Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” ppt (Trang 91 - 94)

1995 1998 1999 2000 Sơ bộ 2001 Năm Nghìn tỷ

2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước

doanh nghiệp thương mại nhà nước

Bao bì luôn gắn liền với sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường. Phân tích tác động của bao bì đối với quá trình kinh doanh thương mại, sự đóng góp của bao bì vào thu nhập của quốc gia, của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến lợi ích kinh tế, xã hội là những tiêu thức để đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, các DNTMNN nói riêng.

2.2.3.1. ảnh hưởng của việc sử dụng bao bì đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá trong nước

Theo lý thuyết marketing, một hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả hợp lý chưa chắc đã bán được nhiều, thậm chí chưa chắc đã bán được. Điều đó có nghĩa rằng trong một chừng mực nào đó loại hàng hóa đó chưa thoả mãn tốt nhất các yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng, hoặc hàng hoá đó chưa được khách hàng biết đến, biết chưa nhiều... Theo quan điểm chất lượng toàn diện, hàng hoá muốn được khách hàng chấp nhận mua, mua nhiều, cần phải có các thuộc tính thoả mãn đồng bộ các nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng bao bì hàng hoá trong

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, các DNTMNN nói riêng như một yếu tố góp phần hoàn thiện các thuộc tính của hàng hoá.

Các nhà sản xuất kinh doanh luôn quan tâm một cách cụ thể và toàn diện đến các yêu cầu của thị trường. Yếu tố bao bì hàng hoá được coi trọng. Các chức năng của bao bì được khai thác, phát huy. Hiệu quả sử dụng bao bì được xem xét như một chỉ tiêu hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ trong nước không ngừng tăng qua các năm. Qua đó cũng có thể đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại (xem biểu 2.9)

Biểu 2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội khu vực kinh tế trong nước (1991-2000)

Quốc doanh Ngoài quốc doanh Năm

Tổng số (cả kinh tế trong nước và có vốn đầu tư nước

ngoài (tỷ đồng) Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Năm sau so với năm trước (%) về doanh số bán lẻ và dịch vụ 1991 33.403 9.000 26,9 24.403 73,1 175,5 1992 51.214 12.370 24,2 38.844 75,8 153,3 1993 67.273 14.650 21,8 52.623 78,2 131,4 1994 93.409 21.566 23,1 71.477 76,5 139 1995 121.160 27.367 22,6 93.193 76,9 129,6 1996 145.874 31.123 21,3 112.960 77,4 120,4 1997 161.899 32.369 20 127.332 78,6 111 1998 185.598 36.484 19,4 147.128 79,3 114,6 1999 200.000 37.292 18,6 160.077 80,1 108,3 2000 219.400 40.000 18,2 176.300 80,4 109,2

Nguồn: Bộ Thương mại - Kỷ yếu 55 năm Thương mại Việt Nam (1946-2001), trang 65.

Qua số liệu bảng trên ta thấy sự tăng trưởng của mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng toàn quốc rất đều đặn. Năm 1991 tăng 75,5% so với năm 1990. Mặc dù những năm tiếp theo tốc độ tăng có giảm đi nhưng về mặt tuyệt đối tăng lên rất lớn. Năm 1991 tổng mức lưu chuyển là 33.403 tỷ đồng thì đến năm 1995 đã đạt tới 121.160 tỷ (gấp gần 4 lần so với năm 1991). Năm 2000 đạt 219.400 tỷ, gấp hơn 18 lần so với năm 1995. Trong 5 năm 1986 - 2000 các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển đạt được những thành tựu

lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2000 đạt 219.400 tỷ đồng so với tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 1986 (334 tỷ đồng) tăng 656 lần. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,3 tỷ USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1986 (789 triệu R/USD) tăng 18 lần. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 là 15,2 tỷ USD so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1986 (2155 trên R/USD, tăng trên 7 lần [50,51].

Doanh số của các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng mạnh. Năm 1991 các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 9.000 tỷ đồng, đến năm 1995 đạt 27.367 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 1991. Năm 2000 đạt 40.000 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 1995. Sự phát triển của thị trường trong nước ngoài việc khẳng định chất lượng hàng hoá sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao, phương thức kinh doanh được cải thiện, còn khẳng định hiệu quả sử dụng bao bì - yếu tố cấu thành sản phẩm hàng hoá, đã được chú trọng theo thị hiếu thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước.

Xét trong phạm vi thành phố Hà Nội, chúng ta cũng thấy tình hình chung là tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ không ngừng tăng qua các năm và tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 1995 tăng 58,1% so với năm 1991, năm 1996 tăng 11,53% so với năm 1995. Tính chung cho thời kỳ 1991 - 1998, tốc độ tăng bình quân là 9,8%, do năm 1997, 1998 sức mua của dân cư có sự giảm sút (năm 1997 chỉ tăng 4,8% so với năm 1996, năm 1998 tăng 3,97% so với năm 1997) (xem biểu 2.10)

Biểu 2.10: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội Hà Nội (1991-1998)

(Tính theo giá năm 1994)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 1991 1995 1996 1997 1998

Tổng mức tỷ đồng 6.578 10.401 11.601 12.158 12.641

Năm sau so với năm trước

% _ 158,1 111,53 104,8 103,97

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Cùng với lượng hàng hoá lưu chuyển bán lẻ tăng nhanh qua các năm, lượng hàng hoá bán buôn của các DNTMNN trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không ngừng tăng. Khác với bán lẻ, hàng hoá bán buôn của các DNTMNN có tỷ trọng lớn chi phối quá trình lưu thông hàng hoá trên địa bàn giai đoạn 1991 - 2000, tỷ trọng hàng hoá bán buôn của các DNTMNN chiếm từ 85,69% đến

98,1% trong tổng mức hàng hoá lưu chuyển. Năm 2000 tổng mức hàng hoá lưu chuyển hàng hoá bán buôn trên thành phố Hà Nội đạt 47.406 tỷ đồng, gấp 4,2 lần năm 1991, trong đó DNTMNN đạt 37924,8 tỷ đồng, chiếm 80% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn trên địa bàn. Ngoài những thuận lợi do vị trí trung tâm kinh tế, văn hoá, trung tâm sản xuất, lưu thông hàng hoá của Hà Nội đem lại những thuận lợi cơ bản cho sự tăng trưởng tổng mức hàng hoá lưu chuyển, còn có nguyên nhân thuộc về các DNTMNN, trong đó có đóng góp của trình độ tổ chức quá trình lưu thông, quản lý các yếu tố hoạt động kinh doanh, hiệu quả của việc lựa chọn sử dụng bao bì hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại (xem biểu 2.11)

Biểu 2.11: Tổng mức, cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn và tốc độ tăng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn của doanh nghiệp thương mại nhà nước

trên địa bàn Hà Nội (1991-2000)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 1991 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng mức tỷ đồng 11275,27 32770,00 38141,86 42043,17 45518,67 45593,00 47406,00 TMNN tỷ đồng 11061,77 28082,86 33325,54 37147,14 40527,53 37452,30 37924,8 Tỷ trọng % 98,1 85,69 87,37 88,35 89,05 82,14 80 TM ngoài NN tỷ đồng 231,5 4687,14 4817,32 4896,03 4981,14 8140,70 9481,20 Tỷ trọng % 1,9 14,31 12,63 11,65 10,95 17,86 20 TMNN năm sau so với năm trước % _ 253,87 118,67 111,47 109,10 110,33 101,26

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội - Lấy năm 1991 = 100%.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” ppt (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)