1995 1998 1999 2000 Sơ bộ 2001 Năm Nghìn tỷ
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới [17]
Phát huy thành tựu của đất nước đã dành được trong thế kỷ 20, phát huy những lợi thế mới, tiếp tục đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng ta trong các kỳ đại hội VI, VII, VIII, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
Về đường lối kinh tế: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã xác định các mục tiêu chiến lược mà toàn Đảng, toàn dân ta phải thực hiện trong giai đoạn 2001-2010.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm (2001-2010) là Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nhiệp hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công
nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Mục tiêu cụ thể của chiến lược 10 năm 2001-2010 là: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ... Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP, nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 -17%, công nghiệp 4 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng 50.
Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1%. Chất lượng đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp...
- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả”.
Đường lối phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu trong chiến lược 10 năm 2001 – 2010 mà Nghị quyết Đại biểu đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
cũng nêu ra những định hướng phát triển cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó có lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động thương mại dịch vụ nói chung và của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của hoạt động thương mại: phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, đảm bảo cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa và hải đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Phát triển thương mại điện tử. Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam.
Củng cố thương mại nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11 - 14%/năm" .
Những nhiệm vụ và các định hướng hoạt động thương mại mà Đảng - Nhà nước đã nêu ra trong đại hội đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại nói chung và các DNTMNN nói riêng phải tích cực đổi mới toàn diện, cả về mục tiêu quan điểm kinh doanh, hệ thống tổ chức mạng lưới, phương thức hoạt động, đến các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể.
Mục tiêu và quan điểm phát triển hoạt động thương mại trong những năm tới đó là:
Mục tiêu kinh doanh thương mại
- Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động đẻ không ngừng mở rộng lưu thông hàng hoá trên tất cả các vùng đất nược, đẩy mạnh xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm
phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Hoạt động thương mại, trước hết là thương mại nhà nước phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Các nhiệm vụ kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước đã đề ra chính là phương hướng hành động của hoạt động thương mại. Mục tiêu của hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại nhà nước phải phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, phải nhằm thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Coi trọng cả hiệu quả kinh tế - lợi ích doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội - lợi ích quốc gia.
- Xây dựng nền thương mại phát triển lành mạnh trong trật tự, kỷ cương, kinh doanh theo đúng pháp luật, thực hiện các phương thức kinh doanh theo hướngvăn minh thương mại, từng bước tiến lên hiện đại hoá nền thương mại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đến năm 2005 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11 - 14%/năm. Đến năm 2010 toàn bộ hoạt động dịch vụ (tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7- 8%/năm, và chiếm 42 - 43% GDP, 26 - 27% tổng số lao động.
Quan điểm phát triển thương mại
- Phát triển nền thương mại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu để khai thác, phát huy, sử dụng tốt nhất mọi khả năng, nguồn lực tính tích cực sáng tạo của các thành phần kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ. Xây dựng, phát triển thương mại Nhà nước, đồng thời củng cố phát triển hợp tác xã mua bán nhằm đảm bảo giữ vững được vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước, để thực sự thương mại nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước trên những lĩnh vực, địa bàn và những mặt hàng quan trọng.
- Việc mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng thay đổi nhanh cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, tăng nhanh tỷ trọng hàng hoá tinh
chế, đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức xuất nhập khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc té trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hoá và hoạt động của các doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích, phát huy các mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
- Việc phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền thương mại Việt Nam gắn liền với việc thực hiện các hoạt động thương mại phải tuân thủ đúng đắn các quy tắc của thị trường, gắn liền với việc đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế tham gia thương mại hoạt động đúng luật và được pháp luật bảo vệ.
Những mục tiêu quan điểm phát triển thương mại Việt Nam trong những năm tới là cơ sở định hướng quan trọng cho hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta, trong đó có các DNTMNN. Trước hết về hoạt động thương mại trong nước: Theo tinh thần Nghị quyết IX, hoạt động thương mại phải phấn đấu đạt tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ trên thị trường trong nước tăng bình quân từ 11 -14%/năm. Như vậy hoạt động thương mại phải đạt được trên 55 nghìn tỷ đồng hàng hoá bán lẻ trên thị trường nội địa, trong đó các doanh nghiệp nhà nước đạt 20,3 nghìn tỷ đổng (nếu lấy mức tỷ trọng bình quân 3 năm 1998 - 2000 doanh nghiệp nhà nước chiếm 37% trong tổng mức bán lẻ cả nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ năm 2000 sơ bộ là 219,4 nghìn tỷ đồng) vào năm 2005. Cơ cấu hàng hoá bán lẻ được phân bố trên 8 vùng kinh tế theo các tỷ lệ: vùng Đông Bắc 14%, Tây Bác 3,1%, Đồng bằng sông Hồng 20,2%, khu Bốn cũ 13,4%, Duyên hải miền Trung 8,9%, vùng Tây Nguyên 3,4%, Đông Nam Bộ 15%, Đồng bằng sông Cửu Long 22%. Các DNTMNN phải thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo trong hệ thống thương mại của cả nước đối với các lĩnh vực, vùng, mặt hàng quan trọng.
Về hoạt động xuất nhập khẩu:
+ Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 114 tỷ USD, tăng bình quân 16%/năm. Trong năm năm tiếp theo 2006 - 2010, giá trị
xuất khẩu đạt 38 tỷ USD/năm, tăng bình quân 10%/năm và gấp 2,6 lần so với năm 2001.
+ Thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng mạnh tỷ lệ hàng đã qua chế biến, giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô. Giai đoạn 2001 đến 2010 xuất khẩu hàng tinh chế chiếm 92% trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, tăng bình quân 15,9% trong đó hàng công nghiệp tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bình quân tăng 16,2%/năm.
+ Tổng kim ngạch nhập khẩu năm năm (2001 - 2005) đạt khoảng 118 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm là 15%, ưu tiên cho việc nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị và phụ tùng... Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu: Nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 63,5%; máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,6%, hàng tiêu dùng chiếm 3,9%.
+ Trong những năm 2009 - 2010 cố gắng cân bằng cán cân thương mại để những năm tiếp theo có xuất siêu, nâng tỷ trọng xuất khẩu so với GDP năm 2010 đạt 62,7%.
Về thị trường xuất khẩu: chủ động hội nhập thị trường quốc tế trên cơ sở có hiệu quả phát huy lợi thế và nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo thị trường ổn định cho một số loại hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, dệt may, rau quả, hạt tiêu, chè, giầy dép, than đá... Tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới (điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính...). Tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. Trong điều kiện biến động của thị trường thế giới nói chung, thị trường châu á nói riêng do các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tình hình tăng trưởng của các nước Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ đang chững lại. Việc tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới, duy trì, mở rộng các thị trường truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu là bài toán khó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Giai đoạn 2001 - 2010 hướng chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại là: tập trung vào thị trường châu á: thị trường này được coi là thị trường chủ lực của xuất khẩu Việt Nam (chiếm khoảng 45%), thị trường châu Mỹ (khoảng
25%), thị trường châu Âu (23%) và có kế hoạch tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường châu Phi. Theo dự báo của Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Thương mại, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam như sau (xem biểu 3.1)
Biểu 3.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Đơn vị tính %
Thị trường 1991-1995 1996-2000 2001-2010
Châu á- Thái Bình Dương 80 50 45
Châu Âu 15 25 23
Châu Mỹ 2 20 25
Châu Phi 3 5 7
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Thương mại.