S ld: số lao động trong doanh nghiệp
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước [33] [39] [41]
nước [33] [39] [41]
Sự hình thành hệ thống các đơn vị kinh doanh thương mại là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá. Những đơn vị kinh tế được thành lập hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hoá - mua- bán hàng hoá, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận được gọi chung là DNTM. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, hệ thống các DNTM không ngừng lớn mạnh. Hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân là tổng thể các tổng công ty trung ương, các công ty kinh doanh hàng hoá trong và ngoài nước với hệ thống kho trạm, cửa hàng thuộc các cấp quản lý (trung ương, địa phương, các doanh nghiệp) và các tổ chức kinh doanh hợp pháp thuộc các thành phần kinh tế chuyên kinh doanh hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Trong hệ thống đó, các DNTMNN đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong nền kinh tế. Doanh nghiệp thương mại nhà nước là đơn vị kinh tế thuộc hệ thống các doanh nghiệp nhà nước.
“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao” (Luật Doanh nghiệp nhà nước, điều 1). Doanh nghiệp thương mại nhà nước là một doanh nghiệp nhà nước, là tổ chức kinh tế hợp pháp được nhà nước đầu tư vốn, tổ chức quản lý, chuyên kinh doanh để kiếm lời và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao thông qua các hoạt động mua bán hàng hoá trên thị trường. Hoạt động kinh doanh của các DNTMNN có những đặc điểm sau:
2.1.1.1. Doanh nghiệp thương mại nhà nước làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất
Về thực chất hoạt động của các DNTM nói chung và DNTMNN nói riêng là các hoạt động dịch vụ thương mại. Bản thân ngành kinh doanh thương mại là một ngành dịch vụ. Các DNTM thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá trên thị trường mà thực hiện các dịch vụ cho sản xuất - người bán, cho tiêu thụ - người mua, đáp ứng lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu của nhà nước. Các dịch vụ thương mại mà các DNTM (trong đó có DNTMNN) thực hiện đều gắn liền với quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá
Nhìn lại quá trình hình thành các đơn vị kinh doanh thương mại, chúng ta thấy nhà sản xuất chế tạo ra sản phẩm không phải cho họ sử dụng mà cho những người tiêu dùng sử dụng, để thoả mãn các nhu cầu của tiêu dùng. Trong thời kỳ đầu, người sản xuất thực hiện luôn chức năng tiêu thụ sản phẩm của mình và thu hết lợi nhuận. Song do nền sản xuất ngày càng phát triển cả về quy mô, cơ cấu hàng hoá và phạm vi tiêu dùng cũng mở rộng, đa dạng theo, người sản xuất không đủ điều kiện để thực hiện tốt quá trình tiêu thụ các sản phẩm do họ sản xuất ra. Nhưng không phải trong mọi trường hợp, người sản xuất đều bán trực tiếp sản phẩm của mình để kiếm lợi nhuận cao nhất được và không phải việc bán trực tiếp cho người tiêu dùng lúc nào cũng có lợi nhất cho người sản xuất. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sản xuất bán cho người tiêu dùng thông qua người trung gian – DNTM lại có nhiều hiệu quả hơn. Chính điều đó mà người ta thường nói “một vòng quay vốn của doanh nghiệp thương mại bằng nhiều vòng quay vốn của doanh nghiệp sản xuất”. Đương nhiên doanh nghiệp sản xuất phải chia sẻ lợi nhuận cho các DNTM vì hoạt động “bán hộ” đó.
Khi bán sản phẩm cho DNTM, cũng tức là doanh nghiệp sản xuất đã chuyển phần lớn các công việc bán hàng cho người tiêu dùng, doanh nghiệp thương mại đã giải quyết được những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ. Thực chất hoạt động của các DNTM ở đây là làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất:
- Giúp cho doanh nghiệp sản xuất có điều kiện thu hồi vốn nhanh, làm tăng vòng quay vốn sản xuất, quá trình tái sản xuất diễn ra đều đặn, nhanh chóng hơn.
- Giúp cho doanh nghiệp sản xuất hình thành hợp lý lực lượng dự trữ thành phẩm trong sản xuất.
- Doanh nghiệp sản xuất có điều kiện tập trung các nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng, chi phí tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất giảm do chuyên môn hoá được khâu bán hàng thông qua DNTM.
2.1.1.2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước thực hiện các dịch vụ gắn với quá trình lưu thông hàng hoá.
Doanh nghiệp thương mại nhà nước mua hàng để bán. Để bán được hàng và nhận được tiền từ người tiêu thụ, doanh nghiệp phải thực hiện các dịch vụ bổ sung liên quan đến việc mua bán hàng hoá. Bao gồm:
- Thay mặt cho người tiêu thụ tổ chức đặt hàng, ký hợp đồng mua bán hàng hoá với doanh nghiệp sản xuất.
- Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của người tiêu thụ.
- Thực hiện các hoạt động gia công chế biến, tổ chức phân loại, lựa chọn, đóng gói, làm đồng bộ, sơ chế hàng hoá... để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của người tiêu thụ.
- Đáp ứng các nhu cầu về vốn, thông tin... cho người tiêu thụ, giảm bớt “gánh nặng” trong hoạt động mua hàng của họ.
Người tiêu dùng không đơn thuần nhận thức về sản phẩm chỉ là một dạng vật chất hiện hữu được chế tạo từ các doanh nghiệp sản xuất mà ngoài việc thoả mãn nhu cầu dạng vật chất đó còn một loạt yêu cầu (chuỗi nhu cầu bổ sung) mà họ mong muốn có được từ các DNTM - các sản phẩm của DNTM. Do vậy, việc nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng là vấn đề trọng tâm hàng đầu đối với các DNTM.
2.1.1.3. Doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh theo định hướng kế hoạch của nhà nước, chủ quản lý và kinh doanh chứ không với tư cách là chủ sở hữu tài sản.
DNTMNN được nhà nước cấp vốn cho hoạt động theo những nhiệm vụ kinh tế xã hội do nhà nước giao. Nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp có 100% vốn cấp. Trong cơ chế bao cấp, hoạt động của các DNTMNN đều được thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch thống nhất của nhà nước giao. Mọi quan hệ kinh tế đều do nhà nước quy định. Việc mua bán loại sản phẩm nào, của ai, cho ai, ở đâu, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, giá cả, bằng cách nào vào thời gian nào đều phụ thuộc vào chỉ tiêu của nhà nước giao cho. Các định mức kinh tế kỹ thuật, tài chính mà các DNTMNN thực hiện là cơ sở để thực hiện hạch toán kinh tế trong quá trình hoạt động. Nhà nước quản lý hoạt động của các DNTMNN thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, DNTMNN nói riêng và các doanh nghiệp nói chung được quyền độc lập tự chủ trong mọi hoạt động của mình trong khuôn khổ định hướng của nhà nước. DNTMNN có tư cách pháp nhân, có các quyền, nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi số vốn do được nhà nước giao cho quản lý.
Với những chỉ tiêu định hướng của nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ, DNTMNN có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Có quyền tự chủ trong việc huy động các nguồn lực bằng các hình thức thích hợp trong phạm vi luật pháp cho phép (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp). Chủ động trong việc xác lập bộ máy quản lý và hệ thống mạng lưới kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh trên cơ sở hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao. Chủ động trong việc lựa chọn mặt hàng, ngành nghề, thị trường kinh doanh (trong nước, ngoài nước); tự quyết định giá cả hàng hoá mua bán, đầu tư liên doanh, liên kết, tuyển chọn lao động, xác định định mức lao động, đơn giá tiền lương, các hình thức trả lương, sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các yêu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn... Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước mở ra nhiều cơ hội để các DNTMNN không ngừng
phát triển hoạt động của mình cả về quy mô và chiều sâu. Hoạt động của DNTMNN phải đặt việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được nhà nước giao lên trên hết. Nhà nước tạo những điều kiện, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Về phía doanh nghiệp, phải phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh, kết hợp chặt chẽ, biện chứng tính kế hoạch với tính thị trường đảm bảo thực hiện được cả mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội.
2.1.1.4. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống các tổ chức kinh doanh thương mại nước ta hiện nay có nhiều thành phần tham gia: các DNTMNN, các doanh nghiệp thương mại tập thể, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, hệ thống tiểu thương. Đó là do “việc thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” [17, tr 96]
Với tư cách của doanh nghiệp nhà nước, các DNTMNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống kinh doanh thương mại ở nước ta. Hoạt động của các DNTMNN lấy nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội được nhà nước giao, thực hiện kinh doanh những mặt hàng quan trọng, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nhà nước thông qua hoạt động của các DNTMNN điều tiết quá trình phân phối lưu thông trong phạm vi quốc gia. Tầm quan trọng của các hoạt động ở các DNTMNN được xem như công cụ mà Nhà nước cần có để đảm bảo các cân đối lớn: cung cầu, tích luỹ - tiêu dùng, để bình ổn giá cả, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực, các ngành kinh tế, thực hiện quá trình hội nhập một cách hiệu quả nhất.
Trong điều kiện mới của nền kinh tế, hơn bao giờ hết Đảng và nhà nước ta đã dành những sự quan tâm xứng đáng để phát triển hệ thống kinh doanh thương mại, đặc biệt coi trọng các DNTMNN, coi đó là “lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Hoạt động của các DNTMNN phải là các hoạt động mang tính chất tiên phong, đi đầu trong
các lĩnh vực, địa bàn, ngành hàng kinh doanh khó khăn. Hoạt động đó phải đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ được giao với hiệu quả kinh tế - xã hội