1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình làm thủ tục hải quan

20 631 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 452,5 KB

Nội dung

c.1 Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì yêu cầu người khai h

Trang 1

Nội dung

Kiểm tra thực tế hàng hoá

trong quá trình

làm thủ tục hải quan

Trang 2

đã được bổ sung, sửa đổi năm 2005.

Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn

cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 3

Theo quy định của Thông tư

128/2013/TT-BTC kiểm tra hải quan trong quá trình làm

thủ tục hải quan gồm các nội dung sau:

-Kiểm tra hồ sơ hải quan.

-Kiểm tra thuế.

-Kiểm tra thực tế hàng hoá (KIỂM HOÁ)

Trang 4

của cơ quan hải quan, Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan

quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:

a) Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế

hàng hóa Luồng Xanh.

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực

tế hàng hóa Luồng Vàng.

c) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa Luồng đỏ.

Trang 5

Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin mới thu nhận được.

Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó, chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

Trang 6

Căn cứ Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư

128/2013/TT-BTC nội dung kiểm tra trong quá

trình làm thủ tục hải quan gồm:

a) Kiểm tra tên hàng, mã số HS hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 7

b) Kiểm tra về lượng hàng hoá:

Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp

thủ công hoặc thiết bị của cơ quan hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn ) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương

nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân giám định) để xác định.

Trang 8

c.1) Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì yêu cầu người khai hải

quan lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu kỹ thuật

(catalogue…), thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định Kết luận của

thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện.

Trang 9

c.2) Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối)

- Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục

vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị

để các bên thực hiện

- Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trang 10

d) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

Đối với hàng hóa thuộc Danh mục xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước.

Trang 11

đ) Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng , kiểm dịch động vật, thực vật, y tế , kiểm tra

tra chuyên ngành):

Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận lô hàng đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm thủ tục hải quan

Trang 12

hàng hoá, hồ sơ hải quan, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số

19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên quan:

e.1) Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập

khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải

quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật

Trang 13

e.2) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ

quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận

Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường

e.3) Trường hợp người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá

thực nhập

Trang 14

hàng / đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan nộp

bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ đề nghị tính lại thuế, nếu được Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ

khai chấp nhận thì người khai hải quan tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản sửa chữa, khai bổ sung

(mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm

Thông tư 128/2013/TT-BTC)

e.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước

xuất xứ đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa

Trang 15

g) Kiểm tra thuế , bao gồm các nội dung:

g.1) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp

cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định.

g.2) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.

Trang 16

tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường

hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng

miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế.

g.4) Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b,

điểm c và điểm d nêu trên, kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của

Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối

với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác có liên quan.

Trang 17

g.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Trang 18

h) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập không thực hiện việc niêm phong hải quan khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan

Trang 19

Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với mô

tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.

Ngày đăng: 04/05/2014, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w