồn thu nhập cho nhân dân.
- Bổ sung nhân sự cho Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Hội An và Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Hội An
Căn cứ vào thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV, ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Sở VHTTDL Như vậy, Phòng Nghiệp vụ Du lịch tham mưu và quản lý các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh như: Lưu trú, lữ hành và dịch vụ vui chơi giải trí; phòng quản lý quy hoạch và phát triển tài nguyên với nhiệm vụ quản lý xây dựng và thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đây là cơ quan tham mưu và quản lý về các dự án du lịch, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường Đồng thời, thành lậpTrung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở VHTTDL trên cơ sở tách một mảng xúc tiến du lịch của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch để hoạt động chuyên ngành theo ngành dọc từ Bộ VHTTDL đến TCDL và Sở VHTTDL. vggTiến hành thành lập Hiệp hội du lịch của tỉnh là tổ chức xã hội, quần chúng nhằm hỗ trợ tìm kiếm thị trường và liên kết định hướng kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
- Ban hành cơ chế chính sách về quản lý, khai thác tài nguyên du lịch: Do công tác quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo nên việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch còn nhiều hạn chế Đề khắc phục tình trạng đó, Uỷ ban nhân dân thành phố cần ban hành “Quy định quản lý và khai thác tài nguyên du lịch”, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch; các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch và các chế tài xử lý vi phạm Bên cạnh đó cần sớm định dạng, lập và ban hành danh mục các điểm tài nguyên du lịch có giá trị khai thác cao, từ đó để xây dựng quy chế quản lý, bảo tồn và khai thác có hiệu quả.
- Tổ chức quản lý và bảo tồn tài nguyên nhằm phát triển DLCĐ: Phát triển DLCĐ trên cơ sở khai thác TNDL gắn với công tác bảo tồn nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho du lịch của địa phương Để thực hiện công tác bảo tồn cần xác định rõ những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả trong việc bảo vệ TNDL nhằm đảm bảo duy trì được tính đặc sắc cho nguồn tài nguyên này Ban quản lý cùng phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, thống kê, rà soát lại tất cả TNDL trong khu vực, từ đó phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư khai thác, xác định các tuyến điểm tham quan du lịch để có kế hoạch bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp TNDL, CSHT, CSVCKT du lịch cũng như phương thức quản lý, đặc biệt các tuyến điểm tham quan du lịch hiện có Tổ chức đan xen các loại hình văn hóa truyền thống ngay tại các di tích văn hóa lịch sử hoặc tại nơi khách nghỉ chân trong các làng nghề để chương trình du lịch thêm sinh động, kéo dài thời gian lưu lại của khách.
- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ngành du lịch và văn hóa, được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên ở nước ngoài và trong nước; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của những người tham gia hoạt động du lịch của CĐĐP Tuyên truyền, quảng bá các giá trị củaTNDL thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, mạng Internet, các cuộc hội chợ, triển lãm…; mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác TNDL để tranh thủ sự trợ giúp quốc tế để phát triển bền vững TNDL chỉ có thể được bảo vệ và khai thác hợp lý nếu có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp và người dân, trong đó vai trò của CĐĐP được tham gia đóng góp ý kiến đối với công tác quy hoạch, xây dựng cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển du lịch, tham gia các hoạt động du lịch và được chia sẽ lợi ích từ các hoạt động du lịch là một nhân tố quan trọng nếu không nói là quyết định Tăng số lượng và nâng cao chất lượng cho cán bộ nhân viên Phòng Quản lý Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở VHTTDL, ít nhất 02-03 chuyên viên có trình độ đại học chuyên ngành quy hoạch để theo dõi và quản lý dự án Tăng cường nghiệp vụ chuyên môn: Trước hết là cán bộ trong đơn vị phải nắm rõ nội dung quy hoạch, các chỉ tiêu phát triển và những vấn đề nhạy cảm tại các khu vực triển khai quy hoạch; đào tạo nghiệp vụ về quy hoạch cho cán bộ tham gia các lớp chuyên ngành.
- HĐND thành phố, UBND thành phố cần rà soát, đánh giá lại công tác triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố; trên cơ sở đó cần tiến hành các thủ tục để triển khai xây dựng chiến lược phát triển du lịch mới, làm cơ sở để triển khai các chiến lược, quy hoạch cụ thể, kế hoạch phát triển các điểm DLCĐ Đối với các điểm du lịch được định hướng phát triển thành điểm DLCĐ dựa theo các điều kiện Luật Du lịch năm 2017 quy định Sau đó tiến đến lập quy hoạch chi tiết tại các điểm DLCĐ theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô điểm du lịch phù hợp nguồn tài nguyên, văn hóa và các quy định của Luật Du lịch và Luật Quy hoạch Trong quá trình xây dựng, cần chú ý đến công tác lấy ý kiến góp ý của người dân tại điểm, chính quyền địa phương cấp xã, các ngành của huyện, các chuyên gia du lịch rồi mới ký ban hành
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của thành phố Chính vì vậy, QLNN về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan QLNN về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh
3.2.1.2 Tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, khai thác tài nguyên du lịch
- Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh và các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương triển khai thực hiện việc xây dựng và quản lý Quy hoạch tổng thể ngành du lịch, Quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch và các di tích lịch sử - văn hóa đưa vào phục vụ du lịch, tổ chức hướng dẫn thực hiện các đề án quy hoạch được duyệt; Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố (có các khu du lịch, điểm du lịch, các di tích lịch sử - văn hóa) hướng dẫn thi hành và kiểm tra, xử lý việc thực hiện quản lý kinh doanh du lịch theo các quy định hiện hành; Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương, thực hiện quản lý nhà nước thống nhất đối với các hoạt động kinh doanh du lịch của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh về việc cấp giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào hoạt động du lịch, khách sạn, các dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh và trong các khu du lịch, điểm du lịch.
Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và sử dụng các công trình di tích lịch sử - văn hóa đã đưa vào hoạt động du lịch theo các quy định hiện hành của Nhà nước; Xây dựng quy chế quản lý và khai thác di tích lịch sử, các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di tích được xếp hạng quốc gia phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng đề án phục hồi và tổ chức các lễ hội nổi bật, đưa các hoạt động dân gian, lễ hội cổ truyền vào hoạt động du lịch; xây dựng nội dung thuyết minh thống nhất cho hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đối với từng di tích lịch sử và lễ hội Hướng dẫn việc xây dựng các thiết chế văn hoá phục vụ cho mục đích du lịch; đồng thời xây dựng các làng văn hoá, tạo ra và nâng cao chất lượng môi trường du lịch; xây dựng đề án hoạt động thể thao nước, đưa các hoạt động thể thao truyền thống vào các hoạt động vui chơi giải trí trong du lịch.
- Đối với Sở Tài nguyên - Môi trường: Phối hợp đánh giá đăng ký chất lượng môi trường của các dự án du lịch các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ảnh hưởng tới môi trường du lịch;Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức bảo vệ môi trường, kỹ năng lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động du lịch của tỉnh; Phối hợp giám sát chất lượng môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch để đề xuất các biện pháp bảo vệ tốt môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch, điểm du lịch và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan chức năng xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức khảo sát, điều tra những khu vực để quy hoạch thành những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khai thác phục vụ phát triển du lịch; nghiên cứu, đề xuất các đề án phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp với du lịch Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Trong việc quản lý, xây dựng các công trình phục vụ du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển các khu bảo tồn sinh thái do ngành quản lý và có trách nhiệm theo dõi quản lý các loài động vật hoang dã quí hiếm cần bảo tồn ở các khu du lịch, điểm du lịch.
Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ kinh phí đối với một số công trình có tính thiết yếu về hạ tầng du lịch theo các chương trình phát triển du lịch của quốc gia trong từng giai đoạn và chiến lược tổng thể phát triển chung của vùng.
Hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá cho tỉnh bằng nhiều hình thức và trên các phương tiện thông tin đại chúng của Bộ, Tổng cục Du lịch; Hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; Có những hướng dẫn tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý các tài nguyên du lịch, các khu, điểm du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, áp dụng chung cho cả nước thì đối với vùng nói chung và tỉnh nói riêng sẽ khó thu hút được đầu tư các lĩnh vực, trong đó có du lịch Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, như Nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành trước khi ban hành (dự thảo) cần phải có tính nhất quán cao, phải nghiên cứu thật kỷ tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Các cơ quan liên quan, các ngành tránh tình trạng mạnh bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó làm; do vậy nhiều văn bản của cơ quan này mâu thuẫn, không thống nhất với văn bản của cơ quan khác, hướng dẫn thiếu cụ thể, mang tính chung chung làm cho các địa phương khó triển khai thực hiện việc ban hành các văn bản còn chung chung còn chồng chéo
3.3.2 Kiến nghị với Bộ văn hóa thể dục thể thao và du lịch và Bộ ban ngành tương đương khác
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cụ thể hóa Điều 19, Luật Du lịch 2017 về phát triển DLCĐ, ban hành kèm theo các quy định cụ thể về cơ chế chính sách hỗ trợ cho DLCĐ: Đào tạo lao động, vay vốn, đất đai, thuế, quảng bá xúc tiến; sớm ban hành các quy định liên quan, tiến đến thành lập Quỹ phát triển Du lịch, để có nguồn tài chính hỗ trợ phát triển DLCĐ
Cần có các văn bản hướng dẫn việc triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về quản lý du lịch trong tình hình mới Tập huấn, mở hội thảo, phát hành, in ấn những ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu để tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời gắn liền với việc ứng dụng về hoạt động du lịch, tạo nên nguồn tư liệu phong phú cho các địa phương tham khảo
Hỗ trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử, các công trình kiến trúc văn hóa truyền thống và các thiết chế văn hóa ở cơ sở Hỗ trợ kinh phí đầu tư các công trình hạ tầng du lịch ở các cụm, khu du lịch trọng điểm Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho tỉnh tổ chức các sự kiện văn hóathể thao-du lịch, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước và hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch;
- Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ công tác đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề, ngành nghề truyền thống.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển các khu vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh
- Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nghiên cứu, xem xét áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính sách thuế phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích du khách qua lại và mua sắm tại các cửa khẩu quốc tế
3.3.3 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch đồng bộ với đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị của các di tích, di sản văn hoá theo phương châm phát triển du lịch trên nền tảng phát triển văn hoá Sớm điều chỉnh hoàn thiện và ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nghiên cứu mở rộng cho các đối tượng tham gia đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt đối với các loại hình du lịch sinh thái bảo vệ môi trường
Tập trung đầu tư có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm của thành phố gắn với tuyến du lịch quốc gia, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao đi đôi với phát triển nhanh nhân lực Tiến hành rà soát và thu hồi giấy phép các dự án đầu tư du lịch chậm tiến độ, các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, và an ninh quốc phòng Thành lập trung tâm quản lý xúc tiến đầu tư du lịch trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Do vậy việc thành lập cơ quan chuyên môn về quản lý xúc tiến đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để triển khai thực hiện đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về du lịch cho các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch và kể cả cộng đồng dân cư sống trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường sự phối hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.